Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường và cảnh quan vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ MỸ TRÀ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN
VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ MỸ TRÀ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN
VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Điền

THÁI NGUYÊN - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đoàn Thị Mỹ Trà
Học viên cao học khóa 23 chuyên ngành: Khoa học môi trường. Niên
khóa 2015 - 2017. Tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn nghiên cứu cuối khóa học. Tôi xin
cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
- Số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực
- Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng ai công bố trong các
nghiên cứu khác
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên./.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2017
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đoàn Thị Mỹ Trà


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá 23
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Ban quản lý
Vườn Quốc Gia Ba Bể; Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn; Khoa Sau đại
học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; và đặc biệt là thầy giáo PGS.TS
Trần Văn Điền, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập

và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu, làm việc để hoàn thiện luận
văn, song do hạn chế về mặt thời gian và trình độ, nên luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng
nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2017
Tác giả

Đoàn Thị Mỹ Trà


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... vi
Danh mục bảng biểu........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
Chương 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..................................................... 3

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 3
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 3
1.1.2. Đặc trưng của ngành Du lịch .................................................................. 3
1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường................................................. 5
1.1.4. Tác động của du lịch tới môi trường ....................................................... 5
1.1.5. Các nguồn tác động của hoạt động du lịch đến cảnh quan ..................... 9
1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 10
1.3.Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tại các VQG trên thế giới và
Việt Nam. ....................................................................................................... 12
1.3.1. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tại các VQG trên thế giới ............... 12
1.3.2. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tại các VQG ở Việt Nam. ............... 14
1.3.3. Tình hình hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Ba Bể ......................... 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 19


iv

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 19
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu: .............................................................................. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 20
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................. 20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu ................................ 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 35

3.2. Hiện trạng tổ chức bộ máy, hoạt động du lịch, hiện trạng môi trường
tại Vườn quốc gia Ba Bể. ................................................................................ 39
3.2.1. Hiện trạng tổ chức bộ máy, biên chế của Vườn quốc gia Ba Bể .......... 39
3.2.2. Hiện trạng hoạt động du lịch vườn Quốc gia Ba Bể ............................. 39
3.2.3. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí.... 42
3.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường của VQG Ba Bể ........ 48
3.3.1. Tác động tích cực .................................................................................. 48
3.3.2. Tác động tiêu cực .................................................................................. 54
3.4. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới cảnh quan của VQG Ba Bể .......... 57
3.4.1. Tác động tích cực .................................................................................. 57
3.4.2. Tác động tiêu cực .................................................................................. 59
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường VQG ............................... 61
3.5.1. Giải pháp quản lý .................................................................................. 61
3.5.2. Giáo dục, tuyên truyền .......................................................................... 62
3.5.3. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ................ 63
3.5.4. Giải pháp công nghệ.............................................................................. 65


v

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 67
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 67
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BQL

Ban quản lý

BVPTR

Bảo vệ và phát triển rừng

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DLST

Hệ sinh thái

HST

Du lịch sinh thái

KBT

Khu bảo tồn

SL

Số lượng

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Vị trí quan trắc chất lượng môi trường không khí tại VQG Ba Bể........22
Bảng 2.2. Vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại VQG Ba Bể.........22
Bảng 2.3.Vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm tại VQG Ba Bể ..... 23
Bảng 2.4. Vị trí quan trắc chất lượng môi trường đất tại VQG Ba Bể ........... 23
Bảng 2.5. Phương pháp phân tích môi trường không khí ............................... 25
Bảng 2.6. Phương pháp phân tích môi trường nước mặt ................................ 25
Bảng 2.7. Phương pháp phân tích môi trường nước ngầm ............................. 26
Bảng 2.8. Phương pháp phân tích môi trường đất .......................................... 27
Bảng 3.1 .Tổng hợp tài nguyên thực vật VQG Ba Bể .................................... 31
Bảng 3.2. Thống kê các lớp thực vật VQG Ba Bể .......................................... 32
Bảng 3.3. Thống kê các lớp động vật VQG Ba Bể ......................................... 33
Bảng 3.4 Các loài động vật quí hiếm VQG Ba Bể ......................................... 34
Bảng 3.5. Tổng hợp số liệu khách du lịch qua các năm của VQG Ba Bể ...... 40
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí...................... 43
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt. ......................... 44
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm khu

vực VQG ......................................................................................... 46
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất ................................. 47
Bảng 3.10 : Đánh giá của du khách về một số yếu tố tại VQG Ba Bể ........... 48
Bảng 3.11: Đánh giá của người dân về việc khách du lịch vứt rác thải khi
tham quan tại VQG Ba Bể .............................................................. 57
Bảng 3.12. Đánh giá của khách tham quan về dịch vụ, buôn bán tại VQG
Ba Bể ............................................................................................... 60
Bảng 3.13: Đánh giá của khách tham quan về mức độ cảnh quan của
VQG Ba Bể bị tác động .................................................................. 61


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vườn Quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Di sản Quốc gia, Di sản
ASEAN và là khu RAMSAR thứ 3 của Việt Nam. Tại đây với những cánh
rừng già nguyên sinh trên núi đá vôi, hệ động, thực vật đa dạng, phong phú về
số lượng và chủng loại với hơn 600 loài thuộc 27 bộ, trong đó có 66 loài động
vật quý hiếm và đặc hữu, nhiều loại nằm trong Sách Đỏ Thế giới và Việt
Nam. Có nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hồ Ba
Bể, động Puông, thác Đầu Đẳng, ao Tiên, đảo An Mạ, đảo Bà Góa…..
Những năm qua, lượng du khách đến với Ba Bể ngày càng nhiều. Du
lịch phát triển đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân,
góp phần vào xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy giao lưu văn hoá, tăng cường tình
đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư
và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong xu hướng hoạt động du lịch ngày càng phát triển,
lượng khách du lịch tham gia hoạt động du lịch với số lượng ngày càng lớn.
Dẫn đến các áp lực của hoạt động du lịch đến vườn quốc gia cũng gia tăng về

nhiều mặt. Vấn đề đánh giá các tác động của du lịch đến môi trường và cảnh
quan của VQG Ba Bể vẫn chưa có nhiều nghiên cứu. Hơn nữa, việc giám sát
và quản lý các tác động của du khách là vấn đề cơ bản trong các chiến lược
quản lý du lịch bền vững nhưng thường bị bỏ qua khi các kế hoạch được thực hiện.
Để thành công trong việc phát triển du lịch, bảo vệ môi trường và cảnh
quan của VQG Ba bể thì việc đánh giá các tác động tích cực, tác động tiêu
cực của hoạt động du lịch đối với VQG là quan trọng. Từ đó phát huy những
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong công tác quản lý môi trường và cảnh
quan của Vườn quốc gia, đồng thời bảo vệ môi trường trong kinh doanh du
lịch, nâng cao ý thức của cộng đồng và du khách sẽ góp phần phát triển du
lịch và bảo vệ cảnh quan từ nơi đây.


2

Xuất phát từ thực tế trên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của
hoạt động du lịch đến môi trường và cảnh quan Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng tổ chức
bộ máy biên chế, hiện trạng hoạt động du lịch, hiện trạng môi trường tại Vườn
quốc gia Ba Bể.
- Đánh giá được các tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch
tới môi trường và cảnh quan tại VQG Ba Bể.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu
cực từ hoạt động du lịch đến môi trường và cảnh quan VQG Ba Bể.
3. Ý nghĩa khoa học
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Có thêm thông tin khoa học về những ảnh hưởng của hoạt động du
lịch đến môi trường. Kết quả nghiên cứu là những cơ sở khoa học cho những

nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của du lịch đến môi trường tại Vườn Quốc
gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công việc hiện tại.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài phản ảnh thực trạng, ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi
trường VQG Ba Bể.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ hoạt động
du lịch, giúp cho Ban quản lý VQG Ba Bể nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ
môi trường và cảnh quan.


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm Môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên.” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014) [14].
Khái niệm Du lịch: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục, ở bên ngoài
môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là
kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường
sống khác hẳn nơi định cư” (Tổ chức du lịch thế giới) .

Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005) [15].
1.1.2. Đặc trưng của ngành Du lịch
Mọi dự án phát triển du lịch được thực hiện trên cơ sở khai thác những
giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng với các cơ sở hạ
tầng và các dịch vụ kèm theo. Kết quả của quá trình khai thác đó là việc hình
thành các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi
ích cho xã hội.
Trước tiên đó là các lợi ích về kinh tế xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm
kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cộng đồng địa phương thông qua
các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử


4

và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có các hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa
là những lợi ích đem lại cho du khách trong việc hưởng thụ các cảnh quan
thiên nhiên lạ, các truyền thống văn hóa lịch sử.
Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:
- Tính đa ngành: Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác
phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn
hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo…). Thu nhập xã hội từ du lịch
cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các
sản phẩm dịch vụ cũng cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng
hóa…)
- Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du
khách, những người phục vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du
lịch, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch.

- Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên
nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của du
khách và người tham gia hoạt động dịch vụ, mở rộng sự giao lưu văn hóa,
kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần
thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia
khác nhau.
- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung
với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du
lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình
du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những
người hưởng thụ sản phẩm du lịch).
Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lich
là hưởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.


5

1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường
Du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại và không thể tách rời. Sự
phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường.
Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng
hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao như du lịch. Môi trường
được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp
dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến
sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách
du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử
dụng tài nguyên,… từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi
trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động

du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến
khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy
cơ suy thoái lâu dài.
1.1.4. Tác động của du lịch tới môi trường
a. Các tác động tích cực
-Môi trường tự nhiên:
Tăng cường hiệu quả sử dụng đất nhờ những dự án nơi các hoạt động
phát triển du lịch cần đến các quỹ đất còn bỏ hoặc sử dụng không đạt hiệu quả.
Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ hoạt động dân sinh kinh
tế trong những dự án phát triển du lịch tại những khu vực nhạy cảm (Vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…) với các gianh giới đã được xác định cụ
thể và quy mô khai thác hợp lý.
Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du
lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng. Việc
thiết kế hợp lý hệ thống cấp thoát nước của các khu du lịch sẽ làm giảm sức
ép gây ô nhiễm môi trường nước nhờ việc củng cố về mặt hạ tầng. Đặc biệt


6

trong những trường hợp các khu vực phát triển nằm ở thượng nguồn các lưu
vực sông, vấn đề giữ gìn nguồn nước sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu như các hoạt
động phát triển tại đây được quy hoạch và xử lý kỹ thuật hợp lý.
Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có yêu
cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo.
Góp phần làm tăng thêm mức độ ĐDSH tại những điểm du lịch nhờ
những dự án có phát triển các công viên cây xanh cảnh quan, khu nuôi chim
thú… hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hoạt động nuôi trồng nhân
tạo phục vụ du lịch.
Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nếu như các

công trình được phối hợp hài hòa.
Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực nếu như các giải
pháp kỹ thuật đồng bộ được áp dụng hợp lý (ví dụ như đối với các làng chài
ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành khu du lịch biển…).
- Môi trường nhân văn- xã hội:
Góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực.
Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư
địa phương (tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động du lịch).
Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa
phương (y tế, vui chơi, giải trí…) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.
Góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống.
Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống (dân ca, nhạc cụ dân tộc,
truyền thống tập quán…).
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa giữu các dân tộc
và cộng đồng.
b. Tác động tiêu cực
- Môi trường tự nhiên:


7

Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải không
tương xứng với khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ, các
vấn đề nảy sinh trong việc giải quyết loại trừ chất thải rắn. Trong mọi trường
hợp cần nhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển
thưởng sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất
thải tính theo đầu người thường lớn hơn với người dân địa phương.
Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế
do việc khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi
trồng thủy sản và phát triển đô thị. Các ảnh hưởng của việc tăng dân số cơ học

theo mùa du lịch có thể có những tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường ven biển.
Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do
sức ép phát triển của du lịch. Ở đây thường có hệ động thực vật đặc sắc có thể
bị thay thế bởi các loài mới từ nơi khác đến trong quá trình phát triển, tạo
mới. Tài nguyên thiên nhiên như các rạn san hô, các vùng rong biển, các khu
rừng ngập mặn, nghề cá và nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến
đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý.
Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới
với nhiều loại động vật quý hiếm, các thác nước, các hang động, cảnh quan và
các vùng địa nhiệt thường rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn
thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải.
Cuộc sống và các tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị
ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm quan trọng trong
chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ…).
- Môi trường nhân văn – xã hội:
Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các
vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các
nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu
thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống.


8

Các di sản văn hóa lịch sử khảo cổ thường được xây dựng bằng những
vật liệu dễ bị hủy hoại do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam.
Các di sản này thường được phân bố trên diện tích hẹp, rất dễ bị xuống cấp
khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện
pháp bảo vệ.
Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao
điểm có thể vượt quá khả năng cung ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ

tầng của địa phương, tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu cung cấp
nước, năng lượng, khả năng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn
vượt quá khả năng của địa phương.
Các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu
thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng truyền thống của địa phương.
Việc xây dựng các khách sạn có thể là nguyên nhân của việc di chuyển
chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của dân địa phương.
Các hoạt động do thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể
làm nảy sinh do sự thiếu hài hòa về cảnh quan và về văn hóa xã hội. Các tác
động tiêu cực của việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lên các tài
nguyên có giá trị thẩm mỹ cũng dễ nảy sinh.
Lan truyền các tiêu cực xã hội, bệnh tật một cách ngoài ý muốn đối với
những nhà quản lý và kinh doanh.
Mâu thuẫn dễ nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân ở địa
phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp
chưa được công bằng.
Nảy sinh những nhu cầu mới trong đảm bảo an ninh và an toàn xã hội.
Phát triển du lịch ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, văn hóa của khu
vực. Du lịch tạo ra thu nhập, ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, nguồn
thu ngoại tệ…Điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa
phương. Song ngược lại nó thể gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm nếu


9

hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc vài vùng riêng biệt của đất nước
hoặc vùng không được ghép nối với sự phát triển tương ứng của các vùng
khác. Chẳng hạn như sự bùng phát giá đất đai, hàng hóa dịch vụ trong khu du
lịch có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên dân cư trong vùng.
Dân cư ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến thành thứ lao động rẻ mạt, tạm

bợ theo mùa.
Một trong những chức năng cơ bản của du lịch là giao lưu văn hóa giữa
các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn thâm nhập vào các hoạt
động văn hóa của địa phương. Song nếu sự thâm nhập với mục đích chính
đáng bị lạm dụng thì sự thâm nhập lại biến thành sự xâm hại. Mặt khác để
thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn nên các hoạt động
văn hóa truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên
nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Các nghề truyền thống đôi
khi bị lãng quên, nhất là giới trẻ hiện nay ngày càng chối bỏ truyền thống và
thay đổi cách sống theo mốt du khách.
1.1.5. Các nguồn tác động của hoạt động du lịch đến cảnh quan
Nguồn tác động đến môi trường gồm toàn bộ các sự việc hiện tượng,
hoạt động trong dự án và những hoạt động khác liên quan đến dự án. Chúng
có khả năng tạo nên những tác động đến môi trường và thường bao gồm 4
nhóm yếu tố sau:
- Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng trong
dự án phát triển du lịch:
Xây dựng khách sạn.
Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (trung tâm thể thao, bến
tàu thuyền, công viên giải trí…)
Các công trình đặc thù riêng cho mỗi nội dung dự án phát triển du lịch
cụ thể (thể thao, tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, sinh thái, mạo
hiểm…).


10

- Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch:
Hoạt động cải tạo và nâng cấp hoặc xây mới các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và

năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải…).
Các hoạt động khai thác vật liệu và hoạt động xây dựng của công nhân.
Các hoạt động dịch vụ (vận chuyển, bưu chính viễn thông, y tế, bảo
hiểm…).
- Nguồn tác động trong giai đoạn phát triển của dự án:
Lập quy hoạch và chuẩn bị mặt bằng (di dân, san ủi…).
Thực hiện quy hoạch: đầu tư xây dựng, xây lắp…
Các hoạt động du lịch sau xây dựng: thể thao, tắm biển, thăm vườn quốc
gia, khu bảo tồn, các hoạt động dịch vụ du lịch, các hoạt động quản lý, các
chương trình hoạt động khác…
- Các hoạt động đầu ra của dự án:
Tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở dịch vụ du lịch
Các nguồn nước đã bị ô nhiễm (nước thải, nước biển, nước hồ)
Chất thải từ các phương tiện vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải bộ, thủy,
hàng không…làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và môi trường nước,
đất và các hệ sinh thái.
1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam số 55/2014 QH11 ngày 23/06/2014;
- Luật du lịch của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
số 44/2005 QH11 ngày 14/6/2005.
- Luật đa dạng sinh học của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 20/2008 QH12 ngày 13/11/2008;
- Luật bảo vệ và phát triển rừng của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam số 24/2004 QH11 ngày 03/12/2004;


11

- Nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Quyết định 192/2003/QĐ –TTg ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quản lý hệ thống các khu Bảo tồn
thiên nhiên Việt Nam;
- Quyết định 83/1992/QĐ/TTg ngày 10/12/1992 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng VQG Ba Bể;
- Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 27/8/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề cương kỹ thuật-dự toán Quy hoạch bảo
tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2012-2020.;
- Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày22/1/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn
về việc phê duyệt danh mục và giá trị tài sản nhà nước đã giao cho Trung tâm
Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng trực thuộc Vườn Quốc gia
Ba Bể tham gia góp vốn liên doanh dự án phát triển du lịch tại Hồ Ba Bể;
- Quyết định số 03/QĐ-TTGDMT&DVMTR ngày 24/1/2016 của Trung
tâm dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng về việc phê duyệt danh mục
và giá trị tài sản nhà nước đã giao cho Trung tâm Giáo dục môi trường và
Dịch vụ môi trường rừng trực thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể tham gia góp vốn
liên doanh dự án phát triển du lịch tại Hồ Ba Bể;
- Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh Bắc
Kạn về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


12

1.3.Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tại các VQG trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tại các VQG trên thế giới

DLST khởi đầu ở các nước đang phát triển vào cuối những năm 60 TK
XX. Quần đảo Galapagos là nơi bắt đầu tổ chức DLST và ở khu vực Đông
Phi. Vườn quốc gia Galapagos nằm trong quần đảo cùng tên thuộc chủ quền
của nước Ecuador. Từ lâu nơi đây đã nổi tiếng thế giới về sự độc đáo, khác lạ
của thế giới hoang dã. Các loài động thực vật ở VQG rất đa dạng và thể hiện
tính đặc hữu ở mức độ cao. Về động vật có kỳ đà biển, rùa biển, chim cánh
cụt, hải cầu, rùa Galapagos, chim hải âu lớn, sư tử biển, cá mập… Chính sự
độc đáo bạo dạn của thế giới động vật trong giao tiếp với con người đã làm
cho Galapagos trở thành điểm thu hút khách hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh
đó Galapagos còn có một số loài thực vật đặc hữu như xương rồng khổng lồ,
hướng dương…Đây là những giá trị rất lớn giúp cho Galapagos có thể phát
triển tốt du lịch (Nguyễn Trọng Nhân,2011)[11].
Những khó khăn thách thức đối với môi trường ở VQG Galapagos.
Quá trình phát triển của Palapagos luôn gặp phải những mối đe dọa đến thiên
nhiên, môi trường từ hoạt động du lịch như sau: tăng cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật do du khách tăng nhanh ( từ 4.579 du khách năm 1970 lên
53.118 du khách năm 2000) (Silvia Benitez P. và cộng sự, 2001)[19]. Việc
tăng số lượng khách sạn làm cho đất rừng bị thu hẹp, nhiều loại thực vật bị
triệt hạ, một số nơi tham quan trên đảo bị tắc nghẽn do số lượng tàu thuyền
lớn (Silvia Benitez P. và cộng sự, 2001, tr10-11). Tác động của cư dân địa
phương đã làm giảm tính đa dạng sinh học ở Vườn và từ đó ảnh hưởng đến tài
nguyên du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch thiếu quản lý, hướng dẫn
nghiêm ngặt cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến thế giới hoang dã trên đảo
(Nguyễn Trọng Nhân,2011)[11].
Bài học kinh nghiệm từ cách quản lý du lịch ở VQG Galapagos. Đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài sinh vật đặc hữu, sự tác động xấu


13


đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa cạn kiệt…dịch vụ công
viên quốc gia Galapagos đã quản lý du lịch từ những năm 1970 của thế kỷ
XX vì thế có thể cung cấp cái nhìn thấu đáo, hữu dụng về chương trình du
lịch sinh thái thành công để có thể vận dụng vào các VQG :Tất cả các tàu chở
khách tham quan bắt buộc phải có hướng dẫn viên được đào tạo bài bản phải
có hướng dẫn viên được đào tạo bài bản về sinh thái và được cấp giấy phép đi
cùng làm công tác hướng dẫn. Để hạn chế sự tác động của du khách lên tài
nguyên, các tàu được thiết kế nhằm phục vụ ăn uống, tham quan của du
khách, giảm sự phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo. Một số đường mòn thiên
nhiên trên đảo được thiết lập để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách
nhưng có giới hạn rõ ràng phạm vi được phép tham quan. Một số khẩu hiệu
được thiết lập ở VQG như: không lấy gì ngoài những bức ảnh và kỷ niệm đẹp,
không để lại gì ngoài những dấu chân, không làm hại đến động vật hoang dã.
Hạn chế khả năng tiếp cận để du khách không làm hoảng hốt, xua đuổi động
vật trong trạng thái nghỉ ngơi hoặc làm tổ. Các loại rác rưởi, chai lọ, chất dẻo
phế thải từ thuyền du lịch không được vứt xuống biển mà phải được sắp xếp ở
nơi quy định. Khuyến khích du khách không nên mua những hàng lưu niệm
được làm từ các loài sinh vật bản địa Galapagos. Hiện tại VQG Galapagos đã
trở thành điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới không chỉ về thế giới sinh vật
độc đáo, hấp dẫn mà còn về cách làm du lịch ở đây [11].
Trong những năm 60 và 70 TK XX, DLST phân bố hạn chế, chiếm tỷ lệ
rất nhỏ của thị trường du lịch quốc tế. Ở các nước phát triển, DLST là trò giải
trí phổ biến mang tính nội địa được tổ chức trong những nhóm nhỏ, đặc biệt
là nhóm người quan sát động vật hoặc du khách đến vui chơi ở công viên
(Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2016)[12].
Đến cuối những năm 80 TK XX, DLST còn là hiện tượng xa lạ, chỉ mới
bắt đầu xuất hiện là từ vựng phổ thông. Từ sau năm 1990, trên thế giới loại
hình DLST dần phát triển ở một số quốc gia như Australia, Thái Lan, Ấn Độ,



14

Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch… Đến cuối những năm 90 TK XX,
DLST phát triển mạnh và nổi bật ở các khu vực châu Phi, châu Mỹ, Nam Mỹ,
châu Mỹ La Tinh [12].
Trong nghiên cứu của Lew năm 1997, DLST ở châu Á - Thái Bình
Dương được chia theo 3 khu vực: Nam và Đông Nam Á, bao gồm các khu
vực kết hợp với nhau là điểm đến quốc tế lớn; Australia và New Zealand, có
các ngành kinh doanh DLST nội địa quan trọng, được xem là thị trường quốc
tế thứ hai; khu vực sinh thái ngoại vi, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản, các
đảo Thái Bình Dương(Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2016) [12].
1.3.2. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tại các VQG ở Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái vì
sự đa dạng sinh học với nhiều loài đặc hữu hoang dã, các hệ sinh thái đặc sắc
khác nhau, trong đó các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên đã thực
sự trở thành “kho báu” lưu giữ và bảo vệ ĐDSH, phòng hộ, BVMT, phát triển
DLST. Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam hiện nay có 164 khu, trong đó 30
VQG và 69 khu BTTN với tiềm năng rất lớn cho phát triển DLST. Tuy
nhiên,hoạt động du lịch ở một số VQG và khu BTTN đang có những tác động
tiêu cực lên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa (TS.Phạm Hồng Long
2017) [21].
Hiện có 3 hình thức tổ chức kinh doanh DLST phổ biến tại các VQG,
Khu BTTN như: Tự tổ chức kinh doanh dịch vụ DLST; Cho các tổ chức, cá
nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch; Liên kết với các tổ chức, cá
nhân để đầu tư phát triển du lịch.
Các loại hình và chương trình du lịch mới chỉ tập trung chủ yếu vào một
số VQG có điều kiện tiếp cận về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch tốt.
Nhiều VQG, khu BTTN có điều kiện, khả năng tổ chức các loại hình và
chương trình du lịch đặc sắc, phong phú nhưng do nằm xa và điều kiện cơ sở



15

hạ tầng giao thông tiếp cận điểm đến còn nhiều khó khăn nên không thu hút
được khách du lịch.
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội VQG và khu BTTN năm 2010, có
đến 80% du khách nội địa đến các VQG, khách du lịch quốc tế có xu hướng
tăng dần qua các năm. Khách du lịch đến các VQG chủ yếu với mục đích nghỉ
ngơi, thư giãn, tham quan thưởng thức phong cảnh tự nhiên và nghiên cứu
học tập, do vậy đối tượng khách chủ yếu là những người thích khám phá thiên
nhiên, những hộ gia đình, học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu khoa học.
Số lượng khách nội địa từ các doanh nghiệp, nhà máy đến tham quan các
VQG, Khu BTTN còn ít (TS.Phạm Hồng Long,2017) [21].
Các VQG, Khu BTTN có tiềm năng phát triển DLST rất lớn nhưng cho
đến nay việc phát triển DLST còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng
mà thiên nhiên ban tặng. DLST phát triển chủ yếu tập trung ở một số VQG có
điều kiện tiếp cận giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật tương đối tốt như: VQG Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Ba Vì, Phong
Nha - Kẻ Bàng, Cát Tiên... Nhưng ngay ở các VQG có hoạt động du lịch phát
triển khá tốt này, loại hình DLST vẫn còn nhiều tồn tại, chưa tuân thủ tuyệt
đối các nguyên tắc, quy chuẩn, tiêu chuẩn của DLST, chưa chú trọng các hoạt
động giáo dục, bảo vệ môi trường; chưa tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí, tiêu
chuẩn BVMT bền vững; chưa thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
làm du lịch, phát triển bền vững về sinh thái, môi trường (TS.Phạm Hồng
Long, 2017) [21].
Ngoài các VQG Phong Nha - Kẻ Bảng và Ba Vì, các nguồn thu từ hoạt
động DLST của các VQG và khu BTTN còn lại hết sức hạn chế, chưa đủ bù
đắp chi phí và tái đầu tư cho công tác bảo tồn.
Tại một số VQG, do sự phát triển nhanh của hoạt động du lịch dẫn đến
những tác động tiêu cực lên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, như:

vấn đề rác thải; sự tác động lên cảnh quan; có tình trạng săn bắt chim, thú, bẻ


16

cây, khắc đẽo lên thân cây, vách đá, xâm hại các nhũ đá trong hang động; sự
quá tải về lượng du khách đối với một số điểm đến...
Nguyên nhân chính là do trình độ nhận thức về BVMT của người dân
địa phương và đa số khách tham quan còn hạn chế. Phần lớn các VQG, các
khu BTTN chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển DLST nên không có
định hướng đầu tư, không có kế hoạch, dự án phát triển DLST. Số ít các
VQG, khu BTTN đã có quy hoạch phát triển DLST (Côn Đảo, Phong Nha Kẻ Bàng, Bidoup - Núi Bà, Yok Đôn, Cúc Phương, Cát Tiên, Ba Vì...) nhưng
thiếu nguồn lực, tài chính triển khai. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
dịch vụ du lịch, các dịch vụ hỗ trợ du lịch như cung cấp thông tin, y tế, bảo
hiểm, vận tải hành khách, ăn uống, vui chơi, giải trí… đảm bảo đúng tiêu
chuẩn, quy chuẩn chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu của khách DLST còn rất hạn
chế và chưa đồng bộ. Công tác phối, kết hợp giữa các cơ quan quản lý, các
cấp, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong hoạch định, xây dựng chính sách phát
triển, quản lý du lịch và DLST còn bất cập. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách
phát triển du lịch và DLST chưa thống nhất, đồng bộ, dẫn đến tình trạng phát
triển tự phát, chồng chéo, nảy sinh những mâu thuẫn giữa phát triển và bảo
tồn, giữa kinh tế và môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên,
văn hóa - xã hội.
1.3.3. Tình hình hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Ba Bể
Lịch sử hình thành VQG Ba Bể được tính từ năm 1977 theo Quyết
Định số 41-TTg ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính phủ chính thức công
nhận Ba Bể là khu văn hoá lịch sử. Quan điểm trên được tái khẳng định trong
Nghị Định 194/CP, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch HĐBT giao cho Bộ Lâm
Nghiệp và các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát và xây dựng dự án đầu
tư cho Ba Bể thành VQG.

Năm 1992, Viện Điều tra quy hoạch rừng đã hoàn thành việc xây dựng
dự án đầu tư thành lập VQG Ba Bể. Dự án đã được Chính phủ phê duyệt và


×