1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VŨ VIỆT ANH
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ
SAU MỔ UNG THƯ LƯỠI TẠI BỆNH VIỆN K
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hà Nội - 2014
2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Diệu và CS (2014). Báo cáo tình hình hoạt động phòng chống ung
thư giai đoạn 2011- 2014 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế.
Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 2- 2014.
2. Xie X, Clausen O.P, Angelis D.P, et al (1991). The prognostic value of
spontaneous apoptosis, Bax, Bcl 2 and P53 in oral squamous cell
carcinoma of the tongue. Cancer, 913-920
3. Nguyễn Đức Lợi (2002). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu
tố tiên lượng bệnh ung thư lưỡi điều trị tại bệnh viện K. Luận văn tốt
nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường đại học Y Hà Nội.
4. Decroix Y, Ghossein A.N (1987). Experience of the Curie Institute in
treatment of cancer of the mobile tongue. Cancer, 492-502.
5. Ngô Xuân Quý (2010). Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi giai đoạn
I,II tại bệnh viện K từ năm 2005- 2010. Luận văn thạc sỹ y học, Trường
đại học Y Hà Nội.
6. Shabbir Akhtar, Mubasher Ikaram (2007). Neck involvement in early
carcinoma of tongue, Is elective neck dissection warranted?. Journal of
Pakistan Medical Association.
7. Đỗ Xuân Hợp (1976). Lưỡi. Giải phẫu đại cương- Giải phẫu đầu mặt
cổ, Nhà xuất bản Y học, tr. 403-408.
8. Nguyễn Văn Huy (2001). Lưỡi và nền miệng. Giải phẫu học lâm sàng
(sách dịch), Nhà xuất bản Y học, 316-320.
9. Ridge J.A, Glission B.S, Horwitz E.M, and Myers M.O (2003). Head
and neck tumors. Cancer Management: A Multidisciplinary Approach
(7th), The Oncology Group, 39-85.
3
10. Taylor IV. S.J (1999). Head and neck carcinomas. Current Therapy in
Cancer (2nd edition), W.B. Saunders company, 29-41.
11.Nguyễn Bá Đức và CS (2010). Tình hình mắc ung thư ở Việt Nam năm
2010 qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008. Tạp chí ung
thư học Việt Nam, (số 2-2010), 73-77.
12.Ghehano P (1987). Les cancer de la langue. Encyclope’die- MedicoChirurgicale, Paris, 260-271.
13.Nguyễn Văn Vi, Huỳnh Anh Lan (2000). Khảo sát một số đặc điểm
lâm sang và yếu tố nguy cơ của ung thư miệng. Tuyển tập công trình
nghiên cứu khoa học Răng- Hàm- mặt, trường đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh, 107-122.
14. O’Sullivan B, Irish J, Siu L, Lee A (1999). Head and neck cancer.
Manual of clinical oncology (7th), United State of American, 341-358.
15.Emani B (1998). Oral cavity. Principles and Practice of Radiation
Oncology (3rd), United State of America, 981- 1002.
16.Nguyễn Quốc Bảo (2007). Ung thư biểu mô khoang miệng. Chẩn đoán
và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, 113-131.
17.Trần Thị Hợp (1997). Ung thư lưỡi. Bài giảng ung thư học, Nhà xuất
bản y học, 104-108.
18.Trịnh Văn Quang (2002). Ung thư khoang miệng. Bách khoa ung thư
học, Nhà xuất bản y học, 231-241.
19.Strimson P.S, Luis B.H, et al (2001). Tumors of the nasal cavity and
paranasal sinuses, nasopharyns, oral cavity and oropharynx cancer
Principles and Practice of oncology. 5th Ed by Devita. V.T, in Hellman S,
Prosenbery A.S.J.B Lippincott-Raven publiskers, Philadelphia, 741-802.
20.Lê Đình Roanh (2001). Cấu trúc của một số u phổ biến. Bệnh học các
khối u, Nhà xuất bản Y học, 129-155.
4
21.Vi Huyền Trác (2000). U ác tính hay ung thư. Giải phẫu bệnh học, Nhà
xuất bản y học, 115-129.
22.Wittlekind Ch., et al (2004). Lip and Oral Cavity. TNM Atlas, UICC,
13-21.
23.Hicks L. W, North H. J, Loree R. Th, et al (1998). Sugery as single
modality therapy for squamous cell carcinoma of the oral tongue. Am.
J. Otolarygol, 24-28.
24.Yii W. N, Patel G. S, Breach M. N, et al (1999). Management of the N0
neck in early cancer of the oral tongue. Clin. Otolaryngol, 75-79.
25.Kiyoto Shiga, Takenori Ongawa, Shun Sagai, Kengokato and
Toshimitsu Kobayashi (2007). Management ò the patients with early
stage Oral tongue cancer. 389- 396
26.Trần Văn Công, Phạm Đình Tuân(1995). Nhận xét đặc điểm lâm sàng
135 bệnh nhân ung thư lưỡi tại BVK từ năm 1989- 1994. Tạp chí y học
thực hành, chuyên san ung thư học, 22-25.
27.Trần Đặng Ngọc Linh (1998). Khảo sát dịch tễ học, bệnh học, lâm
sàng, điều trị ung thư hốc miệng. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú,
trường Đại học y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
28.Lee JH, Song JH, Lee SN, Kang JH, Kim MS, Sun DI and Kim IS
(2013). Adjuvant Postoperative Radiotherapy with or without
Chemotherapy for Locally Advanced Squamous Cell Carcinoma of the
Head and Neck: The Importance of Patient Selection for the
Postoperative Chemoradiotherapy. Cancer Res Treat 2013; 45:31-39.
29.Bernier J, et al (2004). European Organization for Research and
Treatment of Cancer Trial 22931. Postoperative iradiation with or
without concomitant chemotherapy for Locally advanced Head and
Neck cancer. N Engl J Med 2004; 350: 1945- 1952.
5
30.Jay S. Cooper, et al (2004). Postoperative Concurrent Radiotherapy and
Chemotherapy for High-Risk Squamous Cell Carcinoma of the Head
and neck. The New England Journal of Medicine, 6.
31.Lapeyre M, et al (2000). Postoperative Brachytherapy alone for T1-2
N0 squamous cell carcinomas of the oral tongue and floor of mouth
with close or positve margins. Int J Radiat Oncol Biol Phys 48(1):3742.
32.Su Jung Shim, Jihye Cha (2006). Clinical outcomes for T1-2, N0-1
Oral tongue cancer patients underwent surgery with and without
postoperative radiotherapy. Journal of Oncology.
33. Daniel D, Lydiatt DDS, Thomas Robbins MD et al (2006). Treatment
of stage I and II oral tongue cancer. Head and neck, 15(a), 308- 312.
34. RKC Ngan, RKY Wong, F. Tang (2004). Interstitial Brachytherapy for
early oral tongue cancer using Iridium Hairpin or wire. JHK coll Radiol
(7), 88- 94.
35. Ogasawara C. H, Okita M. T, Sakagami M (1999). Cervical lympho
nodes metastasis of early or late T2 tongue carcinoma. Nippon
Jibiinkoka Gakkai Kaiho, 1242- 1248.
36. Buisset E, Lefe’bvre L. J, Vankemel B, et al (1989). Les cancers
linguaux et et pelvi- linguaux. Valeur pronostique de I’ envahissment
ganglionaire. A propos de 744 cas, Ann. Otolaryn, Paris, 551- 555.
37.Đoàn Hữu Nghị, Phạm Hoàng Anh, Trần Kim Chi (1995). Bước đầu
nhận xét giai đoạn bệnh những ung thư thường gặp tại BVK 19921994. Chống đau ung thư và điều trị triệu chứng, Hà Nội, 15-17.
38.Leedy A.D, Trune R.D, Kronz D.J et al (1994). Tumor angiogenesis,
the p53 antigen and cervical metastasis in squamous cell carcinoma of
the tongue. Otolaryngol, head and neck. Surg, 417-422.
6
39.Liao CT, Chang JT, Wang HM, et al (2008). Analysis of risk factors of
predictive local tumor control in oral cavity cancer. Ann Surg Oncol,
15-115.
40. Myers Y.J, Kakins T, Roberts D, et al (2005). Squamous cell
carcinoma og the tongue in young adults. Otolarygol head and neck.
Surg, 44-51.
41. National Comprehensive Cancer Network (NCCN) guidelines. Head
and Neck Cancers. www.nccn.org (Accessed on February 04,2011).
42. Nguyễn Quốc Bảo, Hàn Thị Vân Thanh, Bùi Thị Xuân (1997). Chẩn
đoán điều trị ung thư lưỡi tại bệnh viện K 1988-1995. Y học thành phố
Hồ Chí Minh, Chuyên đề ung thư, 167-171.
43. Nguyễn Hữu Thợi (2003). Ung thư đầu mặt cổ. Thực hành xạ trị bệnh
ung thư, Nhà xuất bản Y học, 215-225.
44.Chiu M. Ho, Kam H.Lam, Wei I.W, et al (1992). Occult lympho node
metastasis in small oral tongue cancers. Head and Neck, 359-363.
7
PHỤ LỤC
8
Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành
(Sử dụng thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới 2000)
Tình trạng dinh dưỡng
Chỉ số BMI
Gầy
<18,50
Gầy độ 1
17,00 – 18,49
Gầy độ 2
16,00 – 16,99
Gầy độ 3
<16,00
Bình thường
18,50 – 24,99
Thừa cân
≥ 25,00
Tiền béo phì
25,00 – 29,99
≥ 30,00
Béo phì
Béo phì độ 1
30,00 – 34,99
Béo phì độ 2
35,00 – 39,99
Béo phì độ 3
≥ 40,00
9
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY
UTBM vảy biệt hóa cao
UTBM vảy biệt hóa vừa
UTBM vảy kém biệt hóa
10
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH NHÂN
Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt ½ lưỡi T + vét hạch cổ T
Lập kế hoạch xạ trị
11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng
khoang miệng, chiếm tỷ lệ 30-40%, bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Tại
Mỹ, hàng năm có khoảng 7100 trường hợp ung thư lưỡi mới mắc. Theo Bùi
Diệu ghi nhận ung thư năm 2010 cho thấy hàng năm ở Việt Nam có khoảng
3500 trường hợp ung thư khoang miệng mới mắc, trong đó tỷ lệ mắc ung thư
khoang miệng ở nam là 4,6/100000 dân/năm, ở nữ là 1,7/100000 dân/năm [1].
Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây
bệnh, song một số nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh
bao gồm: hút thuốc lá, uống rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng,
chế độ dinh dưỡng… Những tiến bộ của sinh học phân tử ung thư, người ta
xác định được một số gen liên quan đến ung thư lưỡi như Gen Bcl-2, Bax,
P53[2].
Về điều trị, từ những năm 1940- 1950, điều trị ung thư lưỡi bằng tia xạ
vẫn được coi là phương pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên với sự tiến bộ của
phẫu thuật thì hiện nay phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu
tiên đối với ung thư lưỡi di động. Ở nước ta trước đây điều trị ung thư lưỡi
giai đoạn I,II chủ yếu bằng phẫu thuật đơn thuần hoặc phẫu thuật kết hợp với
xạ trị cho kết quả rất khả quan. Theo Nguyễn Đức Lợi nghiên cứu trên 290
bệnh nhân ung thư lưỡi di động điều trị tại bệnh viện K từ 1992- 2002 thì thời
gian sống thêm 5 năm với giai đoạn T1 và T2 là 62,7% và tỷ lệ tái phát tại
chỗ là 10,8%[3]. Theo Decroix nghiên cứu trên 602 bệnh nhân ung thư lưỡi di
động điều trị tại Viện Curie (Pháp) thì tỷ lệ sống thêm 5 năm với T1 là 80%
và T2 là 56% [4]. Tại bệnh viện K việc điều trị xạ trị bổ trợ hậu phẫu ung thư
lưỡi giai đoạn sớm I,II vẫn chưa có chỉ định rõ ràng và phụ thuộc vào đánh
12
giá trong mổ của phẫu thuật viên. Theo Ngô Xuân Quý (2010) đánh giá tỷ lệ
tái phát hạch của 130 bệnh nhân điều trị phẫu thuật ung thư lưỡi giai đoạn I, II
tại bệnh viện K từ 2005- 2010 cho thấy tỷ lệ tái phát hạch của giai đoạn I là
29,8% và của giai đoạn II là 13,3%[5]. Bên cạnh đó theo nghiên cứu của
Nguyễn Đức Lợi tỷ lệ di căn hạch âm thầm là 23,7% (tỷ lệ di căn hạch vi thể
với những trường hợp không sờ thấy hạch trên lâm sàng)[3]. Theo nghiên cứu
của Shabbir Athtar trên 94 bệnh nhân ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II thì
tỷ lệ di căn hạch âm thầm của giai đoạn I là 28%, còn ở gia đoạn II là 34%[6].
Qua đó việc điều trị bổ trợ sau mổ ung thư lưỡi bằng tia xạ đơn thuần
hay tia xạ kết hợp với hóa chất với những trường hợp diện cắt dương tính
hoặc có di căn hạch âm thầm là chỉ định cần thiết. Các nghiên cứu về ung thư
lưỡi nói chung nhận định nguyên nhân gây tử vong là do tái phát và tiến triển
tại chỗ. Việc tái phát u và hạch sẽ gây khó khăn cho việc điều trị tiếp theo và
làm giảm thời gian sống thêm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào theo dõi
riêng việc điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với xạ trị bổ trợ hay nghiên cứu
riêng về những biến chứng của xạ trị hay hóa trị như viêm niêm mạc miệng,
khô miệng, khít hàm, bỏng da vùng tia, buồn nôn, mệt mỏi… là nguyên nhân
làm gián đoạn cuộc điều trị và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị của
bệnh nhân.
Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị
bổ trợ sau mổ ung thư lưỡi tại bệnh viện K” với mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư lưỡi T1-2 N01 M0 sau phẫu thuật có điều trị bổ trợ.
2. Đánh giá kết quả điều trị.
13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU VÀ LIÊN QUAN ĐỊNH KHU
Lưỡi là cơ quan dùng để nếm, nhai, nuốt, nói. Lưỡi nằm trong khoang
miệng có hai mặt (trên và dưới), hai bờ (phải và trái), một đầu nhọn phía
trước và đáy ở phía sau tương đối cố định [7], [8].
1.1.1. Hình thể ngoài
Mặt trên: ở chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau có một rãnh hình chữ V, đầu
chữ V quay ra sau, ở đó có lỗ tịt. Ở ngay trước rãnh lưỡi có 9 gai đài, ở sau
rãnh mép dưới niêm mạc có nhiều hạnh nhân lưỡi.
Mặt dưới: niêm mạc mỏng và trơn, có một hãm lưỡi ở đường dọc giữa đi từ
lưỡi đến nền miệng. Ở hai bên hãm và đỉnh cực dưới lưỡi có lỗ của ống
Wharton.
Phần lưỡi di động được giới hạn ở phía sau bởi các trụ trước của Amydal và
vùng V lưỡi, ở phía bên và phía trước bởi sàn miệng mà nó được tách biệt ra
bởi rãnh lưỡi.
Đáy lưỡi: đáy lưỡi dính vào mặt trên sụn nắp thanh hầu bởi ba nếp gờ, một
nếp giữa và hai nếp bên.
1.1.2. Cấu tạo
Lưỡi gồm có một trụ sợi xương và 17 cơ.
- Trụ sợi xương: gồm có xương móng và hai mảnh sợi
- Cơ: Có 17 cơ chia làm hai loại:
+ Loại cơ ở ngay trong lưỡi: cơ lưỡi dọc trên, cơ lưỡi dọc dưới, cơ ngang
lưỡi.
14
+ Loại cơ đi từ các bộ phận lân cận tới lưỡi: cơ cằm lưỡi, cơ móng lưỡi, cơ
trâm lưỡi, cơ màn hầu lưỡi, cơ hầu lưỡi, cơ hạnh nhân lưỡi.
Hình 1.1: Lưỡi và thành phần liên quan
(Trích trong Atlas – Giải phẫu người của Frank H. Netter)
1.1.3. Mạch máu
- Động mạch lưỡi tách từ động mạch cảnh ngoài
+ Nhánh bên: Nhánh trên móng và động mạch lưng lưỡi.
15
+ Nhánh tận: Động mạch dưới lưỡi và động mạch lưỡi sâu
- Tĩnh mạch:
+ Tĩnh mạch lưỡi sâu: nhỏ bé, đi kèm theo động mạch
+ Tĩnh mạch lưỡi nông: nhận các tĩnh mạch lưng lưỡi tạo cùng với các tĩnh
mạch lưỡi sâu một thân tĩnh mạch đổ vào thân giáp lưỡi mặt.
1.1.4. Thần kinh
Thần kinh vận động: dây hạ thiệt (dây IX), dây này vận động các cơ trừ cơ
trâm lưỡi do dây X chi phối.
Thần kinh cảm giác: gồm dây lưỡi, dây thiệt hầu, dây thanh quản trên.
Đường vị giác: theo 2 đường:
- Đường của dây lưỡi
- Đường của dây IX ở các hạch Andersch và Ehrensitter đi lại.
Hình 1.2: Mạch máu, thần kinh và thành phần liên quan
(Trích trong Atlas – Giải phẫu người của Frank H. Netter)
16
1.1.5. Bạch huyết
Tuần hoàn bạch huyết của lưỡi rất phong phú, có nhiều vòng nối giữa
mạng lưới dưới niêm mạc với mạng lưới trong cơ và hai bên lưỡi. Cũng vì
vậy mà ung thư lưỡi có khả năng di căn hạch đối bên. Dẫn lưu bạch huyết của
lưỡi di động theo hai hướng:
- Vùng đầu lưỡi dẫn về các hạch dưới cằm.
- 2/3 trước lưỡi dẫn về các hạch nhóm sau dưới và hạch cảnh
- 1/3 sau lưỡi dẫn về các hạch trên của chuỗi hạch nhóm sau dưới.
Có sự tiếp nối phong phú ngang qua đường giữa các mạch bạch huyết của 1/3
sau lưỡi, do đó khối u ác tính ở một bên dễ di căn sang các hạch bên đối diện.
Nhưng ở 2/3 trước lưỡi có ít mạch tiếp nối ngang nên ít di căn sang hạch cổ
bên đối diện nếu bệnh chưa đến giai đoạn muộn.
Phân chia hạch vùng cổ [9] :
*Theo hệ thống: Các hạch sắp xếp thành từng đám/ chuỗi theo 3 hệ thống:
+ Các hạch bạch huyết cổ nông.
+ Các hạch bạch huyết cổ sâu tiếp xúc các mạch máu và dây thần kinh và
được giới hạn bằng các lớp cân vùng cổ.
+ Các hạch cổ ở cạnh các tạng (thanh quản, khí quản, tuyến giáp)
*Theo các nhóm hạch: Phân chia các nhóm hạch cổ theo vùng dựa trên các
cấu trúc nhìn thấy được bao gồm xương, cơ, các mạch máu và thần kinh trong
quá trình phẫu tích vùng cổ. Các nhóm hạch được ký hiệu như sau:
IA: Nhóm dưới cằm: Các hạch nằm trong vùng giới hạn của bụng trước cơ
nhị thân và xương móng.
17
IB: Nhóm dưới hàm: Các hạch nằm trong vùng giữa bụng trước và bụng sau
cơ nhị thân và thân xương hàm dưới.
II: Nhóm hạch cảnh trên: Các hạch nằm trong khoảng 1/3 trên của tĩnh mạch
cảnh trong và dây thần kinh phụ nằm sát cột sống, từ nền sọ đến ngang mức
chia đôi động mạch cảnh (mốc phẫu thuật) hoặc xương móng đến nền sọ
(mốc giải phẫu lâm sàng). Giới hạn sau là bờ sau cơ ức đòn chũm, giới hạn
trước là bờ trước của cơ ức móng.
III: Nhóm hạch cảnh giữa: Các hạch nằm trong khoảng 1/3 giữa của tĩnh
mạch cảnh trong, xuất phát từ chỗ chia đôi động mạch cảnh, ở trên cơ vai
móng (mốc phẫu thuật) hoặc ở xương móng đến dưới khe nhẫn giáp (khi
thăm khám). Giới hạn sau là bờ sau của cơ ức đòn chũm, giới hạn trước là bờ
bên cơ ức móng.
IV: Nhóm hạch cảnh dưới: Các hạch nằm trong khoảng 1/3 dưới của tĩnh
mạch cảnh trong, xuất phát từ phía trên cơ vai móng đến phía dưới xương
đòn. Hoặc dưới khe nhẫn giáp đến hố thượng đòn (khi thăm khám). Giới hạn
sau là bờ sau cơ ức đòn chũm, giới hạn trước là bờ bên cơ ức móng.
V: Nhóm hạch thuộc tam giác (cổ) sau: Gồm chủ yếu các hạch nằm dọc theo
1/2 dưới của thần kinh phụ cột sống và động mạch cổ ngang, bao gồm cả hạch
thượng đòn. Giới hạn sau là bờ trước của cơ thang, giới hạn trước là bờ sau cơ
ức đòn chũm và giới hạn dưới là xương đòn.
VI: Nhóm hạch thuộc tam giác (cổ) trước: Gồm các hạch trước và sau khí
quản, hạch trước nhẫn (Delphian) và các hạch quanh giáp, gồm cả các hạch
dọc theo dây thần kinh thanh quản quặt ngược. Giới hạn trên là xương móng,
giới hạn dưới là hõm trên xương ức, giới hạn bên là các động mạch cảnh
chung và giới hạn sau là các cân trước sống.
18
VII: Nhóm hạch trung thất trên: Dưới hõm ức, bao gồm các hạch trung thất
trên.
Sự phân chia các vùng hạch là rất quan trọng với ung thư đầu mặt cổ, là cơ sở
cho việc chẩn đoán giai đoạn, điều trị và nạo vét hạch.
Hình 1.3: Hệ thống phân loại hạch cổ Robbin
1.2. MÔ HỌC, SINH LÝ HỌC
1.2.1. Mô học
- Lưỡi là một khối cơ vân được bao bọc bởi niêm mạc miệng.
- Niêm mạc lợp mỗi vùng của lưỡi có đặc điểm riêng:
+ Mặt dưới lưỡi: lợp bởi niêm mạc mỏng, nhẵn.
+ Mặt trên lưỡi: cũng lợp bởi niêm mạc nhưng có nhiều nhú cao lồi lên
mặt lưỡi.
- Niêm mạc trên được chia thành 2 phần bởi một đường hình chữ V gọi
là V lưỡi.
19
+ Phần trước: từ đầu lưỡi đến V lưỡi gọi là phần phát âm của lưỡi. Phần
này có những nhú gọi là nhú lưỡi hay gai lưỡi có hình dáng khác nhau. Trong
lớp biểu mô lợp thành bên của một số nhú lưỡi có những nụ vị giác.
+ Phần sau: từ V lưỡi đến cuống lưỡi có đặc điểm là trong lớp đệm có
nhiều nang bạch huyết và những khe biểu mô. Đó là hạch nhân lưỡi.
1.2.1.1. Nhú lưỡi (gai lưỡi)
Ở 2/3 trước của lưỡi người ta phân biệt 4 loại nhú:
- Nhú hình sợi: là phần lồi lên của niêm mạc lưỡi, nằm rải rác ở 2/3
trước mặt trên và 2 bên bờ lưỡi.
- Nhú hình nấm: được gọi là nhú hình nấm vì chúng lồi cao lên trên bề
mặt lưỡi.
- Nhú hình đài: bề mặt của nhú thấp hơn bề mặt của niêm mạc lưỡi.
- Nhú hình lá: là những nếp gấp song song của niêm mạc lưỡi, thấy ở 2
bên bờ lưỡi gần cuống lưỡi.
1.2.1.2. Nụ vị giác
Nụ vị giác là những khối hình bầu dục nằm trong biểu mô lợp thành
bên các nhú lưỡi.
Ở biểu mô nụ vị giác có hai loại tế bào: tế bào chống đỡ và tế bào vị giác.
1.2.1.3. Hạch nhân lưỡi
- Ở phần gốc lưỡi có những điểm tròn nổi gờ lên mặt lưỡi. Đó là
những điểm, những nang bạch huyết và những hạch nhân lưỡi. Những
nang bạch huyết, những hạch nhân lưỡi nằm dưới biểu mô lợp cuống lưỡi,
phía sau V lưỡi.
20
- Biểu mô lợp hạch nhân lưỡi là biểu mô lát tầng không sừng hoá, có
những chỗ lõm sâu tạo ra những khe sâu gọi là khe hạch nhân, ở những khe
hạch nhân thường có các ống bài xuất của các tuyến mở vào.
1.2.2. Sinh lý học
- Lưỡi là một cơ quan dung để nhai, nuốt, nói và nếm (cơ quan nhận
cảm vị giác).
- Trên lưỡi có các nhú vị giác và xúc giác. Nhú vị giác có hình nấm
nằm ở trước V lưỡi, còn nhú xúc giác có hình đài nằm ở sau V lưỡi.
- Cảm giác nếm là một cảm giác hỗn hợp phức tạp, thường phối hợp
với khứu giác. Bốn cảm giác cơ bản của nếm là: mặn, ngọt, chua, đắng. Mặt
trên lưỡi có những vùng nhận cảm riêng với từng cảm giác.
- Cơ chế của vị giác còn chưa được biết rõ, nhưng bản chất cấu trúc
phân tử của vật có lẽ không liên quan đến cảm giác vị giác.
1.3. DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
1.3.1. Dịch tễ học
- Tuổi: thường gặp ở độ tuổi từ 50-60. Tỷ lệ nam/nữ = 3/1.[9]
- Tại Pháp, ung thư khoang miệng chiếm từ 11-16% ung thư ở nam
giới, trong đó khoảng 18% là ung thư lưỡi. Tại Mỹ hàng năm có khoảng 7100
trường hợp ung thư lưỡi mới mắc. Trên thế giới Ấn Độ là nước có tỷ lệ mắc
ung thư lưỡi cao nhất [10] .
- Theo ghi nhân ung thư của Bùi Diệu năm 2010 cho thấy: hàng năm có
khoảng 3500 trường hợp ung thư khoang miệng mới mắc trong đó tỷ lệ mắc
ung thư khoang miệng ở nam: 4,6/100000 dân/năm, ở nữ: 1,7/100000
dân/năm[1]. Theo ghi nhận ung thư của Trung tâm ung bướu thành phố Hồ
21
Chí Minh giai đoạn 2004- 2008 cho thấy tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng ở
nam là 5,8/100000 dân/năm, ở nữ là 2,0/100000 dân/năm [11].
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ mắc và tử vong chuẩn của UT khoang miệng tại khu
vực Đông Nam châu Á
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Ở hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân
gây bệnh, tuy nhiên người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan
đến bệnh bao gồm:
- Hút thuốc lá: trong thuốc lá có chứa các Nitrosamin là yếu tố gây ung
thư. Nghiên cứu của Gehanno cho thấy nếu hút 15 điếu /ngày kéo dài 20 năm
thì nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 5 lần so với người không hút
thuốc[12].
- Rượu: Bên cạnh thuốc lá thì rượu cũng là yếu tố liên quan đến ung
thư lưỡi. Người ta cho rằng rượu có vai trò hoà tan các chất sinh ung thư.
22
Theo Nguyễn Văn Vi và cộng sự thấy nguy cơ mắc ung thư lưỡi do rượu
đứng hàng thứ 3 sau ung thư môi và ung thư niêm mạc má, gặp ở nam giới
chiếm tỷ lệ 74,6%[13]. Theo tác giả Brian nếu cùng hút thuốc và uống rượu
thì nguy cơ mắc ung thư đầu cổ tăng lên 10-15 lần [14].
- Nhai trầu: là yếu tố nguy cơ trong ung thư khoang miệng. Người nhai
trầu có nguy cơ mắc cao gấp 4-35 lần so với người không nhai trầu.
+ Thành phần chính của miếng trầu gồm: lá trầu, cau, vôi trắng hoặc
vôi đỏ và thành phần phụ khác như vỏ cây, xỉa thêm thuốc vào miếng trầu.
+ Theo các công trình nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra bằng
chứng kết luận cau là chất sinh ung thư, các chiết xuất từ cau như là các
Alkaloides như (Arecolin, Arecaidine) có khả năng sinh ung thư và gây
xơ hoá niêm mạc miệng.
+ Dùng vôi đỏ có nguy cơ ung thư cao hơn dung vôi trắng, phù hợp
với nhận định cho rằng trong thành phần vôi đỏ có chứa Anilin là chất
sinh ung thư.
+ Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Vi và cộng sự cho thấy ung thư
lưỡi do nhai trầu đứng thứ ba sau ung thư môi và niêm mạc má[13].
- Tình trạng vệ sinh răng miệng: vệ sinh răng miệng kém, hàm răng giả
không tốt, răng sứt mẻ kích thích lâu ngày đưa đến dị sản và ung thư.
- Nhiễm vi sinh vật: nhiễm virus HPV đặc biệt là type 2,11,16 đã được
chứng minh là thấy nhiều trong các bệnh nhân ung thư khoang miệng.
- Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa
quả cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư khoang miệng [15], [10].
23
- Những tiến bộ trong y học gần đây cho phép con người có những hiểu
biết sâu hơn về cơ chế sinh học phân tử của ung thư. Qua đó xác định được
một số gen liên quan đến ung thư lưỡi: gen Bcl-2, Bax, P53 [2].
1.4. CÁC TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ, SỰ TIẾN TRIỂN TỰ
NHIÊN CỦA UNG THƯ LƯỠI
1.4.1. Các tổn thương tiền ung thư
Các tổn thương tiền ung thư trong khoang miệng thường gặp là bạch
sản, hồng sản và xơ hoá dưới niêm mạc. Các tổn thương này chưa phải là ung
thư song có nguy cơ chuyển thành ung thư khi có tác nhân sinh ung thư tác
động vào. Nhìn chung bạch sản có nguy cơ chuyển thành ung thư là 6%, tổn
thương bạch sản dạng phẳng có nguy cơ chuyển thành ung thư là 5%, dạng
loét là 15-20% và dạng liken phẳng thoái hoá là 5%. Với tổn thương hồng sản
tỷ lệ ung thư hoá là 1/3. Khi nghiên cứu về vi thể của hồng sản cho thấy ung
thư biểu mô tế bào vẩy, ung thư biểu mô tại chỗ và loạn sản nặng gặp trong
90% các trường hợp. Số còn lại là loạn sản nhẹ và vừa. Xơ hoá dưới niêm
mạc là tổn thương mạn tính, thường gặp ở vùng Đông Nam Á, nơi có thói
quen ăn trầu cau và ớt. Quan sát tổn thương có phản ứng viêm, tăng sợi
collagen dưới niêm mạc. Các tổn thương này nghi ngờ có liên quan đến ung
thư biểu mô.
Vậy những người có nguy cơ cao như: trên 45 tuổi, uống rượu, hút
thuốc, ăn trầu, kèm theo xuất hiện các mảng trắng hoặc đỏ tồn tại trên 2 tuần
sau khi đã điều trị không khỏi thì cần đi khám chuyên khoa để xác định bệnh.
1.4.2. Sự tiến triển tự nhiên
- Ung thư lưỡi có thể phát triển theo hai kiểu: lồi ra ngoài hoặc thâm
nhiễm.
24
Triệu chứng ban đầu là đau, mặc dù có nhiều tổn thương không gây
đau. Sự khó khăn khi nói và nuốt thường xuyên xảy ra. Thường có tiền sử
bạch sản từ trước khi có triệu chứng về bệnh. Ung thư lưỡi là bệnh phát triển
nhanh hơn so với các ung thư khác trong khoang miệng. Khả năng di căn
hạch vùng cao từ 15-75% tuỳ thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát. Hạch
nhóm II có tần suất bị di căn cao, sau đó đến nhóm I,III,IV. Nói chung mọi
nhóm hạch đều có nguy cơ bị di căn. Di căn hạch 2 bên gặp trong 25% trường
hợp, di căn hạch đối bên là 3%.
- Tiên lượng liên quan chủ yếu tới sự di căn hạch: từ 75% hạch biểu
hiện âm tính trong giai đoạn sớm xuống còn 30% biểu hiện hạch âm tính ở
giai đoạn muộn. Ngoài ra còn yếu tố khác ảnh hưởng đến tiên lượng như xâm
lấn thần kinh, mạch máu và lan sang bên đối diện.
1.5. ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng: chia làm 2 giai đoạn
1.5.1.1. Giai đoạn đầu: Triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua.
- Cơ năng: người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm
vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
- Thực thể:
Khám lưỡi: tìm thấy ở lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi
màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Sờ thấy tổn
thương chắc, rắn không mềm mại như bình thường.
Khám hạch: thấy xuất hiện sớm, khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay
từ đầu. Hạch hay gặp nhất là hạch dưới cằm, dưới hàm, cảnh cao. Khả năng di
căn hạch vùng từ 15% đến 75% tuỳ thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát.
Hạch nhóm II có tần suất bị di căn cao, sau đó đến nhóm I,III,IV.
25
Việc thăm khám phải kỹ càng để tìm bằng chứng và nguyên nhân của
ung thư. Nhổ răng bắt buộc phải kiểm tra lại sau 10 ngày vì nếu chỉ là một
chấn thương đơn thuần thì tổn thương sẽ liền sẹo còn nếu không thì chắc chắn
là có tính chất u [16],[17],[18].
1.5.1.2. Gia đoạn toàn phát:
- Toàn thân: bệnh nhân sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể
suy sụp rất nhanh.
- Cơ năng:
+ Đau: tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi
khi đau lan lên tai.
+ Tăng tiết nước bọt.
+ Chảy máu: nhổ ra nước bọt lẫn máu.
+ Hơi thở hôi thối: do hoại tử tổn thương gây ra.
+ Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân khó
nói và nuốt.
- Thực thể:
+ Khám lưỡi: ổ loét ở lưỡi, trên bề mặt ổ loét phủ giả mạc, dễ chảy
máu, loét phát triển nhanh lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di
động được.
+ Việc thăm khám bằng ngón tay rất quan trọng để đánh giá kích
thước, độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các tổ chức tiếp cận
như sàn miệng, trụ amydal, amydal.
+ Khám hạch: khoảng 35-40% các trường hợp có hạch ngay từ lần
khám đầu tiên, trong đó ¾ là hạch di căn. Sự xâm lấn này theo trình tự liên