Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực trạng dạy học phần đạo đức trong môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông, thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.86 KB, 69 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu tác giả, được xuất phát từ
thực tiễn phát triển nền giáo dục của thành phố Đồng Hới trong tình hình mới để hình
thành hướng nghiên cứu của bài luận văn. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ
đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình
nghiên cứu là trung thực và chính xác.

Đồng Hới, tháng 05 năm 2017

Tác giả đề tài

Phan Thị Quỳnh Như


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi thì em
cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trường đại học Quảng Bình, khoa Lý luận chính trị đã
tạo điều kiện cho em được học tập, được rèn luyện và có những trải nghiệm để tìm
hiểu về sự phát triển của thành phố Đồng Hới, về nền giáo dục nói chung và sự giáo
dục đạo đức nói riêng thông qua việc dạy học phần đạo đức trong môn Giáo dục công
dân và hoàn thành bài luận văn này. Sau đó là em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
thầy giáo Th.s Nguyễn Đình Lam trong thời gian qua đã luôn tận tình giúp đỡ, định
hướng, sửa chữa những lỗi chưa hoàn thiện cho em để em đạt được thành quả như
ngày hôm nay. Qua bài nghiên cứu này, mong muốn của em là muốn mọi người đều
biết đến nền giáo dục ở thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình đang ngày càng khởi
sắc, đi lên theo những xu hướng chung của nền kinh tế thị trường mà đặc biệt là
hướng đến nền kinh tế tri thức như hiện nay.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng chắc chắn bài
luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em kính mong quý thầy cô và
những người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để bài luận văn


này được hoàn thiện hơn.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng Hới – thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình được ví như đòn gánh của miền
Trung. Đây cũng là nơi có vị trí địa lý đặc biệt với một lịch sử chính trị oai hùng.
Trong công cuộc đổi mới giáo dục thì thành phố Đồng Hới cũng như các huyện trong
tỉnh rất chú trọng và quan tâm. Đặc biệt là việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh
bậc Trung học phổ thông không những thông qua những hoạt động sinh hoạt xã hội
mà ngay chính trong nhà trường, đạo đức còn được giáo dục thông qua bộ môn Giáo
dục công dân.
Trong thời đại mới – thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại mà công nghệ thông
tin hiện đại phát triển nhanh như vũ bão, xu hướng toàn cầu hoá, sự hội nhập của
những luồng văn hoá khác nhau vào nước ta. Trước điều kiện đó đất nước ta cũng
phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có sự thay đổi lớn về mọi mặt,
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó phải kể đến những thay đổi lớn trong tư duy
phát triển giáo dục và đào tạo. Xã hội ngày càng hiện đại đòi hỏi việc giáo dục phải
được những con người có nhân cách toàn diện thực hiện việc giáo dục để đi đến kết
quả tốt nhất. Họ không những phải là những con người có năng lực mà còn phải có
đạo đức tốt, phẩm chất tốt thì nền giáo dục mới có thể phát triển được. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã căn dặn ngành giáo dục rằng: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả
tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng”. Công cuộc đổi mới
hiện nay khi yếu tố con người đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức
mạnh của tinh thần thì đạo đức con người cũng được đề cao và phát huy. Giáo dục đạo
đức ở bậc học Trung học phổ thông là một phần rất quan trọng, là cơ sở tiền đề cho
việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là một trong những nền tảng của hệ
thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy việc dạy học phần đạo đức của môn Giáo dục
công dân cho các em đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Qua đó thấy rằng việc giáo
dục đạo đức phải được tiến hành ngay khi cả ở bậc tiểu học với bộ môn Đạo đức và

môn Giáo dục công dân lớp 10 là một phần bắt buộc trong hệ thống các bộ môn giáo
dục được giảng dạy ở nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói rằng: “Người
có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài thì làm việc


gì cũng khó”. Qua đó mà chúng ta thấy rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người
rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức và tài quan trọng như thế nào đối với mỗi
con người. Môn Giáo dục công dân không những sẽ trang bị cho các em học sinh
những kiến thức một phần nào đó về triết học (Phần 1, Giáo dục công dân lớp 10) ,về
pháp luật ( chủ yếu các em được học ở môn Giáo dục công dân lớp 12), những vấn đề
cấp thiết của thời đại mà còn những chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách
sống có lý tưởng ( Phần 2, Giáo dục công dân lớp 10)....Từ đó mà các em biết vận
dụng nó vào cuộc sống hằng ngày bằng những hành động, hành vi phù hợp với lứa
tuổi của chính mình cũng như tuân thủ theo pháp luật. Hình thành cho các em những
kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng đánh giá, nhận xét những hành vi của bản thân mình
hay những người xung quanh để biết hành động nào là tốt, hành động nào là xấu, vi
phạm đạo đức để biết cách điều chỉnh hành vi cho chính mình.
Những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học thì môn
Giáo dục công dân cũng được nhà trường và giáo viên chú trọng đến nhiều hơn. Bởi lẽ
hiện nay vấn đề suy thoái đạo đức đang diễn ra ngày một nghiêm trọng, việc pham tội
ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng tăng lên. Vì vậy vấn đề dạy học phần đạo đức trong
môn Giáo dục công dân ngay từ bây giờ phải được chú trọng tiến hành. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục cũng đã nêu rất rõ việc giáo dục cho thanh niên trong
có bao gồm cả học sinh và sinh viên là: “Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân.
Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng
lao động. Phải giữ gìn kỉ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của
nhân dân...” [3; t10, tr356-357]. “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm
tốn, đoàn kết, thực hành dân chủ tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến
phải giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng
nước nhà. Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự

mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải
chống tham ô, lãng phí” [3; t10, tr106]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phải rèn
luyện đạo đức là việc làm suốt đời, rèn luyện bền bỉ, thường xuyên, rèn luyện ở mọi
nơi mọi lúc. Phải biết kết hợp giữa trau dồi những đức tính tốt đẹp với chống sự lười
biếng, những thói hư, tật xấu, phải thường xuyên phê bình và tự phê bình; nói đi đôi
với làm từ việc lớn đến việc nhỏ, Người cho rằng kết quả hành động là thước đo đạo


đức. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng viêc dạy học môn Giáo
dục công dân là môn học không cần thiết chú trọng vì nó vẫn chỉ là một môn phụ
(trong đó bao gồm cả những vấn đề đạo đức hay pháp luật, thế giới quan....vv), chỉ
cần các em đến trường học các môn chính như Toán, Văn, Anh, Hoá, Vật Lý .... là
được, cho nên em chọn đề tài “Thực trạng dạy học phần đạo đức trong môn Giáo
dục công dân ở các trường Trung học phổ thông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình” làm đề tài cho luận văn của mình. Từ đó có thể hiểu thêm về tầm quan trọng
của bộ môn này cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em học
sinh - những thế hệ tương lai của đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề đạo đức là một vấn đề rất thiết thực và quan trọng trong cuộc sống, vì vậy
đã có những tác giả nghiên cứu đến vấn đề này thông qua bộ môn Giáo dục công dân
như tác giả Nguyễn Đức Hiếu với bài viết của mình là “Một số giải pháp giáo dục
đạo đức cho học sinh thông qua phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công
dân lớp 10”. Trong bài viết tác giả cũng đã nhấn mạnh rằng việc giáo dục đạo đức rất
quan trọng, là mục tiêu hàng đầu vì đây là sự quyết định tương lai cho các em sau này,
giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là giúp các em có định hướng đúng đắn trong lối
sống, tư duy và hành động. Sở dĩ như vậy là bởi vì chúng ta đang trong quá trình hội
nhập có những mặt trái của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục,
sự suy thoái đạo đức ngày càng gia tăng, suy thoái về những giá trị nhân văn có sự ảnh
hưởng không nhỏ đến các em học sinh. Từ đó tác giả cũng đã đưa ra thực trạng của
việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phần “Công dân với đạo đức” môn

Giáo dục công dân lớp 10. Sau cùng là đưa ra những giải pháp thiết yếu để nâng cao
việc dạy và học phần đạo đức cho các em học sinh, nhằm định hướng giúp các em
hình thành nhân cách, hoàn thiện chính mình.
Riêng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình thì vấn đề giáo dục đạo đức cho
các em học sinh luôn luôn được chú trọng và quan tâm, đặc biệt là việc dạy học đạo
đức cho các em học sinh lứa tuổi Trung học phổ thông vì đây là lứa tuổi khá nhạy
cảm, lứa tuổi mà năng lực hành vi đang dần dần được hoàn thiện. Do vậy em nhận
thấy việc giáo dục đạo đức, dạy học đạo đức thông qua bộ môn Giáo dục công dân tại


các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đang dần được cải cách theo
chiều hướng tiến bộ. Từ đó mà em mạnh dạn chọn đề tài “ Thực trạng dạy học phần
Đạo đức trong môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông, thành
phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” để làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình,
một phần là để giúp cho chúng ta nhận thức được hơn nữa tầm quan trọng của bộ môn
Giáo dục công dân nói chung và phần Đạo đức của bộ môn nói riêng nó có tầm quan
trọng và ảnh hưởng rất lớn trong xã hội ngày nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác giảng dạy và học tập
đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình thông qua bộ môn Giáo dục công dân, phần Đạo đức. Từ đó đề xuất những biện
pháp nhằm nâng cao việc dạy học đạo đức nói riêng và việc dạy học bộ môn Giáo dục
công dân nói chung nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho cả
học sinh và giáo viên của nhà trường.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình dạy học phần Đạo đức môn Giáo dục công dân của giáo viên
cũng như học sinh ở bậc THPT. Từ đó tìm ra những nguyên nhân và đưa ra những giải
pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học bộ môn này nói chung
và học phần Đạo đức nói riêng.

4. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình Giáo dục công dân lớp 10 ở một số trường THPT ở thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình.
5. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng dạy học phần đạo đức trong môn Giáo dục công dân ở một số THPT
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Cơ sở lý luận


Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục và những quan điểm đường lối
của Đảng, Nhà nước; các văn bản của Bộ Giáo dục và đào tạo về đánh giá, xếp
loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhìn nhận lại quá trình dạy học bộ môn Giáo dục công dân từ trước đến nay, từ
đó đưa ra những so sánh về việc dạy học phần Đạo đức, môn Giáo dục công dân.
Quan sát cách giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học môn học này để thấy rõ
những điểm con thiếu sót trong quá trình dạy học cũng như những điểm thuận lợi. Từ
đó mà đưa ra những đánh giá chung về việc dạy học môn này và cuối cũng đưa ra
những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy học phần Đạo đức, môn Giáo dục
công dân.
Ngoài ra còn một số những phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên
cứu phân tích - tồng hợp, phỏng vấn, hệ thống hoá, khái quát hoá, điều tra và xử lý số
liệu.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đánh giá việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh trong
học phần Đạo đức, môn Giáo dục công dân. Bên cạnh đó, luận văn lý giải những
nguyên nhân làm cho việc giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân nói chung và việc
dạy học phần Đạo đức nói riêng còn đang gặp những vấn đề vướng mắc, chưa được

quan tâm đúng với vai trò của bộ môn. Qua đó bản thân mình tự đưa ra những đánh
giá riêng và những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng,
để từ đó mà giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về những giá trị kiến thức của môn Giáo
dục công dân mang lại, đó là những kiến thức không chỉ là nhất thời những kiến thức
phục vụ cho việc học hành mà còn là những kiến thức thiết yếu khi chúng ta rời khỏi
ghế nhà trường để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống sau này.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những tác giả muốn làm công trình
nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề dạy học phần đạo đức trong môn Giáo dục
công dân.
8. Kết cấu luận văn


Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về việc dạy học môn Giáo dục công
dân ở trường THPT
Chương 2. Thực trạng dạy học phần Đạo đức, trong môn Giáo dục công dân
các trường THPT ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả việc dạy học phần Đạo đức, môn
Giáo dục công dân.


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC DẠY HỌC PHẦN
ĐẠO ĐỨC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC THPT
1.1 Quan niệm về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.1.1 Đạo đức
Đạo đức với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức
học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp
cổ đại. Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói, (moralis

nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường xem như đồng
nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Ethicos nghĩa là lề thói; tập tục. Hai danh
từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục và
biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng
ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm, Moral là đạo đức, còn Ethicos
là đạo đức học.
Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt
nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan
trọng nhất của triết học trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về
sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo
còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội.
Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi
nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức
tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như
vậy có thể nói rằng: Đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu,
những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
Theo quan điểm đạo đức học của chủ nghĩa Mác-Lênin: Đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, nó
phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Nếu tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức
cũng thay đổi theo. Do vậy, đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc.
Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau “Đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách


đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,
chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận
xã hội.”
1.1.2 Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh
nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có

những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của
cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính
mình. Giáo dục đạo đức - vấn đề cốt lõi của việc hình thành nhân cách cho học sinh
phổ thông là cả một quá trình được chuẩn bị đầy đủ về tri thức khoa học và chiến lược
đào tạo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Không chỉ
dừng lại ở bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà giáo dục còn góp
phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người với
những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn cùng hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức;
chuẩn mực tri thức và niềm tin; chuẩn mực về tình cảm, thái độ; hình thành cho học
sinh những kĩ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực và trên cơ sở đó rèn luyện
thói quen đạo đức tích cực.
Đạo đức là gốc rễ của nhân cách con người. Nếu đức cao sẽ được mọi người
kính nể, trong lòng sẵn có giá trị nhân văn, nhân đạo. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, điều này thể hiện rõ trong câu:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” [4]. Quá trình hình
thành và phát triển nhân cách con người chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: bẩm
sinh, di truyền, hoàn cảnh sống, việc giáo dục và tự giáo dục. Quan điểm duy vật biện
chứng khẳng định tính chất quan trọng của của các yếu tố bẩm sinh di truyền và hoàn
cảnh sống với sự hình thành và phát triển tâm lí. Yếu tố bẩm sinh - di truyền được coi
là tiền đề vật chất có ảnh hưởng nhất định đến các yếu tố tâm lí như tính cách, năng
lực, trí nhớ… Yếu tố môi trường và hoàn cảnh sống có những ảnh hưởng quan trọng
tới việc hình thành nhân cách con người. Theo quan điểm của Người thì nhân cách
được hình thành trong quá trình giáo dục. Chẳng thế mà khi đứa trẻ sinh ra bị lạc
trong rừng sống cùng bầy sói thì nó không thể thành người được. Vậy, môi trường
giáo dục quyết định việc hình thành nhân cách cho học sinh phải đảm bảo những điều


kiện như: chế độ chính sách ưu việt trong giáo dục; việc tích hợp lồng ghép chương
trình đào tạo phù hợp; người thầy là tấm gương sáng về đạo đức và nhân cách; học
sinh thân thiện, chủ động tích cực; cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ và đáp ứng

được nhu cầu học tập trong thời đại mới.
1.2 Chức năng của đạo đức
1.2.1

Chức năng điều chỉnh hành vi

Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi làm cá
nhân và xã hội cùng tồn tại và phát triển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và cộng
đồng. Loài người sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi, trong đó có chính
trị, pháp quyền và đạo đức. Chính trị điều chỉnh hành vi giữa các giai cấp, các dân tộc,
các quốc gia bằng các biện pháp đặc trưng như ngoại giao, kinh tế, hành chính, bạo
lực. Pháp quyền và đạo đức điều chỉnh hành vi trong quan hệ giữa các cá nhân với
cộng đồng bằng các biện pháp đặc trưng là pháp luật và dư luận xã hội, lương tâm. Sự
điều chỉnh này, có thể thuận chiều, có thể ngược chiều. Điều chỉnh hành vi của đạo
đức và pháp quyền khác nhau ở mức độ đòi hỏi và phương thức điều chỉnh. Pháp
quyền thể hiện ra ở pháp luật, là ý chí của giai cấp thống trị buộc mọi người phải tuân
theo. Những chuẩn mực của pháp luật được thực hiện bằng ngăn cấm và cưỡng bức
(quyền lực công cộng cùng với đội vũ trang đặc biệt, quân đội,cảnh sát, toà án, nhà
tù…). Pháp quyền là đạo đức tối thiểu của mỗi cá nhân sống trong cộng đồng.
Do vậy, chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức là chức năng cơ bản nhất của
đạo đức, là một phương thức không thể thiếu để điều chỉnh hành vi, hoạt động của con
người nhằm đáp ứng những yêu cầu và lợi ích chung của xã hội. Không có chức năng
này thì đạo đức sẽ trở nên trừu tượng, vô nghĩa và không đạt tới giá trị. Điều chỉnh
hành vi đạo đức được nói ở trên thực hiện từ hai phía là xã hội và chủ thể đạo đức.
Thứ nhất, điều chỉnh từ phía xã hội bằng các chuẩn mực đạo đức, quy tắc đạo đức có
tính khuyến khích hoặc ngăn cấm đối với hành vi của các cá nhân. Xã hội khuyến
khích hành vi của các cá nhân làm điều thiện, điều tốt vì lợi ích chung của con người,
đồng thời ngăn cấm các hành vi làm điều ác, điều xấu làm tổn hại đến lợi ích người
khác. Sự điều chỉnh hành vi đạo đức từ phía xã hội được thể hiện thông qua cơ chế dư
luận xã hội. Cho nên điều chỉnh hành vi đạo đức khác với điều chỉnh hành vi của pháp

luật bằng cơ chế quyền lực. Thứ hai, điều chỉnh hành vi đạo đức từ chủ thể được thực


hiện thông qua sự nhận thức về những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức
của xã hội. Từ đó mà chủ thể tự giác điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân mình
sao cho phù hợp với những yêu cầu đạo đức của xã hội. Mục đích điều chỉnh là bảo
đảm sự tồn tại và phát triển xã hội bằng tạo nên quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân
theo nguyên tắc hài hòa lợi ích cộng đồng và cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi ích
cộng đồng). Đối tượng điều chỉnh là hành vi cá nhân (trực tiếp) qua đó điều chỉnh
quan hệ cá nhân với cộng đồng (gián tiếp). Cách thức điều chỉnh được biểu hiện là lựa
chọn giá trị đạo đức; xác định chương trình của hành vi bởi lý tưởng đạo đức; xác
định phương án cho hành vi bởi chuẩn mực đạo đức; tạo nên động cơ của hành vi bởi
niềm tin, lý tưởng, tình cảm của đạo đức, kiểm soát uốn nắn hành vi bởi dư luận xã
hội. Chức năng điều chỉnh hành vi được thực hiện bởi hai hình thức chủ yếu. Xã hội
và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến khích cái thiện, phê phán mạnh mẽ cái ác.
Bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi cơ sở những chuẩn mực đạo đức
xã hội.
1.2.2

Chức năng giáo dục

Mỗi một con người chúng ta luôn muốn vươn lên “chân- thiện - mỹ”. Con
người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử. Con người tạo ra hoàn
cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy. Con người sinh ra
bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội. Hệ thống ấy tác động đến con người và con
người tác động lại hệ thống. Hệ thống đạo đức do con người tạo ra, nhưng sau khi ra
đời hệ thống đạo đức tồn tại như là cái khách quan hoá tác động, chi phối con người.
Chức năng giáo dục này nhằm góp phần hình thành, phát triển nhân cách con
người, đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của xã hội. Đặc biệt, giáo dục đạo đức
cách mạng có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người

mới xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, giáo dục đạo đức chính là con đường duy nhất nhằm
hình thành cho con người hệ thống những quan điểm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực
của đạo đức xã hội. Qua đó tạo cơ sở cho con người biết đánh giá các hiện tượng đạo
đức xã hội cũng như đánh giá thái độ, hành vi của mình theo những chuẩn mực đạo
đức của xã hội. Đây cũng là một quá trình thống nhất giữa hai mặt là giáo dục và tự
giáo dục. Giáo dục đạo đức được thực hiện từ gia đình, nhà trường đến đoàn thể, xã


hội. Tự giáo dục là của bản thân mỗi người bằng cách rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
theo yêu cầu của xã hội.
Xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá nhân
chịu sự tác động. Ở đây, môi trường đạo đức tác động đến đạo đức bằng cách cân
bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nhận thức đạo đức để chuyển hoá đạo
đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức là hiện thực hoá nội dung
giáo dục bằng hành vi đạo đức. Các hành vi đạo đức lặp đi lặp lại trong đời sống xã
hội và cá nhân làm cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển thành thói
quen, truyền thống, tập quán đạo đức. Hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối
tượng giáo dục trong quá trình giáo dục.
Giáo dục đạo đức gắn với tiến bộ đạo đức, nhân đạo hóa các quan hệ xã hội và
mức độ phổ biến nhân đạo hóa các quan hệ xã hội; sự hoàn thiện của cấu trúc đạo đức
và mức độ phổ biến của nó sẽ giúp chủ thể lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượng xã
hội, đánh giá đúng tư cách của người khác hay của cộng đồng cũng như tự đánh giá
đúng thông qua mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức, hình thức và các
bước đi của quá trình giáo dục sẽ giúp mỗi cá nhân và cả cộng đồng tạo ra các hành vi
và thực tiễn đạo đức đúng. Như vậy, chức năng giáo dục của đạo đức cần được hiểu
một mặt “Giáo dục lẫn nhau trong cộng đồng”, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân
và cộng đồng. Mặt khác, là sự “tự giáo dục” ở các cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cá nhân
lẫn cấp độ cộng đồng.
1.2.3


Chức năng nhận thức

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức
thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh của đạo đức với hiện thực có đặc
điểm riêng khác với các hình thái ý thức khác. Đạo đức là phương thức đặc biệt của sự
chiếm lĩnh thế giới con người. Nếu xét dưới góc độ bản thể luận, đạo đức là hệ thống
tinh thần, được quy định bởi tồn tại xã hội. Nhưng xét dưới góc độ xã hội học thì hệ
thống tinh thần (nhận thức đạo đức) không tách rời thực tiễn – hành động của con
người. Do vậy, đạo đức là hiện tượng xã hội vừa mang tính tinh thần vừa mang tính
hành động hiện thực.


Sự nhận thức của đạo đức có đặc điểm là, thứ nhất hành động đạo đức tiếp liền
sau nhận thức giá trị đạo đức. Và đa số trường hợp có sự hòa quyện ý thức đạo đức
với hành động đạo đức (khác những khoa học và ứng dụng nghiên cứu thành tựu khoa
học có khoảng cách về không gian và thời gian). Thứ hai, nhận thức của đạo đức là
quá trình vừa hướng ngoại và hướng nội. Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mức, giá
trị, đời sống đạo đức của xã hội làm đối tượng. Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách
nhiệm và nghĩa vụ, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống, những “cách thức và phương
tiện” tạo ra các giá trị đạo đức. Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức đã chuyển
hóa đạo đức của xã hội như là cái chung thành ý thức đạo đức của cá nhân như là cái
riêng. Nhận thức hướng nội (tự nhận thức), lấy bản thân mình để làm đối tượng nhận
thức. Đây là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành
vi,đạo đức của mình với những chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng. Từ cách nhận
thức này mà chủ thể hình thành phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống,
sáng tạo hay chủ động, hy sinh hay hưởng thụ, vị tha hay vị kỷ, hướng thiện hay sa
vào cái ác. Trong sự tự nhận thức, vai trò của dư luận xã hội và lương tâm là to lớn.
Dư luận xã hội là sự bình phẩm, đánh giá từ phía xã hội đối với chủ thể, còn lương
tâm là sự phê bình. Cả hai đều giúp chủ thể tái tạo lại giá trị đạo đức của mình – giá trị

mà xã hội mong muốn. Từ nhận thức giúp chủ thể ý thức được trách nhiệm của mình
và sẵn sàng để hoàn thành trách nhiệm đó. Trong cuộc sống có vô số những trách
nhiệm như vậy, nó luôn đặt ra trong quan hệ phong phú giữa chủ thể đạo đức với xã
hội, gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng đội, tập thể, dân tộc, gia cấp, tổ quốc.
Nhận thức đạo đức thừơng ở hai trình độ đó là trình độ thông thường và trình
độ lý luận. Nhận thức đạo đức ở trình độ thông thường là ý thức thông thường, những
giá trị riêng lẻ, nó đáp ứng nhu cầu đạo đức thông thường đủ để chủ thể xử lý kịp thời
trong cuộc sống và sự phát triển bình thường của xã hội. Mọi cá nhân đều có thể và
cần phải ảnh ánh đạo đức ở trình độ này. Nhận thức đạo đức ở trình độ lý luận là
những nhận thức có tính nguyên tắc được chỉ đạo bởi những giá trị đạo đức có tính
tổng quát. Trình độ này đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển đạo đức và tiến bộ xã
hội. Đây là yếu tố không thể thiếu được trong hệ tư tưởng và hành vi của các giai cấp
cầm quyền. Thứ ba, nhận thức đạo đức đưa lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức. Cá
nhân, nhờ tri thức đạo đức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức (trở thành đạo đức cá


nhân). Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng giá trị đạo đức xã hội trở thành
cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện đạo đức (hiện thực hóa đạo đức).
Tóm lại, ba chức năng của cơ bản của đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Chắc năng giáo dục tạo cơ sở để thực hiện chức năng nhận thức, đến lượt chức năng
nhận thức sẽ tạo điều kiện để phát huy chức năng giáo dục và điều chỉnh hành vi.
Thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi sẽ góp phần tích cực để phát triển nhận thức
và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức.
1.3 Vai trò của đạo đức
Đạo đức vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, đạo
đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân
và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ
về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện
hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn

tại, phát triển của chính mình và cộng đồng.
Xét trên phạm vi tác động, vai trò của đạo đức đối với cá nhân là góp phần
hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện chính bản thân mỗi người. Đối với gia đình, đạo
đức làm cho gia đình có sự gắn kết, mỗi cá nhân trong gia đình nếu thiếu đi đạo
đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa. Đối với xã hội, vai trò
của đạo đức chính là trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã
hội, sánh vai với các cường quốc năm châu.
1.4 Vị trí và đặc điểm của môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung
học phổ thông
Đối với trường trung học phổ thông nói riêng và toàn bộ hệ thống giáo dục nói
chung thì mỗi môn học đều có những vị trí và vai trò riêng của nó. Không phải tự
nhiên mà các bộ môn về khoa học xã hội hay tự nhiên được đưa vào trong hệ thống
giáo dục, bởi lẽ những bộ môn ấy sẽ trang bị cho chúng ta những kiến thức nền tảng
và cơ bản nhất, làm bàn đạp cho chúng ta với những dự định và kế hoạch sau này khi
rời ghế nhà trường.


“Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và trong hệ thống các môn học,
môn GDCD giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và
hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người. GDCD truyền tải
cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người
toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công dân có ích cho cộng
đồng, xã hội. Nói đến những hành vi lệch lạc trong giới trẻ hiện nay, nhiều ý kiến cho
rằng đây là hệ quả của việc chỉ quan tâm đến việc dạy chữ mà thiếu quan tâm đến
giáo dục đạo đức cho giới trẻ trong thời gian dài từ gia đình, nhà trường và xã hội”
Nguồn [14]
Tuy nhiên, có những môn học lại được quá chú trọng, chỉ tập trung cho những
môn học đó mà bỏ qua những môn phụ như môn Giáo dục công dân ở trường THCS
và THPT. Nói về quãng thời gian học môn Giáo dục công dân từ đầu năm tới nay,
Tiến Hoàng (học sinh lớp 10 của một trường THPT ở Đồng Hới) chia sẻ: “Em cảm

thấy môn học này rất khó. Dù chỉ 1 tiết/tuần nhưng các bài học chủ yếu nặng yếu tố
triết học, học thuyết… Mấy bài đầu, khi đọc sách cảm thấy không hiểu gì, hỏi bố mẹ
đôi khi cũng không thể trả lời được”. Không riêng gì Tiến Hoàng mà rất nhiều học
sinh THPT cũng cho biết, môn Giáo dục công dân vừa khó hiểu vừa khô khan… nên
học môn này chủ yếu nặng về đọc - chép trên lớp, còn về nhà học sinh lựa chọn cách
“học vẹt” để trả bài, qua bài kiểm tra.
Tuy có những khó khăn như vậy nhưng hiện nay, môn Giáo dục công đang dần
khẳng định vị trí đặc biệt của mình, bên cạnh việc nó giữ vị trí nhất định như bao môn
học khác trong hệ thống các môn học. Môn Giáo dục công dân cũng có nhiệm vụ là
trang bị kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển
trí tuệ học sinh, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách bản thân. Ngoài việc môn Giáo
dục công dân có nhiệm vụ cơ bản như vậy thì môn học này cũng mang những nhiệm
vụ riêng, khác biệt so với những môn học khác. Có thể nêu lên những đặc điểm sau
đây.
Thứ nhất, môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông đề cập và giải
quyết một cách toàn diện hệ thống tri thức cơ bản cần thiết của một công dân Việt
Nam trong thời đại mới. Những chủ đề mà môn Giáo dục công dân đưa ra trong bài


học liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Từ những vấn đề
nhỏ nhất, gần gũi với chúng ta đến những vấn đề lớn hơn mang tầm quốc gia, thời đại;
từ những vấn đề hằng ngày diễn ra trong cuộc sống đến những vấn đề mang tính chất
lý luận, trừu tượng, khái quát như những vấn đề của triết học, logic học; những vấn đề
về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, đạo đức, pháp luật, nhà
nước, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa...
Thứ hai, môn Giáo dục công dân mang tính định hướng chính trị sâu sắc vì nó trực
tiếp đề cập đến những vấn đề nóng của quốc gia, của thế giới; trực tiếp giải quyết
những vấn đề về chính trị, tư tưởng của Đảng, Nhà nước, giai cấp công nhân; môn học
giúp cho các em học sinh định hình tư tưởng chính trị sâu sắc về Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ ba, hệ thống tri thức môn Giáo dục công dân mang tính tích hợp, trong khi
giảng dạy môn học này chúng ta cần phải kết hợp kiến thức của những bộ môn khác
nhau như: Triết học, kinh tế, chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, đạo đức, pháp luật,
các kiến thức của các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Vì vậy mà khi giảng
dạy bộ môn này đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức cơ bản vững chắc, cộng thêm đó là
những kiến thức kinh tế chính trị xã hội phải được liên tục cập nhật hằng ngày.
Thứ tư, môn Giáo dục công dân đòi hỏi chặt chẽ việc dạy và học gắn liền một cách
trực tiếp, cụ thể với đời sống, với sự rèn luyện và tu dưỡng của mỗi học sinh. Dạy và
học môn Giáo dục công dân là dạy và học để trở thành công dân của nước Việt Nam.
Môn Giáo dục công dân có một vai trò vô cùng to lớn đối với việc giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh. Nó giúp cho học sinh có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
để ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Việc dạy học có hiệu quả môn giáo dục công dân
sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội.
Xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn
hóa, không còn tình trạng bạo lưc trong giáo dục, một xã hội chỉ có tình yêu thương,
sự tôn trọng, hòa bình, hạnh phúc.
1.5 Nội dung chương trình môn học Giáo dục công dân
Chương trình môn học Giáo dục công dân như đã được đề được đề cập đến ở trên
là môn học này được xây dựng trên các khoa học cơ bản như triết học, đạo đức, pháp


luật, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối chính trị của Đảng, Nhà
nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung môn học Giáo dục công dân trang bị cho học sinh những kiến thức phổ
thông, cơ bản phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh về thế
giới quan khoa học, nhân sinh quan. Môn học không chỉ hướng cho học sinh trở thành
những con người có ích cho xã hội, đất nước mà còn hình thành nên ở các em tình
cảm gắn bó sâu sắc với nhau, niềm tin, hành vi phù hợp với những giá trị mà môn học
đưa lại, giúp các em học sinh có sự thống nhất rất cao giữa ý thức và hành vi, giữa lý
thuyết và thực hành. Do đặc điểm môn Giáo dục công dân tích hợp nhiều nội dung

giáo dục xã hội cần thiết cho công dân như là giáo dục môi trường, giáo dục giới tính,
sức khoẻ sinh sản vị thành niên, kỹ năng sống, quyền trẻ em, an toàn giao thông,
phòng chống ma tuý, phòng chống HIV/AIDS. Vì vậy quá trình dạy học môn Giáo
dục công dân là quá trình khai thác tiềm năng, trí tuệ của học sinh, phát triển tính tích
cực trong mọi hoạt động đặc biệt là trong hoạt động học tập, năng lực tự hoàn thiện
bản thân ở chính các em học sinh.
Ngoài những chương trình học ở trong sách giáo khoa thì chương trình còn dành
một số thời gian cho những hoạt động ngoại khoá, thực hành. Tuy nhiên, đối với môn
học này thì những chương trình ngoài giờ lên lớp hầu như không có hoặc có diễn ra
thì cũng rất là ít. Ở chương trình lớp 10 môn học Giáo dục công dân, nội dung dạy học
bao gồm:
Phần thứ nhất, trang bị cho học sinh những kiến thức về việc hình thành thế giới
quan, phương pháp luận khoa học; sự vận động, cách thức vận động phát triển của thế
giới vật chất, nguồn gốc sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng; khuynh
hướng phát triển của sự vật, hiện tượng; thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức; tồn tại xã hội và ý thức xã hội; con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát
triển của xã hội. Những kiến thức ở phần học này khá trừu tượng, nặng về lý thuyết là
nhiều, do vậy mà người giáo viên cần phải nắm vững kiến thức chung nhất về phần
học này, bên cạnh đó cần đưa ra những dẫn chứng, những ví dụ minh hoạ cụ thể
nhưng gần gũi, thiết thực đối với các em học sinh để các em dễ dàng hình dung, dễ
tiếp thu bài học.


Phần thứ hai trang bị cho các em học sinh những kiến thức liên quan đến giá trị
đạo đức của con người Việt Nam giai đoạn hiện nay. Thông qua những bài học về
quan niệm về đạo đức, một số phạm trù đạo đức cơ bản hay những kiến thức về tình
yêu, hôn nhân, gia đình; về cộng đồng; xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công dân với
những vấn đề cấp thiết của nhân loại và cuối cùng là tự hoàn thiện bản thân mình. Đây
là phần học tiếp nối của môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở, những
chuẩn mực đạo đức các em đã được học được nâng lên thành những giá trị đạo đức

được của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp cho các em học
sinh có cái nhìn đúng đắn về xã hội, điều chỉnh về hành vi của mình phù hợp với
những giá trị đạo đức trong giai đoạn đất nước hiện nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Đạo đức luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với cá nhân,
gia đình mà còn có sự ảnh hưởng nhất định đến xã hội. Có nhiều quan niệm khác nhau
về đạo đức nhưng nhìn một cách khái quát đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, qui
tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người
trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Đối với học sinh THPT, việc giáo dục
đạo đức là một việc làm rất cần thiết, cấp bách trước những tình hình đạo đức xã hội
dang diễn ra phức tạp. Thông qua dạy học học phần đạo đức trong môn Giáo dục công
dân giúp cho học sinh có cái nhìn đúng đắn về xã hội, điều chỉnh về hành vi của mình
phù hợp với những giá trị đạo đức trong giai đoạn đất nước hiện nay.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHẦN ĐẠO ĐỨC TRONG MÔN GIÁO DỤC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Một vài đặc điểm chung về thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, Đường sắt
Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý 17o21’ vĩ độ Bắc và
106o10’ kinh độ Đông.
Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch di sản thiên
nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang
50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km,
Đồng Hới nằm ngay dọc bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển
với chiều dài 12 km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ, rừng nguyên
sinh ở phía tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
2.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,5% (kế hoạch cả năm tăng 8%, thực hiện cùng
kỳ 6,5%). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2% (kế hoạch cả năm
tăng 4%, thực hiện cùng kỳ 3,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,2% (kế hoạch
cả năm 10%, thực hiện cùng kỳ 10%). Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 4% (kế
hoạch cả năm tăng 9,5%, thực hiện cùng kỳ 8,7%);
Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 22,9%, công nghiệp - xây dựng:
25,7%, dịch vụ: 51,4% (KH Nông, lâm, ngư nghiệp: 24%; Công nghiệp - xây dựng:
25,2%; dịch vụ: 50,8%).
Thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.067 tỷ đồng, tăng 2,2% so kế hoạch (kế hoạch
3.000 tỷ đồng). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.824 tỷ đồng, tăng 6,8% so cùng kỳ
(kế hoạch 12.000 tỷ đồng). GRDP bình quân đầu người đạt 28,72 triệu đồng (kế hoạch


35 triệu đồng). Có thêm 14 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch (kế
hoạch 14 xã).
2.1.2.2 Các chỉ tiêu xã hội
Giải quyết việc làm cho 3,25 vạn lao động, đạt 98,5% kế hoạch (kế hoạch cả
năm 3,3 vạn lao động; thực hiện cùng kỳ 3,23 vạn lao động).
Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0% so với năm 2015 (kế hoạch giảm 2%). Tốc độ tăng
dân số 0,52%/năm (kế hoạch 1,05%); 99,58% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia
(kế hoạch 99,3%).
82,4% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (kế hoạch 82,4%). Số
giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân đạt 21 giường (kế hoạch 21 giường). Trên
84,83% dân số tham gia bảo hiểm y tế (kế hoạch 77,8%);
45,9% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở (mức độ III) (kế
hoạch 28,3%);
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,1%; trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt
38,6% (kế hoạch 62% và 37,5%).

Nguồn [1]
2.1.3 Giáo dục đào tạo
Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường; mạng
lưới trường, lớp các cấp học và trình độ đào tạo cơ bản ổn định, phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống
mù chữ, phổ cập tiểu học - đúng độ tuổi, đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS, phổ cập
bậc trung học, có 301 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 51,01%.
Số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cao và đồng đều ở
các cấp học. Tại kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế 2016 tại Thụy Sỹ, em Nguyễn Thế
Quỳnh, học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp đã xuất
sắc đạt Huy chương Vàng, đây là huy chương vàng đầu tiên của học sinh Quảng Bình
trên đấu trường quốc tế.
Tích cực chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và tuyển
sinh vào các trường đại học, cao đẳng năm 2016 an toàn, đúng quy chế. Đào tạo đại


học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tiếp tục đa dạng hóa các ngành nghề, các
loại hình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế địa phương; công tác quản lý chất lượng
được chú trọng và chặt chẽ hơn.
Tuy vậy, cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu;
huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Công tác
tuyển sinh tại các trường trung học chuyên nghiệp, các trung tâm hướng nghiệp, dạy
nghề gặp nhiều khó khăn, quy mô đào tạo thu hẹp, nhiều ngành không tuyển được
sinh viên.
Nguồn [1]
2.1.4 Các trường THPT đóng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
STT Tên trường THPT

1


Trường THPT Đào Duy Từ

Địa chỉ

SĐT

Phường Đồng Mỹ, TP Đồng

052 3822751

Hới, tỉnh Quảng Bình
2

Trường THPT Đồng Hới

Phường Đồng Sơn, TP Đồng 052 3826049
Hới, tỉnh Quảng Bình

3

Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp

Phường Nam Lý, TP Đồng Hới, 052 3824879
tỉnh Quảng Bình

4

Trường THPT Phan Đình Phùng


Phường Nam Lý, TP Đồng Hới, 052 3836713
tỉnh Quảng Bình

2.2 Thực trạng dạy học phần Đạo đức trong môn Giáo dục công dân ở các
trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
2.3.1 Thực trạng đạo đức của học sinh các trường THPT hiện nay
Đạo đức là một vấn đề muôn thuở mà nó luôn luôn được nhắc đến ở tất cả mọi
lúc mọi nơi, nó hiện diện ngay trong cuộc sống hằng ngày như trong cách cư xử của
chính các em khi ở nhà đối với với ông bà, cha mẹ, anh chị em; ở trường thì đạo đức
đuợc thể hiện qua những hành động của các em đối với các thầy cô giáo, các bạn học
của mình; ở xã hội thì đạo đức hiện diện ở cách mà các em giao tiếp với mọi người
xung quanh. Đôi khi, chúng ta không thể nhìn vẻ bề ngoài để xem người đó có đạo
đức hay không, hay như có câu nói rằng “ Trông mặt mà bắt hình dong” mà chúng ta


phải nhìn nhận trong hành động của họ. Đạo đức luôn luôn được coi trọng từ trước
đến nay, ngay ở thời kì phong kiến thì đạo đức luôn có vị trí hàng đầu. Không thể phủ
nhận được những thành tựu đạo đức mà chúng ta có trong thời kì ấy mà còn tồn tại
những giá trị tốt đẹp cho đến bây giờ. Như một số những lề thói đạo đức, thuần phong
mĩ tục, truyền thống đạo đức của Việt Nam thông qua những câu ca dao, tục ngữ,
những bài hát, điệu hò, thơ văn cũng thể hiện nét đẹp đạo đức vốn có trong con người
Việt Nam ta từ xưa đến nay. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn đang xảy ra hiện
nay ở các trường THPT là đạo đức của học sinh ngày càng đi xuống, học sinh ngày
xưa “ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nhưng hiện nay nó đã bị giảm dần
đi giá trị vốn có của mình.
Trong những năm học phổ thông, học sinh không chỉ được học những kiến
thức cơ bản mà còn được rèn dạy về đạo đức. Những giá trị đạo đức căn bản như tính
trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương con người...sẽ giúp cho chúng ta
sống tốt đẹp hơn. Những giá trị đạo đức này đang bị xuống cấp, thể hiện qua những
hành vi bạo lực trong nhà trường, những vụ án nghiêm trọng, nhưng hành vi gian lận

ở nhiều cấp độ…đây là vấn đề đáng quan tâm của xã hội hiện nay. Đến lúc chúng ta
cần có cái nhìn khách quan về việc giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay.
Nhà trường Việt Nam nói chung và nhà trường THPT đóng trên thành phố
Đồng Hới nói riêng đã rất quan tâm giáo dục đạo đức học sinh nhằm bồi dưỡng thế hệ
trẻ vừa có tài, vừa có đức để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã
hội. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thí điểm tại một số trường về
chương trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong chương trình học chính khoá của
một số môn học trong các nhà trường phổ thông, áp dụng từ bậc tiểu học đến phổ
thông trung học. Song song đó là các chương trình ngoại khoá cũng nhằm giáo dục
đạo đức cho học sinh. Cách làm này bước đầu đạt được những hiệu quả đáng khích lệ,
phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức
tập huấn giáo viên, diễn đàn thảo luận và trao đổi kinh nghiệm thực tế giáo dục đạo
đức cho học sinh cũng được quan tâm. Thông qua những bài học giáo dục công dân
mà đặc biệt là Giáo dục công dân 10 với nội dung chương trình phần thứ hai “Công
dân với đạo đức”. Hay những môn học khác như: văn, sử, địa… cũng đã hình thành
cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách nhiệm trong các mối


quan hệ: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân
mình; đức tính trung thực như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài
liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả, sống ngay
thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, sống nhân ái, vị tha hơn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống
trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy
sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo
ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp,
dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian
lận ở nhiều góc độ… xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc
trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này không những gây hoang mang
cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân

cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách
nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi
giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.
Trong chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bậc học mầm non
đến bậc học đại học hay cao học. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là
môn Đạo đức, bậc trung học là môn Giáo dục công dân. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đã đề ra những chuẩn mực đạo đức cho từng lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý từng lứa tuổi nhất định để các em dễ dàng nhận biết, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận
dụng. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan
trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh. Nhưng chương trình
sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ
năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Chương trình
học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Chương trình sách giáo khoa giáo dục
công dân bậc phổ thông chưa có những thay đổi quyết liệt. Nhiều kiến thức mang tính
triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành
những thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh khiến học
sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội.
Một quan niệm mang tính sai lầm nữa là cả về phía giáo viên và học sinh trong
các nhà trường phổ thông là dạy học đạo đức chỉ thông qua môn đạo đức và giáo dục


công dân. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những môn học nào cũng có tính giáo
dục cả, vậy mà người dạy không biết lồng trong mỗi bài học để định hướng tư tưởng
cho học sinh. Người dạy vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, chỉ lo truyền giảng
kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học
sinh. Vẫn còn một số ít cán bộ, giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, quan
tâm đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thế nào và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy mà
chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua dạy
học phần đạo đức trong môn Giáo dục công dân. Thậm chí coi giáo dục đạo đức và
dạy học phần đạo đức là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Giáo

dục công dân, của ban cờ đỏ (Đoàn thanh niên), Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp
quản lý .
Qua bảng số liệu dưới đây, cho thấy được thực trạng đạo đức của học
sinh THPT trong năm học 2015 – 2016 của trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.

STT

Hành vi vi phạm đạo đức của

Năm học 2015 - 2016

học sinh
Số học sinh vi phạm

Tỷ lệ %

1

Bỏ giờ, trốn học

145

16.92

2

Gian lận trong kiểm tra, thi cử

42


4.72

3

Gây gỗ, đánh nhau

83

9.32

4

Nói tục, chửi thể, chửi bậy

153

17.19


×