Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG TIÊU THEO CHƯƠNG TRÌNH IPM Ở HUYỆN XUÂN LỘC TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.07 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHAN THỊ TUYẾT LY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
TIÊU THEO CHƯƠNG TRÌNH IPM Ở HUYỆN XUÂN LỘC
TỈNH ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

PHAN THỊ TUYẾT LY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
TIÊU THEO CHƯƠNG TRÌNH IPM Ở HUYỆN XUÂN LỘC
TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh
tế của mô hình trồng tiêu theo chương trình IPM ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”
do Phan Thị Tuyết Ly, sinh viên khóa 2008 – 2012, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn,

__________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

_______________________
Ngày

tháng

năm

tháng


năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin gửi tới ba mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất. Cám ơn ba mẹ đã sinh
thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con để con có được ngày hôm nay.
Gửi đến thầy TS. Đặng Thanh Hà lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 34 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô chú, anh chị công tác tại UBND xã
Xuân Thọ, Trạm Bảo Vệ Thực Vật Xuân Lộc-Thị Xã Long Khánh đã nhiệt tình cung
cấp số liệu giúp em hoàn thành tốt nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các hộ gia đình trên địa bàn xã Xuân Thọ đã giúp đỡ em trong việc
thu thập số liệu để hoàn thành bài nghiên cứu.
Cám ơn bạn bè, những người thân đã luôn ở bên tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2012

Sinh viên
Phan Thị Tuyết Ly


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ TUYẾT LY. Tháng 06 năm 2012. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Của Mô Hình Trồng Tiêu Theo Chương Trình IPM Ở Huyện Xuân Lộc, Tỉnh
Đồng Nai ”.
PHAN THI TUYET LY. June 2012. “Evaluation Of Economic Efficiency an
IPM Program for Pepper in Xuan Loc Distric- Đong Nai Province”.
Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là vấn nạn trong vấn đề
lương thực thực phẩm của Việt Nam. Nó không những gây độc hại cho sản phẩm mà
còn làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Vì vậy việc áp dụng các biện pháp
thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.
Huyện Xuân Lộc là một trong những huyện có diện tích tiêu khá lớn ở tỉnh
Đồng Nai. Nhưng những năm gần đây, tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều như bệnh
chết nhanh, chết chậm dây Tiêu, Rệp sáp- Tuyến trùng….. đặc biệt là bệnh chết nhanh
đã làm giảm diện tích tiêu đáng kể, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Khóa luận đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng tiêu theo chương trình
IPM ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 70 hộ dân
trên địa bàn Xã Xuân Thọ nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tiêu, và
hiệu quả kinh tế khi áp dụng IPM trong trồng tiêu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những hộ có áp dụng IPM trên cây tiêu có năng
suất cao hơn, tỉ lệ phát sinh, gây hại của sâu bệnh giảm. Ngoài ra, khi áp dụng IPM
còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm do sử dụng quá mức thuốc trừ sâu và phân hóa học.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ...........................................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận .............................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................................5
2.2. Tổng quan xã Xuân Thọ ...........................................................................................6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................6
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................8
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................11
3.1. Cơ sở lí luận............................................................................................................11
3.1.1. Nông nghiệp bền vững....................................................................................11
3.1.2. Quản lý dịch hại tổng hợp...............................................................................12
3.1.3. Giới thiệu sơ lược về cây tiêu .........................................................................16
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................23
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................23
3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu ...............................................................................23
3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả. .........................................................................24
3.2.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ...............................................................24
3.2.5. Phương pháp hồi quy kinh tế lượng ...............................................................24
3.2.6. Phương pháp đánh giá có sự tham gia ............................................................29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................30
v


4.1. Tình hình sản xuất tiêu tại xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc....................................30

4.1.1. Tình hình sản xuất tiêu ...................................................................................30
4.1.2. Tình hình hoạt động tổ chức khuyến nông .....................................................30
4.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của mẫu điều tra .............................................................31
4.3. Đặc điểm sản xuất của các hộ điều tra ...................................................................34
4.3.1. Tỷ lệ hộ áp dụng IPM của mẫu điều tra .........................................................34
4.3.2. Tình hình vay vốn và thông tin kỹ thuật của chủ hộ ......................................36
4.4. Phân tích ảnh hưởng của mô hình trồng tiêu theo IPM đến năng suất tiêu............37
4.4.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình ................................................37
4.4.2. Kiểm định các vi phạm của mô hình ..............................................................42
4.4.3. Nhận xét về dấu và độ lớn của từng hệ số hồi quy .........................................43
4.5. Phân tích hiệu quả kinh tế trồng tiêu theo chương trình IPM ................................45
4.5.1. So sánh về chi phí đầu tư ban đầu giữa hai nhóm hộ trồng tiêu IPM và không
trồng tiêu theo IPM ....................................................................................................45
4.5.4. Tính hiệu quả giữa nhóm áp dụng IPM và nhóm không áp dụng IPM ..........48
4.6. Phân tích độ nhạy của sự thay đổi của giá, năng suất đến lợi nhuận của nông hộ có
áp dụng chương trình IPM.............................................................................................49
4.7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IPM của nông hộ .............50
4.7.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình logit ........................................50
4.7.2. Dựa vào hệ số Mc Fadden R – Squared (R2McF) .............................................51
4.8. Thuận lợi và khó khăn khi trồng tiêu theo IPM .....................................................53
4.8.1. Những thuận lợi khi trồng tiêu theo chương trình IPM ..................................53
4.8.2. Những khó khăn khi trồng tiêu theo IPM. ......................................................54
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................55
5.1. Kết luận...................................................................................................................55
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................58
PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN &PTNT

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CPSX

Chi Phí Sản Xuất

DT

Doanh Thu

GAP

Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

IPM

Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp

KHKT

Khoa Học Kĩ Thuật




Lao Động

LĐ NL nghiệp

Lao Động Nông Lâm nghiệp

LN

Lợi Nhuận

PSSSTĐ

Phương Sai Sai Số Thay Đổi

THCS

Trung Học Cơ Sở

THPT

Trung Học Phổ Thông

TC, CĐ- ĐH

Trung cấp, Cao Đẳng- Đại Học

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VietGAP

Quy Trình Thực Hành Sản Xuất Nông Nghiệp Tốt Việt Nam

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Đất của Xã Xuân Thọ ....................................................................7 
Bảng 2.2. Tình Hình Chăn Nuôi của Xã Xuân Thọ Năm 2010 ......................................9 
Bảng 2.3. Tình Hình Dân Số và Lao Động Năm 2010 ...................................................9 
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số của Mô Hình Hàm Năng Suất .............................25 
Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu các Biến Hàm Logit ...............................................................28 
Bảng 4.1. Tình Hình Sản Xuất Tiêu theo các Năm của Xã Xuân Thọ .........................30 
Bảng 4.2. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Các Chủ Hộ. ...............................................31 
Bảng 4.3. Số Nhân Khẩu và Số Lao Động của Hai Nhóm............................................32 
Bảng 4.4. Quy Mô Đất Canh Tác Nông Nghiệp và Thu Nhập của Các Hộ Điều Tra ..33 
Bảng 4.5. Thống Kê Tỷ Lệ Hộ Áp Dụng và Không Áp Dụng IPM .............................34 
Bảng 4.6. Tỷ Lệ Hộ Mong Muốn Áp Dụng IPM ..........................................................34 
Bảng 4.7. Bảng Sự Phát Sinh, Gây Hại của Sâu Bệnh giữa 2 Nhóm ............................35 
Bảng 4.8. Nguồn Thông Tin Về Kỹ Thuật Trồng Tiêu của Các Hộ Điều Tra..............36 
Bảng 4.9. Ước Lượng Lại các Thông Số trong Mô Hình .............................................38 
Bảng 4.10. Ước Lượng Lại các Thông Số trong Mô Hình ...........................................39 

Bảng 4.11. Ước Lượng Lại các Thông Số trong Mô Hình ...........................................40 
Bảng 4.12. Ước Lượng Lại các Thông Số trong Mô Hình ...........................................41 
Bảng 4.13. Ước Lượng Lại các Thông Số trong Mô Hình ...........................................41 
Bảng 4.14. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Quy Bổ Sung ..................43 
Bảng 4.15. Kiểm Tra Về Dấu Kì Vọng của Mô Hình ...................................................44 
Bảng 4.16. So Sánh Tổng Chi Phí Đầu Tư ban đầu giữa Hai Nhóm ...........................45 
Bảng 4.17. Bảng Chi Tiết về Công Lao Động giữa Hai Nhóm .....................................46 
Bảng 4.18. Chi Phí Sản Xuất Cho 1 Sào Trồng Tiêu ....................................................47 
Bảng 4.19. So Sánh Doanh Thu và Lợi Nhuận của Hai Nhóm .....................................48 
Bảng 4.20. Phân Tích Rủi Ro Về Lợi Nhuận của Người Trồng Tiêu Theo IPM Khi Giá
và Năng Suất Thay Đổi .................................................................................................49 
Bảng 4.21. Bảng Các Thông Số Ước Lượng Hàm Logit. .............................................50 
viii


Bảng 4.22. Kiểm Tra Về Dấu Kì Vọng của Mô Hình ...................................................51 
Bảng 4.23. Kết Quả Dự Đoán Của Mô Hình ................................................................53 
Bảng 4.24. Giá Trị Trung Bình Các Biến......................................................................53 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Kinh Tế của Xã Xuân Thọ Năm 2010 ...............................................8
Hình 3.1. Sơ Đồ Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp ................................................................13
Hình 4.1 Độ Tuổi của Hai Nhóm ..................................................................................32
Hình 4.2. Tỷ Lệ Vay Vốn Của Hai Nhóm.....................................................................36

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Hàm Năng Suất (đầy đủ biến)
Phụ lục 2. Kết Xuất Hàm Năng Suất (đã loại bỏ biến không có ý nghĩa)
Phụ lục 3. Mô Hình Kiểm Định PSSSTD
Phụ lục 4. Mô Hình Hồi Qui Bổ Sung
Phụ lục 5. Mô Hình Kiểm Định Tự Tương Quan
Phụ lục 6. Mô Hình Hàm Logit (đầy đủ biến)
Phụ lục 7. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình
Phụ lục 8. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Hồ tiêu là loại cây trồng thích hợp với khí hậu vùng cận xích đạo đồng thời là

loại gia vị được ưa chuộng khắp mọi nơi trên thế giới do có những tính chất riêng biệt
về vị cay và mùi thơm đặc trưng mà không loại gia vị nào có thể thay thế được. Hội tụ
đầy đủ những điều kiện trên nước ta đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt tiêu đen hàng
đầu thế giới có uy tín cả về chất lượng lẫn sản lượng cung ứng hàng năm. Theo Hiệp
hội hồ tiêu Việt Nam, ước tính luợng xuất khẩu 12 tháng trong năm 2011 là 125 ngàn
tấn, kim ngạch đạt 736 triệu USD, so với cùng kì năm truớc lượng tăng là 7,2% và kim
ngạch tăng tới 74,6%. Giá tiêu xuất khẩu đạt kỉ lục ở mức 5.867 USD/tấn.
Đồng nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ với diện tích hồ tiêu đạt 7000

ha lớn thứ 3 trong cả nước tập trung tại các huyện Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ,
Trảng Bom với huyện Xuân Lộc có tổng diện tích là 1.183 ha. Những năm gần đầy
nhờ giá tiêu thế giới tăng cao, nhiều hộ trồng tiêu tại Đồng Nai có cuộc sống khấm khá
hơn và không ngừng chuyên canh chăm sóc cũng như mở rộng diện tích trồng tiêu của
mình.
Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường như
hiện nay trên cây tiêu đã xuất hiện nhiều chứng bệnh lạ làm hàng ngàn gốc tiêu đang
tươi tốt bỗng héo lá và chết hàng loạt gây tổn thất nặng nề cho nhiều nông hộ. Bệnh
diễn ra rất nhanh nên bà con nông dân còn gọi là bệnh chết nhanh trên cây tiêu. Bệnh
chết nhanh do nấm Phytophthora capsici (là chủ yếu) gây ra. Bệnh có thể tấn công tất
cả các bộ phận của cây tiêu, nhưng nguy hiểm nhất vẫn là trên cổ rễ, làm cho cây héo
rũ và chết rất nhanh. Nấm Phytophthora tồn tại trong đất, trong tàn dư của cây bị bệnh
(thường cũng nằm trong đất), chúng có nguồn gốc thủy sinh, nên rất cần có ẩm ướt để
sinh sản và phát triển. Vì thế gặp điều kiện mưa ẩm của mùa mưa, nấm sẽ sinh sản,
phát triển rất nhanh và ngấm ngầm gây hại bộ rễ (nhất là trên cổ rễ) của cây. Khi thấy
1


cây bị chết thì thực ra bộ rễ đã bị nấm tấn công trước đó hàng tháng rồi. Năm 2008
diện tích Tiêu nhiễm bệnh chết nhanh trên toàn huyện Xuân lộc là 187 ha trong đó 75
ha nhiễm từ 10%- 35%.
Căn nguyên của hiện tượng này cũng một phần là do cách chăm sóc tiêu truyền
thống theo hướng vô cơ, sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật làm
vùng đất canh tác bị chai sạn, thoái hóa, tạo điều kiện cho một số loại nấm phát triển
tạo thành dịch.
Chi cục Bảo vệ thực vật của tỉnh đã phối hợp với Trạm Bảo Vệ Thực Vật tại
địa phương triển khai mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây tiêu nhằm phòng
chống dịch bệnh đồng thời nâng cao chất lượng hạt tiêu, chuyển hướng sản xuất nông
sản theo hướng hữu cơ sinh học giúp ổn định năng suất và không gây hại cho môi
trường và sức khỏe con người, đưa nền nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng phát triển

bền vững, đạt các tiêu chuẩn cũng như yêu cầu của thị trường thế giới. Khắc phục tình
hình dịch bệnh.
Từ đây, đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Trồng Tiêu
Theo Chương Trình IPM Ở Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai” đã được chọn nhằm
xác định những lợi ích đạt được khi áp dụng chương trình IPM kể cả về mặt làm giảm
dịch bệnh, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và giá trị môi trường được cải thiện.
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai với số mẫu điều tra 70
mẫu.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng tiêu theo chương trình quản lý
dịch hại tổng hợp trên cây tiêu tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất hồ tiêu và chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp
tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tiêu.
- So sánh hiệu quả của mô hình trồng tiêu theo IPM và không thực hiện IPM.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng mô hình.
2


- Đề xuất kiến nghị, khuyến cáo nhằm hướng người dân phát triển cây tiêu theo
hướng bền vững sinh học và đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận


1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/3/2010 đến 01/6/2010. Trong đó
khoảng thời gian từ 01/3 đến 01/4 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và chọn lọc tài
liệu, từ ngày 01/4 đến 01/5 thu thập số liệu sơ cấp, điều tra thông tin ở địa bàn nghiên
cứu. Thời gian còn lại tập trung vào xử lý số liệu và viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc. Số liệu sơ cấp được thu thập
thông qua điều tra chọn 70 mẫu tại xã Xuân Thọ, trong đó 27 mẫu áp dụng trồng tiêu
theo chương trình IPM và 43 mẫu không được áp dụng trồng tiêu theo chương trình
IPM.
1.3.3. Về nội dung
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trồng tiêu theo chương trình IPM có hiệu
quả hay không; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tiêu và các nhân tố ảnh
hưởng đến việc nông hộ tham gia trồng tiêu theo chương trình IPM. Từ đó đề xuất
biện pháp để giúp nông dân tham gia áp dụng trồng tiêu theo IPM nhằm tăng năng
suất, nâng cao đời sống của người dân, đồng thời để bảo vệ môi trường.
1.4.

Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương.
Chương 1: Mở đầu
Chương này là phần mở đầu trình bày về sự cần thiết của việc phân tích hiệu

quả kinh tế của mô hình trồng tiêu theo chương trình IPM, mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi và nội dung của đề tài này.
Chương 2: Tổng quan
Chương này thể hiện tổng quan về tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài và
địa bàn nghiên cứu là xã Xuân Thọ bao gồm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở nơi
đây.


3


Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này là phần cơ sở lý luận trình bày một số khái niệm liên quan đến đề
tài như: môi trường, phát triển bền vững IPM… và các phương pháp nghiên cứu sử
dụng trong đề tài. Những cơ sở này giúp người đọc hiểu rõ hơn những vấn đề trình bày
trong khóa luận.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày chi tiết các kết quả đạt được của nghiên cứu, thảo luận
các kết quả đạt được. Chương này trình bày rõ về thực trạng sản xuất tiêu, so sánh hiệu
quả kinh tế giữa hai hộ có áp dụng sản xuất tiêu theo chương trình IPM và không áp
dụng sản xuất tiêu theo IPM về chi phí trồng tiêu, sản lượng, đưa ra hàm năng suất của
cây tiêu, và phân tích các yếu tố tác động đến quyết định áp dụng IPM của người dân.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương cuối cùng tóm lược lại các kết quả chính của nghiên cứu, đánh giá các
kết quả đó và rút ra kết quả đó có ý nghĩa như thế nào đối với người dân trồng tiêu và
chuỗi cung ứng. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích các hộ nông dân
tiếp tục trồng tiêu theo chương trình IPM.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu của Lại Hải Sâm năm 2010 “Đánh giá khả năng áp dụng VietGAP
trong sản xuất rau tại hợp tác xã Phước Hải tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” . Trên cơ sở phân
tích số liệu điều tra 80 người dân và số liệu thứ cấp thu thập được, đề tài tìm hiểu về

các chính sách VietGAP, thực trạng tuân thủ một số qui định sản xuất VietGAP và xác
định hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo VietGAP. Qua đó đề tài sử dụng phương pháp
phân tích gồm có phương pháp thống kê, mô hình hàm sản xuất phân tích các số liệu
về năng suất và chi phí sản xuất. Kết quả cho thấy đầu ra sản phẩm được xác định là
vấn đề khó khăn nhất hiện nay của xã viên vì Hợp Tác Xã mới chỉ có khả năng tiêu thụ
hơn 30% sản lượng rau với giá cao hơn so với thương lái mua bên ngoài.
Nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh năm 2011“Phân tích hiệu quả của việc sản
xuất chè sạch trên địa bàn xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng” . Đề tài đã tìm ra
sự chênh lệch giữa 2 nhóm hộ trồng chè áp dụng VietGAP và không áp dụng
VietGAP

về

năng

suất



104

kg/1000m2/năm,

lợi

nhuận



749.191


2

VND/1000m /năm. Đồng thời tác giả dùng hàm logit xác định các yếu tố để nông dân
tham gia sản xuất chè theo VietGAP là kiến thức về VietGAP, số lớp tham gia tập
huấn VietGAP, trình độ học vấn và tổng thu nhập của hộ nông dân. Từ đó đề xuất các
biện pháp và phát triển ngành chè ở Bảo Lộc theo hướng bền vững.
Nghiên cứu của Nguyễn Chí Hải năm 2011 “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế và
Môi Trường Của Mô Hình Canh Tác “Lúa Sạch” Tại Huyện Thạnh Phú Tỉnh Bến
Tre”. Đề tài tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của việc canh tác “lúa sạch” tại Huyện, từ đó
so sánh hiệu quả kinh tế với mô hình canh tác “lúa thường” và tác động môi trường từ
hai mô hình này. Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra của 80 hộ canh tác “lúa sạch” và
“lúa thường” tại tỉnh Bến Tre. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, với 1 công lúa - tôm
5


trong 1 năm sẽ thu được lợi nhuận là 5.483.000 VNĐ (lúa: 1.359.000 VNĐ; tôm
4.123.000 VNĐ) với chi phí 3.171.000 VNĐ (lúa: 1.059.000 VNĐ; tôm:
2.112.000.VNĐ) và doanh thu 8.654.000 VNĐ (lúa: 2.418.000 VNĐ; tôm: 6.236.000
VNĐ). Lợi nhuận gấp đôi so với lúa thường. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương
pháp hồi quy kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, và các
yếu tố dẫn đến sự khác biệt đến năng suất là lao động, phân bón, số lần bệnh , cùng với
biến Dummy là biến mô hình (sạch và thường).
Nghiên cứu của Đặng Thị Hiền Lương năm 2011 “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của mô hình sản xuất thanh long VietGAP ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân khi áp dụng theo tiêu chuẩn
VietGAP mặc dù chi phí có tăng nhưng sản lượng tăng cao nên mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Điều này cho thấy mô hình VietGAP có lợi cho người trồng thanh long, giúp
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Đồng thời, việc trồng thanh long theo tiêu
chuẩn này góp phần thay đổi thói quen trồng trọt của người dân theo hướng tiến bộ

hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường, có lợi cho sức khỏe của người sản xuất lẫn người
tiêu dùng.
Ngoài những nghiên cứu trên thì khóa luận còn sử dụng nhiều thông tin tổng
hợp từ nhiều nghiên cứu khác, từ nhiều nguồn khác như internet, từ thực tế và từ
những thông tin có được từ cán bộ địa phương, từ người dân sống trong địa bàn nghiên
cứu.
2.2. Tổng quan xã Xuân Thọ
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Xuân Thọ là xã miền núi được thành lập sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải
phóng, nằm phía Nam của huyện Xuân Lộc nằm cách trung tâm huyện Xuân Lộc 9 km
đường chim bay về hướng Bắc. Và cách thành phố Biên Hòa 60 km. Với tổng diện
tích đất tự nhiên 3.775 ha. Ranh giới hành chính tiếp giáp:
Phía Bắc giáp xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc,Tỉnh Đồng Nai).
Phía Nam giáp xã Xuân Phú, Suối Cát (Thị xã Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai).
Phía Tây giáp xã Xuân Vinh (Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai).
6


Phía Đông giáp xã Xuân Trường (Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai).
b. Đơn vị hành chính
Xã Xuân Thọ hiện có 7 ấp gồm: ấp Thọ Chánh, ấp Thọ Lộc, ấp Thọ Trung, ấp
Thọ Tân, ấp Thọ Hòa, ấp Thọ Bình, ấp Thọ Phước.
c. Địa hình
Xã có dạng địa hình cao nguyên trung du. Độ dốc trung bình 0-300, cao nhất là
Núi chứa chan 874m.
d. Khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa mưa từ tháng 4
đến 11. Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26-280C,
lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 2.000-2.500 mm, độ ẩm 75%, và nhiệt độ cao

nhất 360C, nhiệt độ thấp nhất 220C.
e. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích là 358 ha, chủ yếu trồng các cây: tràm, xà cừ, điều, cây gió bầu
và một số loại cây khác. Với mật độ 200 cây/ha. Hiệu quả kinh tế chưa cao, chủ yếu là
thu nhập từ điều và cây công nghiệp lâu năm.
f. Đất đai
Xã có diện tích đất khá dồi dào và phong phú, cụ thể:
Bảng 2.1. Diện Tích Đất của Xã Xuân Thọ
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

3.775

100

Diện tích đất nông nghiệp

3.196,9

Diện tích đất lâm nghiệp

68

Diện tích đất chuyên dùng


101,8

Diện tích đất ở

84,64

Diện tích đất chưa sử dụng

338,89
Nguồn: Thống kê của UBND xã Xuân Thọ năm 2008

7


2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Tình hình chung về kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đang phát triển, giá cả các mặt hàng nông sản như tiêu,
điều cao nên đời sống của dân được cải thiện. Giá trị sản xuất do nông nghiệp mang lại
trong năm 2010 là 458,94 tỷ đồng.
Hình 2.1. Cơ Cấu Kinh Tế của Xã Xuân Thọ Năm 2010

Nguồn: Thống kê của UBND xã Xuân Thọ.
Theo báo cáo thống kê của xã về cơ cấu kinh tế thì nông nghiệp và lâm nghiệp
chiếm 47%, dịch vụ chiếm 37%, công nghiệp- Xây dựng chiếm 16%. Người dân chủ
yếu làm nông và làm rừng, rẫy. Dịch vụ ở đây khá phát triển, đời sống của người dân
khá dã.

8



- Chăn nuôi
Bảng 2.2. Tình Hình Chăn Nuôi của Xã Xuân Thọ Năm 2010
Hạng mục

Số lượng (con)

Trâu

5



1.790

Heo

28.560

Gia cầm

35.200



1.080
Nguồn: Thống kê của UBND xã Xuân Thọ

- Thương mại, dịch vụ
Tổng mức hàng hóa và dịch vụ bán ra là 360,1 tỷ đồng. Toàn xã có 663 cơ sở

thương nghiệp trong đó có 3 doanh nghiệp và 660 cơ sở.
b. Điều kiện xã hội
- Dân số và lao động
Bảng 2.3. Tình Hình Dân Số và Lao Động Năm 2010
Khoản mục

Đơn vị tính

Số lượng

1. Số hộ

Hộ

3.915

2. Dân số trung bình

Người

18.210

3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên



1,16

4. Số người trong độ tuổi LĐ


Người

12.006

Tỉ lệ so với dân số

%

65,9

5. Số LĐ đang làm việc

Người

9.725

Người

6.516

Trong đó: LĐ NL nghiệp

Nguồn: Thống kê của UBND xã Xuân Thọ
Theo số liệu thống kê 2010 của UBND xã Xuân Thọ, cả xã có 3.915 hộ, tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 1,16‰. Số lao động là 12.006 người, trong đó lao động trong
nông nghiệp là 6.516 người.

9



- Giáo dục
Hệ thống giáo dục ở xã Xuân Thọ tương đối ổn định. Cả xã có 2 trường mẫu
giáo, 3 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông.
Trang thiết bị còn thiếu, cần được đầu tư nhiều hơn nữa.
- Y tế
Trạm y tế xã có 6 giường. Trạm có 1 bác sĩ, và 8,24 cán bộ y tế/ vạn dân. Trang
thiết bị y tế vẫn còn sơ sài, thiếu thuốc để cấp miễn phí cho người nghèo, đội ngũ cán
bộ cần phải được đào tạo thêm để nâng cao trình độ.
- Mạng lưới giao thông
Xã có tỉnh lộ 763 và liên huyện Xuân Lộc – Thị xã Long Khánh. Với 24 km
đường chạy qua. Hiện các đường liên xã, liên khu ấp được nhựa hóa từ nguồn ngân
sách của nhà nước và nhân dân đóng góp. Hàng năm xã đều có kế hoạch tu sửa, nâng
cấp các tuyến đường đất còn lại đảm bảo nhu cầu đi lại và sinh hoạt của nhân dân.
Tổng số km đường nhựa là 32 km, và 20 km đường đất.
- Văn hóa xã hội
Bưu chính viễn thông: Xã có 1 bưu điện văn hóa xã và 1 tổng đài viễn thông
cung cấp gần 2.000 thuê bao điện thoại cố định, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao
đời sống cho nhân dân. Với 2.000 máy/tổng số hộ là 3.915 hộ.
Văn hóa thông tin: Xã có đài phát thanh đặt tại UBND xã, đảm bảo việc thông
tin tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Xã đã được công
nhận là xã văn hóa, tệ nạn trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, tranh chấp đất đai
không đáng kể, ý thức người dân ngày càng được nâng cao.
- Cơ sở hạ tầng:
Tỷ lệ hộ dùng điện là 99,86%, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh 98,13%.

10


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững là một mục tiêu dài hạn hướng tới sự ổn định vì lợi ích
hiện tại và tương lai của nông dân và xã hội. Nông nghiệp bền vững không nêu ra cụ
thể các hoạt động phải thực hiện mà nó buộc người nông dân suy nghĩ về hậu quả của
việc canh tác nông nghiệp, cũng như các hoạt động và tương tác của hệ thống nông
nghiệp. Nông nghiệp bền vững bao gồm ba mục tiêu chính mục tiêu về môi trường,
kinh tế và công bằng xã hội như sau:
 Nông nghiệp bền vững phải có lợi nhuận để nông dân tiếp tục canh tác, sử dụng
đất.
 Nông nghiệp bền vững làm tăng thêm tính bền vững về môi trường bằng cách
đề cập đến việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên
không tái tạo và sự thống nhất của chu kỳ sinh học.
 Nông nghiệp bền vững tối thiểu phải đạt yêu cầu về duy trì được chất lượng
cuộc sống của nông dân và xã hội (Ikerd et al 1997; Norman et al 1997; SWCS
1995).
Cơ sở chấp nhận chuyển sang nông nghiệp bền vững thông qua hoạt động nông
nghiệp: truyền thống canh tác của nông dân có những hoạt động theo hướng nông
nghiệp bền vững như luân canh cây trồng, cây che phủ, cho đất nghỉ ngơi, kiểm soát
sâu bệnh, cải tạo đất và một số hình thức khác.
Cơ sở chấp nhận chuyển sang nông nghiệp bền vững thông qua công nghệ mới:
Các nghiên cứu của các ngành như xã hội học, kinh tế, khoa học chính trị, truyền
11


thông và y tế công cộng đã góp phần đổi mới phương thức canh tác nông nghiệp của
nông dân.
3.1.2. Quản lý dịch hại tổng hợp
a. Dịch hại trên cây tiêu là gì?

“Dịch hại” là chỉ tất cả các tác nhân sinh vật có khả năng gây hại cho cây tiêu,
không chỉ là sâu, bệnh mà còn gồm cả cỏ dại, chuột, chim, ốc. Khả năng gây hại của
các sinh vật này chỉ thể hiện trên thực tế khi chúng phát sinh tới một mức độ nào đó.
Cũng có nghĩa là nếu phát sinh ở mức độ thấp chúng không có hại.
b. Thiên địch là gì?
Thiên địch là từ chỉ các loài sinh vật dùng cơ thể các loài sinh vật gây hại cây
làm thức ăn hay môi trường sống cho chúng, chúng còn được gọi là “người bạn của
nông dân”. Thiên địch có nhiều loài với các tác dụng khác nhau, có thể chia thành 3
nhóm chính như sau:
1. Nhóm bắt mồi ăn thịt
Tác dụng của nhóm này là ăn sâu hại. Thiên địch bắt mồi chủ yếu là các loài
nhện và một số côn trùng như bọ rùa, bọ xít gai, bọ xít nước trên ruộng lúa. Kiến vàng
trên cây ăn quả. Cú mèo, trăn, rắn là những thiên địch bắt mồi chủ yếu của chuột.
2. Nhóm ký sinh
Thiên địch ký sinh đẻ trứng vào bên trong trứng, sâu non hoặc nhộng của sâu
hại (ký chủ). Ấu trùng nở ra sẽ ăn trứng, sâu non, nhộng làm cho ký chủ chết. Các loài
ký sinh có thể sống trên một hoặc một số loài sâu hại nhất định.
Nhóm ký sinh phần lớn là các loài ong như ong đen, ong xanh ký sinh trứng sâu
đục thân lúa; ong mắt đỏ ký sinh trứng sâu đục thân mía; ong cự nâu vàng ký sinh sâu
cuốn lá nhỏ và sâu đục thân lúa; ong vàng ký sinh nhộng sâu đục thân lúa.
3. Nhóm vi sinh vật gây hại cho sâu
Nhóm này chủ yếu là các loài vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virut. Phổ biến
nhất là các loài nấm như nấm xanh (Metarhizium spp) thường gặp trên bọ xít, bọ rầy.
Nấm trắng (Beauveria bassiana) thường gặp trên rầy nâu, rầy xanh, sâu cuốn lá, bọ xít.
Nấm tua gây bệnh trên rầy nâu. Nấm bột thường thấy trên sâu keo, sâu cắn gié, sâu
12


cuốn lá. Nấm Entomophaga spp gây bệnh cho nhiều loài châu chấu, ở Đồng Nai trong
năm 1994 và 1999 đã có hàng loạt cào cào chết do nấm này.

Vi khuẩn và virus nhân đa diện (gọi tắt là NPV) thường gây bệnh cho sâu keo,
sâu xanh, sâu khoang trên rau màu.
Các loài thiên địch cũng có qui luật phát triển riêng, phụ thuộc chủ yếu vào tình
hình ký chủ (sâu hại) và điều kiện thời tiết. Phun nhiều thuốc hóa học trừ sâu sẽ giết
chết nhiều thiên địch, làm giảm số lượng và tác dụng của chúng trong tự nhiên.
c. Hệ sinh thái
Là mối liên hệ hỗ tương giữa các yếu tố như cây trồng, các sinh vật, cỏ dại, thời
tiết, đất đai…. Và cả tác động của con người.
Hình 3.1. Sơ Đồ Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp

Cây trồng

Nguồn: Trạm BVTV-Thị Xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc

13


×