ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA LUẬT
K15504T
----------
LUẬT TÀI CHÍNH
CHỦ ĐỀ 2
PHÂN PHỐI NGUỒN THU VÀ NHIỆM VỤ CHI
NGÂN SÁCH CÁC CẤP
Giảng Viên Hướng Dẫn: Thầy Phan Phương Nam
Thành phố Hồ Chí Minh, 2018
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Các khái niệm cơ bản và sự cần thiết trong việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ giữa các cấp
ngân sách nhà nước ................................................................................................................. 2
1.1. Thu ngân sách nhà nước ............................................................................................... 2
Khái niệm ..................................................................................................................... 2
Đặc điểm....................................................................................................................... 2
Bao gồm........................................................................................................................ 3
Phân loại các khoản thu ngân sách nhà nước ............................................................. 3
1.2. Chi ngân sách nhà nước ............................................................................................... 4
Khái niệm ..................................................................................................................... 4
Đặc điểm....................................................................................................................... 4
Bao gồm........................................................................................................................ 5
Phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước .............................................................. 5
1.3. Phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách và sự cần thiết phải phân phối nguồn thu,
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ........................................................................... 6
Khái niệm phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách ................................................ 6
Sự cần thiết phải phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ........... 6
2. Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ............................... 7
3. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương ........................................................... 9
3.1. Nguồn thu của ngân sách trung ương ........................................................................... 9
3.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương ...................................................................... 10
4. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương .......................................................... 11
4.1. Nguồn thu của ngân sách địa phương .......................................................................... 11
4.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương...................................................................... 12
4.3. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương................ 12
5. Số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các
khoản thu giữa các cấp ngân sách ........................................................................................... 13
5.1. Số bổ sung cân đối ngân sách ....................................................................................... 13
5.2. Số bổ sung có mục tiêu................................................................................................. 14
5.3. Tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ........................ 16
6. Thẩm quyền quyết định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữua ngân sách các cấp .......... 18
7. Bất cập và một số đề xuất ....................................................................................................... 20
7.1. Mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương ............................. 20
7.2. Tác động ....................................................................................................................... 23
Tác động tích cực ......................................................................................................... 23
Hạn chế......................................................................................................................... 24
7.3. Đề xuất ......................................................................................................................... 26
LỜI KẾT ....................................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 28
DANH SÁCH NHÓM .................................................................................................................. 29
LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước là một tổ chức quyền lực với nhiều hệ thống các cơ quan chức năng, giữ nhiệm vụ tổ
chức và quản lý xã hội. Để duy trì sự vận hành hệ thống các cơ quan này cũng như để thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà nước cần có nguồn lực về tài chính. Tuy nhiên nhà nước
lại không thể trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chính vì thế, hoạt động thu ngân sách
nhà nước ra đời tạo nguồn thu cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt của xã hội, duy
trì hoạt động của các cơ quan chức năng trên và nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước về tổ
chức và quản lý xã hội. Hoạt động chi ngân sách nhà nước nhằm sử dụng các khoản thu vào
những mục đích được pháp luật quy định.
Trong bài tiểu luận này, nhóm tìm hiểu và nghiên cứu nội dung chính về việc phân phối nguồn
thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách nhà nước. Bao gồm cả những nội dung như nguyên
tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách nhà nước, xác
định số bổ sung ngân sách, số bổ sung mục tiêu, tỷ lệ phần trăm % phân chia các khoản thu giữa
các cấp ngân sách, v.v.
Mọi ý kiến đóng góp đều được nhóm ghi nhận và tiếp thu.
Trang | 1
1.
Các khái niệm cơ bản và sự cần thiết trong việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ giữa
các cấp ngân sách nhà nước
1.1. Thu ngân sách nhà nước
Khái niệm
Như đã biết, nhà nước để duy trì hoạt động hệ thống các cơ quan chức năng cũng
như để thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý xã hội thì cần có nguồn lực về tài
chính nhất định. Nhưng nhà nước không tự tạo ra của cải vật chất cho xã hội một
cách trực tiếp, nên hoạt động thu ngân sách nhà nước ra đời như một công cụ tập
trung lượng tiền cần thiết vào tay nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các
chức năng trên. Có thể nói, thu ngân sách nhà nước tạo ra tiền đề kinh tế đảm bảo sự
vận hành các chức năng của nhà nước. Hoạt động thu ngân sách giúp nhà nước đáp
ứng được các nhu cầu chi tiêu của mình.
Thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội theo quy
định của pháp luật để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước.1
Đặc điểm
Về cơ bản, hoạt động thu ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động thu ngân sách nhà nước được thực hiện trong khuôn khổ của
pháp luật. Nhà nước ban hành văn bản pháp luật quy định về hình thức và nội dung
thu. Trên thực tiễn, nếu phát sinh các khoản thu mới cần bổ sung thì các khoản thu
này đều phải được luật hóa, được quy định trong nội dung thu. Việc thực hiện hoạt
động thu ngân sách nhà nước cũng phải được nhà nước tuân thủ theo các quy định đã
được ban hành, không được tự ý đặt ra những khoản thu trái luật.
Thứ hai, hoạt động thu ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế và
mức độ phát triển của nền kinh tế. Giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ là cở sở chủ
yếu của hoạt động thu ngân sách nhà nước. Các chỉ số tăng trưởng kinh tế (GDP,
GNP hay PCI) là những chỉ tiêu chủ yếu chi phối tỷ lệ giá trị sản phẩm xã hội mà nhà
nước có thể tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Đây là những yếu tố quan trọng
Chủ biên Nguyễn Văn Tuyến, Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, NXB. Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2017,
trang 76.
1
Trang | 2
quyết định mức động viên vào ngân sách nhà nước thông qua hoạt động thu ngân
sách.2
Thứ ba, hoạt động thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế pháp
lý: bắt buộc và tự nguyện. Trong đó, bắt buộc là cơ chế chủ yếu, tập trung vào các
khoản thu về thuế, phí, lệ phí. Cơ chế tự nguyện được áp dụng trong những trường
hợp huy động viện trợ nước ngoài hay các khoản đóng góp tự nguyện trong nước.
Thứ tư, hoạt động thu ngân sách nhà nước gồm hai nhóm chủ thể: (1) chủ thể đại
diện nhà nước thực hiện quyền thu; và (2) chủ thể đóng góp khoản thu. Nhóm (1) bao
gồm các cơ quan như cơ quan tài chính, cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước và
các cơ quan khác được Bộ Tài chính ủy quyền. Nhóm (2) bao gồm các tổ chức, cá
nhân có nghĩa vụ bắt buộc nộp các khoản thu luật định và tự nguyện đóng góp cho
nhà nước.
Bao gồm
Căn cứ Khoản 1, Điều 5, Luật Ngân Sách Nhà Nước (“Luật NSNN”) năm 2015, thu
ngân sách nhà nước bao gồm:
Toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí;
Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực
hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản
phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính Phủ các nước, các tổ chức, cá
nhân ở ngoài nước cho Chính Phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 NĐ 163/2016/NĐ-CP.
Phân loại các khoản thu ngân sách nhà nước
Chủ biên Nguyễn Văn Tuyến, Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, NXB. Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2017,
trang 77.
2
Trang | 3
Căn cứ vào nội dung kinh tế, có thể phân thành các khoản thu mang tính chất thuế và
các khoản thu không mang tính chất thuế. Ví dụ các khoản thu mang tính chất thuế:
thuế, phí, lệ phí. Ví dụ các khoản thu không mang tính chất thuế: thu viện trợ từ
Chính Phủ các nước, thu từ đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
Căn cứ vào tính chất pháp lý, có thể phân thành các khoản thu bắt buộc và các khoản
thu tự nguyện. Ví dụ các khoản thu bắt buộc: thuế, phí, lệ phí. Ví dụ các khoản thu tự
nguyện: thu viện trợ từ Chính Phủ các nước, thu từ đóng góp tự nguyện của tổ chức,
cá nhân.
Căn cứ vào mức độ định kỳ, có thể phân thành các khoản thu thường xuyên và các
khoản thu không thường xuyên. Ví dụ các khoản thu thường xuyên: thuế, phí, lệ phí.
Ví dụ các khoản thu không thường xuyên: thu viện trợ từ Chính Phủ các nước, thu từ
đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
Căn cứ vị trí nơi phát sinh nguồn thu, có thể phân thành thu trong nước và thu ngoài
nước. Ví dụ thu trong nước: thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Ví dụ thu
ngoài nước: thu các khoản trợ giúp nước ngoài.
1.2. Chi ngân sách nhà nước
Khái niệm
Nếu hoạt động thu ngân sách nhà nước là huy động giá trị tiền tệ hình thành nên quỹ
ngân sách thì chi ngân sách nhà nước là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn
đã thu được từ quỹ ngân sách.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân
sách nhà nước để chi vào những mục đích khác nhau.3 Hay có thể nói, chi ngân sách
nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách
nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo nhà nước thực hiện các
chức năng của mình.
Đặc điểm
Chủ biên Nguyễn Văn Tuyến, Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, NXB. Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2017,
trang 82.
3
Trang | 4
Về cơ bản, chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế
hoạch chi, phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Theo Điều
19 và Điều 30 Luật NSNN năm 2015, mọi hoạt động chi ngân sách phải được thực
hiện trên cơ sở quyết định của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Thứ hai, chi ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu tài chính cho sự vận hành bộ máy
nhà nước. Điều này được thể hiện tại Khoản 3 Điều 36 và Khoản 2 Điều 38 Luật
NSNN năm 2015, mục tiêu chi cho hoạt động của bộ máy nhà nước đảm bảo thực
hiện các chức năng của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng.
Thứ ba, hoạt động chi ngân sách nhà nước được thực hiện giữa hai chủ thể: (1) chủ
thể đại diện nhà nước quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà
nước; và (2) chủ thể sử dụng ngân sách. Nhóm (1) gồm Bộ Tài chính, Sở Tài chính vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng tài chính quận, huyện, xã thuộc
tỉnh, thành phố, Sở Kế hoạch đầu tư và kho bạc nhà nước. Nhóm (2) gồm ba loại: các
cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp; các chủ dự án.
Bao gồm
Căn cứ Khoản 2, Điều 5, Luật NSNN năm 2015, chi ngân sách nhà nước bao gồm:
Chi đầu tư phát triền;
Chi dự trữ quốc gia;
Chi thường xuyên;
Chi trả nợ lãi;
Chi viện trợ;
Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 NĐ 163/2016/NĐ-CP.
Phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước
Trang | 5
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động có sử dụng kinh phí ngân sách, có thể phân thành: chi
phát triển, chi quản lý hành chính, chi quốc phòng, an ninh, chi cho giáo dục, y tế.
Căn cứ mức độ định kỳ, có thể phân thành các khoản chi thường xuyên và chi không
thường xuyên. Ví dụ cho các khoản chi thường xuyên: chi cho sự nghiệp giáo dục,
đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao. Ví dụ cho các khoản chi
không thường xuyên: chi cho đầu tư phát triển kinh tế, chi trả nợ gốc và các khoản
tiền do Chính Phủ vay, chi viện trợ.
1.3. Phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách và sự cần thiết phải phân phối nguồn
thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
Khái niệm phân phối nguôn thu, chi giữa các cấp ngân sách
Phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước là việc xác định
mỗi cấp ngân sách được tập trung những nguồn thu và mức độ tập trung ngân sách
đồng thời đề ra nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách. Theo quy định của Luật
NSNN, Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phân phối thu, chi
giữa các cấp ngân sách. Trong đó, Quốc hội quyết định khoản thu và nhiệm vụ chi
cho ngân sách trung ương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nguồn thu và
nhiệm vụ chi cho các địa phương thuộc địa bàn tỉnh.
Sự cần thiết phải phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
Việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là cần thiết. Việc
phân phối nguồn thu cụ thể giúp định lượng được các khoản thu của từng địa phương
trên địa bàn chính quyền địa phương quản lý. Qua đó, dự đoán được khả năng tự đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của cấp ngân sách và phần còn thiếu mà ngân sách cấp trên phải
bổ sung cho cấp dưới nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của cấp ngân sách
đó hoặc nếu thừa thì bổ sung cho các địa phương khác.
Đề ra nhiệm vụ chi cụ thể cho các cấp ngân sách cũng góp phần giúp cho việc quản
lý và kiểm soát chi tiêu của cấp ngân sách đó để lên kế hoạch thu ngân sách kịp thời,
hợp lý.
Trang | 6
Nếu không quy định nhiệm vụ chi có thể dẫn đến không tận dụng được số bội thu ở
một số địa phương để điều động cho các địa phương khác đang trong tình trạng bội
chi. Kéo theo là việc ngân sách trung ương phải gánh chịu các khoản trợ cấp, chi bổ
sung cho địa phương bị bội chi, trong khi một số địa phương khác lại tồn quỹ ngân
sách.
Ngược lại, nếu không phân bổ nguồn thu sẽ dẫn đến tình trạng các địa phương bị hạn
chế tiềm năng và thế mạnh trong việc huy động các nguồn tài chính phục vụ cho mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Bên cạnh đó, nếu không phân
định nguồn thu, các địa phương sẽ ỷ lại vào sự ban phát của ngân sách trung ương,
nảy sinh tiêu cực, chi tùy tiện trong quá trình sử dụng ngân sách được trung ương cấp
để địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.
Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách giữa các cấp ngân
sách được xem như kim chỉ nam giúp định hướng trong quá trình phân phối nguồn thu và
phân giao nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. Hoạt động thu ngân sách và thực hiện
nhiệm vụ chi cần thiết được tuân thủ theo những nguyên tắc trên. Được quy định tại Điều 9
Luật NSNN năm 2015, có thể tóm lại thành ba nguyên tắc chính như sau:
Nguyên tắc thứ nhất: ngân sách trung trương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương
được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể (Khoản 1). Ngân sách trung ương giữ vai
trò chủ đạo. Ngân sách địa phương bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được
giao.
Cụ thể, theo Khoản 2 và Khoản 3, ngân sách trung ương phải đảm bảo thực hiện các nhiệm
vụ chi mang tính quốc gia, hỗ trợ các địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ
các địa phương theo Khoản 3 Điều 40 Luật NSNN năm 2015. Ngân sách địa phương phải
đảm bảo địa phương có thể chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh.
Nói đến vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, có thể thấy ngân sách trung ương được
sử dụng nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô.4 Ngân sách trung ương thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu
chi tiêu để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của quốc gia như an ninh, quốc phòng,
Chủ biên Nguyễn Văn Tuyến, Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, NXB. Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2017,
trang 91.
4
Trang | 7
ngoại giao cũng như thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn quốc. Bên
cạnh đó, vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương thể hiện qua việc ngân sách trung ương
hỗ trợ cho các địa phương chưa cân đối được ngân sách hay các địa phương khác theo quy
định của pháp luật, giúp cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách, chế độ mới do
cấp trên giao, hỗ trợ thực hiện các chương trình, các dự án lớn, đặc biệt quan trọng đối với
địa phương, ví dụ như hỗ trợ địa phương khắc phục thiên tai, bão lũ, thảm họa tại địa
phương.
Ngân sách địa phương không giữu vai trò chủ đạo, chỉ đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi
được giao một cách chủ động. Việc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách
địa phương cũng hết sức quan trọng. Chỉ khi được phân định nguồn thu cụ thể, ngân sách
địa phương mới có thể kịp thời lên kế hoạch hình thành quỹ ngân sách của địa phương
mình, làm tiền đề cho việc bố trí kinh phí ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
Nguyên tắc thứ hai, nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm
thực hiện (Khoản 4). Các cấp ngân sách tự đảm trách nhiệm vụ chi của cấp mình. Khi
nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách thay đổi do có phát sinh thêm chi thì cấp đó tự bố trí
nguồn kinh phí để thực hiện. Khoản 4 quy định rõ: việc ban hành chính sách, chế độ mới
làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính, phù hợp với khả năng
cân đối của ngân sách từng cấp, việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng
vốn ngân sách phải đảm bảo trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
Nguyên tắc trên còn thể hiện rõ ở chỗ, trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy
quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải
phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới để thực hiện (Khoản 5). Hiểu là, nhiệm vụ
chi của ngân sách cấp nào thì sử dụng kinh phí của cấp đó.
Khoản 9 cũng quy định rõ, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ
của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của
địa phương khác. Tuy nhiên, quy định cũng có ba trường hợp ngoại lệ. Cụ thể tại các Điểm
a, b, và c của Khoản 9.
Nguyên tắc thứ ba, quan hệ vật chất giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới thể
hiện qua việc phân chia một số khoản thu và việc điều tiết, bổ sung kinh phí. Khoản 6 quy
định, việc phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp
ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đảm bảo công bằng,
Trang | 8
phát triển cân đối giữa các vùng, địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) trên do Quốc hội quyết
định.
Việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm hai trường hợp: bổ sung
cân đối thu, chi ngân sách; và bổ sung có mục tiêu. Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách
được áp dụng khi ngân sách cấp dưới đã huy động hết nguồn lực mà vẫn không đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của mình. Trong khi đó, bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp
dưới thực hiện những mục tiêu nhất định.
Trong thời ký ổn định ngân sách, nếu nguồn thu ở các địa phương tăng thì địa phương
được sử dụng phần tăng thêm hàng năm để phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, trừ
trường hợp tăng thu do có dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách thì
phần tăng thu phải nộp cho ngân sách cấp trên. Trường hợp ngân sách địa phương hụt so
với dự toán do nguyên nhân khách quan, sau khi đã thực hiện điều chỉnh giảm một số
khoản chi và sử dụng các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương và chưa đảm
bảo được cân đối ngân sách thì ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách cấp dưới theo khả năng
của ngân sách cấp trên. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả
năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương nhằm giảm dần số bổ sung từ ngân sách
cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên.
3.
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
3.1. Nguồn thu của ngân sách trung ương
Được quy định chi tiết và cụ thể tại Điều 35 Luật NSNN năm 2015, Điều 13 Nghị
định 163/2016/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 342/2016/TT-BTC, các khoản thu của
ngân sách trung ương bao gồm hai nội dung lớn: các khoản thu ngân sách trung ương
hưởng 100% (Khoản 1); và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (Khoản 2).
Xuất phát từ vai trò chủ đạo như đã đề cập ở trên, ngân sách trung ương năm giữ các
nguồn thu quan trọng nhất để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng của
quốc gia.
Các khoản thu trung ương được hưởng toàn bộ bao gồm: những khoản thu từ các loại
thuế gián thu có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu ; từ các khoản thuế và thu từ
dầu khí; từ tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương, thu thập từ vốn góp của nhà
Trang | 9
nước, thu từ tiền viện trợ không hoàn lại của chính phủ Việt Nam; các khoản phí, lệ
phí do cơ quan nhà nước trung ương (trừ lệ phí trước bạ) và một số khoản thu khác
theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu trung ương và địa phương được hưởng theo tỉ lệ phần trăm gồm các
loại thuế gián thu không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu; một vài loại thuế
trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhâp doanh nghiệp từ hoạt
động dầu khí), thuế thu nhập cá nhân.
3.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
Được quy định tại Điều 36 Luật NSNN năm 2015, Điều 14 Nghị định 163/2016/NĐCP và Điều 4 Thông tư 342/2016/TT-BTC.
Tuân thủ theo nguyên tắc ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, những nhiệm vụ
chi của ngân sách trung ương mang tính quan trọng, quốc gia. Các khoản chi của
ngân sách trung ương bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường
xuyên, chi trả nợ lãi do các khoản vay của chính phủ, chi viện trợ, chi cho vay, chi bổ
sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương, chi chuyển nguồn của ngân sách trung
ương cho năm sau và chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân
sách địa phương.
Chi bổ sung cho ngân sách địa phương đã có sự mở rộng hơn so với khoản chi này
theo Luật ngân sách năm 1996.5 Trước khi Luật NSNN năm 2002 có hiệu lực, ngân
sách cấp trên chỉ được phép chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo cân đối
thu, chi. Từ khi Luật NSNN năm 2002 có hiệu lực, loại chi bổ sung cân đối thu, chi
này vẫn còn được duy trì giúp chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực
hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh được giao. Ngoài ra, pháp luật còn
cho phép ngân sách cấp trên chi bổ sung các mục tiêu cho ngân sách cấp dưới để hỗ
trợ một phần cho những cấp ngân sách có khó khăn khi phát sinh các nhiệm vụ quan
trọng, cấp thiết mà sau khi đã tận dụng mọi khả năng về kinh phí của cấp mình (như
sử dụng dự phòng, dự trữ…) mà vẫn chưa đáp ứng được. Xu hướng mở rộng nguồn
Khoản 5 Điều 29 Luật NSNN năm 1996 quy định nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương bao gồm: “Chi bổ sung
cho ngân sách cấp dưới.”
5
Trang | 10
chi bổ sung cho ngân sách địa phương vẫn tiếp tục được thừa nhận theo Luật NSNN
năm 2015.6
4.
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
4.1. Nguồn thu của ngân sách địa phương
Được quy định tại Điều 37 Luật NSNN, Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, Điều 5
Thông tư 342/2016/TT-BTC. Khác với nguồn thu của ngân sách trung ương, nguồn
thu của ngân sách địa phương chia thành bốn nhóm: (1) các khoản thu ngân sách địa
phương hưởng 100%; (2) các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; (3) thu bổ sung cân đối ngân sách,
bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương; và (4) thu chuyển nguồn của ngân sách
địa phương từ năm trước chuyển sang.
Xuất phát từ nguyên tắc đã được đề cập, ngân sách địa phương được phân cấp bảo
đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao.
Các khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng toàn bộ bao gồm: các loại thuế
và các khoản tiền có liên quan đến đất và tài nguyên (trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt
động thăm dò, khai thác dầu khí); lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ và lệ phí do địa
phương thu; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu hồi vốn của ngân sách địa phương,
thu từ viện trợ trực tiếp cho địa phương, từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá
nhân, thu kết dư ngân sách địa phương, thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương
từ năm trước chuyển sang.
Trước đây, Luật NSNN năm 2002 quy định thêm một nguồn thu cho địa phương:
khoản thu từ huy động vốn của các tổ chức, cá nhân để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi cấp tỉnh đảm nhiệm nhưng ngân
sách cấp tỉnh không đủ kinh phí để thi công công trình. Đây là công trình thuộc danh
mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh trong năm dự toán. Khoản
thu này ngân sách địa phương được hưởng 100%, vì thế, tách riêng khoản thu trên
Chủ biên Nguyễn Văn Tuyến, Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, NXB. Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2017,
trang 99.
6
Trang | 11
thành một nguồn thu độc lập của ngân sách địa phương là không cần thiết và hiện
Luật NSNN năm 2015 không coi đây là nguồn thu độc lập của ngân sách địa phương.
4.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
Được quy định tại Điều 38 Luật NSNN, Điều 16 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, Điều 6
Thông tư 342/2016/TT-BTC. So với Luật NSNN năm 2002, Luật NSNN năm 2015
đã quy định thêm hai nhiệm vụ chi mới: chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có
mục tiêu cho ngân sách cấp dưới; và chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ được quy
định tại Điểm a, b, c Khoản 9 Điều 9 Luật NSNN.
So với nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, nhiệm vụ chi của ngân sách địa
phương tương đối nhẹ hơn về khoản mục chi và nội dung của từng khoản mục. Ví
dụ, địa phương không có nhiệm vụ chi viện trợ và chi cho vay như trung ương.
4.3. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương
Theo quy định tại Điều 39 Luật NSNN năm 2015, căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ
chi của ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 Luật NSNN năm
2015, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ
chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, việc phân bổ nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương
phải phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với
từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng vùng,
từng địa phương.
Thứ hai, ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất
nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.
Ở nguyên tắc này, nếu như Luật NSNN năm 2002 quy định “việc phân chia nguồn
thu cho ngân sách cấp xã phải thỏa mãn tỷ lệ tối thiểu mà pháp luật quy định” thì
Luật NSNN năm 2015 đã thay đổi theo hướng không ấn định tỷ lệ tối thiểu phân chia
nguồn thu cho ngân sách cấp xã mà chỉ ra cụ thể các nguồn thu mà cấp chính quyền
này được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trang | 12
Thứ ba, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu
khoa học và công nghệ.
Thứ tư, trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có
nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu
sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi
công cộng khác.
Thứ năm, căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia do Chính
phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%, Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân
sách các cấp ở địa phương.
5.
Số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia
các khoản thu giữa các cấp ngân sách
5.1. Số bổ sung cân đối ngân sách
Theo Khoản 20 Điều 4 Luật NSNN năm 2015: “Số bổ sung cân đối ngân sách là
khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm đảm bảo cho chính
quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.”
Khoản 1 Điều 40 Luật NSNN năm 2015 quy định rõ, ngân sách địa phương được sử
dụng nguồn thu được hưởng 100%, số thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với
các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối ngân sách cấp trên để cân đối thu, chi
ngân sách của cấp mình, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
được giao.
Bổ sung cân đối ngân sách được áp dụng khi ngân sách cấp dưới đã huy động hết
nguồn lực mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của mình.7 Hằng năm, căn
cứu khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng
thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so
với năm đầu thời kỳ ổn định.
Về quyết định mức bổ sung cân đối ngân sách, theo Điểm c, Khoản 5 Điều 19 Luật
NSNN năm 2015, Quốc hội quyết định mức bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách
trung ương cho ngân sách từng địa phương. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân các cấp
Chủ biên Nguyễn Văn Tuyến, Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, NXB. Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2017,
trang 94.
7
Trang | 13
có thẩm quyền quyết định mức bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách từng địa
phương cấp dưới trực tiếp.
Việc xác định số bổ sung cân đối ngân sách được quy định tại Điều 9 Thông tư
342/2016/TT-BTC như sau:
Số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:
Số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa
phương đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách được xác định theo công thức:
Số bổ sung cân đối = A - (B + C)
Trong đó:
A: Tổng số chi ngân sách địa phương được xác định căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ ngân sách nhà nước theo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
(gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) cho năm đầu của thời kỳ ổn định
ngân sách;
B: Tổng số các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% được xác định trên cơ
sở khả năng thu, không kể thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu tiền sử dụng đất, số
bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư, thu từ đóng góp tự nguyện, thu viện trợ,
thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước;
C: các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương,
phần ngân sách địa phương được hưởng đã mở rộng đến 100%.
Số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa
phương được xác định theo nguyên tắc xác định số chênh lệch giữa số chi và số thu
ngân sách các cấp dưới, gồm từ các khoản thu được hưởng 100% và phần được
hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) từ các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách
chính quyền địa phương;
Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp
trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ
ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
5.2. Số bổ sung có mục tiêu
Trang | 14
Theo Khoản 21 Điều 4 Luật NSNN năm 2015: “Số bổ sung có mục tiêu là khoản
ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương
trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể.”
Khoản 3 Điều 40 Luật NSNN năm 2015 cũng như Khoản 2 Điều 9 Thông tư
342/2016/TT-BTC quy định như sau: “Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên
cho ngân sách cấp dưới được xác định theao nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng cân đối của
ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới, để
hỗ trợ ngân sách cấp dưới trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố
trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; mức hỗ trợ cụ thể
được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;
Thứ hai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu,
chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện; mức hỗ trợ
cụ thể theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;
Thứ ba, hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá
khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự
phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính của địa phương theo quy định nhưng chưa đáp
ứng được nhu cầu;
Thứ tư, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây
dựng. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ
trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa
phương quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng
cơ bản của ngân sách trung ương.”
Ngoài ra, Điều 9 Thông tư 342/2016/TT-BTC còn hướng dẫn chi tiết cho trường hợp
ngân sách cấp dưới sử dụng không đúng mục tiêu hoặc sử dụng không hết. Cụ thể,
Điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư quy định: Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới được xác định hàng năm. Việc sử dụng vốn, kinh phí bổ
sung có mục tiêu phải theo đúng mục tiêu quy định. Trường hợp ngân sách cấp dưới
sử dụng không đúng mục tiêu hoặc sử dụng không hết, phải hoàn trả ngân sách cấp
trên.
Trang | 15
Về quyết định mức bổ sung, theo Điểm c, Khoản 5 Điều 19 Luật NSNN năm 2015,
Quốc hội quyết định mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân
sách từng địa phương. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết
định mức bổ sung có mục tiêu cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp.
5.3. Tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách
Theo Khoản 24, Điều 4 Luật NSNN năm 2015: “Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các
khoản thu giữua các cấp ngân sách là tỷ lệ phần trăm (%) mà từng cấp ngân sách
được hưởng trên tổng số các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách.”
Khoản 2 Điều 40 Luật NSNN năm 2015 quy định:
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối được xác định
trên cơ sở:
Thứ nhất, tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi quy định tại các điều 35, 37 và 38
của Luật này theo các chế độ thu ngân sách, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, theo các tiêu chí về dân
số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu,
vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống
và vùng có khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn; vùng có diện tích đất trồng lúa nước
lớn; vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; vùng kinh tế trọng điểm;
Thứ hai, đối với khoản thu ngân sách địa phương được hưởng là tiền sử dụng đất (trừ
thu tiền sử dụng đất theo Điểm k Khoản 1, Điều 35 Luật NSNN năm 2015) và thu từ
hoạt động xổ số kiến thiết thì không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các
khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và xác định
số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
Một đặc điểm được trình bày ở phần nguyên tắc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ
chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách không thay
đổi trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 9 Luật
NSNN năm 2015.
Về quyết định tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia:
Trang | 16
Theo Khoản 6 Điều 19 Luật NSNN năm 2015, Quốc hội quyết định tỷ lệ phần trăm
(%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các
khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Theo Điểm
d Khoản 9 Điều 30 Luật NSNN năm 2015, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ
lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với
phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại Khoản 2 Điều
37 của Luật này và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
Về xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách, căn
cứ Điều 8 Thông tư 342/2016/TT-BTC:
“1. Xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách
trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
a) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương được xác định riêng cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia trên địa bàn;
b) Công thức xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như sau:
A: Tổng số chi ngân sách địa phương được xác định căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ ngân sách nhà nước theo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
(gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) cho năm đầu của thời kỳ ổn định
ngân sách;
B: Tổng số các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% được xác định trên cơ
sở khả năng thu, không kể thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu tiền sử dụng đất, số
bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư, thu từ đóng góp tự nguyện, thu viện trợ,
thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước;
C: Tổng số các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương được xác định trên cơ sở khả năng thu;
Trường hợp nếu A - B < C thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia được tính theo công
thức:
Tỷ lệ phần trăm (%) =
A-B
C
x 100%
Trang | 17
Trường hợp nếu A - B ≥ C thì tỷ lệ phần trăm (%) được xác định bằng 100% và phần
chênh lệch (nếu có) sẽ được ngân sách trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa
phương. Việc xác định số bổ sung cân đối ngân sách cho từng địa phương được quy
định tại Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.
2. Xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp
chính quyền địa phương:
a) Các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương gồm:
Các khoản thu về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác ngân sách địa phương
hưởng 100% theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
Các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phần
ngân sách địa phương được hưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư
này;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản
thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách từng xã, phường,
thị trấn. Việc quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách
cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách từng xã, phường, thị trấn có thể
áp dụng cho từng khoản thu cụ thể.”
6.
Thẩm quyền quyết định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp
Do những vướng mắc của Luật NSNN năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung Luật NSNN năm
1998 và phân giao quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, chi tiết cho từng ngân sách:
Thứ nhất, việc phân định cụ thể và chi tiết nguồn thu và nhiệm vụ chi thống nhát cho từng
cấp ngân sách ở tất cả các địa phương là không phù hợp. Phân giao nguồn thu và nhiệm vụ
chi giống nhau cho các cấp ngân sách ở các địa phương khác nhau với những dặc thù khác
nhau đã dẫn đến những ách tắc trong khâu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thu, chi này.
Thứ hai, Luật NSNN năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật NSNN năm 1998 chưa tạo
điều kiện cho chính quyền tỉnh phát huy vai trò to lớn (nắm bắt thông tin, tình hình và
Trang | 18
những biến chuyển có liên quan các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn mình
quản lí nhanh nhạy).
Thứ ba, ngân sách xã là một khâu quan trọng nhưng cách phân định nguồn thu và nhiệm vụ
chi cho ngân sách xã theo Luật NSNN năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật NSNN
năm 1998 chưa tương xứng với vai trò và vị trí của cấp ngân sách này.
Cho nên, Luật NSNN năm 2002 đã sửa đổi chế độ phân phối thu, chi giữa các cấp ngân
sách.
Về căn bản cách phân phối thu chi giữa các cấp ngân sách theo Luật NSNN năm 2002 vẫn
được tiếp tục duy trì trong Luật NSNN năm 2015. Cụ thể là, theo Khoản 5 Điều 19 Luật
NSNN năm 2015, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi chỉ được Quốc hội quyết định
chi tiết cho 2 cấp ngân sách là cấp trung ương và cấp tỉnh.
Việc phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách huyện và xã
thuộc địa bàn mỗi tỉnh do Hội đồng nhân dân từng tỉnh quyết định phù hợp với đặc thù,
khả năng và nhu cầu của địa phương mình. Tuy nhiên, quyết định của hội đồng nhân dân
tỉnh không thể tùy tiện mà phải dựa vào những nguyên tắc pháp lý được quy định tại
Khoản 1 Điều 39 Luật NSNN năm 2015. Đi vào chi tiết, có thể thấy thẩm quyền của hội
đồng nhân dân cấp tỉnh đã được mở rộng hơn trước vì Luật NSNN năm 2015 không ấn
định tỉ lệ thu tối thiểu của ngân sách cấp xã mà để lại cho cơ quan quyền lực nhà nước cấp
tỉnh quyết định.
Về thẩm quyền quyết định ngân sách địa phương, Luật Ngân sách nhà nước 2015 bổ sung
một số nội dung sau:8
Để tăng cường quyền hạn cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc quyết định việc phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với thực tế của
địa phương, ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ
hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà, đất. Việc quyết định tỷ lệ phần trăm (%) cho ngân sách xã
hưởng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế tại địa phương.
Bổ sung các nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa
phương và xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm
(%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp để làm căn cứ cho Hội đồng nhân dân
8
Theo: , truy cập ngày 20/02/2018
Trang | 19
cấp tỉnh quyết định phân cấp phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở
địa phương và xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp.
Như vậy, Luật ngân sách nhà nước năm 2015 vẫn đề cao trách nhiệm và quyền hạn của
chính quyền nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lí,
điều hành ngân sách các cấp ở địa phương. Hiện nay, quyền hạn của chính quyền nhà nước
cấp tỉnh tương xứng với vai trò quan trọng của tinh trong tổ chức và điều hành ngân sách
trên địa bàn tỉnh. Do được phân bổ nguồn thu và giao phó nhiệm vụ chi cụ thể, có thể thấy
ngân sách cấp huyện và cấp xã là những bộ phận cấu thành, những khâu độc lập của ngân
sách địa phương chứ không phải là các đơn vị dự toán của ngân sách tỉnh.9
7.
Bất cập và một số đề xuất
7.1. Mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
Luật NSNN 2002 và Luật NSNN 2015 đều khẳng định ngân sách trung ương giữ vai
trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa
cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương.
Với nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi như vậy phù hợp với
nguyên tắc chung trong quản lý ngân sách nhà nước là quản lý thống nhất, tập trung
dân chủ. Với nguyên tắc này, nguồn thu ngân sách nhà nước được tập trung đưa về
ngân sách trung ương thông qua các chính sách, các quy định.
Chủ biên Nguyễn Văn Tuyến, Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, NXB. Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2017,
trang 97.
9
Trang | 20
Một là, để tập trung nguồn thu về ngân sách trung ương, nhà nước giữ quyền quyết định
các loại thuế, cơ sở thuế và tỷ suất thuế mà các đối tượng nộp thuế trong nền kinh tế phải
nộp. Hệ thống các cơ quan hành thu của ngành thuế được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở
để tổ chức thu. Địa phương không có quyền quyết định về thuế ngoài việc phối hợp với cơ
quan thuế của Trung ương đóng trên địa bàn thực hiện việc thu thuế.
Hai là, hệ thống ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Mỗi cấp ngân
sách đều có một số nguồn thu được hưởng 100%. Ngoài ra, ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương cùng chia sẻ một số nguồn thu, tỷ lệ phân chia này được thay đổi sau mỗi
thời kỳ ổn định ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trang | 21
Ba là, các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách sẽ được ngân sách trung ương bổ
sung ngân sách để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp. Đến nay, ngân sách
trung ương phải cấp bổ sung cân đối ngân sách cho 47 tỉnh có nguồn thu không đủ chi tiêu.
Ngoài ra, ngân sách nhà nước bổ sung có mục tiêu thông qua các chương trình, dự án,
nhiệm vụ cụ thể, trong đó có 16 chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện nay, số bổ sung cân
đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương của một số tỉnh rất lớn, đặc biệt là
các tỉnh miền núi, có tỉnh lên tới 88% tổng chi cân đối ngân sách.
Bốn là, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối,
phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp
trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách
cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho
ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa
phương.
Thời kỳ ổn định ngân sách 2016 – 2020, tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương có sự điều chỉnh thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách
trung ương, đồng nghĩa với giảm tỷ lệ phân chia cho ngân sách địa phương so với thời kỳ
ổn định ngân sách 2011 – 2015. Quốc hội điều chỉnh giảm tỷ lệ phân bổ cho NSĐP các
khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với hầu hết
Trang | 22
các tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách nhà nước lớn, trong đó có 2 thành phố lớn của
Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giảm 7% và 5%, tương đương giá trị tuyệt đối là
9.716.497 triệu đồng của Hà Nội và 8.867.055 triệu đồng của TP. Hồ Chí Minh.
7.2. Tác động
Tác động tích cực
Việc xác lập mối quan hệ giữa các cấp ngân sách như vậy có một số tác động tích
cực như sau:
Một là, do ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo nên nguồn thu lớn được tập
trung vào ngân sách trung ương. Đồng thời, chi từ ngân sách trung ương lớn hơn
nhiều so với chi từ ngân sách các địa phương.
Hai là, việc giảm tỷ lệ phân chia cho ngân sách địa phương của một số tỉnh có nguồn
thu lớn sẽ làm tăng ngân sách trung ương, tạo điều kiện chuyển nguồn lực cho các
địa phương có nguồn thu thấp. Như vậy, việc điều chỉnh giảm tỷ lệ phân chia cho
ngân sách địa phương đang thực hiện theo đúng Luật NSNN, ngân sách trung ương
sẽ có thêm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia như: an ninh quốc
Trang | 23