Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Xây dựng thang bảng lương theo phương pháp đánh giá giá trị công việc cho lao động gián tiếp tại công ty may ngọc khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.51 KB, 26 trang )

MỤC LỤC


1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần May Ngọc Khánh
1.1. Giới thiệu chung

Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần May Ngọc Khánh
Địa chỉ : KCN Hòa Lạc, Hà Nội (Khu vực 1)
Điện thoại : 09687xxxx ; FAX +84 3823xxx
Email :
Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất quần áo các loại; Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận
chuyển giao nhận hàng hóa; Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may;
máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp...
1.2. Sơ đồ bộ máy

2


1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực

Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động công ty Cổ phần May Ngọc Khánh

ST
T

1
2

Tiêu chí
Tổng số lao động
Lao động nam


Lao động nữ
Lao động gián tiếp
Lao đông trực tiếp

Năm 2014
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
(người)
440
100
76
17,5
364
82,5
60
13,6
380

86,4

Năm 2015
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
(người)
450
100

81
18
369
82
62
13,7
388

86,3

( Nguồn : Phòng Hành chính - Nhân sự )
Trong giai đoạn 2014-2015, nhân sự của công ty không có sự biến đổi lớn :
số lao động tăng 10 người, tăng khoảng 2% so với năm 2014; lao động gián tiếp
thay đổi không khác biệt ; lao động trực tiếp tăng 13 người, tăng thêm 2,1% so với
năm 2014.
2. Lựa chọn nhóm đối tượng
2.1. Đối tượng để xây dựng thang bảng lương

Trong bài luận này, đối tượng được lựa chọn để xây dựng thang bảng lương
là lao động gián tiếp trong công ty( Phụ lục 1)
2.2. Phương pháp xây dựng thang bảng lương

Để xây dựng thang bảng lương cho lao động gián tiếp trong công ty, em sử
dụng phương pháp đánh giá giá trị công việc.
Về yêu cầu của phương pháp : cần phân loại và sắp xếp các công việc trong
doanh nghiệp theo vị trí, vai trò từ thấp đến cao và có hệ thống đánh giá giá trị công
việc
Nguyên tắc của phương pháp:
+ Không quan tâm đến người thực hiện công việc này là ai, trình độ và bằng
cấp như thế nào mà chỉ quan tâm đến giá trị của công việc đó

3


+ Công việc được đánh giá cao hơn thì phải trả lương cao hơn.
+ Mức lương của công việc được xác định trên ba cơ sở: Mức lương ứng với
công việc trên thị trường; Kết quả đánh giá giá trị công việc; Tài chính của doanh
nghiệp.
3. . Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thang bảng lương ở công ty Cổ phần May Ngọc Khánh.

Chính sách nhà nước về tiền lương
Chính sách của Nhà nước về tiền lương: Nhà nước có nhiều chính sách về
tiền lương là các quy định mà doanh nghiệp phải tuân thủ: Luật lao động, tiền
lương tối thiểu, chính sách quản lý tiền lương, thu nhập và đề ra các biện pháp đôn
đốc, kiểm tra tình hình thực hiện công tác tiền lương trong công ty. Vì thế, công ty
cổ phần May Ngọc Khánh sẽ cần chú trọng đến công tác tiền lương hơn. Cụ thể,
Công ty May Ngọc Khánh nằm trên địa bàn thuộc vùng I (theo Nghị định
153/2016/NĐ-CP của chính phủ về tiền lương tối thiểu vùng cho doanh nghiệp) có
mức lương tối thiểu vùng là 3.750.000 đồng/tháng. Vì vậy, thiết kế thang bảng
lương, mức lương của người lao động trong công ty không được thấp hơn mức
3.750.000 đồng/tháng
Tính cạnh tranh trên thị trường lao động
Việc áp dụng thang bảng lương tại Công ty Cổ phần May Ngọc Khánh theo
quy định của nhà nước, có thể thấy mức lương này thấp hơn so với mức lương trên
thị trường trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
sẽ không tạo ra tính cạnh tranh trên thị trường lao động, khó thu hút được những
người tài vào làm việc tại Công ty.
Tình hình lạm phát trong nền kinh tế
Tình hình lạm phát trong những năm gần đây ngày càng có xu hướng tăng,
chỉ số giá tiêu dùng cũng ngày một tăng vì vậy Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà
cũng sẽ chú trọng đến vấn đề này vì nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới người lao động

cũng như là cho công ty.
Quan điểm của lãnh đạo Công ty
Quan điểm lãnh đạo của Công ty về công tác tiền lương đó là trả lương phù
hợp theo chính sách chung cùa nhà nước, có tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty, đảm bảo thu hút lực lượng lao động có trình độ, nhiệt tình và tâm
huyết gắn bó với sự phát triển của Công ty. Ban lãnh đạo Công ty cũng quan tâm
đến công tác tiền lương, mong muốn có cách trả lương hợp lý để đảm bảo đời sống
4


của người lao động, tính cạnh tranh trên thị trường lao động, giữ chân và thu hút
nhân tài cho Công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu

Đơn vị

2013

2014

2015

Doanh thu

Tỷ đồng

168,3


199,32

279,4

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

25,03

29,1

37,14

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

20,35

25,96

32,7

Triệu đồng

3,2

3,5


4,0

Thu nhập bình quân đầu
người/tháng

( Nguồn : Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh )
Qua số liệu, ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đều qua các
năm. Do đó quỹ tiền lương cũng có xu hướng tăng lên và thu nhập bình quân hàng
tháng của người lao động cũng có điều kiện để tăng theo. Với thu nhập bình quân
đầu người/ tháng là 3,2 triệu đồng vào năm 2013 tăng lên 4 triệu đồng vào năm
2015. Tuy nhiên mức lương vẫn còn thấp so với thị trường và NLĐ vẫn còn khó
khăn trong chi tiêu sinh hoạt với mức lương như vậy. Do đó, cần phải có một hệ
thống thang, bảng lương phù hợp với chức danh công việc để góp phần tạo động
lực cho NLĐ hoàn thành tốt công việc, tăng khả năng sáng tạo.
Văn hóa tổ chức
Môi trường làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần May Ngọc
Khánh khá hài hòa, tạo cảm giác làm việc thoải mái, phát huy được khả năng sáng
tạo và tinh thần làm việc nghiêm túc của người lao động. Cấp dưới có thể trao đổi
về chuyên môn nghiệp vụ nhưng vẫn giữ sự tôn trọng với cấp trên. Từ đó, người
lao động tin tưởng vào Công ty, làm việc thoải mái và cống hiến nhiều hơn.
Bộ phận chuyên trách về tiền lương
Tại Công ty May Ngọc Khánh thì bộ phận chuyên trách về tiền lương là
Phòng Hành chính-Nhân sự. Tổng số nhân viên của Phòng là 11 người, trong đó 4
người làm công tác tiền lương. So sánh với số lao động trong cả công ty là 450
người thì có thể thấy bộ phận phụ trách tiền lương chịu áp lực không nhỏ.
4. Xây dựng thang điểm các yếu tố để đánh giá giá trị công việc

5



Các yếu tố để đánh giá giá trị công việc bao gồm 4 yếu tố : Kiến thức và kinh
nghiệm; thể lực và trí lực; Môi trường làm việc ; Trách nhiệm công việc (Phụ lục 2)
5. Xây dựng thang bảng lương theo phương pháp đánh giá giá trị công việc cho lao động gián tiếp tại
Công ty May Ngọc Khánh
5.1. Phân tích công việc

Để tiến hành phân tích công việc, việc đầu tiên là cần thống kê các chức
danh công việc trong Công ty (Phụ lục1).
Sau khi xác định đầy đủ các chức danh công việc, tiến hàng phân tích công
việc cho từng vị trí, thiết lập các Bản mô tả công việc, Bản yêu cầu đối với người
thực hiện công việc và Bản tiêu chuẩn công việc. ( Phụ lục 4 )
5.2. Đánh giá giá trị công việc

Danh sách các yếu tố đánh giá giá trị công việc tại Công ty, chúng ta lấy
thông tin trong phần phân tích công việc và tổ chức thành các nhóm. Có 4 nhóm
yếu tố, khi hòan thành các tiêu chí đánh giá, sẽ tiến hành cho điểm các yếu tố. Tổng
điểm các yếu tổ là 1000 điểm. Theo (Phụ lục 2), nhóm yếu tố Kiến thức và kinh
nghiệm là 400 điểm, nhóm yếu tố Thể lực và trí lực 330 điểm, nhóm yếu tố Môi
trường công việc là 80 điểm, nhóm yếu tố Trách nhiệm công việc là 190 điểm. Sau
đó tiến hành đánh giá điểm của các chức danh công việc (Phụ lục 3), trong đó ta
thấy vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị có số điểm cao nhất là 910 điểm, vị trí Thủ
quỹ và Văn thư thấp điểm nhất là 225 điểm.
5.3. Phân ngạch công việc

Dựa vào (phụ lục 3) ta xếp ngạch cho mỗi nhóm công việc và khoảng điểm
cho từng ngạch.
- Ngạch I (dưới 300 điểm): Thủ quỹ, Văn thư
- Ngạch II (từ 300 điểm đến dưới 400 điểm): Giảng viên, nhân viên phòng
ban
- Ngạch III ( từ 400 điểm đến dưới 500 điểm): Chuyên viên phòng ban, phó

chủ nhiệm trung tâm dạy nghề
- Ngạch IV (từ 500 điểm đến dưới 600 điểm): Phó trưởng phòng Công ty
- Ngạch V (từ 600 điểm đến dưới 700 điểm): Trưởng phòng Công ty, Kế toán
trưởng
6


- Ngạch VI (từ 700 điểm đến dưới 800 điểm): Phó tổng giám đốc công ty,
Trưởng ban kiểm soát, Quản đốc phân xưởng
- Ngạch VII (Từ 800 điểm đến dưới 900 điểm): Tổng giám đốc
- Ngạch VIII (từ 900 điểm đến 1000 điểm) : Chủ tịch hội đồng quản trị
Bảng 5.1 : Xác định điểm cho từng bậc và điểm trung bình cho từng Bậc
Ngạch
Ngạch I:
dưới 300
điểm
Điểm TB
Ngạch
II:từ 300 dưới 400
điểm
Điểm TB
Ngạch III:
từ 400 dưới 500
điểm
Điểm TB
Ngạch IV:
từ 500 dưới 600
điểm
Điểm TB
Ngạch V:

từ 600 dưới 700
điểm
Điểm TB
Ngạch VI:
từ 700 dưới 800
điểm
Điểm TB

Bậc
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Dưới

209

210219

220229

230239

240249

250259

260269

270279

280289

290299

214.5

224,5

234,5

244,5

254,5


264,5

274,5

284,5

294,5

300309

310319

320329

330339

340349

350359

360369

370379

380389

390399

304,5


314,5

324,5

334,5

344,5

354,5

364,5

374,5

384,5

394,5

400–
411

412423

424435

436447

448459

460471


472483

484499

405,5

417,5

429,5

441,5

453,5

465,5

477,5

491,5

500519

520539

540559

560579

580599


509,5

529,5

549,5

569,5

589,5

600619

620639

640659

660679

680699

609,5

629,5

649,5

669,5

689,5


700732

733765

766799

716,0

749,0

782,5

7


Ngạch
VII: từ
800 - dưới
900 điểm
Điểm TB
Ngạch
VIII: từ
900 - 1000
điểm
Điểm TB

800832

833865


866899

816,0

849,0

882,5

900950

9511000

825,0

975,5

5.4. Hình thành Thang, bảng lương

Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp là 3.800.000 đồng/ tháng ( mức lương
này cao hơn tiền lương tối thiểu vùng I hiện nay ).
Ngạch phó trưởng phòng được chọn làm chuẩn ,sau khi khảo sát thị trưởng,
mức lương đối với chức danh phó trưởng phòng hiện đang trả tại các doanh nghiệp
là:
+ Công ty Cổ phần May Phương Đông :12 triệu – 17,5 triệu đồng/ tháng
+ Công ty May Cổ phần May Việt tiến : 13 triệu – 18 triệu đồng/ tháng
Do đó, mức lương thấp nhất và cao nhất của chức danh phó trưởng phòng
hiện đang trả trong các doanh nghiệp và mức lương trên thị trường tương ứng là 12
triệu đến 18 triệu đồng/ tháng.
+ Mức lương trung bình thấp nhất và cao nhất của 1 điểm của chức danh phó

trưởng phòng là : 19.688 đồng/ điểm (12.000.000/ 609,5) và 26.105 đồng/ điểm
( 18.000.000/ 689,5); 609,5 là điểm trung bình bậc I của ngach phó trưởng phòng
và 689,5 là điểm trung bình bậc cao nhất của ngạch phó trưởng phòng.
+ Mức lương thấp nhất và cao nhất của bậc 1 của ngạch I là :
ML min = 19.688 x 0 = 0 đồng/ tháng
ML max = 26.105 x 209 = 5.455.945 đồng/ tháng
Chọn mức lương :4.500.000 đồng/ tháng
+ Mức lương thấp nhất và cao nhất của bậc 1 ngạch II là :
8


ML min = 19.688 x 300 = 5.906.400 đồng/ tháng
ML max = 26.105 x 309 = 8.066.445 đồng/ tháng
Chọn mức lương :7.000.000 đồng/ tháng
+ Mức lương thấp nhất và cao nhất của bậc 1 của ngạch III là :
ML min = 19.688 x 400 = 7.875.200 đồng/ tháng
ML max = 26.105 x 411 = 10.729.255 đồng/ tháng
Chọn mức lương :8.500.000 đồng/ tháng
+ Mức lương thấp nhất và cao nhất của bậc 1 của ngạch V là :
ML min = 19.688 x 600 = 11.812.000 đồng/ tháng
ML max = 26.105 x 619 = 16.158.995 đồng/ tháng
Chọn mức lương :15.000.000 đồng/ tháng
+ Mức lương thấp nhất và cao nhất của bậc 1 của ngạch VI là :
ML min = 19.688 x 700 = 13.781.600 đồng/ tháng
ML max = 26.105 x 732 = 19.108.860 đồng/ tháng
Chọn mức lương :19.000.000 đồng/ tháng
+ Mức lương thấp nhất và cao nhất của bậc 1 của ngạch VII là :
ML min = 19.688 x 800 = 15.750.400 đồng/ tháng
ML max = 26.105 x 832 = 21.719.360 đồng/ tháng
Chọn mức lương :21.000.000 đồng/ tháng

+ Mức lương thấp nhất và cao nhất của bậc 1 của ngạch VIII là :
ML min = 19.688 x 900 = 17.719.200 đồng/ tháng
ML max = 26.105 x 950 = 24.799.750 đồng/ tháng
Chọn mức lương :24.000.000 đồng/ tháng
Xác định hệ số lương
Công thức : TL = ML min x HSL -> HSL = TL/ ML min
Hệ số lương bậc 1 của ngạch phó trưởng phòng là : 12.000.000 / 3.800.000 = 3.16
9


Để xác định các hệ số lương của các bậc biết theo công ty chọn khoảng cách
là 6% (đáp ứng nguyên tắc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề ít nhất là 5%).
Ta có bảng lương cho bộ phận lao động giáp tiếp như sau :

10


Đơn vị : 1.000 đồng
Nhóm chức danh, vị trí công
việc

Bậc lương
I

II

III

IV


V

6.31

6.69

24,000

25,440

5.52

5.85

6.20

21,000

22,260

23,596

5.00

5.30

5.62

19,000


20,140

21,348

3.95

4.19

4.44

4.70

4.99

15,000

15,900

16,854

17,865

18,937

3.16

3.35

3.55


3.76

3.99

12000

12720

13483

14292

15150

VI

VII

VIII

IX

X

1. Chủ tịch HĐQT
Hệ số
Mức lương
2.Tổng giám đốc
Hệ số
Mức lương

3. P. TGĐ, Trưởng ban kiểm
soát, Quản đốc
Hệ số
Mức lương
4. Trưởng phòng, Kế toán
trưởng
Hệ số
Mức lương
5.Phó trưởng phòng
Hệ số
Mức lương
6. Chuyên viên, phó chủ nhiệm

11


Hệ số

2.24

2.37

2.52

2.67

2.83

3.00


3.18

3.37

Mức lương

8,500

9,010

9,551

10,124

10,731

11,375

12,057

12,781

Hệ số

1.84

1.95

2.07


2.19

2.32

2.46

2.61

2.77

2.93

3.11

Mức lương

7,000

7,420

7,865

8,337

8,837

9,368

9,930


10,525

11,157

11,826

Hệ số

1.18

1.25

1.33

1.41

1.49

1.58

1.67

1.77

1.88

1.99

Mức lương


4,500

4,770

5,056

5,360

5,681

6,022

6,383

6,766

7,172

7,603

7. Nhân viên, giảng viên

8.Thủ quỹ, văn thư

12


6. Quản trị Thang bảng lương
6.1. Sử dụng Thang bảng lương


Do công việc phòng ban làm việc trong môi trường bình thường và ít biến động nên
công ty lựa chọn hệ số tăng lương đều để đảm bảo thang lương dễ tính, tạo và tiện
cho việc theo dõi hệ số nâng lương. Khoảng cách giữa hệ số tăng tương đối và hệ
số tăng tuyệt đối la hợp lý, chính vì vậy có thể đảm bảo cân bằng nội bộ, phân
ngạch cấp bậc và đảm bảo tính cạnh tranh giữa các lao động trong công ty cũng
như cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường.
Doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chí : thu hút, công bằng, dễ thực hiện và đúng pháp
luật.
Thúc đẩy người lao động phát huy hết năng lực làm việc, đổi mới sáng tạo để nâng
cao năng suất, hiệu quả lao động, có cơ hôi nâng cao thu nhập, thăng tiến trong
nghề.
Phân cấp trong công tác lương để việc tính lương cho mỗi người lao động là công
bằng và khách quan nhất.
6.2. Quy định về nâng lương

Tiêu chuẩn nâng bậc lương với cán bộ phong ban là tiêu chuẩn chuyên môn,
nghĩa vụ và thâm niên làm việc trong công ty, có thể nâng lương trước thời hạn nếu
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt được những yêu cầu do công ty đề ra. Tuy
nhiên vẫn phải đảm bảo yêu cầu: giữ bậc lương hiện tại hưởng tại doanh nghiệp ít
nhất 2 năm đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm ( bậc 1) thấp hơn 2,34;
có ít nhất 3 năm ( đủ 36 tháng ) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm
(bậc 1) từ 2,34 trở lên quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.
Đối với bậc lương cuối cùng của ngạch khi nâng lương sẽ áp dụng phụ cấp
thâm niên vượt khung.
13


Người lao động được xét nâng bậc lương hàng năm phải có đủ điều kiện sau:
+ Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng ghi trong
hợp đồng đã ký kết

+ Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật lao
động và nội quy lao động của Công ty.

14


PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Hệ thống chức danh của lao động gián tiếp
ST
T

Tên chức danh

1

Chủ tịch Hội đồng quản trị

2

Giám đốc

3

P. Giám Đốc

4

Trưởng ban kiểm soát

5


Kiểm soát viên

6

Kế toán trưởng

7

Trưởng phòng Marketing

8

Trưởng phòng Nhân sự

9

Chủ nhiệm trung tâm dạy nghề

10

Quản đốc phân xưởng

11

Phó phòng nhân sự

12

Phó Kế toán trưởng


13

Phó phòng marketing

14

Phó chủ nhiệm trung tâm dạy nghề

15

Chuyên viên kế toán

16

Chuyên viên nhân sự

17

Chuyên viên marketing

18

Nhân viên

19

Giảng viên

20


Thủ quỹ

21

Văn thư

15


Phụ lục 2 : Thang điểm đánh giá giá trị công việc
Nhóm yếu tổ

Tiêu chí

1.Trình độ
học vấn:
200 điểm

I. Kiến thức và
kinh nghiệm: 400
điểm

Chi tiết các tiêu chí
Trung học Phổ thông

30

Trung cấp


60

Cao đẳng

100

Đại học

150

Thạc sĩ trở lên

200

Không đòi hỏi kinh nghiệm

20

Kinh nghiệm 1 - dưới 2 năm
2. Kinh
nghiệm làm
việc: 200 Kinh nghiệm 3 - dưới 4 năm
điểm
Kinh nghiệm 4 - dưới 5 năm

II. Thể lực và trí
lực: 330 điểm

3.Cường độ
tập trung:

50

4.Năng lực
lập kế

Điểm

80
130
160

Kinh nghiệm 5 - 7 năm

200

Bình thường ( không gây căng thẳng tâm lý,
thần kinh)

10

Công việc đòi hỏi tập trung theo dõi thường
xuyên

20

Công việc đòi hỏi tập trung theo dõi thường
xuyên( có gây ảnh hưởng đến tâm lý, thần
kinh)

35


Công việc đòi hỏi tập trung theo dõi cao độ

50

Không cần lập kế hoạch

10

16


hoạch: 60
điểm

5.Sự hiểu
biết: 40
điểm

6.Phán
quyết trong
công việc:
40 điểm

Lập kế hoạch từ 1 tháng đến 3 tháng

20

Lập kế hoạch 1 năm


40

Lập kế hoạch 2 năm trở lên

60

Công việc lặp đi lặp lại và có hướng dẫn

10

Hiểu rõ mệnh lệnh, chỉ thị liên quan đến
công việc

20

Hiểu rõ mệnh lệnh, chỉ thị liên quan đến
công việc của nhóm hoặc bộ phận

30

Nắm được bản chất thông tin mới liên quan
đến công việc và ảnh hưởng của nó đến
công việc

40

Công việc không cần phán quyết

5


Phán quyết các điểm nhỏ trong phạm vi các
chỉ dẫn tương đối chi tiết

10

Phải đưa ra các quyết định tác động tới kết
quả làm việc của nhóm (bộ phận) nhỏ khi có
các hướng dẫn, chỉ thị chung

20

Phải đưa ra các quyết định tác động tới kết
quả làm việc của phòng (ban) khi có các
hướng dẫn, chỉ thị chung

30

Phải đưa ra các quyết định tác động tới kết
quả làm việc của doanh nghiệp khi có các
hướng dẫn, chỉ thị chung

40

7.Tính sáng Không cần sáng tạo
tạo: 40

5

17



điểm

Tạo ra những cải tiến nhỏ trong phạm vi
công việc của nhóm

10

Tạo ra những kiểu dáng sản phẩm mới cho
doanh nghiệp

20

Tạo ra những sản phẩm mới

30

Tạo ra những ý tưởng mới về loại hình kinh
doanh, về quản lý, tổ chức

40

Không cần thuyết phục những người khác

15

8. Khả năng
Cần phải thuyết phục các thành viên trong
thuyết
nhóm và cấp dưới

phục: 50
điểm
Cần phải thuyết phục một số lượng lớn cấp
dưới hoặc các khách hàng khó tính

9.Năng lực
lãnh đạo:
50 điểm

III. Môi trường
công việc: 80 điểm

40

50

Không cần

10

Lãnh đạo một nhóm nhỏ

20

Lãnh đạo một phòng ban

40

Lãnh đạo doanh nghiệp


50

10.Quan hệ
trong công Không cần quan hệ với người khác (quá
trình làm việc tương đối độc lập)
việc: 50
điểm
Công việc đòi hỏi phải quan hệ với những
người trong nhóm
Công việc đòi hỏi phải quan hệ với mọi
người trong nội bộ doanh nghiệp

10
20
30

18


11. Môi
trường và
điều kiện
làm việc:
30 điểm

Công việc đòi hỏi nhiều mối quan hệ với
mọi người trong và ngoài doanh nghiệp

40


Công việc đòi hỏi các mối quan hệ thường
xuyên với nhiều người (khách hàng, nhà
cung cấp, sở, ban, ngành...)

50

Bình thường

5

Môi trường làm việc có nhiệt độ cao hoặc
tiếng ồn hoặc bụi hoặc có mùi

20

Môi trường làm việc có 2 trong 4 yếu tố:
nhiệt độ cao, tiếng ồn, bụi, có mùi

30

Không giám sát ai

10

Một nhóm nhỏ

20

12.Phụ
trách giám Một đội, phòng, ban nhỏ

sát: 70 điểm

IV. Trách nhiệm
công việc: 190
điểm
13.Trách
nhiệm vật
chất: 120
điểm

30

Một phòng, ban lớn hay một lĩnh vực hẹp

50

Toàn doanh nghiệp

70

Chịu trách nhiệm đối với phương tiện và
công cụ làm việc dưới 10 triệu đồng

10

Chịu trách nhiệm từ 10 đến dưới 20 triệu
đồng
Chịu trách nhiệm từ 20 đến dưới 50 triệu
đồng


20
40

Chịu trách nhiệm từ 50 đến dưới 100 triệu

80

Chịu trách nhiệm từ 100 triệu trở lên

120

Tổng

1000

19


Phụ lục 3 : Đánh giá giá trị công việc cho từng chức danh

Tên chức danh

Kiến thức

kinh
nghiệm

Thể lực và trí lực

Môi

trường
công việc

Trách
nhiệm
công việc

Tổng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

13

Chủ tịch Hội đồng quản trị

150

200

35

60

40

40

40

50

50

50

5

70


120

910

Giám đốc

200

200

50

60

40

40

40

50

50

40

5

70


40

885

P. Giám Đốc

150

200

35

40

40

30

40

50

50

40

5

50


40

770

Trưởng ban kiểm soát

150

200

50

20

30

40

5

40

40

10

5

70


10

670

Kế toán trưởng

150

160

35

20

30

30

10

40

40

20

5

30


20

590

Trưởng phòng Marketing

150

160

35

20

30

30

30

40

40

40

5

30


20

630

Trưởng phòng Nhân sự

150

160

35

20

30

30

40

40

40

40

5

30


20

640

Chủ nhiệm trung tâm dạy nghề

150

130

20

20

40

30

10

40

40

20

5

30


80

615

Quản đốc phân xưởng

150

130

20

20

40

30

10

40

40

30

20

50


120

700

Phó phòng nhân sự

150

130

20

20

30

20

10

40

20

20

5

20


20

505

Phó Kế toán trưởng

150

130

20

20

30

20

10

40

20

20

5

20


20

505

Phó phòng marketing
Phó chủ nhiệm trung tâm dạy
nghề

150

130

20

20

30

20

10

40

20

20

5


20

20

505

150

130

20

20

20

10

10

40

20

20

5

20


20

485

Chuyên viên kế toán

150

80

35

20

20

10

5

40

10

20

5

10


10

415

Chuyên viên nhân sự

150

80

35

20

20

10

10

40

10

20

5

10


10

420

20


Chuyên viên marketing

150

80

35

20

20

10

10

40

10

20


5

10

10

420

Nhân viên

150

80

20

20

10

10

10

15

10

20


5

10

10

370

Giảng viên

150

80

20

20

20

10

10

15

10

20


5

10

10

380

Thủ quỹ

100

20

10

10

10

10

5

15

10

10


5

10

10

225

Văn thư

100

20

10

10

10

10

5

15

10

10


5

10

10

225

21


Phụ lục 4: Một số bản mô tả công việc của Phòng Hành chính- Nhân sự
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Chức danh
Trưởng phòng hành
Mã số chức danh
MS04
công việc
chính nhân sự
Trách nhiệm
Trưởng phòng có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động của Phòng
sao cho hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Phòng với hiệu suất cao nhất.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm chính trước Ban lãnh đạo công ty về công tác
của Phòng.
Thay mặt BLĐ quản lý chung toàn bộ hệ thống nhân sự của công ty.
Thay mặt BLĐ quản lý toàn bộ các hoạt động hành chính trong công ty.
Xây dựng các kế hoạch hoạt động thuộc chuyên môn HCNS.
Giám sát quản lý và chịu trách nhiệm công việc chuyên môn HCNS.
Giám sát và Hỗ trợ CBNV phòng HCNS đạt mục tiêu công việc.
Đối nội - Đối ngoại.

Yêu cầu
1. Về trình độ:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị nhân sự, nếu không đúng chuyên
ngành thì phải có chứng chỉ nghề nhân sự.
- Có chứng chỉ TOIEC trên 700
- Có chứng chỉ tin học văn phòng loại B trở lên
2. Về kiến thức, kỹ năng
- Nắm chắc các kiến thức về quản trị nhân sự
- Biết cách thiết lập bộ máy, xây dựng chính sách
- Nắm vững kiến thức về các văn bản pháp luật liên quan đến lao động, tiền
lương
3. Yêu cầu về sức khỏe
- Sức khỏe đủ để công tác
4. Kinh nghiệm
- Có kinh nghiệm 3 năm trở lên ở vị trí tương đương

22


BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Chức danh Phó phòng hành chính
Mã số chức danh MS05
công việc
nhân sự
Trách nhiệm
Quản lý hoạt động nhân sự và xây dựng, cập nhật, hiệu chỉnh các quy
định, quy trình liên quan đến công tác quản trị nhân sự, đồng thời thực hiện việc
triển khai các nội quy, quy định, chính sách… liên quan đến công tác quản trị
nhân sự của công ty đến toàn thể CBNV.
Thu hút và tuyển dụng nhân sự cho Công ty. Đáp ứng nguồn nhân lực

ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công
ty. Đảm bảo luôn có ứng viên sẵn sàng thay thế cho các vị trí chức danh trong
công ty.
Đào tạo hội nhập và đào tạo nội quy quy định, chính sách cho nhân sự
mới. Đảm bảo nhân sự vào công ty có kiến thức nền tảng về các nội dung liên
quan.
Giám sát việc tiếp nhận và đào tạo nhân sự mới của các phòng ban. Đảm
bảo nhân sự được giao kế hoạch thử việc đầy đủ và có căn cứ đánh giá khi hết
hạn thử việc.
Giám sát việc thực hiện quy trình làm việc, nội quy quy định và chính sách
công ty. Xử lý đối với các hành vi vi phạm theo quy chế kỷ luật của công ty.
Đảm bảo toàn bộ hệ thống nhân sự được quản lý nghiêm ngặt và có tinh thần
chấp hành các quy định chung một cách tự nguyện.
Phối hợp với các phòng ban để thực hiện công tác đánh giá kết quả công
việc và năng lực của CBNV định kỳ tháng/ quý/ năm để sàng lọc, sắp xếp lại bộ
máy nhân sự xây dựng các chương trình đào tạo phát triển nhân lực phù hợp để
chuẩn bị đội ngũ kế thừa cho công ty. Đồng thời làm căn cứ xét thưởng định kỳ
cho CBNV.
Giám sát quá trình triển khai thực hiện công tác chấm công, tính lương,
thưởng, các chế độ phụ cấp, phúc lợi, chế độ hỗ trợ v.v…hàng tháng và tất cả các
khoản chi phí liên quan công tác nhân sự để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.
Đảm bảo công tác quản lý lao động, ký kết hợp đồng, giải quyết thôi việc,
đăng ký và theo dõi các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời cho
toàn thể.
Thực hiện phỏng vấn thôi việc đồng thời triển khai các thủ tục liên quan
đến giải quyết chế độ thôi việc cho CBNV.
Giải quyết các tranh chấp lao động, giám sát việc thực hiện các thủ tục về
điều chuyển, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… liên quan đến CBNV.
Xây dựng các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cấp trung
cho Công ty.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua các hoạt động tập thể, xây
23


dựng kế hoạch và tổ chức các sự kiện nội bộ.
Các công việc phát sinh khác theo yêu cầu của quản lý trực tiếp hoặc ban
lãnh đạo.
Yêu cầu
1. Về trình độ:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị nhân sự, nếu không đúng chuyên
ngành thì phải có chứng chỉ nghề nhân sự.
- Có chứng chỉ TOIEC trên 600.
- Có chứng chỉ tin học văn phòng loại B trở lên
2. Về kiến thức, kỹ năng
- Nắm chắc các kiến thức chuyên môn về tuyển dụng, đào tạo, tiền lương, bảo
hiểm
- Biết cách kiểm tra, giám sát công việc và đánh giá kết quả thực hiện công việc
của nhân viên
- Nắm chắc kiến thức về luật lao động, luật BHXH
3. Yêu cầu về sức khỏe
- Sức khỏe đủ để công tác
4. Kinh nghiệm
- Có kinh nghiệm 2 năm trở lên ở vị trí tương đương

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Chức danh Chuyên viên hành chính Mã số chức danh MS06
công việc
Trách nhiệm
Thực hiện các nhiệm vụ mua bán trang thiết bị, tài sản và các dịch vụ khác
trong công ty. Đảm bảo giá mua tốt nhất, chất lượng phù hợp và bảo hành đầy

đủ.
Đặt vé máy bay cho CBNV khi có nhu cầu.
Mua sắm và chuẩn bị quà tặng khách hàng.
Quản lý xe và lịch trình đi lại, sắp xếp và điều động xe theo lịch làm việc
của công ty.
Quản lý công tác vệ sinh tại công ty đảm bảo luôn sạch đẹp, gọn gàng,
ngăn nắp.
Quản lý hồ sơ pháp lý công ty, làm thủ tục thay đổi, gia hạn khi cần.
Quản lý tài sản chung tại công ty, bàn giao cho người sử dụng, kiểm kê và
đánh giá tình trạng theo định kỳ 1 quý 1 lần.
24


Soạn công văn, giấy tờ, tài liệu pháp lý liên quan đến hoạt động chung của
công ty.
Trực tiếp quản lý và sử dụng con dấu của công ty. Đảm bảo các văn bản
đóng dấu đều được lưu lại tại công ty và thuận tiện tra cứu khi cần thiết.
Phối hợp tổ chức các sự kiện nội bộ
Các công việc phát sinh khác theo yêu cầu
Yêu cầu
1. Về trình độ:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên
- Có chứng chỉ TOIEC trên 450.
- Có chứng chỉ tin học văn phòng loại B trở lên
2. Về kiến thức, kỹ năng
- Biết cách soạn thảo các văn bản, công văn, quyết định
- Thành thạo tin học văn phòng
3. Yêu cầu về sức khỏe
- Sức khỏe đủ để công tác
4. Kinh nghiệm

- Có kinh nghiệm 1 năm trở lên ở vị trí tương đương

25


×