Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hành vi tìm kiếm hỗ trợ đối với phụ nữ bị bạo lực thể xác trong khi mang thai tại huyện đông anh HN năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

HÀNH VI TÌM KIẾM HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC THỂ XÁC TRONG KHI MANG THAI
TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2014 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2009 – 2015

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

HÀNH VI TÌM KIẾM HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC THỂ XÁC TRONG KHI MANG THAI
TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2014 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA


KHÓA 2009 – 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban, các bộ môn và các thầy cô giáo
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng cùng các thầy cô trường Đại
học Y Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy em suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, bác sĩ Phòng Đào tạo đại học và Phòng
Công tác Chính trị và Học sinh sinh viên đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành
khóa luận.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Dân số
học vì những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Thúy Hạnh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cán bộ và nhân dân huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội – những người đã nhiệt tình hợp tác và tạo điều kiện để
việc thu thập số liệu của tôi thành công và thuận tiện.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và những
người bạn đã đồng hành, giúp đỡ, ủng hộ và khuyến khích tôi.

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Phương Thảo



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội.
 Phòng Đào tạo đại học, trường Đại học Y Hà Nội.
 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học
Y Hà Nội.
 Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.

Em là Trần Thị Phương Thảo, là sinh viên tổ 28 lớp Y6H, trường Đại học Y
Hà Nội. Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tự bản
thân em thực hiện. Các số liệu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố tại công trình nghiên cứu khoa học khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Khái niệm và định nghĩa: ............................................................................. 3
1. 2. Phân loại:..................................................................................................... 4
1.3. Thực trạng bạo lực thể xác đối với phụ nữ có thai: ..................................... 5
1.3.1. Trên thế giới: ......................................................................................... 5
1.3.2. Tại Việt Nam. ......................................................................................... 6

1.4. Ảnh hưởng của bạo lực thể xác tới sức khỏe của phụ nữ có thai. ............... 7
1.4.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất: .......................................................... 7
1.4.2. Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần: ........................................................ 7
1.4.3. Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản:.......................................................... 8
1.5. Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới tình trạng bạo lực thể xác đối với
phụ nữ mang thai: ............................................................................................... 9
1.5.1. Nhóm yếu tố thông tin cơ bản của phụ nữ: ........................................... 9
1.5.2. Nhóm yếu tố khác: ................................................................................. 9
1.6. Hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ khi bị bạo lực thể xác: ..................... 10
1.6.1. Trên thế giới: ....................................................................................... 10
1.6.2. Tại Việt Nam: ....................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 16
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ............................................................. 16
2.2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 17
2.3. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................. 17
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: ........................................................................ 17
2.4.1. Cỡ mẫu: ............................................................................................... 17
2.4.2. Cách chọn mẫu: ................................................................................... 18
2.5. Kỹ thuật và quy trình thu thập thông tin: ................................................... 18
2.5.1. Kỹ thuật thu thập thông tin: ................................................................. 18
2.5.2. Quy tình thu thập số liệu: .................................................................... 19
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu: .................................................................... 20


2.6.1. Các thông tin cơ bản: .......................................................................... 20
2.6.2. Biến số cho mục tiêu 1: ........................................................................ 20
2.6.3. Biến số cho mục tiêu 2: ........................................................................ 21
2.7. Quản lí chất lượng số liệu: ......................................................................... 21
2.7.1. Các loại sai số: .................................................................................... 21
2.7.2. Cách khắc phục: .................................................................................. 22

2.8. Xử lý và phân tích số liệu: ........................................................................ 22
2.9. Đạo đức nghiên cứu: ................................................................................. 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 24
3.1. Thông tin chung đối tượng: ....................................................................... 24
3.2. Thực trạng phụ nữ bị bạo lực thể xác: ....................................................... 25
3.3. Hành vi tìm kiếm giúp đỡ của phụ nữ bị bạo lực thể xác trong khi mang
thai. .................................................................................................................... 33
3.3.1. Thực trạng chia sẻ với người khác: ..................................................... 33
3.3.2. Các yếu tố liên quan tới sự chia sẻ ở phụ nữ: ..................................... 37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 40
4.1. Phụ nữ có thai bị bạo lực thưa hơn và nhẹ hơn, rất ít khi bị đấm đá vào
bụng. .................................................................................................................. 40
4.2. Phụ nữ Đông Anh ít chia sẻ về tình trạng bị bạo lực của mình: ................ 43
4.3. Hạn chế của nghiên cứu: ............................................................................ 47
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 48
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

IPV


Intimate partner violence

Bạo lực trong các cặp sống chung

LHQ

Liên hợp quốc

PNMT

Phụ nữ mang thai

BLGĐ

Bạo lực gia đình

SKSS

Sức khỏe sinh sản


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.......................................... 24
Bảng 3.2: Bảng phân bố tình trạng bị bạo lực thể xác ở phụ nữ có thai. .............. 27
Bảng 3.3: Bảng phân bố các hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong đời và
trong lần mang thai này. ........................................................................................ 28
Bảng 3.4: Tần suất của bạo lực thể xác đối với phụ nữ do chồng gây ra trong
đời, trước khi mang thai lần này và trong lần mang thai này. .............................. 30
Bảng 3.5: Thực trạng chia sẻ giữa các nhóm đối tượng phụ nữ bị bạo lực thể
xác. ........................................................................................................................ 33

Bảng 3.6: Mối liên quan giữa sự chia sẻ khi bị bạo lực lúc mang thai và các
đặc điểm cá nhân của đối tượng. ........................................................................... 37
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa sự chia sẻ khi bị bạo lực lúc mang thai đặc điểm
của người chồng. ................................................................................................... 38
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa sự chia sẻ khi bị bạo lực lúc mang thai và mức
độ sử dụng rượu của người chồng......................................................................... 38
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa sự chia sẻ khi bị bạo lực lúc mang thai và việc
sống gần bố mẹ hai bên. ........................................................................................ 39
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa sự chia sẻ khi bị bạo lực lúc mang thai và việc
nhận được giúp đỡ từ gia đình khi gặp khó khăn ................................................. 39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thực trạng bị bạo lực thể xác trong đời ở phụ nữ. ........................... 25
Biểu đồ 3.2: Thực trạng bị bạo lực thể xác ở phụ nữ mang thai........................... 26
Biểu đồ 3.3: Phân bố mức độ bạo lực thể xác trên phụ nữ có thai. ...................... 26
Biểu đồ 3.4: So sánh tình trạng bạo lực thể xác do chồng gây ra, trước khi
mang thai và khi đang mang thai. ......................................................................... 29
Biểu đồ 3.5: Tần suất chăm sóc y tế phụ nữ nhận được khi bị thương tích
nặng do chồng gây ra. .......................................................................................... 31
Biểu đồ 3.6: Phụ nữ nói với nhân viên y tế về nguyên nhân thực sự của chấn
thương khi được chăm sóc y tế cho các chấn thương nặng. ................................. 32
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ phụ nữ có thai bị bạo lực thể xác chia sẻ với người khác. ....... 33
Biểu đồ 3.8: Phân bố sự chia sẻ với những người khác nhau đối với phụ nữ có
thai bị các mức bạo lực thể xác. ............................................................................ 35
Biểu đồ 3.9: Phân bố người giúp đỡ đối với những đối tượng phụ nữ có thai
chịu các mức bạo lực khác nhau. .......................................................................... 36

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1. Mô hình phân loại bạo lực theo Tổ chức Y tế thế giới. ......................... 4

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ..................... 16


-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực đối với phụ nữ là vấn đề đã được quan tâm từ lâu trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Trên thế giới đã có nhiều Công ước quốc tế và
dự án giúp bảo vệ phụ nữ. Việt Nam đã tham gia kí kết rất nhiều Công ước
như một lời khẳng định sự quan tâm của Quốc hội và Chính phủ tới phụ nữ
Việt Nam và từ đó tạo tiền đề cho các văn bản pháp luật quan trọng như Luật
Bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007…
Các khung chính sách này, kết hợp với sự vào cuộc của liên ngành và sự hỗ
trợ từ quốc tế đã giúp thực thi những chương trình hành động để giúp phụ nữ
Việt Nam nhận thức rõ hơn các quyền hợp pháp của mình để có thể chủ động
tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng và xã hội trong trường hợp bị bạo lực.
Các số liệu từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt
Nam (2010) cho biết: “Một nửa số phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực chưa
từng nói với bất cứ ai về vấn đề mà mình phải hứng chịu cho tới khi được
phỏng vấn... Hầu hết phụ nữ bị bạo lực (87%) chưa bao giờ tìm kiếm sự hỗ
trợ từ các dịch vụ chính thống hoặc từ những người có thẩm quyền.” [2]
Những con số này cho thấy việc tìm kiếm sự hỗ trợ của những phụ nữ bị bạo
lực ở Việt Nam còn vô cùng hạn chế.
Trong phạm vi của khảo sát này, chúng tôi tìm hiểu về thực trạng bạo lực
trong các cặp sống chung (IPV) và phản ứng của nhóm phụ nữ bị bạo lực bởi
chồng khi đang mang thai, liệu rằng nhóm phụ nữ này có tỉ lệ bị bạo lực hay
mức độ phản ứng có khác biệt nào so với nhóm phụ nữ chung hay không?
Phụ nữ đã là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương [1] nhưng phụ nữ mang thai
còn đang mang sứ mệnh quan trọng - tạo ra thế hệ tiếp theo, duy trì giống nòi
nên càng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý.

Theo kết quả của Dự án “Can thiệp chăm sóc y tế đối với nạn nhân của bạo
lực trên cơ sở giới” được tiến hành trong giai đoạn tháng 05/2002 đến tháng


-2-

12/2009, trong số 1885 nạn nhân tiếp cận hai bệnh viện Đức Giang và Đông
Anh thì có 80,3% bị bạo lực tinh thần; 66,2% bị bạo lực thể chất; 13,3% bị
bạo lực tình dục trong đó 8,8% có các tổn thương liên quan đến sức khỏe sinh
sản. [7] Điều này cho thấy tỉ lệ cao của nhóm bạo lực thể xác trong phân bố
hình thái bạo lực tại hai bệnh viện này.
Còn theo kết quả Nghiên cứu quốc gia cho thấy phụ nữ bị bạo lực thường
xuyên có nguy cơ cao bị sảy thai, nạo thai và thai chết lưu so với phụ nữ chưa
bao giờ bị bạo lực. [2] Tổng số có 5% phụ nữ đã từng mang thai bị bạo lực
thể xác ít nhất trong một lần mang thai. Có tới 22% trong số này bị đấm hoặc
đá vào bụng và hơn 99% cho biết người gây ra bạo lực chính là cha của đứa
trẻ chưa chào đời. [2]. Để tìm hiểu thực trạng phụ nữ bị bạo lực thể xác trong
khi mang thai phải hứng chịu và phản ứng của phụ nữ, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Hành vi tìm kiếm hỗ trợ đối với phụ nữ bị bạo lực thể xác trong
khi mang thai tại huyện Đông Anh – Hà Nội năm 2014-2015” với các mục
tiêu:

1. Thực trạng phụ nữ bị bạo lực thể xác trong khi mang thai tại huyện
Đông Anh, Hà Nội năm 2014 – 2015.
2. Mô tả hành vi tìm kiếm giúp ðỡ của phụ nữ trong khi mang thai bị bạo
lực thể xác tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2014 – 2015.


-3-


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và định nghĩa:
Theo Liên hợp quốc, bạo lực đối với phụ nữ là “bất kỳ hành vi bạo lực trên cơ
sở giới nào dẫn đến, hoặc có thể dẫn đến tổn hại về thể xác, tình dục hoặc tâm
thần hoặc gây đau khổ cho phụ nữ, kể cả việc đe dọa có những hành vi như
vậy, áp bức hoặc độc đoán tước bỏ tự do, dù diễn ra ở nơi công cộng hay
trong cuộc sống riêng tư” [13].
Bạo lực tâm lý và tình cảm được xác định bằng những hành động hoặc đe dọa
hành động, như chửi bới, kiểm soát, hăm dọa, làm nhục và đe dọa nạn nhân.
Hình thức bạo lực này có thể bao gồm các thủ đoạn cưỡng bức. [11]
Bạo lực thể xác được định nghĩa là một hoặc nhiều hành động tấn công có
chủ ý về thể xác bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các hành vi như: xô
đẩy, tát, ném, giật tóc, cấu véo, đấm, đá hoặc làm cho bị bỏng, được thực hiện
với khả năng gây đau đớn, thương tích hoặc tử vong. [11]
Bạo lực thể xác cũng có thể được mô tả là những hành động:
(1) Tát hoặc ném vật gì đó vào người làm tổn thương phụ nữ.
(2) Đẩy hoặc xô thứ gì đó vào người, kéo tóc phụ nữ.
(3) Đánh, đấm hoặc đánh bằng vật có thể khiến phụ nữ tổn thương.
(4) Đá, kéo lê, đánh đập phụ nữ tàn nhẫn.
(5) Bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng phụ nữ bằng cách nào đó.
(6) Đe dọa sử dụng hoặc đã sử dụng dụng cụ (súng, dao, kéo…) hoặc các
vũ khí khách làm hại phụ nữ. [4]
Trường hợp bị tát, xô hoặc đẩy (1,2) được xác định là hành vi bạo lực thể xác
trung bình. Trường hợp bị đấm, đá, kéo, bóp cổ, đe dọa bằng vũ khí hoặc có


-4-

sử dụng vũ khí (3,4,5,6) được xác định là hành vi bạo lực thể xác nghiêm
trọng. [4]

Bạo lực tình dục được định nghĩa là việc sử dụng sức mạnh, cưỡng bức hoặc
đe dọa về tâm lý để ép buộc người phụ nữ tham gia quan hệ tình dục ngoài ý
muốn của mình, cho dù hành vi đó có thực hiện được hay không. [11]
Bạo lực trong các cặp sống chung (IPV): là hành vi bạo lực về thể chất, tình
dục và bạo lực tinh thần do chồng hoặc bạn tình gây ra. Trong nghiên cứu này
chúng tôi dùng từ “Bạo lực do chồng” để phù hợp với văn hóa Việt Nam. [2]
Chồng/Bạn tình trong nghiên cứu này có thể là những người đã kết hôn hoặc
chưa kết hôn; người có quan hệ tình dục với người khác giới; sống cùng nhau,
ly thân, ly hôn hoặc những người đang trong thời gian hẹn hò. [2]
1.2. Phân loại:
Theo Báo cáo toàn cầu về bạo lực và sức khỏe (2002) của Tổ chức Y tế thế
giới, các loại hình bạo lực được phân loại theo hệ thống như sau: [11]

Sơ đồ 1.1. Mô hình phân loại bạo lực theo Tổ chức Y tế thế giới.
Một trong những hình thức bạo lực phổ biến nhất đối với phụ nữ là bạo lực
gây ra bởi chồng hay bạn tình nam giới sống chung. [11] Trong nghiên cứu


-5-

này chúng tôi chỉ đề cập đến bạo lực được thực hiện bởi người đàn ông với vợ
của họ.
1.3. Thực trạng bạo lực thể xác đối với phụ nữ có thai:
1.3.1. Trên thế giới:
Theo Nghiên cứu đa quốc gia về Sức khỏe phụ nữ và Bạo lực gia đình (2005)
của WHO tại 10 quốc gia, có sự khác biệt lớn về tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực thể
xác giữa các khu vực nghiên cứu khác nhau. Tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực thể xác
trong đời dao động từ 13% ở Nhật Bản cho tới 61% ở vùng nông thôn Peru.
[4] Tỉ lệ này tại Mỹ là 32,9%. [15]
Hành vi phổ biến nhất của bạo lực thể xác là phụ nữ bị chồng tát, với tỉ lệ từ

9% ở Nhật Bản đến 52% ở nông thôn Peru. Ở hầu hết các khu vực trong
nghiên cứu, 11-21% phụ nữ đã bị chồng đấm. [4] Mức độ nghiêm trọng của
bạo lực được xếp hạng theo khả năng gây ra chấn thương. Trường hợp bị tát,
xô hoặc đẩy được xác định là hành vi bạo lực thể xác trung bình. Trường hợp
bị đấm, đá, kéo, đe dọa bằng vũ khí hoặc có sử dụng vũ khí được xác định là
hành vi bạo lực thể xác nghiêm trọng. [4] Theo định nghĩa này, tỉ lệ phụ nữ bị
bạo lực thể chất nghiêm trọng dao động từ 4% ở Nhật Bản đến 49% ở nông
thôn Peru, hầu hết các khu vực khác ở khoảng 13-26%. [4]
Đối với phụ nữ có thai, trong các quốc gia đã được WHO nghiên cứu thì có từ
11-44% phụ nữ mang thai báo cáo rằng mình bị bạo lực trong quá trình mang
thai, trừ tại Nhật Bản thì con số này là 8%. Từ một phần tư tới một nửa số phụ
nữ bị bạo lực thể xác trong khi mang thai đã bị đấm hoặc đá vào giữa bụng.
Có tới hơn 90% các trường hợp, phụ nữ mang thai bị tấn công bởi cha đẻ của
thai nhi, trong đa số trường hợp thì hai người đang chung sống cùng với nhau
vào thời điểm đó. [4] Trong một nghiên cứu khác tại 19 quốc gia trong giai
đoạn 1998-2007, tỉ lệ phụ nữ từng bị bị bạo lực thể xác bởi chồng trong quá


-6-

trình mang thai dao động từ 2% ở Úc, Đan Mạch, Campuchia, Phi-líp-pin tới
13,5% ở Uganda. Hơn một nửa số nước trong nghiên cứu có tỉ lệ từ 3,8-8,8%.
Tỉ lệ dường như cao hơn tại Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, thấp hơn tại châu
Âu và châu Á. [6]
Đa số phụ nữ mang thai bị bạo lực thể xác đã có những trải nghiệm bị bạo lực
thể xác từ trước đó nhưng từ 13% (tại Ethiopia) đến khoảng 50% (tại thành thị
Brazil, Serbia và Montenegro) phụ nữ cho biết họ bị đánh đập lần đầu tiên là
trong quá trình mang thai. [4]
1.3.2. Tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Nghiên cứu quốc gia, tỷ lệ bị bạo lực thể xác trong đời do

chồng gây ra đối với phụ nữ Việt Nam là 31,5% và tỷ lệ này ở nông thôn cao
hơn so với thành thị (32,6% so với 28,7%). Tỷ lệ bị bạo lực thể xác hiện tại
của Việt Nam là 6,4% (nông thôn 6,8% và thành thị là 5,6%). Hầu hết các
hành vi bạo lực hiện tại, nếu xảy ra trong phần lớn các trường hợp, xảy ra
nhiều hơn một lần (thường là 2-5 lần), thậm chí cả những hành vi nặng/
nghiêm trọng mà nhiều phụ nữ không đề cập. Khi tần suất các sự kiện bạo lực
thể xác cao thì mức độ nặng/ nghiêm trọng cũng gia tăng. [2]
Bạo lực đối với phụ nữ đang mang thai được coi là bạo lực nghiêm trọng
không những chỉ tác động tới người phụ nữ mà còn gây nguy nhiểm cho bào
thai. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể xác ít nhất một lần trong khi mang thai là 4,7
% (nông thôn 4,9% và thành thị là 4,2%). Bạo lực đối với phụ nữ đang mang
thai phổ biến ở những phụ nữ chưa học hết lớp 1. Có tới 22% phụ nữ đã từng
bị đánh trong khi mang thai, bị đấm và đá vào bụng. Có tới 99,4% phụ nữ bị
đánh trong lần mang thai gần đây nhất bởi chính bố đứa trẻ. Mang thai là giai
đoạn nguy cơ đối với bạo lực: khoảng ¼ phụ nữ nói rằng bị bạo lực trong suốt
thời kỳ mang thai. [2] Điều này phù hợp với một nghiên cứu trên phụ nữ


-7-

Trung Quốc, cho rằng việc mang thai chính là yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ bị
bạo lực nhiều hơn. [5]
1.4. Ảnh hưởng của bạo lực thể xác tới sức khỏe của phụ nữ có thai.
1.4.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất:
Phụ nữ có thai bị bạo lực có thể báo cáo là có sức khỏe thể chất tiêu cực như:
tình trạng sức khỏe kém, chất lượng cuộc sống kém, tăng sử dụng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Và việc bị bạo lực vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
chấn thương ở phụ nữ. Những nạn nhân – phụ nữ có thai có thể đã bị đá, đấm,
đẩy xuống cầu thang, đe dọa bằng dao, bóp cổ, gây bỏng, bị đẩy ra ngoài khi
ô tô đang chạy hay bị ném các vật vào người. Trong một nghiên cứu khác, các

nạn nhân bị những vết cắt, bầm tím, gãy xương, chấn thương, chấn thương
răng, dao đâm, chảy máu âm đạo, đau đầu dai dẳng. Người ta ước tính rằng
khoảng 10% số ca nhập viện do chấn thương trong thai kì là kết quả của hành
động gây thương tích có chủ ý đối với phụ nữ mang thai (Chambliss, 2008).
[3]
Trong khảo sát tại Việt Nam, 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác
hoặc tình dục cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành vi bạo
lực. Trong số này, 60% cho biết họ bị thương tích 2 lần trở lên và 17,4% bị
thương tích 5 lần trở lên. [2]
1.4.2. Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần:
Phụ nữ bị bạo lực trong khi mang thai có liên quan đến triệu chứng trầm cảm
ở phụ nữ, cả trong quá trình mang thai và sau sinh. Phụ nữ bị bạo lực trong
khi mang thai có dấu hiệu chán nản và được chứng minh lâm sàng là trầm
cảm nhiều gấp 2,5 lần so với phụ nữ không bị bạo lực. Ngoài trầm cảm, phụ
nữ mang thai còn có các biểu hiện khác nhau về tâm thần (cảm thấy không
được thấu hiểu, lo ngại nhu cầu không được đáp ứng, cảm thấy cô đơn, dễ tức


-8-

giận,…) và dễ xung đột với người khác (những người làm cho cuộc sống của
phụ nữ khó khăn, người không đáng tin cậy, người làm đau phụ nữ,…). Hai
tác giả Casanueva và Martin (2007) phát hiện ra rằng nạn nhân của bạo lực
trong khi mang thai có nhiều vấn đề về mặt cảm xúc như sợ hãi, hiểu lầm, lo
lắng và cô lập. Bị bạo lực trong khi mang thai cũng liên quan chặt chẽ với
stress, nạn nhân có biểu hiện căng thẳng nhiều hơn phụ nữ không bị bạo lực.
Nhiều phụ nữ mang thai bị bạo lực nghĩ mình phải chịu trách nhiệm về hành
vi của chồng họ. Những biểu hiện tâm thần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng sống cũng như hoạt động hàng ngày của phụ nữ sau sinh. [3]
Việc bị bạo lực trong khi mang thai cũng làm tăng đáng kể việc sử dụng thuốc

lá, rượu, và/hoặc các loại thuốc bất hợp pháp. Sự căng thẳng liên quan đến
bạo lực trong khi mang thai làm nạn nhân bắt đầu hoặc duy trì sử dụng các
loại chất khác nhau như là một cơ chế đối phó hoặc một phương tiện để tự
giải tỏa. [3]
1.4.3. Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản:
Theo WHO, phụ nữ bị bạo lực trong khi mang thai có thể gây ra những hậu
quả như: sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, chấn thương thai nhi, sinh con nhẹ
cân hoặc sinh con nhỏ hơn so với tuổi thai. Bạo lực trong cũng có thể chiếm
một phần nhỏ trong nguyên nhân gây tử vong mẹ mặc dù điều này thường
không được công nhận bởi các nhà hoạch định chính sách. [12]
Trong một nghiên cứu tại Mỹ, có 24% mẹ sinh non đã từng bị bạo lực thể xác
trong khi có thai, so với tỉ lệ 8% sinh non ở nhóm không bị bạo lực. [14]
Kết quả số liệu Nghiên cứu quốc gia Việt Nam chỉ ra rằng 21,3% phụ nữ bị
bạo lực thể xác đã từng bị sảy thai, trong khi đó tỷ lệ này ở những phụ nữ
không bị bạo lực là 15,9%. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ bị bạo lực thể xác đã từng
nạo hút thai là 30,1%, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ không bị bạo lực chỉ có


-9-

21%. Có 15,7% phụ nữ bị bạo lực thể xác cho biết là con của họ chết sau khi
sinh. Tỷ lệ thai chết lưu ở phụ nữ bị bạo lực thể xác là 4,7% [2].
Trong nghiên cứu can thiệp tại hai bệnh viện Đức Giang và Đông Anh, trong
số 1885 nạn nhân bị bạo lực nói chung, có 8,8% có tổn thương về sức khỏe
sinh sản, trong đó: bộ phận sinh dục bị tổn thương (49,2%), bị viêm nhiễm
(40,8%), nạo thai (25%) và xảy thai (2,5%). [7]
1.5. Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới tình trạng bạo lực thể xác đối với
phụ nữ mang thai:
1.5.1. Nhóm yếu tố thông tin cơ bản của phụ nữ:
- Tuổi: Phụ nữ ở độ tuổi trẻ có nguy cơ bị bạo lực trong khi mang thai cao

hơn.
- Trình độ học vấn: Phụ nữ có trình độ học vấn thấp có nguy cơ bị bạo lực
trong khi mang thai cao hơn.
- Việc làm: Phụ nữ thất nghiệp tăng nguy cơ bị bạo lực khi có thai hơn.
- Tình trạng hôn nhân: Phụ nữ độc thân, ly thân, ly hôn có thể tăng nguy cơ bị
bạo lực trong khi có thai.
1.5.2. Nhóm yếu tố khác:
- Phụ nữ có những trải nghiệm bạo lực từ nhỏ: Trẻ em chứng kiến bạo lực gia
đình hoặc bị bạo lực gia đình từ nhỏ nhiều khả năng tiếp tục trở thành nạn
nhân của bạo lực khi trưởng thành. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa được
nghiên cứu đầy đủ đối với tình trạng bạo lực trong khi có thai.
- Hành vi tình dục độc quyền: Nếu bạn tình nam giới có hành vi tình dục độc
quyền (nền tảng là sự ghen tuông và sở hữu) thì bạn tình nữ có nguy cơ bị bạo
lực cao hơn. Nếu cha đẻ của đứa trẻ nghi ngờ và buộc tội về sự chung thủy
của vợ thì nguy cơ cô ấy bị bạo lực trong thời gian có thai cũng tăng lên.


-10-

- Sự gia trưởng: Sự gia trưởng của bạn tình nam giới có liên quan đến nguy
cơ bị bạo lực trong thời kì phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mối liên quan vẫn
chưa được đánh giá một cách đầy đủ.
- Sự cô lập xã hội: Sự hiện hữu của mạng lưới hỗ trợ xã hội là một yếu tố
giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực trong khi có thai.
- Bạo hành bằng lời nói: Các nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực tinh thần gắn
liên với nguy cơ tăng bạo lực thể xác và/ hoặc bạo lực tình dục trong khi
mang thai.
- Nông thôn/Thành thị: Phụ nữ cư trú ở vùng nông thôn bị hạn chế khả năng
tiếp cận cả dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội, có thể bị tăng nguy cơ bị đối xử bất
công.

- Chồng/bạn tình nghiện rượu: Phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực nhiều hơn nếu
chồng có vấn đề về rượu so với những phụ nữ có chồng không có vấn đề về
rượu.
1.6. Hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ khi bị bạo lực thể xác:
1.6.1. Trên thế giới:
1.6.1.1. Người mà phụ nữ chia sẻ về tình trạng bạo lực:
Theo Nghiên cứu đa quốc gia của WHO, trong số các phụ nữ bị bạo lực thì
hai phần ba ở Bangladesh, khoảng một nửa ở Samoa và vùng nông thôn Thái
Lan, đã không nói với ai về bạo lực trước cuộc phỏng vấn. Ngược lại, khoảng
80% phụ nữ bị bạo lực ở Brazil và Namibia đã nói với ai đó, thường là gia
đình hoặc bạn bè. Có rất ít phụ nữ bị bạo lực thể chất nói vấn đề này với
những dịch vụ chính thống hay người có trách nhiệm [4]


-11-

1.6.1.2. Người cố gắng giúp đỡ phụ nữ:
Mặc dù có nhiều phụ nữ trả lời rằng họ có nói vấn đề bị bạo lực với với bạn
bè và gia đình của mình nhưng có rất ít người từng thực sự nhận được giúp
đỡ. Từ 34%-59% phụ nữ bị bạo lực thể xác nói rằng chưa từng có ai hỗ trợ
họ. Một phần tư phụ nữ nông thôn ở Tanzania đã nói chuyện với các vị lãnh
đạo địa phương nhưng chỉ 7% nhận được sự giúp đỡ. Cũng không rõ liệu sự
giúp đỡ này có cải thiện được tình trạng bạo lực hay không. [4]
1.6.1.3. Chính quyền hay cơ quan mà phụ nữ tìm tới:
Phần lớn phụ nữ bị bạo lực thể xác (từ 55-95%) cho biết họ chưa bao giờ tìm
đến các cơ quan chức năng. Tại Bangladesh, Nhật Bản, Samoa, và nông thôn
Thái Lan, nạn nhân bạo lực thể xác rất ít liên hệ với chính quyền và các cơ
quan đoàn thể. Chỉ có ở Namibia và Peru đã có hơn 20% phụ nữ bị bạo lực
thể xác liên hệ với cảnh sát, và hơn 20% ở Namibia và Tanzania tìm tới sự
giúp đỡ của dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong 8 khu vực, ít hơn 10% phụ nữ

bị bạo lực thể xác tìm đến dịch vụ y tế. Tại Ethiopia và nông thôn Tanzania,
con số tương ứng là 15% và 31% nạn nhân tìm đến sự giúp đỡ của lãnh đạo
địa phương, trong khi ở Brazil, 15% phụ nữ tìm sự giúp đỡ ở các lãnh đạo tôn
giáo. [4]
1.6.1.4. Lí do khiến phụ nữ tìm kiếm và không tìm kiếm sự giúp đỡ:
Những lí do được đưa ra thường xuyên nhất để tìm kiếm sự giúp đỡ liên quan
đến: bạo lực mức độ nghiêm trọng; ảnh hưởng đến con cái; bạn bè hoặc gia
đình khuyên tìm kiếm sự giúp đỡ. [4]
Lí do phổ biến nhất khi phụ nữ không tìm kiếm sự giúp đỡ là: họ coi tình
trạng bạo lực đó là bình thường hoặc không nghiêm trọng (29% ở nông thôn
Peru cho đến 86% ở Samoa); sợ bị bạo lực nhiều hơn nữa; sợ mất con cái; sợ


-12-

gây xấu hổ cho gia đình. Một số cảm thấy mọi người sẽ không tin điều mình
nói ra, hoặc là việc nói ra sẽ không giúp đỡ cải thiện tình hình. Tuy nhiên,
ngay cả ở những nước có dịch vụ hỗ trợ tốt cho phụ nữ bị bạo hành thì các rào
cản như sợ hãi, kì thị, nguy cơ mất con cái khiến nhiều phụ nữ không tìm đến
dịch vụ hỗ trợ. [4]
1.6.1.5. Phụ nữ đánh lại khi bị bạo hành:
Tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực thể xác phản kháng đánh lại chồng rất khác nhau ở các
quốc gia, từ 6% ở nông thôn Bangladesh đến 79% ở đô thị Brazil. Ở 8 trong
số 15 địa điểm nghiên cứu (Nhật Bản, Serbia và Montenegro, ở cả đô thị và
nông thôn Brazil, Peru, và Thái Lan), hơn một nửa số phụ nữ bị bạo lực thể
xác trả lời họ đã phản kháng lại. Phụ nữ bị bạo lực thể xác nghiêm trọng có
khả năng phản kháng lại cao hơn phụ nữ bị bạo lực thể xác ở mức độ trung
bình. [4]
1.6.1.6. Việc bỏ nhà đi.
Từ 19-51% phụ nữ bị bạo lực thể xác đã rời khỏi nhà trong ít nhất 1 đêm. Từ

8-21% cho biết họ đã rời khỏi nhà từ 2-5 đêm. Bạo lực nghiêm trọng là lý do
chính khiến người phụ nữ phải bỏ nhà đi. Trong hầu hết các trường hợp,
những người phụ nữ bỏ nhà đi sẽ đến nhà người thân, và một phần nhỏ hơn
đến bạn bè hay hàng xóm. Có rất ít nơi cung cấp các dịch vụ tạm trú cho phụ
nữ bị bạo lực. [4]
1.6.1.7. Lí do quay về.
Có rất nhiều lí do khác nhau khiến phụ nữ lựa chọn quay trở về nhà, phổ biến
là phụ nữ không thể bỏ con ở lại, vì lợi ích của gia đình. Những lí do khác là
phụ nữ vẫn còn yêu chồng, chồng yêu cầu cô trở về, cô đã tha thứ cho anh ta
hay nghĩ rằng anh ta sẽ thay đổi, hoặc là gia đình nghĩ rằng cô nên trở về.


-13-

Những phụ nữ chưa bao giờ rời khỏi nhà cũng đưa ra các lí do tương tự, và
thêm vào đó là họ không biết phải đi đâu. [4]
1.6.2. Tại Việt Nam:
1.6.2.1. Người mà phụ nữ chia sẻ về tình trạng bạo lực:
Số liệu cho thấy ở Việt Nam có gần một nửa phụ nữ (49,6%) trên toàn quốc
nói là họ chưa từng kể với bất kỳ ai về hành vi bạo lực của chồng. Phụ nữ ở
nông thôn ít tiết lộ hơn về chuyện này so với phụ nữ thành thị (51,5% so với
44,5%). Nếu phụ nữ có kể với ai đó về hành vi bạo lực của chồng thì đó chủ
yếu là các thành viên trong gia đình (42,7%). Trong một số trường hợp phụ
nữ cũng kể với hàng xóm hoặc bạn bè về hành vi bạo lực của chồng mình:
20% kể với hàng xóm và 16,8% kể với bạn bè. [2]
Có nhiều lí do được đưa ra để giải thích tại sao phụ nữ lại im lặng khi bị bạo
lực như: xấu hổ khi công khai chuyện nhà, sợ mất con, sợ vợ chồng li dị; vì
tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng mà không có kết quả; thậm chí vì sự khác
biệt của vùng miền, dân tộc. [8]
1.6.2.2. Người cố gắng giúp đỡ phụ nữ:

Có khoảng 44,2% phụ nữ ở khu vực thành thị và 47,5% phụ nữ ở nông thôn
nói rằng chẳng có ai tìm cách giúp họ cả. Tỉ lệ người tìm cách giúp đỡ họ cao
nhất là thành viên trong gia đình (43,8% phụ nữ bị bạo lực), 19,9% nói rằng
hàng xóm cố giúp đỡ. Ở khu vực thành thị có nhiều bạn bè tìm cách giúp đỡ
chị em bị chồng bạo lực hơn là ở nông thôn (16,2% ở thành thị và 11,3% ở
nông thôn). Trong khi đó ở nông thôn có nhiều hàng xóm tìm cách giúp đỡ
những phụ nữ bị bạo hành hơn ở thành phố (21,7% ở nông thôn và 15,2 % ở
thành thị). [2]


-14-

1.6.2.3. Những chính quyền hay cơ quan mà phụ nữ tìm tới:
87,1% phụ nữ từng bị chồng bạo hành chưa bao giờ tìm đến bất kỳ cơ quan/tổ
chức nào để được giúp đỡ. Chỉ có từ 1,7% đến 6,3% phụ nữ bị bạo hành đã
đến các cơ quan khác nhau để được giúp đỡ. Cơ quan/cá nhân có thẩm quyền
mà phụ nữ thường tìm đến để nhờ giúp đỡ nhất là lãnh đạo địa phương/trưởng
thôn/tổ trưởng dân phố (6,3%), tiếp đó là công an/hội đồng nhân dân và cơ sở
y tế, rồi sau nữa là các tổ chức xã hội. Chỉ có 4 phụ nữ (khoảng 0,3%) trả lời
đã từng đến nhà tạm lánh/mái ấm. [2]
1.6.2.4. Lí do khiến phụ nữ tìm kiếm và không tìm kiếm sự giúp đỡ:
Nếu phụ nữ có tìm kiếm sự giúp đỡ có thì họ thường tìm kiếm trong trường
hợp bạo lực đã rất nghiêm trọng. Lý do phổ biến mà khiến phụ nữ không tìm
kiếm sự giúp đỡ đưa ra là do quan niệm rằng những gì đang xảy ra là “bình
thường và không nghiêm trọng” đối với họ. Những lý do khác liên quan đến
kỳ thị của xã hội về bạo lực do chồng gây ra và lo ngại về hậu quả. [2]
Một phần lí do là phụ nữ mất lòng tin về chính quyền khi chính quyền nhiều
địa phương vẫn coi đây là chuyện thuộc phạm vi gia đình.[2] Một phần khác,
có lẽ chính là do Luật. Từ khi Luật Phòng chống bạo lực gia đình ra đời năm
2007, Luật có quy định sẽ xử phạt hành chính người chồng đánh vợ, và trong

trường hợp bạo hành, người vợ phải chứng minh được mình bị thương tật
trên 11% thì mới đủ căn cứ khởi tố. [9] Tuy nhiên, trên thực tế tại địa phương,
nhiều khi chính người vợ là người phải nộp tiền phạt. Điều này làm mất đi sự
nghiêm minh của Pháp luật và mất tác dụng răn đe. Hơn nữa, việc chứng
minh tỉ lệ thương tật, không phải lúc nào y tế cơ sở cũng đủ khả năng thực
hiện nên việc giám định trở nên khá phiền phức. [8]


-15-

1.6.2.5. Phụ nữ đánh lại khi bị bạo hành:
Số liệu của Việt Nam cho thấy có khoảng từ 10,4% phụ nữ ở nông thôn và
18,8% phụ nữ ở thành thị đã từng đánh lại chồng ít nhất một lần và 7,6% phụ
nữ thành thị và 5% phụ nữ nông thôn đã từng đánh lại chồng từ 2-5 lần. [2]
1.6.2.6. Phụ nữ và việc bỏ nhà đi.
Có khoảng 1/5 phụ nữ từng bị bạo lực (20%) đã từng bỏ nhà vì bị bạo lực do
chồng gây ra; 10,5% phụ nữ từng bị bạo lực do chồng gây ra nói rằng họ đã
bỏ nhà đi từ 2-5 lần và 9,3% từng bỏ nhà đi 1 lần. Trung bình số ngày bỏ đi
khỏi nhà là 4 ngày (ở khu vực thành thị là 5 ngày và ở khu vực nông thôn là 3
ngày). Lí do bỏ đi cũng chính là do mức độ bạo lực nghiêm trọng. Thực tế
gần như không có một lựa chọn nào cho phụ nữ đi đâu về đâu và người phụ
nữ thường quay về nhà vì gia đình.
1.6.2.7. Phụ nữ và việc quay về.
Các lý do phổ biến nhất cho việc lại quay về mà những phụ nữ được phỏng
vấn đưa ra trong cuộc Khảo sát là phụ nữ không thể bỏ con cái, họ muốn bảo
vệ các con (63,5%), tha thứ cho chồng (39,9%), chồng họ gọi về (37,5%), vì
gia đình (31,3%), gia đình khuyên họ quay về (30,1%) và có 21% nghĩ chồng
sẽ thay đổi cách cư xử. Những lý do này chủ yếu là do tâm lý muốn giữ gìn
gia đình, bảo vệ con cái và dính dáng về tình cảm.
Những phụ nữ từng bị bạo lực mà chưa bao giờ bỏ nhà đi cũng đưa ra những

lý do tương tự cho việc không bỏ đi khỏi nhà của mình. Họ ở lại vì không
muốn xa rời con cái (49,3%), vì gia đình (32,6%), tha thứ cho chồng (16,6%),
vì sự thiêng liêng của hôn nhân (14,1%), vì yêu chồng (14,4%), nghĩ là chồng
sẽ thay đổi (8,1%), không muốn sống độc thân (5,6%) và chẳng có chỗ nào để
đi (3,7%).


-16-

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội từ tháng
09/2014 – 05/2015.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Huyện Đông Anh nằm ở phía bắc của thành phố Hà Nội. Về vị trí, phía đông,
đông bắc giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, phía
nam giáp sông Hồng, giáp giới quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm, phía đông
nam giáp Sông Đuống, giáp giới quận Long Biên và huyện Gia Lâm, phía tây
giáp huyện Mê Linh, phía bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Về hành chính,
huyện Đông Anh gồm 23 xã và 1 thị trấn.
Đông Anh là một Huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô
Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và


×