Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thực trạng về kiến thức và sự tuân thủ cơ hội vệ sinh bàn tay của người điều dưỡng tại BVĐK y học cổ truyền HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.28 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN TRUNG ANH

Thực trạng về kiến thức và sự tuân thủ cơ hội vệ sinh bàn tay của người
điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2011 – 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Ths.Bs. Trần Thị Thu Trang
Ths. Bùi Vũ Bình

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một trong những điều kiện để một sinh viên y
khoa tốt nghiệp và ra trường. Nhưng quan trọng hơn, đó còn là sự đánh dấu
cho bước khởi đầu trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, tìm hiểu những điều
chưa biết của thế giới quanh ta. Hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp cử nhân
y khoa này, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến:
Ban giám hiệu trường đại học Y Hà Nội
Phòng Đào Tạo Đại học trường Đại Học Y Hà Nội
Khoa Y học cổ truyền trường Đại Học Y Hà Nội
Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội


Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
9 khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
Phòng điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths.Bs.Trần Thị Thu Trang–
Giảng viên khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội, Ths.Bùi Vũ Bình –
Giảng viên khoa Điều dưỡng – Hộ sinh trường Đại học Y Hà Nội,những người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cám ơn – Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền trường
Đại Học Y Hà Nội và các thầy cô trong bộ môn đã luôn tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiên khóa luận này.
Sau cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu: Ba mẹ,
các anh chị em và bạn bè luôn dành cho tôi sự chia sẻ, động viên, tạo động
lực lớn lao giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Trung Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận
hoàn toàn của riêng tôi. Những số liệu, kết quả này hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Trung Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BYT

Bộ Y tế

CDC

Centers for Disease Control Prevention
(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh)

ĐD

Điều dưỡng

HSCC

Hối sức cấp cứu

HSCĐ

Hồi sức chống độc

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

PHCN


Phục hồi chức năng

RTTQ

Rửa tay thường quy

TTRT

Tuân thủ rửa tay

VSBT

Vệ sinh bàn tay

VSV

Vi sinh vật

WHO

World health organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

CSNB

Chăm sóc bệnh nhân


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện ......................................................................... 3
1.2. Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay ....................................................... 5
1.3. Tầm quan trọng của rửa tay ................................................................... 8
1.4. Các nghiên cứu về vệ sinh bàn tay của NVYT .................................... 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 14
2.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu: .......................................................... 17
2.4. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 17
2.5. Phương pháp nhập và xử lí số liệu ....................................................... 17
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 18
3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ...................................................... 18
3.2. Kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu .................................... 19
3.3 Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của điều dưỡng viên .......................................... 25
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 27
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 27
4.2. Kiến thức VSBT thường quy của điều dưỡng viên ............................. 27
4.3. Sự tuân thủ VSBT thường quy của điều dưỡng viên ........................... 29
4.4. Mối liên quan giữa cơ hội và phương thức rửa tay của NVYT ........... 36
KẾT LUẬN .................................................................................................... 38
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .............................. 18
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ........................................ 18
Bảng 3.3: Số cơ hội rửa tay tại các khoa lâm sàng ......................................... 19
Bảng 3.4: Phân loại kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu ............... 19
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa điểm trung bình kiến thức và tuổi ................... 20
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt về VSBT và
nhóm khoa lâm sàng ..................................................................... 20
Bảng 3.7: Kiến thức của điều dưỡng viên về thực hành VSBT...................... 21
Bảng 3.8: Nguồn cung cấp kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu .... 22
Bảng 3.9: Nhận thức của điều dưỡng viên về phương thức rửa tay ............... 22
Bảng 3.10: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của điều dưỡng viên .................................. 25
Bảng 3.11: Sự khác biệt về tỷ lệ TTRT theo địa điểm nghiên cứu................. 26
Bảng 3.12: Sự khác biệt tỷ lệ TTRT theo thời gian quan sát.......................... 26
Bảng 3.13: Phương thức rửa tay thường quy của điều dưỡng viên ................ 26


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Hình thức rửa tay có tác dụng diệt vi khuẩn tốt nhất ................. 23
Biểu đồ 3.2: Kiến thức của điều dưỡng viên về các bước rửa tay .................. 24
Biểu đồ 3.3: Lí do khiến điều dưỡng thường không tuân thủ RTTQ ............. 24
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo thời điểm tiếp xúc với người bệnh ....... 25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính ở bất kì thời điểm nào
cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
(NKBV) [1]. Ngày nay, mặc dù kiến thức về kiểm soát NKBV ngày càng
cao, kháng sinh phổ rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soát

NKBV ngày càng được tăng cường, song NKBV vẫn chưa giảm. Các điều
tra liên quốc gia do các nước và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành cho
thấy NKBV ở các nước Châu Âu và khu vực Thái Bình Dương là từ 7,7%
đến 9% [2]. Năm 2009, ở Việt Nam, theo nghiên cứu được tiến hành tại 62
bệnh viện khu vực phía Bắc cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 7,8%,
các vị trí, các cơ quan hay gặp NKBV là: nhiễm khuẩn phổi (41,9%): nhiễm
khuẩn vết mổ (27,5%); nhiễm khuẩn tiết niệu (13,1%); các nhiễm khuẩn
khác (17,5%) [3].
Có nhiều phương thức lây truyền NKBV, tuy nhiên sự lây truyền qua
bàn tay nhân viên y tế (NVYT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu
[4]. WHO đã khuyến cáo, rửa tay là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất để đề
phòng NKBV [1]. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh tay với dung
dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây
truyền tác nhân gây bệnh trong cơ sở y tế.
Một nghiên cứu của Thụy Sĩ cho thấy: khi tỷ lệ tuân thủ rửa tay của
NVYT tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9% xuống còn
9.9% [5]. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2009/TTBYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó đã quy
định thầy thuốc, NVYT, sinh viên/học sinh và người bệnh, người nhà
người bệnh khi đến bệnh viện phải rửa tay theo quy định và theo hướng
dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh [6].


2

Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở y tế
Hà Nội. Trong những năm trước công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh
viện đã được thực hiện và triển khai theo thông tư 18/2009/TT-BYT trong
công tác chăm sóc người bệnh. Chính vì vậy, đôi tay của người điều dưỡng
là rất quan trọng, là hàng đầu trong việc trực tiếp chăm sóc người bệnh. Tại

bệnh viện chưa có nghiên cứu về thực trạng kiến thức về và tỷ lệ tuân thủ vệ
sinh đôi bày tay của điều dưỡng viên. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài “ Thực trạng về kiến thức và sự tuân thủ cơ hội vệ sinh bàn tay của
người điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.” với
hai mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức về vệ sinh bàn tay của người điều dưỡng tại Bệnh
viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2014-2015.
2. Xác định tỷ lệ tuân thủ rửa tay của những người điều dưỡng đang công
tác tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2014-2015.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), NKBV là “các nhiễm khuẩn
thường xuất hiện sau 48h kể từ khi người bệnh nhập viện và không hiện diện
cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện” [7].
1.1.2. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện
NKBV gây ra những hậu quả nặng nề với bệnh nhân cũng như các
NVYT. Bao gồm:
1.1.2.1. Tăng chi phí và tăng ngày điều trị
Tại Việt Nam, thông tin tại Đại hội Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội
năm 2008 cho thấy, mỗi NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ
9,4 đến 24,3 ngày và làm tăng chi phí điều trị trung bình từ 2 – 32,3 triệu đồng
[8]. Đây quả là một số tiền lớn so với mức thu nhập trung bình của người dân
tại thời điểm 2008 mới là 1024 USD tương đương với gần 16 triệu đồng [9].

Theo thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì
(CDC) năm 2009, ước tính hàng năm Hoa Kì phải chi một số tiền cho việc
điều trị NKBV là từ 28 đến 48 tỷ USD [10] (tương đương từ 378.000 tỷ đến
816.000 tỷ đồng), cao hơn tổng ngân sách nhà nước Việt Nam chi cho Đầu tư
phát triển và phát triển kinh tế xã hội năm 2008 (494.600 tỷ đồng) [11]. Nhiều
nghiên cứu tiến hành tại các bệnh viện ở Hoa Kì cho thấy, NKBV kéo dài
thêm thời gian nằm viện trung bình từ 7,4 đến 9,4 ngày [12].
Người bệnh mắc NKBV đòi hỏi nhu cầu chăm sóc và điều trị cao hơn do đó
làm tăng áp lực công việc cho các NVYT vốn đã làm trong tình trạng quá tải.


4

1.1.2.2. Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật.
NKBV không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâm sàng, kinh tế mà
còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật, làm xuất hiện
những chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến tử vong
trong bệnh viện. Tại Đức, Italia và Bồ Đào Nha, tỷ lệ tử vong do NKBV lên
tới hơn 50% các trường hợp tử vong. Tại châu Á, các chủng loại vi khuẩn đa
kháng kháng sinh được xác định là nguyên nhân gây ra tử vong từ 70 – 805
trường hợp lây nhiễm trong bệnh viện. Theo giáo sư Xiao Yonghong của
viện dược lí lâm sàng của trường Đại học Bắc Kinh, tỷ lệ lây nhiễm MRSA
trong các bệnh viện Trung Quốc đã tăng từ 30 – 70% [13].
Ngoài ra, NKBV còn làm tăng tỷ lên tử vong và tăng các biến chứng
cho người bệnh. Các NKBV là nguyên nhân gây tử vong cho 99.000 người
bệnh tại Hoa Kì năm 2002 [10]. Không chỉ gây biến chứng nặng nề cho
người bệnh, là nguy cơ lây nhiễm cho NVYT, NKBV còn làm giảm chất
lượng điều trị và uy tín của bệnh viện [14].
1.1.3. Đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1.3.1. Truyền bệnh qua giọt bắn: Kính thước > 5micromet.

Khi hắt hơi, ho, nói. Phát tán gần (< 1m). Chiếm xấp xỉ 9% các loại NKBV.
1.1.3.2. Truyền bệnh qua không khí: Kích thước < 5micromet
Vi khuẩn có thể phát tán xa và lan truyền trong không khí. Chiếm xấp
xỉ 1% các loại NKBV.
1.1.3.3. Truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với da, với dịch cơ thể
Chủ yếu phát tán qua bàn tay hoặc dụng cụ y tế. chiếm trên 90% các loại NKBV:
- Bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc mang vi khuẩn định cư
 NVYT tiếp xúc hoặc bị văng bắn máu dịch thể, chất bài tiết nhiễm
khuẩn (kể cả giọt nhỏ hoặc giọt khí dung đường hô hấp) và làm lan tryền các
chất ô nhiễm này tới bề mặt môi trường hoặc bệnh nhân khác.


5
 NVYT tiếp xúc đồ vật/dụng cụ bị ô nhiễm của bệnh nhân, người nhà
bệnh nhân hoặc các NVYT khác như: đồ vải, khăn trải giường, khăn mổ, quần
áo nhân viên, trang thiết bị vệ sinh, chậu rửa, bồn tắm và nhất là bô vệ sinh.
 NVYT sử dụng các dụng cụ và thiết bị phục hồi chức năng trên bệnh nhân.
- NVYT làm ô nhiễm các vị trí trên cơ thể bệnh nhân mà vi sinh vật dễ
xâm nhập (vị trí đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, hệ thống máy thở).
- NVYT mắc hoặc mang vi khuẩn định cư và trở thành người mang
mầm bệnh tới bệnh nhân [14].
1.1.4. Mối liên quan giữa NKBV và bàn tay
Bàn tay được xem là loại phương tiện chính để lan truyền, phát tán
mầm bệnh và là nguồn gốc gây ra từ 40- 70% những trường hợp NKBV.
“Bàn tay nhiễm khuẩn”, “bàn tay hữu trùng” bao gồm: tay của bệnh nhân,
tay của thầy thuốc, tay của người chăm sóc và khách đến thăm. Bởi vậy, vệ
sinh bàn tay là vấn đề cốt lõi nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh [15].
Số lượng khuẩn lạc được cấy trên đầu ngón tay của NVYT [16]:
+ Bàn tay của NVYT ô nhiễm 300 khuẩn lạc sau các thao tác tiếp xúc
với dịch cơ thể: đặt đường truyền tĩnh mạch, chăm sóc đường thở, sau khi

tiếp xúc với chất bài tiết của người bệnh.
+ Bàn tay NVYT ô nhiễm 100 khuẩn lạc sau các thao tác xoay trở bệnh
nhân, bắt mạch, đo huyết áp, đo nhiệt độ, động chạm vào người bệnh.
Sự ô nhiễm môi trường từ ban tay: bàn tay gây ô nhiễm khi động chạm
vào bất kì bề mặt nào trong buồng bệnh. Một số vi khuẩn và virus có thể
sống từ 20 phút đến hơn 2 giờ trên các bề mặt môi trường trong bệnh viện
1.2. Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay
Trong suốt thế kỉ thứ XIX, ở Châu Âu và Mĩ, 25% bà mẹ sinh con tại
bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản. Năm 1943, bác sĩ Oliver Wendell
Holmes yêu cầu một bác sĩ của khoa sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc một


6

tháng sau 2 trường hợp bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ
sinh bàn tay của bác sĩ đó. Ý kiến đó của ông đã bị nhiều bác sĩ cùng thời
phản đối [2].
Vào những năm 1840, bác sĩ Ignaz Semmeelweis (1818-1865) công tác
tại bệnh viện đa khoa Vienne (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tỷ lệ tử vong
ở các bà mẹ sau sinh con ở hai khoa sản của bệnh viện. Năm 1846,
Semmelveis nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa sản của bệnh viện, cùng
thực hành một kĩ thuật rửa tay. Khoa thứ nhất là khoa thực hành của nhân
viên y khoa, nơi mà chỉ có các bác sĩ và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử
vong do sốt hậu sản là 13,10%, tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2
là khoa hướng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh (bao gồm các nữ hộ sinh và học
sinh hộ sinh) có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2,03%. Ông quan sát
và thấy rằng các bác sĩ và các sinh viên y khoa thường không rửa tay sau
mỗi lần thăm khám bệnh nhân, thậm chí sau khi mổ tử thi bệnh nhân. Ông
cho rằng nguyên nhân sốt hậu sản là do bàn tay không rửa của các bác sĩ và
các sinh viên y khoa chứa tác nhân gây bệnh. Ông đã đề xuất sử dụng dung

dịch nước vôi trong (chứa chlorine) để rửa tay vào thời điểm chuyển tiếp sau
mổ tử thi sang thăm khám bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong vủa các bà mẹ đã giảm
từ 12,24% xuống còn 2,38%. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều người cho
rằng khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh của
Semmelveis là quá nhiều và không bác sĩ nào chấp nhận đôi bàn tay của họ
chính là nguyên nhân gây tử vong hậu sản. Một số khác thì cho rằng kết quả
nghiên cứu của ông là thiếu bằng chứng khoa học [2].
Năm 1879, tại một hội thảo khoa học tại Paris, bác sĩ Louis Pasteur đã
lên tiếng: “nguyên nhân gây tử vong ở những bà mẹ bị nhiễm trùng hậu sản
chính là các bác sĩ đã sử dụng bàn tay khám các bà mẹ bị bệnh rồi khám các
bà khỏe mạnh”. Sau đó, ông đã đưa ra lý thuyết về “Mầm bệnh” và phương


7

pháp diệt khuẩn Pasteur được sử dụng tới ngày nay. Trong những năm đó,
khuyến cáo rửa tay đã gặp rất nhiều khó khăn bởi thiếu phương tiện rửa tay,
thiếu nước, sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trong khi đó NVYT
rất thiếu kiến thức về vệ sinh bàn tay. Điều đó đã giải thích cho sự phản ứng
của các bác sĩ trước khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với những
nguyên nhân khác nhau, họ cho rằng rửa tay như vậy là quá nhiều [2].
Năm 1910, bác sĩ Rosephine Backer (Hoa Kì) đã tổ chức khóa tập huấn
đầu tiên giảng dạy về vệ sinh bàn tay cho những cán bộ y tế chăm sóc bệnh
nhi. Năm 1992, một báo cáo khoa học của New England công bố kết quả
nghiên cứu về rửa tay tại khoa hồi sức cấp cứu. Báo cáo cho thấy, mặc dù đã
áp dụng những biện pháp giáo dục, và giám sát đặc biệt, nhưng tỷ lệ tuân thủ
rửa tay của cán bộ y tế chỉ xấp xỉ 30% và tỷ lệ cao nhất chỉ đạt 48%. Cũng
năm đó Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kì cho
biết tỷ lệ NKBV dao động từ 5-15% tại các bệnh viện, điều này dẫn đến
nguy cơ nhiễm khuẩn trên nhân viên y tế và năm 1993 đã có 11 nhân viên y

tế mắc bệnh viêm gan A do không rửa tay sau khi tiếp xúc với 1 trong 2
bệnh nhân viêm gan A [2].
Trong những năm 1975 và 1985, CDC đã xuất bản hướng dẫn chính
thức về thực hành rửa tay trong các bệnh viện. NVYT được khuyên cáo rửa
tay bằng xà phòng trung tính giữa các lần tiếp xúc với người bệnh và rửa tay
bằng xà phòng khử khuẩn trước và sau khi thước hiện các thủ thuật xâm lấn
hoặc khi chăm sóc người bệnh ở các khu vực có nguy cơ cao mắc NKBV.
Khử khuẩn bằng cồn được áp dụng ở những nơi không có bồn rửa tay [12].
Năm 2002, CDC yêu cầu các bệnh viện trên toàn nước Mỹ khuyến
khích NVYT khử khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn trong mọi thao tác
chăm sóc, điều trị người bệnh [12]. Năm 2009, tuân thủ rửa tay được đưa
vào nội dung Thông tư 18/2009/BYT-TT hướng dẫn tổ chức thực hiện công
tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh [6].


8

1.3. Tầm quan trọng của rửa tay
1.3.1. Bàn tay là vật trung gian truyền bệnh
Nhân viên y tế hằng ngày dùng bàn tay là công cụ để khám chữa bệnh
và chăm sóc người bệnh, do đó bàn tay của cán bộ y tế thường xuyên tiếp
xúc với da, máu, dịch sinh học và dịch tiết của người bệnh. Các vi khuẩn gây
bệnh từ bệnh nhân truyền qua tay của NVYT, làm cho bàn tay của NVYT là
nguồn chứa các vi khuẩn gây bệnh tiềm năng [1].
5 bước bàn tay phát tán mầm bệnh:
- Mầm bệnh định cư trên da người bệnh và bề mặt các đồ vật;
- Mầm bệnh bám vào da tay của NVYT;
- Mầm bệnh sống trên da tay của NVYT;
- Rửa tay ít dẫn đến da tay nhiễm khuẩn;
- Da tay nhiễm khuẩn phát tán mầm bệnh sang người bệnh hoặc đồ vật [1].

Trong một nghiên cứu được thực hiện ngẫu nhiên trên 77 bàn tay của
NVYT tại bện viện Chợ Rẫy- TP HCM cho kết quả, trung bình có 276,378
vi khuẩn/cm², trong đó: bàn tay của bác sĩ chứa 275,110 vi khuẩn/cm², bàn
tay điều dưỡng có chứa 126,875 vi khuẩn/cm² [1].
1.3.2. Hiệu quả của rửa tay và mối liên quan với nhiễm khuẩn bệnh viện
Vệ sinh bàn tay đúng cách sẽ làm loại bỏ hầu hết lớp vi sinh vật
gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh. NKBV lây truyền qua
một số con đường, trong đó lây truyền thông qua bàn tay của NVYT là
phổ biến nhất [17].
NKBV gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ với bệnh
nhân mà còn với nhân viên y tế. Sự tuân thủ rửa tay của NVYT (như rửa tay với
nước và xà phòng, rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn) được coi là
biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa hiệu quả NKBV [17].


9

Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh bằng dung dịch có chứa cồn
là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh
trong các cơ sở y tế. Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ từ năm 1994 đến năm 1997
trên 20.000 cơ hội rửa tay của NVYT tại bệnh viện Geneva đã cho thấy: khi
tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tăng từ 48% (1994) lên 66% (1997) thì tỷ lệ
NKBV giảm từ 16,9% (1994) xuống còn 6,9% (1997) [5]. Năm 2004,
nghiên cứu của Won SP và cộng sự tại trường Đại học Y quốc gia Đài Loan
đã chỉ ra rằng khi tỷ lệ tuân thủ rửa tay tăng từ 43% tới 80% thì tỷ lệ NKBV
giảm từ 15,13% xuống còn 10,69% trên mỗi 1000 ngày điều trị của người
bệnh [18]. Tại Việt Nam, can thiệp làm tăng sự tuân thủ vệ sinh bàn tay của
NVYT cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỷ lệ NKBV từ
17,1% trước can thiệp xuống còn 4,8% sau can thiệp [19].
Đánh giá được tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay trong việc phòng

ngừa và giảm bớt tỷ lệ NKBV, từ năm 1996 Bộ Y tế đã ban hành Quy trình
rửa tay thường quy có minh họa bằng hình ảnh. Năm 2007, dựa trên hướng
dẫn mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới về phương pháp rửa tay thường quy
và sát khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn, Bộ Y tế đã mời các chuyên gia
y tế và chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn sửa đối quy trình cho phù hợp với
điều kiện của Việt Nam và ban hành công văn số 7517/BYT-Đtr ngày 12
tháng 10 năm 2007 đề nghị các Sở Y tế, các đơn vị tổ chức cho cán bộ, nhân
viên bệnh viện học tập và thực hiện theo hướng dẫn mới và theo quy trình
rửa tay bằng hình ảnh ở những vị trí thuận lợi để NVYT thực hiện theo quy
định [20]. Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 18/2009/TT-BYT:
Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác KSNK tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Điều 1 của Thông tư quy định “Thầy thuốc, NVYT, học sinh, sinh viên thực
tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay theo đúng chỉ định
và đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người bệnh và


10

người nhà người bệnh, khách đến thăm phải rửa tay theo quy định và hướng
dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh” [6].
Các thời điểm NVYT bắt buộc phải rửa tay bao gồm:
(1) Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
(2) Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
(3) Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
(4) Sau khi tiếp xúc với máu và dịch thể cơ thể của bệnh nhân
(5) Sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh bệnh nhân.
Quy trình VSBT của NVYT với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát
khuẩn tay có chứa cồn gồm 6 bước như hình vẽ sau:

1.4. Các nghiên cứu về vệ sinh bàn tay của NVYT

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu được thực
hiện tại các bệnh viện nhằm đánh giá tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT.


11

1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới
Tuân thủ vệ sinh bàn tay phòng tránh được NKBV, tuy nhiên tỷ lệ tuân
thủ rửa tay của các NVYT còn rất thấp. Tại Hoa Kì, một số nghiên cứu về tỷ
lệ này được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1991 tới năm 2000 cho
thấy, tỷ lệ tuân thủ rửa tay chỉ đạt từ 29% - 40% [21].
Năm 2010, nghiên cứu của B.Allegranzi và cộng sự tại 47 quốc gia cho
thấy tỷ lệ tuân thủ rửa tay của mẫu nghiên cứu là 60.4% [21].
Nghiên cứu nổi tiếng của Pitte và cộng sự [22], tại Thụy Sĩ thì 48%
điều dưỡng tuân thủ rửa tay thường quy và sau 3 năm có chương trình can
thiệp thì tỷ lệ tuân thủ rửa tay thường quy đã tăng lên tới 66%.
Một nghiên cứu tại Áo và Đức cho biết trong số các nhân viên y tế
được phỏng vấn thì 44% bác sĩ và 22% y tá không hề biết về quy định vệ
sinh bàn tay của bệnh viện, 45% bác sĩ và y tá không quan tâm tới thực hành
vệ sinh bàn tay [5]
Còn tại Thổ Nhĩ Kì, khi được hỏi về rửa tay thường quy đa số các điều
dưỡng lâm sàng không đạt kiến thức liên quan tới việc VSBT. Phần lớn các
điều dưỡng đều báo cáo rằng họ luôn luôn tuân thủ rửa tay sau khi tiếp xúc
với bệnh nhân hay các chất thải, máu/dịch cơ thể. Các điều dưỡng đều tán
thành việc phải rửa tay thường quy một cách thường xuyên nhưng thực tế họ
không thể làm được điều này vì thiếu cơ sở vật chất [23].
Năm 2002, tại Italia, Nobile và cộng sự đã tiến hành đánh giá kiến thức,
thái độ và thực hành VSBT của các NVYT tại các khoa hồi sức tích cực của
24 bệnh viện vùng Campania và Calabria. Kết quả cho thấy 53,2% NVYT
có kiến thức đúng, tỉ lệ có thái độ tích cực về VSBT là 96,8%, thái độ tích

cực của nhóm NVYT có trình độ học vấn cao và nhóm nữ, lớn tuổi cao hơn
một cách có ý nghĩa so với các nhóm khác. Trong nghiên cứu này tỉ lệ tuân
thủ rửa tay của NVYT tại thời điểm trước khi chăm sóc người bệnh đạt 60%


12

và sau khi chăm sóc người bệnh đạt 72,5%. Tỉ lệ này ở nhóm nữ NVYT cao
hơn một cách có ý nghĩa so với các nhóm khác [24].
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Theo điều tra về tình hình thực hiện các biện pháp dự phòng cơ bản tại
bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện khu vực phía Bắc được công bố
ngày 17/3/2007. Tại bệnh viện Bạch Mai: chỉ có 2,6% nhân viên y tế rửa tay
thường quy trước khi thăm khám bệnh nhân và 4,2% rửa tay thường quy
trước khi chuyển từ thao tác bẩn sang thao tác sạch trên cùng một bệnh nhân.
Tỷ lệ rửa tay thường quy trong ngày của các NVYT còn quá thấp, chỉ 3 – 5
lần/ngày [25]. Thạc sĩ Trần Đức Mục – Phó Vụ trưởng Vụ điều trị (bộ Y tế)
cho biết chỉ có 17% NVYT ở Việt Nam rửa tay thường quy thường xuyên và
đúng cách [26].
Kết quả khảo sát trong năm 2009 tại 29 khoa lâm sàng thuộc khối ngoại,
sản, cấp cứu của 9 bệnh viện tuyến Trung ương và các tỉnh khu vực phía Bắc
cho thấy: hơn 58% NVYT không trả lời đúng các câu hỏi về VSBT [25].
Còn trong lễ phát động “Bàn tay sạch” được tổ chức tại bệnh viện Nhi
Trung ương, 300 NVYT có mặt đều không nắm được quy trình rửa tay
thường quy do bộ Y tế quy định. Những NVYT làm sai quy trình đều không
cảm thấy gò bó khi được yêu cầu thực hiện lại [27].
Nghiên cứu về việc tuân thủ rửa tay thường quy tại bệnh viện Saint Paul và
Thanh Nhàn năm 2007 cho thấy, tỷ lệ bác sĩ và điều dưỡng không rửa tay lần
nào chiếm tỷ lệ 58,3%. Tỷ lệ NVYT rửa tay khi có cơ hội chỉ là 12,2%. [28].
Khoảng 10 năm trở lại đây, vệ sinh bàn tay của NVYT được chú trọng

hơn tại Việt Nam, do đó đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Năm 2005, nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự đã thực hiện
tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc cho thấy tỷ lệ NVYT nhận thức về


13

VSBT chưa tốt ở mọi đối tượng lứa tuổi. Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt
Hùng này NVYT có nhận thức tốt về VSBT chỉ đạt 41.9% [29].
Một nghiên cứu can thiệp của Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư và
cộng sự thực hiện năm 2005 đã cho thấy, trước can thiệp tỷ lệ TTRT của
NVYT chỉ là 6,3%. Sau 4 tháng tổ chức chiến dịch vận động NVYT tăng
cường vệ sinh bàn tay, tỷ lệ TTRT đã tăng lên 65% [30].
Năm 2010, Đặng Thị Vân Trang đã khảo sát tỷ lệ TTRT theo 5 thời
điểm tại bệnh viện Chợ Rẫy sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. Kết
quả cho thấy tỷ lệ TTRT của NVYT trung bình là 25,7%, tỷ lệ TTRT ở điều
dưỡng là 67,55% cao hơn so với bác sỹ 24,65%, kỹ thuật viên 3,1% và các
nhân viên khác 4,8%. Tỷ lệ TTRT lần lượt là 17,0% trước khi tiếp xúc với
bệnh nhân, 31,8% trước thao tác vô khuẩn, 56,75% sau tiếp xúc dịch,
29,25% sau tiếp xúc với bệnh nhân và 12,35% sau khi chạm vào môi trường
xung quanh bệnh nhân. Tỷ lệ TTRT khác nhau ở khoa Hồi sức 36,1%, các
khoa Nội 21,6% và các khoa Ngoại 28,4% [31].
Năm 2010, theo điều tra tại bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy phần lớn
nhân viên y tế có thái độ tuân thủ rửa tay rất tốt: 63,8% cho là luôn luôn
và 31,4% cho là thường xuyên phải rửa tay khi có cơ hội. Tuy nhiên, thực
tế chỉ có 17,6% là luôn luôn và 13,8% là thường xuyên thực hành đúng cơ
hội rửa tay [32].


14


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả điều dưỡng viên đang làm công tác trực tiếp chăm sóc người
bệnh tại 9 khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
2.1.1. Cơ mẫu
n = 61.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
Là điều dưỡng viên đang làm công tác chăm sóc trực tiếp người bệnh
tại các khoa lâm sàng.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Điều dưỡng trưởng
- Điều dưỡng viên đang trong thời gian nghỉ phép.
- Học viên
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang
2.2.2 Công cụ nghiên cứu
- Bộ phiếu nghiên cứu đã được thiết kế sẵn (phần phụ lục)
- Biểu mẫu 1: Bộ phiếu câu hỏi điều tra về kiến thức về VSBT.
- Biểu mẫu 2: Giám sát sự tuân thủ VSBT khi thực hiện chăm sóc
người bệnh.
- Phương tiện thực hiện VSBT thường quy: nước và hóa chất tại các
khoa lâm sàng


15

2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá

2.2.3.1. Điểm kiến thức về VSBT
Đánh giá qua phỏng vấn điều dưỡng bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn, thực
hiện phỏng vấn kiến thức trước khi thực hiện đánh giá tỷ lệ tuân thủ rửa tay.
- Nội dung đánh giá bao gồm: 14 câu hỏi lựa chọn đáp án đúng trong
đó 17 câu tính điểm. Nội dung bộ câu hỏi:
 Kiến thức về tác nhân gây NKBV
 Kiến thức về tác dụng của rửa tay thường quy
 Kiến thức về các bước quy trình rửa tay thường quy: 6 bước của quy
trình rửa tay thường quy
 Kiến thức về các thời điểm rửa tay thường quy: 5 cơ hội rửa tay thường quy.
 Kiến thức về phương thức rửa tay.
 Phương thức rửa tay thường quy của điều dưỡng viên
 Phương pháp đánh giá
< 9 điểm

: Không đạt

9 – 11 điểm : Trung bình
≥ 12 điểm

: Tốt

2.2.3.2. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay
- Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của điều dưỡng viên trong thời gian nghiên cứu.
- Tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo thời điểm tiếp xúc với người bệnh.
+ Trước khi tiếp xúc bao gồm các cơ hội: trước khi chuẩn bị dụng cụ
chăm sóc người bệnh/làm thủ thuật xâm lấn, đi găng sạch.
+ Sau khi tiếp xúc bao gồm các cơ hội: sau khi chăm sóc người bệnh,
tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ, máu, dịch và chất bài tiết của người bệnh, làm
thủ thuật, tháo găng sạch, khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên

cùng một người bệnh.


16

- Mối liên quan giữa tỷ lệ tuân thủ rửa tay với một số yếu tố:
+ Nhóm khoa: 3 nhóm
 Nhóm 1: Sản, Ngoại, HSCĐ
 Nhóm 2: Nội, Nhi, Lão, Ngũ quan
 Nhóm 3: PHCN, Châm cứu
+ Thời gian trong ngày: sáng/chiều
- Đánh giá bằng quan sát trực tiếp điều dưỡng thực hiện các thao tác CSBN
trong buồng bệnh, trong giờ làm việc hành chính theo hai ca sáng, chiều.
- Đối với mỗi thao tác cần VSBT, điều dưỡng chỉ được ghi nhận có
VSBT thường quy khi rửa tay bằng nước xà phòng/dung dịch khử khuẩn
hoặc khử khuẩn tay bằng cồn/dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
- Khi thực hiện nhiều thao tác kế tiếp nhau trong buồng bệnh. Một lần thực
hiện VSBT sẽ được tính thành hai: sau thao tác này và trước thao tác kế tiếp.
- Số cơ hội VSBT được tính bằng tổng số cơ hội khi tiếp xúc với bệnh
nhân và chuẩn bị dụng cụ.
- Cơ hội VSBT khi tiếp xúc với bệnh nhân gồm: trước và sau mỗi thao
tác chăm sóc người bệnh với các thủ thuật không xâm lấn: tiêm, truyền, thay
băng, xét nghiệm, phát thuốc, đo dấu hiệu sinh tồn…
- Số lần tuân thủ VSBT cũng được tính tương tự.
- Thực hiện khảo sát sau khi thông báo với với phòng điều dưỡng về
quy trình thực hiện nghiên cứu, không thông báo với đối tượng nghiên cứu
để tránh sai số khi khảo sát.
- Tổng số lượng cơ hôi VSBT được tính bằng số lượng cơ hội quan sát
trực tiếp điều dưỡng viên CSBN trong buồng bệnh, trong giờ làm việc hành
chính theo hai ca sáng, chiều, trong thời gian tiến hành nghiên cứu.



17

2.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu:
12/2014 – 5/2015
2.4. Địa điểm nghiên cứu
9 khoa lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
2.5. Phương pháp nhập và xử lí số liệu
Dữ liệu được mã hóa, nhập vào máy tính, xử lí bằng phần mềm SPSS
19.0. Kiểm định bằng Test “2”, T-test độ tin cậy 95% (p<0,05).
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Thống nhất và đồng ý của điều dưỡng viên.
- Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích nghiên cứu
và tự nguyện của đối tượng.
- Thông tin cá nhân về đối tượng được giữ bí mật bằng cách mã hóa.
- Nghiên cứu không có tác động nào có nguy cơ gây hại đến đối tượng
nghiên cứu.


18

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Phân loại tuổi

n


%

≤ 35 tuổi

48

78,6

> 35 tuổi

13

21,3

̅
X ± SD

32,6 ± 8,9

Nhận xét: Tuổi trung bình các điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu là
32,6±8,9 tuổi, trong đó độ tuổi ≤ 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn 78,6% (48/61)
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Giới

n

%


Nam

3

4,9

Nữ

58

95,1

Nhận xét: Nhóm tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nữ giới chiếm đa số
95,1% (58 điều dưỡng viên), nam giới chỉ có 4,9% (3 điều dưỡng viên).


×