Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Cấu trúc sỏ hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 223 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------oOo-------------PHẠM MẠNH HÙNG

CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2018


NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------oOo---------------PHẠM MẠNH HÙNG

CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:



1. PGS. TS. LÊ VĂN LUYỆN
2. TS. NGUYỄN VĂN KHÁCH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu
trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của luận án là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan trên.
Ngƣời cam đoan

NCS. Phạm Mạnh Hùng


LỜI CẢM ƠN
Luận án này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của nghiên cứu sinh trong một
thời gian dài. Đề hoàn thành luận án không chỉ bằng nỗ lực của bản thân mà bên cạnh
đó, nghiên cứu sinh đã nhận đƣợc sự đóng góp quý báu từ phía các cá nhân và tổ chức
đã đồng hành cúng nghiên cứu sinh suốt thời gian qua.
Trƣớc hết, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai giáo viên hƣớng
dẫn khoa học là PGS.TS. Lê Văn Luyện và TS. Nguyễn Văn Khách đã trực tiếp hƣớng
dẫn và động viên nghiên cứu sinh trong suốt thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó,
nghiên cứu sinh cũng gửi lời tri ân tới các Thầy, Cô của Học viện Ngân hàng, Khoa
Sau đại học Học viện Ngân hàng, các Thầy, Cô hội đồng các cấp đã nhiệt tình giúp đỡ
trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Nghiên cứu sinh cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận án

Phạm Mạnh Hùng

năm


i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP .................................................................. v
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC
SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI . 7
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỂ CẤU TRÚC SỞ HỮU TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG....................................................................................... 7
1.1.1. Nghiên cứu tại các quốc gia phát triển ................................................................ 9
1.1.2. Nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển..................................................... 11
1.1.3. Nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................................... 14
1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU.............................................................................. 20
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU
TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....... 24
2.1. CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.... 24
2.1.1. Cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp .................................................................. 24
2.1.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp................................................................ 25

2.1.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...... 28
2.2. CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ....................................................................................................................... 33
2.2.1. Cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại ............................................... 33
2.2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ................................................ 36
2.2.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng
mại……… ......................................................................................................................... 40
2.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THÔNG QUA QUẢN TRỊ CÔNG TY ............... 52
2.3.1. Quản trị công ty trong ngân hàng thƣơng mại .................................................. 52
2.3.2. Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thƣơng mại..................................................................................................... 55
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ........................... 60


ii

3.1. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TRÚC SỞ HỮU
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ..................................................... 60
3.1.1. Quy định chung về vấn đề sở hữu trong ngân hàng thƣơng mại .................... 60
3.1.2. Quy định về sở hữu của ngân hàng thƣơng mại này trong ngân hàng thƣơng
mại khác ........................................................................................................................... 61
3.1.3. Quy định về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại ................... 63
3.1.4. Quy định về việc sở hữu cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ......................... 63
3.1.5. Quy định về lựa chọn cổ đông chiến lƣợc đối với ngân hàng thƣơng mại Nhà
nƣớc cổ phần hóa ............................................................................................................. 65
3.1.6. Quy định về đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại ngân hàng
thương mại......................................................................................................................... 66
3.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 68
3.2.1. Khái quát cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam .................... 68
3.2.2. Sở hữu nhà nƣớc trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............... 74
3.2.3. Sở hữu tƣ nhân trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................. 76
3.2.4. Sở hữu nƣớc ngoài trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............ 79
3.2.5. Hiện tƣợng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ... 83
3.3. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................... 90
3.3.1. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ....................... 90
3.3.2. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần .......................... 98
3.3.3. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại có sở hữu nƣớc ngoài . 107
3.4. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ........................................................................................... 114
3.4.1. Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc sau khi cổ phần hóa.................................. 116
3.4.2. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ......................................................................... 120
3.5. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CẤU TRÚC SỞ HỮU ...................... 123
3.5.1. Những điểm tích cực............................................................................................ 123
3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................................. 125


iii

CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU
TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................. 132
4.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT ĐỊNH LƢỢNG ................... 132
4.1.1. Quy mô mẫu và nguồn số liệu ............................................................................ 132
4.1.2. Các biến số và phƣơng pháp định lƣợng .......................................................... 133

4.2. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH ĐỊNH LƢỢNG ............................................................. 137
4.2.1. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................... 137
4.2.2. Phân tích tƣơng quan giữa các biến .................................................................. 140
4.2.3. Kết quả mô hình hồi quy .................................................................................... 142
4.3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ......................................................................................... 147
4.3.1. Nhận xét về kết quả hồi quy ............................................................................... 147
4.3.2. Giải thích về kết quả hồi quy.............................................................................. 149
CHƢƠNG 5: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................. 152
5.1. ĐỊNH HƢỚNG VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM ................................................................................................................... 152
5.1.1. Những định hướng lớn về phát triển hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam ......................................................................................................................... 152
5.1.2. Định hƣớng về cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam . 155
5.2. KHUYẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ........................ 156
5.2.1. Khuyến nghị về điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam ......................................................................................................................... 156
5.2.2. Khuyến nghị về kiểm soát và minh bạch hóa sở hữu tại các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam .................................................................................................... 165
5.2.3. Khuyến nghị về nâng cao năng lực quản trị công ty cho các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam .................................................................................................... 173
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 187
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 196


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Tên viết tắt
BIS
CAR
COI
CPH
CSTT
DNNN
ECB
FED
HĐQT
IFC
IMF
IPO
M&A
NHLD
NHNN
NHNNg
NHTM
NHTMCP
NHTMNN
NHTW
NIM
NPL
OECD
R&D
ROA
ROE
TCTD

TNHH
TTCK
USD
VJEPA
VND
WB
WTO

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
Ngân hàng thanh toán quốc tế
Hệ số an toàn vốn tối thiểu
Chi phí trên thu nhập
Cổ phần hóa
Chính sách tiền tệ
Doanh nghiệp nhà nƣớc
Ngân hàng trung ƣơng châu Âu
Cục dự trữ liên bang Mỹ
Hội đồng quản trị
Tổ chức tài chính Quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng
Mua bán, sáp nhập ngân hàng
Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng nhà nƣớc
Ngân hàng nƣớc ngoài
Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Ngân hàng thƣơng mại nhà
nƣớc

Ngân hàng trung ƣơng
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ nợ xấu
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
Nghiên cứu và phát triển
Lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tổ chức tín dụng
Trách nhiệm hữu hạn
Thị trƣờng chứng khoán
Đô la Mỹ
Hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam-Nhật Bản
Việt Nam đồng
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thƣơng mại thế giới

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh
Bank of International Settlement
Capital Adequacy Ratio
Cost on Income

European Central Bank
Federal Reserve System
International Finance Corporation
International Monetary Fund
Initial Public Offering
Mergers and Acquisitions


Net Interest Margin
Non Performing Loan
Organization for Economic
Cooperation and Development
Research and Development
Return on Assets
Return on Equity

USA dollar

World bank
World Trade Organization


v

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
1. Danh mục bảng
Bảng 2.1: Một số vụ quốc hữu hóa ngân hàng giai đoạn 2007-2009 ............................41
Bảng 3.1: Thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài so với vốn điều
lệ tại một NHTM Việt Nam...........................................................................................64
Bảng 3.2: Yêu cầu tăng vốn tối thiểu đối với một số loại hình TCTD .........................69
Bảng 3.3: Vốn điều lệ của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................70
Bảng 3.4: Cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 30/12/2016 ......................73
Bảng 3.5: Sở hữu Nhà nƣớc tại các NHTMNN .............................................................75
Bảng 3.6: Danh sách các NHTMCP tại Việt Nam .......................................................77
Bảng 3.7: Sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại một số ngân hàng Việt Nam ............80
Bảng 3.8: Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam ..........................................82
Bảng 3.9: Quan hệ sở hữu chéo tại các ngân hàng liên doanh ......................................84
Bảng 3.10: Hệ số ROA và ROE của các NHTMNN ....................................................95

Bảng 3.11: Hệ số CAR của các NHTMNN ..................................................................95
Bảng 3.12: Thay đổi tỷ lệ sở hữu Nhà nƣớc và các chỉ tiêu tài chính của NHTMNN .97
Bảng 3.13: Tổng tài sản của một số NHTMCP .............................................................98
Bảng 3.14: Tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP ...........................100
Bảng 3.15: Lợi nhuận của các NHTMCP....................................................................102
Bảng 3.16: Chỉ số ROA, ROE của các NHTMCP ......................................................102
Bảng 3.17: Hệ số CAR của một số NHTMCP ...........................................................103
Bảng 3.18: Hệ số đòn bầy tài chính của các NHTMCP ..............................................104
Bảng 3.19: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP ..........................................................104
Bảng 3.20: Một số chỉ tiêu tài chính của NHTMNN và NHTMCP ............................105
Bảng 3.21: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của một số chỉ tiêu tài chính theo ....107
Bảng 3.22: Sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại một số ngân hàng Việt Nam ..108
Bảng 3.23: Tăng trƣởng dƣ nợ của một số NHTM có sở hữu nƣớc ngoài .................110
Bảng 3.24: Một số chỉ tiêu hiệu quả của các NHTM có sở hữu nƣớc ngoài ..............111
Bảng 3.25: Hệ số CAR và nợ xấu của NHTM có sở hữu nƣớc ngoài ........................113
Bảng 3.26: Kết quả điểm quản trị công ty của NHTMNN và NHTMCP ...................114
Bảng 3.27: Ví dụ về ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc do NHNN chỉ định ............127
Bảng 4.1: Kì vọng kết quả mô hình nghiên cứu và những nghiên cứu trƣớc đó ........136


vi

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến hồi quy trong mô hình nghiên cứu .....................137
Bảng 4.3: Giá trị CGI trung bình của từng ngân hàng theo biến khảo sát ..................138
Bảng 4.4: Phân tích CGI theo các nhóm ngân hàng thƣơng mại ................................139
Bảng 4.5: Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình .......................................141
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAA ...............................................142
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAE ................................................144
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc NPL ...................................................145
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp GMM ..................................................146

Bảng 5.1: Lộ trình tái cơ cấu lại hệ thống TCTD Việt Nam .......................................152
Bảng 5.2: Phân loại các nhóm ngân hàng theo sở hữu của Nhà nƣớc ........................157
Bảng 5.3: Lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nƣớc ..........................................................157
Bảng 5.4: So sánh các mặt tích cực và tiêu cực của các kịch bản nới room ...............164
Bảng 5.5: Các giá trị quan trọng của cơ cấu quản trị doanh nghiệp hiệu quả .............177
2. Danh mục hình
Hình 2.1: Cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng .....56
Hình 2.2: Mô hình tam giác về quản trị công ty trong NHTM .....................................57
Hình 3.1: Sở hữu chéo giữa Vietinbank và IVB ...........................................................86
Hình 3.2: Sở hữu chéo của ngân hàng An Bình và các công ty liên quan ....................87
Hình 3.3: Sở hữu chéo của giữa các NHTMCP ............................................................88
Hình 3.4: Sở hữu chéo của giữa các NHTMCP và doanh nghiệp .................................89
Hình 3.5: Sở hữu chéo của giữa các NHTMCP và doanh nghiệp .................................90
Hình 3.6: Tăng trƣởng Tổng tài sản của các NHTMNN giai đoạn 2011 – 2016 ..........92
Hình 3.7: Tăng trƣởng Vốn chủ sở hữu của các NHTMNN giai đoạn 2011 – 2016 ....92
Hình 3.8: Thị phần tín dụng của các khối ngân hàng ....................................................93
Hình 3.9: Thị phần huy động vốn của các khối ngân hàng ..........................................93
Hình 3.10: Tình hình thanh khoản của các NHTMNN ................................................94
Hình 3.11: Tăng trƣởng lợi nhuận các NHTMNN .......................................................94
Hình 3.12: Đòn bẩy tài chính các NHTMNN ...............................................................96
Hình 3.13: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN .................................................................96
Hình 3.14: Tình hình thanh khoản của các NHTMCP ................................................101
Hình 3.15: Sự thay đổi vốn chủ sở hữu của Vietinbank và Vietcombank ..................110


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chủ đề nghiên cứu
Mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một chủ đề

đã đƣợc nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Nền tảng lý
thuyết nghiên cứu về vấn đề hoạt động của doanh nghiệp đặt trong mối quan hệ giữa
sở hữu và quản trị công ty đƣợc các tác giả Berle và Means [43] công bố lần đầu tiên
vào năm 1932. Suốt nửa thế kỷ sau đó rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính,
đặc biệt là các nghiên cứu tại Anh và Hoa Kỳ, đã tập trung khảo sát giả thuyết về mức
độ tác động của sở hữu đến hiệu quả hoạt động và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Lý thuyết về quản trị công ty trong công ty cổ phần cho rằng sự tách rời giữa quyền sở
hữu và điều hành công ty có thể cho phép các nhà quản trị công ty theo đuổi mục tiêu
riêng hơn là tập trung tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Vì vậy, mâu thuẫn có thể sẽ nảy
sinh từ sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông và mục tiêu của nhà quản lý doanh
nghiệp. Bản chất và mức độ của mâu thuẫn này sẽ phụ thuộc vào mức độ phân tách
giữa sở hữu và quản trị cũng nhƣ sự khác biệt trong mục tiêu của cổ đông và nhà quản
lý. Cuối cùng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sẽ chịu tác động từ sự phân tách giữa
quyền sở hữu và quản lý. Trên cơ sở lý thuyết này, rất nhiều nghiên cứu trên phạm vi
thế giới đã đƣợc thực hiện để đánh giá mối quan hệ giữa cấu trức sở hữu và hiệu quả
hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, không thể không nhắc đến một
loại hình doanh nghiệp có vai trò quan trọng, là trung gian tài chính trong nền kinh tế,
đó là các ngân hàng thƣơng mại.
Trải qua hơn 20 năm cải cách kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có
những bƣớc phát triển rõ rệt mà một trong những điểm đáng chú ý nhất đó là sự đa
dạng hóa trong cấu trúc sở hữu. Các tổ chức tín dụng Việt Nam từ chỗ là hệ thống
ngân hàng một cấp chủ yếu phục vụ mục tiêu kinh tế kế hoạch của chính phủ thì hiện
nay đã là một hệ thống hoạt động dựa trên nguyên tắc thị trƣờng với nhiều loại hình cơ
cấu sở hữu nhƣ: Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần,
Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài… Sự đa dạng về cấu trúc sở
hữu một mặt đã tạo nên sự phát triển tích cực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
những năm qua. Ví dụ nhƣ đối với sở hữu nhà nƣớc, khi việc thành lập hệ thống ngân
hàng cổ phần đƣợc thực thi, nhà nƣớc chủ trƣơng phải có đại diện của mình trong mỗi



2

ngân hàng và các ngân hàng quốc doanh lớn đã đƣợc lựa chọn để góp vốn với tƣ cách
cổ đông nhà nƣớc. Sự hiện diện của những ngân hàng quốc doanh nhằm mục đích hạn
chế những hoạt động vƣợt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có cũng nhƣ những yếu
kém ban đầu từ phía các ngân hàng cổ phần mới đƣợc thành lập. Trong bối cảnh bấy
giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Nếu nhƣ ban đầu, gần nhƣ sở hữu Nhà nƣớc chiếm
lĩnh toàn bộ thị trƣờng tài chính, ngân hàng thì đến nay, khối tƣ nhân và nƣớc ngoài
cũng tham gia vào thị trƣờng năng động này. Cùng với quá trình phát triển của hệ
thống ngân hàng, các loại hình sở hữu trong ngân hàng trở nên đa dạng và phức tạp
hơn đã đặt ra các yêu cầu quản lý nghiêm ngặt hơn của các cơ quan chức năng. Đồng
thời, bản thân các NHTM cũng đối mặt với những thách thức trong việc thực thi các
biện pháp quản trị hợp lý.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải làm rõ vai trò sở hữu đối với hiệu quả hoạt
động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đồng thời tiến hành tái cơ cấu từng
bƣớc đối với hệ thống ngân hàng mà trong đó những cải cách về cấu trúc sở hữu tại
các NHTM là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để từ đó từng bƣớc nâng cao tính an
toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Trên tinh thần đó, Thủ tƣớng
Chính phủ đã phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn
2011-2015” ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012. Trong đề án
đƣợc phê duyệt, vấn đề cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức
tín dụng là ƣu tiên hành đầu để bảo đảm mục tiêu đến năm 2020 phát triển hệ thống đa
năng theo hƣớng hiện đại, hoạt động an toàn. Tuy nhiên, đối với thực tế nghiên cứu tại
Việt Nam, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa cấu
trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là chƣa có nghiên
cứu đƣa ra sự lý giải về cơ chế tác động này. Điều này gây ra sự thiếu hụt về mặt cơ sở
lý luận, kinh nghiệm quốc tế cũng nhƣ những đánh giá cụ thể về mối quan hệ này, dẫn
đến những khó khăn trong việc điều chỉnh chính sách. Nhận thấy tính cấp thiết và khả
năng ứng dụng cao trong thực tiễn của việc làm sáng tỏ những vấn đề trên, nghiên cứu
sinh đã quyết định chọn chủ đề “Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các

NHTM Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sỹ với mong muốn đƣa ra
đƣợc những phân tích, nhận định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt
Nam thông qua những thay đổi về cơ cấu sở hữu.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:
Làm rõ cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt
động của hệ thống ngân hàng. Hệ thống hóa các mô hình lý thuyết về tác động giữa
loại hình sở hữu và hiệu quả hoạt động cũng nhƣ đƣa ra những lý giải về mặt cơ chế
cho mối quan hệ này.
Phân tích thực trạng tác động của sở hữu trong mỗi quan hệ với mức độ hiệu quả
hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay theo từng nhóm sở hữu ngân hàng,
bao gồm sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tƣ nhân và sở hữu nƣớc ngoài.
Xây dựng mô hình kinh tế lƣợng xác định mức độ ảnh hƣởng và chiều hƣớng tác
động của các tỷ lệ sở hữu và chất lƣợng quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng. So sánh kết quả kiểm định với lý thuyết, giải thích sự khác biệt nếu có giữa lý
thuyết và thực tế.
Đề xuất các khuyến nghị về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của các NHTM thông qua những chính sách về (i) quản lý, giám sát và minh bạch hóa
các tỷ lệ sở hữu; (ii) điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu phù hợp đối với từng loại hình sở hữu
ngân hàng; (iii) nâng cao năng lực quản trị công ty trong ngân hàng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng chính của luận án là thực trạng cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân
hàng Việt Nam và mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiêu quả hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại. Đồng thời, luận án cũng tập trung lý giải mối quan hệ này
thông qua chất lƣợng quản trị công ty trong nội bộ các ngân hàng thƣơng mại. Mối

quan hệ ở đây là mối quan hệ thuận chiều, cấu trúc sở hữu tác động tới hoạt động quản
trị công ty và tới lƣợt mình hoạt động quản trị công ty sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam, cấu trúc sở hữu và mối quan hệ với hiêu quả hoạt động của các ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam. Trong đó luận án nghiên cứu dựa trên số liệu của 26
NHTM Việt Nam. Các ngân hàng lựa chọn trong mẫu bao gồm cả những ngân hàng
100% vốn nhà nƣớc, ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc chi phối (trên 50%), ngân hàng


4

thƣơng mại cổ phần và ngân hàng có sở hữu nƣớc ngoài. Nhìn chung quy mô mẫu nhƣ
vậy là đủ để đại diện cho tổng thể hệ thống các NHTM trong nƣớc gồm 31 ngân hàng
nhƣ hiện nay. Số lƣợng ngân hàng trong mẫu chiếm trên 80% của tổng thể, và nếu
tăng quy mô mẫu lên thì có thể gặp trở ngại về sự sẵn có của số liệu do một số ngân
hàng công bố thông tin không đầy đủ hoặc đã đƣợc sáp nhập với các ngân hàng khác
trong quá trình tái cơ cấu.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: tập trung trong giai đoạn 2011 – 2016, bên
cạnh đó một số nội dung phân tích của NCS trong luận án có sử dụng số liệu về hoạt
động ngân hàng trong những năm trƣớc đó.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lƣợng.
Với mục tiêu chính đã trình bày của nghiên cứu, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc
vận dụng một cách phù hợp với các nội dung nghiên cứu. Cụ thể nhƣ sau:
- Phương pháp hệ thống, tổng hợp lý thuyết: Luận án khai thác các tài liệu theo
các chủ đề về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NHTM,
trên cơ sở phân tích theo chủ đề, sắp xếp các thông tin thu thập đƣợc để phát hiện ra

những quan điểm nghiên cứu của các tác giả khác nhau, từ đó hình thành nên một hệ
thống lý thuyết cần thiết cho mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, phỏng vấn chuyên gia: Nghiên cứu sinh thiết kế bộ
câu hỏi để đánh giá chất lƣợng quản trị công ty của các ngân hàng Việt Nam liên quan
đến cấu trúc sở hữu thông qua việc tính toán chỉ số CGI. Để trả lời bộ câu hỏi này
NCS kết hợp giữa việc khai thác tài liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên
và báo cáo quản trị công ty của các ngân hàng và việc phỏng vấn cán bộ quản lý tại
các ngân hàng đó. Đồng thời, quá trình phỏng vấn chuyên gia cũng giúp hình thành
những ý tƣởng khuyến nghị trong chƣơng thứ 5 của luận án.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tồng hợp: Sau khi có kết quả dữ liệu sơ cấp
và thứ cấp thu thập đƣợc về các chỉ tiêu cấu trúc sở hữu, kết quả hoạt động, chất lƣợng
quản trị công ty, các dữ liệu đƣợc đƣa vào các bảng tính Excel để thống kê và đƣa ra
số liệu tổng hợp, sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh ngang giữa các ngân hàng
và so sánh dọc theo thời gian để đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu
quả hoạt động của ngân hàng.


5

- Phương pháp hồi quy kinh tế lượng theo mô hình dữ liệu bảng: Ngoài các
phƣơng pháp kể trên, luận án sử dụng mô hình kinh tế lƣợng GMM, mô hình tác động
cố định FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM cho dữ liệu bảng trên phần mềm
STATA để kiểm chứng ảnh hƣởng của sở hữu nhà nƣớc, sở hữu nƣớc ngoài, quản trị
công ty theo loại hinh sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam đƣợc đo lƣờng thông qua các chỉ tiêu sinh lời và rủi ro.
4.2. Nguồn số liệu
Trong luận án, dữ liệu đƣợc khai thác trên cơ sở cả nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp có uy tín và có thể đối chiếu.
Đối với dữ liệu sơ cấp đƣợc sử dụng để tính điểm quản trị công ty CGI cho các
ngân hàng. Cơ sở để tính điểm là bảng hỏi 35 câu đƣợc thiết kế nhƣ phiếu khảo sát, và

NCS sẽ tìm câu trả lời cho những câu hỏi này để tính điểm dựa trên những thông tin
thu thập đƣợc về tình hình quản trị công ty của ngân hàng thông qua (i) phỏng vấn trực
tiếp với cán bộ ngân hàng; (ii) tổng hợp thông tin từ các báo cáo của ngân hàng.
Dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc thu thập từ nguồn cung cấp số liệu Bankscope cũng
nhƣ một số cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng
Thế giới... Bankscope là một nguồn cơ sở dữ liệu có uy tín trên thế giới, lƣu trữ dữ liệu
của hơn 10000 TCTD trên toàn cầu. Những dữ liệu ngân hàng thu thập đƣợc từ nguồn
Bankscope bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
và các chỉ số tài chính. Tuy nhiên, một số thông tin đặc biệt là các thông tin về tỷ lệ sở
hữu, quản trị công ty của các NHTM Việt Nam không đƣợc tổng hợp đủ trên
Bankscope, vì vậy nghiên cứu sinh tìm kiếm những thông tin này dựa trên các Báo cáo
thƣờng niên và Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng. Nguồn dữ liệu này
sẽ bổ sung cho những thông tin còn thiếu từ nguồn Bankscope.
5. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận, luận án đã khái quát một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến
mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTM. Đặc biệt, luận
án đã đƣa ra đƣợc cơ chế tác động từ cấu trúc sở hữu tới vấn đề quản trị của các ngân
hàng, từ đó tác động tới hiệu quả hoạt động của NHTM. Đây là một khía cạnh phát
triển mới quan trọng khi so sánh với các nghiên cứu khác cùng chủ đề.
Về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ một số nội dung chính sau:
Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cơ cấu sở hữu của các NHTM Việt


6

Nam hiện nay về sở hữu Nhà nƣớc, sở hữu nƣớc ngoài, hiện tƣợng sở hữu chéo, và so
sánh ảnh hƣởng của những hình thức sở hữu này với hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam, luân án đã nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết về mối liên
hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam, bao gồm:
- Ảnh hƣởng của sở hữu Nhà nƣớc ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động của ngân

hàng tại Việt Nam.
- Sở hữu nƣớc ngoài có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng tại Việt Nam
- Sở hữu tập trung có ảnh hƣởng thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- Cấu trúc sở hữu trong mối liên quan đến chất lƣợng quản trị công ty ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Thứ hai, luân án đã đƣa ra đƣợc những đánh giá về xu hƣớng thay đổi trong cấu
trúc sở hữu tại các NHTM
Thứ ba, kết hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trên với những chính
sách đã đƣợc ban hành về sở hữu và quản lý Nhà nƣớc trong hệ thống NHTM Việt Nam
cũng nhƣ định hƣớng chính sách trong thời gian tới, luân án đã đề xuất một số khuyến
nghị về quản lý sở hữu trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, bao gồm: (i) giám sát và
minh bạch hóa vấn đề sở hữu; (ii) quản lý mức sở hữu hợp lý trong NHTM; và (iii) Cải
thiện chất lƣợng quản trị công ty trong ngân hàng.
6. Kết cầu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 3: Thực trạng tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Chƣơng 4: Mô hình kiểm đinh tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Chƣơng 5: Các khuyến nghị về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam


7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỂ CẤU TRÚC SỞ HỮU TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
Cấu trúc sở hữu trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng từ lâu
đã nhận đƣợc sự quan tâm từ phía các cơ quan quản lý cũng nhƣ các nhà nghiên cứu.
Xét về mặt lịch sử, vấn đề này lần đầu tiên đƣợc đề cập trong cuốn sách “Công ty hiện
đại và Tài sản cá nhân” của Adolph Berle và Gardiner Means [43] vào năm 1932.
Theo lập luận của Berle và Means, sự phân tán trong sở hữu cổ phần tỷ lệ nghịch với
hiệu quả hoạt động của công ty. Sự mở rộng quyền sở hữu này có thể cho phép các
nhà quản lý theo đuổi lợi ích riêng của họ và không phù hợp với lợi ích các cổ đông,
do vậy, việc vận hành công ty bị ảnh hƣởng bởi sự phân biệt quyền sở hữu và cấu trúc
kiểm soát. Từ đó, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này đã đƣợc xây dựng
trên cơ sở các quan sát đa dạng về những loại hình công ty, khu vực địa lý cũng nhƣ
loại hình sở hữu khác nhau.
Trong nghiên cứu về các ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu, Demsetz (1983)[57]
cho rằng cấu trúc sở hữu cần đƣợc xem xét là một biến nội sinh và nó phản ánh các tác
động của thị trƣờng tài chính đối với cổ phiếu của doanh nghiệp. Khi chủ sở hữu của
các công ty cổ phần quyết định bán các cổ phiếu đang nắm giữ hay các cổ đông mua
thêm cổ phiếu phát hành thêm của các công ty đại chúng, thực tế là họ đang làm thay
đổi cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp (quyền sở hữu của doanh nghiệp đƣợc phân tán
hay lan tỏa giữa các chủ sở hữu hơn nữa). Các quyết định nhƣ mua hay bán cổ phiếu
của doanh nghiệp phản ánh mong muốn của các chủ sở hữu hiên tại và chủ sở hữu
tiềm năng đồi với doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị thâu tóm, chủ sở
hữu cũ không có ƣu thế hơn chủ sở hữu mới và những chủ sở hữu mới sau khi thâu
tóm có ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp và chiếm ƣu thế trong cấu
trúc sở hữu của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, cấu trúc sở hữu bất kể là theo hình thức tập
trung hay phân tán đều phản ánh mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông trong

doanh nghiệp.


8

Trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa hành vi nhà quản trị, chi phí đại diện
và cấu trúc sở hữu, Jensen và Meckling (1976) [75] đã đặt giả thiết tỷ lệ sở hữu của
ban quản lý doanh nghiệp là yếu tố ngoại sinh và sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng
nhỏ nhất (OLS) để thực hiên nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp những
chứng cứ về việc tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên ban
quản lý càng lớn thì các quyết định của nhà quản lý càng có xu hƣớng nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ bám sát theo mục tiêu cuối cùng của quản
trị doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu.
Tuy nhiên, nghiên cứu thực chứng của Cho (1998) [48] về cấu trúc sở hữu, đầu
tƣ và giá trị doanh nghiệp cho thấy tồn tại mối quan hệ ngƣợc giữa mức độ sở hữu của
Ban giám đốc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả đã tập trung vào giả
thuyết rằng việc sở hữu nội bộ ảnh hƣởng đến đầu tƣ, từ đó sẽ làm ảnh hƣởng đến hoạt
động của doanh nghiệp (đo lƣờng bởi Tobin’s Q). Sử dụng các hệ phƣơng trình hồi
quy OLS chéo, các tác giả đã tìm ra ảnh hƣởng tích cực của đầu tƣ tới giá trị doanh
nghiệp, đồng thời giá trị doanh nghiệp lại ảnh hƣởng lên cấu trúc sở hữu nội bộ.
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiêu quả
hoạt động của doanh nghiệp ở Mỹ thu đƣợc những kết quả khác nhau. Đề xuất về tính
chất nội sinh của cấu trúc sở hữu trong đo lƣờng tác động tới hiệu quả hoạt động,
Demsetz và Lehn (1985) [58] đã kiểm định thực nghiệm với 511 doanh nghiệp lớn của
Mỹ, với sự quan sát các hình thức trong cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp nhƣ: sở
hữu tổ chức, sở hữu cá nhân, sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất. Hai tác giả đã sử dụng
các mô hình hồi quy tuyến tính mà trong đó cấu trúc sở hữu đƣợc xem là biến nội sinh.
Ngày nay, cấu trúc sở hữu đƣợc coi là một trong những nhân tố quyết định hiệu
quả hoạt động của công ty đã đƣợc công nhận rộng rãi trong các tài liệu tài chính kinh tế (Cornett và cộng sự, 2009 [54]). Với vai trò là một loại hình doanh nghiệp đặc

biệt trong nền kinh tế, ngân hàng là một đối tƣợng nghiên cứu phổ biến để kiểm tra
mối quan hệ này. Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng đã đƣợc nghiên cứu rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phát triển và
các quốc gia đang phát triển và Việt Nam với những kết quả khác nhau. Sau đây, luận
án sẽ hệ thống lại những nghiên cứu nổi bật về chủ đề này lần lƣợt tại các quốc gia
phát triển, quốc gia đang phát triển với nền kinh tế chuyển đổi và Việt Nam.


9

1.1.1. Nghiên cứu tại các quốc gia phát triển
Sự gia tăng toàn cầu hóa trong ngành tài chính từ những năm 1990 trở lại đây
đã dẫn tới những thay đổi đáng kể trong các cấu trúc quyền sở hữu ngân hàng trên toàn
thế giới. Ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển, tỷ trọng các ngân hàng do nƣớc
ngoài sở hữu tăng lên, trong khi đó đồng thời quyền sở hữu nhà nƣớc tại các ngân
hàng có xƣ hƣớng giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 đã làm trầm
trọng thêm cuộc tranh luận về cơ cấu sở hữu của ngành ngân hàng và những hậu quả
đối với các trung gian tài chính. Một số đã chỉ ra sự hiện diện của các ngân hàng nƣớc
ngoài ở các nƣớc đang phát triển nhƣ là một cơ chế chủ yếu để dẫn truyền cuộc khủng
hoảng 2008-2009 từ các nƣớc tiên tiến sang các nƣớc đang phát triển (ví dụ nhƣ báo
cáo của IMF năm 2009). Đồng thời, các nƣớc đang phát triển nhƣ Brazil, Trung Quốc
và Ấn Độ, nơi các ngân hàng do chính phủ quản lý có tầm quan trọng lớn thì hệ thống
đã hồi phục nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng, tạo ra sự quan tâm đến vai trò các ngân
hàng này có thể đảm trách trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.
Lý do và ảnh hƣởng của chính phủ và sở hữu ngân hàng nƣớc ngoài là một chủ
đề gây tranh cãi. Có hai quan điểm ôn hòa của các ngân hàng nhà nƣớc. Quan điểm
“xã hội” nhấn mạnh rằng bằng cách giúp vƣợt qua những thất bại của thị trƣờng và tận
dụng các nguồn lực, các ngân hàng nhà nƣớc có thể thúc đẩy các khoản đầu tƣ nâng
cao phúc lợi xã hội (Stiglitz, 1993 [109]). Quan điểm “phát triển” có liên quan nhấn
mạnh rằng các ngân hàng nhà nƣớc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phân

bổ các nguồn lực cho các ngành công nghiệp chiến lƣợc mà khu vực tƣ nhân không thể
hoặc không muốn tài trợ, do đó giúp đẩy nhanh sự phát triển kinh tế (Gerschenkron,
1962 [65]).
Ngƣợc lại, có hai quan điểm nhấn mạnh rằng sở hữu của ngân hàng chính phủ
có thể dẫn đến phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Theo quan điểm của ngƣời đại diện,
ngay cả khi chính phủ có những mục đích tốt nhất, xung đột lợi ích giữa chính phủ và
các quan chức đƣợc chỉ định để quản lý các ngân hàng do chính phủ quản lý có thể
làm tăng thiếu hiệu quả hoạt động và phân bổ sai (Hart và cộng sự, 1997)[68]. Quan
điểm “chính trị” cho thấy các ngân hàng nhà nƣớc là cơ chế để các chính trị gia theo
đuổi các mục tiêu của họ (ví dụ nhƣ tái tranh cử, lợi nhuận cá nhân ...) dẫn đến phân
bổ sai tài nguyên (ví dụ nhƣ tài trợ cho ngƣời ủng hộ hoặc của những ngƣời có lợi ích
nhóm) và hiệu quả kinh tế không cao (Shleifer và Vishny, 1988 [95]).


10

Liên quan đến quan điểm này, các mô hình kinh tế chính trị cho thấy các chính
trị gia có xu hƣớng ủng hộ sở hữu ngân hàng của chính phủ khi trách nhiệm giải trình
và sự độc lập của tƣ pháp là thấp, vì các chính trị gia có thể khai thác những lợi ích mà
không phải gánh chịu hậu quả cá nhân (Perotti và Vorage, 2010)[102].
Các lập luận chính ủng hộ chủ sở hữu ngân hàng nƣớc ngoài là các ngân hàng
nƣớc ngoài có thể mang lại vốn, kỹ thuật và đổi mới sản phẩm (đặc biệt đối với các
nƣớc đang phát triển), tăng cƣờng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của ngành ngân
hàng (Levine, 1997 [82]). Mặt khác, những ý kiến lo ngại phần lớn tập trung vào việc
các ngân hàng nƣớc ngoài có thể gây bất ổn cho ngành ngân hàng địa phƣơng bằng
cách truyền những cú sốc từ bên ngoài và đe dọa sự sống còn của các ngân hàng trong
nƣớc bằng cách tăng cạnh tranh (Stiglitz, 1993)[109]. Cuối cùng, các ngân hàng có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có thể làm giảm khả năng tiếp cận tài chính cho phần lớn các
doanh nghiệp trong nƣớc và ngƣời tiêu dùng nếu họ chỉ tập trung vào phân khúc ít rủi
ro và minh bạch nhất của thị trƣờng (Detragiache và cộng sự, 2008 [55]).

Theo Gursoy và Aydogan (2002) [66], xét về hình thức của chủ sở hữu, các
ngân hàng đƣợc chia ra thành ngân hàng quốc doanh, ngân hàng tƣ nhân, và ngân hàng
nƣớc ngoài. Trong đó, sở hữu nhà nƣớc trong ngân hàng phổ biến hơn ở các quốc gia
đang phát triển và những quốc gia mà Chính phủ can thiệp nhiều hơn vào thị trƣờng
tiền tệ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu này thì ảnh hƣởng của sở hữu nhà nƣớc đến hiệu
quả hoạt động của hệ thống ngân hàng không có sự khác biệt nhiều ở các quốc gia
phát triển. Đồng tình với quan điểm này, nghiên cứu của La Porta và cộng sự (2000)
[80] chỉ ra rằng, với thu nhập bình quân đầu ngƣời càng cao thì tác động tiêu cực của
sở hữu nhà nƣớc đến hiệu quả hoạt động của NHTM càng giảm, hơn nữa sở hữu nhà
nƣớc tại các ngân hàng này lại ít hơn so với những nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu
này sử dụng số liệu từ 92 NHTM nhà nƣớc của 27 nƣớc phát triển trên toàn thế giới.
Trong nghiên cứu “Bank Ownership and Performance” của Micco và cộng sự
[92], xuất bản tháng 11/2004, các tác giả đã xây dựng bộ số liệu gồm xấp xỉ 50,000
quan sát của 119 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1995-2002 để mô tả ảnh hƣởng của
cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
ở các nƣớc đang phát triển, có mối liên hệ mật thiết giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả
hoạt động của ngân hàng, trong khi các quốc gia phát triển lại không có mối liên hệ
này, hoặc có nhƣng không đáng kể. Sự tác động đối với các quốc gia đang phát triển là


11

tiêu cực, tức là các ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc có mức lợi nhuận thấp hơn, trong
khi chi phí lại cao hơn, chủ yếu do số lƣợng nhân viên lớn hơn các ngân hàng tƣ nhân
và ngân hàng nƣớc ngoài. Điều này cũng dẫn đến một tỉ lệ nợ xấu cao hơn của các
ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc. Nghiên cứu của Micco và cộng sự năm 2007 đã phân
tích mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trên
khắp thế giới cũng củng cố thêm kết luận này.
Ngoài những nghiên cứu về sở hữu nhà nƣớc, một số đối tƣợng khác của cấu
trúc sở hữu cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu của Kosak và Cok

(2008)[89] tại 6 quốc gia Đông Nam Âu cũng chỉ ra sự khác biệt rất nhỏ trong khả
năng sinh lời giữa ngân hàng nƣớc ngoài và sở hữu trong nƣớc. Nghiên cứu sử dụng
các chỉ số về quyền sở hữu ngân hàng nhƣ sở hữu trong nƣớc và sở hữu nƣớc ngoài để
đo lƣờng cấu trúc sở hữu, và phân tích chỉ số sinh lời trong suốt thời kì 1995 – 2004.
Kết qủa nghiên cứu của Claessens và Djankov (1998) [50] tại Cộng hòa Séc lại cho
thấy sở hữu bởi nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài có ảnh hƣởng mạnh đến khả năng
sinh lời. Trong một nghiên cứu về ngành ngân hàng ở Hy Lạp, Antoniadis và cộng sự
(2010) [36] quan sát thấy quyền sở hữu tập trung ở mức độ cao tại các ngân hàng đƣợc
nghiên cứu dẫn đến gia tăng khả năng sinh lời.
1.1.2. Nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển
Chủ đề nghiên cứu giữa sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng đƣợc
kiểm chứng tại rất nhiều các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.
Trong đó vai trò của sở hữu nhà nƣớc luôn đứng ở vị trí trung tâm trong các nghiên
cứu này tại các quốc gia này. Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Sun và Tong
(2003)[110] kết luận rằng sở hữu nhà nƣớc có tác động tiêu cực đến hiệu suất doanh
nghiệp, trong khi sở hữu nƣớc ngoài lại không thể hiện rõ ràng việc có tác động tích
cực hay không đối với hiệu suất doanh nghiệp. Ngƣợc lại, Clasessens và Djankow
(1998) [50] lại cho rằng sở hữu bởi nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài có ảnh hƣởng
mạnh đến khả năng sinh lời. Ngân hàng nƣớc ngoài với quyền sở hữu đa số ở khu vực
Trung Đông và Bắc Phi (Middle East and North Africa - MENA) dƣờng nhƣ có ảnh
hƣởng lớn đến hiệu suất doanh nghiệp (Kobeissi, 2004 [77]). Kết quả này tiếp tục
đƣợc phát triển bởi một nghiên cứu năm 2010 của Kobeissi. Cụ thể, các ngân hàng tƣ
nhân và ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài có chỉ số hiệu quả hoạt động cao hơn so
với các ngân hàng khác trong mẫu nghiên cứu. Trong khi đó, các ngân hàng thuộc sở


12

hữu nhà nƣớc lại có vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng về chỉ số hiệu quả. Cuối
cùng, các tác giả kết luận những ngân hàng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán

và ngân hàng có vốn chủ sở hữu nƣớc ngoài có hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại những nƣớc
đang phát triển, Micco và cộng sự (2004) [92] đã phát hiện ra mối quan hệ mật thiết
giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTM. Nghiên cứu chỉ ra, những
NHTMCP có vốn nhà nƣớc chi phối có chỉ số sinh lời thấp hơn nhóm NHTMCP tƣ
nhân. Ngoài ra, những ngân hàng cổ phần có vốn sở hữu nƣớc ngoài là một yếu tố làm
tăng chỉ số sinh lời. Theo nghiên cứu của Fungáčová và Poghosyan (2011)[64] tại
Nga thì có sự khác biệt trong thu nhập lãi cận biên giữa NHTM thuộc sở hữu nhà
nƣớc và các loại hình ngân hàng còn lại.
Nghiên cứu của Berge và cộng sự [41] về thực trạng hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng tại Argentina những năm 1990 cũng cho thấy, các ngân hàng quốc doanh
sau khi cổ phần hóa đã hoạt động hiệu quả đáng kể, mặc dù trƣớc đó đã phải trải qua
một thời gian dài hoạt động tồi tệ. Cũng với vấn đề cổ phần hóa các ngân hàng, nghiên
cứu tại Ai Cập của Omran (2007)[45] lại chỉ ra, sau khi tƣ nhân hóa, một số chỉ tiêu
lợi nhuận và tính thanh khoản của các ngân hàng giảm đáng kể, trong khi các chỉ tiêu
đo lƣờng hiệu quả khác là hầu nhƣ chƣa thay đổi. Tuy nhiên, sau một thời gian, kết
quả cho thấy rằng những thay đổi hiệu suất tƣơng đối của ngân hàng đƣợc cổ phần hóa
đã tốt hơn so với những ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc lớn và kém hơn so với
những loại hình ngân hàng khác (tƣ nhân, nƣớc ngoài). Nghiên cứu của Williams và
Nguyen (2005)[110] tập trung vào mối liên hệ giữa hiệu suất hoạt động và quản trị
ngân hàng tại năm nƣớc Đông Á (Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan) từ
năm 1990 đến năm 2003. Phát hiện của họ cho thấy, các ngân hàng đƣợc chọn để sáp
nhập, mua lại và cổ phần cho hiệu quả lợi nhuận tƣơng đối thấp khi thay đổi quản trị
và xấu đi trong ngắn hạn, nhƣng trong dài hạn, hiệu quả đƣợc cải thiện. Về mặt tổng
thể, kết luận của họ có xu hƣớng thiên về ngân hàng tƣ nhân và từ chối sở hữu nhà
nƣớc mặc dù phát hiện của họ cho thấy những lợi ích tiềm năng của sở hữu tƣ nhân
hay nƣớc ngoài có thể phải mất một thời gian dài để thực hiện đƣợc.
Những kết luận trên phù hợp với kết luận của La Porta (2000) [78] khi cho
rằng, ở một nƣớc mà hệ thống pháp luật chƣa chặt chẽ và quản trị doanh nghiệp
trong ngân hàng không hiệu quả thì việc tƣ nhân hóa sẽ dẫn đến những quan hệ tín



13

dụng không theo nguyên tắc giữa ngân hàng và các chủ sở hữu của chúng, từ đó,
làm giảm hiệu quả hoạt động, lợi nhuận và ảnh hƣởng đến chất lƣợng tài sản trong
dài hạn của ngân hàng. Nhƣ vậy, sự tham gia của các nhà đầu tƣ tƣ nhân chƣa hẳn
đã hiệu quả nếu nhƣ các điều kiện giám sát chƣa hoàn thiện, hệ thống luật pháp còn
nhiều kẽ hở cho các nhà đầu tƣ trục lợi.
Những ƣu điểm của sở hữu nƣớc ngoài trong hệ thống ngân hàng cũng là
một chủ đề thu hút đƣợc nhiều sự chú ý. Về cơ bản, sự tham gia của các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài vào hệ thống ngân hàng đƣợc cho là sẽ đem lại những dấu hiệu tích cực
trong cơ chế và hiệu quả hoạt động. Demirguç -Kunt và Huizinga (1999) [56] nhận
định rằng, các ngân hàng nƣớc ngoài sẽ thu đƣợc lợi nhuận cao hơn so với các ngân
hàng nội địa ở các quốc gia đang phát triển, nhƣng không đúng với các quốc gia
phát triển, do bản thân họ là những ngân hàng có kinh nghiệm điều hành, công nghệ
tiên tiến và hoạt động hiệu quả. Classens và cộng sự (2001) [49] cũng đƣa ra những
kết luận tƣơng tự. Hai nghiên cứu của Bonin, Hasan và Wachtel (2005) [44]; Unite và
Sullivan (2003) [115] cho thấy sự hiện diện của yếu tố nƣớc ngoài tại các ngân hàng
Philipines làm giảm chênh lệch lãi suất và chi phí hoạt động của các ngân hàng trong
nƣớc, tƣơng ứng với một sự cải tiến trong hiệu suất hoạt động. Bên cạnh đó, các ngân
hàng nƣớc ngoài còn tác động tích cực đến tính cạnh tranh trong ngành, thông qua đó, cải
thiện năng lực cạnh tranh của các ngân hàng nội địa do các ngân hàng này phải cạnh tranh
để tồn tại. Có đƣợc điều này là do các ngân hàng có yếu tố nƣớc ngoài tận dụng đƣợc
những kinh nghiệm trong quản trị và kinh doanh, biết tận dụng những ƣu thế từ các ngân
hàng mẹ, nhƣ công nghệ, mô hình hoạt động, các sản phẩm dịch vụ.
Nghiên cứu của Ugur và Erkus (2010)[114] tại Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ kết
luận rằng ngân hàng nƣớc ngoài có thu nhập lãi cao hơn ngân hàng trong nƣớc và
nghiên cứu của Hamadi và Awdeh (2012) [67] tại Lebanon cho thấy thu nhập lãi
cận biên có sự khác biệt giữa ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài.

Bên cạnh sở hữu nhà nƣớc và sở hữu nƣớc ngoài, các vấn đề khác của cấu trúc
sở hữu cũng đƣợc nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của
Uwuigbe và Olusanmi năm 2012 [116] về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với tình
hình hoạt động của 31 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Nigeria trong
giai đoạn 2006 – 2010 đã chỉ ra: (1) Hiệu quả hoạt động của công ty tỷ lệ thuận với tỷ
lệ sở hữu của cổ đông là thành viên Ban giám đốc. Điều này có nghĩa, những công ty


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full



×