Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.54 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VIỆT HƢNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚC XUÂN, TP. THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông

Chuyên nghành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2013-2015

THÁI NGUYÊN – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ VIỆT HƢNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚC XUÂN, TP. THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông

Chuyên nghành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2013-2015

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Đinh Ngọc Lan

THÁI NGUYÊN - 2015


i


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt,
tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo PGS,TS Đinh Ngọc Lan
người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Uỷ ban nhân dân xã Phúc Xuân, các hộ trồng chè ở các xóm
Cây Thị, Giữa I và Giữa II đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức
quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự
động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình
và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm
lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lê Việt Hƣng


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích năng xuất sản lượng chè của một số nước trên thế giới.............17

Bảng 2.2. Diện tích, năng xuất, sản lượng chè theo vùng.........................................19
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 2009 – 2013 .....................................23
Bảng 3.1 Kết quả chọn mẫu nghiên cứu điều tra 3 xóm năm 2014 ..........................31
Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu sủ dụng đát của xã Phúc Xuân
Thài Nguyên năm 2012 – 2014 .................................................................................38
Bảng 4.2 Tình hình nhân khẩu và lao động xã
Phúc Xuân năm 2012-2014 .......................................................................................39
Bảng 4.3 Diện tích năng suất sản lượng chè của xã
qua 3 năm 2012-2014 ................................................................................................42
Bảng 4.4 Tình hình nhân lực sản xuất chè hộ nông dân năm 2014 ..........................44
Bảng 4.5 Phương tiện phục vụ sản xuất chè của các
hộ nông dân năm 2014 ..............................................................................................45
Bảng 4.6 Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào chè kinh doanh
trong năm 2014 .........................................................................................................46
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào chè của các nhóm
hộ điều tra năm 2014 .................................................................................................49
Bảng 4.8 Kết quả sản xuất kinh doanh chè của các hộ điều tra tính bình quân /1 sào
năm 2014 ...................................................................................................................50
Bảng 4.9 Kết quả sản xuất kinh doanh chè cành của hộ điều tra
tính bình quân / 1 sào năm 2014 ...............................................................................51
Bảng 4.10 Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào chè của nhóm hộ điều
tra năm 2014 ..............................................................................................................52


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVT

: Đơn vị tính


TP(tp)

: Thành phố

HQ

: Hiệu quả

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

UBDN

: Ủy ban nhân dân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations

GO/ha

: Tổng giá trị sản xuất/héc ta

VA/ha


: Giá trị gia tăng/héc ta

GO/IC

: Tổng giá trị sản xuất/Chi phí trung gian

VA/IC

: Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian

GO/lđ

: Tổng giá trị sản xuất/lao động

VA/lđ

: Giá trị gia tăng/lao động

TDMNBB

: Trung du miền núi bắc bộ

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

DHBTB

: Duyên hải bắc trung bộ; ĐNB: Đông na bm bộ


DHNTB

: Duyên hải nam trung bộ; TN: Tây Nguyên


iv

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của vấn đề .........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.....................................................3
3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................4
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................5
2.1.Cơ sở lý luận của đề tài .........................................................................................5
2.1.1.Cơ sở lý luận về phát triển cây chè ....................................................................5
2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng tời việc sản xuất chè hiện nay ......................................8
2.1.3.Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế .....................................................................13
2.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .........................................................16
2.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ...............................................16
2.2.2.Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam ............................................19
2.2.3.Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Thái Nguyên ..............................................25
Phần III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................28

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................28
3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................28
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29
3.4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ...................................................................29
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................29


v

3.4.3. Phương pháp so sánh.......................................................................................32
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................32
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................33
3.5.1 . Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ ............................................33
3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè .......................................34
Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN ............................................36
4.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................36
4.1.2. Dân số - dân tộc...............................................................................................39
4.1.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................41
4.1.4. Thực trạng phát triển sản xuất chè xã Phúc Xuân – TP. Thái Nguyên ...........42
4.2. Đặc điểm chung của hộ trồng chè ......................................................................43
4.3. Chi phí sản xuất chè của hộ................................................................................45
4.4. Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh danh chè .................................................50
4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ điều tra .....................................52
4.6. Một số khó khăn trong sản xuất chè của hộ sản xuất .........................................53
4.7. Một số nhấn xét về tình hình sản phát triển sản xuất chè của hộ nông dân 53
Phần V. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM CHÈ CÀNH CHO XÃ PHÚC XUÂN
TP THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................................55

5.1. Một số định hường năng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của xã ...................55
5.1.1. Quan điểm phát triển sản xuất chè ở Phúc Xuân ............................................55
5.1.2. Định hướng phát triển sản xuất chè ................................................................55
5.1.3. Mục tiêu phát triển sản xuất chè .....................................................................55
5.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây chè ............................56
5.2.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật .......................................................................56
5.2.2. Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất........................................................57
5.2.3. Huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ đầu tư ...........................................57
5.2.4. Công tác tuyên truyền .....................................................................................57


vi

5.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trường...........................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................59
1. Kết luận .................................................................................................................59
2. Kiến nghị ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
I. Tiếng Việt ..............................................................................................................62
II. Tài liệu internet .....................................................................................................62


1

PHẦN I.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Từ bao đời nay, cây chè đã gắn bó với cuộc sống của bao người dân
Việt, chè hiện diện trong mọi gia đình Việt. Khách đến nhà người ta mời chén
nước chè để mở đầu câu chuyện. Có thể nói thưởng thức chè là một nét văn

hóa lâu đời của người Việt. Chưa có ai xác định được thời gian chính xác từ
bao giờ cây chè đã gắn bó với cuộc sống của người Việt. Chỉ biết rằng đã từ
lâu lắm người ta đã quen với việc mời khách đến nhà một chén trà để thể hiện
tấm lòng của gia chủ; chén trà sau bữa cơm tối cùng gia đình làm tăng thêm
không khí gần gũi, đầm ấm. Và trà có mặt ở mọi sự kiện quan trọng từ ma
chay, cưới xin, cho tới giỗ chạp. Mà trà ngon nhất thì chỉ có ở vùng Thái
Nguyên. Các sử gia triều Nguyễn cách đây hơn 300 năm cũng đã khẳng định
vùng đất Thái Nguyên không chỉ là vùng trồng chè lâu đời có sản lượng cao
nhất cả nước mà vị trà cũng ngon nhất.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên rất thích hợp
cho việc sinh trưởng phát triển cây chè. Uống chè từ lâu đã là một nhu
cầuthiết yếu đối với người dân nước ta, ngoài ra nó cũng là nét văn hoá
truyềnthống của dân tộc. Vì vậy, cây chè ở nước ta có lịch sử phát triển hàng
nghìn năm. Trồng chè tập trung chủ yếu ở hai vùng trọng điểm đó là vùng
miền núi trung du phía Bắc và Tây Nguyên. Sản phẩm chè không những đáp
ứng nhucầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị
lớn củanước ta hàng chục năm nay. Ngoài ra, việc trồng chè còn giải quyết
nhu cầuviệc làm cho người lao động ở nông thôn, miền núi, đem lại thu nhập
cho người dân, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn và miền núi, góp phần quan
trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,
đặcbiệt là nông nghiệp nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc.


2

Cây chè là một thế mạnh của khu vực trung du vùng núi phía Bắc, đặc
biệt là chè Thái Nguyên. Xưa nay, nói đến trà Việt người ta nghĩ ngay đến trà
Thái Nguyên với hương vị chè đặc trưng mà không nơi nào có được. Và chè
Thái Nguyên đã được tôn vinh là “ Đệ nhât đệ nhất danh trà” của đất nước.
Chè Thái Nguyên nổi tiếng khắp gần xa, thực tế cho thấy những năm qua chè

Thái Nguyên luôn được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Sản phẩm
chè co giá trị xuất khẩu cao, nhu cầu tiêu thụ lớn. Về môi trường chè có tác
dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường sinh
thái. Ngành chè là ngành sản xuất mũi nhọn của tỉnh hiện nay. Trong tỉnh có
rất nhiều vùng trồng chè như: Tân Cương, Phúc Xuân, Đại Từ, Phổ Yên…
Xã Phúc Xuân là một xã nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thái Nguyên,
là nơi có rất nhiều làng nghề chè nổi tiếng như xóm Giữa 1, Khuôn Năm,xóm
Cây Thị, hợp tác xã chè Tân Cương … nổi tiếng vời hương vị chè đặc sản của
vùng đất Thái Nguyên. Cây chè đã gắn bó vời người dân xã Phúc xuân từ
những năm 50 của thế ky XX trải qua nhiều thăng trầm, nay được nông dân
đánh giá là cây công nghiệp có giá trị nhất trong phát triển kinh tế hộ gia đình
có tính ổn định lâu dài và bền vững, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người
dân địa phương. Xã có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp đặc trưng của vùng
trung du, điều kiện nông hóa, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây chè phát triển.
Tuy nhiên sản phẩm chè của xã Phúc Xuân vẫn còn chưa có tính cạnh tranh
cao trên thị trường trong nước và nước ngoài, vẫn chưa xứng với tiềm năng
của xã và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết. Đặc biệt, hiện vẫn
cần một bức tranh tổng thể về hiệu quả kinh tế của cây chè so với những cây
khác tại địa phương. Xuất phát từ những thực tế trên em đã tiến hành thực
hiện đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn xã Phúc Xuântp Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá được đầy đủ, chính xác hiệu quả kinh tế của cây chè
của hộ nông dân xã Phúc Xuân, qua đó đưa ra được các giải pháp nhằm phát
triển sản xuất chè, nâng cao thu nhập và đời sống cho các hộ nông dân. Góp

phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã theo hướng đa
dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất chè và hiệu quả kinh tế
của cây chè trong phát triển sản xuất chè.
Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động tới việc sản xuất
chè tại xã.
Đánh giá được thực trạng phát triển và phân tích hiệu quả kinh tế sản
xuất chè ở Xuân Phúc.
Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè tại xã Phúc Xuân.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế
của cây chè Phúc Xuân,
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường,
ứng dụng kiến thức đó và thực tiễn.
- Nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên
cứu khoa học cho bản thân, đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều kiến thức
đã học để đưa vào thực tế, các thủ thuật về xác xuất thống kê; kỹ năng đặt câu
hỏi khai thác thông tin, các phương pháp PRA, khả năng nhận định theo các
nguyên lý phát triên nông thôn, tổng hợp và đưa ra lý luận từ những vấn đề
thực tiễn…


4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình hiệu quả kinh tế của cây chè trong sự phát
triển kinh tế địa phương, thấy được giá trị kinh tế do cây trồng náy mang lại

cho các hộ nông dân
- Giúp người dân có cơ sở để tiếp tục mở rộng sản xuất chè và đề ra
phương hướng để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè đem lại cho người
dân trên địa bàn xã.


5

Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển cây chè
2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất
a. Khái niệm về sản xuất
Kinh tế học có những cách tiếp cận khác nhau khi bàn về sản xuất.
Theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị Mác – Lê nin thì: “Sản xuất của cải
vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất
trong tất cả các hoạt động của con người. Sản xuất vật chất là sự tác động
của con người vào tự nhiên, nhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của
mình”[7].
Theo cách tiếp cận của kinh tế học cổ điển, kinh tế học tân cổ điển, hay
kinh tế học vi mô, bàn về sản xuất với cách tiếp cận của chủ nghĩa cận biên
(marginalism). “Sản xuất là việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi
được trên thị trường để đem lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận
càng tốt”. Cách tiếp cận này bàn luận nhiều hơn về các chủ thể như: chi phí
sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất lao
động cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên, v.v... Khái niệm sản xuất trong
tài khoản quốc gia được định nghĩa như sau: “Sản xuất là quá trình sử dụng
lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí
là vật chất và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường

hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền
hoặc không thu tiền”[9].
Tóm lại sản xuất là một quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết
bị để chuyển những chi phí là vật chất, dịch vụ thành sản phẩm vật chất và


6

dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ đó được sản xuất ra phải có
khả bán trên thị trường có thu tiền hoặc không thu tiền. Đối vời sản xuất nông
nghiệp thì người sản xuất sử dụng sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu
lao động nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm để sử dụng hoặc bán
b. Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi thay đổi theo hướng tiến bộ về
mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả lượng và về chất, là quá trình
hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế bao
gồm những nội dung cơ bản sau:
- Tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh
tế và thu nhập bình quân đầu người dài hạn.
- Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Đối với các
nước đang phát triển, đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đó không chỉ là quá trình thay đổi trong cơ cấu
kinh tế theo ngành theo hướng tiến bộ, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng
loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, gia tăng hiệu quả
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo cơ sở cho việc đạt được tiến bộ xã
hội một cách sâu rộng.
- Là quá trình gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế, đặc biệt là
năng lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân từ kết quả tăng trưởng.
2.1.1.2. Tầm quan trọng của cây chè đối với đời sống con người

Cây chè là loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nó là
loại cây trống có vị trí quan trọng trong đới sống sinh hoạt cũng như phát
triển kinh tế, văn hóa của con người. Chè có nhiều Vitamin giúp thanh lọc cơ
thể, giải khát, có tác dụng giảm thiểu một số bệnh thường gặp về máu do đó
chè đã trở thánh đồ uống phổ thông trên thế giới.


7

Mặt khác, cây chè là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất miền núi
và trung du, những vùng đất cao khô thoáng. Hơn thế nữa nó còn gắn bó keo
sơn ngay cả với những vùng đất đồi dốc khô cằn sỏi đá. Chính vì vậy trồng
chè không chỉ đem lại giái trị kinh tế cao mà nó còn góp phần bảo vệ môi
trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo ra cảnh quan đẹp. Kết hợp trồng chè
với trồng rùng sẽ tạo nên những vành đai chống xói mòn, rửa trôi, giữ lại lớp
đất màu mỡ cho đất, cải tạo đất tăng độ phì nhiêu cho đât bạc màu, góp phần
bảo về môi trường giúp phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Ngoài ra trồng chè và sản xuất chè còn cần một lực lượng lao động lớn,
cho nên nó sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nông
thôn, tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng lao động, điều hòa lao động
được hợp lý hơn. Đồng thời nó còn tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho
xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống của khu vực, tạo sự
thay đổi lớn cho bộ mặt của khu vực nông thôn, nhất là giai đoạn đổi mời hiện
nay, việc phát triển sản xuất chè góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nông thôn , đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của khu
vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
Đồi với nước ta sản phẩm chè không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nước, mà
còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguộn thu ngoại tệ lớn, giúp
nược ta có thêm nguồn ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế của đất nước,
cải thiện nâng cao mức sống của người dân.

Hiện nay chè là loại cây có giá trị xuất khẩu cao ngoài ra tại thị trường
trong nước hiện nay cũng đòi hỏi về chất lượng cây chè ngày càng cao. Giúp
phát triển sản xuất , đẩy mạnh tiêu thụ giúp tăng thu nhập cho người nông dân
tại một số vùng miền núi do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kỹ thuật thô sơ.
Ngoài ra còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ sinh thái môi
trường. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong việc thu hoạch,


8

góp phần tạo được việc làm cho phần đông người lao động chưa có việc làm.
Do đó việc phát triển ngành chè trong những năm tời là rất khả thi.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tời việc sản xuất chè hiện nay
2.1.2.1. Nhóm điều kiện tự nhiên
+ Đất đai và địa hình: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối
với cây chè, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè
nguyên liệu và chè thành phẩm[1]. Muốn chè có chất lượng cao và hương vị
đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên
thế giới thường có độcao cách mặt biển từ 500 - 800m. So với một số cây
trồng khác, cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt. Nhưng để cây sinh
trưởng tốt, có tiềm năng năng suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: đất
tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp là 4,5 - 6, đất
phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước ngầm phải dưới 1 m. Địa hình có
ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng chè. Chè trồng ở trên núi cao
có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn
ở vùng thấp.
+ Thời tiết khí hậu: Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: nhiệt độ, ẩm
độ trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mù
đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và chất lượng chè. Cây chè
bắt đầu sinh trưởng được ở nhiệt độ >100C. Nhiệt độ trung bình hàng năm

đểcây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,50C, cây chè sinh
trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 - 230C. Mùa đông
cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân cây chè sinh trưởng trở lại. Cây chè
yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm từ 3000 – 40000C. Nhiệt độ quá cao và
quá thấp đều ảnh hưởng đến việc tích luỹ tanin trong chè, nếu nhiệt độ vượt
quá 350C liên tục kéo dài sẽ dẫn đến cháy lá chè. Nhiệt độ thấp kết hợp với
khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù. Cây chè tiến hành quang


9

hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ, ánh sáng trực xạ trong điều kiện
nhiệt độ không khí cao không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của chè.
Tuỳ theo giống và tuổi của chè mà yêu cầu ánh sáng cũng khác nhau. Thời kỳ
cây con, giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn trong thời kỳ cây trưởng
thành và giống lá chè nhỏ. Do cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non
nên cây ưa ẩm, cần nhiều nước. Yêu cầu lượng mưa bình quân trong năm
khoảng 1.500 mm và phân bố đều trong các tháng. Lượng mưa và phân bố
lượng mưa ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây chè.
Cây chè yêu cầu độ ẩm cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng là khoảng 85%. Ở
nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích hợp nhất cho cây chè phát triển
cho năng suất và chất lượng cao vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10 trong năm.
1.1.2.2. Nhóm nhân thố về kỹ thuật
+ Ảnh hưởng của giống chè: chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất từ
30 – 40 năm, giống chè tốt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với việc sản xuất.
Giống chè ảnh hưởng tới năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó cũng
ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và tính cạnh tranh trên thi trường, Giống chè là giống có nâng xuất cao,
chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện khắc nghiệt và sâu bệnh, nguyên
liệu phù hợp để chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng vời

giống tốt trong sản xuất kinh doanh giống chè cần một số cơ cấu giống hợp
lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống. Ở Việt
Nam đã chọn, tạo được rất nhiều giống chè tốt bắng phương pháp chọn lọc cá
thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3, đây là một số giống chè khá tốt, tập trung
được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và đang được
sử dụng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống và thay thế các
giống chè cũ trên các nương chè cằn cỗi.
Bên cạnh đặc tính của giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh
hưởng trục tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu la


10

trồng bằng hạt và bằng cành giâm, Đặc biệt phương pháp trồng chè cành đến
nay được phổ biến rộng rãi và dần dần trở thành biện pháp chủ yếu trên thế
giới cũng như ở Việt Nam.
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật
- Tủ cỏ rác và tưới nước: Tủ cỏ rác tăng năng suất chè 30 – 50% do
giữ được ẩm, tăng lượng mùn và các chất dễ tiêu trong đất. Chè là cây ưa
nước trong búp chè có hàm lượng nước lớn, song chè rất sợ úng và không
chịu úng, chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế việc hút chất dinh dưỡng từ
đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sản lượng thậm chí còn làm chết cây.
- Để có năng suất cao cần phải đảm bảo mật độ trồng chè cho thích
hợp. Mật độ trồng chè tùy thuộc vào giống chè, độ dốc, điều kiện cơ giới hóa.
Nhìn chung túy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá
thưa hoặc quá dày thí sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp, lâu khép tán,
không tận dụng được đất đai, không chống được sói mòn và cỏ dại. Vì vậy
cần phải bố trì mật độ chè sao cho hợp lý. Qua thực tế cho thấy, mật độ vườn
đảm bảo từ 18nghin đến 20nghin cây / ha thì sẽ cho năng suất và chất lượng
tốt, chi phí phải đầu tư tính cho một sản phẩm đạt mức thấp nhất.

- Đốn chè: Đốn chè cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất
lượng chè, đốn chè là cắt đi đỉnh ngọn của cành chè, ức chế ưu thế sinh
trưởng đỉnh và kích thích các trồi ngủ, trồi nách mọc thành lá, cành non mới
tạo ra một bộ khung tán khỏe mạnh, làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng
dinh dưỡng, hạn chế việc ra hoa kết quả có lợi cho việc ra lá, kích thích sinh
trưởng búp non, táng mật độ búp và trọng lượng búp, tạo bộ khung tán có
nhiều búp, vứa tầm hái, tăng hiệu suất lao động, cắt bỏ những cành già tăm
hương, bí sâu bệnh, thay bằng những cành non mới sung sức hơn giữ cho cây
chè có bộ lá thích hợp để quang hợp[3].
- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng búp chè,


11

nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược bởi nếu bón phân không
hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn
bị giảm xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân
theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hòa tan của chè, làm tăng hợp
chất Nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè[9]. Vì vậy bón phân cần phải bón đúng
cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu
như: đạm, lân, kali sao cho phù hợp.
- Che nắng: Theo các chuyên gia về chè, nếu thời tiết khô hạn kéo dài
thì cây bóng mát được trồng 170- 230 cây/ha che phủ được 20 – 30% diện
tích thì độ ẩm sẽ cao[1]. Qua nghiên cứu về tác động của ánh sáng tới cây chè
và quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ.
+ Ánh hưởng của công nghệ thu hài và chế biến chè
- Hái chè:Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến
chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho
chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái

quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây chè.
- Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu hái
có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá 10h
do nhà máy chế biến ở xa hoặc công suất máy thấp. Do vậy khi thu hái không
để dập nát búp chè.
- Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản
phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên
liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gòm hai giai đoạn sơ chế và tinh
chế thành phẩm.
2.1.2.3. Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
Sản xuất chè chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là
cơ sở hạ tầng, hệ thống đi lại, hệ thống điện, hế thống tưới tiêu, khâu tiêu thụ


12

sản phẩm và đặc biệt là xây dựng các nhà máy, các cơ sở hiện đại chế biến
chè. Các vấn đề về nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích
phát triển, các chính sách vĩ mô của nhà nước cho chè đều có tác dụng cho sự
phát triển của cây chè. Ngoài ra kinh nghiệm và truyền thống sản xuất còn
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm chè. Nếu các vấn đề trên được
giải quyết triệt để sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển.
+ Thị trường: Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến
sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong
nền kinh tế thị trường. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nồi giữa sản
xuất và tiêu dùng[10].
Ngành chè có ưu thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó sử
dụng khá phổ biến trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng này
khá lớn và tương đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống,

sau khi chế biến có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao
hơn các loại câyăn quả khác. Chính nhờ ưu diểm trên dễ tạo ra thị trường khá
ổn định và vững chắc, là điều kiện, là nền táng để kích thích, thúc đẩy sự phát
triển ngành chè.
+ Giá cả: Đối với ngườ sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với người
trồng chè nói riêng, thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè ( giá chè búp tươi và
giá chè búp khô ) trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý
người trồng chè.
Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trục tiếp tới đời sống
của người sản xuất nói chung,cũng như người làm ngành chè nói riêng. Do đó
việc ổn định thị trường, ổn định giá cả là hết sức cần thiết cho sự phát triển
lâu dài của ngành chè.
+ Yếu tố lao động: Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong sản
xuất, trong sản xuất chè cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng xuất, sản


13

lượng, chất lượng cho chè. Đề sản phẩm chè sản xuất có năng xuất cao, chất
lượng tốt ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuất ra, cần phải có
lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao trong 2 khâu sản xuất và chế biến.
+ Hệ thống cơ sở chế biến: Sau khi hái được chè nguyên liệu ( chè búp
tươi ) người dân sẽ tiến hành chế biến, từ chè búp tươi tạo ra thành phẩm sau
đó mới đem ra thị trường.
Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức,chế
biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm. Hạch
toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao
cho phù hợp. hiện nay ngành chè Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể
trong khâu chế biến, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, hay chuyển
đổi thành các công ty cổ phần tham gia liên kết với nước ngoài đưa vào sử

dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nào
yêu cầu của quá trình sản xuất chè.
+ Hệ thống chính sách vĩ mô của nhà nước: Thành tựu về kinh tế của
Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố tác động, trong đó phải kể đến
sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô. Sự đổi mới này được
diễn ra trong tất cả các nghành, các lĩnh vực sản xuất. Ngành chè cũng như
các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và chất lượng trong sản xuất
kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo
dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh
doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế,
một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành,
ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển.
2.1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho


14

lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra
nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi
sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước”[3]. Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác
thì chúng ta chỉ tính được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối:
“HQKT là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và

HQ phân phối”.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy
HQ kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một
đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
HQ phân phối(hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra,
người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được
lợi nhuận tối đa. Thực chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có tính
đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là HQ về giá.
Như vậy, mặc dù còn có rất nhiều những quan điểm khác nhau về khái
niệm HQKT nhưng quy chung lại chúng ta có thể hiểu: Hiệu quả kinh tế trong
sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết
kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục
tiêu sản xuất kinh doanh.


15

2.1.3.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi
khác nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất vào các quá trình
sản xuất và các yếu tố sản xuất càng khác nhau thì nội dung nghiên cứu
HQKT càng khác nhau. Do đó, để nghiên cứu HQKT đúng cần phân loại
HQKT. Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
 Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân
theo các khía cạnh sau:

- HQKT quốc dân: là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã hội
của một quốc gia.
- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất
nhất định như công nghiệp, nông nghiệp...
- HQKT theo lãnh thổ: tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.
- HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình...
- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.


Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:

- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động
kinh tế mang lại.
- HQ xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích
vềmặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
- HQ kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp
về mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo
vệ môi trường, lợi ích công cộng...
- HQ phát triển và bền vững: là HQ kinh tế - xã hội có được do tác động
hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những lợi ích kinh tế
- xã hội lâu dài.


16



Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và


hướng tác động vào sản xuất thì chia HQKT thành:
- HQ sử dụng đất đai
- HQ sử dụng lao động
- HQ sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn...
- HQ việc áp dụng khoa học – kỹ thuật như HQ làm đất, HQ bón
phân...[6]
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời ( trên 4000 năm ). Lúc đầu chè chủ
yếu được dùng làm nguyên liệu, sát trùng, rứa các vết thương. Ngày nay chè
là thú nước uống phổ biến và chủ yếu với những sản phẩm chế biến đa dạng
và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng, thưởng
thức chè ở nhiều nước đã được nâng tầm văn hóa với cả những nghi thức
trang trọng và thanh cao của trà đạo.
Từ Trung Quốc chè truyền bá khắp năm châu. Đầu tiên sang Nhật Bản
do các vị hòa thượng mang về, sau này phát triển thành trà đạo, sang vùng Ả
Rập, Trung Đông bằng con đường tơ lụa, sang Châu Âu do các thủy thủ, tàu
buôn Bồ Đào Nha; sang Mông Cổ, Nga bằng các đoàn lạc đà xuyên sa mạc
Nội Mông. Cho đền nay chè được trồng ở 58 nước, trong đó có 30 nước trồng
chè chủ yếu, phân bổ từ 33o vĩ Bắc đến 49O vĩ Nam, trong đó vùng thích hợp
nhất là 16o vĩ Nam đến 20o vĩ Bắc, ở vùng này cây chè sinh trưởng quanh
năm, còn trên 20o vĩ Bắc cây chè có thời gian ngủ nghỉ và tính chất mùa rõ
rệt, đến năm 2012, ngành chè của Sri – Lanka đã có lịch sử phát triển 145
năm. Từ nhieuf năm đến nay, Sri-Lanka được biết đến là một nước sản xuất
và xuất khẩu chè lớn nhất tại khu vực Nam Á và trên thế giới


17


Bảng 2.1: Diện tích năng xuất sản lượng chè của một số nước trên thế giới

STT

Năm

Diện tích
(1000ha)

1
2
3
4
5
6

2007
2008
2009
2010
2011
2012

2.929,703
2.992,314
3.028,446
3.129,831
3.267,712
3.275,991


Năng xuất
(tạ khô/ha)

Sản lƣợng
(1000 tấn)

13,582
3.978.842
14,062
4.207,701
14,072
4.261,725
14,609
4.572,251
14,152
4.624,401
14,707
4.818,118
(Nguồn: Theo FAO Start Ciation, 2013)

Qua số liệu thống kê diện tích, sản lượng chè thế giới những năm qua
cho thấy: Từ năm 2007 đến năm 2012 diện tích năng xuất và sản lượng đều
tăng dần. Năm 2007 diện tích từ 2.929,703 ha tăng lên 3.267,991 ha, tương tự
vời năng suất cũng tăng từ 13,581 tạ khô/ha đến 14,707 tạ khô/ha. Cùng với
sản lượng tăng từ 3.978,842 tấn lên 4.818,118 tấn.
Một điểm quan trọng khác là phần lớn sản lượng chè trên thế giới được
tiêu dùng ngay ở các quốc gia sản xuất chè, như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ
Nhĩ Kỳ. Chỉ có 45% tổng sản lượng chè thế giới được bán ra ngoài. Về nhập
khẩu chè, nếu năm 2000, toàn thế giới nhập 1.343 triệu kg thì đến năm 2013
đã đạt 1.675 triệu kg. Tổng giá trị nhập khẩu toàn thế giới 5 năm gần đây ước

từ 3 – 5 tỷ USD/năm. Hiện tại, 5 quốc gia nhập khẩu chè đứng đầu trên thế
giới bao gồm: Ai Cập (107.586 tấn), các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
UAE (109.575tấn), Hoa Kỳ (116,746 tấn), Vương quốc Anh (157.593 tấn),
Liên Bang Nga (181.859 tấn).Giá chè nhập khẩu trung bình trên thế giới 3,8
USD/kg.
Một đặc điểm nổi bật trong nghành chè đó là mặc dù Trung Quốc và
Ấn Độ là hai quốc gia trồng chè và có sản lượng chè cao nhất thế giới, nhưng
phần lớn được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, phần


×