Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM XUÂN TRƯỜNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI,
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


PHẠM XUÂN TRƯỜNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI,
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hoàng Văn Chức

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

Học viên

Phạm Xuân Trường

năm 2017



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của các thầy cô giáo, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa sau Đại
học, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền trung đã nhiệt tình truyền đạt
kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận
văn Thạc sĩ.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Văn Chức, người
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn Thạc sĩ.
Nhân dịp này cho tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể đội ngũ cán bộ
đang công tác tại Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn
thành Luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

Học viên

Phạm Xuân Trường

năm 2017



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP........................................................................................... 12
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn ......................................... 12
1.1.1. Khu công nghiệp................................................................................................... 12
1.1.2. Môi trường ............................................................................................................ 14
1.1.3. Ô nhiễm môi trường ............................................................................................. 15
1.1.4. Quản lý nhà nước về môi trường Khu công nghiệp............................................ 16
1.2. Quản lý Nhà nước về môi trường Khu công nghiệp............................................... 18
1.2.1. Sự cần thiết quản lý Nhà nước về môi trường Khu công nghiệp ....................... 18
1.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường Khu công nghiệp ........................... 23
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp 39
1.3.1. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................................... 39
1.3.2. Khoa học, công nghệ ứng dụng trong quản lý môi trường ................................. 40
1.3.3. Quy định pháp luật, thể chế và chính sách của nhà nước.................................... 41
1.3.4. Nhận thức của các doanh nghiệp ......................................................................... 41
1.3.5. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp................................ 42
1.3.6. Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý ............................ 42
1.3.7. Hạ tầng cơ sở ........................................................................................................ 43
1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về môi trường tại các Khu công nghiệp ở Việt
Nam ..................................................................................................................................... 43



iv

1.4.1. Khu Kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình................................................................. 43
1.4.2. Khu Công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình.............................. 46
1.4.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................... 47
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH ................. 51
2.1. Khái quát về Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình................... 51
2.1.1. Vị trí địa lý của Khu công nghiệp ........................................................................ 51
2.1.2. Khái quát về Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình................ 52
2.1.3. Các ngành nghề hoạt động chính trong Khu công nghiệp .................................. 55
2.1.4. Khái quát về các đơn vị đã và sẽ hoạt động trong Khu công nghiệp.................. 55
2.2. Thực trạng về môi trường tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng
Bình ..................................................................................................................................... 56
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước................................................................................. 56
2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí......................................................................... 58
2.2.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn ..................................................................... 63
2.3. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường tại Khu công nghiệp Tây
Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ....................................................................................... 67
2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường .......................................... 67
2.3.2. Xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường ........................................... 70
2.3.3. Đầu tư nguồn lực bảo vệ môi trường ................................................................... 71
2.3.4. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường ..................................... 72
2.3.5. Quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải khu công nghiệp ........................ 74
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường Khu công nghiệp ......................................................................................... 78
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường tại Khu công nghiệp Tây

Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ....................................................................................... 80
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................................... 80


v

2.4.2. Những hạn chế ...................................................................................................... 83
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................................... 86
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI
TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................................................................... 88
3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu quản lý Nhà nước về môi trường ............. 88
3.1.1. Quan điểm của Đảng............................................................................................ 88
3.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh Quảng Bình............. 91
3.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước về môi trường Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới
tỉnh Quảng Bình.............................................................................................................. 93
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về môi trường tại Khu công nghiệp Tây
Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ....................................................................................... 95
3.2.1. Tổ chức thực hiện và hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ môi trường tại Khu
công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ....................................................... 95
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý môi
trường tại các Khu công nghiệp và Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình ................................................................................................................................. 96
3.2.3. Đầu tư nguồn lực cho bảo vệ môi trường các Khu công nghiệp và Khu công
nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ................................................................ 97
3.2.4. Liên kết trong, ngoài nước để bảo vệ môi trường Khu công nghiệp Tây Bắc
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ........................................................................................... 98
3.2.5. Tổng kết, đánh giá từng mô hình quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp
của tỉnh Quảng Bình ....................................................................................................... 99
3.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong Quản lý nhà nước về bảo

vệ môi trường Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. ................... 100
3.3. Khuyến nghị .............................................................................................................. 101
3.3.1. Đối với Nhà nước và các Bộ, ngành trung ương............................................... 101
3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Bình .................................................................................... 102


vi

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình ................................................................................................................... 103
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Số phụ lục
Phụ lục 01
Phụ lục 02

Tên phụ lục
Danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu công
nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường (Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP)

Phụ lục 03


Danh mục các dự án không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi
trường (Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP)


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

1

BQL

Ban Quản lý

2

BTC

Bộ Tài chính

3

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường


4

BVMT

Bảo vệ môi trường

5

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

6

CP

Cổ phần

7

CSSX

Cơ sở sản xuất

8

CTR

Chất thải rắn


9

DN

Doanh nghiệp

10

ĐTM

Đô thị mới

11

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

12

KCN

Khu công nghiệp

13

KCX

Khu chế xuất


14

KD

Kinh doanh

15

KKT

Khu kinh tế

16



Nghị định

17

SXKD

Sản xuất kinh doanh

18

SXVLXD

Sản xuất vật liệu xây dựng


19

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

20

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

21

UBND

Ủy ban nhân dân

22

XD

Xây dựng


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Lượng nước thải của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Tây
Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ............................................................................. 59
Bảng 2.2. Bảng phân loại nguồn xả khí thải tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng
Hới, Quảng Bình ................................................................................................... 60
Bảng 2.3. Lượng khí thải của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Tây Bắc
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình .................................................................................... 62
Bảng 2.4. Lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN
Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ...................................................................... 66
Bảng 2.5. Danh mục các dự án lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại KCN
Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình (tính đến tháng 12/2016) .............................. 68
Bảng 2.6. Danh mục các dự án lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại KCN Tây Bắc
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình (tính đến tháng 12/2016) ............................................ 69
Bảng 2.7. Kết quản kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại
KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình (từ 2014-2016) .................................... 79


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Khu
công nghiệp ở Việt Nam ........................................................................................ 32
Hình 2.1. Bản đồ Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình ...................... 51
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh
Quảng Bình ........................................................................................................... 72
Sơ đồ 3.1. Mô hình áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn tại các khu công nghiệp104


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động,
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi
trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản
xuất. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại,
bảo đảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng
ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một
đất nước. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội
dung cơ bản của phát triển bền vững.
Thực trạng cho thấy các khu công nghiệp (KCN) đã có sức lan tỏa, thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở ra những ngành kinh tế mới, có
tác động lớn trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hiện đại. Các KCN là nơi thu nhận vốn, công nghệ và kinh nghiệm
quản lý từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để mở rộng sản xuất,
nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước; tạo công ăn việc làm cho người
lao động; rút ngắn thời gian và chi phí để tăng cường hội nhập kinh tế quốc
tế; tiếp nhận công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến, hiện đại của thế giới. Đối
với từng địa phương hay toàn quốc gia, các KCN được coi như là một phương
tiện để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.
Nhưng khi các KCN nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung càng
phát triển thì tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Theo
báo cáo hiện trạng mội trường hàng năm của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và
Môi trường Việt Nam công bố, Việt Nam đang phải đối mặt với thức thức từ
môi trường như: lượng chất thải tăng nhanh chóng do phát triển kinh tế song
chưa được quản lý tốt, tốc độ gia tăng chất thải các loại luôn lớn hơn mức
tăng trưởng GDP hàng năm; Tình trạng ô nhiễm không khí do giao thông gây


2


thiệt hại kinh tế (ước tính 5% GDP mỗi năm). Sức khỏe cộng đồng bị đe dọa
do các hiểm họa tiềm ẩn từ môi trường, nguồn nước và thực phẩm… Chính vì
vậy, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường đã được đề cập nhiều hơn, được
Nhà nước và các Ban ngành quan tâm hơn, nó được coi như một yếu tố phát
triển song hành cùng kinh tế.
Trong những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên cả
nước đã có những chuyển biến tích cực. Các ngành và địa phương ngoài thực
hiện đúng các quy định về phân cấp quản lý còn có sự phối hợp khá tốt trong
công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước về môi
trường đối với các KCN nói chung và KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng
Bình nói riêng còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ; đồng thời trình độ của
các cán bộ quản lý môi trường còn yếu. Đặc biệt, tại KCN Tây Bắc Đồng Hới
tỉnh Quảng Bình, Chủ đầu tư là Ban Quản lý (BQL) khu kinh tế (KKT) tỉnh
Quảng Bình đồng thời là chủ đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Như vậy,
BQL KKT tỉnh Quảng Bình có hai chức năng, vừa là cơ quan quản lý, vừa là
tổ chức kinh doanh. Điều đó không đảm bảo tính khách quan cho công tác
quản lý nhất là về vấn đề môi trường. Sẽ càng thiếu khách quan hơn nữa tại
KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, BQL KKT tỉnh Quảng Bình được
ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án
do chính BQL KKT Quảng Bình là chủ đầu tư. (Theo Quyết định số
18/2016/QĐ-UBND ngày 04/07/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình).
Mặt khác, nhận thức về các vấn đề môi trường của một số tổ chức,
doanh nghiệp hoạt động trong KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình còn
rất kém. Doanh nghiệp vẫn chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố môi
trường. Đặc biệt, công tác xem xét, đánh giá tác động môi trường của các cơ
quan quản lý có chức năng vẫn còn mang tính hình thức. Bên cạnh đó, việc
đầu tư nguồn nhân lực, phương tiện, thiết bị cho công tác bảo vệ môi trường


3


còn thiếu và yếu, chưa kể chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm về môi
trường chưa đủ mạnh dẫn đến nhiều cá nhân, đơn vị tái vi phạm nhiều...
Chính vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh
Quảng Bình có xướng ngày càng gia tăng.
Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, xuất phát từ yêu cầu thực tế, tác giả đã
lựa chọn “Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng
Hới tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nói trên.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý nhà nước về môi trường nói chung và quản lý nhà
nước về môi trường tại KCN nói riêng đã có nhiều nhà khoa học, nhà hoạch
định chính sách quan tâm nghiên cứu. Đồng thời, đã có nhiều sách, giáo trình,
đề tài khoa học và nhiều bài báo, tạp chí viết, nghiên cứu trên nhiều góc độ
khác nhau. Cụ thể một số công trình nghiên cứu sau:
- Lưu Đức Hải (1999), Cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến các vấn đề cơ sở khoa học môi
trường như: các khái niệm cơ bản về sinh thái và môi trường; các thành phần
cơ bản của môi trường; các nguyên lý sinh thái học ứng dụng trong khoa học
môi trường; tài nguyên thiên nhiên; các vấn đề nền tảng về môi trường và
phát triển bền vững. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến vấn đề quản lý môi
trường.
- Trần Thanh Lâm (2004), Giáo trình Quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường (Đào tạo Đại học Hành chính), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Học viện Hành chính Quốc Gia. Tác giả đã hệ thống hóa các quan niệm về
khoa học, công nghệ và tài nguyên, môi trường làm cơ sở cho phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước các lĩnh vực
này; Từ hiện trạng về hoạt động khoa học và công nghệ, tài nguyên, môi



4

trường đất nước mà đánh giá thực trạng các lĩnh vực này trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững; Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo,
chiến lược của các lĩnh vực này do Đảng và Nhà nước đề ra để nghiên cứu
nắm vững những nội dung chính của quản lý Nhà nước, nhất là vận dụng vào
các phương thức công cụ quản lý. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến vấn đề
quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp.
- Nguyễn Thế Chinh (2011), Kinh tế và quản lý môi trường, NXB
Thống Kê, Hà Nội. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát
triển; những vấn đề cơ bản về kinh tế học chất lượng môi trường; đánh giá tác
động môi trường và phân tích kinh tế của những tác động môi trường; những
vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường;
những nội dung kiến thức cơ bản của quản lý môi trường phù hợp với hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam và xu hướng biến đổi môi trường toàn cầu. Tuy
nhiên, tác giả chưa đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước về môi trường khu
công nghiệp.
- Vương Văn Quỳnh (2012), Đánh giá tác động môi trường, NXB
Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. Tác giả đã trình bày một số vấn đề như: Các
chỉ thị, chỉ số môi trường và lập kế hoạch đánh giá tác động môi trường
ĐTM; Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường; Các phương pháp
dùng ĐTM; Mẫu đề cương ĐTM và một số ĐTM ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác
giả chưa đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp.
- Lê Huy Bá (2016), Bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam, NXB Đại học
Quốc Gia, Hà Nội. Tác giả đã trình bày một số vấn đề như: Tổng quan về đô
thị và môi trường đô thị; Khí hậu thay đổi và tác động lên môi trường đô thị;
Bệnh đô thị; Cây xanh đô thị; Chợ, siêu thị, bệnh viện, trường học đô thị;
Chiếu sáng và ô nhiễm ánh sáng đô thị; Giảm thải và tiết kiệm năng lượng,
nguyên liệu; Giao thông - kẹt xe và môi trường đô thị; Tiếng ồn - độ rung



5

trong môi trường đô thị; Nước thải đô thị; Ngập lụt đô thị và vấn đề môi
trường; Tác động môi trường đô thị lên môi trường sinh thái tự nhiên; Ảnh
hưởng hoạt động môi trường đô thị lên chất lượng không khí; Bảo vệ tài
nguyên và môi trường đô thị; Đô thị sinh thái, khu công nghiệp sinh thái;
Nghĩa trang sinh thái của đô thị; Rác thải đô thị, các biện pháp quản lý, xử lý;
Sử dụng đất đô thị bền vững - điểm nghiên cứu TPHCM; Hướng tới một nền
nông nghiệp đô thị sạch, phát triển kinh tế xanh, bền vững; Môi trường khu
dân cư trên kênh rạch, xóm liều; Điểm qua môi trường đô thị một số nước
trên thế giới; Vài nét về môi trường đô thị Việt Nam; Giới thiệu về rừng ngập
mặn Cần Giờ, rừng phòng hộ môi trường đô thị, lá phổi xanh cho TPHCM.
Đô thị hóa và đa dạng sinh học TPHCM. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến
vấn đề quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp.
Các công trình nêu trên đã cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản nhất
về môi trường, quản lý nhà nước về môi trường, quản lý nhà nước về môi trường
một cách khoa học có hệ thống. Có cách nhìn khái quát, tổng thể, giúp luận giải
những vấn đề xung quanh quản lý nhà nước về môi trường tại KCN.
- Lê Thị Kim Tuyên (2012), Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường
trong các KCN, khu chế xuất (KCX) Việt Nam, tạp chí công nghiệp, kỳ 1
(tháng 7/2012), tr.8-9. Tác giả đưa ra những tồn tại và hạn chế về quản lý nhà
nước về môi trường tại các KCN, KCX. Phân tích những hạn chế trong quản
lý và xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy nguy hại tại các
KCN. Tác giả đưa ra nguyên nhân là do việc vận hành và kiểm tra vận hành
nhà máy xử lý nước thải chưa có quy định pháp luật cụ thể, cũng chưa có chế
tài xử phạt có tính răn đe cao, cho nên một số KCN không vận hành các trạm
xử lý nước thải liên tục.
- Ths. Đỗ Thị Hải Yến, Gv. Lê Thị Mai Trang (2015), Tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước về môi trường trong các KCN ở Việt Nam, Nội san Học

viện Hành chính Quốc gia, (số 8/2015), tr.4-10. Tác giả đã đề cập tới những


6

bất cập trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cũng
như bất cập trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong các KCN ở Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra 4 giải pháp nhằm hoàn thiện
cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường KCN theo yêu cầu và điều kiện
thực tế hiện nay.
- Lê Duy (2010), Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế
& Dự báo, (số 4), tr.22-25; Gv. Phạm Duy (2013), Một số vấn đề nóng bỏng
đối với quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam, Nội san Học viện Hành chính
Quốc gia, (số 7) tháng 11/2013, tr.74-79. Tác giả đã đưa ra những tồn tại về ô
nhiễm môi trường nước, trong đó ô nhiễm môi trường nước ở đô thị và các
KCN diễn ra phổ biến và có nguy cơ ngày càng tăng. Từ đó tác giả đã đưa ra
giải pháp bảo vệ tài nguyên nước.
Bên cạnh các sách chuyên khảo, giáo trình, tạp chí, còn nhiều đề tài
luận văn thạc sĩ hành chính công nghiên cứu về hoạt động văn phòng, cụ thể
một số luận văn sau:
- Khổng Thị Thúy (2011) “Hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về
mội trường (nghiên cứu tại KCN Phố Nối A)”, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh
tế và chính sách, Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả tập trung nghiên cứu,
làm rõ cơ sở lý luận các công cụ quản lý nhà nước về môi trường tại KCN và
phân tích trực trạng áp dụng các công cụ quản lý nhà nước về môi trường tại
KCN Phố Nối A. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hoàn thiện các công cụ
quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Phố Nối A đến năm 2020.
- Nguyễn Lệ Quyên (2012) “Quản lý nhà nước về môi trường tại thành
phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng. Tác giả
đã nghiên cứu bộ máy tổ chức và công tác triển khai các hoạt động quản lý

nhà nước về bảo vệ môi trường tại thành phố Đà Nẵng. Đồng thời tác giả đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường nhằm cải thiện môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. Tuy


7

nhiên, tác giả chưa đề cập sâu đến vấn đề quản lý nhà nước về môi trường
KCN mà chỉ phân tích về môi trường thành phố Đà Nẵng.
- Phạm Trường Giang (2013) “Thực trạng công tác quản lý môi trường
tại KCN Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình”, Luận văn thạc sĩ Khoa
học môi trường, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tác giả đã phân tích được thực
trạng mức độ ô nhiễm nước thải; nguồn phát sinh, khối lượng phát sinh chất
thải rắn; khí thải từ KCN Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình.
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, từ năm 1997, Việt Nam đã tổ
chức xây dựng và xuất bản báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia thường
niên, trong đó có nêu tổng quát tình hình phát triển hệ thống quản lý nhà nước
về môi trường. Các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm này sẽ là nguồn
tham khảo rất tốt để tác giả dựa vào đó tìm hiểu và mô tả diễn biến phát triển
hệ thống này trong khoảng gần hai thập kỷ vừa qua.
Như vậy các công trình khoa học (dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, cấp cơ sở, bài báo, v.v…) liên quan đến đề tài, nhưng chủ yếu đề
cập đến các vấn đề lý thuyết và có tính kỹ thuật. Một số ít luận bàn đến các
khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước về môi trường ở các KCN, một số
tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, vẫn chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu về quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây
Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Do vậy, bên cạnh việc tham khảo các công
trình có liên quan đến đề tài đã công bố, để phục vụ cho đề tài nghiên cứu
này, tác giả đã tự thực hiện các nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và đánh giá
độc lập về thực trạng và xu hướng phát triển hệ thống quản lý nhà nước về

môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Tác giả dựa trên cơ
sở phân tích hệ thống văn bản chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các
báo cáo hiện trạng môi trường và hệ thống số liệu thống kê về môi trường do
Ban quản lý KKT Quảng Bình và các cơ quan ban ngành liên quan cung cấp.


8

Do vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” là cần thiết và không trùng lắp với
các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà
nước về môi trường; áp dụng trong quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây
Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm
tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới
tỉnh Quảng Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ cụ
thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường KCN;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại
KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, từ đó rút ra những ưu điểm và tìm
ra những bất cập, tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về môi trường KCN
Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục
hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới
tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quản lý nhà nước về môi trường
KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:


9

Luận văn luận giải cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường KCN
theo quy định của pháp luật hiện hành; áp dụng trong quản lý nhà nước về
môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian:
Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 đến năm 2016.
- Về không gian:
Nghiên cứu được thực hiện tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và
những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đổi mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ:
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 5 năm, giai đoạn
2011- 2015;
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường 2012-2016;
- Báo cáo triển khai các dự án xử lý nước thải tập trung tại các KCN

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Các Báo cáo kết quả quan trắc môi trường các KCN tỉnh Quảng Bình
2012-2016;
- Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề quản lý chất thải nguy hại
năm 2017.
- Các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu trên Website tỉnh
Quảng Bình, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Bình,…


10

5.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng một số
phương pháp xử lý số liệu sau:
Phương pháp thống kê tổng hợp: được sử dụng để sắp xếp, tổng hợp dữ
liệu sơ cấp thu thập được một cách khoa học nhất, biến dữ liệu sơ cấp thành
dữ liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng quản lý nhà nước
về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ
bản của dữ liệu thu thập được từ điều tra trắc nghiệm qua đồ thị và các bảng
số liệu. Qua đó thể hiện rõ ràng để so sánh, đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
Phương pháp so sánh: Được sử dụng cho quá trình phân tích kết quả
quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng
Bình. Từ đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác quản lý nhà nước về môi
trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2016.
Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích và đánh giá những
thành công cũng như những tồn tại của quản lý nhà nước về môi trường tại
KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, nhằm đề ra các giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng

Bình.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn nghiên cứu tổng quan, góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản
lý nhà nước về môi trường trong các KCN; áp dụng trong quản lý nhà nước
về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu làm rõ những yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước về
môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình;


11

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình;
- Phân tích và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà
nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình;
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong học tập, nghiên cứu và cho các nhà quản lý về môi trường tại các KCN.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương cụ thể như sau:
- Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường tại khu
công nghiệp.
- Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại khu công
nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
về môi trường tại khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.



12

Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Khu công nghiệp
KCN đã hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triển vào
những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
một định nghĩa được thừa nhận chung về KCN. Các tổ chức quốc tế, các quốc
gia trên thế giới đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN.
Định nghĩa 1: KCN là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa lý
xác định, trong đó chủ yếu là phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp
và có đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ đa dạng; có dân cư sinh sống.
Ngoài chức năng quản lý kinh tế, bộ máy quản lý các khu này còn có chức
năng quản lý hành chính, quản lý lãnh thổ. KCN theo quan điểm này về thực
chất là khu hành chính – kinh tế đặc biệt như các công viên công nghiệp ở Đài
Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu. [13, tr23]
Định nghĩa 2: KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định ở đó tập
trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không
có dân cư sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so
với các khu vực lãnh thổ khác. Theo quan điểm này, ở một số nước và vùng
lãnh thổ như Malaysia, Indonesia,… đã hình thành nhiều KCN với qui mô
khác nhau và đây cũng là loại hình KCN nước ta đang áp dụng hiện nay. [13,
tr25]
Theo thuật ngữ tiếng Anh, KCN được dùng là Idustrial estates,
industrial zone, export processing zone hay industrial park. Đây là những khái
niệm đã trở lên khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các KCN được thành
lập ở nhiều nước nhằm thực hiện mục tiêu thu hút vốn, công nghệ và kinh



13

nghiệm quản lý từ bên ngoài và thực hiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa đất nước, hướng về xuất khẩu.
Ở nước ta, KCN được đề cập đến từ khi miền Bắc xây dựng khu Gang
thép Thái Nguyên; miền Nam khi Mỹ nguỵ xây dựng KCN Biên Hoà. Nhưng
chỉ đến khi có Luật Đầu tư nước ngoài (1986), khái niệm về KCN mới được
chính thức nêu ra tại Khoản 14&15, điều 2. Theo văn bản này, “KCN là khu
chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng
công nghiệp”.
Theo Từ điển Wikipedia, KCN còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành
cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo
được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội môi trường. KCN thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ
tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. [34]
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về KCN thì:
“KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ”.
“KCN là thành phố công nghiệp, một cộng đồng hoàn chỉnh, được quy
hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo, hệ
thống xử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liên lạc, bệnh
viện, trường học và khu chung cư… ”.
“Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có
ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp
dụng đối với khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ”.
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ
trường hợp quy định cụ thể.



×