Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hoá doanh nghiệp và tình huống xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.06 KB, 25 trang )

BỘ MÔN : VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
GIẢNG VIÊN : LÊ THỊ HUYỀN TRANG

ĐỀ TÀI 1 : - CÁC QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN
HOÁ DOANH NGHIỆP
- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 9 (CA 3-4 THỨ NĂM)

Năm học : 2017 - 2018


LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu khẳng định
được sự khác biệt của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trên
thị trường, là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và thành công của
một doanh nghiệp. Vậy khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp thì các
doanh nghiệp cần chú ý những yếu tố nào, nghiên cứu các quan
điểm ra sao để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất? Bài thảo luận này
của nhóm 9 sẽ giải đáp kĩ lưỡng về các vấn đề trên. Trong bài thảo
luận sẽ có thể có sai sót rất mong sự thông cảm từ thầy cô, các bạn
và mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa từ thầy cô cũng như các bạn.


A. CÁC QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. Văn hóa Doanh nghiệp gắn liền với người khởi tạo:

- Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hóa.


Là người tạo ra những đặc thù của VHDN, ghi dấu ấn đậm nét nhất
lên VHDN.
- Xây dựng tầm nhìn, lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động, các
nguyên tắc của doanh nghiệp. Lãnh đạo là người đề xướng và hướng
dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm
nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để
xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan
những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên. Nhà lãnh đạo có vai
trò quan trọng trong việc xác định định hướng phát triển và tầm nhìn
chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Hơn nữa, nhà lãnh đạo nhờ
vào trình độ và khả năng thuyết phục sẽ giúp các thành viên trong
công ty hiểu và thấm nhuần những giá trị, niềm tin chung của công ty.
Qua đó, tác động tích cực đến cách thức làm việc cũng như kiểm soát
tốt hơn hành vi của các thành viên trong công ty. Như vậy, rõ ràng
nhà lãnh đạo có tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển
văn hóa doanh nghiệp.


- Lãnh đạo là người trực tiếp đối mặt với các thách thức, cơ hội đầu

tiên. Đưa ra các quyết định nhằm nắm bắt hay phòng tránh những cơ
hội và những vấn đề gặp phải.
2. Văn hóa Doanh Nghiệp – Tài sản tinh thần do các thành viên tạo
nên.

- Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh ghiệp, ảnh

hưởng lớn tới chất lượng công việc. Toàn bộ tinh thần tư tưởng và nội
dung văn hóa doanh nghiệp phải thể hiện được tâm nguyện, mong
muốn và khao khát chính đáng và sự đồng thuận của toàn bộ các

thành viên trong doanh nghiệp.


- Văn hóa doanh nghiệp là cách ứng xử hành vi trong những hoạt động

hiện có của một tổ chức. Tập thể nhân viên cùng hợp tác làm việc trên
tinh thần đoàn kết, nhất trí và tương trợ lẫn nhau. Khi xảy ra những
mâu thuẫn, họ dễ dàng xử lý theo cách phù hợp và ôn hòa nhất. Giảm
được xung đột, tinh thần làm việc của nhân viên sẽ được nâng cao,
tập trung thời gian, nguồn lực cho doanh nghiệp hướng tới mục tiêu
chung với hiệu quả tốt hơn.
- Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện trong các mối quan hệ trong nội
bộ doanh nghiệp. Giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cấp dưới với cấp
trên và giữa dồng nghiệp với dồng nghiệp. Mối quan hệ cởi mở, hòa
đồng sẽ giúp môi trường làm việc trở nên thoải mái, năng động. Nhân
viên sẽ dễ dàng trao đổi thông tin vốn có với nhau một cách cởi mở
thân thiện nhất, từ đó chất lượng công việc cũng sẽ đi lên.
3. Văn hóa doanh nghiệp phải gắn liền với văn hóa quốc gia.


- Văn hóa doanh nghiệp không thể tách rời khỏi văn hóa của quốc gia.

Để văn hóa doanh nghiệp trở thành một sức mạnh vô hình trong cạnh
tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo ra được những giá trị riêng,
khác biệt với các tổ chức khác. Tuy nhiên, những giá trị đó phải được
xây dựng dựa trên chuẩn mực đạo đức, quan điểm và tiêu chí đúng
đắn. Hơn nữa, chúng ta đều biết rằng văn hóa doanh nghiệp là một
phần không thể tách rời của văn hóa dân tộc. Mỗi một cá nhân, một
thành viên trong doanh nghiệp đều thuộc về một nền văn hóa nhất
định và họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các giá trị văn hóa đó. Chính

vì vậy, khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải gắn chặt với nền
văn hóa dân tộc và các giá trị văn hóa của tổ chức đó không được tách
rời khỏi các giá trị văn hóa của dân tộc. Có như vậy , mới tạo được
sức mạnh cho doanh nghiệp đồng thời giảm thiểu được những mâu
thuẫn trong tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp phải coi bản sắc văn hóa
dân tộc là cơ sở để phát triển. Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là
phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của lãnh đạo và
nhân viên, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các nhân tố này đều liên quan tới văn hóa dân tộc, liên quan tới quan
niệm giá trị, đặc trưng hành vi của dân tộc. Nếu doanh nghiệp xây
dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc thì họ
sẽ thành công, còn nếu chỉ biết bê nguyên mẫu hình văn hóa của
doanh nghiệp nước ngoài, không gắn kết với văn hóa dân tộc sẽ thất
bại.
- Nói tới văn hóa là nói tới một dân tộc, một quốc gia. Văn hóa dân tộc
cũng in đậm dấu ấn của nó trong các thức cai trị, quản lý đất nước,
quản lý doanh nghiệp của mổi quốc gia, vùng, miền.
Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm lịch sử văn hiến, qua các
thời kỳ lịch sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng hệ quan
điểm giá trị, nguyên tắc hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc


Việt Nam đậm nét. Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam có một bản
sắc văn hóa với những nét đẹp khác nhau, góp phần làm phong phú
thêm bản sắc văn hóa Việt. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước hiện nay, đi đôi với việc tiếp thu kinh nghiệm quản lý
doanh nghiệp của các nước phát triển, chúng ta phải nỗ lực xây dựng
văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bản sắc văn hóa dân tộc,
với văn hóa từng vùng, miền khác nhau thúc đẩy sự sáng tạo của tất
cả các thành viên trong các doanh nghiệp.


4. Văn hóa doanh nghiệp phải mang bản sắc riêng:

- Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hóa doanh

nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ
nghi, thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng
phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách riêng biệt của doanh nghiệp.
Rõ ràng việc có được điều này là vô cùng quan trọng, giữa hàng ngàn,
hàng vạn doanh nghiệp trên thị trường thì có một đặc trưng riêng sẽ
giúp doanh nghiệp nổi bật, dễ nhận biết và có một địa vị tốt trong tâm


trí khách hàng và đối tác. Phân biệt doanh nghiệp này với doanh
nghiệp khác.
- Văn hóa doanh nghiệp là cái mà doanh nghiệp muốn được bên ngoài
nhìn nhận mình như thế nào. Hình ảnh doanh nghiệp là cái bên ngoài
nhìn nhận công ty ra sao. Như vậy, bản sắc văn hóa doanh nghiệp là
do chính doanh nghiệp chủ động tạo nên, còn hình ảnh doanh nghiệp
là do người ngoài doanh nghiệp cảm nhận được, là cái tồn tại trong
tâm trí mọi người bên ngoài về doanh nghiệp đó. Bản sắc văn hóa
doanh nghiệp là kết tinh của văn hóa doanh nghiệp, là phong cách,
phong thái của doanh nghiệp và là cơ sở phân biệt doanh nghiệp này
với các doanh nghiệp khác. Phong thái đó có vai trò như “không khí
và nước”, có ảnh hưởng cực lớn đến hoạt động hàng ngày của doanh
nghiệp. Chính những phong thái, phong cách và các hoạt động hàng
ngày đó của doanh nghiệp góp phần tạo ra hình ảnh của doanh nghiệp
trong tâm trí người tiêu dùng. Là tài sản vô hình của Doanh nghiệp.



B. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
• Văn hóa dân tộc

- Khoảng cách quyền lực:

Khoảng cách quyền lực là cách để miêu tả cách một xã hội ứng xử
với sự bất bình đẳng về quyền lực giữa con người trong xã hội. Một


xã hội có sự chênh lệch về quyền lực lớn có nghĩa là mức độ bất bình
đẳng tương đối cao và tăng theo thời gian.
- Chủ nghĩa cá nhân:

Một quốc gia có chủ nghĩa cá nhân cao nghĩa là mỗi cá nhân và quyền
cá nhân được tôn trọng. Trong xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, mối
liên hệ giữa các cá nhân thường lỏng lẻo. Và ngược lại.
Nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân cao đại diện: Mĩ, Anh, Úc. Chủ nghĩa
tập thể cao đại diện: Châu Mĩ Latinh.
- Đặc tính nam quyền:

Nói lên mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực
truyền thống của người đàn ông trong xã hội.
Đặc tính nam quyền cao chỉ ra quốc gia đó phân biệt giới tính. Trong
xã hội như thế đàn ông có xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc
quyền lực gia đình cà xã hội.
- Né tránh bất ổn:

Nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận thay đổi, những điều mới mẻ của
xã hội, cộng đồng.

Một quốc gia có chỉ số né tránh bất ổn cao sẽ không chấp nhận những
điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm. Kiểu xã hội
như vậy thường sống bằng truyền thống, những định luật do người
xưa để lại. Các tư tưởng mới thường khó khăn khi xâm nhập.


• Nhà lãnh đạo:

- Sáng lập viên:

Sáng lập viên là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa doanh
nghiệp đồng thời tạo nên nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp cũng giống như một con người, thời kỳ đầu mới thành
lập là khoảng thời gian hình thành nhân cách. Trong thời kỳ này
người sang lập và lãnh đạo có nhiệm vụ lựa chọn hướng đi, môi
trường hoạt động và các thành viên sẽ tham gia vào doanh nghiệp.
những lựa trọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, các
tính và cả những triết lý riêng của nhà lãnh đạo.
- Nhà lãnh đạo kế cận:

Khi doanh nghiệp thay đổi nhà lãnh đạo. Doanh nghiệp phải đối mặt
với sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, đường
lối chiến lược phát triển… những thay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến thay
đổi cơ cấu của văn hóa doanh nghiệp. Hoặc nhà lãnh đạo mới vẫn giữ
nguyên đường lối cũ, bộ máy nhân sự không có những thay đổi, tuy
nhiên, kể cả trong tình huống này, văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ thay


đổi vì văn hóa doanh nghiêp bản than nó là tấm gương phản chiếu tài
năng, các tính và triết lí kinh doanh của người lãnh đạo.

• Giá trị văn hóa học hỏi được:

- Kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp:

Những kinh nghiệm ban đầu của tập thể hình thành nền tảng của văn
hóa tổ chức. Qua quá trình hoạt động, các kinh nghiệm được tích lũy
ngày càng nhiều bổ sung và làm phong phú thêm văn hóa của tổ chức.
- Học hỏi từ doanh nghiệp khác:

Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình. Chính văn hóa tổ
chức làm nên nét riêng biệt của từng doanh nghiệp, giúp phân biệt
giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên một số giá trị có thể học tập được.
Điều quan trọng là cần xác định được giá trị đó có phù hợp với doanh
nghiệp, tổ chức của mình hay không. Không nên học tập một cách
máy móc, mà phải trọn lọc những giá trị phù hợp, áp dụng vào doanh
nghiệp một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác.


+ Giữa các doanh nghiệp: để tồn tại trong môi trường phức tạp, đa
văn hóa các doanh nghiệp phải mở cửa và giao lưu về văn hóa.
+ Văn hóa tập đoàn đa quốc gia: kinh doanh ở nhiều nước trên thế
giới thường phải đối mặt với đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và
sự liên kết gữa các chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước
khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh.
+ Văn hóa doanh nghiệp gia đình: doanh nghiệp gia đình là một loại
hình độc đáo trong đó một gia đình là hạt nhân của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng rất lớn của phong các
lãnh đạo của người chủ gia đình. Kỷ luật trong doanh nghiệp gia đình
được đề cao vì họ vừa là người chủ sở hữa vừa là người sử dụng các

tài sản của gia đình.
- Giá trị do thành viên mới mang lại:

Khi một hay nhiều thành viên mới gia nhập tổ chức, họ sẽ đem đến tổ
chức những giá trị văn hóa mới. Những giá trị đó có thể từ tổ chức
trước kia họ từng tham gia hoặc những giá trị tích lũy từ kinh nghiệm
sống và làm việc của họ.
- Tiếp nhận từ xu hướng, trào lưu xã hội:

Văn hóa tổ chức cần phải thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của xã
hội. Nếu văn hóa của tổ chức không có sự điều chỉnh thay đổi cho phù
hợp với sự thay đổi của xã hội thì văn hóa tổ chức sẽ nhanh tróng lạc
hậu, cản trở sự phát triển của doanh

C. TÌNH HUỐNG :


GIẢ SỬ BẠN LÀ GIÁM ĐỐC CỦA CÔNG TY BITI’S CÓ TRỤ SỞ
TẠI NHẬT BẢN. THEO BẠN, KHI XÂY DỰNG VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP TẠI THỊ TRƯỜNG NÀY CẦN CHÚ Ý ĐIỀU
GÌ? CHỈ RA NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG VĂN
HOÁ KINH DOANH GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN.

I.

Những điều cần chú ý khi xây dựng Văn hoá doanh nghiệp
tại thị trường Nhật Bản:
1. Xây dựng Văn hoá Doanh nghiệp ở bên trong Doanh
nghiệp:


Kính trọng tiền bối trong nghề: Một tập quán của người phương Đông là
luôn hướng điều phát biểu đầu tiên tới người có thứ bậc cao nhất hiện
diện ở đó. Và không bao giờ công khai phản bác ý kiến của bậc trưởng
bối và đồng thời lắng nghe ý kiến của người đó.Tại Nhật, Hàn Quốc và
nhiều quốc gia khác này, tầm quan trọng của một người tỉ lệ thuận với sự
già dặn của họ. Do vậy luôn linh hoạt và khéo léo trong ứng xử và quan
hệ với cấp trên và các đồng nghiệp lâu năm bởi họ sẽ sẵn sàng đem kinh
nghiệm và sự từng trải giúp đỡ và đề bạt những người kính trọng họ.
Đề cao mục tiêu làm việc: Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức xếp
hàng và hô vang những khẩu hiệu của công ty như là một phương thức
truyền cảm hứng, động lực và lòng quyết tâm. Bên cạnh đó, hoạt động
này còn làm cho các mục tiêu của công ty luôn được thôi thúc hoàn
thành trong tâm trí mọi người.Có thể những hành động này khá hình
thức nhưng nó là hoạt động xây dựng lòng tự tôn và khắc sâu những
mục tiêu dài hạn của công ty cần được củng cố thường xuyên. Không
nhất thiết phải bắt chước người Nhật cách "tập thể dục tập thể" hay "hô
khẩu hiệu", hãy đơn giản xây dựng văn hoá doanh nghiệp thân thiện và
luôn tự nhắc nhở lẫn nhau mục tiêu của doanh nghiệp.
Nghiêm túc trong công việc: Tại Nhật Bản, trong các cuộc họp, mỗi
người luôn phát biểu khá chậm rãi, rành mạch, còn người nghe rất tập


trung tinh thần. Đặc biệt là người Nhật thường "lim dim" mắt khi tập
trung lắng nghe, nhưng đó không hề là dấu hiệu của sự chán chường,
hãy chú ý.Cốt lõi vấn đề là tạo ra không khí trang nghiêm tại nơi làm
việc. Sự hài hước hiếm khi được sử dụng, ngoại trừ trong giờ giải lao và
các hoạt động ngoại khoá. Nhờ đó công việc sẽ sớm hoàn thành một
cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần tránh sự gò bó thái quá và căng thẳng
trong môi trường công việc. Quan trọng là đừng "tự nhiên như ở nhà" và
giữ tác phong nghiêm túc trong công việc, kéo theo đó là sự nâng cao

hiệu quả lao động.
Hết mình trong các hoạt động ngoại khoá: Sau một ngày làm việc hối
hả, người lao động Nhật Bản lại sẵn sàng cho các hoạt động giải trí, thư
giãn. Các quán rượu và karaoke là sự lựa chọn phổ biến. Nếu như tại nơi
làm việc họ tỏ ra trang nghiêm thì quầy rượu lại là nơi để họ bùng nổ,
bộc lộ bản thân và thiết lập mối quan hệ, chia sẻ thông tin.
Xây dựng mối quan hệ chân thành: Các mối quan hệ rất được coi trọng
ở Nhật Bản. Sự ủng hộ từ nhiều người sẽ tạo cho họ lòng tự tin và sức
mạnh. Thực tế, các doanh nhân Nhật thường sắp xếp một cuộc gặp gỡ cá
nhân với cấp quản trị cao hơn để tranh thủ sự tán thành và ủng hộ của
cấp trên bên cạnh sự khích lệ từ đồng nghiệp.Do đó nếu có được sự tán
thành của những người thành đạt, bạn sẽ trở nên đáng tin cậy trong con
mắt của nhiều người và tạo nền tảng vững chắc để đảm nhận những vị trí
cao hơn. Nhiều người cho rằng đây là kỹ năng "PR bản thân" và không
đánh giá cao nó. Điều quan trọng trong hoạt động ngày là sự chân thành
và chân thật
Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu: Nhiều công ty Nhật Bản bắt
đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên
sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền
cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành. Và đó cũng là
một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng
nhân viên. Những cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày như thế này là
nhằm nhắc nhở các nhân viên một cách thường xuyên về những mục


tiêu lâu dài của công ty. Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt
vặt hàng ngày sẽ xóa nhòa hoặc làm lu mờ những mục tiêu ấy. Mỗi lần
ngồi vào bàn làm việc, hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ phải
làm. Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn và cần ý
thức được sự cần thiết của hoạt động tập thể để đạt được mục tiêu sớm

nhất. Hãy ghi các khẩu hiệu của công ty vào một cuốn sổ nhỏ cầm tay để
tiện theo dõi khi bạn cảm thấy chán nản hoặc hoài nghi.
Chiều theo và tôn trọng quyết định của nhóm: Nhật Bản là một xã hội
luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng
thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra.
Cũng vì mọi kết quả đều là sự nỗ lực của cả một tập thể nên sẽ là không
phù hợp khi khen ngợi một cá nhân cụ thể. hành công là nỗ lực của cả
nhóm. Không ai có thể tự thành công. Người Nhật hiểu rõ điều này và
nhấn mạnh việc cần phải có mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên
một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm chạp,
nhưng cuối cùng, nó sẽ đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng
nói và đều chung một nhịp. Một trong những yếu tố then chốt khi ngoại
giao là lắng nghe người khác. Người phương Tây thường quen với việc
chỉ ra một vị lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết định và nói những người khác
cần phải làm gì. Hình thức hoạt động từ trên xuống này không tính đến
việc vị lãnh đạo đó cần sự cộng tác của những thành viên cấp cao khác
để tiến hành công việc một cách trôi chảy. Người Nhật dường như hiểu
được điều này. Họ luôn đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa
các thành viên, như thế không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo. Hãy nhớ
không dành lời khen cho riêng một người nào, và bạn sẽ thành công như
người Nhật.
Học cách nói giảm nói tránh: Người Nhật luôn chủ động hạn chế những
tình huống đối đầu, vì thế lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được kết
hợp nhằm tránh gây hiềm khích đồng nghiệp cũng như đối tác.


Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói
bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng càng cẩn trọng để
không làm người khác bị phật ý hay tức giận.Văn hóa công sở Nhật Bản
nhấn mạnh sự tôn trọng và nhã nhặn. Họ sẽ tìm mọi cách để thể hiện

rằng họ đang không áp đặt ý chí của bản thân lên những người khác. Để
biết cách chỉ ra sự khác biệt giữa cử chỉ lịch sự và biểu hiện sự không
quan tâm, bạn cần phải dành thời gian lắng nghe một cách cẩn thận
những sắc thái trong lời nói. Hãy tinh tế nhận ra những dấu hiệu của sự
không hài lòng trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.
2. Xây dựng Văn hoá Doanh nghiệp đối với các đối tác và

hoạt động với khách hàng:
a. Đối với Đối tác làm ăn:
Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng:Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng
giá trị của kao, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự
hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có
thể khiến cho người nhận bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi
trường công sở, và sẽ bị cực lực phản đối. Để giữ được thể diện, bạn
phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là
đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm
một chút.Có nhiều thứ mà người phương Tây đã bị “tê” trong khi ở
những nơi khác lại coi là quan trọng. Thời gian là một trong số đó. Đúng
giờ là một thói quen mà tất cả chúng ta cần phải rèn luyện. Vì thế, hãy
sắp xếp lịch trình một cách hợp lý.
sàng kết nối.
Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ
tín, giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ coi trọng ấn
tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Điều
này có nghĩa khi các doanh nghiệp VN không thực hiện được lời hứa, thì
việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải thích lý


do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù
hợp.

Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy
móc. Cho dù là công ty thương mại đơn thuần, trong đại đa số trường
hợp, khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa đến tận nơi
sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của bạn hay
của đối tác sản xuất hàng cho bạn. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch
chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung
thành với bạn hàng.
Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu. Nhiều khi, sau
vài đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía VN không đủ
kiên trì để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh,
dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai.
Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác
và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn, đón,
tiễn sân bay (đặc biệt là nếu vào được tận trong máy bay để đón thì sẽ
gây được ấn tượng đặc biệt với bạn). Trong giao dịch thương mại, vấn
đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng. Chú ý, trong bữa ăn mời
khách, ta nên chủ động tiếp đồ uống cho cho khách, cố gắng làm sao để
khách không bao giờ phải tự rót rượu cho mình trong suốt bữa ăn.
Văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước hay sử
dụng danh thiếp nhất thế giới. Việc không có hay hết danh thiếp khi giao
dịch không bao giờ để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
Trực công ty: Người Nhật sẽ cảm thấy rất bất ổn về đối tác khi họ gọi
điện đến công ty mà không thấy có người trả lời máy điện thoại hoặc trả
lời không đúng mực.


Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi
hơn. Hơn nữa ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số người nói được
tiếng Anh rất ít.
Sau khi đàm phán hay thống nhất vấn đề gì đó dù là không quan

trọng lắm cũng cần phải làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất
gửi lại cho đối tác.
Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty; gửi thiếp
chúc mừng Giáng sinh và năm mới (lưu ý thiếp chúc mừng phải được
gửi tới tay đối tác trước ngày Giáng sinh, tốt nhất là vào khoảng nửa đầu
tháng 12).
Duy trì liên lạc: Ở Nhật Bản, việc gọi điện và hẹn gặp sẽ được đánh giá
cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian riêng để
tiếp xúc trực tiếp được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng bên kia. Người
Nhật cũng coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc
ở đây, cần phải biết cách duy trì việc liên lạc qua lại, hoặc gián tiếp hoặc
trực tiếp. Người Nhật đã đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên
một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng. Nhiều người trong
chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi cố gắng giữ liên lạc
với người khác. Chúng ta hạn chế tối thiểu việc phải trao đổi thư từ và
đôi khi điều đó thể hiện trong sự thiếu bền chặt của các mối quan
hệ. Hãy noi gương người Nhật, hãy quan tâm hơn tới việc phải luôn “giữ
ấm” cho mọi mối quan hệ và thể hiện được rằng bạn luôn sẵn


b. Trong công việc kinh doanh và với khách hàng:
Việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản là rất quan trọng, nó
không chỉ giúp tìm kiếm khách hàng mới mà còn khẳng định tính
thường xuyên, ổn định trong kinh doanh với khách hàng cũ.
Tuy nhiên, việc tham gia hội chợ tại Nhật Bản thường rất tốn kém, chưa
kể những mẫu mã hàng hóa chọn để trưng bày nên có sự trao đổi và
thống nhất trước với những khách hàng truyền thống của mình, tránh
tình trạng vi phạm cam kết về mẫu mã trước đó.
Khi giới thiệu hay bán hàng tại gian trưng bày, người phụ trách bán
hàng không được ăn, uống trước mặt khách hàng, cho dù phía trước

gian hàng chỉ thấy có khách đi qua, lại. Phải luôn đứng, tươi cười mời
chào khách với thái độ thật niềm nở và cám ơn cho dù khách đó chỉ nhìn
và gian hàng của ta rồi lại đi luôn.
Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bôn
(tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ
uống.
Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ.
Bao bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích
thước hợp tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng. So với
các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà
tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản
phẩm.


II.

-

-

-

-

-

-

Điểm tương đồng và khác biệt trong văn hoá kinh doanh
giữa Việt Nam và Nhật Bản:

1. Điểm tương đồng:
Tôn trọng những người có thâm niên hơn bạn, hoặc những người
có chức vị cao hơn bạn. Thường đề cao những đóng góp của những
bậc tiền bối đối với tổ chức.
Nhận thức về nghề nghiệp, có sự tương đồng khá lớn:
+ Coi trọng tinh thần cần cù, chịu khó, yêu lao động
+ Có sự phân biệt đối xử giữa lao động trí óc và lao động chân tay
Khả năng nắm bắt và giải quyết vấn đề
Tâm lý tiêu dùng:Tinh tế và nhạy cảm với cái đẹp
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh: Thân thiện, mến khách, có
tinh thần hội nhập. Khá mềm dẻo, tế nhị, trọng hiếu hòa và khoan
dung, khiêm tốn trong giao tiếp.
Nghệ thuật chiêu đãi khách: Ăn uống là thông lệ chung của các
doanh nhân, sự tương tác của hai phía trong bữa tiệc còn quan
trọng hơn cả thức ăn.
Văn hóa quà tặng:Tặng quà là một trong những nét văn hóa của
người Nhật và người Việt. Khi nhận quà từ đối tác không nên mở
món quà ngay trước mặt người tặng quà. Việc gói quà tặng là cả
một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh
sai sót.
2. Điểm khác biệt:
Về chào hỏi:

Tục lệ xã giao bắt tay được sử dụng cả trước buổi gặp mặt lẫn khi kết
thúc. Bắt tay thường sử dụng khi cả hai phía cùng giới tính. Một vài
người Việt Nam dùng 2 tay để bắt, với tay bên trái để phía trên cùng.Vì
vậy, khi đối tác là phụ nữ, hãy chờ họ đưa tay ra trước, nếu cô ấy không
làm vậy, hãy cúi nhẹ đầu chào. Còn người Nhật Bản chào hỏi nhau bằng
cách cúi đầu, cúi đầu trong thời gian bao lâu, cúi cao hay cúi thấp phụ
thuộc vào tuổi tác, chức vụ, địa vị xã hội và kinh nghiệm, cấp bậc càng

cao thì cúi đầu càng thấp. Nếu bạn chưa thực sự hiểu hết các nguyên tắc,
thì cách tốt nhất là nghiêng người cúi chào để chứng tỏ thành ý tôn trọng


văn hóa.Thay vì dùng tên thì “họ” được dùng để giới thiệu những người
cùng cấp bậc.

- Về trao đổi danh thiếp:

Người nhật họ rất coi trọng các lễ nghi văn hóa nên việc đưa danh đối
tác vì vậy họ có văn hóa sử dụng danh thiếp trong kinh doanh. Còn
người Việt thì không coi trọng việc đưa danh thiếp.
Khi nhận thiếp, các doanh nhân cầm bằng cả hai tay, đọc kỹ, nhắc lại
thật to các thông tin, và sau đó cất chúng vào sổ đựng thiếp để sử dụng
khi cần. Họ không bao giờ nhét chúng vào trong ví, bởi điều đó thể hiện
sự bất kính. Doanh nhân Nhật Bản coi trao đổi danh thiếp là một nghi
thức gây ấn tượng quan trọng khi gặp gỡ làm ăn. Sự trân trọng chỉ ra
đánh giá cao sự hợp tác lâu dài giữa hai bên, do đó luôn cẩn trọng trong
việc nhận và lưu giữ danh thiếp của đối tác để bước đầu tạo lập mối
quan hệ bền chặt.
Ở Việt Nam thì khi nhận danh thiếp, họ không trân trọng, đọc kỹ thông
tin trên danh thiếp, họ có thể chẳng cần xem mà cất vào ví luôn, tệ hơn


là họ có thể mải nói chuyện hay tập chung vào việc gì đó mà quên mất
không lưu lại danh thiếp

- Về giờ giấc:

Người Nhật rất đúng giờ còn người Việt hay trễ hẹn , chậm giờ


- Làm việc nhóm:

Người Việt hay làm cá nhân, độc lập còn người Nhật làm theo tập thể
theo nhóm. Khi có một công việc hợp lí và sáng kiến chung thì người
Nhật thường phổ biến rộng rãi, đưa ra để phục vụ lợi ích chung. Những
người cùng ý tưởng tự tổ chức thành những công ty, không có người nào
đứng ngoài công ty đó mà có thể cạnh tranh với họ được. Còn người


Việt hay hành xử cá nhân và ít chia sẻ sáng kiến của mình để mọi người
cùng có lợi.
- Viêc làm: Người Nhật chăm chú vào công việc.Làm công chức không
phải chỉ để kiếm tiền mà để phục vụ xã hội, việc làm hợp đạo nghĩa làm
người.Vui với những công việc bình thường. Còn người Việt Nam
thường hay đứng núi này trông núi nọ thường hay than vãn với công
việc của mình và đặc biệt hay chậm trễ thời gian, ì ạch trong công việc.
- Tính tự lập được rèn từ nhỏ: Người Nhật có tinh thần tự trọng cao độ.
Điều đó được rèn từ nhỏ Trong hoàn cảnh nghèo khó, ít khi chấp nhận
sự giúp đỡ của người khác mà làm được cái gì thì hưởng cái đó.
- Không có thói nói nhiều:Người Nhật sợ nhất làm phiền người khác
cũng như là bị làm phiền. Vì vậy họ giữ vẻ ngoài bình lặng, không thích
phô trương
-Sống trong sự cạnh tranh, người Việt lấy thường lấy lợi ích cá nhân
làm đầu khi quan hệ với nhau.
- Ký hợp đồng
Khi thảo luận để ký hợp đồng hai bên xem xét đều chuẩn bị rất chi tết
những tài liệu liên quan đến hợp đồng cho đối tác xem, hai bên đều xem
xét rất kỹ càng xong có thể họ mang về để xem thêm, bàn bạc kỹ lưỡng
về hợp đồng rồi mới đưa ra quyết định.

Ở Việt Nam thường không có chuẩn bị chi tiết các tài liệu liên quan đến
hợp đồng cho đối tác, xem xét hợp đồng một cách nhanh chóng và có
thể ký luôn không cần xem thêm hay bàn bạc kỹ lưỡng.
- Trước khi làm việc

Ở Nhật Bản, trước khi làm việc trong phòng ban hay công ty các thành
viên hô vang khẩu hiệu của công ty, cùng nhau phát triển còn ở Việt
Nam nhân viên thường nói chuyện, tán gẫu, làm việc riêng.


- Trong giờ làm việc

Ở Nhật Bản, trong giờ làm việc các thành viên trong công ty đều tập
chung, nghiêm túc hoàn thành công việc còn ở Việt Nam nếu không có
người giám sát chặt chẽ thì họ có thể làm việc riêng mà không tập trung
vào công việc.
- Chỉ lỗi và nhận lỗi

Ở Nhật Bản khi chỉ lỗi họ thường khuyến khích nói thẳng, đề cập luôn
vào lỗi của người khác và người mắc lỗi nếu sai thì sẽ nhận ngay lỗi và
khắc phục luôn còn ở Việt Nam khi chỉ lỗi thì không nói thẳng, nói
nhiều, không tập trung vào lỗi chính mà nói miên man đi đâu khiến
người mắc lỗi cũng chẳng biết rõ lỗi mà khắc phục cho hoàn thiện.


×