Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Năng lực công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ NGỌC LAN

NĂNG LỰC CÔNG CHỨC QUẢN LÝ CÁC
PHÒNG CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ NGỌC LAN


NĂNG LỰC CÔNG CHỨC QUẢN LÝ CÁC
PHÒNG CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Nội dung và các số liệu trong công trình là hoàn toàn trung thực.
Kết quả của công trình này không trùng lắp với công trình có liên
quan đã được công bố.
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

năm 2017

Học viên
Lê Thị Ngọc Lan



LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này tôi đã nhận được
nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và
cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị
Hồng Hải đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo Học viện Hành
chính Quốc gia, tập thể Lãnh đạo và cán bộ Phòng Đào tạo Sau Đại học,
cùng toàn thể quý thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nội vụ, Cục Thống kê Quảng Bình,
UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện
cho tôi trong việc khảo sát, thu thập số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn này.
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

Học viên
Lê Thị Ngọc Lan

năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP
HUYỆN ........................................................................................................... 12
1.1. Công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp

huyện ............................................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 12
1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân cấp huyện ........................................................................................ 16
1.1.3. Nhiệm vụ của công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện ........................................................................................ 18
1.2. Năng lực công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện .................................................................................................. 20
1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực của công chức quản lý các
phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ................................................... 20
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực của công chức quản lý các phòng
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện .............................................................. 27
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức quản lý các phòng chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện .......................................................................... 36
1.3.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 36
1.3.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 40
1.4. Sự cần thiết nâng cao năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện .......................................................................... 40
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP
HUYỆN TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................................................... 45
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình và tác động của
các điều kiện đó đến năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện .................................................................................. 45


2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình ....................... 45
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình hiện nay ..................... 46
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình
đến năng lực của CCQL các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tỉnh

Quảng Bình ..................................................................................................... 47
2.2. Khái quát về đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Bình ............................................................. 48
2.2.1. Các các phòng chuyên môn thuộc UBND dân cấp huyện .................... 48
2.2.2. Đội ngũ công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện ............................................................................................................... 50
2.3. Phân tích thực trạng năng lực công chức quản lý các các phòng chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện .......................................................................... 52
2.3.1. Thực trạng năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện thông qua các yếu tố cấu thành năng lực ................ 52
2.3.2. Thực trạng năng lực của CCQL các các phòng chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện thông qua kết quả thực thi công vụ .................................... 61
2.4. Đánh giá chung thực trạng năng lực của CCQL các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện .................................................................................. 64
2.4.1. Ưu điểm ................................................................................................. 64
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................................. 66
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CỦA CÔNG CHỨC QUẢN LÝ CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN
THUỘC UBND CẤP HUYỆN TỈNH QUẢNG BÌNH .................................. 73
3.1. Quan điểm nâng cao năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình .............................................. 73
3.1.1. Nâng cao năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên môn là
một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình73
3.1.2. Nâng cao năng lực của CCQL các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện cần gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
trong giai đoạn 2015-2020.............................................................................. 75


3.1.3. Nâng cao năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi được tiến hành đồng bộ

với các mục tiêu, chính sách, giải pháp cụ thể ............................................... 77
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực của CCQL các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình ...................................................... 78
3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác cán bộ ................. 78
3.2.2. Tạo nguồn, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý các
phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ................................................... 79
3.2.3. Làm tốt công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ...................... 80
3.2.4. Đổi mới công tác đánh giá, bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ............. 82
3.2.5. Giải pháp về chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với CCQL
các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ............................................. 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CCQL

Công chức quản lý

2


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

3

HCNN

Hành chính nhà nước

4

QLNN

Quản lý nhà nước

5

UBND

Ủy ban nhân dân

6

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Trang
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:

Bảng 2.8:

Bảng 2.9:
Bảng 2.10:

Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:

Số lượng công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 - 2016 ...........................49
Số lượng công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Bình ........................................50
Trình độ chuyên môn của CCQL các phòng chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình ......................................... 53
Trình độ lý luận chính trị của CCQL các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình ............................... 54
Trình độ quản lý nhà nước của CCQL các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình ............................... 55
Trình độ tin học của CCQL các phòng chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình ......................................... 56

Công chức chuyên môn đánh giá các kỹ năng của CCQL các
phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong thực thi công
vụ..............................................Error! Bookmark not defined.
Công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện tự đánh giá bản thân về các kỹ năng trong thực thi công
vụ..............................................................................................92
Tổng hợp số liệu điều tra về kỹ năng của CCQL các phòng
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong thực thi công vụ . 93
Số liệu điều tra công chức chuyên môn đánh giá về thái độ
thực thi công vụ của CCQL các phòng chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện ..................................................................... 94
Số liệu điều tra của Công chức quản lý tự đánh giá bản thân về
về thái độ thực thi công vụ....................................................... 94
Tổng hợp số liệu điều tra về thái độ thực thi công vụ của CCQL
các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ....................94
Đánh giá kết quả công tác của CCQL các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện ........................................................... 62


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Biểu đồ 2.1: Công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp
Huyện tỉnh Quảng Bình phân theo độ tuổi ............................51
Biểu đồ 2.2. Trình độ ngoại ngữ của công chức quản lý các phòng chuyên
môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình .....................................57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng công tác cán
bộ và luôn đặt nó lên vị trí hàng đầu trong xây dựng Đảng và chính quyền nhà

nước. Tư tưởng về công tác cán bộ của Người không chỉ phát huy vai trò
trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Theo quan điểm của
Người, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, sông phải có nguồn, không
có nguồn thì sông cạn. Vì vậy, trong mọi công việc, không có cán bộ thì
không thể làm được gì. Đồng thời, Bác cũng cho rằng “công việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Như vậy, cán bộ, công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu
của bất kỳ nền hành chính nào. Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp luật để
quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường lối thể
chế của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên, mục đích thực thi pháp luật ở mỗi nền
hành chính khác nhau là không hoàn toàn giống nhau mà tùy thuộc vào chế
độ chính trị, tính dân chủ…Khác với các nước tư sản, công chức trong các
nhà nước XHCN trước đây và ở nước ta hiện nay đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì trật tự, kỷ cương Nhà nước và bảo vệ lợi ích của quần
chúng lao động. Đội ngũ công chức có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật
trong cuộc sống, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù
hợp với mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Để khẳng định được vai trò quản lý của mình, đội ngũ công chức phải
tự xác định được nhiệm vụ, nâng cao tri thức để đảm nhận công việc phục vụ
sự nghiệp cách mạng, quản lý Nhà nước và phục vụ nhân dân. Theo Lênin,
hiệu quả của bộ máy phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn đội ngũ cán bộ,
1


công chức; Ông thường nhắc nhở rằng: “Muốn quản lý được thì cần phải am
hiểu công việc và phải là một cán bộ quản lý giỏi’’ và “không thể quản lý
được nếu không có kiến thức đầy đủ, nếu không tinh thông khoa học quản
lý”. Để thực hiện được vai trò của mình mỗi công chức cần phải đấu tranh

chống những biểu hiện thờ ơ, coi thường, lơ là trước những đòi hỏi của nhân
dân, chống phương pháp làm việc bàn giấy hình thức, làm việc hoàn toàn
không phù hợp với bản chất nhà nước XHCN. Đội ngũ công chức cần phải
thể hiện vai trò của mình thông qua làm việc một cách cụ thể, chu đáo, trung
thực và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn một cách khẩn trương, nhanh chóng;
tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng giải quyết công việc tắc trách, vô tổ
chức mà phải được tổ chức làm việc có uy tín, điều hành, giải quyết kịp thời,
chính xác mọi yêu cầu chính đáng của nhân dân. Ở mỗi cơ quan, tổ chức công
chức phải “xúc tiến tiến trình chung của công việc, không được làm cho nó trì
trệ”.
Trong hoạt động hành chính, công chức phải chủ động hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao và chống lại sự quan liêu, đùn đẩy trách nhiệm; phải
giữ vững mối quan hệ với quần chúng, thu hút quần chúng tham gia ngày
càng đông đảo vào công tác quản lý. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán
bộ công chức không chỉ có tài mà còn phải có đức, Người quan niệm rằng
người cán bộ, công chức có tài mà không có đức thì như cây không rễ và
thường gây ra những tai hại không nhỏ. Ngược lại, nếu chỉ có đức mà không
có tài thì chẳng khác nào ông bụt ngồi ở trong chùa. Đạo đức luôn giữ vị trí
hàng đầu, cơ bản, quyết định nhân của người cán bộ, công chức. Trong bất cứ
hoàn cảnh nào người cán bộ, công chức cũng phải đặt của nhân dân, của Đảng
và nhà nước lên trên hết.
Kế tục những tư tưởng lớn lao về vai trò của đội ngũ công chức trong
nền hành chính, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn
2


khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ công chức. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả của nền hành chính trên các lĩnh vực thì nhất thiết phải xây dựng được
đội ngũ công chức quản lý giỏi về chuyên môn, kinh nghiệm, có phẩm chất
chính trị và cách mạng, hiểu biết về quản lý hành chính. Nắm vững được yêu

cầu này sẽ giúp chúng ta xây dựng được đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu
cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công
chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng
Bình nói riêng đã tích cực tham mưu, hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã
hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đội ngũ công chức quản lý các
phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số
hạn chế về năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm chưa cao; trong thực thi
công vụ chưa có tính chuyên nghiệp. Vì vậy, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI đã xác định:
Sớm xây dựng chương trình đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, tạo sự chuyển
biến rõ nét trong công tác cán bộ. Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
cán bộ có trình độ, năng lực thực tiễn, đội ngũ trí thức trẻ; Phát huy vai trò,
trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị,
nhất là vai trò của người đứng đầu cấp ủy. Tiến hành rà soát, bố trí cán bộ
đứng đầu các cơ quan, các ngành, lĩnh vực trọng yếu bảo đảm đúng tầm, đủ
sức trong chỉ đạo, điều hành.
Việc đánh giá năng lực công chức quản lý các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm
xây dựng nguồn chiến lược công chức để thực thi tốt hoạt động công vụ trong
3


thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành chính từng bước xây dựng nền hành chính
hiện đại, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới của tỉnh. Đồng thời, chỉ ra những
hạn chế trong cơ cấu đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý về các mặt về năng
lực quản lý, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ....chưa đáp ứng yêu

cầu công việc và yêu cầu phát triển của tỉnh Quảng Bình.
Hiện nay, trong bối cảnh tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục đẩy mạnh cải
cách hành chính, đội ngũ công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện là hạt nhân, là yếu tố bảo đảm cho bộ máy HCNN ở cấp
huyện hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Việc xây dựng đội ngũ công chức
quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có phẩm chất đạo đức
tốt, có năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh
giao phó là hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi nâng cao năng lực quản lý của
đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý là yêu cầu bức thiết của mọi cơ quan, tổ
chức khi gặp khó khăn về nguồn cán bộ bố trí các chức danh Trưởng, Phó
Trưởng phòng cấp huyện, hệ quả là khuyết các chức danh theo quy định cơ
cấu hoặc là bố trí người không đủ tiêu chuẩn về năng lực từ đó dẫn đến hiệu
quả công việc thấp, ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng tham mưu,
QLNN.
Để đánh giá được thực trạng năng lực quản lý và thực thi công vụ của
đội ngũ công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện,
tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu; đặc biệt là những nguyên nhân, hạn chế;
từ đó, xây dựng những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực thực thi công
vụ của công chức quản lý ở các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của cấp huyện trong giai đoạn hiện nay, là vấn đề mang tính cấp thiết.

4


Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Năng lực công chức quản lý các
phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Bình”
làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, chuyên nghành Quản lý công.
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất
những giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao năng lực công chức quản

lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình theo
hướng chất lượng, chính quy, chuyên nghiệp, có đủ năng lực, trình độ, kỹ
năng thực thi công vụ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề cán bộ, công tác cán bộ nói chung và năng lực đội ngũ công
chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nói riêng luôn là
mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên
cứu khoa học. Có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã được công
bố liên quan đến vấn đề này dưới các góc độ khác nhau:
Tác giả Vũ Huy Từ (2006), “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội
ngũ cán bộ cơ sở”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5. Bài viết đã đưa ra các giải
pháp nâng cao năng lực của cán bộ, công chức và năng lực quản lý của cán
bộ, công chức cấp xã như tiêu chuẩn cán bộ; chính sách tạo nguồn, chế độ
thanh tra, kiểm tra.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung - Lê Thị Tố Nga, “Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, công chức trong xây dựng đội ngũ công
chức chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số
8/2012. Các tác giả đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyển
dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, cụ thể hóa những tiêu chuẩn công
chức chuyên nghiệp theo tư tưởng Hồ Chí Minh như: tinh thông nghiệp vụ, có

5


các kỹ năng thuần thục để thực thi nghiệp vụ thuộc chức trách của công chức,
có thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải, có nhiều công trình nghiên cứu về cán
bộ, công chức, về công vụ như: “Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công
chức trong công vụ”, “Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả

hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước”, “Tạo động lực làm việc cho
cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính
nhà nước”. Trong bài viết “Một số vấn đề phát triển năng lực của cán bộ,
công chức”, tác giả đã đi sâu nghiên cứu làm rõ hơn về lý luận năng lực và cơ
sở hình thành năng lực của CB, CC. Đồng thời, tác giả đã nêu rõ vấn đề về
phát triển năng lực cho CB, CC như vấn đề cần phải nhận biết được những
năng lực đã có (năng lực hiện tại), xác định được năng lực cần có, thông qua
đó xác định những năng lực cần lĩnh hội, phát triển. Từ đó đưa ra một số biện
pháp phát triển năng lực CB, CC phù hợp với môi trường HCNN.
Tác giả Nguyễn Thị Tâm, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
huyện các tỉnh miền Trung đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay”,
Đề tài khoa học cấp Bộ 2009 - 2010, mã số B.3.09 - 02. Tác giả đã nêu lên
một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp huyện ở một số tỉnh duyên hải miền Trung từ đó đề ra một số giải
pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu
cải cách hành chính hiện nay.
Tác giả Thang Văn Phúc và Tác giả Nguyễn Minh Phương: Xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đề tài khoa học cấp nhà nước 2001 - 2005,
mã số KX.04.09. Đề tài đã hệ thống hoá, đánh giá đặc điểm và thực trạng của
đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở nước ta từ Trung ương
đến cơ sở, đưa ra luận chứng cơ sở lý luận - thực tiễn xây dựng đội ngũ cán
6


bộ, công chức. Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân.
Tác giả Thang Văn Phúc, Tác giả Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu
Huyền: Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới,

Nxb Chính trị quốc gia, 2004. Đây là công trình nghiên cứu về tổ chức nhà
nước, bộ máy hành chính, lịch sử nền công vụ, chế độ quản lý công chức ở
tám nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật
Bản, Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc
Anh, Mỹ. Công trình giới thiệu chế độ, chính sách của mỗi nước nhằm cải
cách nền công vụ như: chế độ tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, lương bổng, phụ
cấp, sử dụng nhân tài, công tác chống tham nhũng...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích một cách có hệ
thống và khá toàn diện lý luận, thực tiễn về năng lực đội ngũ cán bộ, công
chức nói chung và công chức quản lý nói riêng, là cơ sở để kế thừa cho những
nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về năng lực
đội ngũ công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện,
tỉnh Quảng Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực công
chức, phân tích thực trạng năng lực công chức quản lý các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Bình. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao năng lực công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện tỉnh Quảng Bình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện
nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
7


Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào các
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về công chức quản lý
và năng lực công chức quản lý, đặc biệt là các yếu tố cấu thành, các tiêu chí
đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của công chức quản lý các

phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích thực trạng năng lực của công chức quản lý các phòng
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình, đánh giá những ưu
điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực của công
chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng
Bình.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực của công chức quản lý các
phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Bình.
Khách thể nghiên cứu: Công chức quản lý các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Bình, bao gồm Trưởng, Phó trưởng
phòng trong các phòng chuyên môn tương đương thuộc UBND cấp huyện
tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu năng lực của công chức quản lý
các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình thông qua
các yếu tố cấu thành năng lực và kết quả thực thi công vụ.
- Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2016.
- Về không gian: Các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh
Quảng Bình (gồm 08 đơn vị hành chính).
8


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước về
công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu cơ
bản như sau:
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Hệ thống hóa các khái niệm, luận
điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong thực tiễn được hình thành thông
qua quá trình thu thập kiến thức từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu
của các tác giả trong và ngoài nước. Tiến hành nghiên cứu các tài liệu tham
khảo bao gồm: Báo cáo số lượng chất lượng cán bộ, công chức trong các cơ
quan HCNN từ năm 2013 đến năm 2016 và một số báo cáo khác có liên quan
thông qua Sở Nội vụ. Từ đó có số liệu cần thiết phục vụ việc phân tích, đánh
giá thực trạng năng lực công chức quản lý các phòng chuyên môn cấp huyện
tỉnh Quảng Bình.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Thông qua bảng hỏi được sử dụng nhằm làm rõ đánh giá của bản thân
công chức quản lý và của công chức chuyên môn đối với năng lực của CCQL
các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, giúp học viên có thể đánh
giá được năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình làm cơ sở kết luận và đề xuất các giải
pháp trong Chương 3 của đề tài này.
Học viên tiến hành phát 180 phiếu điều tra xã hội học về đánh giá năng
lực của công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

9


đối với công chức quản lý và công chức chuyên môn; tổng số phiếu phát ra
180, số phiếu thu về 178 (Xem mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục).
Kết quả làm cơ làm cơ sở cho việc phân tích, đánh gia năng lực công
chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng
Bình.

Bên cạnh các phương pháp chủ yếu trình bày ở trên, luận văn còn sử
dụng các phương pháp như thống kê toán học, phương pháp tổng hợp, so
sánh, suy luận.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng và kế thừa
kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã thực hiện trong nước có
liên quan để làm sáng tỏ vấn đề mà mục đích nghiên cứu đã đề ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về
năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện như: đưa ra những nhân tố, tiêu chí cấu thành năng lực, làm rõ các yếu
tố tác động đến năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện, những yêu cầu khách quan phải nâng cao năng lực của
công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong giai
đoạn hiện nay, xây dựng khung tiêu chuẩn năng lực công chức quản lý các
phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp có giá trị tham khảo cho
các nhà quản lý, lãnh đạo ở Quảng Bình trong xây dựng chính sách, kế hoạch
chương tình nhằm nâng cao năng lực của công chức trong các phòng chuyên
môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình, từ đó xây dựng đội ngũ công chức lãnh

10


đạo, quản lý bảo đảm đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng
thực thi công vụ.
- Những số liệu và kết luận của đề tài góp phần làm rõ thực trạng,
những ưu điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về năng lực của
công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh

Quảng Bình. Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu làm cơ sở cho
các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu thực hiện trong thực tế, góp phần nâng
cao năng lực của công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà lãnh
đạo, quản lý, nhà hoạch địch chính sách trong tổ chức chính quyền cấp huyện
tỉnh Quảng Bình hoặc có thể được tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về
quản lý hành chính.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực của công chức quản lý các phòng
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình.
Chương 2: Thực trạng năng lực của công chức quản lý các phòng
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nâng cao năng lực của công
chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Quảng
Bình.

11


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

1.1. Công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện
1.1.1. Khái niệm
Để hiểu khái niệm công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc

UBND cấp huyện, cần phải hiểu một số khái niệm liên quan như công chức,
công chức phòng chuyên môn và công chức quản lý các phòng chuyên môn
cấp huyện.
- Khái niệm công chức
Thuật ngữ công chức ra đời ở các nước tư bản phương Tây vào khoảng
thế kỷ XIV. Từ đó đến nay, thuật ngữ công chức đã được sử dụng phổ biến ở
nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những người giữ công vụ thường xuyên
trong cơ quan tổ chức nhà nước [38; tr.54]. Nội dung của thuật ngữ công chức
phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm chính trị, kinh tế xã hội của từng giai đoạn
lịch sử cụ thể ở mỗi quốc gia trên thế giới.
Theo Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12, khái niệm công chức
được định nghĩa như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
12


Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công chức có nhiều điểm khác
biệt với các nước, đó là; công chức không chỉ bao gồm những người làm việc
trong hệ thống cơ quan HCNN, mà còn bao gồm cả những người làm việc cho

các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội như: các Ban của Đảng, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam; các cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Đây là một trong những
đặc trưng cơ bản nhất của công chức nước ta, xuất phát từ đặc thù của thể chế
chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, đảng, đoàn thể của nước ta.
- Khái niệm công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 đã quy định: “các
phòng chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp
thực hiện chức năng QLNN ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp
luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công
tác từ Trung ương đến cơ sở”. Tổ chức các phòng chuyên môn thuộc UBND
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hiện nay được Chính phủ quy định
tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014. Theo Nghị định này, đối
với phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm có 12 cơ quan (trong đó
10 cơ quan tổ chức thống nhất theo quy định của Chính phủ và 02 cơ quan
được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện. Các
phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà
13


nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền
hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật,
góp phần bảo đảm sự quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở
địa phương.
Công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có những
đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là
những người trực tiếp thực thi công vụ nhằm thực hiện chức năng quản lý

HCNN, thực hiện chức năng chấp hành và điều hành của cơ quan HCNN.
Hoạt động của công chức hành chính là nhằm thực thi pháp luật, đưa pháp
luật vào đời sống, nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội;
quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản chung và ngân sách nhà nước, phát
triển và ổn định kinh tế - xã hội; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Đây là đặc điểm riêng để phân biệt hoạt động của công chức các phòng
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nói riêng và công chức HCNN nói chung
với hoạt động tư pháp, lập pháp.
Thứ hai, công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện hoạt
động nhân danh Nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước, hoạt động của họ
được bảo đảm bằng Nhà nước. Hoạt động của công chức các trong các cơ quan
này diễn ra thường xuyên, liên tục và mang tính phức tạp. Công chức trong các
phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được trao quyền để thực thi công
vụ, đồng thời, họ có bổn phận phục vụ xã hội, công dân và các tổ chức, họ phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.
Thứ ba, công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được
trả lương từ ngân sách nhà nước, tùy theo ngạch, bậc và vị trí việc làm, công
chức được hưởng tiền lương tương ứng khi tham gia hoạt động công vụ, đồng
thời được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực thi công vụ.
14


Cũng giống công chức nói chung, công chức các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện được phân chia thành 02 loại, công chức giữ chức vụ
quản lý và công chức không giữ chức vụ quản lý.
Luận văn này không nghiên cứu năng lực của công chức các phòng
chuyên môn cấp huyện nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu năng lực của
nhóm công chức giữ chức vụ quản lý trong các phòng chuyên môn cấp huyện.
- Khái niệm công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện

Từ các phân tích, luận giải về công chức, công chức quản lý các phòng
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cho thấy: Công chức quản lý các phòng
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là một bộ phận của công chức các phòng
chuyên môn cấp huyện, mang đầy đủ đặc điểm của công chức các phòng
chuyên môn cấp huyện được bổ nhiệm vào một vị trí quản lý để thực hiện các
chức trách gắn liền với vị trí quản lý đó.
Từ đó có thể hiểu công chức quản lý các phòng chuyên môn cấp huyện
như sau:
Công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là
những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào 1 vị trí hoặc chức danh làm việc
trong các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, được hưởng lương từ
ngân sách nhà nước để thực hiện các chức năng quản lý, điều hành công việc
của những công chức dưới quyền nhằm định hướng phát triển của phòng, ban
mình theo các mục tiêu đã đề ra.
Công chức quản lý các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chịu
trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của phòng, tham mưu cho
lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thực hiện chức năng
QLNN về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành trên địa bàn.

15


×