Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng , chống HIV AIDS của học sinh trung học phổ thông yến thế, huyện yên thế, tỉnh bắc giang năm 2015 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 96 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch HIV/AIDS không chỉ là một vấn đề nan giải của bệnh tật mà
nó còn là một vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng và tác động lớn đến mọi khía
cạnh của con người, đặc biệt là các khía cạnh về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Tại Việt Nam, ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào tháng 12 năm 1990.
Sau hơn 20 năm đương đầu với HIV/ AIDS, bất chấp sự nỗ lực của nhà nước
và cả cộng đồng, vấn đề này vẫn đang diễn biến phức tạp. Các trường hợp
nhiễm HIV mới phát hiện và tử vong tính chung toàn quốc, có xu hướng giảm
tuy nhiên mức độ giảm của dịch chưa sâu, không ổn định và vẫn ở mức cao,
tốc độ giảm của dịch đã chậm lại so với trước đây. Mặc dù số mới phát hiện
nhiễm HIV giảm, tuy nhiên số tích lũy các trường hợp nhiễm HIV ngày tiếp
tục tăng do thêm số nhiễm mới HIV và giảm số tử vong [1].
Việt Nam là một trong các quốc gia có tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS tăng
nhanh nhất thế giới. Đến hết 31/3/2014, toàn quốc hiện có 218,204 trường
hợp báo cáo hiện nhiễm HIV. Về địa bàn phân bố: tính đến 31/3/2014,
toàn quốc đã phát hiện người nhiễm tại 78% xã, phường, gần 98% quân
huyện và 63/63 tỉnh/thành phố [1].
Đại dịch HIV/AIDS để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt: kinh tế, an
ninh chính trị, sức khoẻ của con người, văn hóa xã hội,…Học sinh trung
học phổ thông là thế hệ tương lai của đất nước, đang chuẩn bị hành trang
để bước vào đời, vì vậy việc giáo dục nhận thức về HIV/AIDS là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp thiết.
Tích luỹ đến 30/9/2013, toàn tỉnh Bắc Giang đã phát hiện 3.822 người
nhiễm HIV. Tuy nhiên, trong những năm qua, ngân sách của tỉnh còn hạn
hẹp, phần kinh phí dành cho phòng chống HIV/AIDS không lớn, còn khiêm


2



tốn so với yêu cầu của tỉnh [2]. Huyện Yên Thế là một huyện nằm ở phía Tây
Bắc tỉnh Bắc Giang. Tại huyện Yên Thế, tính đến năm 2013 đã phát hiện 164
người nhiễm HIV, trong đó có 144 người chuyển sang giai đoạn AIDS, có
20/21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có người nhiễm HIV/AIDS. Sự lây
nhiễm HIV/AIDS tại huyện có xu hướng ngày càng lan rộng, đối tượng là lứa
tuổi trẻ, chứa đựng nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm cao [3]. Từ thực tiễn trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
HIV/AIDS của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Thế, huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2015 và một số yếu tố liên quan” với mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của
học sinh trường Trung học phổ thông Yên Thế, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống HIV/AIDS của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Thế,
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới [4]
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho
đến nay loài người đã trải qua hơn 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô
lớn, phức tạp. Hiện nay, HIV vẫn tiếp tục là một vấn đề y tế công cộng quan
trọng toàn cầu. Trong năm 2013, khoảng 1,5 triệu người chết vì các nguyên
nhân liên quan đến HIV trên toàn cầu. Đến cuối năm 2013, thế giới có khoảng

35,0 triệu người sống chung với HIV với 2,1 triệu người nhiễm mới HIV.
Cận Saharan Châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 24,7
triệu người sống chung với HIV vào năm 2013. Ngoài ra Cận-Saharan châu
Phi chiếm gần 70% trong tổng số nhiễm mới HIV.
Không có cách chữa khỏi bệnh khi bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, hiệu quả
điều trị với thuốc kháng virus (ARV) có thể kiểm soát virus vì vậy mà những
người có HIV có thể tận hưởng cuộc sống lành mạnh và hiệu quả.
Trong năm 2013, có 12,9 triệu người sống chung với HIV đã được điều
trị bằng thuốc kháng retrovirus (ART) trên toàn cầu, trong đó có 11,7 triệu
người nhận ART ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Có 11,7
triệu người điều trị ART chiếm 36% của 32,6 triệu người sống chung với HIV
ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Bảo hiểm y tế cho trẻ em vẫn còn tụt hậu trong nước thu nhập thấp và
thu nhập trung bình. Trong năm 2013 ít hơn 1 trong 4 trẻ em sống chung với
HIV được tiếp cận với ART.


4

1.1.2. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam [5]
Tính đến hết ngày 30/11/2013, số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV
là 216.254 trường hợp, số bệnh nhân AIDS là 66.533 và đã có 68.977 trường
hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 248
người trên 100.000 người dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm
HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1029), tiếp đến là thành phố Hồ Chí
Minh (682), thứ ba là Thái Nguyên (632). Trong 11 tháng đầu năm 2013, cả
nước xét nghiệm mới 11.567 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 5.493 bệnh nhân
AIDS, báo cáo có 2.097 người tử vong do AIDS. 10 tỉnh có số trường hợp xét
nghiệm mới phát hiện dương tính lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2013, bao
gồm TP.Hồ Chí Minh 1736 trường hợp, Hà Nội 738 trường hợp, Sơn La 538

trường hợp, Nghệ An 411 trường hợp, Điện Biên 406 trường hợp, Đồng Nai 385
trường hợp, Thái Nguyên 353 trường hợp, Lai Châu 334 trường hợp, Đồng Tháp
322 trường hợp, Cần Thơ 318 trường hợp.
So sánh 11 tháng đầu năm 2012 và 2013: số trường hợp nhiễm HIV
giảm 15% (2062 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 16% (1064 trường
hợp), tử vong do AIDS giảm 2% (40 trường hợp), 16 tỉnh có số người nhiễm
HIV được mới xét nghiệm phát hiện tăng hơn so với cùng kì năm 2012 và 47
tỉnh có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm.
Năm 2013, bắt đầu triển khai tổng rà soát số liệu HIV/AIDS và tử vong,
tính đến nay đã có báo cáo rà soát của 5 tỉnh ( Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Giang,
Tuyên Quang, Quảng Trị), qua rà soát bổ sung thêm 4976 trường hợp HIV
chuyển sang AIDS và 3508 trường hợp bệnh nhân tử vong do AIDS được phát
hiện và cập nhật, 400 trường hợp HIV được xác định là trùng lặp.
Từ số liệu cho thấy, các tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS đã giảm mạnh
số ca phát hiện mới nhiễm HIV và triển khai mạnh các giải pháp can thiệp


5

trong thời gian qua như Thành phố Hồ Chí Minh, Điện Biên, Hải Phòng, Hải
Dương, An Giang, Cần Thơ. Về địa bàn phân bố: tính đến 30/11/2013, toàn
quốc đã phát hiện số người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98%
quận/huyện và 63/63 tỉnh/ thành phố. Dịch HIV tiếp tục lan rộng về địa bàn.
Năm 2013 tăng thêm 3 huyện và 47 số xã/phường mới phát hiện có người
nhiễm HIV. Phân bố người nhiễm HIV theo giới: phân bố người HIV phát
hiện trong năm 2013 ở nam giới chiếm 67,5%, nữ giới chiếm 32,5%, không thay
đổi so với cùng kỳ năm trước. Phân bố người nhiễm HIV phát hiện trong năm
2013 vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi với chiếm từ 79% số
người nhiễm HIV. Tuy vậy, tỷ trọng nhiễm HIV trong nhóm 30-39 đang có xu
hướng tăng dần đến hết năm 2012, tỷ lệ người nhiễm HIV ở nhóm tuổi 30-39

tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,6% và trong năm 2013, tỷ lệ này là 45,1% trong
khi tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 20-29 có xu hướng giảm, đến cuối năm
2012 , tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 20-29 tuổi chiếm 35,1% và trong năm
2013 tỷ lệ là 32,9%. Cùng với đó tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 40-49 tuổi
cũng có xu hướng tăng chậm đến hết năm 2012, tỷ lệ người nhiễm HIV trong
nhóm này là 12,2% và trong năm 2013 tỷ lệ là 13,7%.
Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền: Tỷ lệ người nhiễm
HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục ngày càng tăng, lây truyền
qua đường máu có xu hướng giảm. Trong số người nhiễm HIV được phát
hiện báo cáo trong năm 2013 cho thấy: số người lây truyền qua đường tình
dục chiếm tỷ lệ cao nhất 45%, tiếp đến số người nhiễm HIV lây truyền qua
đường máu chiếm 42,4%, giảm khoảng 0,3% so với cùng kỳ năm 2012, tỷ lệ
người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,4%, có 10,1% tỷ lệ
người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền.
Phân bố người nhiễm HIV theo các nhóm đối tượng: kết quả giám sát
phát hiện cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn


6

chiếm chủ yếu, đang có xu hướng giảm dần từ 2008 đến 2012. Tuy nhiên
trong năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo là người
nghiện chích ma tuý có tăng nhẹ, chiếm 39,2%. Ngược lại, trong giai đoạn
từ 2007 đến 2012, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là đối tượng tình
dục khác giới có xu hướng gia tăng, tuy nhiên, trong năm 2013 phân bố
người nhiễm HIV được phát hiện và báo cáo là đối tượng tình dục khác giới
giảm còn 18%, các nhóm còn lại chiếm một tỷ lệ thấp.
Nhận xét chung về tình hình dịch HIV:
- Tình hình dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm về số lượng
mới, phát hiện nhiễm HIV/AIDS và tử vong, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm

nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm tiếp tục giảm.
- Hình thái lây truyền HIV qua đường tình dục tiếp tục có xu hướng
ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với qua đường máu. Người nhiễm HIV
nhóm tuổi từ 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ người nhiễm HIV được
phát hiện là nữ tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.
- Trong những tỉnh có người nhiễm HIV phát hiện tăng năm 2013, chủ
yếu tập trung thành phố, thị xã của các tỉnh Phú Thọ (Tp.Việt Trì); Ninh
Bình (Tp. Ninh Bình); Khánh Hòa (Tp.Nha Trang), Đồng Tháp (Thị xã
Hồng Ngự), Vĩnh Long (Tp. Vĩnh Long), Bắc Ninh (Tp. Bắc Ninh), các
huyện miền núi Lai Châu (Tân Uyên, Nậm Nhùn). Những tỉnh,thành phố
này trước đây ít được quan tâm đầu tư của các dự án lớn.
- Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới có xu
hướng tăng nhẹ, tuy nhiên vẫn ở mức thấp.
- Một số kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ mới về lây truyền HIV
trong nhóm người sử dụng ma túy tổng hợp trong thanh niên, nhóm quan hệ


7

tình dục đồng giới nam, phụ nữ bán dâm liên quan đến việc hậu sử dụng ma
túy tổng hợp, tăng quan hệ tình dục bầy đàn, quan hệ tình dục không an toàn.
1.2. Các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV/ AIDS [6]
Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV làm 4 nhóm:
Yếu tố sinh học: Những tổn thương niêm mạc đường sinh dục như
người mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục có khả năng nhiễm
HIV cao hơn bình thường 2-9 lần, hẹp bao quy đầu dẫn đến bị mắc bệnh lây
truyền qua đường tình dục và gây loét, do vậy nguy cơ nhiễm HIV và lây cho
người khác cao hơn. Ngoài giai đoạn nhiễm HIV cũng ảnh hưởng đến khả
năng lây truyền. Nguy cơ lây nhiễm rất cao trong giai đoạn cửa sổ.
Yếu tố hành vi: Sự chấp nhận của xã hội về lối sống có nhiều bạn tình,

phương thức sinh hoạt tình dục (miệng, hậu môn, âm đạo) không được bảo vệ.
Động tác quan hệ tình dục càng mạnh, thời gian càng lâu thì tỉ lệ chầy xước
càng cao, nguy cơ lây nhiễm HIV càng tăng. Hay các phong tục xăm mình, xâu
lỗ tai, đặc biệt tiêm, chích ma túy là nguy cơ lây nhiễm cao HIV.
Yếu tố dân số học: Lứa tuổi có tỉ lệ lây nhiễm HIV cao là từ 15-45
tuổi. Những di biến động dân cư cũng làm tăng sự lây lan HIV.
Yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội: Sự kém hiểu biết về HIV/AIDS, tác
hại của ma túy và an toàn tình dục cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.
Yếu tố kinh tế: Đói nghèo, không đủ nguồn lực để đương đầu với
AIDS, những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường,…ảnh hưởng lớn đến sự
gia tăng HIV.
Yếu tố chính trị: Sự quan tâm của xã hội, luật pháp với nhóm nguy cơ
cao (nghiện chích ma túy, mại dâm), thái độ đối với giáo dục tình dục, sự chấp
nhận của xã hội đối với phương pháp xét nghiệm HIV giấu tên và việc cho
phép cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm, điều trị cai nghiện bằng những chất


8

thay thế ma túy như Methadone,… đều ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm nguy cơ
lây nhiễm HIV.
1.3. Các biện pháp ngăn chặn đại dịch HIV/ AIDS
1.5.1.Phòng lây nhiễm qua đường tình dục
- Giáo dục và khuyến khích các hành vi tình dục an toàn
- Sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS
- Chuẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1.5.2.Phòng lây qua đường máu
- Thực hiện an toàn trong truyền máu
- Ngăn ngừa các hành vi nghiện tiêm chích ma túy không an toàn
- Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con

- Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại nhà
- Làm giảm tác động của đại dịch
Trên thế giới kể từ trường hợp AIDS được phát hiện năm 1981 tại Los
Angeles đến năm 1985, thuốc điều trị HIV đầu tiên ra đời là
AZT(Azidothymidine) [7]. Cho đến nay, tuy đã sản xuất thêm nhiều loại
thuốc mới, nhưng AZT vẫn còn tiếp tục được sử dụng. Tỷ lệ người nhiễm
HIV có biểu hiện triệu chứng là 46,2%, trong đó chỉ có 56,2% số người nhận
được thuốc điều trị triệu chứng miễn phí, không có người nhiễm nào nhận
được thuốc điều trị đặc hiệu [8].
Trong lúc chưa có vắc xin để phòng chống, phải coi trọng biện pháp
tuyên truyền giáo dục nhằm làm thay đổi hành vi, tránh được sự lây lan của
đại dịch HIV/ AIDS.


9

1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về kiến thức, thái độ,
thực hành về phòng chống HIV/ AIDS của học sinh trung học phổ thông.
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành về
phòng chống HIV/AIDS của học sinh THPT đã được tiến hành vì học sinh
THPT là đối tượng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia và
là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi những tệ nạn xã hội dẫn đến nguy cơ bị nhiễm
HIV/AIDS cao.
Nghiên cứu của Tuntufye Selemani Mwamwenda về kiến thức về
HIV/AIDS của thanh thiếu niên trung học tại Kenya cho thấy học sinh biết
rằng HIV/AIDS lây truyền qua đường máu là 96%, qua đường QHTD là 95%.
Tỷ lệ học sinh biết những con đường không lây truyền HIV/AIDS là khá cao:
qua uống chung cốc thuỷ tinh (94%), qua ăn uống chung (97%), dùng chung
nhà vệ sinh (97%), ôm hôn người nhiễm HIV/AIDS (66%), chăm sóc người

nhiễm HIV/AIDS (76%), mặc chung quần áo với người nhiễm HIV/AIDS
(89%), qua đường muỗi/côn trùng đốt (61%). Tuy nhiên có 43% học sinh cho
rằng HIV/AIDS là sự trừng phạt của Thiên chúa đối với những người có
QHTD ngoài hôn nhân. 96% học sinh đã đồng ý rằng nên thận trọng trong
việc QHTD với những người cùng giới tính để phòng tránh HIV/AIDS. 73%
học sinh đồng ý rằng những trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS vẫn có thể đi học
chung với những trẻ em không bị nhiễm. Đa số học sinh cho biết họ có thể
ngồi cạnh với những người bị nhiễm HIV/AIDS (88%), nhưng tỷ lệ đồng ý
ngủ chung giường chỉ 59%. Như vậy, phần lớp đối tượng nghiên cứu có kiến
thức liên quan đến HIV/AIDS ở mức độ khá cao [9].
Nghiên cứu kiến thức về HIV/AIDS của học sinh THPT tỉnh
Kirikkale tại Thổ Nhĩ Kì cho thấy đa số học sinh (92,2%) đã nghe về


10

HIV/AIDS trước nghiên cứu này. Có một số học sinh có quan niệm sai lầm
cho rằng HIV/AIDS có thể lây truyền qua ăn uống chung (17,1%) , qua ôm
hôn (31,7%), ngủ chung phòng (2,7%) và sử dụng chung phòng tắm
(15,6%) những người nhiễm HIV/AIDS. Hơn một nửa học sinh khẳng định
HIV/AIDS có thể lây truyền qua đường muỗi đốt. Nghiên cứu cũng cho
thấy 76,5% học sinh đồng ý HIV/AIDS có thể lây truyền từ mẹ sang con,
92% biết rằng virus có thể được truyền qua máu và 89,2% tin rằng
HIV/AIDS có thể lây nhiễm qua các dụng cụ không vô trùng. 64% học sinh
tin rằng con người có thể bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng BCS và
22,8% bằng cách tránh QHTD. Đa số học sinh trả lời rằng Internet (67,2%)
là nguồn cung cấp thông tin chính về HIV/AIDS, sau đó là các phương tiện
truyền thông (truyền hình và đài phát thanh). Một số học sinh được nhận
thông tin từ bạn bè (25,6%) hoặc từ nguồn khác (44%), thông tin từ các cán bộ
y tế là ít nhất(3,8%) [10].

Nghiên cứu của Bounbouly Thanavanh, Md. Harun-Or-Rashid, Hideki
Kasuya, Junichi Sakamoto về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến
HIV/AIDS của học sinh trung học nam tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
trên 300 học sinh cho thấy phần lớn học sinh biết HIV có thể lây truyền qua
QHTD ( 97,7%), từ mẹ truyền sang con (88,3%) và qua dùng chung BKT
(92,0%). Quan niệm sai lầm về HIV/AIDS được thấy ở 59,3% đến 74,3%
người trả lời. 55,7% học sinh có thái độ tích cực đối với người HIV. Gần một
nửa số học sinh trả lời rằng họsẽ tiếp tục học tại một trường có học sinh bị
nhiễm HIV/AIDS (45,3%) và 41,3% với trường học có giáo viên nhiễm
HIV/AIDS. 94 học sinh ( 31,3%) đã từng QHTD, và 70,2 % đã từng sử dụng
BCS. Tuy nhiên chỉ có 43,9% trong số đó sử dụng BCS một cách thường
xuyên. Hơn ba phần tư học sinh cho biết truyền hình và phát thanh là nguồn
cung cấp thông tin chính về HIV/AIDS cho họ [11].


11

1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Cũng như các nước trên thế giới, ở Việt Nam sự kì thị và phân biệt đối
xử với những người bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS là rào cản lớn nhất đối với
nhưng nỗ lực phòng chống HIV/ AIDS, khiến cho đại dịch này đang trở nên
khó kiểm soát hơn. Theo tác giả Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên
cứu và Phát triển Xã hội, việc hiểu sai lệch về sự lây nhiễm HIV là một trong
những nguyên nhân gốc rễ tạo nên sự kì thị phân biệt đối xử liên quan đến
HIV/AIDS [12]. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
HIV/AIDS đã được nhiều ngành, nhiều địa phương tiến hành Các cuộc điều
tra KAP là nền móng chính xác và cơ bản nhất để có thể đưa ra những kế
hoạch, chương trình can thiệp phù hợp và có hiệu quả.
Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh PTTH tại
Thành phố Phan Thiết về phòng chống HIV/AIDS cho thấy học sinh có kiến

thức khá cao nhưng không đầy đủ. Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân không sử
dụng bao cao su và hành vi sử dụng ma tuý trong học sinh là điều chúng ta
cần quan tâm. Theo nghiên cứu này, đa số các em học sinh có kiến thức về
đường lây truyền 69,07%, về phát hiện nhiễm HIV 98,8%, về khả năng điều
trị 67,47% và cách phòng chống 63,60%. Kiến thức chung 35,7%. Thái độ
trong phòng chống HIV/AIDS có 68,85% học sinh chấp nhận sử dụng bao
cao su, 90,67% đối xử tích cực với người nhiễm và 95,99% sẵn sàng xét
nghiệm khi nghi ngờ nhiễm HIV. Trong thực hành, đáng lưu ý là có 3 học
sinh (chiếm 4%) trong tổng số 766 học sinh có hành vi sử dụng ma tuý, trong
đó 01 em đã từng chích ma tuý. Có 28 em học sinh đã từng quan hệ tình dục
chiếm (3,73%), trong đó có 15 em đã từng quan hệ tình dục và không sử dụng
bao cao su là điều chúng ta đáng quan tâm [13].


12

Theo Lê Trọng Lưu và Nguyễn Đỗ Nguyên nghiên cứu về kiến thức,
thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung
học tỉnh Ninh Thuận năm 2004 cho thấy tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng
về HIV/AIDS là không cao (46,7%) nhưng tỷ lệ trả lời đúng từng loại kiến
thức khá cao. Tỷ lệ học sinh có thái độ đối xử đúng với người nhiễm
HIV/AIDS là 91,8%. Vẫn còn 8,2% học sinh có thái độ đối xử chưa đúng
đối với người nhiễm HIV, có thể xuất phát từ tâm lý sợ hãi căn bệnh vẫn
còn tồn tại trong cộng đồng [14].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vũ Tuyết Mai và Lã Ngọc Quang về
kiến thức, thái độ và thực hành và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trong
phòng, chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương năm 2012 cho thấy đến hơn một nửa số học sinh (55,8%) chưa có
kiến thức đúng về cách lây truyền HIV/AIDS. Chỉ có 22,2% học sinh có quan
điểm đúng về vấn đề phân biệt đối xử nhận thấy với người nhiễm HIV/AIDS.

Còn lại 77,8% học sinh là có các quan điểm không đầy đủ trong đó có 11,5%
các đối tượng nghiên cứu là có quan điểm sai hoàn toàn [15].
Nghiên cứu của Ngô Văn Tán về kiến thức, thái độ , thực hành và nhu
cầu tiếp cận thông tin phòng chống HIV/AIDS của học sinh PTTH huyện
Châu Thành, Bến Tre năm 2010 cho thấy tỷ lệ kiến thức tốt ở các em khá cao
(85,9%) và tương đồng với các khối lớp. 96,4% học sinh biết chính xác HIV
là một loại virus, 3,6% hiểu nhầm HIV là vi khuẩn và kí sinh trùng hoặc
không biết. Đa số học sinh hiểu đúng các đường lây truyền HIV cơ bản như
QHTD, đường máu và mẹ truyền sang con khi cho con bú với tỷ lệ tương
ứng là 100%, 97,9%. Bên cạnh việc hiểu đúng đường lây truyền thì một tỷ lệ
khá cao học sinh còn hiểu nhầm các đường không lây như muỗi/côn trùng
đốt (18,7%), dùng chung nhà vệ sinh công cộng (10,9%), bơi chung (7,3%),
ăn uống chung, qua nước bọt hoặc ôm hôn. Hơn 90% học sinh biết được


13

không dùng chung BKT khi tiêm chích ma tuý và sử dụng BCS khi quan hệ
tình dục là những cách phòng chống lây nhiễm HIV. Có đến 83,5% học sinh
có thực hành tốt về phòng chống HIV, có một tỷ lệ học sinh có ý định dùng
thử ma tuý (0,8%), tuy nhiên chưa có trường hợp nào sử dụng ma tuý. Có
đến 3,4% học sinh đã từng QHTD trong đó có 76,9% sử dụng BCS trong lần
QHTD đầu tiên [16].
Một nghiên cứu về nhận thức của học sinh trường THPT Tây Thụy
Anh, huyện Thái Thụy, Thái Bình về vấn đề HIV/AIDS cho thấy đa số các
em đều cho rằng tác nhân gây bệnh AIDS là do virus với 289 học sinh chiếm
92,9%, có 17 học sinh trả lời không biết tác nhân gây bệnh AIDS là gì chiếm
5,5%. So sánh giữa học sinh nam và học sinh nữ cũng so sánh giữa các khối
trong trường thì việc nhận thức về tác nhân gây bệnh AIDS không chênh lệch
nhiều. Các em nhận thức đúng và chiếm tỷ lệ cao nhất các con đường lây

truyền HIV là: TCMT chiếm 96,1%, qua QHTD chiếm 91,3%, qua truyền
máu và các sản phẩm của máu chiếm 72,5% và qua đường từ mẹ truyền sang
con 91,3%. Hầu hết các em học sinh có nhận thức về nhóm có hành vi nguy
cơ cao: GMD ở mức độ nguy cơ rất cao chiếm 78,8%, con của những người
mẹ nhiễm HIV chiếm 57,9%, khách hàng của GMD chiếm 39,5%, người
NCMT chiếm 37,0% [17].
Năm 2005, Khương Văn Duy và Nguyễn Thị Thắm tiến hành nghiên
cứu “Thực trạng hành vi ứng xử đối với người nhiễm HIV/AIDS của đối
tượng học sinh THPT ở Hải Phòng” cho thấy mặc dù tỷ lệ học sinh THPT có
thái độ sẵn sàng chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS tương đối cao (78%)
nhưng tỷ lệ mua bán hay sử dụng hàng hoá mà những người nhiễm
HIV/AIDS bán không cao [18].


14

1.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng
chống HIV/AIDS của học sinh
Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
HIV/AIDS của học sinh PTTH tại Thành phố Phan Thiết của Nguyễn Bá
Tòng và Trần Thiện Thuần năm 2006 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa học sinh nam và nữ, học sinh có cha mẹ lao động trí óc và chân tay về
kiến thức đường lây và phòng lây bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và nữ về thái độ phòng lây nhiễm
HIV (sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân). Học sinh
nam có thái độ tích cực cao gấp 1,67 lần học sinh nữ [13].
Theo Lê Trọng Lưu và Nguyễn Đỗ Nguyên nghiên cứu về kiến thức,
thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung
học tỉnh Ninh Thuận năm 2004 cho thấy kiến thức chung của lớp 12 cao
hơn so với lớp 10 trong khi không có sự khác biệt giữa lớp 11 và lớp 10.

Học sinh nữ có kiến thức chung đúng nhiều hơn nam nhưng học sinh nam
có thái độ chung cao hơn học sinh nữ. Khối lớp trên thực hành chung đúng
gấp 1,27 lần so với khối lớp dưới liền kề. Không có mối liên quan giữa
kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung [14].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vũ Tuyết Mai và Lã Ngọc Quang về
kiến thức, thái độ và thực hành và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trong
phòng, chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương năm 2012 cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
giới tính, lớp học và tôn giáo với kiến thức, thực hành phòng chống
HIV/AIDS của học sinh. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ
về phòng chống HIV/AIDS của học sinh với lớp học (p<0,05). Khi so sánh
từng cặp lớp riêng cho thấy nhóm học sinh lớp 10 có thái độ không đạt về


15

phòng chống HIV/AIDS cao hơn nhóm học sinh lớp 11 và lớp 12 lần lượt là
3,32 lần và 1,97 lần [15].
1.6. Một số đặc điểm của đối tượng học sinh trung học phổ thông [19]
Học sinh THPT gồm các em lứa tuổi 15,16 đến 17,18 tuổi tương đương
với giai đoạn giữa tuổi vị thành niên và tuổi đầu thanh niên.
Xác định tuổi PTTH cũng có nhiều ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất.
Sự bắt đầu và kết thúc của lứa tuổi này không lệ thuộc cứng nhắc bất biến mà
do những điều kiện hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội, giáo dục khác nhau,
một cách cụ thể mà cũng có sự co giãn, linh động.
Ở lứa tuổi này do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần
kinh trung ương và các giác quan do sự tích luỹ phong phú kinh nghiệm sống
và tri thức do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, xã hội
nên nhận thức của học sinh PTTH có những nét đổi mới về chất.
Cảm giác tri giác đạt đến mức độ tinh nhạy của người lớn. Ngưỡng

tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của những cảm giác nghe, nhìn, vận động phát
triển cao, năng lực cảm thụ hội hoạ ,âm nhạc phát triển mạnh.
Đặc điểm nổi bật của sự phát triển cảm giác, tri giác của học sinh
PTTH là tính có ý thức, có mục đích , có hệ thống biểu hiện rõ rệt trong các
quá trình học tập cũng như trong mọi hoạt động khác.
Do sự nhạy cảm của óc quan sát học sinh PTTH dễ phát hiện ra những
đặc điểm của sự vật, hiện tượng cũng như con người.
Trí nhớ chủ định, có ý nghĩa và chiếm ưu thế. Năng lực chú ý chủ
định cũng phát triển.
Ở giai đoạn này các em đã đạt được các thao tác trí tuệ bậc cao như
người lớn đó là tư duy hình thức và tư duy logic. Cấu trúc hoạt động trí tuệ có
tính phức tạp và phân hoá rõ rệt. Học sinh PTTH có kỹ năng suy nghĩ độc lập


16

và bước đầu hình thành khả năng tự học. Tư duy lý luận phát triển mạnh có
tính chặt chẽ, nhất quán có căn cứ.
Học sinh PTTH thường quan tâm nhiều đến tình hình kính tế-chính trịxã hội trên thế giới và trong nước. Các em thường có sự đánh giá, trao đổi và
tỏ thái độ của mình đối với các vấn đề đó.
Học sinh PTTH sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phù hợp với hứng
thú, sở trường của mình. Tâm lý chung của học sinh PTTH là thích tham gia
các công việc có ý nghĩa lớn lao, muốn thử sức mình ở những công việc khó
khăn thậm chí nguy hiểm.
Nhìn chung, nếu được giáo dục trong bầu không khí lành mạnh thì sự
phát triển của họ thường tích cực. Mặt khác, nếu bị lôi cuốn vào nhóm tự phát
không lành mạnh thì họ cũng dễ bị hư hỏng, lôi kéo vì kinh nghiệm sống còn
hạn chế thích cái mới lạ, chưa phân biệt được cái tốt xấu.



17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT Yên Thế, huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang.
Yên Thế là một huyện thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở phía Tây tỉnh Bắc
Giang, giáp với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Diện tích tự nhiên của
huyện là 301.2575km2. Dân số trên địa bàn huyện có 102.574 người với 8
dân tộc anh em sinh sống. Dân số thị trấn có 9.457 người (chiếm 9,85%),
dân số nông thôn 86.549 người (chiếm 90,15%), mật độ dân số trung bình
314 người/km2 [20].
Trường THPT Yên Thế được thành lập năm 1966, nằm tại trung tâm
thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trên diện tích 2,1 ha. Số
lượng giáo viên trong toàn trường là 76 người, chia làm 10 tổ chuyên
môn, giáo viên không những đảm bảo về số lượng cho công tác giảng dạy
mà còn dày dặn kinh nghiệm và luôn tâm huyết với nghề. Trường có 1438
học sinh chia thành 30 lớp với 10 lớp khối 10, 10 lớp khối 11 và 10 lớp
khối 12. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho các em học sinh học tập với
32 phòng học, 4 phòng thí nghiệm cùng những trang thiết bị và cơ sở vật
chất khác [21].


18

2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh đang học tại trường THPT Yên Thế, huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang.

* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Học sinh đang học THPT Yên Thế, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang,
có mặt tại thời điểm điều tra.
- Học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu, không có trở ngại về pháp lý,
không bị các vấn đề sức khỏe tâm thần.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần
2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015.


19

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
 Cỡ mẫu được tính theo công thức:

n = Z 2 (1  2 )

p(1  p)
d2

Trong đó:
n: cỡ mẫu (số học sinh đưa vào nghiên cứu).

Z2(1 - α2 )= 1,96 với độ tin cậy 95%, α=0,05.
p=0,78 (tỷ lệ học sinh trung học phổ thông có kiến thức đạt về

HIV/AIDS lấy từ nghiên cứu trước) [15].
d=0,05 là độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và quần
thể nghiên cứu.
Thay vào công thức, ta tính được cỡ mẫu là: n = 264
Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 264 học sinh, lấy thêm 10% tỷ lệ không đáp
ứng nghiên cứu như vậy cỡ mẫu là 293 học sinh.
2.4.3. Cách chọn mẫu:
- Bước 1: Chọn mẫu phân tầng theo khối lớp 10, khối11, khối 12 để tỷ lệ
số học sinh của từng khối lớp trong mẫu tương đương với tỷ lệ tương ứng trong
dân số.


20

- Bước 2: Chọn ngẫu nhiên theo danh sách từng khối lớp, chọn mỗi khối
2 lớp.Tất cả học sinh trong lớp được đưa vào nghiên cứu, trừ những học sinh
vắng mặt hoặc từ chối tham gia.
- Sau khi tiến hành qua 2 bước trên, chúng tôi đã chọn được: 98 học
sinh lớp 10, có 91 học sinh lớp 11 và 104 học sinh lớp 12, tổng là 293 học
sinh.
2.4.4. Công cụ thu thập thông tin
- Công cụ thu thập thông tin : thông tin thu được dựa trên bộ câu hỏi
thiết kế sẵn để cho học sinh tự trả lời.
 Kỹ thuật thu thập thông tin : Học sinh tự trả lời theo bộ câu hỏi tự điền.
Các bước tiến hành như sau :
- Bước 1: Chào hỏi, giới thiệu nghiên cứu.
- Bước 2: Phát phiếu cho từng học sinh trong lớp.
- Bước 3: Hướng dẫn điền phiếu trong 15 phút và giải đáp thắc mắc
về bộ câu hỏi.
- Bước 4: Yêu cầu các đối tượng điền phiếu tại lớp trong vòng 20 phút.

- Bước 5: Thu lại phiếu đã điền và cảm ơn.
2.5. Biến số và chỉ số
2.5.1. Các biến số về thông tin chung của học sinh
- Giới tính: nam/nữ
- Lớp học: lớp 10/lớp11/lớp12
- Phân bố vùng: nơi đối tượng sinh sống (thành thị, thị trấn và nông
thôn, miền núi)
- Trình độ học vấn của cha/mẹ: dựa vào bằng cấp cha/mẹ có được
- Đã được học về HIV/AIDS tại trường THPT


21

- Nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS
2.5.2. Các biến số cho mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống HIV/AIDS của học sinh THPT
*Kiến thức về HIV/AIDS
- Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS
- Kiến thức về các con đường lây truyền HIV/AIDS
- Kiến thức về nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao
- Kiến thức về các triệu chứng thường gặp trên người nhiễm HIV/AIDS
- Kiến thức về nhận biết một người nhiễm HIV/AIDS qua vẻ bề ngoài
- Kiến thức về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS
- Kiến thức về phát hiện nhiễm HIV bằng xét nghiệm máu
- Kiến thức chung: đạt/không đạt
+ Kiến thức: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm : 9-11 được coi là đạt,
0-8 điểm là không đạt ( dựa trên các biến số: nguyên nhân, đường lây truyền,
nhận biết người nhiễm HIV qua vẻ bề ngoài, biện pháp phòng chống lây
nhiễm HIV, phát hiện nhiễm HIV bằng xét nghiệm máu).
* Thái độ đối với người nhiễm HIV

- Giữ kín chuyện người thân bị nhiễm HIV/AIDS
- Sẵn sàng chăm sóc người nhà bị nhiễm HIV/AIDS
- Mua thức ăn từ cửa hàng có chủ của hàng bị nhiễm HIV/AIDS
- Giáo viên bị nhiễm HIV/AIDS tiếp tục giảng dạy
- Học sinh bị nhiễm HIV/AIDS đi học bình thường
- Thái độ với người nhiễm HIV/AIDS xung quanh


22

- Quan điểm về người nhiễm HIV/AIDS
- Thái độ chung: đạt/không đạt
+ Thái độ: mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính 1 điểm: 6-8 điểm: tích cực,
0-6: chưa tích cực (dựa trên 7 câu hỏi về thái độ với người nhiễm HIV).
* Thực hành về phòng chống HIV/AIDS:
- Tự tìm hiểu các vấn đề về HIV/AIDS
- Quan sát nhân viên y tế sử dụng BKT, kim truyền mới khi tiêm truyền máu
- Đã từng quan hệ tình dục
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Đã từng sử dụng chất gây nghiện
- Đã từng tiêm chích ma tuý
- Sử dụng bơm kim tiêm riêng khi tiêm chích ma tuý
- Đã từng tuyên truyền về HIV/AIDS
- Đã từng tham gia các câu lạc bộ về HIV/AIDS
- Thực hành chung: đạt/không đạt
+ Thực hành: mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm: 4-5: đạt, 0-3: không
đạt (dựa trên các biến số: tự tìm hiểu về HIV/AIDS, sẵn sàng xét nghiệm
HIV/AIDS, quan sát NVYT sử dụng BKT mới khi tiêm truyền, sử dụng BCS
khi quan hệ tình dục, sử dụng BKT riêng khi TCMT).
2.5.3. Biến số cho mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức,

thực hành phòng chống HIV/AIDS.
* Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS của học sinh THPT
- Biến độc lập:


23

+ Đặc trưng cá nhân: giới tính, lớp học, khu vực sống, trình độ học vấn
của cha
- Biến phụ thuộc:
+ Kiến thức về HIV/AIDS: đạt và không đạt
* Một số yếu tố liên quan đến thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS của
học sinh THPT
- Biến độc lập:
+ Đặc trưng cá nhân: giới tính, lớp học, khu vực sống, trình độ học vấn của cha
+ Kiến thức về HIV/AIDS: đạt và không đạt
- Biến phụ thuộc:
+ Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS: tích cực/ chưa tích cực
* Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống HIV/AIDS
- Biến độc lập:
+ Đặc trưng cá nhân: giới tính, lớp học, khu vực sống, trình độ học vấn của cha
+ Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS: tích cực/chưa tích cực
+ Kiến thức về HIV/AIDS: đạt/ không đạt
- Biến phụ thuộc:
+ Thực hành phòng chống HIV/AIDS: đạt/không đạt
2.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá
Nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá kiến thức, thực hành của đối tượng
theo phương pháp cho điểm trên từng câu hỏi [22], [23].



24

Cho điểm kiến thức về HIV/AIDS
Dựa vào cho điểm các câu trả lời đúng: mỗi câu trả lời đúng được1 điểm,
không biết, không trả lời coi như trả lời sai, cho 0 điểm. Để được đánh giá là có
kiến thức, đối tượng phải đạt được tối thiểu 75% tổng số điểm của các câu hỏi
liên quan, kiến thức chung đạt khi điểm ≥ 9 điểm, kiến thức chung không đạt
khi <9 điểm [22], [23].
Trả lời

Câu
B5

B7

B12
B13

Điểm

1. Vi khuẩn

0

2. Virus

1

3. Kí sinh trùng


0

4. Nấm

0

5. Tác nhân hoá học

0

6. Tác nhân vật lý

0

7. Khác/không biết

0

1. Truyền máu không an toàn

1

2. Sử dụng dụng cụ tiêm chích không an toàn

1

3. Mẹ truyền sang con

1


4. Quan hệ tình dục không an toàn

1

5. Qua đường hô hấp

0

6. Muỗi/côn trùng đốt

0

7. Ôm hôn, dùng chung chăn gối

0

8. Ăn uống chung

0

9. Dùng chung nhà vệ sinh, nhà tắm

0

10. Khác/ Không biết

0

1. Có


1

2. Không/không biết

0

1. Tránh ôm hôn người nhiễm HIV/AIDS

0

2. Tránh ăn uống chung với người nhiễm HIV

0


25

B14

3. Sử dụng BCS mỗi lần QHTD

1

4. Không dùng chung BKT khi TCMT

1

5. Tránh muỗi đốt

0


6. Truyền máu an toàn

1

7. Chung thuỷ một vợ một chồng

1

8. Khác/không biết

0

1. Xét nghiệm máu

1

2. Triệu chứng bên ngoài

0

3. Không biết/không trả lời

0

Tổng

11

Cho điểm thái độ đối với người nhiễm HIV:

Dựa vào cách cho điểm đối với từng câu hỏi, với câu trả lời có thái
độ tích cực được 1 điểm, còn lại cho 0 điểm. Điểm tối đa cho thái độ tích
cực của đối tượng là 8 điểm, thái độ được coi là tích cực khi đạt ≥6 điểm,
thái độ chưa tích cực khi <6 điểm [22], [23].
Câu
C2
C3
C4
C5
C6

Trả lời
1.
2.
1.
2.
1.
2.
1.
2.
1.
2.


Không/không biết

Không/ không biết

Không/không biết


Không/không biết
Nhà trường nên cho học sinh đó nghỉ học
Cần học ở một trường dành riêng cho những học
sinh bị nhiễm HIV/AIDS
3. Học sinh đó vẫn đi học bình thường
4. Học sinh đó vẫn đi học nhưng phải ngồi 1 mình 1
bàn riêng
5. Không biết

Điểm
0
1
1
0
1
0
1
0
0
0
1
0
0


×