Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Vai trò của thảo quả trong sinh kế và kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện xín mần, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HẠNG THANH TÙNG

VAI TRÒ CỦA THẢO QUẢ TRONG SINH KẾ
VÀ KINH TẾ NÔNG HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ HUYỆN XÍN MẦN,
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HẠNG THANH TÙNG

VAI TRÒ CỦA THẢO QUẢ TRONG SINH KẾ
VÀ KINH TẾ NÔNG HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ HUYỆN XÍN MẦN,
TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS Dương Văn Sơn


THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo nào. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Hạng Thanh Tùng


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế & PTNT em đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Vai trò
của thảo quả trong sinh kế và kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang”.
Vì đề tài còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và phê bình từ
quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cơ sở lý
luận rất quý giá giúp cho em nâng cao được nhận thức trong quá trình thực tập cũng
như quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
đề tài này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các bác, cô, chú, anh chị ở UBND
huyện Xín Mần và bà con trong huyện đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu
thập số liệu và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 10 năm 2017
Tác giả

Hạng Thanh Tùng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................ 3
1.1.1. Cây thảo quả và ý nghĩa của phát triển cây thảo quả ........................................ 3

1.1.2. Một số khái niệm về sinh kế, hộ nông dân và kinh tế nông hộ ......................... 5
1.1.3. Phân loại hộ nông dân ....................................................................................... 9
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thảo quả trong sinh kế và kinh
tế nông hộ .................................................................................................................. 10
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................... 13
1.2.1 Tình hình phát triển và vai trò thảo quả trên thế giới ...................................... 13
1.2.3. Tình hình phát triển và vai trò thảo quả ở tỉnh Hà Giang ............................... 18
1.3 Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ và những bài học kinh nghiệm rút ra ....... 20
1.3.1. Xu hướng phát triển trong kinh tế nông hộ ..................................................... 20
1.3.2.Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển thảo quả trong kinh tế
nông hộ ở Việt Nam nói chung và huyện Xín Mần nói riêng .................................. 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 23


iv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.1.2.Về thời gian ...................................................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Xín Mần ...................................... 23
2.2.3. Thực trạng sản xuất thảo quả của hộ đồng bào tại huyện Xín Mần .................... 23
2.2.4. Những khó khăn và thách thức trong phát triển thảo quả tại huyện Xín Mần ........ 24
2.2.5. Giải pháp phát triển cây thảo quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ
đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Xín Mần ............................................................. 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin số liệu .............................................. 25
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 27
2.4.1. Một số chỉ tiêu phản ánh về thông tin chủ hộ ................................................. 27

2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất cây thảo quả ......................................... 27
2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất cây thảo quả .......................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang .................. 28
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................ 28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................. 30
3.2. Thực trạng sản xuất thảo quả của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn huyện
Xín Mần ..................................................................................................................... 34
3.2.1. Tình hình sản xuất thảo quả tại huyện Xín Mần ............................................. 34
3.2.2. Thông tin cơ bản của hộ trồng thảo quả .......................................................... 36
3.2.3. Vai trò của thảo quả trong sinh kế nông hộ .................................................... 38
3.3 Những khó khăn và thách thức trong phát triển thảo quả tại địa bàn huyện
Xín Mần .................................................................................................................... 52
3.3.1. Khó khăn ......................................................................................................... 52
3.3.2. Thách thức ....................................................................................................... 52
3.3.3. Phân tích SWOT ............................................................................................ 53


v
3.4. Định hướng và một số giải pháp phát triển thảo quả, góp phần phát triển kinh tế
nông hộ trên địa bàn huyện Xín Mần ........................................................................ 54
3.4.1. Định hướng phát triển thảo quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ
trên địa bàn huyện Xín Mần ...................................................................................... 54
3.4.2. Một số giải pháp phát triển thảo quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
nông hộ trên địa bàn huyện Xín Mần ........................................................................ 56
3.4.3. Giải pháp cụ thể đối với từng nhóm hộ trồng thảo quả .................................. 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 60
1. Kết luận ................................................................................................................. 60
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 61
2.1. Đối với nhà nước ................................................................................................ 61

2.2. Đối với địa phương ............................................................................................ 61
2.3. Đối với hộ nông dân ........................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 63
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CC

: Cơ cấu

CNH

: Công nghiệp hóa

CN-TTCN

: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

BQC

: Bình quân chung

ĐVT

: Đơn vị tính

ĐH


: Đại học

HĐH

: Hiện đại hóa

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KT-XH

: Kinh tế xã hội



: Lao động

NS

: Năng suất

UBND

: Ủy ban nhân dân

SL

: Sản lượng


TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

BQC

: Bình quân chung

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

GAP

: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

GACP : Các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hiện tốt trồng trọt và thu hái thảo quả theo
khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới.


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Địa điểm điều tra phân theo nghề nghiệp ................................................. 24
Bảng 3.1: Tình hình sản xuất cây thảo quả của huyện Xín Mần qua 3
năm 2014 – 2016 ....................................................................................................... 36
Bảng 3.2: Thông tin chung hộ trồng thảo quả phân theo kinh tế hộ ......................... 37
Bảng 3.3: Số hộ trồng và diện tích cây trồng phân theo kinh tế hộ .......................... 38
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất một số cây trồng phân theo kinh tế hộ ............................ 40
Bảng 3.5: Số hộ trồng và diện tích cây thảo quả phân theo dân tộc và nhóm hộ ..... 41
Bảng 3.6: Diện tích trồng thảo quả phân theo kinh tế hộ.......................................... 42

Bảng 3.7: Chi phí cho 1 ha trồng thảo quả................................................................ 43
Bảng 3.8: Sản lượng thảo quả đã bán năm 2016 phân theo kinh tế hộ ..................... 45
Bảng 3.9: Sản lượng thảo quả bán năm 2016 phân theo dân tộc và nhóm hộ .......... 46
Bảng 3.10: Thu nhập từ thảo quả bán năm 2016 phân theo kinh tế hộ..................... 47
Bảng 3.11: Một số thông tin về giá cả và thu gom thảo quả..................................... 49
Bảng 3.12: Phân tích SWOT ..................................................................................... 53


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có nhiều
yếu tố phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng để trồng các loài cây dược liệu có giá trị
kinh tế cao. Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Hà Giang đang tập trung đẩy nhanh
tiến độ triển khai phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo tại các huyện
nghèo 30a.
Xín Mần hiện là một trong những huyện được lãnh đạo chính quyền địa
phương đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế cũng như an ninh, văn hóa, xã hội.
Đảm bảo các lợi ích kinh tế cho người dân kết hợp với phát triển văn hóa ổn định cho
sự phát triển của toàn tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Xín Mần nói riêng.
Trong những năm gần đây, cây thảo quả của huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang
đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh; từ việc trồng, chăm sóc, thu hoạch,...đã tạo ra nhiều việc
làm có thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận nông dân
ở vùng sâu, vùng xa.
Thảo quả được xác định là cây trồng mũi nhọn của huyện và đóng vai trò to
lớn trong kinh tế nông hộ tại huyện Xín Mần. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là cây thảo quả
có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế cũng như đóng góp vào thu nhập của
người dân các bản trồng thảo quả nói chung và xóa đói giảm nghèo nói riêng của
địa phương? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất thảo quả để

nâng cao thu nhập cho người trồng thảo quả? Để trả lời những câu hỏi trên và qua
quá trình học tập tại trường với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Dương
Văn Sơn, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: "Vai trò của thảo quả trong sinh kế và
kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của thảo quả trong
sinh kế và kinh tế nông hộ.


2
- Đánh giá vai trò của cây thảo quả trong sinh kế và kinh tế nông hộ, sự đóng
góp của thảo quả trong kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng sản xuất thảo quả trên địa bàn nghiên cứu.
- Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển thảo quả tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp phát triển thảo quả theo hướng bền vững, góp phần phát
triển kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của thảo quả
trong sinh kế và kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giải pháp phát triển thảo quả một cách bền vững, góp phần phát triển kinh
tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Tác
giả hy vọng rằng những giải pháp được đề xuất trong luận văn này sẽ là tài liệu
tham khảo có giá trị đối với chính quyền địa phương huyện Xín Mần và các địa
phương khác có điều kiện tương tự có thể tham khảo và vận dụng vào điều kiện
thực tế của địa phương nhằm phát triển kinh tế nông hộ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Cây thảo quả và ý nghĩa của phát triển cây thảo quả
1.1.1.1. Đặc điểm sinh vật học của cây thảo quả
Thảo quả còn có tên là Đò Ho, thảo đậu khấu, thường được người dân tộc
dùng làm thuốc chữa đau bụng, giải độc,…
Thảo quả tên khoa học là Amomum aromaticum Roxb, thuộc họ Thảo quả
(Zingiberaceae). Thảo quả là cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi cao 2 – 3
mét, thân ngầm, mọc ngang, có nhiều đốt, đường kính cây to từ 2,5 – 4 cm. Lá màu
xanh nhạt mọc so le, có cuống hoặc không, không có lá kèm, bẹ lá dài có khía dọc
ôm lấy thân, phiến lá dài 30- 70 cm.
Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc, dài 12 – 20 cm, đường kính có thể tới
10cm, cuống cụm hoa dài 2- 4cm, đường kính 1,5- 2cm, đỏ, được phủ bởi nhiều bẹ
hình bầu dục, nâu, xếp thành 2 dãy. Hoa màu vàng, dài 4- 6cm, rộng 3- 4cm.
Quả tròn hơi dài hình trứng, màu đỏ sẫm, đường kính quả 2 – 3 cm, chia
thành 3 ngăn, mỗi ngăn có khoảng 15 hạt. Hạt có áo hạt và có mùi thơm, hình tháp
đẹp.[2]
1.1.1.2. Đặc điểm sinh thái học của cây thảo quả
Thảo quả là cây ưa ẩm, mát chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt dưới tán
rừng có độ tán che 0,4 - 0,7; ở độ cao từ 1300 - 2200m so với mực nước biển, nơi
thường xuyên có mây mù, ẩm ướt, mát với nhiệt độ trung bình khoảng 150C, nhiệt độ
trung bình tháng lạnh nhất khoảng 90C và nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
200C. Lượng mưa trung bình năm trên 1800mm, độ ẩm không khí trong rừng trên
90%. Đất ferralit mùn trên núi cao, tầng đất mặt có mầu xám đen, hàm lượng mùn
trên 7%, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, độ ẩm cao, chủ yếu (pH từ 4,2 5,3). Thảo quả đặc biệt thích hợp khi sống dưới tán rừng trồng, rừng tự nhiên, có


4
nhiều cây lá rộng, thường xanh che bóng, chiều cao vút ngọn trên 12m, chiều cao

dưới cành trung bình trên 8m.[11]
1.1.1.3. Phân bố địa lý
Thảo quả có nguồn gốc ở vùng cận Himalaya, phân bố ở Đông bắc Ấn Độ,
Nepal, Tây nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam là các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai
Châu… Ngoài ra thảo quả mọc tự nhiên phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới như vùng Đông Nam Á, Malaysia, Australia…
Ở Việt Nam, Thảo quả phân bố ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh phía
Bắc như huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Thắng – Lào Cai; huyện Mù Cang
Chải – Yên Bái; huyện Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Xín Mần - Hà Giang; huyện
Tuần Giáo – Điện Biên; huyện Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên – Lai
Châu,…[12]
1.1.1.4. Giá trị sử dụng
Hạt thảo quả có hàm lượng tinh dầu 1 – 1,5% có mùi thơm, vị nóng cay, dùng
làm gia vị ăn liền với thịt cá. Ngoài ra nó còn được dùng trong sản xuất bánh kẹo.
Thảo quả là một loại dược liệu để chữa bệnh đau bụng, đầy chướng, đau ngực,
tiêu chảy, nách to và bệnh sốt rét. Nó cũng dùng để chữa ho, hôi miệng, đau răng,
viêm lợi,…
Thảo quả được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu. Ở nước ta hàng năm
sản xuất được trên 300 tấn thảo quả khô, riêng tỉnh Lào Cai đã sản xuất được trên
200 tấn thảo quả khô/năm.
Trồng thảo quả dưới tán rừng sau 4- 5 năm cho năng suất ước đạt 200- 350kg
quả khô/ha. Năm 2015 giá 1 kg Thảo quả khô giao động từ 100.000 – 120.000 đ.
Thảo quả là cây trồng lâu năm, nếu chăm sóc, bón phân đúng quy trình kỹ
thuật thời gian thu hoạch có thể đạt 35- 40 năm. Thị trường thảo quả rất lớn, sản
phẩm dễ bán, giá tương đối ổn định.
Do đó cây thảo quả được coi là cây xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường
sinh thái, là cây trồng thay thế cây thuốc phiện có hiệu quả nhất của đồng bào dân
tộc miền núi vì ngoài giá trị kinh tế ra, muốn trồng được thảo quả thì người dân phải
giữ lấy rừng.[13]



5
1.1.1.5. Ý nghĩa của việc sản xuất cây thảo quả
Vị trí cây thảo quả trong phát triển kinh tế - xã hội
- Thảo quả là một loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ làm gia vị được ưa chuộng
và sử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Sản xuất kinh doanh
thảo quả có vị trí quang trọng góp phần cải thiện sinh kế vùng cao. Sản xuất thảo
quả có thể coi là một nghề truyền thống của một số đồng bào dân tộc vùng miền núi
phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc.
- Thảo quả là cây trồng quan trọng ở vùng cao. Theo thống kê chưa đầy đủ,
đến năm 2015, tổng diện tích rừng có trồng thảo quả tại Việt Nam là trên 22.000 ha.
Trong đó trồng nhiều nhất là tỉnh Lào Cai với diện tích trên 8.000 ha, diện tích còn
lại là các tỉnh khác. Thảo quả là cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với kinh tế vùng
cao, vùng sâu vùng xa. Phát triển cây Thảo quả hợp lý, bền vững sẽ tạo điều kiện
cho đồng bào dân tộc nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhu cầu thị
trường của cây thảo quả là rất lớn, hàng năm sản lượng thảo quả xuất khẩu khoảng
3.000 tấn sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,...với giá trị xuất khẩu khoảng
trên 30 triệu đô la.[16]
Đặc điểm kỹ thuật sản xuất thảo quả
Thảo quả là loài cây ưa bóng, ưa ẩm,kém chịu nóng, chịu được khí hậu lạnh.
Điểm đặc biệt của cây thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được
trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh ở một số huyện vùng cao như
tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La..nơi có độ tán che 30 - 50%, ở độ
cao 1.000 – 2.0000 m, nhiệt độ bình quân 170C - 210C, lượng mưa trên 2.000
mm/năm. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 2 – 4, quả chín vào tháng 10 – 11. Mỗi chùm quả
có từ 10 – 20 quả. Thảo quả sau khi trồng đến năm thứ 3, thứ 4 bắt đầu ra hoa kết quả
Hiện nay cây thảo quả được gây trồng nhiều các tỉnh vùng Tây Bắc. Đây là
một nguồn thu nhập đáng kể của bà con dân tộc bản địa miền núi, thảo quả là loài
cây dễ trồng và chăm sóc nên phù hợp với trình độ canh tác của bà con dân tộc.[13]
1.1.2. Một số khái niệm về sinh kế, hộ nông dân và kinh tế nông hộ

Khái niệm sinh kế
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm
phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992)[23] định


6
nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực
và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản
là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi
nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào
và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có
thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ
tương lai [9].
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Theo một số tác giả,
sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội
như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá,…) cùng các hoạt
động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người.
Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện
qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Hoạt động nông nghiệp bao gồm: (1) Trồng trọt: Lúa, ngô, khoai, sắn, lạc,
cây ăn quả, rau màu,…, (2) Chăn nuôi: Lợn, gà, trâu, bò, cá,…, và (3) Lâm nghiệp:
Trồng cây keo, bạch đàn, mỡ, rừng,…
Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu bao gồm các dịch vụ, buôn
bán, làm thuê và các ngành nghề khác. Như vậy, trong phạm vi luận văn này, sinh
kế của người dân nông thôn được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi
nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình họ.
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con
người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả
năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền
vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế

khác ở hiện tại và tương lai. Trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng
và mang lại những điều tố đẹp cho tương lai. Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này,
phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự
tham gia của người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các
khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với
đối tác, bền vững và năng động.[9]


7
Về cơ bản, các loại vốn sinh kế có 5 loại cơ bản là: vốn vật chất, vốn tài chính,
vốn xã hội, vốn con người và vốn tự nhiên. Sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc
thiểu số là sinh kế có thể đương đầu với khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng,
duy trì hoặc nâng cao năng lực, tài sản và cung cấp những cơ hội sinh kế bền vững
cho những thế hệ tương lai của họ và đóng góp lợi ích lâu dài cho những nghề
nghiệp khác ở các cấp địa phương, quốc gia trong một thời gian ngắn và dài hạn.
Như vậy, phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận
mới trong phát triển nông thôn nhằm không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống của hộ
gia đình mà còn phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiệu quả. Ta thấy
sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa
trên những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ.[10]
Khái niệm hộ
- Trong từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press-1987) “Hộ là tất cả những người
sống chung một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết
tộc và những người làm ăn chung” [23].
- Theo liên hợp quốc: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái
nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”[10].
- Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất tiêu dùng, xem
như là một đơn vị kinh tế [9].
- Các nhà kinh tế ở Việt Nam định nghĩa: “Hộ là một nhóm người có cùng

huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung một mái nhà, ăn chung một
mâm cơm, cùng tiến hành sản xuất chung và có chung một ngân quỹ…”[9].
Trên mỗi góc độ khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về hộ, tuy
nhiên có thể kết luận hộ có chung các đặc điểm sau:
- Là tập hợp những người cùng huyết thống, và một số người không cùng
huyết thống, sống chung trong một mái nhà.
- Cùng tiến hành sản xuất chung, có nguồn lao động, có vốn và kế
hoạch sản xuất kinh doanh chung.


8
- Có ngân quỹ chung và được phân phối theo lợi ích thỏa thuận của các thành
viên trong gia đình.
- Là một đơn vị cơ bản của xã hội.
• Khái niệm hộ nông dân
- Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên
mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất [9].
- Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất cơ bản, vừa là người sản xuất vừa là
người tiêu dùng nông sản [9].
- Nguyễn Sinh Cúc (2001) định nghĩa: “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn
bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc tham gia gián tiếp
các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và thông qua nguồn sống
chính của họ dựa vào nông nghiệp”[7].
Từ những khái niệm tiêu biểu trên, có thể kết luận được rằng:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính
là nông nghiệp. Ngoài ra còn có các hoạt động phi nông nghiệp như tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, thương mại….
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở.
Ngày nay, trong giai đoạn CNH-HĐH, thị trường ngày càng mở rộng, các hộ
nông dân phụ thuộc nhiều và hệ thống kinh tế thế giới chứ không chỉ trong phạm vi

một vùng, một nước.
• Khái niệm kinh tế nông hộ
Theo Đỗ Trung Hiếu thì: “Kinh tế nông hộ là đơn vị khai thác kinh doanh
nông nghiệp của những người cùng chung sống chung một mái nhà. Người chủ sản
xuất là trưởng giả, là chủ hộ cùng những nhân thân sử dụng tổng hợp những yếu tố
lao động, đất, vốn, phương tiện sản xuất tác động vào môi trường sinh thái ra sản
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất của gia đình và cộng đồng”[9].
Theo Nguyễn Văn Huân thì: “Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế
cơ bản tự chủ trong nông- lâm nghiệp được hình thành và tồn tại trên cơ sở sử dụng
đất đai, sức lao động, tiền vốn…, của gia đình mình là chính”[10].


9
Kinh tế nông hộ có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển
kinh tế- xã hội. Phát triển kinh tế nông hộ gắn liền với phát triển nông htoon bền
vững tức là phát triển theo hướng CNH-HĐH đất nước, giữ vững hiệu quả kinh tế,
xã hội và môi trường dựa theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước
nước nhằm đảm bảo được nhu cầu hiện tại nhưng không làm giảm khả năng đáp
ứng trong tương lai.
1.1.3. Phân loại hộ nông dân
1.1.3.1. Phân loại theo mức thu nhập của hộ
- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTG ngày 19/11/2015 của thủ tướng Chính
phủ: Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ
700.000đ/người/tháng trở xuống.
+ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 1.000.000đ
/người/tháng.
+ Hộ trung bình ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 1.000.000đ
đến 1.500.000 đồng/người/tháng.
+ Hộ khá giàu ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân cao hơn

1.500.000 đồng/người/tháng.[6]
1.1.3.2. Theo hình thức tổ chức quản lý
Nông hộ gia đình: Là loại hình thức phổ biến nhất cả nước. Đó là kiểu nông
hộ sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay một người thay mặt gia đình đứng lên
quản lý. Thông thường, mỗi nông hộ là của một hộ gia đình, nhưng có nơi quan hệ
huyết thống còn đậm nét thì vài gia đình cùng quản lý kinh doanh một cơ sở.
Nông hộ liên doanh: Do 2-3 nông hộ gia đình hợp thành một nông họ lớn,tuy
nhiên mỗi nông hộ thành viên vẫn có quyền tử chủ điều hành sản xuất.
Đối tượng liên doanh thường là anh em, họ hàng hay bạn bè thân thiết.
Nông hộ hợp doanh: Tổ chức theo nguyên rắc công ty cổ phần hoạt động
trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Loại nông hộ này thường
có quy mô lớn, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là


10
chủ yếu. Bao gồm hai loại: Nông hộ hợp doanh gia đình và nông hộ hợp doanh phi
gia đình.[10]
1.1.3.3. Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Chủ nông hộ cũng là chủ của toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ máy
móc đến chuồng trại, kho bãi, nói cách khác tất cả tài sản đó đều thuộc quyền sở
hữu của chủ hộ.
Chủ nông hộ chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần phải đi thuê,
mượn của hộ khác để phục vụ sản xuất của hộ.
Chủ nông hộ hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đi thuê, mượn tư
liệu sản xuất của hộ khác hoặc của Nhà nước để sản xuất.[10]
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thảo quả trong sinh kế và
kinh tế nông hộ
1.1.4.1.Nhóm yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và đất đai:
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển

của kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như: gần đường giao
thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung
tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn,... sẽ có điều kiện phát triển kinh tế.
Sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp. Đất đai là yếu tố quan
trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền
với ruộng đất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá
trình sản xuất. Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hoá thổ nhưỡng có
liên quan mật thiết tới từng loại nông sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản
phẩm, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được.
Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái: Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt
độ, ánh sáng,... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng các loại đất.
Thực tế cho thấy ở những nơi thời tiết khí hậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ
hạn chế những bất lợi và rủi ro, có cơ hội để phát triển kinh tế.


11
Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển hộ nông dân, nhất là
nguồn nước. Bởi vì những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quy luật sinh học,
nếu môi trường thuận lợi cây trồng, con gia súc phát triển tốt, năng suất cao, còn
ngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lượng giảm từ đó dẫn đến hiệu quả sản
xuất thấp kém.[12]
1.1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý
Đây là nhóm yếu tố có liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ yếu có
ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế
hộ nông dân nói riêng.
- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động: Người lao động phải có trình độ học
vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến hộ khoa học kỹ thuật và kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ
quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm

mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của một người
dám làm kinh doanh [15].
- Vốn: Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là
điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng
như thuê nhân công để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu
tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Công cụ sản xuất: Công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực
hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần
phải sử dụng công cụ phù hợp. Do đó, công cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả và hiệu quả trong sản xuất của các nông hộ.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm:
đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị nông
nghiệp,... Đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất của kinh tế hộ
nông dân, thực tế cho thấy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất phát
triển, thu nhập tăng, đời sống của các nông hộ được ổn định và cải thiện.


12
- Thị trường: Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với
số lượng bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? Trong cơ chế thị
trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thị trường cần
trong điều kiện sản xuất của họ.
- Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh.
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường về sản phẩm hàng hoá, các hộ nông dân
phải liên kết hợp tác với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và giúp
nhau tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có các hình thức liên kết, hợp tác mà các hộ nông dân
có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản
xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, con gia súc và năng suất lao động.[15]
1.1.4.3. Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ


* Kỹ thuật canh tác:
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác nhau, với yêu cầu
giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông
nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ:
Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế
cho thấy những hộ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu
biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất như lao
động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu kinh tế kết hợp với nhau để tạo
ra sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất
nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.[15]
1.1.4.4. Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước
như: chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giá nông sản
phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm,


13
chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới,... Các chính sách này có
ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ và là công cụ đắc lực để Nhà nước can
thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát
triển kinh tế.
Tóm lại: từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân, có thể
khẳng định: hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế cần phải phá
vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mô lớn và chính
sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản

xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động có hiệu quả.[15]
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Tình hình phát triển và vai trò thảo quả trên thế giới
Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế
cao đó được con người biết đến từ lâu. Ở Trung Quốc, thảo quả được gây trồng và
sử dụng cách đây hàng trăm năm. Nhưng những nghiên cứu về thảo quả còn rất hạn
chế. Kết quả nghiên cứu thảo quả ban đầu được trình bày trong cuốn sách về công
dụng và giá trị của một số loại cây dược liệu do các nhà y học của Trung Quốc biên
soạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19. Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại
Vân Nam, Trung Quốc đó xuất bản cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở
Trung Quốc". Cuốn sách đó đề cập đến cây thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau:
- Phân loại thảo quả: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost et
Lemaire), tên họ (Zingiberaceae).
- Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, lá, hoa, quả.
- Vùng phân bố ở Trung Quốc.
- Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai
- Kỹ thuật trồng: Nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại.
- Thu hoạch và chế biến: phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản.
- Công dụng: dùng làm thuốc trị các bệnh đường ruột, bệnh hàn.
Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đó giới thiệu một cách tổng quát và có
hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến


14
và bảo quản. Tuy nhiên, đây là cuốn sách viết cho cho nhiều loài cây dược liệu nên cây
thảo quả được giới thiệu ngắn gọn dưới dạng tóm tắt của bản hướng dẫn kỹ thuật cho
một số vùng ở Trung Quốc. Vì vậy, khi áp dụng ở Việt Nam, một số đặc điểm cũng
như biện pháp kỹ thuật có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện ở nước ta. Đây vẫn
là cuốn sách ghi lại một cách hệ thống những kiến thức về cây thảo quả.
Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan trọng

của lâm sản ngoài gỗ nói chung và thảo quả nói riêng, một số nhà khoa học tiếp tục
nghiên cứu về thảo quả. Năm 1992[39], J.H. de Beer - một chuyên gia lâm sản
ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trường
của lâm sản ngoài gỗ đó nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thu
nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xoá
đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh kinh tế xã hội vùng
núi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của thảo quả là rất
lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và
Thái Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con
người, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng
phát triển của thảo quả.
Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại viện
Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách "Bản thảo bức tranh
màu Trung Quốc". Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc ở Trung Quốc,
một trong số đó là thảo quả. Nội dung đề cập là:
- Tên khoa học.
- Một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản.
- Công dụng và thành phần hóa học của thảo quả.
Nhìn chung, nội dung có liên quan đến thảo quả trong cuốn sách đề cập
tương đối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các
chất chứa trong thảo quả nhưng đề cập rất ít đến đặc điểm sinh thái cũng như biện
pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển thảo quả. Ở đây tác giả đã đề cập đến đặc
điểm phân loại của thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và


15
sinh thái học của thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng,
chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán thảo quả trên thế
giới.[25]
1.2.2. Tình hình phát triển thảo quả ở trong nước

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ẩm và là một trong những
nơi phân bố tự nhiên của thảo quả. Từ lâu đời, nhân dân ta đó biết tìm kiếm và khai
thác thảo quả để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi thảo quả là cây "truyền
thống". Theo tài liệu của Pháp, thì công trình đầu tiên đề cập đến thảo quả là công
trình nghiên cứu về hệ thực vật Đông Dương của Lecomte et al gồm 7 tập với tên
cuốn sách "Thực vật chí đại cương Đông Dương". Tác giả đó thống kê được toàn
Đông dương có hơn 7000 loài thực vật, trong đó 1350 loài cây thuốc nằm trong 160
họ thực vật mà thảo quả là một trong những loài cây có giá trị cao.
Năm 1999 [15], khi nghiên cứu những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác
giả Đỗ Tất Lợi đó cho rằng: Thảo quả là loài cây thuốc được trồng ở nước ta vào
khoảng năm 1890. Trong thảo quả có khoảng 1-1.5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi
thơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dụng chữa các bệnh đường ruột. Đây là một
công trình nghiên cứu khẳng định công dụng của thảo quả ở nước ta. Tuy nội dung
nghiên cứu về thảo quả của công trình còn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra một triển
vọng cho việc sản xuất và sử dụng thảo quả trong y học ở nước ta. Vào những năm
1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi nghiên cứu về cây thuốc ở
nước ta có đề cập đến thảo quả. Do thảo quả là cây "truyền thống", có đặc thù
riêng khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có phạm vi phân bố hẹp, chúng được
trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang
nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn.
Năm 1982[19], Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình về "Bảo vệ,
khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên
đất rừng ở Việt Nam". Trong đó tác giả kết luận: thảo quả là cây dược liệu quý và
thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên
cứu nào về kỹ thuật gây trồng thảo quả dưới tán rừng. Năm 1994, nhận thức được


16
tiềm năng nâng cao đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng núi từ nghề rừng.
Tỉnh Lào Cai đã xác định thảo quả là loài cây giá trị cao cần được phát triển. Sở

Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đó phối hợp với các nhà khoa học
tại Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản tiến hành tổng kết các kinh nghiệm gây trồng,
thu hái và chế biến bảo quản thảo quả trong nhân dân. Sau gần 2 năm điều tra thu
thập, tổng hợp kết hợp với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, bản
hướng dẫn kỹ thuật tạm thời gây trồng thảo quả ra đời. Nội dung bản hướng dẫn là:
xác định tên khoa học loài thảo quả phân bố trong địa phương, mô tả một số đặc
điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản, kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu
hái. Đây là bản hướng dẫn kỹ thuật về gây trồng và thu hái thảo quả ở nước ta. Do
chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm trong nhân dân và kế thừa một số kết quả nghiên
cứu trong nước và trên thế giới cho nên các biện pháp kỹ thuật như chọn vùng
trồng, điều kiện lập địa trồng, nhân giống, chọn giống, trồng,... còn chưa cụ thể, vẫn
mang tính chất định tính. Các căn cứ để xác định điều kiện lập địa trồng thích hợp,
thời vụ trồng, mật độ trồng,... để nâng cao năng suất và tính ổn định của mô hình
trồng thảo quả còn nhiều thiếu sót nên hiệu quả của mô hình thử nghiệm còn thấp
và chưa đảm bảo tính bền vững. Vì vậy, thực chất bản hướng dẫn kỹ thuật này chỉ là
tạm thời cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện.
Trong công trình "Đa dạng sinh học có mạch vùng núi cao Sa pa", các tác giả
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998) [29] đã phân loại lâm sản ngoài gỗ
theo hệ thống sinh thái và thống kê được tập đoàn đông đảo thực vật có giá trị làm
thuốc ở địa phương. Các tác giả đưa ra một số loài cây làm thuốc có thế mạnh của
khu vực không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập như
củ hoàng liên, thảo quả, cỏ xước,... Trong đó cần đặc biệt chú trọng phát triển cây
thảo quả. Bên cạnh một số nghiên cứu về hình thái và sinh thái, để phát hiện tiềm
năng công dụng của thảo quả trong lĩnh vực y dược, một số công trình nghiên cứu
về thành phần hoá học như: công trình về thành phần hoá học của thảo quả, công
trình đã đưa ra một cách khái quát về vai trò của thảo quả đối với người dân cũng
như địa phương, tình hình gây trồng, sản xuất, tiềm năng thị trường và hiệu quả của



×