Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NGƯ HỘ TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.05 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************** 

LÊ VŨ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA NGƯ HỘ TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN, TỈNH
QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************** 

LÊ VŨ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA NGƯ HỘ TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN, TỈNH
QUẢNG NGÃI

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS: TRẦN HOÀI NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 
 


 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NGƯ HỘ TẠI CÁC
XÃ VEN BIỂN, TỈNH QUẢNG NGÃI” do LÊ VŨ, sinh viên khoá 35, ngành KINH
TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Th.s TRẦN HOÀI NAM
Người hướng dẫn

______________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


_______________________

______________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

 
 

năm

tháng

năm


 

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên, con xin chân thành cảm ơn ba má đã tin tưởng và hi vọng ở con, cho
con ăn học đến ngày hôm nay. Cảm ơn anh chị me trong gia đình đã luôn sát cánh bên
me, giúp đỡ em cả tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa kinh tế trường Đại Học

Nông Lâm, thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Đặt biệt em xin cảm ơn thầy Trần Hoài Nam, giảng viên khoa kinh tế đã tận
tình hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn chú Hoàng – Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Tỉnh Quảng Ngãi, và bà con ngư dân tại các xã ven biển tỉnh Quảng
Ngãi đã hết lòng giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Bé Nương, cảm ơn bạn đã giúp đỡ Lê Vũ hoàn thành khóa luận này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 06 năm 2012
Người viết

Lê Vũ

 
 


 

NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ VŨ. Tháng 5 năm 2012. “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả
Năng Trả Nợ Của Ngư Hộ Tại Các Xã Ven Biển, Tỉnh Quảng Ngãi”.

LE VU. May 2012. “An Analysis of Factors Effect Fisher's Family Solvency
in Coastal Communes, Quang Ngai Province”.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu, thông tin từ các phòng ban và
điều tra ngư hộ tại các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi có tàu tham gia khai thác thủy sản.
Xuất phát từ việc tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại và phát triển ở nông thôn,
nhiều ngư hộ mất khả năng trả nợ khi sắm thuyền nghề khai thác nên đề tài tập trung

vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngư hộ bằng hàm xác suất
Logit, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác bằng hàm sản
xuất Cobb – Douglas để phân tích tác động biên dựa trên số liệu sơ cấp thu thập được
qua quá trình điều tra phỏng vấn, ngoài ra trong đề tài còn xử dụng phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp so sánh để so sánh hiệu quả hai hình thức khai thác xa bờ và
gần bờ vấn đề đưa ra một số giải pháp.
Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy khả năng trả nợ và hiệu quả kha thác thủy
sản của ngư hộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mức độ tác động cũng rất khác nhau.
Khả năng trả nợ của ngư hộ chịu tác động mạnh nhất là hình thức vay, vay của tổ
chức tính dụng chính thức khả năng trả được nợ đúng hạn là rất cao, kế đến là kinh
nghiệm khai thác của thuyền trưởng và thời hạn vay. Qua so sánh, đề tài cho ta thấy
được tàu có công suất xa bờ khai thác hiệu quả hơn, nhưng xem xét về hiệu quả kinh tế
thì còn nhiều bất cập. Chính vì vậy mà, chính quyền địa phương cần quy hoạch đầu tư
đúng mức, kịp thời, hợp lý và quản lý chặc chẽ để cho ngư hộ đầu tư thích hợ nhằm
cải thiện đời sống ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển khai thác.

 
 


 

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. viii
Danh mục các bảng.......................................................................................................... ix
Danh mục các hình ........................................................................................................... x
Danh mục phụ lục ............................................................................................................ xi
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận cấu trúc của khóa luận.................................... 2
1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi thời gian ......................................................................................... 2

1.3.3.

Phạm vi không gian ...................................................................................... 3

1.4. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 3
CHƯƠNG II ..................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN................................................................................................................... 4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................................ 4
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 5
2.2.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 5


2.2.2.

Kinh tế -chính tri-xã hội ............................................................................... 9

CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 13
3.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................... 13
3.1.1.

Tín dụng ..................................................................................................... 13

3.1.2.

Một số khái niệm ........................................................................................ 14

3.1.3.

Các chỉ tiêu kinh tế ..................................................................................... 16
v

 


 

3.1.4.

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ............................................................................ 17

3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18
3.2.1.


Phương pháp thống kê mô tả...................................................................... 18

3.2.2.

Phương pháp so sánh.................................................................................. 20

3.2.3.

Phương pháp hồi quy ................................................................................. 20

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 29
4.1. Thực trạng khai thác thủy sản .............................................................................. 29
4.1.1.

Tình hình khai thác thủy sản của cả nước .................................................. 29

4.1.2.

Tình hình khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi .................................... 31

4.2. Đặc điểm mẫu điều tra.......................................................................................... 34
4.2.1.

Đặc điểm ngư hộ ........................................................................................ 34

4.2.2.

Đặc điểm tín dụng của ngư hộ ................................................................... 39


4.3. So sánh hiệu quả khai thác thủy sản giữa nhóm tàu xa bờ và gần bờ bình quân
chuyến tính bình quân trên 90CV. .............................................................................. 45
4.3.1.

Sản lượng khai thác .................................................................................... 45

4.3.2.

Chi phí bình quân của một chuyến khai thác giữa nhóm tàu gần bờ và

xa bờ tính bình quân trên 90CV............................................................................... 48
4.3.3.

So sánh hiệu quả khai thác thủy sản giữa nhóm tàu xa bờ và gần bờ bình

quân chuyến tính bình quân trên 90CV ................................................................... 50
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất khai thác thủy sản trong
một chuyến .................................................................................................................. 52
4.4.1.

Hàm sản xuất và lượng hóa các yếu tố đầu vào của tàu khai thác ............. 52

4.4.2.

Phân tích mô hình....................................................................................... 55

4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của ngư hộ
………………………………………………………………………………….57
4.5.1.


Xác định mô hình ....................................................................................... 57
vi

 


 

4.5.2.

Kết quả ước lượng ...................................................................................... 58

4.5.3.

Kiểm định mô hình..................................................................................... 59

4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của ngư hộ ................ 65
4.6.1.

Giải pháp về giáo dục khuyến ngư ............................................................. 65

4.6.2.

Giải pháp đầu tư thích hợp ......................................................................... 65

4.6.3.

Giải pháp về triển khai và quản lý dự án khuyến ngư ............................... 66

4.6.4.


Giải pháp về tín dụng ................................................................................. 67

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 68
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 68
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 69
5.2.1.

Chính quyền địa phương ............................................................................ 69

5.2.2.

Đối với ngư hộ ........................................................................................... 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 71
PHỤ LỤC

vii
 


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNO & PTNT

Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

NN & PTNT


Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

TNHH

Trách Nhiệm Hữu hạn

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii
 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số Mẫu Điều Tra Ngẫu Nhiên Nghề Khai Thác Thủy Sản ........................... 19
Bảng 4.1. Trình Độ Học Vấn của Thuyền Trưởng ......................................................... 34
Bảng 4.2. Tuổi Thuyền Trưởng ...................................................................................... 35
Bảng 4.3. Kinh Nghiệm Khai Thác của Thuyền Trưởng ............................................... 36
Bảng 4.4. Số Ngày Khai Thác của Một Chuyến ............................................................ 36
Bảng 4.5. Thu Nhập Hàng Năm Mỗi Tàu của Ngư Hộ .................................................. 37
Bảng 4.6. Cơ Cấu Thuyền Nghề Khai Thác ................................................................... 38
Bảng 4.8. Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Điều Tra .................................................... 39
Bảng 4.9. Lượng Vốn Vay Tại Các Tổ Chức Tín Dụng của Ngư Hộ ............................ 40

Bảng 4.10. Khả Năng Trả Nợ Vay Tổ Chức Tín Dụng.................................................. 42
Bảng 4.11. Sự Tương Thích Giữa Công Suất Máy và Khoảng Cách
Từ Bờ Đến Nơi Khai Thác ............................................................................................. 43
Bảng 4.12. Thể Hiện Giá và Hệ Số Quy Đổi ................................................................. 46
Bảng 4.13. Sản Lượng Khai Thác Trung Bình của 1 Chuyến........................................ 47
Bảng 4.14 Chi Phí Bình Quân của Một Chuyến Khai Thác
Giữa Nhóm Tàu Gần Bờ và Xa Bờ Tính Bình Quân Trên 90CV .................................. 48
Bảng 4.15 Kết Quả, Hiệu Quả Khai Thác Thủy Sản Giữa
Tàu Xa Bờ và Gần Bờ Trong Một Năm Tính Bình Quân Trên 90CV ........................... 50
Bảng 4.16. Các Hệ Số Phương Trình Ước Lượng
Hàm Hồi Quy Năng Suất Khai Thác Thủy Sản ............................................................. 53
Bảng 4.17. R2 Của Hàm Hồi Quy Bổ Sung ................................................................... 54
Bảng 4.18. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit ........................................................... 58
Bảng 4.19 Hệ Số Tác Động Biên Theo Từng Yếu Tố Trong Mô Hình Logit ............... 60
Bảng 4.20. Giá Trị Trung Bình các Biến Của
Mô Hình Xác Suất Ngư Hộ Trả Được Nợ Đúng Hạn. ................................................... 62
Bảng 4.21 Ước Tính Xác Suất Trả Được Nợ Của Ngư Hộ
Tại Các Xã Ven Biển, Tỉnh Quảng Ngãi. ....................................................................... 64

ix
 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị Trí - Địa Lý Tỉnh Quảng Ngãi..................................................................... 5
Hình 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Của Tỉnh Quảng Ngãi Năm 2011 ................................. 7
Hình 2.3. Cơ Cấu Kinh Tế Của Tỉnh Quảng Ngãi Năm 2006 Và Năm 2011 .................. 9
Hình 4.1. Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Qua Các Năm ............................................ 33


x
 


 

DANH MỤC PHỤ LỤC
 

Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Ngư Hộ 
Phụ lục 2. Kết Xuất Mô Hình Năng Suất Khai Thác Ban Đầu 
Phụ lục 3. Kết Xuất Mô Hình Năng Suất Khai Thác Sau Bỏ Biến Không Có Ý Nghĩa
Thống Kê 
Phụ lục 4 . Kiểm Định Phương Sai Không Đồng Đều 
Phụ lục 5. Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan 
Phụ lục 6. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung 1 
Phụ lục 7. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung 2 
Phụ lục 8. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung 3 
Phụ lục 9. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung 4 
Phụ lục 10. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung 5 
Phụ lục 11. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung 6 
Phụ lục 12. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung 7 
Phụ lục 13. Kết suất Mô Hình Xác Suất Khả Năng Trả Nợ Của Ngư Hộ 
Phụ lục 14. Kết suất Mô Hình Xác Suất Khả Năng Trả Nợ Của Ngư Hộ Sau Khi Bỏ
Biến LnGTTS Không Có Ý Nghĩa Thống Kê. 

xi
 



 

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Việt Nam hiện nay được các chuyên gia kinh tế đánh giá như một thị trường

đang nổi lên với những tiềm năng lớn trong tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và các kết quả đạt được trong những năm gần đây đã
thuyết phục được mọi người, kể cả những chuyên gia kinh tế khó tính nhất. Và ngành
thủy sản đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với kim
ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Hoạt động xuất khẩu thủy sản bắt đầu từ những năm 80
của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm trở lại đây. Đưa nước
ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy
sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam,
đồng thời khẳng định thủy sản là một ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích
xã hội.
Những năm gần đây, khi mà vấn đề tranh chấp Biển Đông đang ngày càng nóng
thì đầu tư cho hoạt động khai thác thủy sản càng được chú trọng. Đặt biệt từ năm 1997
đến nay, đầu tư cho hoạt động khai thác càng nóng hơn ở các tỉnh Miền Trung, đặt biệt
là tỉnh Quảng Ngãi. Khai thác thủy sản là ngành mũi nhọn của tỉnh hàng năm ngành
đóng góp không nhỏ vào GDP toàn tỉnh. Toàn tỉnh Quảng Ngãi có 28 xã ven biển tổng
chiều dài bờ biển là 130 km ngư trường khai thác thủy sản Quảng Ngãi có diện tích
khoảng 11.000 km2, được phân bố theo độ sâu như sau: độ sâu dưới 200m chiếm
43,4%, có thể khai thác có hiệu quả, chủ yếu là khai thác cá nổi trữ lượng khoảng
68.000 tấn các loại. Hoạt động tín dụng chính thức và phi chính thức trong hoạt động

khai thác thủy sản xa bờ và gần bờ đều diễn ra song song và ngày càng nóng. Vấn đề
1
 


 

đặt ra là việc hoạt động khai thác này đạt hiệu quả như thế nào, các yếu tố nào ảnh
hưởng đến sản lượng trên chuyến khai thác và các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ đúng hạn của ngư hộ, để từ đó có những đề xuất để nâng cao hiệu quả khai thác
và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư vào khai thác thủy sản tại các xã ven biển
tỉnh Quảng Ngãi.
Chính vì những kí do trên và được sự đồng ý của khoa kinh tế trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Trần Hoài Nam, đề
tài “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Ngư Hộ Tại Các
Xã Ven Biển, Tỉnh Quảng Ngãi” đã được thực hiện, nhằm làm rõ thực trạng khai thác
và khả năng trả nợ của bà con ngư dân nơi đây. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm
đem lại hiệu quả kinh tế và hướng phát triển bền vững nhất cho ngành khai thác thủy
sản cho tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngư hộ tại các xã ven
biển tỉnh Quảng Ngãi từ đó đưa ra hướng giải quyết hiệu quả nhất cho người đầu tư và
cho ngư dân trong hoạt động đầu tư vào nghề khai thác thủy sản.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm hộ đánh bắt gần bờ và xa bờ.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản.

 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngư hộ.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của ngư hộ.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận cấu trúc của khóa luận.

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngư hộ có tàu khai thác thủy sản tại các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi .
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện 4 tháng từ tháng 01/2012 đến 5/2012

2
 


 

1.3.3. Phạm vi không gian
Trên địa bàn các xã ven biển của tỉnh Quảng Ngãi
Do hạn chế về điều kiện và thời gian, cùng với khả năng lưu trữ sổ sánh có
hạng nên số liệu được thu thập là số liệu năm 2011.
Đề tài: được nghiên cứu trên địa bàn các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
1.4.

Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề: Chương này nêu sự cần thiết của đề tài và mục đích

nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan: Trình bày tình hình tổng quan tài liệu nghiên cưu có liên
quan, nêu ra các mặc đã làm và mặc hạn chế. Tổng quan địa bàn nghiên cứu như điều

kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên đất đai cũng như các chỉ tiêu thông tin liên quan
đến chủ đề nghiên cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này nêu lên các khái
niệm, đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu, nội dung tham khảo từ những tài liệu
liên quan.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Nhận định tình hình khai thác thủy
sản, tình hình tín dung của huyện, phân tích và xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả khai thác thủy sản, nhằm đưa ra mô hình khai thác và đầu tư hiệu quả nhất để đầu
tư phát triển ngành khai thác thủy sản tại địa phương.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Tổng kết những vấn đề chính trong phần
nghiên cứu, từ đó đưa ra những kiến nghị.

3
 


 

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Với đặc thù là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, trong

những năm qua sinh viên khoa kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã có những nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp. Tuy nhiên đề tài liên quan đến
ngành khai thác thủy sản chiếm tỷ lệ rất thấp.
Huỳnh Khá (2008) đã nêu lên được hiện trạng khai thác thủy sản của nghề Giã

cào của ngư dân thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Tác giả đã dựa vào kết quả điều
tra, tổng hợp những số liệu, thông tin thu thập được và kết quả phỏng vấn 55 ngư hộ
để phân tích hệ thống các đặc điểm của hoạt động khai thác đánh bắt. Ngoài ra tác giả
còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác trong một chuyến bằng
mô hình kinh tế lượng log – log với biến phụ thuộc là sản lượng khai thác hải sản bình
quan(tấn /chuyến). Trên cơ sở phân tích này, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao sản lượng khai thác. Tuy nhiên, đề tài còn hạn chế là chưa đề cập đến các
nghề khai thác xa bờ khác có hiệu quả hay không.
Đặng Thị Kim Lài (2007) đã đề cập đến vai trò tín dụng nông thôn trong sản
xuất nông nghiệp của nông hộ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Tác giả đã dựa vào kết
quả điều tra phỏng vấn tính toán tổng hợp và phân tích bằng phương pháp thống kê mô
tả và phương pháp hồi quy để xử lý 60 mẫu quan sát của hai nhóm hộ vay ngân hàng
và không vay ngân hàng. Qua đó tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và khả năng đầu tư của nông dân vào hoạt động khai thác. Tác giả cũng đã đề cập sơ
qua khả năng trả nợ của nông hộ và đưa ra giải pháp nâng cao năng suất rau.
4
 


 

2.2.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Hình 2.1. Vị Trí - Địa Lý Tỉnh Quảng Ngãi

Nguồn tin: Sở NN & PTNT Tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, tựa vào dãy Trường Sơn,
hướng ra biển Đông (với chiều dài bờ biển 144 Km), phía Bắc giáp Quảng Nam (với
chiều dài đường địa giới 98 Km), phía Nam giáp Bình Định (với chiều dài đường địa
giới 83 Km), phía Tây Nam giáp Kon Tum (với chiều dài đường địa giới 79
Km). Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, cách Hà Nội 883km về phía Nam,
cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với
Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Bờ biển với nhiều bãi tắm và phong
cảnh đẹp.
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở toạ độ địa lý:
- Từ 14°31'50" đến 15°25'30" vĩ độ Bắc.
- Từ 108°14'05" đến 109°05'00" kinh độ Đông.
5
 


 

b) Khí hậu – thời tiết
Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 250 đến
26,90C, thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 340 C, thượng tuần tháng
giêng lạnh nhất không dưới 180C.
Thời tiết Quảng Ngãi được chia làm 2 mùa:mưa, nắng rõ rệt.
- Mùa nắng: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch.
- Mùa mưa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm
lịch.
- Gió mùa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến tháng 8 âm lịch, gió thổi
từ Đông Nam qua Tây Bắc, hết sức mát mẻ dễ chịu gọi là gió Nồm.
Khí hậu Quảng Ngãi có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa
thế phía nam, hơn nữa do thế núi địa phương tạo ra. Quảng Ngãi có mưa đặc biệt. vũ
lượng trung bình hằng năm 2.198 mm nhưng chỉ quy tụ vào 4 tháng cuối năm còn các

tháng khác thì khô hạn.
Trung bình hằng năm mưa 129 ngày, nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12. Sự
phân phối vũ lượng không đều cũng như sự kéo dài mùa khô hạn rất có hại cho cây
cối, đất đai và gây khó khăn cho việc dẫn thoát thuỷ. Đặc biệt ở Quảng Ngãi các trận
bão chỉ thể xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch nhất là
hai tháng 10 và 11.
c) Đất đai
Vùng núi chiếm 63% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du và đồng bằng
chiếm 37% diện tích. Ðiểm cao nhất l.603 m, điểm thấp nhất là 4m; độ cao trung bình
là 400m - 600m so với mặt nước biển
Tỉnh Quảng Ngãi có 513.520 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông
nghiệp là 99.055 ha, chiếm 19,28%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 144.164 ha,
chiếm 28,07%; diện tích đất chuyên dùng là 20.797 ha, chiếm 4,04%; diện tích đất ở là
6.594 ha, chiếm 1,28%; diện tích đất chưa sử dụng, sông suối núi đá là 242.910 ha,
chiếm 47,30%.
6
 


 

Hình 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Của Tỉnh Quảng Ngãi Năm 2011

Nguồn tin : Thống kê tỉnh năm 2011
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 73.694 ha, chiếm
74,39%, riêng đất lúa chiếm 48,4% gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là
8.516 ha, chiếm 8,59%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 594 ha, chiếm
0,59%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 203.590 ha, bãi bồi có thể sử dụng
là 11.675, đất mặt nước chưa khai thác là 1.637 ha.

d) Tài nguyên du lịch
Quảng Ngãi có di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa... và
lịch sử đã để lại: Chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Ðàm Toái xã Bình Châu, Ba Tơ quật
khởi, mộ nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng...Ngoài ra, Quảng Ngãi có 130 km
bờ biển với những quang cảnh nên thơ rất thích hợp cho việc phát triển kinh doanh du
lịch như: Bãi tắm Sa Huỳnh, bãi biển Mỹ Khê, vũng sâu Dung Quất, Mũi Batangan Cổ
Luỹ Cô thôn... về hướng đông ngoài khơi có cồn đảo Lý Sơn, một đảo hiền hoà có
cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, bến thuyền cảng cá vừa nhộn nhịp vừa mang vẻ hoang
sơ.
e) Biển
Bờ biển Quảng Ngãi dài hơn 130 km và có những cửa biển thuận lợi cho việc
tàu thuyền cập bến:
- Cửa Sa Cần (còn có tên gọi là Thái Cần, Thể Cần, Sơn Trà) ở phía Đông Bắc
huyện Bình Sơn. Phía Bắc có vũng Dung Quất.
7
 


 

- Cửa Sa Kỳ nằm lọt giữa phía Đông Nam huyện Bình Sơn và phía Đông Đông Bắc huyện Sơn Tịnh, giữa hai xã: Bình Châu và Tịnh Kỳ, có lạch ngầm sâu dài
khoảng hơn 1 km được xây dựng thành một cảng biển của tỉnh.
- Cửa Cổ Lũy (còn có tên gọi là cửa Đại) nằm giữa các xã: Nghĩa Phú, Nghĩa
An (Tư Nghĩa) và xã Tịnh Khê (Sơn Tịnh), nơi hai con sông lớn Trà Khúc và sông Vệ
đổ về. Cửa biển hẹp nhưng có vũng sâu, tàu từ 50 tấn đến 70 tấn có thể ra vào được.
Thời Pháp thuộc, đây là cửa biển chính của tỉnh.
- Cửa Lở nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức). Cửa
biển hẹp và cạn.
- Của Mỹ Á: ở phía Đông Bắc huyện Đức Phổ. Cửa biển hẹp, tàu thuyền khó
đậu.

- Cửa Sa Huỳnh: ở phía Đông Nam huyện Đức Phổ, cửa biển hẹp.
Vùng biển Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp hai dòng hải lưu nóng và lạnh, có lượng
phù du - thức ăn của cá - tương đối phong phú nên có nhiều loại cá và hải sản như cá
chuồn, cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích, cá cơm, mực, tôm hùm, cua, hải sâm, rau câu…
Các loại cá nổi, cá đáy thường tập trung cách bờ biển từ 130 đến 150 km, nhưng khu
vực khai thác không tập trung. Tiềm năng hải sản ở Quảng Ngãi cho phép khai thác
hàng năm từ 30.000 đến 32.000 tấn. Vùng nước triều thuộc địa bàn các huyện ven biển
đều có điều kiện nuôi trồng hải sản, trồng rừng nước mặn (sú, vẹt) để bảo vệ bờ biển,
bảo vệ môi trường, nuôi tôm, đáp ứng chất đốt và giải quyết việc làm cho dân ven
biển. Vùng ven biển còn có nhiều đầm, phá nước ngọt có khả năng nuôi tôm và cá
nước ngọt. Vùng ven biển Quảng Ngãi có một số cánh đồng muối với diện tích khoảng
348 ha. Nổi tiếng là các cánh đồng muối Sa Huỳnh (Đức Phổ), Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh),
Bình Châu (Bình Sơn).
Cách bờ biển 25 km có đảo Lý Sơn. Đảo có chiều dài 5,5 km, chiều ngang chỗ
rộng nhất là 2,5 km, diện tích của đảo khoảng 15 km2. Dân số trên đảo có hơn 20 ngàn
người, chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, trồng hành tỏi, khai thác san hô trắng để làm vôi,
san hô đỏ để xuất khẩu.

8
 


 

2.2.2. Kinh tế -chính tri-xã hội
a) Tình hình kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi năm 2011
Hình 2.3. Cơ Cấu Kinh Tế Của Tỉnh Quảng Ngãi Năm 2006 Và Năm 2011

Với dự án phát triển kinh tế khu kinh tế Dung Quất đã góp phần thúc đẩy
chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh trong 5 năm qua, và trong gia đoạn xây

dựng cơ sở hạ tầng tạo tiền đề cho phát triển kinh tế đã gia tăng tỷ trọng khu vực
công nghiệp - xây dựng, chiếm 59% trong cấu kinh tế. Giảm tỷ trọng mỗi khu vực
dịch vụ, nông nghiệp giảm 13%.
Sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994)
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 17.678 tỷ đồng, giảm 0,5% so với năm
2010 và đạt 84,8% kế hoạch năm; trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 14.120,8 tỷ
đồng, giảm 4,7% (trung ương: 14.107,4 tỷ đồng, giảm 4,7%; địa phương: 13,4 tỷ
đồng, giảm 3,1%); khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.225,1 tỷ đồng, tăng 17,3%;
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 332,1 tỷ đồng, tăng 74,5%.Trong
năm, nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định
kỳ, nên sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt 5,426 triệu tấn/6,5 triệu tấn, bằng 83,5% kế hoạch
năm và giảm 5,4% so với năm 2010. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước khó khăn,
nhưng đa số các sản phẩm công nghiệp địa phương đều tăng khá, như thủy sản chế biến
tăng 12,4%; đường RS tăng 25,5%; bia tăng 137,9%; quần áo may sẵn tăng 7,1%; gạch
xây các loại tăng 8,2%; phân bón tăng 23,9%; ....
9
 


 

Sản xuất toàn ngành nông nghiệp
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đạt 2.821,26 tỷ đồng (theo giá so
sánh 1994), tăng 2,6% so với năm 2010 và bằng 99,5% so với kế hoạch. Trong
đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt1.791,28 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm 2010
và bằng 99,4% kế hoạch năm. Sản lượng lương thực đạt 432,31 ngàn tấn, giảm 2,4%
so với năm 2010 và bằng 96,6% kế hoạch 2011.
Diện tích gieo trồng cây lương thực cả năm ước đạt 82.703 ha, giảm 0,3%
(247 ha) so với năm 2010. Diện tích lúa cả năm ước đạt 72.450 ha, giảm 0,3%
(211 ha) so với năm 2010; năng suất đạt 52,4 tạ/ha, giảm 1,4 tạ/ha.

Chăn nuôi tính tại thời điểm 01/10/2011, đàn trâu có 58,9 ngàn con, tăng
4,3% so với cùng kỳ năm 2010 và bằng 104,29% kế hoạch năm; đàn bò có 269,6
ngàn con, giảm 3,1% và bằng 92,97% kế hoạch năm; tỉ trọng bò lai 47,3%; đàn lợn
có 487,6 ngàn con, giảm 4,1% và bằng 92% kế hoạch năm.
Tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh ước đạt 268.315 ha, tăng 2,1%
so với năm 2010. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 46%, đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2011. Giá trị
sản xuất lâm nghiệpước đạt 134,211 tỷ đồng (giá so sánh 1994), giảm 1% so với năm
2010 và bằng 88,3% kế hoạch năm. Trồng mới rừng tập trung 5.750 ha, giảm 36,4%
so với năm 2010 và đạt 100% kế hoạch.
Diện tích sản xuất muối đạt 135 ha, sản lượng đạt 9.450 tấn, tăng 5% so với
năm 2010 và đạt 105% kế hoạch. Giá muối năm nay thấp nên ảnh hưởng đến thu
nhập và đời sống của diêm dân.
Giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt 895,72 tỷ đồng (giá so sánh 1994),
tăng 3,6% so với năm 2010 và bằng 101,67% kế hoạch năm. Sản lượng thuỷ sản khai
thác ước đạt 113 ngàn tấn, tăng8,5% so với năm 2010 và đạt 109% kế hoạch. Năm
2011, thời tiết thuận lợi nên khai thác cá biển liên tục được mùa và giá cả lại tăng cao,
nên kích thích ngư dân tăng cường khai thác. Tổng diện tích nuôi trồng trên toàn tỉnh
ước đạt 1.477 ha, tăng 5,7% so với năm 2010 và đạt 70,3% kế hoạch.

10
 


 

Thương mại, dịch vụ và giá cả thị trường
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 21.539 tỷ
đồng, tăng 25% so với năm 2010 và đạt kế hoạch năm; trong đó, thành phần kinh tế
nhà nước đạt gần 1.604,4 tỷ đồng, tăng 49% và chiếm 7,45%; kinh tế cá thể đạt
15.083,7 tỷ đồng, tăng 19,1% và chiếm 70,03%; kinh tế tư nhân đạt gần 4.836,5 tỷ

đồng, tăng 39,3% và chiếm 22,45%.
Xuất- nhập khẩu hàng hoá: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 200 triệu USD,
giảm 26,2% so với năm 2010 và bằng 66% kế hoạch năm. Nguyên nhân chủ yếu là
do các sản phẩm lọc hóa dầu như xăng máy bay, polypropylene, dầu KO chủ yếu tiêu
thụ trong nước; sản phẩm của Công ty TNHH Doosan tập trung cung ứng cho việc
xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là
hàng thủy sản, tinh bột mỳ, sản phẩm bằng gỗ, hàng dệt may, thực phẩm chế biến,
dăm gỗ nguyên liệu giấy, polypropylene, dầu FO,…
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 4.182,3 triệu USD, tăng 24,9% so với năm
2010 và bằng 124,3% kế hoạch năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là dầu thô, máy
móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, bao bì, vải may mặc,…
b) Xã hội
Dân số của tỉnh Quảng Ngãi năm 2009 là 1.216.773 người. Mật độ dân số 236
người/km2. Tổng số lao động trong độ tuổi 711.228 người (chiếm 58,45% tổng dân số
của tỉnh). Nền kinh tế của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, đạt tốc độ khá cao so
với mức bình quân chung cả tỉnh, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh là 14.000.000
(đồng/người/năm) tăng 5% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,3/năm.
Song song với việc ổn định kinh tế, việc thực hiện chính sách xã hội cũng được
quan tâm. Tỉnh đã từng bước hoàn chỉnh công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu
học; công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng tốt hơn; các hoạt động văn hoá
nghệ thuật, thể dục thể thao từng bước tạo thành phong trào lớn, các tệ nạn xã hội
giảm đáng kể. Bước đầu tạo tâm lý phấn khởi trong quần chúng nhân dân. Tuy nhiên,
do sản xuất quy mô nhỏ, kết cấu hạ tầng cơ sở có chiều hướng phát triển nhanh nhưng
chất lượng các công trình đạt kết quả chưa cao, chưa đồng bộ.
11
 


 


Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước, với các tiềm năng
trên tỉnh Quảng Ngãi có nhiều thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ, do vậy trong thời gian tới tỉnh đang tranh thủ mọi nguồn lực
để tiếp tục xây dựng nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển bền vững hơn, trong đó
đang tập trung vào nguồn lực con người làm khâu đột phá, góp phần cùng cả nước
thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

12
 


 

CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Cơ sở lý luận

3.1.1. Tín dụng
a) Khái niệm
Tín dụng là một giao dịch giữa bên cấp tín dụng (ngân hàng và các định chế tài
chính khác) và bên được cấp tín dụng (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác)
trong đó sự tin tưởng dựa vào khả năng và ý muốn trả nợ của bên được cấp tín dụng,
bên cấp tín dụng chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên được cấp tín dụng sử dụng vào
một mục đích nhất định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên được cấp tín
dụng có trách nhiệm hoàn trả cho người cấp tín dụng số tiền hoặc tài sản cộng với
phần lãi do việc sử dụng tiền hoặc tài sản khi đến hạn thanh toán.
b) Vai trò tín dụng nông thôn

Nền kinh tế nông nghiệp mà địa bàn là nông thôn rộng lớn, phần lớn là gặp
nhiều khó khăn khi đến mùa vụ sản xuất,thiếu vốn đầu tư phương tiện sản xuất kinh
doanh, vì vậy họ phải đi vay. Nếu không tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng các
hộ nông dân phải đi vay bên ngoài với lãi suất rất cao. Do vậy chính sách mở rộng cho
vay đến các hộ nông dân đã góp phần hạn chế và khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi
ở nông thôn. Việc cung ứng vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức đã giúp
cho cuộc sống của họ được cải thiện và nâng cao. Và làm ổn định thị trường tín dụng
nông thôn đẩy lùi tín dụng đen trong xã hội.
Trong hoạt động khai thác thủy sản hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng,
để có thể ra khơi khai thác thủy sản ngư hộ phải đầu tư với chi phí lớn và đầu tư một
lần nên việc thiếu vốn là không thể tránh khỏi, chính vì vậy mà hoạt động tín dụng đã
cung cấp kịp thời nguồn vốn giúp ngư dân tiếp tục đầu tư để có phương tiện khai thác,
13
 


×