Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận Luật lao động: Bồi thường thiệt hại lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.68 KB, 12 trang )

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT LAO
ĐỘNG VIỆT NAM.
1.

Khái niệm “Tai nạn lao động”:

Theo từ điển tiếng Việt “Tai nạn là từ dùng để chỉ sự việc không may, bất
ngờ, gây thiệt hại cho người và tài sản như tai nạn xe máy, tai nạn máy bay, tai
nạn trên biển …
Theo quy định pháp luật lao động Việt Nam quy định “Tai nạn lao động là
tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây
tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động - Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động
năm 2012”.
Tại khoản 2 điều 12 Nghị định 43/2013/NĐ-CP và Điều 3 thông tư liên
tịch 12/2012/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 21/5/2012 thay thế
thông tư 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN về việc “Hướng dẫn việc
khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động”
quy định: “Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy
hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, bao gồm: a) Tai nạn lao động xảy
ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động; b) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ
khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử
dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; c) Tai nạn lao
động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần
thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa
ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ
sinh…)”.


Từ những quy định trên có thể khái niệm về tai nạn lao động một cách
khái quát như sau: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra
trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động theo sự phân công hoặc ủy quyền của người sử dụng lao động xảy ra tại
nơi làm việc và trong giờ làm việc1; hoặc ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm
việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động kể cả tai
nạn xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần
thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở cho phép trong thời gian nghỉ
giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh…;
1 Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định về thời giờ làm việc

1


hoặc trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian
và tuyến đường hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao
(tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế).
Và theo quy định pháp luật lao động thì tai nạn lao động được áp dụng đối
với cả người học nghề, tập nghề và thử việc 2. Như vậy, việc xác định tai nạn lao
động không phải chỉ hạn chế đối với người lao động có quan hệ lao động chính
thức mà còn áp dụng đối với cả những người chưa có quan hệ lao động có họp
đồng lao động chính thức, có thể mới bắt đầu thực hiện công việc.
Từ khái niệm nêu trên, tai nạn lao động có một số điểm cần lưu ý như
sau:
Một là, về hình thức, tai nạn lao động được xác định tất cả các loại tai nạn
gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong
cho người lao động, cần phải phân biệt rõ giữa cấp độ do tai nạn lao động gây ra
(từ tổn thương đến tử vong) với việc bảo đảm chế độ cho người bị tai nạn lao
động. Một người bị tai nạn lao động, có thể bị tổn thương cơ thể nhưng chưa

chắc đã được hưởng chế độ này bởi vì cấp độ mức độ tổn thương không lớn.
Mặt khác, cũng cần lưu ý trường hợp nhìn bề ngoài không thấy tổn thương
nhưng thực chất đó là tai nạn lao động (trường hợp bị ngạt khói hoặc bị ngộ độc
cấp dẫn đến tử vong).
Hai là, về phạm vi, tai nạn lao động có phạm vi rộng, không chỉ giới hạn
ở trong “biên giới” của doanh nghiệp, cần phải xác định rõ tai nạn đó xảy ra ở
đâu (địa điểm nào), người lao động bị tai nạn khi thực hiện nghĩa vụ lao động
hoặc nhiệm vụ mà người sử dụng lao động yêu cầu hoặc giao cho hay không.
Nếu đáp ứng được yếu tố “trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động” thì đó được xác định là tai nạn lao động. Ví dụ,
bị tai nạn trong khi di chuyển từ nhà đến đơn vị sử dụng lao động và ngược lại
(trên đoạn đường cần thiết); trên đường di chuyển từ doanh nghiệp đến địa điểm
công tác; thực hiện nhiệm vụ hoàn toàn mới do người sử dụng lao động giao (ví
dụ, trong khi đi thực hiện việc làm từ thiện của doanh nghiệp bị tai nạn).
Như vậy, tai nạn lao động có bao gồm tất cả những tai nạn giao thông hay
không? Trên thực tế, người lao động trên được từ nhà đến nơi làm việc còn kết
hợp với việc đưa con đi học, đi chợ, thăm người thân... việc này rất khó kiểm
soát, nếu xảy ra tai nạn thì có được coi là tai nạn lao động hay không? Hồ sơ thủ
tục giải quyết chế độ người bị tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động
như thế nào để phù hợp với quỹ bảo hiếm xã hội, chi trả trợ cấp đúng người,
đúng vụ việc và đảm bảo quyền lời của người lao động.
Ba là, về đối tượng, quy định về tai nạn lao động được áp dụng đối với cả
người học nghề, tập nghề và thử việc. Như vậy, việc xác định tai nạn lao động
không phải chỉ hạn chế đối với người lao động có quan hệ lao động chính thức

2 Khoản 1 Điều 142 BLLĐ 2012

2



mà còn áp dụng đối với cả những người chưa có quan hệ lao động có họp đồng
lao động chính thức, có thể mới bắt đầu thực hiện công việc.
Theo quy định, tất các vụ tai nạn lao động và các sự cố nghiêm trọng tại
nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo
định kỳ theo quy định của Chính phủ, nhằm tránh việc che giấu, khai báo gian
dối lẩn tránh trách nhiệm, xâm hại quyền lợi của người lao động.
2.

Phân loại tai nạn lao động:

Theo quy định tại Điều 4 thông tư liên tịch 12/2012/TTLT/BLĐTBXHBYT-TLĐLĐVN ngày 21/5/2012, tai nạn lao động được phân thành 03 loại sau:


Tai nạn lao động chết người là tai nạn mà người bị nạn chết ngay tại nơi
xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp
cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết
thương do tai nạn lao động gây ra (theo kết luận tại biên bản khám nghiệm
pháp y).



Tai nạn lao động nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong
những chấn thương được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo
Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày
21/5/2012 .



Tai nạn lao động nhẹ là tai nạn mà người bị nạn không chết hoặc không
thuộc quy định tai nạn lao động nặng.

3.

Bồi thường thiệt hại tai nạn lao động:

Vì đặc thù của quan hệ lao động khác với các quan hệ dân sự khác nên
chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động khác hẳn với chế độ bồi thường
thiệt hại trong luật dân sự. Nếu như theo nguyên tắc bồi thường dân sự truyền
thống thì một thiệt hại thực tế xảy ra được bồi thường phải xem xét qua 04 dấu
hiệu cơ bản: có hành vi vi phạm, thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi vi phạm với thiệt hại, và yếu tố lỗi để xem xét mức độ bồi thường
và chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại thực tế xảy ra. Thì trong pháp luật lao
động việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo nguyên tắc suy đoán lỗi cho
người sử dụng lao động và trong mọi trường hợp người sử dụng lao động phải
bồi thường cho người lao động khi có tai nạn lao động xảy ra 3 khi người lao
động đang thực hiện công việc được phân công hoặc theo ủy quyền của người
sử dụng lao động4.
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động:
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động là người lao động quy định tại
các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, gồm:
3.1

3 Xem Điều 144, Điều 145 BLLĐ 2012
4 Vì bồi thường tai nạn lao động trong quan hệ lao động khác với bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự, nên
nếu một thiệt hại do một bên thứ ba (hoặc là người lao động khác) gây ra thì việc khắc phục hậu quả bồi thường
thiệt hại dân sự lại cho người sử dụng lao động sẽ được thực hiện theo pháp luật dân sự sau khi người sử dụng
lao động thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại lao động.

3



- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo
pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến
dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác
trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân
dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được
hưởng sinh hoạt phí;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có
hưởng tiền lương;
3.2 Căn cứ để bồi thường tai nạn lao động:
• Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động theo sự phân công hoặc ủy quyền của
người sử dụng lao động;
• Có thiệt hại xảy ra;
- NLĐ bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
hoặc bị chết trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn
toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao
động ở ngoài phạm vi doanh nghiệp cho dù do lỗi của người khác gây ra hoặc
không xác định được người gây ra tai nạn;
3.3


Điều kiện được bồi thường tai nạn lao động:

Theo Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ tai
nạn lao động: “Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ
các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc
theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại
khoản 1 Điều này”.
4


Nếu người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã
hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
3.4

Quy định về bồi thường tai nạn lao động:

3.4.1 Nguyên tắc bồi thường:
- Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực
hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó,
không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong
danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế

và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định
đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế (Điều 9 Thông tư
04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015).
- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng
chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã
hội. Nếu người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà
người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã
hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
- Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận
của các bên.
Như vậy, người bị tai nạn lao động ngoài việc được bồi thường lao động
do người sử dụng lao động chi trả theo Điều 144, 145 Luật lao động còn được
hưởng trợ cấp theo Luật Bảo hiểm xã hội.
3.4.2 Mức bồi thường:
Khi tai nạn lao động xảy ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi
thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động theo quy định tại Điều 144, Điều
145 BLLĐ 2012 và ngoài việc được hưởng bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, người lao động vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc). Ngày 02 tháng 02 năm
2015, Bộ lao động thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư 04/2015/TT5


BLĐTBXH hướng dẫn chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử
dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động.
Theo đó, người lao động hưởng các khoản bồi thường, trợ cấp khi bị tai

nạn như sau:
3.4.2.1 Tiền bồi thường, trợ cấp do người sử dụng lao động chi trả
i, Bồi thường:
- Người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động
và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động
bồi thường với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương 5 theo hợp đồng lao động nếu bị suy
giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm
0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động
từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động
bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao
động bị chết do tai nạn lao động.
+ Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ
tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương, cách tính như sau:
Mức bồi thường (tháng lương) = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
5 Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động (Điều 6 TT 04/2015/TT-BLĐTBXH)
1. Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương được
tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời
gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi
thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động,
thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.
2. Mức tiền lương tháng quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định cụ thể theo từng đối tượng như sau:
a) Đối với công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì tiền lương làm
căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp
chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ
cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm cả tiền lương theo
công việc, chức danh và phụ cấp lương (nếu có);
c) Đối với người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa

có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại địa điểm người lao động làm việc; trường
hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi
thường, trợ cấp cho người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề là tiền lương học nghề, tập nghề do
hai bên thỏa thuận;
d) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc, tập sự thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ
cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 28
của Bộ luật lao động hoặc tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

6


Trong đó:
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
- Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ
cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức mà không do lỗi của người lao động
và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên nói trên.
ii, Trợ cấp tai nạn lao động:
Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
hoặc bị chết thì được trợ cấp khi xảy ra một trong những trường hợp sau:



Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính
người lao động theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;
Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm
việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý

(kể cả trường hợp do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác
định được người gây ra tai nạn).

Trợ cấp tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra
lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các
lần trước đó.
Mức trợ cấp được tính như sau:
+ Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
hoặc chết do tai nạn lao động: ít nhất bằng 12 tháng tiền lương;
+ Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: ít nhất
bằng 0,6 tháng tiền lương;
+ Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến
80%: thì tra bảng tính mức bồi thường từ người sử dụng lao động đối với người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hoặc tính theo
công thức dưới đây:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
Ttc: Mức trợ cấp cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở
lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên
10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Được biết, các mức bồi thường, trợ cấp như trên là mức tối thiểu. Việc
người sử dụng lao động bồi thường, trợ cấp cho người lao động ở mức cao hơn
luật định được Nhà nước khuyến khích thực hiện.
7


3.4.2.2 Tiền trợ cấp do bảo hiểm xã hội chi trả:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 và Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội,
người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được

hưởng chế độ tai nạn lao động: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài
nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của
người sử dụng lao động; Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc
trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Mức trợ cấp:
i, Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được
hưởng trợ cấp một lần6. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ
sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
+ Và được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm
xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi
năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm
xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được
hưởng trợ cấp hằng tháng7. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương
cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
+ Và được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo
hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi
năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm
xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị
liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì
ngoài 02 mức hưởng nói trên, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng
mức lương cơ sở (Điều 50 Luật BHXH).
Ngoài ra, người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao
động mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ
05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu
6 Xem Điều 46 Luật BHXH 2014

7 Điều 47 Luật BHXH 2014

8


nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung (Điều 52 Luật BHXH);
được trợ cấp phương tiện phục vụ sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (Điều 49).
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị xong,
ra viện. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi
giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới
được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
ii, Đối với người lao động bị chết do tai nạn lao động:
Đối với người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bị chết trong thời
gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một
lần do bảo hiểm xã hội chi trả bằng 36 tháng lương tối thiểu chung (Điều 51
Luật Bảo hiểm xã hội).
Ngoài ra, người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân là con
chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con đủ 15 tuổi trở lên nếu
bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được hưởng trợ cấp tuất hàng
tháng (điểm c, khoản 1; điểm a khoản 2 Điều 64 và khoản 1 Điều 65 Luật bảo
hiểm xã hội).
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương
tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì
mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
Kết luận: Theo quy định những người bị tai nạn lao động do 02 tổ chức
thực hiện quản lý và chi trả các khoản trợ cấp:
- Cơ quan BHXH thực hiện việc quản lý và chi trả trợ cấp thuộc quỹ
BHXH cho các đối tượng hưởng trợ cấp một lần, hàng tháng, trang cấp trợ giúp
sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp người phục vụ kể từ khi người bị TNLĐ

điều trị ổn định thương tật (kể từ khi điều trị ổn định, ra viện). Trường hợp bị
TNLĐ dẫn đến tử vong thì chi trả khoản trợ cấp bằng 36 tháng tiền lương tối
thiểu và giải quyết chế độ tử tuất theo quy định.
- Đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các khoản về chi phí y
tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, chi phí tiền lương
trong thời gian điều trị, chi phí cho việc giám định khả năng lao động, đồng thời
cũng phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp hoặc bồi thường TNLĐ tùy thuộc vào
mức độ suy giảm khả năng lao động. Riêng đối với trường hợp bị TNLĐ dẫn
đến suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc tử vong thì người sử dụng
lao động trả một khoản tiền với mức ít nhất bằng 12 tháng tiền lương trong
trường hợp do lỗi của người lao động và ít nhất bằng 30 tháng tiền lương trong
trường hợp do lỗi của người sử dụng lao động.
9


4.

Bồi thường, trợ cấp cho người lao động của người sử dụng lao động
trong những trường hợp đặc thù (Điều 5 Thông tư 04/2015/TTBLĐTBXH)

- Trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân
theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ
quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải
là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người
gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao
động theo điểm i, tiểu mục 3.4.2.1 nói trên.
- Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc
hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của
người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc
không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải

trợ cấp cho người lao động theo điểm ii, tiểu mục 3.4.2.1 nói trên.
- Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người
bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì
người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo
hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị
kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức
quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH, thì người sử dụng
lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc
thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường,
trợ cấp được quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.
- Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều
3, Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động phải trả
chế độ bảo hiểm xã hội thay cơ quan bảo hiểm xã hội cho người lao động bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%
thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
một lần bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
+ Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hằng tháng bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể
thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.
10


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TAI
NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT.
1.


Thực trạng giải quyết bồi thường tai nạn lao động ở Việt Nam.

Việc quản lý và thực hiện chế độ TNLĐ hiện nay chưa được tập trung
thống nhất vào một đầu mối. Theo phương thức quản lý này tuy có ưu điểm là
gắn trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động với các vụ TNLĐ ở cơ
quan, đơn vị mình, từ đó đòi hỏi người sử dụng lao động quan tâm hơn đến việc
tăng cường các biện pháp phòng ngừa TNLĐ. Tuy nhiên, phương thức này vẫn
bộc lộ những tồn tại là: Chủ sử dụng lao động thường không chủ động được
nguồn tài chính để đảm bảo chi trả kịp thời cho người bị TNLĐ, ảnh hưởng đến
quyền lợi người lao động, vì đây là các chi phí phát sinh đột xuất, không nằm
trong kế hoạch của đơn vị. Đặc biệt là các ngành sản xuất có nguy cơ xảy ra
TNLĐ cao như các ngành khai thác khoáng sản, xây dựng…và những ngành
nghề có nguy cơ bị thua lỗ, thì mức độ ảnh hưởng quyền lợi người lao động
càng rõ nét. Vì vậy, phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung này cho phù hợp
để đảm bảo quyền lợi người lao động tham gia BHXH khi bị TNLĐ.
2.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trong việc bồi thường tại
nạn lao động

Qua nghiên cứu chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động, xuất phát
từ thực trạng những quy định của pháp luật và những khó khăn vướng mắc khi
thực hiện chế độ này, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp
phần hoàn thiện chế độ bồi thường thiệt hại như sau:
− Quy định cụ thể như thế nào là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Về
vấn đề tai nạn lao động cần phân biệt rõ trường hợp nào được coi là tai nạn lao
động trên tuyến đường đi và về. Danh sách bệnh nghề nghiệp cần được nghiên
cứu bổ sung một cách thường xuyên các bệnh phát sinh trong quá trình lao động
mà chưa được quy định trong danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành.
− Lập Quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phòng ngừa các

rủi ro về tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó
khăn, phá sản hay chấm dứt hoạt động. Quỹ này do người sử dụng lao động và
người lao động cùng đóng góp với sự hỗ trợ của Nhà nước. Qua kinh nghiệm
một số nước cho thấy việc xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp không những góp phần đáng kể vào việc giải quyết chế độ bồi thường
cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà còn góp phần to
lớn trong việc phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
− Thực hiện nghiêm túc việc đóng BHXH bắt buộc với các doanh nghiệp.
Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nghĩa
vụ đóng bảo hiểm xã. hội cho người lao động của người sử dụng laođộng, có
biện pháp xử l. nghiêm minh kịp thời những vi phạm gian lận và trốn tránh của
các doanh nghiệp.
11


− Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật Lao động; giáo dục ý thức thực hiện
pháp luật trong giới chủ cũng như người lao động thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng hay qua các hình thức khác như tổ chức thi tìm hiểu Bộ luật
Lao động...
− Kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn bởi vai trò quan
trọng của tổ chức này trong việc thực hiện chế độ bồi thường thiệt hại nói riêng
và trong việc thực hiện pháp luật Lao động nói chung, làm sao cho Công đoàn
trở thành một chỗ dựa vững chắc của người lao động mỗi khi người lao động có
những vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại đối với người sử dụng lao động.
− Tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về lao
động và hiệu quả trong công tác thanh tra lao động.
KẾT LUẬN
Tóm lại, từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chế độ bồi thường
trong luật lao động Việt Nam và thực trạng áp dụng ở Việt Nam, có thể rút ra
một số điểm chính sau:

1. Nền kinh tế thị trường Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, lý luận về chế độ bồi thường thiệt hại trong lao
động chịu sự ảnh hưởng chi phối rất lớn từ những yêu cầu có tính chất đặc thù
của thị trường lao động và những đặc trưng của quan hệ lao động Việt Nam.
2. Các chế định về bồi thường thiệt hại có mối liên hệ biện chứng không
thể tách rời với các chế định của luật lao động. Vì vậy, nghiên cứu các chế định
bồi thường thiệt hại trong lao động cần được đặt trong nghiên cứu tổng thể các
quy định của pháp luật lao động cũng như mối quan hệ với pháp luật lao động
quốc tế.
3.Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về bồi thường theo luật lao động Việt
Nam và thông qua đánh giá thực trạng áp dụng, tác giả đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện chế độ bồi thường theo các phương hướng cơ bản sau:
- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
- Ổn định hài hòa quan hệ lao động
- Tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên
Trên cơ sở phương hướng đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
như sau:
- Hoàn thiện các quy định về chế độ bồi thường thiệt hại theo hướng hoàn
thiện pháp luật lao động trong tổng thể và phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin thống nhất, công khai cập nhật kịp thời về
thị trường lao động.

12



×