Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Chất lượng cuộc sống của người khuyết tật vận động tại xã tiên phong, huyện ba vì, TP hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.08 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

Chất lượng cuộc sống của người khuyết tật vận động tại xã Tiên Phong,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2011 – 2015

Chủ tịch hội đồng chấm thi
KLTN

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐĂNG VỮNG
ThS. TRẦN THỊ THANH THỦY

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới
hai thầy cô hướng dẫn TS. Nguyễn Đăng Vững và ThS. Trần Thị Thanh Thủy,
giảng viên Bộ môn Dân Số, Viện đào tạo Y học Dự phòng & Y tế công cộng
đã dành nhiều công sức hướng dẫn tận tình và chỉ bảo cặn kẽ cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Với tất cả sự kính trọng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các Thầy,


Cô trường Đại học Y Hà Nội,Viện Đào tạo Y học Dự phòng & Y tế công
cộng, các cán bộ, giảng viên của Bộ môn Dân số đã giành tâm huyết giảng
dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học qua.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Hội đồng
thông qua đề cương và Hội đồng bảo vệ tốt nghiệp đã cho tôi những ý kiến
đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên y tế của Trung tâm Y tế
huyện Ba Vì, trạm Y tế xã Tiên Phong cùng những người khuyết tật, người
dân địa phương đã ủng hộ nhiệt tình, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá
trình triển khai nghiên cứu tại địa phương.
Và cuối cùng bằng tất cả sự tôn kính tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô
hạn tới Bố Mẹ và gia đình, bạn bè đã luôn là chỗ dựa vững chắc giúp tôi vượt
qua mọi khó khăn trong suốt những năm qua.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Sinh viên


Đỗ Thị Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội
 Viện đào tạo Y học Dự phòng & Y tế công cộng
 Bộ môn Dân Số
 Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu, cách xử lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực, khách quan. Các kết
quả nghiên cứu này chưa được công bố, đăng tải trên bất một kỳ tài liệu khoa
học nào.


Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Sinh Viên

Đỗ Thị Huyền Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

Americans with Disabiliies Act

CLCS

Chất lượng cuộc sống

HIV

Human immunodeficiency virus

NKT

Người khuyết tật

SCI

Spinal Cord Injury

TĐTDS


Tổng điều tra dân số

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

YHDP

Y học dự phòng

YTCC

Y tế công cộng

WHO

World Health Organization

WHOQOL-100

World Health Organization Quality of
Life Assessment

WHOQOL- BREF

The Qualityof Life Questionnaire

created by World Health Organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Khuyết tật và người khuyết tật ............................................................... 3
1.1.1. Khái niệm khuyết tật, người khuyết tật và người khuyết tật vận
động ........................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại khuyết tật ............................................................................. 5
1.1.3. Mức độ khuyết tật ................................................................................ 6
1.1.4. Nguyên nhân khuyết tật....................................................................... 7
1.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống ........................................................... 7
1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống ...................................... 9
1.4. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống.............................................. 11
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống .................................. 12
1.6. Một số nghiên cứu về CLCS của người khuyết tật vận động trên Thế
Giới và ở Việt Nam ............................................................................. 13
1.6.1. Một số nghiên cứu về CLCS của NKT vận động trên Thế giới ..... 13
1.6.2. Một số nghiên cứu về CLCS của NKT ở Việt Nam ....................... 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 15
2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 15
2.2.Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 15
2.3.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 15
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng ......................................................... 16
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................. 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 16
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 16
2.4.2. Cỡ mẫu ............................................................................................... 16
2.4.3. Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin.................................... 16

2.4.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu.......................................................... 18
2.5. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 20


2.6. Những sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục.............................. 20
2.6.1. Những sai số có thể gặp .................................................................... 20
2.6.2. Cách khắc phục .................................................................................. 20
2.7. Khía cạnh đạo đức ................................................................................ 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 21
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 21
3.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người khuyết tật. 31
3.3.1. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và đặc điểm nhân khẩu
học của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 31
3.3.2. Mối liên quan giữa nguyên nhân khuyết tật, mức độ khuyết tật với
chất lượng cuộc sống. ......................................................................... 32
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN ............................................................................. 34
4.1. Thực trạng người khuyết tật vận động ................................................. 34
4.2. Chất lượng cuộc sống của NKT vận động ........................................... 35
4.2.1. Đánh giá tổng quát chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe .. 36
4.2.2. Điểm chất lượng cuộc sống theo các khía cạnh và một số đặc điểm
nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu ................................................. 37
4.2.3. Điểm chất lượng cuộc sống theo các khía cạnh và nguyên nhân,
mức độ khuyết tật của đối tượng ........................................................ 39
4.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố sức khỏe, kinh tế, văn hóa, xã hội và
chất lượng cuộc sống của người khuyết tật ........................................ 40
4.3.1.Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và đặc điểm nhân khẩu học
của đối tượng ....................................................................................... 40
4.3.2. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và nguyên nhân, mức độ
khuyết tật của đối tượng...................................................................... 41
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 41

KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Các lĩnh vực của chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe .... 10
Bảng 2.1: Cách tính điểm cho các lĩnh vực chất lượng cuộc sông ................. 17
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 21
Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm theo bộ phận khuyết tật ........................................ 23
Bảng 3.3. Đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe ........ 24
Bảng 3.4. Điểm chất lượng cuộc sống theo khía cạnh thể chất, tâm lý, ......... 25
xã hội, môi trường ........................................................................................... 25
Bảng 3.5. Bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống ............................................. 26
Bảng 3.6. Điểm khía cạng chất lượng cuộc sống theo nhóm tuổi .................. 26
Bảng 3.7. Điểm khía cạnh chất lượng cuộc sống theo giới tính ..................... 27
Bảng 3.8. Điểm khía cạnh chất lượng cuộc sống theo trình độ học vấn ........ 27
Bảng 3.9. Điểm chất lượng cuộc sống theo tình trạng hôn nhân .................... 28
Bảng 3.10. Điểm chất lượng cuộc sống theo nguyên nhân khuyết tật............ 29
Bảng 3. 11. Điểm chất lượng cuộc sống theo mức độ khuyết tật ................... 29
Bảng 3. 12. Điểm chất lượng cuộc sống theo kinh tế hộ gia đình .................. 30
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và đặc điểm nhân khẩu
học của đối tượng ............................................................................................ 31
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và mức độ khuyết tật.......... 32
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nguyên nhân khuyết tật và chất lượng cuộc
sống ................................................................................................................. 33
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phần trăm theo nguyên nhân khuyết tật ........................... 22
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phần trăm theo mức độ khuyết tật .................................... 23
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phần trăn người khuyết tật tham gia vào công việc lao động ....... 24

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phần trăm người khuyết tật tự đánh giá tình trạng sức khỏe .......... 25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, người ta chỉ quan tâm đến nhu cầu cơ bản của con người như
cơm ăn, áo mặc, chức năng sinh lý của con người…, nhưng ngày nay, ngoài
những vấn đề đó thì người ta còn quan tâm đến tình cảm, cảm xúc được yêu
thương, được tôn trọng và thể hiện bản thân. Đặc biệt, trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe thường quan tâm tới các chỉ số sức khỏe chính như tỷ lệ tử vong,
bệnh tật, các biện pháp điều trị, phục hồi chức năng nhằm loại bỏ triệu chứng
và bệnh. Thấy được sự cần thiết cho sự ra đời một yếu tố nhân văn trong
chăm sóc sức khỏe, đó là đánh giá chất lượng cuộc sống. Riêng với những
người chịu thiệt thòi, đặc biệt là NKT thì vấn đề nâng cao chất lượng cuộc
sống (CLCS) của họ là một thách thức rất lớn đối với nhà nước và quan trọng
nhất là về y tế. Ngày nay, cũng chính sự phát triển quá mạnh mẽ của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, vũ khí hạt nhân mà người dân chưa được dự phòng
tốt. Vì vậy, ngày càng có nhiều người khuyết tật (NKT) với nhiều nguyên
nhân khác nhau, tuy nhiên các số liệu thật đầy đủ và việc quản lý, quan tâm
đến đối tượng này còn hạn chế. Do đó, cải thiện (CLCS) cho NKT là một mục
tiêu quan trọng của hệ thống chăm sóc y tế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), định nghĩa CLCS là “sự hiểu biết
cá nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị
mà họ thuộc về, và trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực
và mối quan tâm của họ” [1],[2]. CLCS đánh giá trên 4 lĩnh vực chính:Thể
chất, sức khỏe tâm lý, các mối quan hệ xã hội và môi trường sống[2],[3],[4].
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Liên Hợp Quốc, vào năm 1996
trên thế giới có khoảng 500 triệu NKT. Trong đó, tại các nước đang phát triển
có khoảng 340 triệu người khuyết tật và trẻ khuyết tật chiểm tới 140 triệu.

Riêng khu vực Tây Thái Bình Dương có trên 100 triệu NKT, trong đó họ có
tới 75% NKT chưa chăm sóc y tế và bảo trợ xã hội [5],[6],[7].


2

Theo Tổng cục thống kê năm 2009 cho biết, trong 78,5 triệu người Việt
Nam từ 5 tuổi trở lên có 6,1 triệu người, tương ứng với 7,8% dân số có khó
khăn trong việc thực hiện ít nhất một nội dung trong bốn chức năng nhìn,
nghe, vận động, tập trung và ghi nhớ. Trong số 6,1 triệu người này, có 385
nghìn NKT bị ở mức độ nặng. Trong bối cảnh đó, vấn đề cải thiện chất lượng
cuộc sống của NKT càng trở nên cấp thiết [8].
Trên thế giới cũng có một số nghiên cứu về CLCS của NKT: Theo tác
giả G.M. Monawar Hosain và cộng sự vào năm 2002 đã nghiên cứu CLCS
của NKT tại Bangladesh, kết quả cho thấy 26,0% đã buộc thay đổi việc làm
của họ hoặc họ đã bị mất việc làm trước đây, và 26,0% đã thất nghiệp (hoặc
sa thải hoặc không có khả năng làm việc) dẫn đến CLCS của họ chưa được
tốt. Tuy nhiên, tại Việt Nam nói chung và người khuyết tật vận động tại xã
Tiên Phong nói riêng thì không có nhiều nghiên cứu CLCS về NKT.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Chất lượng cuộc
sống của người khuyết tật vận động tại xã Tiên Phong, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội năm 2015” nhằm cung cấp bằng chứng góp phần cải thiện
CLCS cho NKT tại Việt Nam mà trước hết là tại xã Tiên Phong, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.Nghiên cứu tiến hành với hai mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng người khuyết tật vận động tại xã Tiên Phong, huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2015

2.


Mô tả chất lượng cuộc sống của người khuyết tật vận động tại xã Tiên
Phong, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2015


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khuyết tật và người khuyết tật
1.1.1. Khái niệm khuyết tật, người khuyết tật và người khuyết tật vận động
1.1.1.1. Khái niệm khuyết tật
Khuyết tật được hiểu là tình trạng giảm chức năng xảy ra khi một người
có vấn đề về sức khỏe và gặp phải các rào cản trong môi trường sống khiến
cho họ gặp khó khăn trong việc thực hiện các chức năng trong đời sống trong
sinh hoạt hàng ngày cũng như không tham gia một cách bình đẳng vào sinh
hoạt xã hội [8],[9],[10].
Quan niệm khuyết tật này đã được Tổ chức Y tế thế giới cụ thể hóa trong
việc phân biệt các cấp độ như sau.
Khiếm khuyết: Là tình trạng mất mát, thiếu hụt hoặc bất bình thường của
cấu trúc giải phẫu và sinh lý do bẩm sinh hay mắc phải. Đây là tình trạng
khuyết tật ở cấp độ cấu trúc cơ thể. Ví dụ: một người bị cụt một chân, cụt một
ngón tay, người bị liệt 2 chân…[11].
Hạn chế hoạt động: là tình trạng khó khăn khi thực hiện một hoặc nhiều
hoạt động trong đời sống hàng ngày (như đi lại, ăn, mặc quần áo, chăm sóc cá
nhân, giao tiếp với người khác…) do ảnh hưởng của khiếm khuyết kết hợp
với các rào cản tiếp cận môi trường. Đây là tình trạng khuyết tật ở cấp độ cá
nhân [11].
Hạn chế sự tham gia: là tình trạng một người gặp khó khăn hoặc không
thể tham gia các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (như học tập, lao động, vui
chơi, thể thao- văn hóa, du lịch, hoạt động, chính trị- xã hội…) do ảnh hưởng

bởi khiếm khuyết hoặc hạn chế vận động kết hợp với các rào cản về xã hội
(như phân biệt đối cử, kỳ thị, thiếu chính sách hỗ trợ). Đây là tình trạng
khuyết tật ở cấp độ xã hội. Ví dụ: cháu bé không được vui chơi cùng bạn bè,
không được đi học do bị bại não [11].


4

1.1.1.2. Khái niệm người khuyết tật
Theo luật của người khuyết tật Việt Nam do Quốc hội ban hành ngày
17/06/2010 [12].
“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
NKT là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh
thần mà vì thế gây ra sự suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện
các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày [13].
Theo Đạo luật chống phân biệt đối xử với NKT do Quốc hội Anh ban
hành - DDA(Disability Discrimination Act), khi xét về mặt thời gian tác động
thì khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng bình
thường không được coi là khuyết tật, trừ khi là bị tái đi tái lại, một số người
có khuyến khuyết kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện DDA, cả khi họ
sẽ được phục hồi hoàn toàn. Còn đạo luật về NKT ở Hoa Kỳ 1990
(Americans with Disabiliies Act of 1990- ADA) định nghĩa NKT là có sự suy
yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt
động quan trọng trong cuộc sống. Cũng theo ADA, những ví dụ cụ thể về
khuyết tật bao gồm: Khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm
phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập,
bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và
không lây như bệnh lao, bệnh do HIV (có triệu chứng hay không có triệu

chứng). Có sự thống nhất tương đối về định nghĩa thế nào là khuyết tật của
hai đạo luật này [14].
Công ước về Quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc (năm 2006),
Điều 1 quy định: “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể
chất, thần kinh, trí tuệ hay các giác quan trong một thời gian dài có ảnh


5

hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ
và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những
người khác” [15].
Theo TĐTDS và Nhà ở năm 2009 thì người NKT được định nghĩa là
những người có khó khăn (có khó khăn, rất khó khăn và không thực
hiện)trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng là nhìn, nghe, vận
động hoặc tập trung và ghi nhớ [8].
1.1.1.3. Người khuyết tật vận động
Theo nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính Phủ, người khuyết tật vận
động được định nghĩa là:
Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động
đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển [16].
1.1.2. Phân loại khuyết tật
Có nhiều cách phân loại KT, dựa theo Bảng phân loại Quốc tế và chức
năng, KT và sức khỏe (International classification of functioning, disability and
health – ICF) của Tổ chức y tế Thế Giới chia KT thành các nhóm sau [14].
- Khuyết tật (giảm chức năng) vận động
- Khuyết tật giảm chức năng về nghe, hoặc nghe nói kết hợp
- Khuyết tập giảm chức năng vè nhìn
- Giảm cảm giác bao gồm giảm cảm giác do bệnh phong gây ra giảm vị
giác, khứu giác, do các nguyên nhân khác nhau

- Rối loạn chức năng nhận thức: Các dạng chậm phát triển trí tuệ, Down
- Rối loạn chức năng tâm thần hành vi tự kỷ, các dạng bệnh tâm thần, rối
loạn hành vi
- Các khuyết tật giảm chức chức năng khác thuộc hệ thống tuần hoàn, hô
hấp, bài tiết, tiết niệu, sinh dục…do các bệnh mãn tính gây ra.


6

Theo luật của NKT của Việt Nam số 51/2010/QH12 do Quốc hội ban
hành ngày 17/06/2010 thì NKT được phân thành các nhóm sau [12]:
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật nghe, nói
- Khuyết tật nhìn
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật khác
Ngoài ra, theo TĐTDS năm 2009 còn phân loại có đơn khuyết tật và đa
khuyết tật [8].
- Đơn khuyết tật là những người có khó khăn (có khó khăn, rất khó khăn
và không thực hiện) trong việc thực hiện một trong bốn chức năng là nhìn,
nghe, vận đông hoặc tập trung và ghi nhớ.
- Đa khuyết tật là những người có khó khăn (có khó khăn, rất khó khăn
và không thực hiện)trong việc thực hiện ít nhất từ hai chức năng trong bốn
chức năng là nhìn, nghe, vận đông hoặc tập trung và ghi nhớ.
1.1.3. Mức độ khuyết tật
Theo Luật số 51/2010/QH12 của Quốc hội: Luật người khuyết tật [12].
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không
thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực

hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy
định tại 2 điểm trên thuộc khoản này.
Theo nghị định số 28/2012/NĐ – CP, việc xác định mức độ khuyết tật sẽ
được Hội đồng giám định Y khoa xác định như sau [17]:


7

- Người khuyết tật đặc biệt nặng là khi được Hội đồng giám định Y khoa
kết luận là không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là khi được Hội đồng giám định Y khoa
kết luận là có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện
trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 81%.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là khi được Hội đồng giám định Y khoa
kết luận là có khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động
dưới 61%.
1.1.4. Nguyên nhân khuyết tật
Nguyên nhân khuyết tật thì vô cùng đa dạng, sự đa dạng đó là kết quả từ
điều kiện kinh tế, xã hội và cung cấp dịch vụ khác nhau. Tìm được nguyên
nhân khuyết tật có thể tìm cách phòng, chống tàn tật trong tương lai.
Nguyên nhân gây khuyết tật bao gồm:
- Do bẩm sinh, do đau ốm, do tuổi gìa, tai nạn
- Do chiến tranh và nguyên nhân khác
- Do bản thân KT này tạo ra KT khác
Nguyên nhân gây nên KT có tới 36% là do bẩm sinh, 32% do bệnh tật,
26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Dự báo trong nhiều
năm tới số lượng NKT ở Việt Nam chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh

Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả thiên tai…[18].
1.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống
Trong đời sống xã hội hiện nay, CLCS đã ngày càng được quan tâm.
Điều này được thể hiện rõ trong nghị quyết VIII của Đại hội Đảng Cộng sản
Việt Nam: “Chất lượng cuộc sống được xem như là mục đích phấn đấu của
mọi hoạt động kinh tế xã hội”. Khái niệm “Chất lượng cuộc sống” đã ra đời


8

khá lâu và đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên cho đến nay lại chưa có sự thống
nhất toàn cầu cho khái niệm này. Hiện tại, có nhiều định nghĩa về CLCS:
+ Theo Nhóm nghiên cứu về chất lượng cuộc sống thuộc Tổ chức Y tế
Thế giới (WHOQOL-Group) năm 1995 thì chất lượng cuộc sống là những
cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các
hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến các mục đích, nguyện
vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ [19].
+ Theo Trung tâm nâng cao sức khỏe của Canada: “Chất lượng cuộc
sống được xem như mức độ bằng lòng của một người về những khả năng
quan trọng của người đó” [20].
+ Theo từđiển văn hóa gia đình: Chất lượng cuộc sống được xem là
“mức sống” [21]. Nhưng hiện nay chất lượng cuộc sống thường được lưu ý
phân biệt với mức sống. Mức sống là thước đo về phúc lợi vật chất còn chất
lượng cuộc sống là thước đo cả về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần.
+ Tác giả Oleson M cho rằng: Chất lượng cuộc sống là mức độ hài lòng,
thỏa mãn của con người trong những lĩnh vực mà họ cho rằng quan trọng nhất
trong cuộc sống. Đây là một khái niệm rộng và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
như: tình trạng kinh tế, chỗ ở, việc làm, tôn giáo, chính sách trợ cấp xã hội và
tình trạng sức khỏe.v.v. Tùy theo lĩnh vực nào của cuộc sống được xem là
quan trọng nhất và mức độ hài lòng, thỏa mãn của một người với lĩnh vực đó

sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của họ [22].
+ Nhóm nghiên cứu về CLCS của WHO định nghĩa: CLCS là sự nhận
thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của người đó, theo những chuẩn
mực về văn hóa và sự thẩm định giá trị của xã hội mà người đó đang sống.
Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm,
lo lắng của người đó [1],[2].


9

Qua những khái niệm trên, có thể nhận thấy rằng chất lượng cuộc sống là
một khái niệm chủ quan theo từng các nhân và môi trường sống của họ. Đó là
cách sống, cách cảm nhận, đánh giá cuộc sống hay nói cách khác định cho
cuộc sống một giá trị nào đó. Nhìn chung chất lượng cuộc sống là một tình
trạng tinh thần hơn là sức khỏe thể chất đơn thuần, phán ánh sự thoải mái,
sảng khoái và những phản ứng chủ quan đối với sức khỏe, phản ánh mối quan
hệ gia đình, hoạt động xã hội, nghề nghiệp, đời sống tinh thần, sự sáng tạo,
niềm hi vọng, sự thành đạt... CLCS là một chỉ số tổng hợp thể hiện về trí tuệ,
tinh thần và vật chất của con người, là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự
phát triển bền vững của mọi quốc gia. CLCS càng cao thì con người càng có
nhiều khả năng lựa chọn trong việc phát triển cá nhân và trong việc hưởng thụ
các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội tạo ra [23].
1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống
Từ các khái niệm đã nêu, ta thấy rằng, thuật ngữ “chất lượng cuộc sống”
là một khía cạnh đa chiều[24]. Đây là một khái niệm rộng, liên quan đến
nhiều lĩnh vực, và được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau. Do đó, khi xem xét
trên khía cạnh chăm sóc sức khỏe người ta thường có khuynh hướng giới hạn
những ghi nhận trên các lĩnh vực thể chất, tinh thần và xã hội. Mỗi lĩnh vực
được xem xét trên nhiều khía cạnh [25].



10

Hình 1.1. Các lĩnh vực của chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Một nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và chất
lượng cuộc sống của tác giả Anderson đã phân tích khái niệm CLCS với năm
khía cạnh bao gồm các chỉ số khá chi tiết:
+ Sự hài lòng về thể chất: Sức khỏe, các hoạt động và an toàn cá nhân.
+ Sự hài lòng về vật chất: Tài sản, chất lượng nhà ở, tổng chi tiêu/tổng
thu nhập, bữa ăn/ thực phẩm, sự đi lại (giao thông, vận tải), sự riêng tư, an
ninh, sự ổn định/ nhiệm kỳ.
+ Sự hài lòng về xã hội: Mối quan hệ cá nhân, bạn bè và đời sống xã hội,
sự tham gia vào cộng đồng, cuộc sống gia đình, người thân, các hoạt động và
sự kiện, chấp nhận và hỗ trợ.
+ Sự hài lòng về cảm xúc: Lòng tự trọng, niềm tin, sự hài lòng với công
việc và gia đình, tình cảm tích cực.
+ Sự phát triển và hoạt động: Công việc, giáo dục, việc nhà, thời gian
giải trí/ các thói quen, năng lực/ khả năng độc lập, năng suất/sự đóng góp, sự
lựa chọn/khả năng kiểm soát [26].


11

Như vậy, với những khái niệm có tính chất trừu tượng, đa chiều và tổng
quát của CLCS thì việc tiếp cận, khảo sát và lượng giá không phải dễ dàng.
1.4. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống
Với khái niệm còn có tính chất trừu tượng và tổng quát của CLCS thì
việc tiếp cận, khảo sát và lượng giá không phải dễ dàng. Trước đây trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thường quan tâm tới các chỉ số sức khỏe truyền
thống như tỷ lệ tử vong, bệnh tật, các biện pháp điều trị, phục hồi chức năng

nhằm loại bỏ triệu chứng và bệnh. Thấy được sự cần thiết cho sự ra đời
một yếu tố nhân văn trong chăm sóc sức khỏe, đó là đánh giá chất lượng
cuộc sống. Từ nhu cầu đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển bộ
công cụ đánh giá CLCS viết tắt là WHOQOL-100. WHOQOL-100 có 100
câu hỏi bao gồm 24 khía cạnh liên quan đến CLCS, được nhóm lại thành
bốn lĩnh vực lớn: Sức khỏe thể chất, tâm lý,mối quan hệ xã hội và môi
trường. Trong đó bao gồm hai câu về chất lượng cuộc sống và sức khỏe
tổng thể nói chung [27]. Tuy nhiên trong những trường hợp nhất định,
WHOQOL-100 có thể là quá dài trong thực tế sử dụng. Do đó WHO đã
soạn thảo ra một phiên bản rút ngắn của WHOQOL-100 là WHOQOLBREF[28]. Bộ WHOQOL-BREF có 26 câu hỏi, đánh giá một cách toàn
diện 24 khía cạnh liên quan đến CLCS:
+ Sức khỏe thể chất: Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, sự phụ thuộc
vào thuốc và viện trợ y tế, năng lượng và mệt mỏi, tính di động, đau và khó
chịu, ngủ và sự nghỉ ngơi, năng suất làm việc.
+ Tâm lý: Vẻ bề ngoài và hình ảnh bản thân, cảm xúc tích cực, cảm xúc
tiêu cực, lòng tự trọng, tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng cá nhân, suy nghĩ, học
tập, trí nhớ và sự tập trung.
+ Các mối quan hệ xã hội: Mối quan hệ cá nhân, hỗ trợ xã hội, hoạt
động tình dục.


12

+ Môi trường: Nguồn lực tài chính, tự do, an toàn về thể chất và an
ninh, y tế và chăm sóc xã hội (chất lượng và khả năng tiếp cận), môi trường
gia đình, cơ hội để có được thông tin và kỹ năng mới, sự tham gia và cơ hội
tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, môi trường vật lý (ô nhiễm tiếng ồn,
giao thông, khí hậu), giao thông vận tải [27].
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
CLCS của người dân nói chung và CLCS của NKT nói riêng đặc biệt bị

ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới CLCS thì quan
trọng nhất là sưc khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần [29]. Con người không
thể có được một cuộc sống tốt nếu thường xuyên đau ốm, bệnh tật hoặc bị tàn
tật. Sức khỏe tốt là điều kiện cần để có được một cuộc sống có chất lượng.
Tiếp theo là các yếu tố như kinh tế, môi trường sống, giao tiếp xã hội, tôn
giáo và các niềm tin…
Một nghiên cứu tại Bangladesh chỉ ra rằng sự ốm đau đã gây ảnh hưởng
xấu đến CLCS của những người tàn tật, ảnh hưởng theo nhiều khía cạnh khác
nhau về tâm lý, xã hội, kinh tế [30].
Trong năm 2010, một nghiên cứu tiến hành ở nam thanh niên Phần Lan
cũng chỉ ra rằng luyện tập thể dục và hoạt động thể chất trong thời gian rảnh rỗi một
cách thích hợp sẽ tăng cường mức độ nhất định chất lượng cuộc sống [31].
Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Nhật, Diệp Thị Thùy Vân và Hà Võ
Vân Anh tiến hành trên người dân ở Cần Thơ cho thấy các đặc điểm dân số xã
hội như tuổi, trình độ học vấn và thu nhập ổn định có tương quan mạnh với tất
cả 4 khía cạnh CLCS (sức khỏe thể chất, tâm thần, mối quan hệ xã hội và môi
trường). Trong khi đó, chỉ có giới và tình trạng hôn nhân có tương quan mạnh
chỉ với khía cạnh sức khỏe tâm thần [32].
Trong nghiên cứu để so sánh sự khác biệt về sự hài lòng của cuộc sống
và giá trị cuộc sống với những người bị tổn thương tủy sống (SCI) sống trong
ba quốc gia tương tự như kinh tế Châu Á: Ấn Độ, Việt Nam, và Sri Lanka với


13

237 người bị tổn thương tủy sống bằng cách sử dụng xe lăn; 79 người từ Ấn
Độ, 92 người đến từ Việt Namvà 66 người từ Sri Lanka. Kết quả cho thấy
những người bị tổn thương tủy sống ở Việt Nam đã có sự hài lòng của cuộc
sống nói chung cao hơn đáng kể so với những người tham gia ở Ấn Độ và Sri
Lanka. Sự khác biệt đáng kể đã được xác định trong một vài biến tình hình

nhân khẩu học và sự hài lòng cuộc sống giữa ba nước châu Á. Đối với "truyền
thống", "thế giới", và với "tính cá nhân" đã có các giá trị khác biệt đáng kể
giữa ba nước tham gia và đã được xác định trong tất cả các lĩnh vực trên. Điều
này cho thấy nhân khẩu học có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng cuộc sống của
bệnh nhân tổn thương tủy sống [33].
1.6. Một số nghiên cứu về CLCS của người khuyết tật vận động trên Thế
Giới và ở Việt Nam
1.6.1. Một số nghiên cứu về CLCS của NKT vận động trên Thế giới
Khái niệm “Chất lượng cuộc sống” ra đời trên thế giới khá sớm. Từ chỗ
chỉ đánh giá trên người bệnh, các ghi nhận về CLCS dần dần được tiến hành
cả trên dân số bình thường, các nghiên cứu về CLCS ngày càng tăng nhanh,
năm 1973 chỉ có 5 nghiên cứu về CLCS trên Medline, 5 năm sau đó, có đến
1.252 nghiên cứu về CLCS [25].
Một nghiên cứu ở Phần Lan cũng chỉ ra rằng sức khỏe thể chất tốt và ít
ốm đau là điều kiện căn bản cho cuộc sống có chất lượng [31]. Tiếp theo sau
đó như sức khỏe tinh thần, giao tiếp và vị thế xã hội, tình trạng kinh tế, tín
ngưỡng, điều kiện sống, môi trường và một số yếu tố khác [27]. Tuy nhiên, có
một nghiên cứu tiếp cận và điều tra trên 153 người khuyết tật. 54,3% số người
được hỏi có khuyết tật nghiêm trọng báo cáo có một chất lượng cuộc sống tuyệt
vời hoặc tốt. Từ đó, xác nhận sự tồn tại của các nghịch lý khuyết tật.Phân tích các
cuộc phỏng vấn cho thấy rằng đối với cả những người báo cáo rằng họ có một
CLCS tốt và những người nói rằng họ có một CLCS kém, chất lượng cuộc sống
phụ thuộc vào việc tìm kiếm sự cân bằng giữa cơ thể, tâm trí và tinh thần trong


14

bản thân và về việc thành lập và duy trì một tập hợp hài hòa các mối quan hệ
trong bối cảnh xã hội của con người và môi trường bên ngoài [34].
1.6.2. Một số nghiên cứu về CLCS của NKT ở Việt Nam

Chất lượng cuộc sống của NKT là một vấn đề tương đối mới và còn có ít
nghiên cứu được đề cập tới. Chính vì vậy mà khái niệm CLCS còn chưa được
tìm hiểu và đánh giá toàn diện. Trước đây, CLCS được nhìn nhận dưới góc độ
vật chất như “cơm, áo, gạo, tiền “thì ngày nay CLCS đã được nhìn nhận rộng
hơn, yếu tố tinh thầnđóng vai trò ý nghĩa quan trọng để đánh giá CLCS.
Với các nước phương Tây khi nhu cầu vật chất đang trở nên bão hòa thì
một cuộc sống có chất lượng tốt nhất thiết phải có các yếu tốt như sức khỏe,
việc làm, môi trường, văn hóa, thông tin, giải trí… Tại Việt Nam, CLCS đang
được cải thiện rõ rệt từng ngày. Theo viện nghiên cứu chính sách Legatum ở
London, CLCS của Việt Nam đang tăng từ vị trí 77 năm 2009 lên tới 61 vào
năm 2010.
Theo TĐTDS và Nhà ở 2009 cho thấy trong số những người khuyết tật,
tỷ lệ NKT sống tại nông thôn chiếm 75,7 % tổng dân số KT[8]. Sống tại nông
thôn, cơ sở vật chất trang thiết bị không đầy đủkhiến CLCS của đa số những
NKT chưa được đảm bảo. Ngoài ra, số NKT sống độc thân,NKT có nhu cầu
nhưng lại nhận được ít sự hỗ trợ và chăm sóc từ gia đình khiến NKT khó khăn
càng tăng thêm gấp bội[8]. Vì vậy, CLCS của NKT là chưa tốt.


15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Tiên Phong huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội.Xã Tiên Phong là một xã nằm ở phía Đông Nam huyện Ba Vì, thuộc
vùng bán sơn địa. Phía Đông giáp xã Cam Thượng, phía Tây giáp thị trấn Tây
Đằng, phía Bắc giáp xã Đông Quang và Chu Minh, phía nam giáp xã Thụy
An. Đây là một xã có diện tích là 877,57 km2, dân số có 7581 nhân khẩu. Đây
là một xã nông thôn, điều kiện kinh tế, xã hội ở mức trung bình. Ở xã có 148
người khuyết tật, trong đó có 68 người khuyết tật vận động và 53 người

khuyết tật vận động từ 15 tuổi trở lên.

2.2.Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015.
2.3.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên đối tượng khuyết tật vận động trên 15 tuổi tại xã Tiên
Phong, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và người thân hoặc người chăm sóc
gần gũi nhất của người khuyết tật.


16

2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
- NKT đang sống tại xã Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội.
- NKT vận động
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- NKT có biểu hiện về sức khỏe tâm thần hoặc không hiểu bộ câu hỏi.
- Không chấp nhận tham gia nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.4.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu: Nghiên cứu tất cả NKT vận động từ 15 tuổi trở lên tại xã Tiên
Phong. Số lượng NKT là 53 người.
Thân nhân NKT: Mỗi một NKT thì hỏi người thân cận và chăm sóc,
giúp đỡ NKT nhiều nhất.
Cách chọn mẫu:
Bước 1: Lập danh sách các thôn.
Bước 2: Lập danh sách từng thôn có NKT vận động trên 15 tuổi trở lên (phối

hợp với Cán bộ y tế thôn và Trưởng thôn). Sau đó đi phỏng vấn từng thôn.
2.4.3. Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá
nhân dựa trên bộ câu hỏi sẵn có.
- Công cụ thu thập: gồm 2 phần:
+ Phần 1: Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn bao gồm: thông tin chung của
bệnh nhân và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống.
+ Phần 2: Bộ công cụ đánh giá CLCS (WHOQOL-BREF) là phiên bản
rút gọn của QOL-100 do Tổ chức Y tế Thế giới soạn thảo. WHOQOL - BREF


17

được phát triển hợp tác trong một số trung tâm trên toàn thế giới và đã được
tiến hành thực nghiệm một cách rộng rãi trên nhiều đối tượng và ở nhiều quốc
gia khác nhau[2],[35],[36],[37]. WHOQOL-Bref có 26 câu hỏi, bao gồm 4
lĩnh vực của chất lượng cuộc sống: Sức khỏe thể chất (7 câu), sức khỏe tâm lý
(6 câu), mối quan hệ xã hội (3câu), môi trường (8 câu).
Ngoài ra còn hai điểm chuẩn được đánh giá một cách riêng biệt: nhận
thức chung của đối tượng về chất lượng cuộc sống và đánh giá tổng thể về sức
khỏe của họ.
- Những khía cạnh của chất lượng cuộc sống được ghi trên thang điểm
Likert từ 1 đến 5 như sau:
+ 1= rất kém; 2= kém; 3= bình thường; 4= tốt; 5= rất tốt.
+ 1= rất không hài lòng; 2= không hài lòng; 3= bình thường; 4= hài
lòng; 5= rất hài lòng.
+ 1= không hề; 2= một chút; 3= vừa phải; 4= nhiều; 5= rất nhiều.
+ 1= không hề; 2= một chút; 3= bình thường; 4= gần như hoàn toàn; 5=
hoàn toàn.
- Sau đó cộng điểm cho từng lĩnh vực như bảng sau:

Bảng 2.1: Cách tính điểm cho các lĩnh vực chất lượng cuộc sông
Lĩnh vực

Phương trình tính điểm miền

Điểm

Thể chất

(6-Q3)+(6-Q4)+Q10+Q15+Q16+ Q17+Q18

a.=

Tâm lý

Q5+Q6+Q7+Q11+Q19+(6-Q26)

b.=

Xã hội

Q20+Q21+Q22

c.=

Môi trường

Q8+Q9+Q12+Q13+Q14+Q23+Q24+Q25

d.=


- Tiếp theo quy đổi sang thang điểm 0-100 của WHO, điểm càng cao
mức độ CLCS càng tốt.


×