Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn ở lợn tại huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG HẢI NAM

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN
ĐƯỜNG TIÊU HÓA, ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH
GIUN LƯƠN Ở LỢN TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG HẢI NAM

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN
ĐƯỜNG TIÊU HÓA, ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH
GIUN LƯƠN Ở LỢN TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

THÁI NGUYÊN - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
được thực hiện theo đề tài luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Hương Giang
là trung thực và chưa hề công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi thông tin,
trong tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Hải Nam


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình. Tôi xin trân trọng
cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa chăn nuôi Thú y cùng toàn thể cán bộ,
giảng viên trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Khoa chăn nuôi thú
y – Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang đã tạo điều kiện và giúp tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Với lòng biết ơn chân thành em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: GS.TS.
Nguyễn Thị Kim Lan và NCS. Nguyễn Thị Hương Giang đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Hoàng Đăng Huyến, TS. Lê Văn Dương- Chi
cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện

giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Hải Nam


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học của một số loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn ...... 3
1.1.2. Những hiểu biết về bệnh giun lươn ........................................................ 12
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 20
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 21

Chương 2:VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 23
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................ 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 23
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 23
2.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 23
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 24
2.3.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại
huyện Sơn Động ............................................................................................... 24
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn ở lợn ................................ 24
2.3.3. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn...... 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa
của lợn tại Sơn Động ........................................................................................ 25


iv
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn ở lợn .......... 27
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun lươn cho lợn ...... 29
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 32
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 33
3.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại Sơn Động ... 33
3.1.1. Kết quả điều tra thực trạng công tác phòng chống bệnh giun, sán cho
lợn tại Sơn Động. .............................................................................................. 33
3.1.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn ........................ 35
3.1.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở một số địa phương thuộc
huyện Sơn Động ............................................................................................... 36
3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn qua xét
nghiệm phân ...................................................................................................... 39
3.2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn ở lợn ....................................... 41
3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn .............................. 57

3.3.1 Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn cho lợn trên diện hẹp .......... 57
3.3.2. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn cho lợn trên diện rộng ........ 58
3.3.3. Xác định khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng, ấu trùng giun
lươn của phương pháp ủ hiếu khí ..................................................................... 59
3.3.4. Nghiên cứu số lần dùng thuốc tẩy dự phòng bệnh giun lươn cho lợn. ... 61
3.3.5. Đ ề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh giun lươn cho lợn ....... 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 67
1. Kết luận ............................................................................................................. 67
2. Đề nghị .............................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 69


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

(-):

Âm tính

(+):

Dương tính

Cm:

Centimet

Cs:


Cộng sự

Kg:

Kilogram

m2:

Mét vuông

mm:

Milimet

Nxb:

Nhà xuất bản

A.suum:

Ascaris suum

O. dentatum:

Oesophagostomum dentatum

S. ransomi:

Strongyloides ransomi


T. suis:

Trichocephalus suis


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun sán cho lợn tại Sơn
Động… ................................................................................................... ….33
Bảng 3.2. Thành phần và sự phân bố các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa
của lợn tại Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. ........................................................ 35
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn ở một số địa phương của
huyện Sơn Động .......................................................................................... 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn ở một
số xã thuộc huyện Sơn Động ....................................................................... 39
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn tại một số địa phương ............ 42
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tuổi lợn .................................... 45
Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn theo mùa trong năm ............... 48
Bảng 3.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn theo phương thức chăn nuôi . 50
Bảng 3.9. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn theo tình trạng vệ sinh thú y. . 53
Bảng 3.10. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn bình thường và tiêu chảy...... 55
Bảng 3.11. Hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn cho lợn trên diện hẹp......................... 57
Bảng 3.12. Hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn cho lợn trên diện rộng ....................... 58
Bảng 3.13. Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun tròn của phương
pháp ủ phân hiếu khí ................................................................................... 60
Bảng 3.14. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn trước thử nghiệm ........................... 62
Bảng 3.15. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn sau 1 tháng thử nghiệm ................. 63
Bảng 3.16. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn sau 3 tháng thử nghiệm ................. 64



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở các xã .....................37
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ lợn nhiễm các loài giun tròn tại huyện Sơn Động ...............39
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ lợn nhiễm giun lươn tại các xã của huyện Sơn Động..........43
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ lợn nhiễm giun lươn theo lứa tuổi .......................................46
Hinh 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn theo mùa ...................................................49
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn theo phương thức chăn nuôi ...........51
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn theo tình trạng vệ sinh thú y ...........53
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn bình thường và tiêu chảy ..........55


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta với hơn 70% dân số làm nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi
chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong
cơ cấu kinh tế của nước ta nói chung. Chăn nuôi góp phần giải quyết công ăn việc
làm, tạo ra các sản phẩm có giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi
cho nhiều loại mầm bệnh phát triển, trong đó có các loài ký sinh trùng gây bệnh cho
vật nuôi. Bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm nói chung và bệnh ký sinh trùng
đường tiêu hoá lợn nói riêng không gây ra các ổ dịch lớn như những bệnh truyền
nhiễm do vi khuẩn, vi rút, song bệnh ký sinh trùng thường diễn ra ở thể mạn tính,
làm lợn sinh trưởng, phát triển chậm, tăng tiêu tốn thức ăn và các chi phí như thuốc
điều trị, công chăm sóc nuôi dưỡng. Nguy hiểm hơn, ký sinh trùng ký sinh còn làm

giảm sức đề kháng của lợn và là yếu tố mở đường cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút
xâm nhập gây bệnh
Sơn Động là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có lợi thế về đất đai và
có khí hậu khá phù hợp với chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Chăn nuôi
lợn góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân trong
huyện. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn. Song,
trong nhiều năm qua dịch bệnh vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại đáng kể cho ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Ngoài những bệnh truyền nhiễm
thường gặp ở lợn như bệnh dịch tả, bệnh tụ huyết trùng, bệnh phó thương hàn.... còn
phải kể đến các bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây nên, trong đó có các bệnh do
giun tròn gây ra. Lợn bị nhiễm giun tròn thường gầy yếu, còi cọc, giảm sức đề
kháng và dễ mắc các bệnh khác. Mặt khác, theo nhiều tác giả, giun lươn ký sinh làm
lợn tổn thương nặng ở ruột non, đặc biệt là phần tá tràng, gây rối loạn nghiêm trọng
sự hấp thu dinh dưỡng, lợn dễ chết nếu nhiễm giun lươn nặng.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng ở lợn. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về bệnh giun tròn ở lợn tại huyện Sơn


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×