Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MARINESKY LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
**********

TRẦN NGUYỄN NGỌC YẾN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
MARINESKY LOGISTICS

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
**********

TRẦN NGUYỄN NGỌC YẾN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH
MARINESKY LOGISTICS

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.s. LÊ ÁNH TUYẾT



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MARINE
SKY LOGISTICS”, do TRẦN NGUYỄN NGỌC YẾN, sinh viên khóa 34, ngành
QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày _________________

Th.s. LÊ ÁNH TUYẾT
Người hướng dẫn

Ngày …. Tháng ….. Năm ……….

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

Ngày….Tháng… Năm……..

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

Ngày … Tháng … Năm …..


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho con được gởi đến Gia đình lời tri ân sâu sắc nhất. Ngày hôm

nay, con được ở đây để bảo vệ luận văn tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM. Gia đình là động lực lớn nhất để con cố gắng
trong con đường học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống. Tự đáy lòng, con biết ơn
Ba Mẹ, Ông Bà, anh chị và các em và con nguyện sống tốt, làm việc thật tốt để không
phụ lòng kỳ vọng của gia đình dành cho con. Con mong gia đình mình sức khỏe, hạnh
phúc và luôn là chỗ dựa vững chắc cho con.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM. Các thầy, các cô không chỉ truyền đạt những kiến thức giáo khoa mà còn là
những lời khuyên hữu ích, những lời bảo ban tâm huyết với ước nguyện khi ra trường,
chúng em có khả năng làm việc tốt và thích nghi với môi trường làm việc. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Ánh Tuyết, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành bài luận văn tốt nghiệp này. Đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin kính gửi
đến cô lòng tri ân nhiệt thành của em. Chúc các thầy cô sức khỏe và tiếp tục gặt hái
những thành quả trong sự nghiệp trồng người.
Em cũng xin cảm ơn đến Công ty TNHH Marine Sky Logistics. Em xin cám ơn
các anh chị đã giúp đỡ và hỗ trợ các điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình em thực
tập tại công ty. Chúc các anh chị sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống. Chúc công ty
ngày càng phát triển.
Xin gửi cám ơn đến bạn bè, những người bạn thân thiết đã đồng hành cùng tôi
trong suốt thời gian qua. Chúc các bạn sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống và luôn giữ
tình bạn tốt đẹp giữa chúng ta.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 06/2012
Sinh viên
Trần Nguyễn Ngọc Yến

iv


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN NGUYỄN NGỌC YẾN, Tháng 06 năm 2012. “Phân Tích Hoạt Động

Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu của Công Ty TNHH Marinesky
Logistics”.
TRAN NGUYEN NGOC YEN, June 2012. “Analyse The Forwarding
Imported – Exported Goods at Marine Sky Logistics Company Limitted”.
Khóa luận tìm hiểu thực trạng và phân tích các hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu của công ty, đồng thời thăm dò ý kiến đánh giá của nhân viên và khách
hàng về hoạt động này, nhận ra được những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động giao
nhận của công ty. Từ đó đề xuất được một số giải pháp khắc nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động giao nhận cho công ty. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa
luận bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp và
sơ cấp, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay công ty đang thực hiện khá tốt, nhanh
chóng các hoạt động vận tải. Lợi nhuận của công ty đã tăng dần qua các năm. Tỉ trọng
doanh thu của các hoạt động có sự thay đổi nhỏ, năm 2011 doanh thu vận tải đường
biển vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất. Qua phân tích các chỉ số tải chính cho thấy, tỉ suất lợi
nhuận trên doanh thu của công ty khá cao đạt 39,7% năm 2011 điều này cho thấy công
ty đang hoạt động có lời, kết quả sử dụng đầu vào của công ty khá tốt, biết kiểm soát
chi phí. Tuy nhiên, công ty chưa sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đã bỏ ra như các
công ty cùng ngành, năm 2011 hệ số ROA của công ty kém 2,7 lần so với công ty
VNT. Qua nghiên cứu khảo sát ý kiến của khách hàng và nhân viên có 70% khách
hàng cho rằng mức giá của công ty là thích hợp, nhưng rất ít khách hàng biết đến do sự
nổi tiếng của công ty, đa số khách hàng biết đến là do sự giới thiệu của công ty mẹ.
Vì thế, để có thể độc lập hoàn toàn và nâng cao sự biết đến công ty của khách
hàng, khóa luận đã đề xuất một số biện pháp thực hiện về quản lý và tổ chức nguồn
nhân lực, tài chính, trong đó chú trọng thành lập bộ phận Marketing.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. ix

Danh mục các bảng .........................................................................................................x
Danh mục các hình ........................................................................................................ xi
Danh mục phụ lục ......................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................5
2.1. Tổng quan về các hoạt động Logistics của các công ty giao nhận Việt Nam ......5
2.2. Tổng quan về công ty TNHH Marine Sky Logistics ............................................6
2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty .......................................................................6
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................7
2.3. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty .....................................................7
2.3.1 Chức năng của công ty ....................................................................................7
2.3.2. Nhiệm vụ của công ty ....................................................................................8
2.3.3. Mục tiêu của công ty ......................................................................................8
2.4. Bộ máy tổ chức hoạt động và nhân sự của công ty ..............................................9
2.4.1 Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty ...........................................................9
2.4.2. Tình hình nhân sự của công ty .....................................................................10
2.4.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của công ty .............................10
2.5. Lĩnh vực hoạt động của công ty..........................................................................12
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................15
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................15
3.1.1. Giao nhận hàng hóa......................................................................................15
vi



3.1.2. Các hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận .............................16
3.1.3. Các cơ quan tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu ...........17
3.1.4. Các chứng từ sử dụng trong quy trình giao nhận hàng hóa XK ..................18
3.1.5. Một số chỉ tiêu được sử dụng đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận của
công ty ....................................................................................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................25
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................25
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................27
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................28
4.1. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty ......................................28
4.1.1. Quy trình chung trong giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty..............28
4.1.2. Quy trình chung về giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty .................30
4.2. Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty ...............31
4.1.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ..............................31
4.1.2. Hoạt động vận tải đường biển của công ty ..................................................35
4.1.3. Hoạt động vận tải đường hàng không của công ty.......................................37
4.1.4. Hoạt động vận tải đường bộ của công ty .....................................................38
4.1.5. Hoạt động khai thuê và tư vấn xuất nhập khẩu của công ty ........................39
4.2. Đánh giá về tình hình tổ chức và thực hiện hoạt động giao nhận của công ty ...39
4.2.1. Đánh giá qua các chỉ số tài chính năm 2011 của các công ty cùng ngành ..39
4.2.2. Đánh giá của nhân viên trong công ty..........................................................41
4.2.3. Đánh giá của khách hàng về hoạt động giao nhận của công ty ...................43
4.3. Những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động giao nhận của công ty ............46
4.3.1. Ưu điểm về hoạt động giao nhận hàng hóa của Công ty .............................46
4.3.2. Những hạn chế về hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty ....................46
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa của
công ty........................................................................................................................48
4.4.1. Giải pháp về nội lực của Công ty .................................................................48
4.4.2. Giải pháp cho việc phát triển thị trường ......................................................50

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................54
vii


5.1. Kết luận ...............................................................................................................54
5.2. Kiến nghị với công ty .........................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MSL

Marinesky Logistics

MSL Overseas

Đại lý của công ty ở nước ngoài

XNK

Xuất nhập khẩu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

FOB


Free On Board

ROS

Return On Sales – Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

ROA

Return On Asset – Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity – Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

DT

Doanh thu

TTTH

Tính toán tổng hợp

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ Cấu Nhân Sự Của Công Ty Năm 2012 ....................................................10
Bảng 2.2. Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Biển Của Công Ty .....................................13
Bảng 2.3. Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Bộ Của Công Ty........................................13

Bảng 2.4. Bảng Giá Thủ Tục Hải Quan Của Công Ty ..................................................14
Bảng 3.1. Số Lượng Mẫu Điều Tra Khách Hàng Của Công Ty ...................................26
Bảng 3.2. Số Lượng Mẫu Điều Tra Nhân Viên Của Công Ty ......................................26
Bảng 4.1. Kết Quả Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh............................................32
Bảng 4.2. Doanh Thu Của Công Ty Ở Từng Thị Trường .............................................34
Bảng 4.3. Kết Quả Kinh Doanh Từ Hoạt Động Vận Tải Đường Biển Của Công Ty ...36
Bảng 4.4. Kết Quả Kinh Doanh Từ Hoạt Động Vận Tải Đường Không Của Công Ty38
Bảng 4.5. Kết Quả Kinh Doanh Từ Hoạt Động Vận Tải Đường Bộ Của Công Ty......38
Bảng 4.6. Kết Quả Kinh Doanh Từ Hoạt Động Khai Thuê Ở Các Năm 2009-2011 ....39
Bảng 4.7. Tình Hình Chung Của MSL Và Các Công Ty Cùng Ngành ........................40
Bảng 4.8. Chi Phí Dự Kiến Triển Khai Trang Thiết Bị ................................................51
Bảng 4.9. Chi Phí Dự Kiến Cho Nhân Sự Cho Từng Tháng ........................................52
Bảng 4.10 Bảng Kết Quả Lợi Nhuận Dự Kiến..............................................................52

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lí Của Công Ty Marine Sky Logistics .....................10
Hình 3.1. Sơ Đồ Mối Quan Hệ Của Người Giao Nhận Với Các Bên Liên Quan .........18
Hình 4.1. Quy Trình Chung Về Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Của Công Ty ........29
Hình 4.2. Quy Trình Chung Về Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Của Công Ty ........30
Hình 4.3. Tỷ Trọng Doanh Thu Theo Cơ Cấu Dịch Vụ Của Công Ty .........................31
Hình 4.4. So Sánh Chỉ Tiêu ROE Và ROA Của Công Ty ...........................................33
Hình 4.5. So Sánh Các Chỉ Số Tài Chính MSL Và Các Công Ty Cùng Ngành ..........41
Hình 4.6. Tỷ Lệ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Kỹ Năng Nghiệp Vụ ...........................41
Hình 4.7. Tỷ Lệ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Khối Lượng Công Việc Trên Một Ngày
Của Một Nhân Viên.......................................................................................................42
Hình 4.8. Tỷ Lệ Đánh Giá Đánh Giá Của Nhân Viên Về Mức Lương Của Công Ty ..43

Hình 4.9. Tỷ Lệ Đánh Giá Của Nhân Viên Về Cơ Sở Vật Chất Của Công Ty ............43
Hình 4.10. Tỷ Lệ Đánh Giá Về Mức Độ Biết Đến Công Ty Của Khách Hàng ............44
Hình 4.11. Tỷ Lệ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Mức Độ Giao Hàng Đúng Hẹn Của
Công Ty .........................................................................................................................44
Hình 4.12. Tỷ Lệ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Mức Giá Của Công Ty ...................45
Hình 4.13. Tỷ Lệ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Mức Độ Hài Lòng Về Chất Lượng
Hoạt Động Giao Nhận Của Công Ty ............................................................................45

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Mẫu câu hỏi (1) Ý kiến của khách hàng
Phụ Lục 2: Mẫu câu hỏi (2) Ý kiến của nhân viên.
Phụ Lục 3: Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Biển
Phụ Lục 4: Bảng Giá Dịch Vụ Khai Hải Quan
Phụ Lục 5: Tờ Khai Hải Quan Điện Tử
Phụ Lục 6: Hợp Đồng

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1

Đặt vấn đề
Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, nền kinh tế nhanh chóng phát triển trong


nhiều lĩnh vực ngành nghề đặc biệt sôi động nhất có lẽ là trong lĩnh vực kinh tế thương
mại. Tất cả các quốc gia dù có chế độ chính trị khác nhau thì lĩnh vực ngoại thương
xuất nhập khẩu cũng đều là ngành mũi nhọn của các nước, tập trung phát triển cho
ngoại thương là quốc sách hàng đầu của các quốc gia, biên giới các quốc gia bây giờ
chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính. Hòa chung vào xu thế đó, Việt Nam cũng đã có
những thay đổi trong chính sách đầu tư phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn,
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành vận tải Hàng hải được Nhà nước xác định ưu
tiên phát triển nhằm mục đích thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam.
Trên thực tế cho thấy bản thân các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không thể thực hiện
đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và ngược lại do sự
hạn chế trong chuyên môn và nghề nghiệp. Chính vì vậy việc ra đời của các Công ty
dịch vụ giao nhận vận tải đang là nhu cầu cần thiết.
Với tình hình Việt Nam nói chung và các công ty Logistics nói riêng, áp lực
cạnh tranh do Việt Nam gia nhập WTO là rất lớn. Các công ty Logistics trong ngành
chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số dịch vụ, trong khi đó trên thế giới có xu thế hướng
vào chuỗi cung ứng supply chain để phục vụ khách hàng dịch vụ tối ưu nhất, ngay
trong mảng thị trường nội địa, các công ty Logistics cũng chỉ chiếm một thị trường khá
nhỏ, như vậy thì khó khăn phía trước cực kỳ gian nan. Theo Hiệp hội giao nhận kho
vận Việt Nam (VIFFAS), đến nay Việt Nam có khoảng 1000 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics, dịch vụ giao nhận. Thế nhưng qua nghiên
cứu thị trường cho thấy các doanh nghiệp dịch vụ Logistics của Việt Nam phần lớn là
các công ty TNHH nhỏ và vừa, khoảng 40% có vốn dưới 1 tỉ đồng, cơ sở hạ tầng


không có. Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản) năm họ chỉ đáp ứng được
khoảng 25% nhu cầu thị trường Logistics trong nước, 75% còn lại là do các tập đoàn
đa quốc gia đảm nhận. Vả lại, tập quán trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam
từ trước đến nay là “nhập CIF xuất FOB”, nghĩa là quyền định đoạt về vận tải đều do
các doanh nghiệp nước ngoài chỉ định. Rõ ràng “miếng bánh” ngành dịch vụ giao nhận
tại Việt Nam đang thuộc về các công ty nước ngoài.

Công ty TNHH Marine Sky Logistics cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong
việc phát triển hoạt động giao nhận. Mặc dù công ty là đại lý cho hai hãng tàu
Seaways Shipping Limited (của Ấn Độ) và Federated Shipping Limited (của
Singapore) sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
nhưng rất khó thuyết phục khách hàng đi ngược lại tập quán lâu nay, vả lại trình độ am
hiểu về chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, các phương tiện vận tảivà thiết bị
chuyên dùng của công ty chưa đủ khả năng để “nhập FOB xuất CIF”. Do đó, để nâng
cao chất lượng dịch vụ logistics của công ty, công ty không nên thụ động ngồi chờ sự
thay đổi thói quen trong tập quán kinh doanh của khách hàng mà cần hợp tác chặt chẽ
với các công ty logistics trong nước để tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu thay đổi phương thức giao, nhận hàng. Và trước hết, để làm được điều
đó công ty cần có nội lực sẵn sàng, nhân viên phải có trình độ và trang thiết bị phải
đầy đủ, phải có những phân tích cụ thể về hoạt động giao nhận hàng hóa của chính
công ty, để nắm bắt rõ thực trạng hoạt động của công ty, nhận ra được những hạn chế,
những điểm mạnh chưa được phát huy, từ đó đề ra biện pháp cải thiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa của công ty, đồng thời tìm hiểu ý kiến
đánh giá của nhân viên và khách hàng đối với quá trình hoạt động này. Từ đó có cơ sở
để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận cho công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty;
+ Phân tích được hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty;
+ Đánh giá về tình hình tổ chức và thực hiện hoạt động giao nhận của công ty;
2


+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm giúp công ty thực hiện tốt hơn trong
hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Số liệu sử dụng phân tích trong 3 năm từ năm 2009-2012.
- Về không gian: Công ty TNHH Marinesky Logistics. Địa chỉ: Số 812/1
Trường Chinh, Phường 15, Quận Tân Bình, TpHCM
1.4 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương I là chương mở đầu.
Nêu ra những lý do, tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tổ chức và hoạt
động của công ty trong giai đoạn hiện nay. Chương I còn trình bày được nội dung và
mục đích của đề tài cũng như phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương II là chương tổng quan.
Chương II cũng nêu lên tình hình thực hiện các hoạt động giao nhận của các
công ty Việt Nam hiện nay. Đồng thời chương II cũng giới thiệu khái quát về công ty:
quá trình hình thành, tình hình hoạt động, nhiệm vụ đã đạt được trong năm 2011 và
những mục tiêu phương hướng phát triển trong năm 2012 và thời gian tới. Ngoài ra
chương II còn trình bày các hoạt động trong dịch vụ giao nhận của công ty, cách thức
tổ chức bố trí nhân sự, cũng như những thuận lợi khó khăn về tình hình vốn, cơ cấu lao
động để có một cái nhìn tổng quan về công ty nhằm có những đánh giá đầu tiên về
cách thức tổ chức hoạt động giao nhận của công ty.
Chương III: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Với việc nêu ra các hoạt động của một công ty giao nhận, các chỉ tiêu và
phương pháp nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận, chương III cung cấp cách
thức, phương pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài. Chương III còn trình bày các
khái niệm về hoạt động giao nhận và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận
của công ty, bao gồm các yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài.
Chương IV đưa ra kết quả và thảo luận: tìm hiểu các hoạt động giao nhận của
công ty sau đó phân tích, nhận xét, đánh giá về việc thực hiện hoạt động giao nhận để
từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị để giúp công ty thực hiện tốt hơn và nâng
cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận.
3



Chương V là phần kết luận và trình bày kiến nghị: thông qua kết quả ở chương
4 đưa ra kết luận, từ đó đề xuất một số kiến nghị đối với công ty nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về các hoạt động Logistics của các công ty giao nhận Việt Nam
Xét trên tổng thể, các hoạt động Logistics có thể được chia thành 2 mảng lớn là:
- Inbound Logistics: Logistics cho quá trình cung ứng đầu vào;
- Outbound Logistics: Logistics cho quá trình phân phối sản phẩm.
 

Trong các công ty giao nhận Việt Nam, việc cung cấp hoạt động Logistics cho

quá trình cung ứng nguyên vật liệu còn khá mới, bao gồm: quản trị dây chuyền cung
ứng, thiết lập những trung tâm cung ứng để kết hợp các nguồn nguyên vật liệu từ
nhiều nhà cung ứng khác nhau, tính toán lượng nguyên vật liệu cần cung ứng cho
khách hàng, giữ mối liên hệ với các đối tác và các nhà cung ứng thường xuyên của
khách hàng, theo dõi lượng tồn kho của người bán, lắp ráp sản phẩm, gom hàng và
chất lên phương tiện vận tải, giám định hàng hóa… cho toàn bộ quá trình cung ứng vật
tư. Trong đó, có một số hoạt động Logistics mà các công ty giao nhận Việt Nam giành
được quyền cung cấp như: vận tải quốc tế và vận tải nội địa, khai quan hàng hóa, nâng
hạ, dỡ hàng… là các hoạt động giao nhận truyền thống. Thực trạng hoạt động
Logistics trong các công ty giao nhận Việt Nam được phân tích dựa trên các dịch vụ
trong chuỗi Logistics mà họ có khả năng đáp ứng .

Các công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
rất ít công ty có thể can thiệp sâu vào hoạt động quản lý kho của nhà xuất khẩu, trên
thực tế các nhà xuất khẩu tự quản lý kho của mình, quyết định số lượng hàng tồn kho
và các vấn đề khác như đóng gói, đánh mã số mã vạch, dán nhãn… Điều này cho thấy
rằng, hoạt động của các công ty giao nhận Việt Nam chưa thực sự gắn với hoạt động
xuất nhập khẩu của doanh nghiệp khách hàng ngay từ công ty của họ. Đa số các công
ty giao nhận chỉ cho xe đến nhận hàng khi khách hàng báo hàng hóa đã sẵn sàng cho
xuất khẩu. Vì vậy, các công ty giao nhận Việt Nam chỉ có thể thực hiện một số dịch vụ


như bốc xếp hàng từ kho, chất xếp vào container (trong trường hợp đóng hàng tại kho
riêng của nhà xuất khẩu), thủ tục khai báo hải quan để kiểm hóa tại kho riêng, dịch vụ
kiểm đếm… Đây là hoạt động mà các công ty giao nhận Việt Nam khá mạnh. Từ số
liệu điều tra cho thấy 83,7% các công ty giao nhận Việt Nam được khảo sát trả lời rằng
công ty mình có cung cấp vận chuyển nội địa. Tuy nhiên trong số đó chỉ có 35,48%
các công ty là có đội xe riêng, còn lại là liên kết thuê lại các đội xe từ công ty khác
.Ngoài vận tải đường bộ chiếm phần lớn trong hoạt động của các công ty giao nhận
Việt Nam, vận tải đường sắt và đặc biệt là vận tải thủy nội địa gần đây cũng phát triển.
Các công ty giao nhận Việt Nam có cung cấp lĩnh vực này chủ yếu đi thuê lại phương
tiện vận tải của các hãng tàu hoặc chủ xà lan chứ họ hầu như không có phương tiện
vận tải. Hoạt động kho bãi của các công ty giao nhận Việt Nam còn khá yếu. Trong số
các công ty giao nhận Việt Nam thì Sotrans là công ty có hệ thống kho lớn nhất với
tổng diện tích ước khoảng 160.000 m2, tuy nhiên phần lớn diện tích kho này được cho
thuê để chứa hàng hóa. Chỉ một số công ty có hoạt động gom hàng lẻ là có các hoạt
động giá trị gia tăng tại kho như M&P International; Vinatrans; ANC; Everich… bao
gồm các dịch vụ đóng gói, đóng kiện (Packing), đóng pallet (Palletizing)… Tuy nhiên
các kho này chỉ hoạt động như kho CFS (Container Freight Station) chứ chưa có kho
nào đóng vai trò như một trung tâm phân phối hàng hóa trong hoạt động Logistics toàn
cầu (Distribution center).
2.2 Tổng quan về công ty TNHH Marine Sky Logistics

2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên giao dich Tiếng Việt: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Marine Sky Logistics.
Tên giao dịch quốc tế: Marine Sky Logistics Co.,Ltd
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0310964526 ngày 27/12/2007
Văn phòng chính: số 812/1 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, TpHCM
Chủ doanh nghiệp: Lê Tuấn Phương
Lĩnh vực hoạt động chính: Vận tải và giao nhận hàng hóa
Email:
Website:
Điện thoại: (848) 38114857
Fax: (848) 38114836
6


Logo công ty:

Hình ảnh công ty:

2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Marine Sky Logistics là một công ty tư nhân, có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Công ty luôn hoạt động theo slogan : Hãy
để chúng tôi nói lên sự uy tín của bạn. Chính vì thế, tuy mới thành lập nhưng công ty
đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu và đã được nhiều khách hàng lớn cả trong, ngoài nước tin cậy và chọn
lựa. Công ty không những mở rộng được mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các
loại hình kinh doanh như: đại lý giao nhận vận tải quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ khai
thuê Hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác,…Với sự tận tâm và lòng nhiệt tình, mọi thành
viên trong công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng nâng
cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng, để hướng đến mục tiêu trở thành cầu nối
hiệu quả giữa công ty với các đại lí và với các đối tác nước ngoài. Công ty luôn nổ lực

nâng cao chất lượng các dịch vụ dể tạo được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng. Vì
vậy, công ty đã đạt được những mục tiêu đề ra:  
- Đảm bảo và phát triển nguồn vốn;
- Nâng cao doanh thu nhằm đạt được lợi nhuận cao;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên; 
- Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.
2.3.

Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty

2.3.1 Chức năng của công ty
Công ty TNHH Marine Sky Logistics là một công ty dịch vụ làm các chức
năng giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, tư vấn cho các công ty trong và
ngoài nước thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
7


Theo điều lệ công ty, công ty thực hiện các chức năng sau:
- Phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước thực hiện chuyên chở, giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội cợ triển
lãm…
- Nhận ủy thác về dịch vụ giao nhận và các dịch vụ khác có liên quan đến hàng
hóa như thu gom hàng lẻ, làm thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm
hàng hóa, giao hàng hóa cho người chuyên chở vận chuyển đến nơi quy định;
- Nhận khai thuê hải quan và hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu, theo dõi hàng
đi và đến;
- Hỗ trợ, tư vấn cho các công ty xuất nhập khẩu vừa/nhỏ/mới thành lập;
2.3.2. Nhiệm vụ của công ty
Với các chức năng trên công ty TNHH Marine Sky Logistics phải thực hiện các
nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Đảm bảo việc bảo toàn và phát triển lượng vốn, đảm bảo trang trải tài chính
cho công ty, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng mục đích và làm tròn nghĩa vụ đối với
nhà nước;
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng;
- Đẩy mạnh chiến lược marketing để tìm kiếm khách hàng, tăng cường hợp tác
với các công ty trong và ngoài nước;
- Trung thực và minh bạch trong các hoạt động hoạch toán kinh tế, báo cáo tài
chính, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa phải thực hiện bằng những phương thức
tiên tiến, thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, đảm bảo hàng hóa an toàn
trong phạm vi trách nhiệm của công ty;
- Tạo mối quan hệ tốt với hãng tàu, Hải quan, cảng biển, sân bay… nhằm tranh
thủ sự ưu đãi và tạo thêm nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của công ty;
- Nghiên cứu thị trường, đưa ra những mức giá cạnh tranh.
2.3.3. Mục tiêu của công ty
Nền kinh tế toàn cầu hóa với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty
MSL luôn xác định chất lượng dịch vụ là mục tiêu hàng đầu nhằm thỏa mãn nhu cầu
khách hàng trong hiện tại và tương lai. Do đó công ty luôn đặt ra cho mình mục tiêu
8


ngắn hạn và dài hạn, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng sức cạnh tranh
về giá và tìm kiếm lợi nhuận.
a)

Mục tiêu ngắn hạn
- Tiếp tục phát triển quan hệ sẵn có, kí hợp đồng trực tiếp với các hãng tàu, duy

trì quan hệ khách hàng;
- Giảm thiểu chi phí thất thoát đến mức thấp nhất để có mức cạnh tranh;

- Xây dựng môi trường làm việc khoa học, đoàn kết, năng động, hiện đại;
- Cải tiến quy trình giao nhận, tiếp tục xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với chi
cục Hải quan, cảng biển, sân bay, hãng tàu;
-Đa dạng hóa ngành hàng, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng khai thuê
Hải quan (đặc biệt là các thủ tục chứng từ phức tạp liên quan đến hoạt động xuất/nhập
hàng hóa) để thu hút thêm khách hàng đến với dịch vụ này. Phát triển và hoàn thiện
dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu mạnh;
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tư vấn cho các công ty xuất nhập khẩu vừa, nhỏ,
mới thành lập.
- Nâng cao trình độ và có kế hoạch đào tạo nhân viên để nâng cao năng suất và
chất lượng dịch vụ, đào tạo nhân viên gắn bó lâu dài tại công ty.
b)

Mục tiêu dài hạn
- Mở rộng thị trường kinh doanh, đặc biệt là khu vực Miền Tây Nam Bộ;
- Trở thành một công ty Logistics đúng nghĩa.

2.4. Bộ máy tổ chức hoạt động và nhân sự của công ty
Là một công ty chuyên về dịch vụ, công ty không cần có quá nhiều nhân sự, với
bộ máy tổ chức gọn nhẹ nên việc thông tin liên lạc giữa các phòng ban rất kịp thời,
việc phối hợp giữa các phòng ban cũng diễn ra tương đối nhịp nhàng và có hiệu quả vì 
mặc dù phân chia phòng ban rõ ràng, nhưng khi hoạt động, các nhân viên lại có thể
làm đan xen, một nhân viên sales có thể thực hiện tất cả.
2.4.1 Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty

9


Hình 2.1 : Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lí Của Công Ty Marine Sky Logistics
Giám Đốc


 
 

Phó Giám Đốc

 
 
 

Trợ lý Giám Đốc

 
 
Kinh doanh

 

Logistics

 
 

Trucking

Hải quan

Chứng từ kế toán

 

 

Bộ phận hỗ trợ: IT, Marketing, Customer Services

Nguồn: phòng Kế toán
2.4.2. Tình hình nhân sự của công ty
Bảng 2.1 Cơ Cấu Nhân Sự Của Công Ty Năm 2012
Tên phòng ban

Số lượng

Độ tuổi

Trình độ

Ban Giám đôc

3

25-35

Đại học

Phòng kinh doanh

5

23-31

Đại học


Phòng chứng từ kế toán

4

24-31

Cao đẳng trở lên

Phòng trucking

5

21-30

Cao đẳng

Phòng hải quan

4

25-30

Đại học

Phòng IT

3

25-33


Đại học

Tổng

24
Nguồn: phòng Kế toán

2.4.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của công ty


Giám đốc: là người đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi

hoạt động kinh doanh của công ty, là người có thẩm quyền cao nhất trong việc hoạch
10


định, điều hành, thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của công ty, cùng với
phó giám đốc bàn bạc, đề ra phương hướng, mục tiêu và cách thực hiện các hoạt động
của công ty trong thời gian dài hạn và ngắn hạn.


Phó giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty,

phó giám đốc cũng là người kiêm luôn bộ phận nhân sự, có trách nhiệm tuyển dụng
hay sa thải nhân viên, đề ra các chế độ lương thưởng cho nhân viên sau khi đã thông
qua ý kiến của giám đốc.


Trợ lý giám đốc: quản lý thời gian biểu công tác tại công ty, thừa hành


quyết định của ban giám đốc, quản lý kỷ luật, tâm sinh lý, yêu cầu công việc của nhân
viên, là người soạn thảo hợp đồng và phát ngôn chính của công ty.


Phòng kinh doanh: liên hệ đến các khách hàng có nhu cầu sử dụng đến

các dịch vụ làm hàng xuất khẩu, hoặc làm hàng nhập khẩu của công ty. Liên hệ đến
các hãng tàu, hãng hàng không, khu vực kho bãi để tìm ra đối tác thực hiện lô hàng,
đồng thời dựa vào giá cước của hãng tàu đưa ra để tiến hành làm hàng.


Phòng chứng từ và kế toán: Chức năng chính của phòng là làm các

chứng từ theo yêu cầu của đơn hàng, tiến hành thu gom chứng từ sau khi đã hoàn
thành 1 lô hàng, thanh toán và giải quyết công nợ, khai báo thuế, thống kê, báo cáo tài
chính định kỳ. Tham mưu cho phó giám đốc sử dụng các nguồn vốn và huy động vốn
đạt hiệu quả cao, kiểm tra và thực hiện các chế độ chính sách về tài chính, quản lý, tổ
chức và sử dụng lao động hợp lý.


Phòng trucking: tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vận chuyển nội điạ,

thuê kho bãi, kết hợp với phòng sale để tiến hàng làm hàng port to door hoặc door to
door. Khai thác thị trường nội địa gồm tuyến xe tải, xe lửa, xe đầu kéo, xà lan...


Phòng hải quan: nhiệm vụ chính là thông quan lô hàng xuất nhập khẩu,

tư vấn thuế hàng hóa xuất nhập, lên tờ khai, lấy hàng, bố trí kiểm dịch, giám định hàng

hóa, giám sát hàng hóa, bố trí làm hàng, xếp dỡ…


Bộ phận hỗ trợ



Bộ phận IT: phát triển phầm mềm, sữa chữa cài đặt hệ thống máy tính,

hệ thống mạng, …


Bộ phận Marketing: thực hiện các hoạt động marketing, thiết lập và duy

trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng…
11




Bộ phận customer care: chăm sóc khách hàng….

2.5. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Với xu hướng nền kinh tế ngày càng phát triển, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu,
mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới thì vận chuyển và giao nhận
hàng hóa trở thành ngành nghề quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại
giữa Việt Nam và các nước. Do đó, ngay từ khi thành lập công ty đã xác định lĩnh vực
hoạt động chính của mình là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với các dịch vụ sau:



Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển
Thực hiện các công việc giao nhận hàng FCL, LCL bằng đường biển, làm đại lý

hãng tàu nước ngoài, làm thủ tục cho các tàu cập cảng, rời cảng và đảm nhiệm thêm
một số dịch vụ nhằm tạo quy trình công việc khép kín như: Dịch vụ khai thuế hải quan
cho hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển, dịch vụ vận chuyển hàng Container bằng
đường bộ, mua bảo hiểm hàng hóa, thuê giám định...

Hiện tại công ty đã ký hợp đồng liên kết với nhiều hãng tàu lớn như OOCL,
APL, MOL MSTX PANOCEAN, EVERGREEN, MAERKS, CMA, VN AIRLINE,
JETSTAR, DHL, FEDEXE... Dịch vụ giao nhận Quốc Tế bằng đường biển của Marine
Sky Logistics được đánh giá là đáng tin cậy nhất trên thị trường. Đặc biệt công ty
thường xuyên vận chuyển hàng hoá bằng container tuyến Châu Âu, Châu Á , Bắc Mỹ,
Châu Úc...
Các khách hàng thân thiết của công ty: công ty TNHH Trí Nguyễn, công ty cổ
phần nhựa Meekong, công ty TNHH Thiên An, công ty TNHH Fujiseiko, công ty cổ
phần gạch ngói Tân Kỷ Nguyên, công ty TNHH Harris...
12


Bảng 2.2. Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Biển Của Công Ty
Đơn vị tính: USD
Cảng đi

Cảng đến

Container 40”

Hồ Chí Minh


Shanghai (Trung Quốc)

260

Hồ Chí Minh

New York (Hoa Kỳ)

3200

Hồ Chí Minh

Incheon (Hàn Quốc)

300

Hồ Chí Minh

Kobe (Nhật Bản)

460

Hồ Chí Minh

Hamburg (EU)

2800
Nguồn: Phòng kinh doanh

Điều kiện giao hàng trong vận tải đường biển mà công ty thường khuyến khích

khách hàng sử dụng là: xuất hàng theo điều kiện CIF, nhập hàng theo điều kiện FOB.


Dịch vụ vận tải hàng không
Thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Công

ty cung cấp các dịch vụ sau: vận tải hàng không hàng hóa xuất nhập khẩu, đóng gói và
bao bì hàng hóa, giao nhận hàng từ nơi giao cuối cùng, thủ tục thông quan hàng hóa
xuất nhập khẩu. Các hãng được sử dụng trong vận tải đường không: Eva Air, China
Airline, Asiana Cargo, Singapore Airline, Vietnam Airline...


Dịch vụ vận tải đường bộ
Thực hiện gom nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau và xếp chung vào

container để vận chuyển đi nước ngoài, vận tải nội địa…
Bảng 2.3. Bảng Cước Phí Vận Tải Đường Bộ Của Công Ty
Đơn vị tính: đồng
Cảng đi

Cảng đến

Container 40”

Hồ Chí Minh

Thủ Dầu Một (Bình Dương)

2.795.100


Hồ Chí Minh

Cần Thơ

9.050.800

Hồ Chí Minh

Cà Mau

13.975.500

Hồ Chí Minh

Vũng Tàu

5.989.500

Hồ Chí Minh

Phan Thiết

7.986.000

13


×