Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM ..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.47 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT
----------------

ĐỊCH VĂN BẰNG
MSSV: 1154060022

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM - MỘT
SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT
----------------

ĐỊCH VĂN BẰNG
MSSV: 1154060022

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM - MỘT
SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GVHD: TRẦN MINH THUẬN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn
đến quý Thầy Cô Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và
Khoa Kinh tế và Luật nói riêng đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt, những
kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới các chú, anh, chị của Tòa
án Nhân dân tỉnh Đăk Nông đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý để em hoàn
thành bài tiểu luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập tại Tòa án Nhân dân
tỉnh Đăk Nông đã hướng dẫn cho em đi từ lý luận áp dụng vào thực tế và đã được
tham gia nhiều phong trào như các buổi hướng dẫn về nghiệp vụ hòa giải cho các
xã, tham gia xây dựng văn bản, viết công văn, tờ trình, cách chứng thực, tuyên
truyền pháp luật…vvv. Từ quá trình thực tập em đã rút ra được nhiều kinh
nghiệm cho cuộc sống và cho công việc của mình sau này.
Cảm ơn sự động viên, khuyến khích của gia đình, của các bạn tập thể lớp
DH11LK05 Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh. Một lần nữa em xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý Thầy Cô. Kính chúc quý Thầy Cô
sức khỏe và hoàn thành tốt công việc của mình để đào tạo và dìu dắt cho thế hệ
tương lai.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện bài
báo cáo, trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn và các chị
nơi thực tập, tham khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất
mong nhận được những đóng góp, thông tin phản hồi quý báu từ Quý Thầy, Cô
và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Địch Văn Bằng

i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 05 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn

Th.s. Trần Minh Thuận

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BLDS
LHN&GĐ
TAND
NĐ-CP
GCNQSDĐ

Từ được viết tắt
Bộ Luật dân sự
Luật Hôn nhân Và gia đình
Tòa án nhân dân
Nghị định Chính phủ
Gíây chứng nhận quyền sử dụng đất

iii


MỤC LỤC

Trang


LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC..........................................................................................................iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................1
1.3 Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................1
1.4 Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................2
1.5 kết cấu chuyên đề........................................................................................2
PHẦN 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG VÀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI
KỲ HÔN NHÂN..................................................................................................3
2.1 Các khái niệm chung:...................................................................................3
2.1.1 Chế độ hôn nhân và gia đình là gì?...........................................................3
2.1.2 Hôn nhân là gì?..........................................................................................3
2.1.3. Gia đình là gì?............................................................................................3
2.1.4. Thời kỳ hôn nhân là gì?............................................................................4
2.1.5. Tài sản là gì?..............................................................................................4
2.1.6. Quan hệ nhân thân là gì?..........................................................................4
2.2 Khái quát chung về Chế độ tài sản chung của vợ chồng:..........................4
2.2.1. Khái niệm chế độ tài sản chung của vợ chồng:.......................................4
2.2.2 Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng...........................................6
2.2.3 Mục đích của việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng.........................7
2.3 Sơ lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
trong pháp luật Hôn nhân & gia đình Việt nam...............................................7
2.3.1 Khái niệm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
.............................................................................................................................. 7
2.3.2 Cơ sở của sự thay đổi các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân & gia đình việt nam..........8
2.3.3 Sự thay đổi của chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

kỳ hôn nhân trong hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt nam.........9
PHẦN 3 NỘI DUNG CỦA QUY ĐỊNH CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN.....................................................12
3.1 Ý nghĩa của việc quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân............................................................................................................12
3.2 Nguyên tắc cơ bản để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân.................................................................................................................... 12
3.3 Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đang
tồn tại.................................................................................................................14
3.3.1 Điều kiện về nội dung: Chia một phần hoặc chia toàn bộ tài sản chung.
............................................................................................................................ 14
3.3.2 Điều kiện về hình thức...........................................................................16
iv


3.4 Trường hợp không được chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân............................................................................................................16
3.5 Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân............................................................................................................17
3.5.1 Về quan hệ nhân thân.............................................................................17
3.5.2 Về quan hệ tài sản...................................................................................17
3.6 Hiệu lực thi hành việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân............................................................................................................19
3.7 Phân biệt chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với
vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:........................................20
PHẦN 4 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN
CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
ĐĂK NÔNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........................................................21
4.1. Nhận xét chung...........................................................................................21
4.2 Một số lý luận thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông..................23

Một số ví dụ minh họa:......................................................................................23
4.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật..................28
KẾT LUẬN........................................................................................................30
PHỤ LỤC............................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP........................................................1
1. Tên cơ quan: ..................................................................................................1
2. Địa chỉ: ...........................................................................................................1
3. Sơ nét về sử hình thành, tồn tại và phát triển của Tòa án nhân dân tỉnh
Đăk Nông.............................................................................................................1
4. Lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ của đơn vị...................................2
5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của ủy Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông...............2
6. Nhận xét sơ bộ của sinh viên về nơi thực tập................................................2
7. Vị trí và công việc mà sinh viên được phân công, những việc sinh viên đã
thực hiện trong thời gian thực tập tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông.........3
8. Những vấn đề pháp lý phát sinh từ đơn vị có thể dùng để nghiên cứu và
viết báo cáo chuyên đề thực tập.........................................................................3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................5

v


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển, đa dạng của đời sống kinh tế - xã hội đã và đang làm bộc lộ
nhiều điểm chưa hợp lý của pháp luật hiện hành. Trong đó, chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong những vấn đề của Luật Hôn nhân
và gia đình cần được quan tâm, sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với xu thế phát
triển của xã hội để xây dựng một đất nước văn minh, giàu đẹp. Đặc biệt, trên
thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

(có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lý sử dụng, định đoạt tài
sản chung xuất phát từ mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn
nhưng muốn được độc lập về tài sản để tránh phát triển mâu thuẫn và được độc
lập trong cuộc sống…).

Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “Chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kì hôn nhân” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các
quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tiểu luận phân tích các cở sở về lý
luận, đánh giá, rút ra những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về
chia tài sản chung của vợ chồng. Từ đó, tiểu luận đưa ra một số kiến nghị nhằm
góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:

1


Trong phạm vi một bài tiểu luận nhỏ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm
sáng rõ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về chia tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân và hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của
vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và một số văn bản pháp
luật khác có liên quan. Đồng thời, qua thực tiễn áp dụng rút ra được thực trạng và
đưa ra những kiến nghị bổ sung hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực này.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được kết hợp trong bài tiểu luận gồm: Cơ sở phương
pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử. Nhưng tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp
tổng hợp, tham khảo; Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháp liệt kê…
1.5 kết cấu chuyên đề
Phần 1: Phần mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5 Kết cấu chuyên đề
Phần 2: Khái quát chung về chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân
Phần 3: Nội dung của quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân
Phần 4: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng
tại tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông và một số kiến nghị.

2


PHẦN 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG VÀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

2.1

Các khái niệm chung:

2.1.1 Chế độ hôn nhân và gia đình là gì?
Theo khoản 3, Điều 3 LHN&GĐ năm 2014 thì: “Chế độ hôn nhân và gia

đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa
vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia
đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình”.
2.1.2

Hôn nhân là gì?
Khi nhắc đến tiền đề của gia đình ta nghĩ ngay đến hôn nhân, theo khoản 1

Điều 3 LHN&GĐ năm 2014 thì khái niệm “hôn nhân” được quy định như sau:
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Từ đó, ta có thể hiểu
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng được xác lập kể từ khi thời điểm kết hôn
cho đến trước khi hôn nhân chấm dứt, hôn nhân cũng được xác lập khi nam nữ
chung sống với nhau và được pháp luật thừa nhận. Tồn tại với hôn nhân là toàn
bộ nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng về nhân thân và tài sản. Kết hôn là sự
kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân, khi một bên vợ, chồng chết hoặc vợ chồng
ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng.
2.1.3. Gia đình là gì?

Gia đình là: “là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan
hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ
3


giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.” (theo khoản 2 Điều 3 LHN&GĐ
năm 2014).

2.1.4. Thời kỳ hôn nhân là gì?
Để làm rõ vấn đề của đề tài ta phải hiểu khái niệm này là gì để có hướng
làm bài đi đúng trọng tâm thì: “là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng,

được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” (theo khoản 13,
Điều 3 LHN&GĐ năm 2014).
2.1.5. Tài sản là gì?
Trong k LHN&GĐ năm 2014 hông có định nghĩa thế nào là tài sản, do đó
ta có thể hiểu khái niệm này theo điều 163 BLDS năm 2005 như sau: “Tài sản
bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

2.1.6. Quan hệ nhân thân là gì?
Là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn
nhân và gia đình. Trong đối tượng điều chỉnh của LHN&GĐ thì các quan hệ
nhân thân không mang tính chất tài sản là chủ yếu như quan hệ nhân thân giữa vợ
- chồng, giữa cha mẹ - con cái.... Trong nhiều trường hợp các quan hệ nhân thân
có ý nghĩa quyết định chi phối các quan hệ tài sản (nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha
mẹ - các con, giữa vợ - chồng...).

2.2 Khái quát chung về Chế độ tài sản chung của vợ chồng:
2.2.1. Khái niệm chế độ tài sản chung của vợ chồng:
Gia đình là một trong các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật thực
hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia đình. Hầu hết, các giao dịch
của gia đình mang nội dung kinh tế và gia đình là một chủ thể quan trọng trong
đời sống kinh tế.

4


Nhằm đảm bảo lợi ích cho vợ, chồng, tôn trọng quyền sở hữu tài sản riêng
thì pháp LHN&GĐ đã quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng để phân
biệt với tài sản riêng của vợ chồng. Như vậy, Chế độ tài sản chung của vợ chồng
có thể được hiểu như sau: “ chế độ tài sản của vợ chồng là tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về

căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài
sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng theo Luật”
(theo: “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt
nam”-TS. Nguyễn Văn Cừ).
Để hiểu thêm về khái niệm trên thì chúng ta sẽ đi phân tích những đặc
điểm về tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 219 BLDS 2005 và
Điều 33 LHN&GĐ năm 2014 có thể hiểu được “tài sản chung của vợ chồng” là
tài sản mang những đặc điểm sau:
Một là: Đây là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà
vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ
chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Hai là: Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể
phân chia theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo quyết định của Tòa án.
Theo khoản 1, Điều 217 BLDS năm 2005 thì sở hữu chung hợp nhất là sở
hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không
được xác định đối với tài sản chung. Do đó, việc xác định phần quyền vợ chồng
trong khối tài sản chung của họ là không thể, trừ khi tài sản đó đã được phân chia
bởi quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án.
Theo Điều 35 LHN&GĐ năm 2014 vợ chồng có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của mình.
Không phải mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn (hoặc là
nguồn sống duy nhất của gia đình) hoặc dùng tài sản chung để đầu tư, sản xuất
kinh doanh. Đối với tài sản mà vợ chồng đã chia trong thời kỳ hôn nhân thì
không phải tuân theo quy định này.
5


2.2.2 Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 33 LHN&GĐ năm 2014 thì căn cứ xác định tài
sản chung của vợ chồng bao gồm:

Thứ nhất: Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác
trong thời kỳ hôn nhân.
Căn cứ theo điều 9 NĐ126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 thì: “Những
thu thập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền
thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản
mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2005
như: Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ
sở hữu (Điều 239); Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm
được tìm thấy(Điều 240); Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh
rơi, bỏ quên ( Điều 241); Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252…trong thời kỳ
hôn nhân.
Thứ hai: Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;
Thứ ba: Những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
Đặc biệt, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết
hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Ngoài
ra, khi vợ, chồng tranh chấp với nhau về tài sản riêng nhưng không có chứng cứ
chứng minh đó là tài sản riêng của mỗi bên, thì tài sản này cũng được xác định là
tài sản chung.
Tóm lại: Những tài sản được xem là tài sản chung của vợ chồng khi nó
thỏa mãn các dấu hiệu đó là: Tài sản phải được hình thành hợp pháp trong thời
kỳ hôn nhân, những tài sản mà hình thành trước khi kết hôn và những tài sản mà
vợ chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân chỉ trở
thành tài sản chung của vợ chồng khi có thỏa thuận. Vợ chồng có quyền và nghĩa
vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Việc xác
6


lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị

lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư
kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận.
2.2.3 Mục đích của việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 35 LHN&GĐ năm 2014, tài sản chung của vợ
chồng được sử dụng vào hai mục đích sau:
Thứ nhất: Được chi dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình; nhu cầu chung của
gia đình được hiểu là nhu cầu của các thành viên gia đình trong việc ăn, mặc, ở,
học tập, vui chơi giải trí chữa bệnh và các nhu cầu khác. Việc quyết định chi
dùng tài sản trong gia đình phục vụ cho nhu cầu chung do vợ chồng thỏa thuận,
quyết định.
Thứ hai : Thực hiện các nghĩa vụ các nghĩa vụ chung của vợ chồng có nghĩa là
vợ chồng có nghĩa vụ liên đới đối với các khoản nợ chung của gia đình và thanh
toán bằng tài sản chung.

2.3

Sơ lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong

thời kỳ hôn nhân trong pháp luật Hôn nhân & gia đình Việt
nam.
2.3.1 Khái niệm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Hôn nhân và gia đình là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp
luật việt nam và ngày càng có một vai trò tích cực. Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, sự du nhập của những giá trị văn hóa mang tính quốc tế nên các mối
quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình ở Việt Nam cũng có những biến
chuyển để trở nên phù hợp. Điều này đòi hỏi pháp luật cần phải có những điều
chỉnh hợp lý trên cơ sở đời sống thực tiễn.
Đề cập đến Luật hôn nhân và gia đình, phải kể đến nội dung “chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” là một vấn đề mang tính thời sự cao
trong điều kiện nền kinh tế nước ta có sự hội nhập mạnh mẽ với quốc tế và các

quy định pháp luật liên quan đến tài sản có ý nghĩa vô cùng to lớn, thiết thực.
7


Mặc dù, pháp luật đã đề cập tới chế định chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân, thế nhưng vẫn chưa có một quy định nào của pháp luật đưa ra khái
niệm khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Dựa vào bản chất của vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân được quy định trong LHN&GĐ năm 2014 và Nghị định
126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 thì em xin đưa ra khái niệm cơ bản về chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau: “Chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng cùng nhau thỏa thuận hoặc
thông qua cơ chế Tòa án để chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung của vợ
chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do
chính đáng khác hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ và chồng. Việc chia tài
sản chung của vợ chồng được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân và hậu quả của
việc chia tài sản chung này không làm chấm dứt quan hệ nhân thân, không dẫn
tới việc vợ chồng ly hôn”.
2.3.2 Cơ sở của sự thay đổi các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân & gia đình việt nam.
Việc ban hành LHN&GĐ năm 2014 đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và
bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho
cách ứng xử của các thành viên trong gia đình; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ kế thừa và phát huy
truyền thống, đạo đức tốt đẹp của gia đình việt nam.
Với chế độ hôn nhân một vợ một chồng là hình thức hôn nhân thứ tư trong
lịch sử. Đây là hình thái hôn nhân tiến bộ nhất trong lịch sử. Hôn nhân một vợ
một chồng là quan hệ hôn nhân được xây dựng giữa một người đàn ông và một
người đàn bà, cùng cộng đồng thực hiện nghĩa vụ, quyền hôn nhân và gia đình
theo quy định của pháp LHN&GĐ. Hôn nhân một vợ một chồng dưới chế độ xã

hội chủ nghĩa là hôn nhân tốt đẹp nhất, theo đúng nghĩa đích thực nhất và tích
cực nhất của nó. Vì vậy, quyền của vợ chồng là ngang nhau, việc chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân xuất phát từ những lý do sau:

8


Trong cuộc sống gia đình nhiều khi không thể tránh khỏi những mâu
thuẫn, bất đồng, xung đột, bất hòa dẫn đến tình trạng không muốn chung sống
với nhau, nhưng vì một số lý do như phong tục, tập quán mà không muốn viết
đơn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung.
Trên cơ sở Điều 33 HP 2013, BLDS 2005 và LDN năm 1999 về việc mở
rộng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, quy định tại Điều 38 LHN&GĐ năm
2014 còn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia các quan hệ
kinh tế, xã hội nhất định. Với tư cách là công dân, vợ hoặc chồng đều có quyền
thực hiện các quyền hợp pháp của mình. Để tránh những hậu quả xấu có thể xảy
ra ảnh hưởng đến kinh tế chung gia đình, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
vợ, chồng tự do kinh doanh thì pháp luật có quy định vợ chồng có quyền yêu cầu
Tòa án cho chia tài sản chung của vợ chồng ngay trong thời kỳ hôn nhân.
Ngoài ra, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân còn nhằm mục
đích thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng và có các lý do chính đáng khác hoặc nhu
cầu thiết yếu cuộc sống. Vợ chồng không được phép chia tài sản chung để trốn
tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản theo điều 42 LHN&GĐ năm 2014.
Từ những lý do trên Điều 38 LHN&GĐ năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý
cho việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: “Khi hôn nhân
tồn tại, trong trường hợp vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản một phần
hoặc chia toàn bộ tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản;
nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Tóm lại, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là
một quy định linh hoạt, giúp cho việc kinh doanh, sản xuất được thuận lợi góp

phần xây dựng một đất nước phát triển về kinh tế, vững mạnh về chính trị.
2.3.3 Sự thay đổi của chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân trong hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt nam.
Trong hệ thống pháp LHN&GĐ Việt nam dù ở những chế độ xã hội khác
nhau nhưng đều có các quy định về: Chia tài sản chung của vợ chồng ở mức độ

9


khác nhau, tác giả sẽ đi phân tích để thấy được sự thay đổi của chế định trên
được thể hiện sau:
Trong pháp luật thời kỳ phong kiến: Pháp luật dưới các triều đại phong
kiến Việt Nam hầu như thiếu vắng các quy định về quan hệ tài sản giữa các thành
viên trong gia đình, giữa vợ và chồng đặc biệt là chia tài sản chung của vợ chồng.
Trong đó, Bộ Quốc triều hình Luật dưới Triều Lê chỉ dự liệu một số trường hợp
chia tài sản của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 374, Điều 375,
Điều 376), còn đến Bộ Hoàng Việt Luật Lệ dưới triều Nguyễn không có quy định
nào về chia tài sản chung của vợ chồng. Bởi lẽ, theo quan niệm truyền thống của
người phương đông thì hôn nhân được tách thành xuất phát từ lợi ích của gia
đình, để xây dựng gia đình, duy trì nòi giống, các yếu tố tình cảm với những lợi
ích về tinh thần được coi trọng hơn các yếu tố tài sản. Trong suốt thời kỳ hôn
nhân, toàn bộ của cải của vợ chồng tạo thành khối cộng đồng, chế độ tài sản của
vợ chồng là chế độ cộng đồng tài sản.
Trong thời kỳ Pháp thuộc các quy định về chia tài sản của vợ chồng đều
thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, sự bất công đối với người vợ, bảo vệ
quyền của người gia trưởng - người chồng trong gia đình. Do đó, trong thời kỳ
này thì chưa có một quy định nào cụ thể về vấn đề chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Khi Luật Hôn nhân & gia đình đầu tiên của nhà nước Việt nam ra đời năm
1959 cũng không đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn

nhân mà có quy định là tất cả tài sản chung của vợ chồng đều thuộc sở hữu chung
của cả vợ và chồng, không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng. Bởi vì, trong
thời kỳ này thì lợi ích cá nhân luôn gắn liền với lợi ích tập thể, không tồn tại
nhiều hình thức sở hữu và đa dạng về thành phần kinh tế như hiện nay.
Tuy nhiên, khi Luật Hôn nhân & gia đình năm 1986 ra đời trên cơ sở kế
thừa và phát huy các quy định của hiến pháp năm 1980 về quyền sở hữu riêng
của công dân đã công nhận quyền có tài sản của vợ chồng cũng như quyền được
yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại khi
có lý do chính đáng và được Tòa án chấp thuận. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp
10


dụng quy định này đã gặp nhiều khó khăn khi xác định thế nào là “lý do chính
đáng” và quy định Tòa án chấp nhận là sự can thiệp khá sâu vào tính tự nguyên,
thỏa thuận.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đất nước mở cửa thị trường và đặc biệt
là nhu cầu làm ăn kinh doanh một lúc càng lớn, nền kinh tế hàng hóa ngày càng
đa dạng hóa về các loại hình. Vì vậy, để phù hợp với sự thay đổi của xã hội thì
đòi hỏi các nhà làm luật phải sửa đổi, bổ sung luật để tạo điều kiện cho nền kinh
tế phát triển ổn định. Kế thừa và sửa đổi LHN&GĐ năm 1986, LHN&GĐ năm
2000 đã quy định cụ thể các lý do cần thiết để Tòa án giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và việc chia tài sản chung do vợ
chồng tự thỏa thuận mà không cần phải có sự cho phép của Tòa án. Tuy nhiên
sau hơn một thập niên áp dụng vào thực tiễn cùng với xã hội ngày càng hội nhập
cao nên LHN&GĐ năm 2000 đã không còn phù hợp, đáp ứng được sự phát triển
của xã hội hiện nay. Bên cạnh đó luật HP năm 2013 ra đời đã làm thay đổi nhiều
đến hệ thống pháp luật hiện nay. Do vậy để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế
cũng như hội nhập ngày càng cao, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế càng anh hưởng
đến cuộc sống của nhiều gia đình hiện nay. Như vậy LHN&GĐ năm 2014 ra đời
để đáp ứng cho nhiều thay đổi của xã hội, phù hợp với sự phát triển kinh tế cũng

như nâng cao đời sống gia đình. Để tránh làm cho gia đình phải ly hôn vì xu thế
phát triển kinh tế cung như nhu cầu xã hội hóa thì việc chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân là một vẫn đề thời sự được cả xã hội quan tâm hiện nay.

11


PHẦN 3
NỘI DUNG CỦA QUY ĐỊNH CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN.
3.1

Ý nghĩa của việc quy định chia tài sản chung của vợ

chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Với những chính sách, biện pháp thì nhà nước đã tạo điều kiện để công
dân xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ các chức
năng của mình. Việc quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là một trong những quy
định tiến bộ giúp ổn định quan hệ gia đình khi chưa cần thiết phải ly hôn, đảm
bảo quyền lợi chính đáng của các thành viên trong gia đình.
Vấn đề trên ngày càng được nhiều người quan tâm, nó cũng được sửa đổi
để phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, đầu tư, sản xuất kinh doanh,
quá trình giao thương, trao đổi, buôn bán nhiều loại mặt hàng với nhiều sự cạnh
trạnh về giá cả, chất lượng, kèm với những rủi ro không thể tránh khỏi. Do đó,
việc quy định về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng giúp cho các thành viên
mạnh dạn trong kinh doanh thương mại mà không ảnh hướng tới đời sống gia
đình. Bên cạnh đó với những quy định mới của luật hôn nhân và gia đình năm
2014 cũng nhằm đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch liên
quan tới tài sản của vợ chồng tránh những rủi ro tạo sự công bằng và đảm bảo sự

an toàn cho tài sản của người thứ ba và cho cả gia đình.

3.2

Nguyên tắc cơ bản để chia tài sản chung của vợ chồng

trong thời kỳ hôn nhân.
Theo quy định tại Điều 38 LHN&GĐ năm 2014 và Nghị Định
126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 có hướng dẫn thì: Nguyên tắc chia tài sản
chung của vợ chồng bao gồm:
12


Thứ nhất: Nguyên tắc tự do, thỏa thuận được ưu tiên hàng đầu: “Tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trước hết do vợ chồng thỏa thuận”.
Nguyên tắc này trong Bộ Luật Dân sự 2005 là một trong những nguyên tắc cơ
bản được quy định như sau: “ Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập
quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Do đó, Luật
Hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự có mối liên hệ mật thiết: Một số quy định
của Luật Dân Sự là cơ sở cho Luật Hôn nhân và gia đình. Mặt khác, một số quy
định của Luật Hôn nhân và gia đình là cơ sở cho Luật Dân Sự.
Một ví dụ minh hoả thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng ông Phan
Đắc và bà Hương Lan ở Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Sau một lần gặp tình cờ cả
hai người đã quyết định đến với nhau, trước khi hôn nhân cả hai đề có phần tài
sản riêng. Sau hôn nhân họ quyết định nhập lại thành khối tài sản chung để thể
hiện sự hết lòng vì nhau. Sau nửa năm bình yên qua đi, bà Lan muốn góp vốn
đầu tư mở một công ty phát hành sách nhưng mỗi lần bàn bạc ông Đắc đề thờ ơ.
Ông lại đang gặp khó khăn trong quá trình giao dịch tiền bạc vì suốt ngày bị vợ
theo dõi, khuyên can đủ cách. Sau một thời gian khủng hoảng về tình cảm do

chuyện tiền bạc gây ra, hai người lại thỏa thuận chia khối tài sản chung ra để vợ
có thể tự quyết định việc đầu tư, chồng cũng thoải mãi giao dịch. Cả hai thống
nhất tuy chia của cải nhưng tình cảm vợ chồng vẫn nguyên vẹn, nhưng thực tế dù
quyết tâm gìn giữ, vợ chông ông Đắc vẫn suốt ngày lục đục. Cả hai thỏa thuận
chia đôi khoản đóng góp cho gia đình. Chồng lo tiền điện thoại, tiền sủa xe, tiền
học cho con, vợ lo tiền thức ăn, tiền thuê người giúp việc, mua sắm quần áo, tiền
gas. Mới đây cả hai cãi nhau một trận ra trò chỉ vì lý do nhỏ nhặt trong gia đình.
Để tiết kiệm gas nên bà Lan đã nấu nước bằng ấm điện rồi mới dùng nước đó chế
biến thức ăn. Ông chồng bảo: “Cô thật nhỏ mọn, bòn tiền của tôi từng cắt”. Bà
vợ thì bảo “anh mới hẹp hòi, có chút tiền điện mà cũng tính toán với vợ”. Tâm sư
với chuyên viên tư vấn tâm lý bà Lan đau khổ nói: “tưởng chia tài sản thì vợ
chồng sẽ thoải mãi hơn với nhau, ai ngờ… Giờ cả hai đều có cảm giác xa lạ thế
nào ấy”. ( />13


Thứ hai: Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy
nhiên pháp luật hiện hành không quy định thế nào là không thỏa thuận được và
việc chia được áp dụng theo quy định tại khoản 3 điều 38 luật này về nguyên tắc
chia khi vợ chồng có yêu cầu.

3.3

Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân đang tồn tại.
3.3.1

Điều kiện về nội dung: Chia một phần hoặc chia toàn bộ tài sản

chung.

Điều kiện để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được
quy định tại khoản 1, 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị
định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành LHN&GĐ thì phải chia theo đề nghị của vợ chồng, vợ chồng có
quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản. nếu không thỏa thuận được
thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. (1) Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có
quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy
định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết.
Trường hợp 1: Chia một phần tài sản chung.
Trường hợp chia một phần theo thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia. Theo
đề nghị của vợ chồng thì việc chia một phần tài sản chung nhằm giúp cho vợ
chồng thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc thực hiện các giao
dịch đảm bảo nhanh chóng mà không gặp phải sự cản trở của gia đình. Vẫn đề
trên ngày càng được nhiều người quan tâm, nó cũng luôn được sửa đổi để phù
hợp với nhu cầu của xã hôi. Như vậy những quy định tiến bộ này ra đời nhằm
LHN&GĐ năm 2014 ổn định quan hệ gia đình, đảm bảo quyền lợi chính đáng
của các thành viên trong gia đình. Đối với trường hợp này trong quan hệ hôn
nhân có tài sản riêng và chung là những quan hệ song song tồn tại trong gia đình.
Mặt trái của các cặp quan hệ trong sở hữu chung và riêng của vợ chồng trong gia
đình không tránh khỏi những mâu thuẫn nhất định. Người chồng và người vợ vừa
14


đóng vai trò là chủ thể trong quan hệ sở hữu chung hợp nhất đối với những tài
sản chung của vợ chồng không chia, vừa với tư cách là chủ sở hữu riêng đối với
phần tài sản được chia. Theo đó vợ chồng có vốn riêng và vốn riêng của ai thì
người đó có quyền định đoạt theo ý chí của mình. Có thể tài sản riêng của vợ
chồng được định đoạt theo hướng tích cực nhưng có thể được sử dụng vào mục
đích không tích cực, thậm chí trái pháp luật. Vợ chồng có thể dễ dàng thỏa thuận

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, bởi chỉ cần “theo đề ngị của vợ chồng”
là đã có thể chia tài sản chung. Từ quy định mở này, các cặp vợ chồng có thể dễ
dàng thỏa thuận chia tài sản chung miễn sao họ thấy là được tự do về quyết định
về tài sản của mình.
Trường hợp 2: Chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng.
Điều kiện để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được
quy định tại khoản 1, 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định
như sau: Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài
sản chung của vợ chồng theo quy định tại điều 59 của luật này.
Đối với trường hợp này: Vợ chồng chỉ còn ràng buộc nhau ở quan hệ nhân
thân, còn quan hệ tài sản chung của hai người thì không còn tồn tại. Như vậy, đây
được xem là hiểm họa tiềm ẩn trong quan hệ hôn nhân, vì vợ và chồng chẳng còn
một sự quan tâm nào đến việc phát triển kinh tế chung của gia đình. Mỗi người
chỉ mải đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…, để nhằm mục đích kiếm
được những lợi nhuận cao nhất không phải vì lợi ích của gia đình, mà vì lợi ích
của riêng bản thân người chồng hoặc người vợ. Trong quan hệ hôn nhân mà
không quan tâm đến trách nhiệm của người vợ và chồng đối với nhau và bổn
phận của mỗi người trong quan hệ đối với nhau và đối với gia đình, thì Quan hệ
hôn nhân đó chỉ là một loại quan hệ xã hội thông thường. Khi đó ý nghĩa xã hội,
ý nghĩa văn hóa, nét đẹp truyền thống trong quan hệ gia đình Việt Nam sẽ bị phá
vỡ và quan hệ gia đình, nhất là quan hệ hôn nhân chỉ tương tự như một tổ hợp
sản xuất, mà yếu tố tình cảm, bổn phận của vợ chồng đối với nhau sẽ ngày càng
bị làm cho lu mờ vì kinh tế gia đình không còn tồn tại.

15


3.3.2 Điều kiện về hình thức.
Điều kiện hình thức chia theo luật định được quy định tại khoản 2, 3 Điều
38 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và từ các điều 9 đến điều 14 Nghị định

126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:
(2) Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này
được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
(3) Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì tòa án giải quyết vụ việc chia tài
sản của vợ chồng theo quy định tại điều 59 của luật này.

3.4 Trường hợp không được chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân.
Pháp luật Hôn nhân và gia đình thừa nhận quyền yêu cầu chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Song, không phải khi nào họ cũng
có quyền này. Cụ thể khi việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa
vụ về tài sản sẽ không được pháp luật công nhận và bị Tòa án tuyên bố vô hiệu
theo quy định tại Điều 42 LHN&GĐ năm 2014 gồm:
(1) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp
của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
(2) Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
(a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng.
(b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
(c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản.
(d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức.
(đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
(e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
16


3.5 Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân.
Trong thời kỳ hôn nhân, nếu vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện

nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có quyền chia
tài sản chung. Khi chia tài sản chung thì hậu quả pháp lý của vấn đề trên được
tách thành hai mảng đó là về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, phần này em
sẽ phân tích để làm rõ như sau:
3.5.1 Về quan hệ nhân thân.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm
thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Mặc dù, có sự phân
chia tài sản giữa vợ và chồng nhưng việc thực hiện các nghĩa vụ về nhân thân
vẫn phải tiếp tục thực hiện. Trong thực tế, các cặp vợ chồng vì muốn tiến hành
các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh riêng không muốn ảnh hưởng tới đời
sống gia đình, tránh những rủi ro đáng tiếc trong hoạt động đàu tư, sản xuất kinh
doanh của mình. Mặt khác, có một số trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân vì trong quan hệ gia đình có sự rạn nứt, mâu thuẫn, bất hòa điều này
ảnh hưởng tới các thành viên trong gia đình. Vợ, chồng vẫn có đầy đủ các quyền,
nghĩa vụ về nhân thân đối với nhau và với gia đình như nghĩa vụ chung thủy,
thương yêu, chăm sóc nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm.
3.5.2 Về quan hệ tài sản.
Khi vợ chồng phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì quan hệ
hôn nhân vẫn tồn tại, về quan hệ tài sản được xác định như sau:
Căn cứ theo Điều 40 LHN&GĐ năm 2014 quy định là: “Trong trường hợp
chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được
chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc
sở hữu chung của vợ chồng”.
Ngoài ra, hậu quả pháp lý của vấn đề này còn được quy định rõ tại Điều
14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 bao gồm:
17


“(1)Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm
chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

(2) Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng
không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản
riêng của vợ, chồng.
(3) Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có
được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là
thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.”
Tóm lại: Từ các quy định chia tài sản chung của vợ chồng thì tác giả rút ra
một số nhận xét về hậu quả pháp lý như sau:
Thứ nhất: Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ
xác lập quyền sở hữu riêng của vợ chồng với khối tài sản đã được chia. Tài sản
chung sau khi chia thì nó sẽ trở thành khối tài sản riêng của vợ chồng, họ có toàn
quyền đối với khối tài sản riêng của mình, trở thành chủ sở hữu duy nhất đối với
phần tài sản đã chia, các nghĩa vụ riêng sẽ được thanh toán bằng khối tài sản
riêng này (Căn cứ khoản 1 Điều 44 LHN&GĐ năm 2014).
Do đó, Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản đã chia sẽ thuộc sở hữu
riêng của mỗi người và đây là căn cứ để xác lập các quyền sở hữu. Tuy nhiên,
ngay cả khi quyền sở hữu được xác lập với tài sản riêng do được chia từ khối tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì quyền sở hữu với tài sản riêng của vợ chồng
vẫn bị hạn chế theo quy định của khoản 4 Điều 44 LHN&GĐ năm 2014: “Trong
trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là
nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý
của chồng, vợ”
Thứ hai: Vợ chồng vẫn có quyền sở hữu với khối tài sản chung thuộc hình
thức sở hữu chung hợp nhất.

18



×