Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tuần 34 giáo án 5 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.7 KB, 47 trang )

Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Môn Toán tuần 34 tiết 1
LUYỆN TẬP (2)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Củng cố về cách giải toán chuyển động đều.
2. Kỹ năng : Biết giải bài toán về chuyển động đều. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ;
Bài 2.
3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : SGK, kế hoạch dạy học…
2. Học sinh : Ê ke, thước … đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên sửa bài

Hoạt động của học sinh
HS sửa BT.

tập của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút).
b. Hoạt động 2: Thực hành (27 phút).
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các
bài tập cần làm.
* Cách tiến hành:
Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.



- Yêu cầu HS trình bày cách tìm vận tốc, - HS trình bày cách tìm vận tốc, quãng
quãng đường, thời gian trong chuyển động đường, thời gian trong chuyển động đều.
đều.

- HS làm bài trong tập.

- Yêu cầu HS làm bài.

- 1 em lên sửa bài.
- Nhận xét bài bạn.

- Nhận xét và sửa bài.
Bài 2 :

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.


- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.

- HS nêu :

- Hướng dẫn :

+ Ô tô đến B trước xe máy bao lâu?

+ Đề bài hỏi gì?

+ Tức là cần tìm hiệu thời gian đi của xe ô


+ Tức là ta cần tìm gì?

tô so với xe máy.
+ ta có thời gian ô tô đi và quãng đường ô tô

+ Ta có gì liên quan đến ô tô?

đi.

+ Ta sẽ tìm được gì của ô tô?

+ Ta sẽ tìm được vận tốc của ô tô.

+ Có gì liên quan giữa ô tô và xe máy?

+ Vận tốc ô tô gấp 2 vận tốc xe máy.

+ Vậy, ta biết gì về xe máy?

+ Biết vận tốc và quãng đường.

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS làm bài trong tập. 1 em lên sửa bài.
Vận tốc của ô tô:
90 : 1,5 = 60(km/h)
Vận tốc của xe máy:
60 : 2 = 30 (km/h)
Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB
là:

90 : 30 = 3 (giờ)
Ô tô đến trước xe máy số thời gian là:

- Nhận xét và sửa bài.

3 – 1,5 = 1,5 (giờ)

- GV lưu ý HS Giỏi : Trong trường hợp - Nhận xét bài bạn.
trên cùng quãng đường và thời gian xuất
phát, thời gian đi và vận tốc sẽ tỉ lệ nghịch
với nhau. Trong trường hợp này, vì vận tốc
ô tô gấp đôi vận tốc xe máy nên thời gian đi
của xe máy sẽ gấp đôi thời gian đi của ô tô.
Từ đó ta tìm được thời gian đi của xe máy
và tìm ra kết quả nhanh hơn.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...

Môn Toán tuần 34 tiết 2
LUYỆN TẬP (3)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Củng cố về cách giải toán có nội dung hình học.
2. Kỹ năng : Biết giải bài toán có nội dung hình học. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ;
Bài 3 (a, b).
3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bảng phụ.
2. Học sinh : Ê ke, thước … đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên sửa bài tập

Hoạt động của học sinh
HS sửa BT.

của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút).
b. Hoạt động 2: Thực hành (27 phút).
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các
bài tập cần làm.
* Cách tiến hành:
Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.


- GV hướng dẫn ;

- HS đàm thoại cùng GV :


+ Đề bài hỏi gì?

+ Số tiền mua gạch.

+ Muốn tìm số tiền, ta cần có gì?

+ Số viên gạch cần lát và giá tiền mỗi

+ Muốn biết số gạch, ta cần có gì?

viên.
+ Diện tích nền nhà HCN và diện tích 1

+ Đề tính diện tích nền nhà HCN, ta cần có viên gạch.
thêm gì?

+ cần có thêm chiều rộng HCN bằng cách

+ Để tính diện tích 1 viên gạch, ta làm sao?

lấy 8x3:4.

- Yêu cầu HS làm bài.


+ Lấy 4 x 4, đổi ra m2.
- HS làm bài trong tập. 1 em lên sửa bài.
Giải
Chiều rộng của nền nhà là:
8  3/4 = 6 (m)
Diện tích nền nhà là:
6  8 = 48 (m2)= 4800 (dm2)
Diện tích một viên gạch là:
4  4 = 16 (dm2)
Số viên gạch dùng để lát nền nhà là:
4800 : 16 = 300 (viên)
Số tiền dùng để mua gạch là:

- Nhận xét và sửa bài.
Bài 3 (a, b) :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- GV gắn bảng phụ và hướng dẫn :
+ Nhìn hình, ta thấy được gì về HCN ABCD?
+ Nhìn hình, ta thấy được gì về hình thang
EBCD?
+ Nhìn hình, ta thấy vì M là trung điểm của
BC nên BM và MC là bao nhiêu?
+ Muốn tính diện tích tam giác EDM, ta làm
sao?
+ Ta biết gì về 2 tam giác này?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét và sửa bài.

20000  300 = 6000000 (đ)
- Nhận xét bài bạn.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- HS quan sát và nêu :
+ HCN ABCD có CD = 84cm, CR =
28cm.
+ Hình thang EBCD có đáy lớn = 84cm,
đáy bé = 28cm, chiều cao = 28cm.
+ Ta có BM = MC = 28 : 2 = 14 cm.
+ ta lấy diện tích hình thang EBCD trừ
cho diện tích 2 tam giác EBM và MCD.
+ ta đã có các cạnh gốc vuông của cả 2
tam giác, từ đó tính được diện tích của


3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút

chúng.

- Nhận xét tiết học.

- HS làm bài trong tập. 1 em lên sửa bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét bài bạn.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Môn Toán tuần 34 tiết 3
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : củng cố các kiến thức về biểu đồ.
2. Kỹ năng : Biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số
liệu. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2a ; Bài 3.
3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Các bảng biểu đồ trong SGK phóng to. Phiếu bài tập bài 2a.
2. Học sinh : Ê ke, thước … đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên sửa bài
tập của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút).

Hoạt động của học sinh
HS sửa BT.


b. Hoạt động 2: Thực hành (27 phút).
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các
bài tập cần làm.
* Cách tiến hành:
Bài 1 :

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- GV gắn biểu đồ như SGK lên bảng và hỏi :

- HS quan sát và trả lời :

+ Cột dọc biểu đồ chỉ gì?

+ Cột dọc chỉ số cây do HS trồng được.

+ Hàng ngang chỉ gì?

+ Hàng ngang chỉ tên học sinh trồng cây.

- Yêu cầu HS làm bài vào tập rồi nêu miệng - HS làm bài vào tập rồi nêu miệng trước
trước lớp.

lớp.

- Nhận xét và sửa bài.

- Bạn nhận xét, bổ sung.

Bài 2a :
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gắn biểu đồ như SGK lên bảng và hỏi :

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.


+ Ở bàng a, các cột dọc lần lượt chỉ gì?

- HS quan sát và trả lời :
+ Cột 1 chỉ các loại quả, cột 2 chỉ cách ghi

+ Ở bàng b, các cột dọc chỉ gì? Các hàng trong điều tra, cột 3 chỉ số HS.
ngang chỉ gì?

+ Cột dọc chỉ số HS, hàng ngang chỉ các

- GV phát phiếu cho HS ghi.

loại quả mà HS thích ăn.
- HS làm bài vào phiếu học tập rồi nêu

- Nhận xét và sửa bài.

trước lớp.

Bài 3 :

- Bạn nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gắn biểu đồ như SGK lên bảng cho HS - 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
quan sát.

- HS quan sát và làm bài.


- Yêu cầu HS làm bài vào tập rồi nêu miệng
trước lớp.

- HS làm bài vào tập rồi nêu miệng trước

- Nhận xét và sửa bài.

lớp.

3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút

- Bạn nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét tiết học.

- Nhận xét và sửa bài.

- Chuẩn bị bài sau.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Môn Toán tuần 34 tiết 4
LUYỆN TẬP CHUNG (1)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về cộng, trừ, tính biểu thức, tìm thành phần chưa
biết.
2. Kỹ năng : Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu
thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. Thực hiện tốt các bài tập: Bài tập 1 ; Bài 2a ;
Bài 3.
3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bảng phụ.
2. Học sinh : Ê ke, thước … đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :


Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên sửa bài

Hoạt động của học sinh
HS sửa BT.


tập của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút).
b. Hoạt động 2: Thực hành (27 phút).
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các
bài tập cần làm.
* Cách tiến hành:
Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- GV yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện - HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính
phép tính trong biểu thức.

trong biểu thức.

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS làm bài trong tập.
- 3 em lên sửa bài, mỗi em 1 câu.

- Nhận xét và sửa bài.

- Nhận xét bài bạn.

Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.


- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- GV yêu cầu HS nêu cách làm.

- HS nêu : tính vế bên phải trước rồi tìm x
bình thường.

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS làm bài trong tập.
- 2 em lên sửa bài, mỗi em 1 câu.

- Nhận xét và sửa bài.

- Nhận xét bài bạn.

Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm diện tích của - HS nhắc lại cách tìm diện tích của hình
hình thang.

thang.

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS làm bài trong tập.

- 1 em lên sửa bài.
Giải
Đáy lớn:
150 x 5/3 = 250 (m)
Chiều cao:


250 x 2/5 = 100 (m)
Diện tích mảnh đất:
(150 + 250) x 100 : 2 = 20000 (m2)
20000 m2 = 2 ha
- Nhận xét và sửa bài.

- Nhận xét bài bạn.

3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Môn Toán tuần 34 tiết 5
LUYỆN TẬP CHUNG (2)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Tiếp tục củng cố các kiến thức về nhân, chia, tính biểu thức, tìm thành
phần chưa biết.
2. Kỹ năng : Biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa
biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1
(cột 1) ; Bài 2 (cột 1) ; Bài 3.
3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.


II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bảng phụ.
2. Học sinh : Ê ke, thước … đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên sửa bài

Hoạt động của học sinh
HS sửa Bài 5 SGK/ 175.

tập của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút).
b. Hoạt động 2: Thực hành (27 phút).
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các

bài tập cần làm.
* Cách tiến hành:
Bài 1 (cột1):
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- GV yêu cầu HS làm 2 bài đầu của mỗi câu.

- HS làm bài trong tập.

- Yêu cầu HS làm bài.

- 4 em lên sửa bài, mỗi em 1 câu.

- Nhận xét và sửa bài.

- Nhận xét bài bạn.

Bài 2 ( cột 1 ) :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- GV yêu cầu HS nêu cách làm.

- HS nêu : Xác định x là gì trong mỗi phép
tính rồi nhớ lại quy tắc tìm thành phần
chưa biết của mỗi phép tính và thực hiện.


- Yêu cầu HS làm bài.

- HS làm bài trong tập.
- 4 em lên sửa bài, mỗi em 1 câu.

- Nhận xét và sửa bài.

- Nhận xét bài bạn.

Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một số phần - HS nhắc lại cách tìm một số phần trăm
trăm của một số.

của một số.

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS làm bài trong tập.
- 1 em lên sửa bài.


Giải
Số phần trăm đường bán trong ngày thứ ba
là:
100%-35%-40%=25%
Ngày thứ ba cửa hàng bán được số đường

- Nhận xét và sửa bài.

là:

Bài 4: Dành cho học sinh khá, giỏi làm 240025% = 600(kg)
thêm khi còn đủ thời gian.

- Nhận xét bài bạn.

- Yêu cầu học sinh khá, giỏi thực hiện.
- Học sinh khá, giỏi thực hiện.
Số tiền bán hàng 1800000 chiếm số phần
trăm là: 100% + 20% = 120%
- Nhận xét, sửa bài.

Tiền vốn để mua hoa quả là:

3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút

1800000 : 120  100 = 1500000 (đồng)

- Nhận xét tiết học.
- Về làm bài tập còn lại của bài 1.
- Chuẩn bị bài sau.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập đọc tuần 34 tiết 1
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
2. Kĩ năng: Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của
Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sách giáo khoa).


3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
diễn cảm.
2. Học sinh : SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 4 phút ) :
- KTBC : Gọi HS đọc thuộc lòng bài Sang
năm con lên bảy và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 10 phút )
* Mục tiêu : Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc
đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
* Cách tiến hành :
- GV yêu cầu 1 HS giỏi đọc bài.

- GV treo tranh lên bảng.
- Chia bài văn thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : từ đầu đến mà đọc được.
+ Đoạn 2 : tiếp theo đến cái đuôi.
+ Đoạn 3 : phần còn lại.
- GV khen những em đọc đúng kết hợp sửa
lỗi cho những em đọc còn phát âm sai, ngắt
nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù
hợp.
- GV yêu cầu HS đọc lượt thứ 2 đồng thời
nêu phần Chú giải SGK.
- GV yêu cầu HS đọc theo cặp 2 vòng.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể nhẹ
nhàng, cảm xúc.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.( 10 phút )
* Mục tiêu : Học sinh biết trả lời các câu hỏi
SGK để hiểu nội dung của bài.

Hoạt động của học sinh
HS đọc thuộc lòng bài Sang năm con lên
bảy và trả lời câu hỏi.

- HS khá giỏi đọc cả bài.
- HS quan sát tranh minh họa bài văn.
- HS lấy viết làm dấu các đoạn của bài.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn.
- HS đọc từng đoạn nối tiếp.

- HS nêu mục Chú giải SGK.
- HS đọc theo cặp

-2 em đọc cả bài.


* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS đọc và hiểu nội dung
của bài :
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế
nào?

- HS đọc thầm, đọc lướt bài văn để trả lời
câu hỏi :
+ Học trên đường, hai thầy trò đi hát
rong kiếm sống.
+ Lớp học rất đặc biệt : Học trò là Rê-mi
và chú chó Ca-pi. Sách là những miếng
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ
nhặt được trên đường. Lớp học ở trên
đường đi.
+ Lúc nào trong túi Rê-mi cũng có đầy
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một những miếng gỗ đẹp, chẳng bao lâu, cậu
cậu bé rất hiếu học?
ta đã thuộc tất cả các chữ cái. Rê-mi
không dám sao nhãng một phút nào.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về
quyền học tập của trẻ em?
c. Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm. (10
phút)
* Mục tiêu : Học sinh biết đọc với giọng kể

nhẹ nhàng, cảm xúc.
- 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.
* Cách tiến hành :
- HS luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS đọc.
- Một vài HS thi luyện đọc hay trước lớp.
- GV dùng bảng phụ viết sẵn đoạn 3.
Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.
- GV tuyên dương những em đọc hay nhất.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Về đọc lại bài nhiều lần.
- Chuẩn bị bài Nếu trái đất thiếu trẻ con.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................


.......................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập đọc tuần 34 tiết 2
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện
tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.

2. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em
(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sách giáo khoa).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần đọc diễn
cảm.
2. Học sinh : SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 4 phút ) :

Hoạt động của học sinh

- KTBC : Gọi HS đọc bài Lớp học trên HS đọc bài Lớp học trên đường và trả
đường và trả lời câu hỏi.

lời câu hỏi.

- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 10 phút )
* Mục tiêu : Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc
đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
* Cách tiến hành :
- GV yêu cầu 1 HS giỏi đọc bài.

- HS khá giỏi đọc cả bài.

- GV treo tranh lên bảng.


- HS quan sát tranh minh họa bài thơ.

- Chia thành 4 đoạn ứng với 4 khổ thơ.

- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc các khổ

- GV khen những em đọc đúng kết hợp sửa thơ.
lỗi cho những em đọc còn phát âm sai, ngắt - HS đọc từng đoạn nối tiếp.
nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù
hợp.


- GV yêu cầu HS đọc lượt thứ 2 đồng thời - HS nêu mục Chú giải SGK.
nêu phần Chú giải SGK.
- GV yêu cầu HS đọc theo cặp 2 vòng.

- HS đọc theo cặp

- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, -2 em đọc cả bài.
hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em, thể hiện
đúng lời của Pô-pốp : ngạc nhiên, vui sướng.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.( 10 phút )
* Mục tiêu : Học sinh biết trả lời các câu hỏi
SGK để hiểu nội dung của bài.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS đọc và hiểu nội dung
của bài :

- HS đọc thầm, đọc lướt bài văn để trả

lời câu hỏi.

+ Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ - Nhận xét, bổ sung.
là ai?
+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng
tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+ Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ
nghĩnh?
+ Em hiểu 3 dòng thơ cuối như thế nào?
c. Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm và học thuộc
lòng. (10 phút)
* Mục tiêu : Học sinh biết đọc với giọng vui,
hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em, thể hiện
đúng lời của Pô-pốp : ngạc nhiên, vui sướng.
* Cách tiến hành :

- 4 HS đọc nối tiếp nhau các khổ thơ của

- GV hướng dẫn HS đọc.

bài.

- GV dùng bảng phụ viết sẵn cả bài thơ, yêu - HS dùng viết chì đánh dấu các từ ngữ
cầu HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ 2 và 3.

cần nhấn giọng.

- GV nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.

- HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ theo

cặp.

- GV tuyên dương những em đọc diễn cảm - Một vài HS thi luyện đọc diễn cảm
hay nhất .

trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay

3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút

nhất.

- Nhận xét tiết học.
- Về đọc lại bài nhiều lần và học thuộc lòng
bài thơ.
- Chuẩn bị : Ôn tập HKII.


RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.....................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 34 tiết 1
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn.
2. Kỹ năng : Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

3. Thái độ : Giúp HS mở rộng vốn sống, rèn tư duy lô-gích, tư duy hình tượng, bồi
dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách.
- HS khá, giỏi nhận xét được bài của ban, viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Đề kiểm tra trên bảng phụ, các lỗi chung của lớp cần chữa trên bảng phụ.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- GTB : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Nhận xét chung và sửa lỗi
điển hình. (12 phút )
* Mục tiêu : HS nhận ra một số lỗi điển hình,
chung nhất của lớp.
* Cách tiến hành :
- Đưa bảng phụ viết sẵn đề bài và các lỗi

Hoạt động của học sinh


điển hình của lớp.
- Gọi HS đọc lại đề bài KT.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- GV nêu một số nhận xét chung về kết quả
bài viết của lớp :
+ Ưu điểm :
 Về nội dung :

 Về chính tả :
 Về cách dùng từ :
 Về đặt câu :
 Về chọn ý và xếp ý :
+ Khuyết điểm :
 Về nội dung :
 Về chính tả :
 Về cách dùng từ :
 Về đặt câu :
 Về chọn ý và xếp ý :

- Một vài em lên bảng sử các lỗi :
 Về chính tả :
 Về cách dùng từ :
 Về đặt câu :
 Về chọn ý và xếp ý :
- Lớp trao đổi về bài sửa trên bảng.

- Thông báo điểm cụ thể của từng HS.
- Sửa lại các bài trên bảng của HS nếu chưa
thật chính xác.
b. Hoạt động 2 : Trả bài và hướng dẫn HS
chữa bài. (17 phút )
* Mục tiêu : HS tự nhận ra lỗi và biết cách
sửa lỗi cho bài của mình.
* Cách tiến hành :

- HS đọc lời phê của GV, xem kĩ những

- GV trả bài cho HS và hướng dẫn HS sửa lỗi chỗ mắc lỗi.

- Chữa lỗi ra bên ngoài, trao đổi bài với
bạn bên cạnh để nhận xét nhau.
- HS thảo luận những chỗ hay của bài
- Gv đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay bạn. Tự sửa đoạn văn chưa hay của mình.
cho cả lớp tham khảo.
- Trình bày trước lớp những đoạn văn đã
- GV nhận xét và tuyên dương những em đã viết lại của mình.
sửa được tương đối hay.
- Lớp nhận xét.
- Biểu dương những bài điểm cao, khuyến


khích những bạn chưa có điểm cao về làm
lại.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập làm văn tuần 34 tiết 2
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người.
2. Kỹ năng : Nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc
hay hơn.
3. Thái độ : Giúp HS mở rộng vốn sống, rèn tư duy lô-gích, tư duy hình tượng, bồi
dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách.
* HS khá, giỏi nhận xét được bài của ban, viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Đề kiểm tra trên bảng phụ, các lỗi chung của lớp cần chữa trên bảng phụ.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- GTB : trực tiếp.

Hoạt động của học sinh


2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Nhận xét chung và sửa lỗi
điển hình. (12 phút )
* Mục tiêu : HS nhận ra một số lỗi điển hình,
chung nhất của lớp.
* Cách tiến hành :
- Đưa bảng phụ viết sẵn đề bài và các lỗi điển
hình của lớp.
- Gọi HS đọc lại đề bài KT.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.

- GV nêu một số nhận xét chung về kết quả bài

viết của lớp :
+ Ưu điểm :
 Về nội dung :
 Về chính tả :
 Về cách dùng từ :
 Về đặt câu :
 Về chọn ý và xếp ý :
+ Khuyết điểm :
 Về nội dung :
 Về chính tả :
 Về cách dùng từ :
 Về đặt câu :
 Về chọn ý và xếp ý :

- Một vài em lên bảng sử các lỗi :
 Về chính tả :
 Về cách dùng từ :
 Về đặt câu :
 Về chọn ý và xếp ý :
- Lớp trao đổi về bài sửa trên bảng.

- Thông báo điểm cụ thể của từng HS.
- Sửa lại các bài trên bảng của HS nếu chưa
thật chính xác.
b. Hoạt động 2 : Trả bài và hướng dẫn HS
chữa bài. (17 phút )
* Mục tiêu : HS tự nhận ra lỗi và biết cách sửa
lỗi cho bài của mình.
* Cách tiến hành :


- HS đọc lời phê của GV, xem kĩ những

- GV trả bài cho HS và hướng dẫn HS sửa lỗi .

chỗ mắc lỗi.
- Chữa lỗi ra bên ngoài, trao đổi bài với


bạn bên cạnh để nhận xét nhau.
- Gv đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay cho - HS thảo luận những chỗ hay của bài
cả lớp tham khảo.

bạn. Tự sửa đoạn văn chưa hay của

- GV nhận xét và tuyên dương những em đã mình.
sửa được tương đối hay.

- Trình bày trước lớp những đoạn văn

- Biểu dương những bài điểm cao, khuyến đã viết lại của mình.
khích những bạn chưa có điểm cao về làm lại.

- Lớp nhận xét.

3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị Ôn tập cuối HKII.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Luyện từ và Câu tuần 34 tiết 1
LUYỆN TẬP DẤU CÂU
Dạy thay bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ : QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về các dấu câu.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.
3. Thái độ : Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Phiếu luyện tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :

Hoạt động của học sinh


- KTBC : Gọi vài HS kiểm tra bài tập của tiết
trước.
- Nhận xét.
- GTB : nêu yêu cầu, mục đích bài học.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Ôn tập về dấu câu ( 17

phút ).
* Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố kiến thức
về các dấu câu.
* Cách tiến hành :
Ghi nhớ : Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu
thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này
lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau
và những mục đích nói khác nhau.
- Dấu chấm: Dấu chấm đặt ở cuối câu báo
hiệu câu đã kết thúc. Viết hiết câu phải ghi dấu
chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và
nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời
gian đọc một chữ). Chữ cái đầu câu phải viết
hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng
thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một
đoạn văn.
- Dấu phẩy : Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong
câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu
phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn
(thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ
hơi sau dấu chấm). Dấu phẩy giúp cho các ý,
các phần trong câu được phân cách rõ ràng.
Dấu phẩy dùng để : Tách các bộ phận cùng loại
(đồng chức) với nhau; Tách các bộ phận phụ
với nòng cốt câu; Tách các vế câu ghép.
- Dấu chầm hỏi: Dùng đặt cuối câu hỏi. Khi
đọc câu có dấu chấm hỏi, cần nhấn mạnh vào
nội dung cần hỏi .Thời gian nghỉ lấy hơi sau
dấu phẩy như dấu chấm.Sau dấu chầm hỏi, bắt
đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu

câu.
- Dấu chấm than (dấu chấm cảm): Là dấu
câu dùng để đặt cuối câu cảm hoặc câu
khiến.Khi gặp dấu chấm cảm phải nghỉ hơi như
dấu chấm.

HS lên trình bày lại các bài tập 1, 2 tiết
trước.

Học sinh cùng giáo viên ôn lại các kiến
thức đã học về các loại dấu câu.


- Dấu hai chấm: Là dấu dùng để: Báo hiệu lời
tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác
được dẫn lại (dùng kèm dấu ngoặc kép hoặc
dấu gạch đầu dòng); Báo hiệu lời tiếp theo là
lời giải thích, thuyết minh cho bộ phận đứng
trước nó.
- Dấu ngoặc kép: Dùng để: Báo hiệu lời dẫn
trực tiếp; Đánh dấu tên một tác phẩm; Báo hiệu
những từ trong ngoặc kép phải hiểu theo nghĩa
khác với nghĩa vốn có của nó hoặc hiểu theo - Học sinh làm bài vào phiếu.
nghĩa ngược lại, mỉa mai.
- Trình bày, nhận xét.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (10 phút ).
* Mục tiêu : Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.
* Cách tiến hành :
Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu
chấm hỏi và dấu chấm cảm vào chỗ trống sao

cho thích hợp:
a. Sân ga ồn ào....nhộn nhịp.....đoàn tàu đã
đến.....
b. .....Bố ơi....bố đã nhìn thấy mẹ chưa.......
c. .....Đi lại gần nữa đi....con....
d. ....A....mẹ đã xuống kia rồi.....
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Luyện từ và Câu tuần 34 tiết 2
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu gạch ngang )


I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1).
2. Kỹ năng : Tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).
3. Thái độ : Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa
trong giao tiếp.
* HS khá, giỏi có kĩ năng trong sử dụng dấu gạch ngang.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

1. Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn tác dụng của dấu gạch ngang.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 4 phút ) :
- KTBC : Gọi HS sửa bài tập của tiết trước.
HS sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1 phút)
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (27 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài
tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài 1 :
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của đề bài.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- HS đọc thầm đoạn văn, ghi tác dụng của
các dấu gạch ngang trong từng đoạn.
Tác dụng của dấu
Ví dụ
gạch ngang
*Đoạn a
1) Đánh dấu chỗ
- Tất nhiên rồi.
bắt đầu lời nói của
- Mặt trăng cũng như
nhân vật trong đối

vậy, mọi thứ cũng như
thoại.
vậy…
2) Đánh dấu phần *Đoạn a
chú thích trong câu - Đều như vậy …
- Giọng công chúa nhỏ
dần, …
*Đoạn b: … nơi Mị


Nương - con gái vua
Hùng Vương thứ 18 *Đoạn c
- Thiếu nhi tham gia
3) Đánh dấu các ý công tác xã hội:
trong một đoạn liệt - Tham gia tuyên
kê.
truyền,...
- Tham gia Tết trồng
cây...
- HS nhắc lại các tác dụng của dấu gạch
- Yêu cầu HS nhắc lại các tác dụng của dấu ngang.
gạch ngang.
- HS đọc to tác dụng của dấu gạch ngang
- Dùng bảng phụ cho HS đối chiếu.
trên bảng phụ.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.

- Yêu cầu HS trình bày.

- Nhận xét và sửa bài.
- Tác dụng (2) (Đánh dấu phần chú thích trong
câu):
+ Chào bác - Em bé nói với tôi.
+ Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em.
- Tác dụng (1) (Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói
của nhân vật trong đối thoại).
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, Chuẩn bị ôn tập HKII.

- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm đoạn văn, gạch dưới các
dấu gạch ngang và trình bày tác dụng của
các dấu đó.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét bài bạn.

RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Lịch sử tuần 34
ÔN TẬP (tiết 2)
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
a. Kiến thức : Nắm được một sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp. Đảng cộng sản Việt Nam
ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2 -9 – 1945 Bác
Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cuối năm 1945
thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước.
Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Giai đoạn 1954- 1975: Nhân
dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả
cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ
Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
b. Kĩ năng : Rèn kĩ năng : Biết tìm kiếm các tư liệu lịch sử. Biết đặt câu hỏi và tìm kiếm
thông tin, chọn lọc thông tin để giải đáp.
c. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về lịch sử quê hương; yêu thiên nhiên, con người,
quê hương, đất nước; tôn trọng và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ hành chánh Việt Nam. Phiếu học tập của HS.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi 3 HS trình bày 3 ý chính của bà - 3 em lần lượt trình bày.
trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Nhận nhiệm vụ (5 phút)

* Mục tiêu : HS biết được các việc cần làm


×