Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nhận xét kiến thức thái độ và hành vi về dự phòng bệnh viêm gan b ở sinh viên răng hàm mặt năm thứ 6 trường đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 64 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

NGUYỄN THỊ TÂM

NHẬN XÉT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI VỀ DỰ
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN B Ở SINH VIÊN RĂNG HÀM
MẶT NĂM THỨ 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2009 - 2015

HÀ NỘI – 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

NGUYỄN THỊ TÂM

NHẬN XÉT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI VỀ DỰ
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN B Ở SINH VIÊN RĂNG HÀM
MẶT NĂM THỨ 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2015



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2009 - 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Ths.LỘC THỊ THANH HIỀN

HÀ NỘI – 2015


3

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hồn thành khóa luận này, em
đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ các thầy cơ giáo và các bạn bè đồng
khóa.
Em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ths. Lộc Thị Thanh Hiền,
người cơ đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và dìu dắt em những bước đi đầu tiên
trên con đường nghiên cứu khoa học, nhiệt tình chỉ bảo em trong quá trình
học tập và làm khóa luận.
Em xin được tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thị
Dung, PGS.TS.Võ Trương Như Ngọc, Ths.Nguyễn Anh Tuấn là những người
thầy, người cơ đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến q báu giúp
em hồn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt
trường đại học Y Hà Nội, Khoa Quốc Tế trường đại học Quốc Gia Hà Nội,
Khoa Răng trường đại học Nantes và toàn thể các quý thầy cơ đã tận tình chỉ
bảo, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên răng hàm mặt năm thứ sáu đã
nhiệt tình tham gia nghiên cứu, giúp đỡ để em có thể hồn thành được khóa

luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân, đã
ln động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
khóa luận này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Sv. Nguyễn Thị Tâm


4

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả thu được trong khóa luận này hồn tồn trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015

Sv. Nguyễn Thị Tâm


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

WHO

World Health Organization

HBV


Hepatitis B Virus (Virus viêm gan B)

VGB

Viêm gan B

RHM

Răng hàm mặt

NVYT

Nhân viên y tế

Cs

Cộng sự


6

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1 Đại cương về bệnh viêm gan B ............................................................................................. 3
1.1.1 Định nghĩa ..................................................................................................................................... 3
1.1.2 Dịch tễ học ..................................................................................................................................... 3
1.1.3 Virus viêm gan B ........................................................................................................................... 4
1.1.4 Cách thức lây nhiễm virus viêm gan B .......................................................................................... 5

1.1.5 Diễn biến và triệu chứng lâm sàng của nhiễm virus viêm gan B ................................................... 6
1.1.6 Điều trị bệnh viêm gan B ............................................................................................................... 8
1.1.7 Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B ....................................................................................... 9

1.2 Một số nghiên cứu về thái độ, cách phòng ngừa bệnh viêm gan B ở nhân viên y tế ở
Việt Nam và trên thế giới ............................................................................................... 12
1.2.1 Tình hình thế giới ........................................................................................................................ 12
1.2.2 Tình hình ở Việt Nam .................................................................................................................. 13

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 15
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 15
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu: ................................................................................................................... 15
Viện đào tạo RHM, đại học Y Hà Nội, Hà Nội. ................................................................................... 15
2.1.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................................................... 15

2.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................... 15
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................................................................... 15
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................................................... 15

2.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 15
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................................... 15
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................................................................... 15
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................................... 16

2.4 Các biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................................................... 16
2.5 Phương pháp thu thập thông tin........................................................................................ 17
2.5.1 Một số thông tin về sinh viên RHM năm thứ 6, viện đào tạo RHM, đại học Y Hà Nội .............. 17
Kiến thức về bệnh viêm gan B .............................................................................................................. 17
Thái độ về bệnh viêm gan B ................................................................................................................. 17
Hành vi phịng ngừa bệnh viêm gan B .................................................................................................. 17

2.5.2 Cơng cụ thu thập số liệu .............................................................................................................. 19


7
2.5.3 Các bước tiến hành ...................................................................................................................... 21

2.6 Sai số và khống chế sai số ................................................................................................... 21
2.7 Xử lý số liệu ......................................................................................................................... 21
2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...................................................................................... 22

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 23
3.1 Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu .................................................................................... 23
3.2 Kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan B .......................................... 24
3.3 Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, hành vi phịng ngừa bệnh viêm gan B và giới tính
sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội ...................................................................... 31
3.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng bệnh viêm gan B của sinh
viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội................................................................................. 1

Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 2
4.1. Đánh giá về kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng bệnh VGB ..................................... 2
4.1.1. Kiến thức về bệnh VGB ................................................................................................................ 3
4.1.2. Thái độ về bệnh VGB ................................................................................................................... 4
4.1.3. Hành vi dự phòng về bệnh VGB ................................................................................................... 4

4.2. Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, hành vi phịng ngừa bệnh viêm gan B và giới tính
sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội ........................................................................ 7
4.3. Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa về bệnh VGB ..................... 7
4.3.1 Mối liên hệ giữa kiến thức và hành vi dự phòng bệnh VGB ......................................................... 7
4.3.2 Mối liên hệ giữa thái độ và hành vi dự phòng về bệnh VGB ......................................................... 8


KẾT LUẬN ...................................................................................................... 9
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra
Danh sách sinh viên tham gia nghiên cứu


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục vắc xin ngừa bệnh VGB tại trung tâm tiêm chủng 131
Lò Đúc - Hà Nội, áp dụng từ ngày 27/03/2012 đến tháng 20/01/2015 . ........ 11
Bảng 3.1.1 Bảng phân bố tình trạng sức khỏe của mẫu nghiên cứu ............... 23
Bảng 3.2.1 Kiến thức, thái độ và hành vi phòng bệnh VGB ở sinh viên RHM
năm 6 đại học Y Hà Nội .................................................................................. 24
Bảng 3.2.2 Mức độ kiến thức liên quan đến bệnh VGB ở sinh viên RHM năm
6 đại học Y Hà Nội.......................................................................................... 26
Bảng 3.2.3 Thái độ về bệnh VGB ở sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội
......................................................................................................................... 27
Bảng 3.2.4 Hành vi phòng ngừa bệnh VGB ở sinh viên RHM năm 6 đại học
Y Hà Nội ......................................................................................................... 27
Bảng 3.2.5 Số lượng và tỷ lệ phần trăm phân bố của mỗi câu hỏi liên quan
đến hành vi phòng ngừa bệnh VGB của các sinh viên RHM năm thứ 6 đại học
Y Hà Nội (128 mẫu). ....................................................................................... 28
Bảng 3.2.6 Số lượng và tỷ lệ phần trăm phân bố của mỗi câu hỏi liên quan
đến hành vi phòng ngừa bệnh VGB của các sinh viên RHM năm thứ 6 đại học
Y Hà Nội ......................................................................................................... 30
Bảng 3.3.1 Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, hành vi phịng ngừa bệnh viêm
gan B và giới tính sinh viên RHM năm 6, viện đào tạo RHM, đại học Y Hà

Nội ................................................................................................................... 24
Bảng 3.3.1 Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng bệnh
viêm gan B của sinh viên RHM năm 6 đại học Y Hà Nội ................................ 1


9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới…………………………….53


33

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm, gây bệnh
cho hàng triệu người ở mọi vùng địa lý và đang là mối quan tâm của y tế toàn
cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009, có hơn 2 tỷ người
nhiễm virus viêm gan B trên thế giới, trong đó gần 360 triệu người mang
virus viêm gan B mạn tính, và đứng trước nguy cơ diễn tiến bệnh trầm trọng,
tử vong do xơ gan, ung thư gan [1]. Kết quả nghiên cứu năm 2000 người ta
ước tính hằng năm có khoảng 600 000 người chết do những bệnh lý liên quan
đến nhiễm virus viêm gan B[2].
Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao;
theo số liệu thống kê được WHO đưa ra năm 2014, có khoảng 8,6 triệu người
nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan B mạn tính ước tính
khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới [3]. Người nhiễm bệnh viêm gan
B mạn tính hầu như sẽ mang HBV suốt đời, trong số này có khoảng 2-3 triệu
người diễn tiến thành biến chứng nguy hiểm là xơ gan và ung thư gan [4].

Theo nghiên cứu năm 2012, tỷ lệ bệnh ở Hà Nội vào khoảng 10,2% [5].
Virus viêm gan B rất dễ lây, khả năng lây nhiễm cao hơn HIV từ 50 đến
100 lần. Bên cạnh con đường lây nhiễm từ mẹ sang con, đa số xảy ra trong
thời kỳ chu sinh hay những tháng đầu sau sinh, lây nhiễm qua đường tình dục
khơng an tồn thì viêm gan B cịn lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, các vật
phẩm của máu hay dịch tiết của người bị nhiễm HBV [6]. Bởi thế cho nên
nhân viên y tế bao gồm cả sinh viên nha khoa là đối tượng luôn phải đối mặt
với nguy cơ cao bị nhiễm HBV do tai nạn thương tích trong nghề nghiệp như
tổn thương do vật sắc nhọn [7].


33

Chính vì vậy, vai trị của sự hiểu biết, thái độ và hành vi phòng ngừa
bệnh viêm gan B là rất quan trọng, đặc biệt là ở sinh viên nha khoa năm 6 –
những sinh viên sắp ra trường làm việc, cần thiết một sự chuẩn bị phòng ngừa
trước những nguy cơ lây nhiễm cao như virus viêm gan B.
Hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ,
ứng xử đối với bệnh VGB ở nhân viên y tế nói chung và ở sinh viên y khoa
nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu chuyên về viêm gan B
trong đối tượng nhân viên y tế là chưa nhiều mà đặc biệt trên đối tượng sinh
viên y khoa thì chưa có.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa trên chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nhận xét kiến thức, thái độ và hành vi về dự phòng bệnh viêm
gan B ở sinh viên răng hàm mặt năm thứ 6, trường đại học Y Hà Nội năm
2015” với các mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố về hành vi liên quan đến bệnh viêm gan B trong
sinh viên nha khoa năm thứ 6 của khoa răng hàm mặt đại học Y Hà Nội
Mục tiêu cụ thể

1.

Đánh giá mức độ kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa bệnh viêm gan
B của đối tượng trên.

2.

Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa
bệnh viêm gan B của đối tượng trên.


33

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đại cương về bệnh viêm gan B
1.1.1 Định nghĩa
Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm thường gặp. Bệnh do một số virus
có ái tính với tế bào gan, tuy có các đặc điểm sinh học, đường xâm nhập khác
nhau (như đường tiêu hóa, đường máu), nhưng đều gây viêm và tổn thương tại
tế bào gan là tế bào đích. Cho tới nay, nhiều loại virus gây bệnh viêm gan ở
người đã xác định như virus A, B, C, D, E, G... [8].
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng do nhiễm virus viêm gan B (HBV). Khi
bị nhiễm virus lần đầu, một người có thể phát triển nhiễm trùng "cấp tính", có
thể dao động trong mức độ từ bệnh nhẹ với ít hoặc khơng có triệu chứng cho
đến một tình trạng nghiêm trọng địi hỏi phải nhập viện. Viêm gan B cấp tính
diễn biến trong 6 tháng đầu sau khi người bệnh phơi nhiễm với virus viêm gan
B. Một số người có khả năng chống chọi với sự lây nhiễm và tiêu diệt virus.
Đối với những người khác, tình trạng cấp tính chuyển sang mạn tính.Theo thời
gian, các nhiễm trùng có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng [6].

1.1.2 Dịch tễ học
Việt Nam thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương – vùng dịch lưu hành
cao, mặc dù khu vực này chỉ chiếm 28% dân số thế giới, nhưng nó tập trung
gần một nửa trong số 360 triệu người nhiễm HBV mạn tính. Ngoại trừ
Australia, Nhật Bản và New Zealand, nơi mà tỷ lệ nhiễm HBV mãn tính là ít
hơn 2%, thì ước tính tỷ lệ mắc bệnh trong các nước thuộc khu vực này là 8%
hoặc nhiều hơn. Có khoảng 160 triệu người nhiễm HBV mạn tính và hơn
360000 trường hợp tử vong liên quan đến vi rút này xảy ra mỗi năm, 890
người chết mỗi ngày. Người ta xác định số ca ung thư gan trong khu vực Tây


33

Thái Bình Dương chiếm gần 60% tổng số ca ung thư gan của thế giới. Hơn
nữa, trong các loại ung thư gây tử vong, ung thư gan xếp ở vị trí số 2 [9].
1.1.3 Virus viêm gan B
a. Cấu trúc virus viêm gan B
Năm 1970, Dane mô tả tiểu thể virus HBV hoàn chỉnh gồm 1 lớp vỏ
nucleocapsid, bộ gen là một chuỗi xoắn kép ADN và ARN polymerase.
Về cấu trúc, HBV hình cầu, đường kính là 42nm. Cấu tạo gồm 3 lớp bao
gồm lớp vỏ có bề dày 7nm, có kháng nguyên bề mặt HbsAg; lớp nucleocapsid
có chứa 2 kháng nguyên là HbcAg và HbeAg; nhân có chứa gen là ADN và
ARN polymerase [8].
b. Sức đề kháng của virus viêm gan B
Virus viêm gan B có sức đề kháng cao, virus này có thể tồn tại ở nhiệt độ
phịng trong vòng 6 tháng, ở nhiệt độ 100oC trong 20 phút, ở 58oC trong 24
giờ. Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HbsAg) rất bền vững, có thể
tồn tại 20 năm ở -20oC. Virus viêm gan B bị bất hoạt bởi Fomalin 5% sau 12
giờ. Muốn giết chết virus viêm gan B hoặc HbsAg phải khử trùng rất kỹ bằng
cách đun sôi 30 phút hoặc sấy khô, hoặc hấp ướt[10].

c. Khả năng gây bệnh của virus viêm gan B
Virus viêm gan B có tính lây nhiễm cao, chỉ với 0,01-0,001ml huyết
thanh nhiễm HBV đã có thể lây được bệnh. HBV là tác nhân quan trọng gây
viêm gan virus. Trên thế giới hiện có khoảng 360 triệu người nhiễm HBV
mãn tính, trong đó 10% có triệu chứng viêm gan cấp, 90% nhiễm virus khơng
có triệu chứng. Nguy cơ mắc ung thư gan ở người mang HBV mãn tính cao
gấp 100 lần so với những người không mang HBV. Nhiễm phối hợp virus


33

viêm gan B và C có nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan cao hơn gấp
nhiều lần so với nhiễm một loại virus [10].
1.1.4 Cách thức lây nhiễm virus viêm gan B
Virus VGB được lây truyền qua da (vết trợt da) hoặc niêm mạc (vết trợt
niêm mạc) tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người nhiễm virus VGB. Virus
có tính lây nhiễm cao, đối với người khơng có miễn dịch (chưa được tiêm
vắc-xin chống virus VGB), nó có khả năng lây bệnh từ một tiếp xúc trực tiếp
do kim đâm từ một bệnh nhân có HbeAg(+) cao hơn 100 lần so với lây nhiễm
từ người có HIV(+) [11]. Các con đường lây nhiễm HBV
a, Lây nhiễm theo chiều dọc (truyền nhiễm chu sinh)
Là lây nhiễm từ mẹ sang con, đa số xảy ra trong thời kỳ chu sinh hay
những tháng đầu sau sinh, không lây nhiễm qua nhau thai. Sự truyền nhiễm
diễn ra vào lúc sinh hơn là khi mang thai dẫn đến việc cần thiết phải tiêm
chủng bằng vắc xin và có thể cả globulin miễn dịch VGB (HBIG) ngay sau
khi bé chào đời [12]. Trẻ sinh ra từ mẹ có đồng thời HbsAg (+) và HbeAg (+)
thì tỷ lệ truyền virus viêm gan B cho con trên 90% [8].
HBsAg có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu là
do trẻ bú cắn vào vú mẹ gây trầy sướt [13].
b, Lây nhiễm theo chiều ngang

Có hai kiểu lây nhiễm theo chiều ngang chính là lây nhiễm qua đường
tình dục và lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, các vật phẩm của máu hay dịch
tiết của người bị nhiễm HBV.
Lây truyền do tiếp xúc tình dục đồng tính hoặc dị tính luyến ái đã được
chứng minh và thường gặp ở các nước phát triển, nhất là trong nhóm đồng


33

tính luyến ái. Tuy nhiên đường lây truyền này khơng quan trọng bằng đường
lây truyền do phơi nhiễm.
Nhiễm virus HBV do tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm virus do truyền
máu hoặc từ huyết thanh được dùng như dung môi trong vắc xin hay thuốc.
Việc sàng lọc máu hoặc các chế phẩm máu để loại HbsAg và không dùng
dung môi là huyết thanh cho vắc xin hầu như đã loại bỏ nguyên nhân này ở
các nước phát triển.
Tiếp xúc trực tiếp với máu qua kim tiêm nhiễm virus là con đường
thường gặp nhất trong truyền nhiễm giữa những người sử dụng chung kim
tiêm (nghiện ma túy, hình thức châm cứu, xăm mình,...) hoặc giữa những
nhân viên y tế và nhân viên an ninh công cộng bị tai nạn kim tiêm [12].
Lây truyền VGB do dụng cụ y tế. Bất cứ loại dụng cụ y tế nào làm tổn
thương da và niêm mạc người bệnh hoặc người mang HbsAg sau đó lại làm
tổn thương da và niêm mạc người khác mà khơng được khử trùng cẩn thận
đều có thể truyền nhiều loại virus viêm gan, đặc biệt là HBV [14].
1.1.5 Diễn biến và triệu chứng lâm sàng của nhiễm virus viêm gan B
Viêm gan virus là một bệnh truyền nhiễm thường gặp, với đặc trưng là
tổn thương viêm lan tỏa và hoại tử tế bào gan. Nhiễm virus VGB có thể tiến
triển từ cấp tính sang mạn tính và dần tới xơ gan, ung thư tế bào gan. Trong
các trường hợp nhiễm VGB, có khoảng 90% khơng có triệu chứng lâm sàng,
chỉ khoảng 10% có triệu chứng viêm gan cấp [8].

1.1.5.1 Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm gan B cấp
Thể điển hình của bệnh viêm gan B cấp là thể vàng da thơng thường với
đầy đủ các thời kì và triệu chứng, diễn biến cấp tính và khỏi trong vịng 1-2
tháng.


33

Thời kì ủ bệnh: từ 30-180 ngày và hầu như khơng có triệu chứng lâm
sàng.
Thời kì khởi phát: từ 5-15 ngày với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng như
rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nơn, hoặc nơn, táo bón hoặc ỉa chảy), viêm
khớp, viêm xuất tiết, suy nhược thần kinh hoặc hỗn hợp. Kèm theo đó là tình
trạng sốt nhẹ hoặc vừa kéo dài 1 ngày đến 1 tuần và đau tức vùng hạ sườn
phải. Mệt mỏi mâu thuẫn với tình trạng nhiễm khuẩn tồn thân khơng rõ rệt.
Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
Thời kì tồn phát: Vàng da, vàng mắt tăng dần. Bắt đầu vào thời kì này
bệnh nhân thường hết sốt. Với tình trạng bệnh nhẹ và vừa thì vào thời kì này
bệnh nhân thấy dễ chịu hẳn lên, ăn được, hết đau khớp… Nhưng với tình
trạng bệnh nặng thì vào thời kì tồn phát, các triệu chứng phát triển nặng lên
như gan to, đau, một số trường hợp có lách to, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu
hóa, phân bạc màu, nước tiểu ít và sậm màu.
Thời kì lui bệnh: Các triệu chứng thuyên giảm dần. Viêm gan cấp thường
khỏi sau 4-6 tuần. Mở đầu thời kì lui bệnh bằng một đợt đi giải nhiều, nước
tiểu trong, vàng da hết dần.
1.1.5.2 Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm gan B mạn
VGB mạn tính là hiện tượng viêm và hoại tử ở gan kéo dài ít nhất 6
tháng. Viêm gan mạn thường là hậu quả của viêm gan cấp, tuy nhiên nhiều
trường hợp bệnh tiến triển âm thầm và chỉ biểu hiện ở giai đoạn mạn tính.
Tiến triển của viêm gan mạn có thể ổn định nhưng trường hợp nặng có thể

dẫn đến xơ gan và ung thư gan [12].
Dựa vào tổn thương tế bào gan người ta chia làm 2 thể viêm gan mạn
tính là viêm gan mạn tồn tại và viêm gan mạn hoạt động.


33

Viêm gan mạn tồn tại
Thường khơng có triệu chứng lâm sàng, có thể kèm theo mệt mỏi, chán
ăn, đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải, khám gan có thể hơi to. Cấu trúc gan cịn
bình thường, q trình viêm cịn khu trú ở khoảng cửa, khơng có hiện tượng
xơ hóa. Tiên lượng nói chung tốt với thể tồn tại khơng tiến triển, tuy nhiên có
thể tiến triển thành viêm gan mạn hoạt động nếu có sự nhân lên của virus[8].
Viêm gan mạn hoạt động
Các biểu hiện lâm sàng gồm mệt mỏi, đau hạ sườn phải, vàng da và ngứa
khi có tắc mật. Các biểu hiện của tang áp lực tĩnh mạch cửa: cổ chướng, xuất
huyết tiêu hóa… xuất hiện ngay cả khi chưa có xơ gan. Khám thấy gan to
vừa, hạch to, đơi khi có thể thấy lách to. Tiến triển theo xu hướng nặng hoặc
thành từng đợt, tiến tới xơ gan – ung thư gan sau nhiều năm tiến triển[8].
1.1.6 Điều trị bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B cấp
Chế độ ăn giàu đạm, đường, vitamin, giảm mỡ động vật và sử dụng thuốc
điều trị triệu chứng khi cần.
Bệnh viêm gan B mạn thể hoạt động
Mục tiêu cao nhất trong điều trị là loại trừ virus ra khỏi cơ thể, hồi phục các
tổn thương ở gan và hết các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên cho tới nay các
biện pháp điều trị viêm gan mạn do virus nói chung và do HBV nói riêng vẫn
cịn là vấn đề khó khăn. Do vậy, mục tiêu thực tế là làm giảm hoặc ngừng quá
trình phát triển, nhân lên của HBV, giảm quá trình viêm trong gan, ngăn chặn
hoại tử tế bào gan, ngăn quá trình tiến tới xơ gan và ung thư hóa.



33

Các thuốc điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay như Interferon (IFN),
Lamivudin, Adefovir, Entecavir, thuốc nguồn gốc thực vật (phyllantus,
Haina…) và các thuốc kích thích miễn dịch.
1.1.7 Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B
Phòng bệnh chung: Phòng các nguy cơ lây nhiễm
Sàng lọc máu và các chế phẩm của máu trước khi truyền
Đảm bảo môi trường chăm sóc, thực hiện tốt khâu vơ trùng và tiệt trùng,
khơng dùng chung bơm kim tiêm, hạn chế các thủ thuật qua da.
Thực hiện tình dục an tồn [8].
Phịng bệnh chủ động
a. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B


Vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh VGB hiệu quả nhất.



Chỉ định : Tiêm phịng phổ cập tồn cộng đồng , tiêm bắp.



Đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, nhóm
người có nguy cơ lây nhiễm cao.




Nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm
o

Những người thường xuyên cần truyền máu hoặc các sản phẩm
của máu, bệnh nhân lọc máu, người nhận ghép tạng;

o

Tù nhân;

o

Người tiêm chích ma túy;

o

Người có tiếp xúc với những thành viên gia đình và quan hệ tình
dục với những người bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính;


33

o

Nhân viên y tế và những người có thể phơi nhiễm với máu và các
sản phẩm của máu trong khi làm việc;

o

Du khách chưa hồn thành liệu trình tiêm chủng vắc xin viêm

gan B cũng cần được tiêm vắc xin trước khi đến vùng có dịch lưu
hành [15].

Vắc-xin viêm gan B
Thế hệ 1: Có nguồn gốc từ huyết tương.
Thế hệ 2: Vacxin được sản xuất thông qua ADN tái tổ hợp từ Saccharomyces
cerevisiae và tế bào động vật.
Thế hệ 3: Được cải tiến từ thế hệ thứ 2, sử dụng các chủng vi sinh vật khác có
hiệu quả hơn [16].
Hiện có 2 loại vắc-xin chống VGB là vắc-xin đơn giá (như r-Hbvax của
Việt Nam, hoặc ENGERIX-B của Bỉ) và vắc-xin phối hợp (TWINRIX 1ml Bỉ
phối hợp chống VGB và viêm gan C; INFANRIX HEXA – Bỉ phối hợp
chống 6 bệnh ).
Lịch tiêm phòng vắc-xin chống virus VGB theo khuyến cáo
 Đối với trẻ em và thiếu niên
- Trẻ em: 3 liều tiêm được khuyến cáo là vào 2 tháng tuổi, 4 tháng tuồi và
trong 16-18 tháng tuổi.
- Trẻ từ 11-15 tuổi: Nên đi tiêm các mũi nhắc lại, 3 mũi theo khoảng cách
0, 1, 6 tháng hoặc 2 mũi thì khoảng cách giữa 2 mũi phải là 6 tháng và
theo vắc-xin chỉ định (Engrix 20mcg chẳng hạn), Engerix 10mcg không
được chấp nhận.
 Đối với đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao


33
 Trẻ có mẹ với HbsAg (+): 0, 1, 6 tháng tuổi; sau này vào lúc 16-18
tuổi nên tiêm 3 mũi nhắc lại theo khoảng cách 0, 1, 6 tháng.
 Người lớn: 3 mũi tiêm với khoảng cách 0, 1, 6 tháng [17].
Bảng 1.1: Danh mục vắc xin ngừa bệnh VGB tại trung tâm tiêm chủng 131 Lò
Đúc - Hà Nội, áp dụng từ ngày 27/03/2012 đến tháng 20/01/2015 [18].

PHÒNG BỆNH

VẮC-XIN
ENGERIX-B 10mcg - BỈ

GIÁ TIÊM
85.000

< 10 TUỔI

Vaccin ngừa viêm gan Siêu vi B

ENGERIX-B 20mcg - BỈ

135.000

> 10 TUỔI

r-Hbvax – Việt Nam
Vaccin ngừa viêm gan Siêu vi A+ B

TWINRIX 1ml Bỉ

475.000

Vaccin phòng Bạch hầu; ho gà; uốn INFANRIX HEXA - BỈ 680.000
ván; bại liệt; viêm gan B; viêm màng
não mủ, viêm phổi, viêm mũi họng
do HIB (6 trong 1)
Huyết thanh kháng viêm gan B


IMMUNO HBs

Hiệu quả của vắc-xin phòng bệnh viêm gan B
Các loại vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp có 95% hiệu quả trong việc gây huyết
thanh miễn dịch [19].
b. Gamma globulin
Ngồi các Gamma globulin thơng thường, hiện nay có Gamma globulin
đặc hiệu với virus viêm gan B (HBIG) được điều chế từ huyết tương người có
HBsAg dương tính. Trong những trường hợp phơi nhiễm với virus viêm gan
B, HBIG có nồng độ kháng thể anti HBs cao nên sẽ trung hòa ngay HBsAg


33

đang lưu hành trong hệ tuần hoàn, trong khi chờ hiệu quả của vaccine viêm
gan B.
Chỉ định: Người phơi nhiễm với viêm gan B nhưng chưa tiêm vaccine
dự phòng.
- Đối với trẻ sơ sinh có mẹ mang HBsAg (+): tiêm bắp ngay sau khi sinh
một liều duy nhất HBIG liều 0,5ml. Sau đó, nếu trẻ trên 2000g tiêm
vaccin 3 mũi theo lịch 0,1, 6 tháng. Nếu trẻ dưới 2000g, tiêm vaccine 4
mũi theo lịch 0,1,2,6 tháng, do khả năng tạo miễn dịch kém.
- Đối với người phơi nhiễm chưa tiêm vaccin: Tiêm bắp một liều duy nhất
HBIG liều 0,06ml/kg, sau đó tiêm vaccine 3 mũi theo lịch 0,1,6 tháng.
Có thể tiêm vaccin và Gamma globulin cùng một thời điểm, nhưng ở các
vị trí khác nhau. Khơng dùng cho người có Anti HBs hoặc phòng viêm gan B
sau truyền máu. Khả năng bảo vệ đầy đủ ít nhất 5-15 năm, và hiện nay chưa
có khuyến cáo tiêm nhắc lại, trừ các trường hợp mắc bệnh suy giảm miễn dịch
và chạy thận nhân tạo[8].

1.2 Một số nghiên cứu về thái độ, cách phòng ngừa bệnh viêm gan B ở
nhân viên y tế ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1 Tình hình thế giới
Nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ và cách phòng ngừa VGB ở sinh
viên khoa răng đã được tiến hành trên thế giới.
Theo điều tra của Suraj Bhattarai và cs về “tình trạng tiêm vắc-xin chống
VGB và những tổn thương liên quan do kim và dụng cụ sắc nhọn trong các
sinh viên trường y ở Nepal” thực hiện năm 2012 trên cỡ mẫu thực tế 602 sinh
viên cho kết quả rằng phần lớn sinh viên 86,5% đã tiêm vắc-xin chống viêm
gan B trong đó có 83,7% sinh viên đã tiêm đủ liều vắc-xin, 42,8% đã từng bị


33

ít nhất một lần tổn thương do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn, trong đó có 2
trường hợp dương tính với HIV và 4 trường hợp dương tính với HBV [20].
Ở Brazil, vào năm 2013 Marina Sena Lopes da Silva Sacchetto và cs đã
nghiên cứu về “Viêm gan siêu vi B: Kiến thức, tình trạng tiêm vắc-xin và
chuyển đổi huyết thanh của sinh viên khoa răng ở một trường đại học công”
trên cỡ mẫu thực tế 179 sinh viên cho kết quả 58,1% biết về mức độ nguy
hiểm của HBV, 87,4% biết họ nên tiêm đủ 3 liều vắc-xin, 99,4% sinh viên
luôn mang găng tay, khẩu trang và mũ y tế [21].
Nghiên cứu của Betul Rahman và cs vào năm 2013 về “ thái độ và thực
hành kiểm soát lây nhiễm ở các sinh viên trường nha, đại học Sharjah ở tiểu
vương quốc Ả Rập” thực hiện trên số mẫu 119 sinh viên đã cho kết quả là
64,6% sinh viên đã tiêm đủ 3 liều vaccin phòng bệnh VGB, 100% sinh viên
luôn mang găng tay, khẩu trang trong suốt thời gian làm việc trên lâm sàng
[22].
Ở Thái Lan, một nghiên cứu năm 2001 của Siti Nur Anisah về “hành vi
phòng ngừa bệnh VGB ở sinh viên RHM, khoa RHM, đại học Mahidol, Băng

Cốc, Thái Lan” cho thấy kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa bệnh VGB
ở các sinh viên đều đạt mức độ tốt. 94,3% sinh viên được hỏi đều đã tiêm
phòng VGB đầy đủ, 97,8% sinh viên luôn mang khẩu trang, 99,1% luôn mang
găng tay, áo blouse trong suốt quá trình điều trị [23].
1.2.2 Tình hình ở Việt Nam
Dư Hồng Đức, Nguyễn Thúy Quỳnh và cs đã điều tra về “mối liên hệ
giữa chấn thương do vật sắc nhọn và bệnh VGB nghề nghiệp trong NVYT”
năm 2008 tại 13 cơ sở y tế ở Nam Định và Hà Nội với cỡ mẫu 232 người cho
kết quả tỷ lệ cao (96,8% ở nhóm bệnh, 88,2% ở nhóm chứng) NVYT từng bị
thương do vật sắc nhọn trong quá trình làm việc. Sau khi bị chấn thương, chỉ


33

có 43,4% trả lời có tiêm phịng, 55,2% khơng sử dụng găng tay khi thực hiện
các thao tác tiêm truyền [7].
Để “Đánh giá tình hình nhiễm virus VGB và một số yếu tố liên quan của
nhân viên y tế tại bệnh viện tỉnh Gia Lai và Kon Tum, 2010-2011” Ngô Thị
Hải Vân, Phạm Thị Thúy Hoa và cs đã điều tra trên 342 NVYT để đưa ra kết
luận tỷ lệ nhiễm HBV chung là 35,0%, nhóm NVYT bị sự cố nghề nghiệp có
tỷ lệ nhiễm HBV (47,7%) cao hơn so với nhóm NVYT khơng bị sự cố
(20,6%); tỷ lệ NVYT thường xun làm cơng việc rửa dụng cụ (35,0%), chích
thuốc, lấy máu (39,4%) có tỷ lệ nhiễm HBV cao hơn nhóm khơng làm cơng
việc này (16,3%) [24].
Năm 1994, khi làm xét nghiệm cho 4619 NVYT ở thành phố Hồ Chí
Minh, phát hiện tỉ lệ HbsAg (+) vào khoảng 15,2%. Tại Trung tâm Bệnh
Nhiệt Đới, xét nghiệm cho 500 người và tỷ lệ HbsAg (+) là 16,8%. Tỉ lệ này
tăng cao ở người công tác trên 5 năm (80%) hoặc làm việc tịa phịng cấp cứu
(25,6%) hoặc các khoa chăm sóc bệnh nhân viêm gan (30,4%) [25].



33

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu:
Viện đào tạo RHM, đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 02/2015 đến tháng 03/2015
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Là sinh viên RHM năm thứ 6 của viện đào tạo RHM trường đại học Y Hà
Nội
- Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Không là sinh viên RHM năm thứ 6 của viện đào tạo RHM trường đại học Y
Hà Nội
- Không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Là người khơng có mặt vào lúc điều tra.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Là nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên tổng số toàn bộ sinh viên RHM năm thứ
6, người đang học tập và thực tập lâm sàng ở viện đào tạo RHM, trường đại
học y Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam năm học 2014-2015.


33


2.3.3 Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi lựa chọn mẫu thuận tiện, bao gồm toàn bộ sinh viên RHM
năm thứ 6 (128 sinh viên) của viện đào tạo RHM, trường đại học Y Hà Nội.
2.4 Các biến số và chỉ số nghiên cứu
 Biến số không phụ thuộc
- Đặc điểm chung
 Giới tính: Nam / Nữ
- Kiến thức
Kiến thức liên quan đến bệnh viêm gan B
 Tác nhân gây bệnh
 Thời kì ủ bệnh và tiến triển bệnh
 Cách thức lây truyền bệnh
 Dấu hiệu và triệu chứng
 Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B
- Thái độ
Thái độ về bệnh viêm gan B
 Biến số phụ thuộc
- Hành vi phòng ngừa viêm gan B
 Thực hiện các biện pháp tự bảo vệ
 Thực hiện việc sử dụng kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng khám nha
khoa


×