Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Công tác hoạch định tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường Đại học tư thục thành đô Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.87 KB, 11 trang )

Header Page 1 of 237.

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội

Công tác hoạch định tuyển dụng và đào tạo đội
ngũ giảng viên tại trƣờng Đại học tƣ thục thành đô
Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
Đinh Trà My

Luận văn ThS. Khoa học quản lý (Đào tạo thí điểm)

Hà Nội 2014

Footer Page 1 of 237.

1


Header Page 2 of 237.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và lịch sử đề tài nghiên cứu
Trường đại học dân lập Lương Thế Vinh được thành lập tháng 12 năm
2003 tại Tỉnh Nam Định - vùng Nam đồng bằng Sông Hồng, trên mảnh đất có
bề dày lịch sử, có truyền thống hiếu học, ước vọng của các nhà Lãnh đạo Tỉnh
cũng như của hàng triệu người dân là nơi đây có Trường đại học. Thành lập
trong niềm mong ước của tất cả mọi người, sau 3 năm chính thức đi vào hoạt
động đến nay Nhà trường bước đầu đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Là
Truờng đại học đa ngành nghề, đa hệ, đa trình độ, với mục đích đào tạo nguồn
nhân lực về khoa học công nghệ, về kinh tế, về xã hội nhân văn góp phần nâng


cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế xã
hội của khu vực và cả nước.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả và thành tựu đạt được, Nhà trường đã
gặp phải không ít những khó khăn: về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, ....
Nhưng vấn đề mà nhà trường quan tâm nhất và đặt lên hàng đầu đó là chất
lượng đào tạo. Vấn đề quyết định đến chất lượng đào tạo đó đội ngũ giảng viên.
Thực hiện chủ trương của Bộ GD - ĐT về công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, Chỉ thị Số 40/CT - TW ngày 15 - 6 - 2004 của Ban
Bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
quản lý giáo dục, để có đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu cả về số lượng, chất lượng
phục vụ cho yêu cầu phát triển của Trường đến năm 2015 và những năm tiếp
theo cần phải có những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên.
Mục tiêu: phấn đấu đảm bảo tỷ lệ người học (đã qui chuẩn) 20 sinh viên/ 01
giảng viên. Theo Quy định của Bộ: Trường phải có đủ số lượng cán bộ giảng
dạy tương ứng với số lượng sinh viên và chương trình đào tạo của Trường theo
tỷ lệ quy định. Quy chế trường Đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định

Footer Page 2 of 237.

2


Header Page 3 of 237.

số 86/QĐ-TTg ngày 18-7-2000 của Thủ tướng Chính Phủ quy định: Tại thời
điểm khai giảng, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường phải đảm bảo không
dưới 20%, trong vòng 4 năm đạt không dưới 50% khối lượng giảng dạy của
từng môn học và sau 10 năm có đủ giảng viên cơ hữu theo yêu cầu đào tạo và
nghiên cứu khoa học của Trường.
Với đặc thù của một trường ngoà i công lập là tự chủ về tổ chức, tà i
chính, nên việc tuyển chọn đội ngũ giảng viên phải đảm bảo cả hai yêu cầu

phục vụ trước mắt và lâu dà i. Do vậy trong thời gian đầu phải hết sức cố
gắng để có được đội ngũ giảng viên phù hợp.
Với góc độ là cán bộ quản lý, bản thân tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở
về đội ngũ giảng viên nhà trường trong tình hình và nhiệm vụ mới hiện
nay. Vì vậy tôi chọn đề tà i nghiên cứu "Những biện pháp xây dựng và phát
triển đội ngũ giảng viên của trường đại học dân lập Lương Thế Vinh giai
đoạn 2007 - 2015" với mong muốn góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ
giảng viên, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ nhà trường trong giai đoạn phát
triển; đà o tạo đa ngà nh nghề thích hợp, đáp ứng yêu cầu sử dụng của xã hội
và góp phần phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Nam Định và các tỉnh, địa
phương lân cận.
Việc nghiên cứu xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên ở các
Trường đại học, cao đẳng, đã được đề cập trong nhiều đề tà i luận văn thạc
sỹ trong những năm gần đây như:
Luận văn thạc sỹ: "Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên các trường
trung cấp chuyên nghiệp ngoà i công lập ở Hà Nội " của Đà o Thanh Hải
(2007).

Footer Page 3 of 237.

3


Header Page 4 of 237.

Luận văn thạc sỹ: "Những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên Trường đại học Thuỷ sản trong tình hình mới" của Nguyễn Thị
Thuấn (2000).
Luận văn thạc sỹ: "Những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên Trường đại học Phòng cháy, chữa cháy" của Vũ Hữu Quyết

(2000).
Luận văn thạc sỹ: "Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ giảng
dạy Trường đại học sư phạm Hải Phòng" của Dương Đức Hùng (2002).
Những đề tà i nghiên cứu trên tuy đã đề cập nhiều góc độ khác nhau
trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên; nhưng mỗi loại
hình trường, nhiệm vụ đà o tạo, xuất phát điểm giảng viên ở mỗi trường có
khác nhau. Trong điều kiện từng trường cụ thể, ngoà i những đặc điểm chung
về đà o tạo, chất lượng đà o tạo còn chịu tác động năng lực đội ngũ giảng
viên cụ thể của mỗi trường và nhất là đối với một trường đại học ngoà i
công lập. Vì vậy tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu đề tà i nà y, và mong muốn sẽ
có thêm những giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình nhiệm vụ phát triển
Trường đại học dân lập Lương Thế Vinh trong giai đoạn mới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của
Trường đại học dân lập Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 – 2015 đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng và cân đối về cơ cấu, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội,
giáo dục của tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hiện
nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên

Footer Page 4 of 237.

4


Header Page 5 of 237.

Thực trạng việc phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học dân lập
Lương Thế Vinh trong những năm qua

Đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của
trường đại học dân lập Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 – 2015.
4. Khách thể nghiên cứu
Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học dân
lập Lương Thế Vinh.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại
học dân lập Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 – 2015.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn đối với đội ngũ giảng viên trường đại học dân lập Lương
Thế Vinh với nội dung nghiên cứu:
1.Tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ giảng viên.
2. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên.
3. Chính sách đãi ngộ, lương và các hỗ trợ tạo thu nhập cho đội ngũ giảng
viên.
4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên.
Trên cơ sở hiện trạng của nhà trường.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tà i kết hợp các nhóm phương pháp nghiên
cứu:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Footer Page 5 of 237.

5


Header Page 6 of 237.

Tham khảo luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục

và Đào tạo, các công trình nghiên cứu, tài liệu và báo cáo khoa học trong nước
và nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tiến hành, khảo sát về các nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên trong nhà trường.
- Tham khảo ý kiến lãnh đạo về phát triển đội ngũ giảng viên.
7.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Góp ý kiến bằng toạ đàm, hội thảo, phỏng vấn.
7.4. Phƣơng pháp xử lý thông tin
- Sử dụng toán thống kê;
- Phân tích, tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn được cấu trúc trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
Chương 2. Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường
đại học dân lập Lương Thế Vinh
Chương 3. Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
trường đại học dân lập Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 - 2015

Footer Page 6 of 237.

6


Header Page 7 of 237.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm giảng viên, đội ngũ, đội ngũ giảng viên, đại học dân lập , đại
học tư thục
1.1.1.1 Khái niệm giảng viên
Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về giảng viên, nhà giáo
nhưng theo Luật Giáo dục – 2005 tại mục 3 điều 70 chương IV quy định:
“1. Nhà giáo là người là m nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà giáo phải có tiêu chuẩn sau đây:
a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.
b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.
d. Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng
viên”.
Như vậy, giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các
trường cao đẳng và đại học. Giảng viên là viên chức thuộc ngành giáo dục đào
tạo. Cần phân biệt khái niệm giảng viên (nhà giáo) với khái niệm giảng viên
theo tiêu chuẩn ngạch, bậc giảng viên, một chức danh của cao đẳng và đại học
ban hành theo Quyết định 538/TCCP ngày 18/12/1995.

Footer Page 7 of 237.

7


Header Page 8 of 237.

Trong Luật giáo dục 2005, chúng ta thấy nhiệm vụ của người giảng viên ở

các trường cao đẳng và đại học thể hiện:
- Dạy nghề: Giảng viên có nhiệm vụ rèn luyện người sinh viên nắm vững
hệ thống tri thức văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ
để hình thành các kỹ năng nghề nghiệp. Cung cấp cho sinh viên hệ thống tri
thức được chọn lọc trong kho tàng hiểu biết của nhân loại tích luỹ; đồng thời
tiếp nhận phát triển tri thức trong giai đoạn mới của thế giới, đáp ứng phù hợp
với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Phát triển trí tuệ: Giảng viên có nhiệm vụ xây dựng phương pháp giảng
dạy, để phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, những thói quen, những kỹ năng
của người học. Tạo điều kiện người sinh viên nắm vững được hệ thống tri thức,
nắm bắt sự phát triển khoa học công nghệ, hình thành tư duy sáng tạo, giúp họ
định hướng, đồng thời giải quyết, xử lý tình huống trong cuộc sống thực tiễn.
- Giáo dục phẩm chất, nhân cách: Đây là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng, là quá trình hình thành ở sinh viên những thế giới quan khoa học, lý
tưởng cách mạng, yêu Tổ quốc, yêu dân tộc; Giáo dục phẩm chất, đạo đức, xây
dựng lối sống hoà hợp cộng đồng, nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp
phát triển xã hội, phát triển đất nước ổn định, bền vững.
1.1.1.2. Khái niệm đội ngũ
Theo từ điển Tiếng Việt: Đội ngũ là một khối đông người cùng chức năng
nghề nghiệp, được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng [6;47]
Ngoài ra do cách tiếp cận khác nhau các tác giả nghiên cứu đã có khái
niệm đội ngũ khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn phản ánh: đó là một nhóm
người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để cùng thực hiện một hay
nhiều chức năng, họ có thể cùng nghề nghiệp, hoặc không cùng nghề nghiệp;

Footer Page 8 of 237.

8



Header Page 9 of 237.

nhưng có chung một lý tưởng, mục đích nhất định và gắn bó với nhau về quyền
lợi vật chất, tinh thần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả giám sát về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Số 1430 BC/VH-GD TTN, 2006. Quốc hội khóa XI.
2. Lê Khánh Bằng. Tổ chức quá trình dạy học đại học. Viện nghiên cứu
đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1993.
3. Đặng Quốc Bảo. Một số vấn đề về quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy
Trường Cán bộ quản lý Giáo dục, 1997.
4. Bộ Giáo dục và Đà o tạo. Quản lý nhà nước về giáo dục. Nhà xuất
bản giáo dục, 2003.
5. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, được Thủ tướng phê duyệt
số 201/2001/QĐ/TTg ngày 28/12/2001.
6. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010. NXB Giáo dục, 2002.
7. Chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Đại học Lương
Thế Vinh, 2005.
8. Chỉ thị 40/CT. TW của Ban Bí thư ký ngày 15/06/2004 “Về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục”.
9. Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh. Hội
khuyến học tỉnh Nam Định, 2003.
10. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản
giáo dục, 1998.
11. Nguyễn Minh Đƣờng. Phát triển nguồn nhân lực. Tập bài giảng lớp cao

Footer Page 9 of 237.

9



Header Page 10 of 237.

học Hà Nội, 2000.
12. Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực.
Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2004.
13. Phạm Minh Hạc. Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ 21. Nhà
xuất bản chính trị gia Quốc gia. Hà Nội, 1999.
14. Võ Thành Khôi. Tâm lý học lãnh đạo, quản lý. Nhà xuất bản chính trị
gia Quốc gia. Hà Nội, 2005.
15. Phan Văn Kha. Công tác quản lý giáo dục trong các trường đại học và
chuyên nghiệp trên quan điểm tiếp cận hiện đại. Viện nghiên cứu PTGD.
16. Trần Kiểm. Khoa học quản lý giáo dục và một số vấn đề lý luận thực
tiễn. Nhà xuất bản giáo dục, 2004.
17. Nguyễn Kỳ – Bùi Trọng Tuân. Một số vấn đề của quản lý giáo dục. Tài
liệu trường cán bộ QLGD. Hà Nội 1984.
18. Luật Giáo dục năm 2005 Nhà xuất bản chính trị gia Quốc gia. Hà Nội 2005.
19. Lƣu Xuân Mới. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ trong quản
lý ở trường cao đẳng và đại học. Tài liệu Trường CBQL GD- ĐT Hà Nội,
1999.
20. Phạm Thành Nghị. Lý luận về tổ chức quản lý. Tài liệu Viện nghiên
cứu phát triển giáo dục Hà Nội, 1999.
21. Phạm Thành Nghị. Quản lý chiến lược trong các trường cao đẳng, đại
học. Nhà xuất bản chính trị gia Quốc gia. Hà Nội 2000.
22. Quy chế trường Đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định số
86/QĐ-TTg ngày 18-7-2000 của Thủ tướng Chính Phủ.
23. Nguyễn Bá Sơn. Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý. Nhà xuất
bản chính trị gia Quốc gia. Hà Nội 2000.


Footer Page 10 of 237.

10


Header Page 11 of 237.

24. Vũ Văn Tảo. Chính sách và chiến lược phát triển đào tạo ở Việt Nam.
Tập bài giảng lớp Cao học Hà Nội, 1999.
25. Mạc Văn Trang. Quản lý nhân sự trong giáo dụcvà đào tạo. Tài liệu
đào tạo học QLGD. Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
26. Phú Trọng – Trần Xuân Sâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhà
xuất bản Quốc gia Hà Nội, 2004.
27. Nguyễn Đức Trí. Quản lý quá trình giáo dục đào tạo.Viện nghiên cứu
PTGD, 1999.
28. Nguyễn Quốc Trí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý đội ngũ. Tài liệu:
Chương trình huấn luyện kĩ năng quản lý và lãnh đạo Hà Nội, 2004.
29. Nguyễn Trí. Các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ giáo dục đại học,
cao đẳng từ nay đến năm 2020. Viện nghiên cứu PTGD, 1997.
30. Văn kiện Đảng bộ Trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh nhiệm kỳ I
(2004 -2009).
31. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản chính trị
quốc gia. Hà Nội 2001.
32. Viện Khoa học giáo dục. Một số vấn đề về KT- XH của việc quy hoạch
giáo dục. UNESCO xuất bản. Hà Nội 1972.

Footer Page 11 of 237.

11




×