Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo hướng đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.04 KB, 11 trang )

Header Page 1 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VĂN CẢ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2016

Footer Page 1 of 237.


Header Page 2 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VĂN CẢ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục


Mã số : 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thắng

HÀ NỘI - 2016

Footer Page 2 of 237.


Header Page 3 of 237.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW (khoá XI) ngày 4 tháng 11 năm 2013 nêu
rõ: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế" [13]. Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong
thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, ngành Giáo dục và Đào tạo đang
có những chuyển biến tích cực như kiên cố hoá hệ thống trường học; đầu tư thiết bị
dạy học hiện đại; đổi mới, giảm tải xây dựng chương trình SGK phù hợp; đưa mô
hình học tập VNEN, Công nghệ giáo dục, dạy Mỹ thuật theo phương pháp Đan
Mạch, dạy tiếng Anh theo chương trình Phonic, Vbox, dạy tiếng Anh có yếu tố
người nước ngoài,... Về chất lượng giáo dục, bước đầu cũng đã có sự thay đổi nhằm
đáp yêu cầu cơ bản của xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trong công cuộc đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ấy, không thể không nhắc tới sự đổi mới
trong công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên bên
cạnh đó, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn tồn tại một số hạn
chế, bất cập, cần có phương hướng khắc phục, điều này cũng đã được nêu rõ ở mục
A (Tình hình và nguyên nhân) trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung
ương 8 khoá XI và trong Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của Bộ GD&ĐT

[13], [5]. Việc tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế thì đổi mới hoạt động KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học
sinh là một việc làm hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông nước ta đã được cụ thể hoá trong luật giáo
dục năm 2005 như sau: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào công cuộc lao động, tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [20]. Thực hiện được mục tiêu giúp HS phát triển một

Footer Page 3 of 237.

1


Header Page 4 of 237.

cách toàn diện cả về thể chất và năng lực, thực tế trong quá trình giáo dục ta cần
thấy rõ HĐ KT-ĐG HS là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của quá
trình dạy học bởi khi GV tiến hành dạy học thì người GV cần xác định rõ mục tiêu,
nội dung và phương pháp dạy học cùng với kĩ thuật tổ chức các hoạt động học của
học sinh sao cho có hiệu quả. Để biết quá trình giáo dục có hiệu quả hay không thì
giáo viên cần phải KT-ĐG. Ví thử đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
học và linh hoạt trong các hình thức kĩ thuật tổ chức lớp học mà không có HĐ KTĐG thì cũng không thể tạo nên chất lượng giáo dục hoàn hảo của quá trình dạy học.
Trên thực tế, theo quan điểm đánh giá truyền thống thì cách KT-ĐG kết quả
học tập và rèn luyện của HS còn rất đơn điệu chủ yếu là kiểm tra tự luận, các tiêu
chí đánh giá chủ yếu là dựa trên khả năng ghi nhớ, đánh giá chủ quan một phía từ

giáo viên. Việc kiểm tra và đánh giá như vậy chưa phản ánh được thực chất năng
lực học tập và rèn luyện của HS, chưa tạo được hứng thú học tập và phát huy được
tính tự lập, sáng tạo, tính tư duy, chủ động của HS. Hiện nay, HĐ KT-ĐG cần phải
được đổi mới; từ đánh giá HS tiểu học ở một khía cạnh, phẩm chất cụ thể chuyển
sang KT-ĐG HS tiểu học một cách toàn diện về cả kiến thức kĩ năng, năng lực và
phẩm chất; GV nhận xét sự tiến bộ của từng HS, không so sánh em này với em
khác; học sinh và cha mẹ các em cũng được tham gia vào quá trình đánh giá, làm
được như vậy các em sẽ cảm thấy được tôn trọng và qua đó sẽ phát huy được tính
tích cực chủ động, tính chăm chỉ, tự giác trong mọi hoạt động học tập. Những lời
nhận xét đánh giá của người thầy là lời động viên, khuyến khích, HS không cảm
thấy mình bị áp lực mà sẽ cố gắng hơn trong học tập. Việc đổi mới công tác KT-ĐG
kết quả học tập và rèn luyện của HS đã là một khâu đột phá trong nhiệm vụ đổi mới
căn bản toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW thì việc quản lý
hoạt động đánh giá HS trong trường tiểu học cũng cần có sự đổi mới kịp thời nhằm
quản lý hiệu quả hoạt động đổi mới đánh giá HS tiểu học.
Để thực hiện mục tiêu đó, việc ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT ngày
28 tháng 8 năm 2014 về Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học [4] thay thế
cho Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh
tiểu học [3] được coi là một chiến lược sáng suốt trong việc đổi mới HD KT-ĐG

Footer Page 4 of 237.

2


Header Page 5 of 237.

HS tiểu học góp phần chuyển biến nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà
trường.

Qua thực tế giảng dạy và làm công tác quản lý, chúng tôi nhận thấy công tác
quản lý HĐ KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS tại trường và các trường
tiểu học trong quận bước đầu cũng có những dấu hiệu đáng mừng, HS tích cực, tự
tin hơn, hăng hái sôi nổi hơn trong học tập, giáo viên đỡ áp lực trong việc đưa ra
điểm số để đánh giá, để báo cáo cấp trên. Điều đó cho thấy việc đổi mới KT-ĐG
cũng đã mang lại kết quả tích cực đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đã đạt được thì trong công tác quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập và rèn
luyện của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế và chưa mang lại hiệu quả cao như GV
còn lúng túng ngại đổi mới, PHHS chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về sự đổi
mới đánh giá con em mình, tổ chuyên môn chưa tự chủ phát huy hết khả năng của
thành viên trong hoạt động chuyên môn hoặc chưa xây dựng được kế hoạch hiệu
quả với hoạt động KT-ĐG. Có thể nói đây là một vấn đề mới mẻ và hết sức cần
thiết trong GD&ĐT.
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi thấy có nhiều công trình
nghiên cứu về HĐ KT-ĐG HS ở nhiều môn học và được nghiên cứu nhiều khía
cạnh khác nhau. Song trong bối cảnh xã hội hiện nay thì HĐ KT-ĐG kết quả học
tập và rèn luyện của HS tiểu học theo hướng đổi mới của thông tư 30/TT-BGDĐT
là một vấn đề hết sức mới mẻ và đầy khó khăn. Chúng tôi luôn trăn trở và mạnh dạn
tiên phong trong công tác đổi mới quản lý hoạt động KT-ĐG học sinh tiểu học. Bởi
thế cho nên, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt động đổi mới đánh giá học
sinh tiểu học cần có những biện pháp quản lý phù hợp theo định hướng phát triển
giáo dục hiện nay để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của các trường tiểu
học trong quận. Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm
tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học quận
Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo hướng đổi mới”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng HĐ KT-ĐG; thực trạng
công tác quản lý HĐ KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS theo Thông tư
30/Bộ GD& ĐT ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải


Footer Page 5 of 237.

3


Header Page 6 of 237.

Phòng đề xuất được biện pháp quản lý HĐ KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện học
sinh của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường tiểu học
trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện HS của Hiệu trưởng
các trường tiểu học.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trường tiểu học.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lý luận nào để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt
động KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS tiểu học ?
Thực tế HĐ KT-ĐG và công tác quản lý HĐ KT-ĐG kết quả học tập và rèn
luyện của HS hiện nay ở các trường tiểu học trong quận Ngô Quyền, thành phố Hải
Phòng ra sao ?
Để quản lý tốt công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS theo
hướng đổi mới của Thông tư 30 thì cần có những biện pháp quản lý nào phù hợp
với thực tiễn các trường tiểu học trong quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ?
5. Giả thuyết khoa học
HĐ KT-ĐG và công tác quản lý HĐ KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện HS
theo hướng đổi mới của Thông tư 30/Bộ GD&ĐT ở các trường tiểu học quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng gặp những khó khăn và lúng túng trong công tác triển
khai. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý mới phù hợp với yêu cầu xã hội và

thực tiễn nhà trường sẽ góp phần nâng cao được chất lượng HĐ KT-ĐG kết quả học
tập và rèn luyện của HS nói riêng và chất lượng dạy học nói chung ở các trường tiểu
học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học
tập và rèn luyện của HS tiểu học theo hướng đổi mới của Thông tư 30/Bộ GD&ĐT.

Footer Page 6 of 237.

4


Header Page 7 of 237.

6.2. Làm rõ thực trạng hoạt động KT-ĐG và công tác quản lý HĐ KT-ĐG kết quả
học tập và rèn luyện của HS theo hướng đổi mới của Thông tư 30/Bộ GD&ĐT ở
các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
6.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý HĐ KT-ĐG kết quả học tập
và rèn luyện của HS nhằm nâng cao chất lượng KT-ĐG đáp ứng yêu cầu của Thông
tư 30/Bộ GD&ĐT ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý HĐ KT-ĐG kết quả học
tập và rèn luyện học sinh của Hiệu trưởng các trường tiểu học quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng theo hướng đổi mới của Thông tư 30/Bộ GD&ĐT nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng.
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 200 khách thể, trong đó có 12 Hiệu trưởng
các trường tiểu học và 188 CBQL, GV tại các trường tiểu học trên địa bàn quận
Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Cụ thể là các trường: Trường Tiểu học Thái
Phiên, trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, trường Tiểu học Lê Hồng Phong,

trường Tiểu học Nguyễn Du.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá
các tài liệu có liên quan nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, khảo sát trên cơ sở thực tiễn về công tác quản lý hoạt động KT-ĐG ở
trường tiểu học hiện nay. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý HĐ
KT-ĐG để chỉ ra được ra những biện pháp tích cực có hiệu quả trong công tác quản
lý KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS theo hướng đổi mới tại các trường
tiểu học.
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Đây là phương pháp chính, được sử dụng nhằm khảo sát thực trạng hoạt
động KT-ĐG và công tác quản lý HĐ KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS
hiện nay ở các trường tiểu học quận quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

Footer Page 7 of 237.

5


Header Page 8 of 237.

Sử dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ xây dựng các phiếu hỏi dành cho các
đối tượng: Hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn quận Ngô Quyền và GV trường
Tiểu học Thái Phiên, trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, trường Tiểu học Lê
Hồng Phong, trường Tiểu học Nguyễn Du.
Phiếu hỏi được thiết kế gồm nhiều câu hỏi với mục đích tìm hiểu nhận thức
của CBQL, GV trường tiểu học về tầm quan trọng của công tác KT-ĐG, cũng như
thu thập thông tin về thực trạng HĐ KT-ĐG và công tác quản lý KT-ĐG kết quả

học tập và rèn luyện của HS tiểu học hiện nay ở các trường TH trên địa bàn quận
quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Ngoài ra, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi còn được sử dụng để thu thập ý
kiến của CBQL, GV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐ
KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS tiểu học được đề xuất trong luận văn.
8.2.2. Phương pháp trò chuyện
Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra nhằm tìm hiểu thêm thông
tin từ phía đối tượng được điều tra. Những thông tin thu được từ phương pháp trò
chuyện sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của các đối tượng được điều tra và
giúp vấn đề nghiên cứu được sâu hơn, chính xác hơn.
8.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động KT-ĐG, tinh thần, ý thức trách nhiệm... của GV để có
những đánh giá khách quan nhất về công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện
của HS tại các trường tiểu học.
Quan sát hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác KT-ĐG kết quả học tập của
Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn quận quận Ngô Quyền, thành phố Hải
Phòng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ của GV
nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động KT-ĐG của Hiệu trưởng tại
các trường tiểu học. Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra.
8.2.4. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc nắm bắt các quan điểm
đánh giá về công tác KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS; biện pháp quản
lý HĐ KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện HS của Hiệu trưởng các trường TH.
8.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Footer Page 8 of 237.

6



Header Page 9 of 237.

Phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc thu thập những thông tin liên quan
đến vấn đề KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS tiểu học thông qua các bài
viết và tài liệu báo cáo để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và thực trạng
của đề tài.
8.2.6. Phương pháp khảo nghiệm
Khảo nghiệm một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong quản lý HĐ
KT-ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS các trường tiểu học nhằm đánh giá
mức độ cần thiết và khả thi của một số biện pháp được đề xuất ở các trường tiểu
học: Trường Tiểu học Thái Phiên, Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, Trường
Tiểu học Lê Hồng Phong, Trường Tiểu học Nguyễn Du thuộc quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng.
8.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các dữ liệu, các thông tin thu
thập được trong quá trình nghiên cứu, điều tra và thu thập từ các phương pháp trên.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần:
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
và rèn luyện của học sinh tiểu học theo hướng đổi mới của Thông tư 30/Bộ
GD&ĐT
Chương 2. Thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá và công tác quản lý hoạt động
kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo hướng đổi mới
của Thông tư 30/Bộ GD&ĐT ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và rèn
luyện của học sinh theo hướng đổi mới của Hiệu trưởng ở các trường Tiểu học quận
Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Footer Page 9 of 237.

7


Header Page 10 of 237.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sỹ Anh (2013). “Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra
đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí khoa học, số 50.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ trường Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh
giá và xếp loại HS tiểu học.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy
định đánh giá học sinh tiểu học.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015 và triển khai
nhiệm vụ năm học 2015 - 2016.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 39/BGDĐT-GDTH về việc tổng hợp đánh
giá và khen thưởng HS tiểu học theo TT 30/2014/TT-BGDĐ.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 4323/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2015-2016.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới
đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn
2012 - 2015.
9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý.
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Chính (2008), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học,
khoa sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Hồ Ngọc Đại (2007), Giải pháp giáo dục. Nhà xuất bản Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong Giáo dục Bộ giáo dục và Đào tạo,
Chương trình, giáo trình Đại học Hà Nội.
15. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức, Vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức trong lịch sử
giáo dục và nhà trường. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
16. Lê Thị Huyền, Minh Trí (2008), Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Thanh Niên,
Hà Nội.

Footer Page 10 of 237.

8


Header Page 11 of 237.

17. James H. McMillan, Đánh giá lớp học: Những nguyên tắc và thực tiễn để
giảng dạy hiệu quả, Bản dịch. Nhà xuất bản Giáo dục Pearson.
18. Nguyễn Công Khanh (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Nhà xuất bản
Đại học sư phạm, Hà Nội.
19. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong dạy - học đại học. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
20. Luật giáo dục (2005), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
21. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Trường
CBQL Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

22. Lê Đức Ngọc (2000), Bài giảng: Đo lường đánh giá trong giáo dục, Trung tâm
Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục.
23. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, Giáo trình
Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
24. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Nhà xuất
bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
25. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng, Báo cáo tổng
kết năm học 2014 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016.
26. Nguyễn Hoàng Phương, Võ Ngọc Lan (1996), Phương pháp trắc nghiệm
trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
27. Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng, Báo cáo tổng kết năm học 2014 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016.
28. Nguyễn Thị Thanh (2005), Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo.
29. Lâm Quang Thiệp (2003), Tập bài giảng: Đo lường đánh giá trong giáo dục,
Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà
trường. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
31. Đỗ Ngọc Thống (2011), “Đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh”, Tạp
chí Khoa học giáo dục, số 70.
32. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

Footer Page 11 of 237.

9



×