Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH về BTTH DO NHÀ cửa, CÔNG TRÌNH xây DỰNG gây RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.34 KB, 64 trang )

1

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Bài khóa luận này được hoàn thành dưới sự giúp đơ
nhiệt tình của Ts. Trần Thị Huệ – giảng viên bộ môn Luật dân
sự, khoa Luật dân sự, trường đại học luật Hà Nội, các thầy cô
giáo trong trường và các bạn sinh viên. Qua đây, tôi xin được
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất, lời chúc sức khỏe và hạnh phúc tới
Ts. Trần Thị Huệ, các thầy cô và các bạn sinh viên.

Xin cảm ơn


2

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật dân sự

BTNN

Bồi thường nhà nước

BTTH

Bồi thường thiệt hại



LBTNN

Luật bồi thường nhà nước



Nghị định

NQ

Nghị quyết



Quyết định

TAND

Tòa án nhân dân

TNDS

Trách nhiệm dân sự

UBND

Ủy ban nhân dân

Khóa luận tốt nghiệp



3

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: KHÁI NIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ
TRÁCH NHIỆM BTTH DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC
GÂY

RA.

1.1. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
1.2. Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.
1.2.1, Khái niệm
1.2.2, Đặc điểm
1.2.3, Giá trị quy định của pháp luật
1.3. Khái quát các quy định của pháp luật về BTTH do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra.
1.4. So sánh trách nhiệm BTTH do hành vi gây thiệt hại trái pháp
luật trong xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng gây ra và trách nhiệm
BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.


4


Khóa luận tốt nghiệp

1.4.1. Những điểm giống nhau.
1.4.2. Những điểm khác nhau


Chương II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BTTH DO
NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA.

2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra.
2.2. Chủ thể trong quan hệ BTTH do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra.
2.2.1, Người phải chịu trách nhiệm bồi thường.
2.2.2, Người bị thiệt hại.
2.3. Năng lực và nguyên tắc BTTH do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra.
2.3.1, Năng lực chịu trách nhiệm BTTH
2.3.2, Nguyên tắc BTTH

2.4. Phương thức và mức BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra.
2.4.1, Phương thức BTTH
2.4.2, Mức bồi thường thiệt hại


5

Khóa luận tốt nghiệp


2.5. Xác định thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây
ra.
Chương III: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT,
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.

3.1. Thực trạng quy định của pháp luật
3.2. Thực tiễn giải quyết việc BTTH do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra.
3.2.1, Thực tiễn giải quyết BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra
3.2.2, Một số vụ án cụ thể và bình luận
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
KẾT LUẬN

PHẦN MỞ ĐẦU
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do tài sản gây ra nói riêng là một nội dung rất quan trọng trong pháp
luật Dân sự Việt Nam cũng như đa số quốc gia trên thế giới. Nó trở thành chủ đề


6

Khóa luận tốt nghiệp

khá thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà thực
tiễn áp dụng pháp luật. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nội dung
này hoặc liên quan đến nội dung này, được thể hiện ở các cấp độ khác nhau như:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vài nét về thực tiễn xét xử và
hướng hoàn thiện - Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003, trang 14,15,16 của Nguyễn
Thanh Bình; Cần sửa đổi, bổ sung chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngTạp chí Luật học- Trường Đại học Luật Hà Nội của Trần Thị Huệ; Luận văn cao

học - Những vấn đề cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của Lê Thị Mai Anh; Đề tài khoa học cấp trường (ĐH Luật Hà nội) – Trách
nhiệm BTTH do tài sản gây ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn do Ts Trần Thị
Huệ chủ biên... Tuy nhiên, trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra là một loại trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra lại chưa có đề tài
nghiên cứu cụ thể nào. Trên cơ sở những công trình nghiên cứu về trách nhiệm
BTTH do tài sản gây ra nói riêng và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói
chung bài khóa luận sẽ đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản, các quy định của
pháp luật, thực tiễn áp dụng, những hạn chế và hướng hoàn thiện các quy định
của pháp luật về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra giúp bổ
sung thêm vào sự hoàn thiện của các công trình nghiên cứu về vấn đề BTTH do
tài sản gây ra.
Trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển của các đô thị, đặc
biệt là ở các thành phố lớn việc đầu tư xây dựng các công trình nhà cao tầng
phát triển khá nhanh. Để quản lý công tác xây dựng nói chung và quản lý các
công trình xây dựng nhà cao tầng ở đô thị nói riêng, Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản quy phạm pháp luật; đến nay về cơ bản hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, gần đây trong việc xây
dựng nhà cao tầng, đặc biệt là xây dựng các tầng hầm của các nhà cao tầng còn
có nhiều vi phạm đã để xảy ra sự cố ảnh hưởng lớn đến an toàn công trình và
các công trình lân cận gây thiệt hại về người và tài sản gây bức xúc trong xã
hội.


7

Khóa luận tốt nghiệp

Trên thế giới và cả ở nước ta có không ít công trình xây dựng kể cả
những công trình hiện đại, phức tạp đã bị sự cố. Có thể kể ra những sự cố điển

hình như sập đổ Bể bơi AquaPark ở Matxcơva; sập Ga Hàng không Sân bay
Charles de Gaulle ở Paris; sập hai nhịp neo cầu Cần Thơ đang thi công; sụt toàn
bộ Trụ sở Viện Khoa học xã hội miền Nam do tác động của việc thi công tầng
hầm Cao ốc Pacific tại TP.Hồ Chí Minh… Tất cả những sự cố trên không chỉ
liên quan tới những tác động đặc biệt của thiên nhiên mà còn liên quan đến việc
khai thác sử dụng quá khả năng cho phép của công trình hoặc các nhân tố chủ
quan khác.
Điều này đặt ra những câu hỏi: Liệu những công trình càng hiện đại,
phức tạp thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề bảo
đảm an toàn của nhà cửa, các công trình xây dựng, vấn đề BTTH do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra? Vấn đề xác định chủ thể BTTH, mức BTTH,
…?
Trước những vấn đề này, sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với yêu cầu
thực tiễn là một đòi hỏi khách quan. Trong khi đó TNBTTH do nhà cửa, công
trình xây dựng gây ra mới chỉ được các nhà làm luật dự liệu rất “khiêm tốn”, chỉ
trong một điều luật – Điều 627. Điều đó dẫn tới thiếu cụ thể, không rõ ràng, chỉ
được hiểu như một nguyên tắc, vì thế, gây khó khăn không nhỏ cho những
người làm công tác thực tiễn, cũng như các chủ thể khác lúng túng trong việc
thực hiện quyền yêu cầu và thực hiện nghĩa vụ liên quan đến nhà cửa, công trình
xây dựng khác khi gây thiệt hại. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định
của pháp luật về trách nhiệm dân sự do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây
thiệt hại là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cũng là một trong các nhu cầu cần
thiết đối với khoa học pháp lý dân sự ở Việt Nam hiện nay.
Nhằm đảm bảo tư duy lô gic về mặt nội dung, tạo sự cân đối về mặt hình
thức của đề tài. Bài khóa luận được trình bày theo kết cấu như sau :
Phần mở đầu


8


Khóa luận tốt nghiệp

Nội dung
Chương I: Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Chương II: Quy định của pháp luật hiện hành về BTTH do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra.
Chương III: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết, giải pháp hoàn thiện.
Kết luận .
Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa
luận, nhưng với thời gian, điều kiện và khả năng có hạn nên bài khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy
cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2009


9

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ TRÁCH
NHIỆM BTTH DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA

1.1. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Pháp luật nước ta, song song với việc quy định những quy tắc xử sự
chung cho mọi chủ thể khi họ tham gia vào các quan hệ dân sự là việc quy định
TNDS áp dụng đối với các chủ thể trong quá trình tham gia và thực hiện các
quan hệ dân sự không tuân thủ những nguyên tắc xử sự chung, đó là “không

xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác”. Bởi vậy, khi xử
sự của chủ thể này làm ảnh hưởng tới quyền dân sự của chủ thể khác thì bị coi là
có hành vi trái pháp luật. Khi đó người có quyền dân sự bị xâm phạm được
quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng TNDS để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của mình. TNDS được áp dụng thì người có hành vi
xử sự trái với quy định của pháp luật dân sự có thể phải gánh chịu một hoặc một
số hậu quả pháp lý như: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; Buộc xin lỗi cải chính
công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc BTTH; Phạt vi phạm.
Tóm lại, TNDS chính là quy định của luật dân sự về hậu quả pháp lý do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc người có hành vi vi phạm pháp
luật phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.
Luật dân sự hiện nay quy định hai loại trách nhiệm BTTH:
- BTTH do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, là quy định của pháp luật
dân sự áp dụng khi các chủ thể gây thiệt hại không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ dân sự của mình theo hợp đồng đã thỏa thuận.
- BTTH ngoài hợp đồng, là quy định của pháp luật dân sự áp dụng đối với
bất kỳ chủ thể nào khi hành vi xử sự của họ trái với quy định của pháp luật nói
chung mà gây thiệt hại cho chủ thể khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, nhân
phẩm, uy tín.


10

Khóa luận tốt nghiệp

Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một trong những hình thức cụ thể
của TNDS. Có thể nói, BTTH ngoài hợp đồng là một trong những chế định dân
sự có lịch sử ra đời sớm nhất. Khác những loại TNDS khác được áp dụng ngay
sau khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng lại chỉ được áp dụng khi những hành vi đó đã gây ra trên thực tế một thiệt

hại nhất định.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hiểu là một loại TNDS áp dụng
với người nào có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác gây thiệt hại cho người đó thì phải BTTH do mình gây ra. Về cơ bản, trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh không phải từ hợp đồng mà chủ yếu từ
hành vi gây thiệt hại trái pháp luật (trừ một số trường hợp quy định tại Điều 623,
625, 626, 627 BLDS 2005).
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một chế định cần thiết và quan
trọng trong pháp luật dân sự nói riêng và trong cả hệ thống pháp luật nói chung.
Nó mở ra một hướng mới trong việc giải quyết vấn đề BTTH cho người bị thiệt
hại khi có thiệt hại xảy ra, không chỉ trên cơ sở những thỏa thuận, những hợp
đồng giữa các bên mà còn theo các quy định của pháp luật trong những trường
hợp cụ thể khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Trách nhiệm BTTH vừa
nhằm bảo đảm việc khắc phục, bù đắp một phần những tổn thất vật chất và tinh
thần cho người bị thiệt hại, vừa có tác dụng giáo dục, nâng cao ý thức tuân thủ
và tôn trọng pháp luật của người dân. Do vậy, sự xuất hiện của trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng giúp pháp luật bảo vệ được toàn diện hơn quyền cũng
như lợi ích hợp pháp của các đương sự.
1. 2. Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
1.2.1, Khái niệm trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra
Tại Điều 1, Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 đã ghi nhận: "Những quyền
dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành xử nó đúng với quyền lợi của
nhân dân". Điều 15 BLDS 2005 quy định cá nhân có quyền nhân thân gắn với


11

Khóa luận tốt nghiệp


tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế
và các quyền khác đối với tài sản. Như vậy, khi tài sản của Nhà nước, của pháp
nhân, hoặc tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
bị xâm hại, Nhà nước sẽ áp dụng những chế tài nhất định đối với người có hành
vi vi phạm trái pháp luật nhằm mục đích khắc phục những hậu quả và khôi phục
lại tình trạng ban đầu cho người bị thiệt hại. Trên cơ sở đó dẫn đến việc hình
thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Thông thường, thiệt hại xảy ra là do
hành vi của con người nhưng hiện nay nhiều khi tự bản thân tài sản cũng có thể
gây thiệt hại, ví dụ như nhà cửa, công trình xây dựng bị sụt lở; cây cối bị đổ,
gẫy,... Do vậy, ngoài trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra thì
pháp luật còn quy định về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. Trong BLDS
1995 và 2005 không có quy định về khái niệm cũng như không có các quy định
chung về trách nhiệm BTTH do tài sản gây mà chỉ quy định ở các trường hợp
BTTH cụ thể. Qua khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung có
thể hiểu: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là quy định của
pháp luật dân sự mà khi áp dụng sẽ phát sinh một quan hệ dân sự, theo đó chủ sở
hữu, người được chủ sở hữu giao cho quản lý, chiếm hữu, sử dụng tài sản mà để
tài sản đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác thì phải
bồi thường thiệt hại”.
Theo Điều 627 BLDS 2005 thì trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra được quy định như sau: “Chủ sở hữu, người được chủ sở
hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường
thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở
gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi
của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”.
Nhà cửa, công trình xây dựng là một loại tài sản thuộc loại tài sản bất
động sản. Do vậy, có thể dựa vào cách hiểu về trách nhiệm BTTH do tài sản gây
ra và Điều 627 BLDS 2005 để xây dựng khái niệm trách nhiệm BTTH do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra cụ thể là: “Trách nhiệm bồi thường thiệt



12

Khóa luận tốt nghiệp

hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là quy định của pháp luật dân
sự mà khi áp dụng sẽ phát sinh một quan hệ dân sự, theo đó chủ sở hữu, người
được chủ sở hữu giao cho quản lý, chiếm hữu, sử dụng nhà cửa, công trình xây
dựng khác mà để nhà cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, tài sản cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại ”. Trong đó “Công
trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có
thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm: công trình xây dựng
công cộng; nhà ở; công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và
các công trình khác” [7, Điều 3]. Còn nhà cửa hiểu một cách tổng quan nhất là
“công trình xây dựng có tường vách dùng để ở hay dùng vào mục đích khác”
[22, tr365]. Nhà cửa gồm nhà cao tầng, nhà kho, nhà tranh, nhà ngói…là một
sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng,
thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có thể bao gồm
phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng
theo thiết kế.
Kết hợp các khái niệm này chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về trách
nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra từ đó giải quyết các vấn đề
thực tế một cách hiệu quả, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp cho các
đương sự.
1.2.2, Đặc điểm
Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là một
loại trách nhiệm dân sự đặc biệt nên ngoài những đặc điểm của TNDS nói chung
nó còn mang những đặc điểm riêng sau:

- Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là loại
TNDS ngoài hợp đồng phát sinh khi có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của
nhà cửa, công trình xây dựng, tức là nhà cửa, công trình xây dựng là nguyên
nhân trực tiếp gây thiệt hại.


13

Khóa luận tốt nghiệp

- Khác với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người trong
xây dựng nhà cửa, công trình gây ra khi xác định trách nhiệm BTTH thì căn cứ
vào việc người nào có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trường hợp BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thì về nguyên
tắc trách nhiệm BTTH được áp dụng cho chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng,
người có nghĩa vụ trong việc quản lý nhà cửa, công trình xây dựng nhưng đã để
nhà cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người xung quanh, trừ trường
hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại
hoặc người thứ ba khác. Như vậy, người chịu trách nhiệm BTTH trong trường
hợp này là một nhóm chủ thể xác định.
- Lỗi được xem xét với tính chất là lỗi suy đoán, lỗi gián tiếp do sự quản
lý, trông coi không chặt chẽ của chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng nhà cửa,
công trình xây dựng để nhà cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người
khác.
Trong khoa học pháp lý dân sự hiện nay tồn tại học thuyết "trách nhiệm
khách quan". Nghĩa là, khi có thiệt hại xảy ra là phải có sự đền bù, bồi thường
một cách ngang bằng, không cần biết người gây ra thiệt hại có lỗi hay không.
Khi các chủ thể trong hoạt động của mình đã gây ra thiệt hại kể cả khi gặp rủi ro
cho người khác đều phải có trách nhiệm bồi thường. Điều này sẽ rất đúng nếu
thiệt hại không phải do con người gây ra mà do máy móc, cây cối, nhà cửa, công

trình xây dựng hoặc gia súc gây ra theo nguyên tắc chủ sở hữu, người được chủ
sở hữu giao quyền quản lý, sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy
nhiên, không thể áp dụng thuyết “trách nhiệm khách quan” trong mọi trường
hợp vì như vậy sẽ thiếu chính xác và không công bằng cho các chủ thể liên
quan. Từ việc nghiên cứu nguyên nhân nội tại của hành vi gây ra thiệt hại người
ta thấy rằng: Lỗi phải được xem xét là một trong những cơ sở, là điều kiện của
TNDS, dù rằng lỗi trong TNDS chỉ là điều kiện suy đoán nhưng để bảo đảm sự
công bằng, thì người gây ra thiệt hại chỉ phải BTTH khi họ có lỗi [18, tr68].


14

Khóa luận tốt nghiệp

Trong khoa học pháp lý ở Việt Nam tồn tại quan điểm cho rằng: cơ sở phát
sinh TNDS là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật dân sự. Một trong những
yếu tố cấu thành đó phải là yếu tố lỗi của người có hành vi vi phạm. Lỗi là một
trong các điều kiện bắt buộc để áp dụng TNDS theo nguyên tắc chung được quy
định tại Điều 604 Bộ luật dân sự và các trường hợp ngoại lệ tại khoản 3, Điều
623 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, nếu xét trong trường hợp BTTH do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra yếu tố lỗi có thể không phải là một yếu
tố quan trọng để xác định trách nhiệm BTTH. Ở đây chúng ta cần chú ý rằng
thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là do tự bản thân nhà, công
trình xây dựng đó gây thiệt hại chứ không hề có sự tác động của bất cứ chủ thể
nào. Do vậy thật khó để quy kết trách nhiệm BTTH trong trường hợp này thuộc
về ai. Nên sự suy đoán lỗi thuộc về chủ sở hữu nhà cửa, công trình xây dựng,
người được chủ sở hữu giao quyền quản lý, sử dụng có vẻ hợp lý hơn cả. Lỗi ở
đây được hiểu là lỗi gián tiếp do sự quản lý nhà, công trình xây dựng của chủ sở
hữu, hay nguời quản lý chưa chặt chẽ hoặc do khi xây dựng nhà cửa, công trình
xây dựng khác chủ sở hữu đã không tính toán hết khả năng có thể gây thiệt hại

của công trình...Từ sự phân tích đó có thể thấy việc xác định trách nhiệm BTTH
do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại có thể nên xác định theo
thuyết “trách nhiệm khách quan”.
1.2.3, Giá trị của quy định pháp luật về trách nhiệm BTTH do nhà cửa,
công trình xây dựng gây ra
Trong thực tế hiện nay ngoài những thiệt hại do hành vi của con người gây
ra, còn có nhiều thiệt hại do tài sản của con người là nguồn nguy hiểm cao độ,
nhà cửa, công trình xây dựng, súc vật, cây cối... gây ra. Vấn đề xác định trách
nhiệm dân sự của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng, người có trách nhiệm
trong việc quản lý đối với các thiệt hại do tài sản thuộc sở hữu, thuộc trách
nhiệm quản lý... của mình gây ra ngày càng có ý nghĩa pháp lý, ý nghĩa lý luận
và thực tiễn quan trọng.


15

Khóa luận tốt nghiệp

Các quy định của pháp luật về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên
quan đến thiệt hại mà nhà cửa, công trình xây dựng là nguyên nhân trực tiếp gây
ra. Ngoài ra, cơ sở của trách nhiệm dân sự nói chung còn được xây dựng trên
nguyên tắc lỗi. Theo nguyên lý truyền thống, người bị thiệt hại muốn được bồi
thường còn phải dẫn chứng lỗi của người gây thiệt hại; ngoài ra họ còn có trách
nhiệm chứng minh sự thiệt hại do người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra
phải gánh chịu khi do chính lỗi của người đó gây ra. Trách nhiệm BTTH do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra đã mở ra một hướng giải quyết tranh chấp,
theo đó, khi nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thiệt hại, chủ sở hữu, người
đang quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng đương nhiên bị coi là có lỗi.
Với quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây

dựng khác gây ra, quyền lợi của người bị thiệt hại được bảo đảm. Việc xác định
trách nhiệm trên nguyên tắc lỗi và trách nhiệm chứng minh của người có quyền,
lợi ích bị xâm phạm nhiều khi rất phức tạp và có thể còn có những bất lợi cho
người bị thiệt hại. Nhiều trường hợp tai nạn xảy ra do nhà cửa, công trình xây
dựng bị sụp đổ hoặc do bị lún, nứt…nhưng thiệt hại thực tế đã xảy ra nhưng
không do lỗi của ai. Vì vậy, trong những trường hợp này, nếu bắt buộc người bị
thiệt hại phải dẫn chứng lỗi tức là đã gián tiếp hạn chế quyền được đòi bồi
thường của họ, nhất là những trong trường hợp này thiệt hại không phải do con
người gây ra mà chỉ do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác
gây ra cũng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ sở hữu, người sử dụng,
quản lý nhà cửa, công trình xây dựng. Chủ sở hữu, người sử dụng, quản lý nhà
cửa, công trình xây dựng khác có nghĩa vụ trông coi, quản lý, không để nhà cửa,
công trình xây dựng của mình gây thiệt hại cho người khác. Để thực hiện nghĩa
vụ đó, họ phải tuân thủ các quy tắc trong việc sử dụng, bảo quản,... kịp thời phát
hiện nguy cơ nhà cửa, công trình xây dựng khác có thể gây thiệt hại cho những
người xung quanh để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục thích hợp. Khi tài sản


16

Khóa luận tốt nghiệp

gây ra thiệt hại, chủ sở hữu, người quản lý tài sản bị suy đoán là có lỗi, trừ
trường hợp họ chứng minh được lỗi thuộc về người khác.
Các quy định về trách nhiệm BTTH do tài sản mà cụ thể ở đây là trách
nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra cũng góp phần làm
minh thị các quy định pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng giúp pháp
luật bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong các trường
hợp BTTH ngoài hợp đồng khác. Và cũng góp phần làm minh thị hơn những

phán quyết của Tòa án làm tăng thêm niềm tin vào cơ quan xét xử của nhân dân.
1.3. Khái quát các quy định của pháp luật về BTTH do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra
Để xác định trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây
ra cần xem xét nhiều văn bản pháp luật khác nhau, cụ thể:
- Bộ luật dân sự năm 2005 các quy định chung trong chương XXI, phần thứ
ba BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng, Điều 627 BLDS 2005 quy định về
BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.
Nhìn chung hiện nay, các quy định của BLDS liên quan đến việc BTTH do
nhà cửa, công trình xây dựng gây ra còn quá ít (chỉ trong một điều luật, Điều
627), gây khó khăn lớn cho cơ quan áp dụng pháp luật trong việc bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Khi mà BLDS được coi là văn
bản pháp luật chính thống nhất quy định về vấn đề này thì việc bổ sung, sửa đổi
các quy định về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là hoàn toàn
cần thiết.
Nhìn nhận một cách khách quan thì nội dung quy định tại Điều 627 là phù
hợp với những trường hợp xác định trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình
xây dựng gây ra khi công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, còn nếu công
trình đang được xây dựng, chưa hoàn thành thì quy định của điều luật là chưa
ổn. Trong quá trình thi công công trình có sự tham gia của nhiều chủ thể khác
nhau như chủ đầu tư, người thi công,… nếu do lỗi của họ dẫn đến nhà cửa, công
trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm BTTH thuộc về ai


17

Khóa luận tốt nghiệp

hay họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường, Điều 627 không quy định rõ.
Ngoài ra còn một số hạn chế khác đã được trình bày ở Chương III của bài khóa

luận này. Các nhà làm luật cần phải nghiên cứu xem xét những hạn chế, thiếu sót
của BLDS để có những sửa đổi thích hợp.
- Luật xây dựng năm 2003
Trong luật chủ yếu quy định trách nhiệm BTTH do hành vi gây thiệt hại
trái pháp luật trong quá trình xây dựng công trình gây ra như Điều 57- Quyền
và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng
công trình, Điều 59 - Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình,…
Tuy nhiên trên cơ sở những quy định này của Luật xây dựng cơ quan áp dụng
pháp luật phân biệt được trường hợp nào thiệt hại xảy ra là do nhà cửa, công
trình xây dựng gây ra, trường hợp nào do hành vi trái pháp luật của con người
trong xây dựng công trình gây ra, từ đó lựa chọn hình thức xử lý phù hợp.
- Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật
tự xây dựng đô thị. Giống Luật xây dựng 2003 nghị định 180/2007/NĐ-CP cũng
có ý nghĩa tương tự đối với việc giải quyết các trường hợp BTTH do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra.
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
Nghị định không có điều luật nào quy định về trách nhiệm BTTH do nhà
cửa, công trình xây dựng gây ra nhưng thông qua Điều 10, 11, 12, 16, 17… các
cơ quan có thẩm quyền có thể xác định chủ thể liên quan đến trách nhiệm BTTH
do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.
- Nghị định 16/2005 ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình, Nghị định 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.


18


Khóa luận tốt nghiệp

Tương tự nghị định 209 các nghị định này có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định chủ thể liên quan đến trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra.
- Dự thảo Luật BTNN của Chính phủ trình UBTVQH ngày 15/8/2008
Mặc dù sự ra đời của Luật BTNN là một tiến bộ, là sự phát triển lớn của
hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng nhưng trong dự thảo
Luật BTNN mới chỉ quy định trách nhiệm BTTH của Nhà nước khi người thi
hành công vụ gây ra trong quá trình thi hành công vụ mà không có điều luật nào
quy định về trách nhiệm BTTH của Nhà nước khi tài sản trong đó có nhà cửa,
công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước gây thiệt hại. Dự thảo LBTNN chỉ
có ý nghĩa đối với vấn đề BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra khi Ban
soạn thảo bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm BTTH do tài sản của Nhà
nước gây thiệt hại, trong đó có quy định trách nhiệm BTTH của Nhà nước do
nhà cửa, công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước gây thiệt hại. Từ đó bảo vệ
được quyền và lợi ích chính đáng của người dân, đồng thời thể hiện được bản
chất của nhà nước ta là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”.
Bên cạnh các văn bản pháp pháp luật trên còn phải kể đến các văn bản
pháp luật khác do các bộ chủ quản ban hành như Quyết định 33/2006/QĐ-BXD
ngày 5/10/2006 ban hành công khai thủ tục hành chính và thái, tác phong của
cán bộ, công chức trong lĩnh vực thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng
công trình; Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 5/11/2007 về tăng cường công tác
quản lý xây dựng đối với công trình xây dựng nhà cao tầng; Quyết định số
25/2005/QĐ-BGTVT ngày 13/5/2005 quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn trong
xây dựng công trình giao thông… Cuối cùng phải kể đến các văn bản pháp luật
do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành điều chỉnh hoạt
động quản lý công trình xây dựng trên địa bàn. Ví dụ như: Quyết định
14/2007QĐ-UBND ngày 19/1/2007 của UBND thành phố Hà Nội quy định về
đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công

trình tại thành phố Hà nội; Quyết định 70/2006/QĐ-UBND ngày 20/9/2006 của


19

Khóa luận tốt nghiệp

UBND thành phố Hà Nội quy định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình
xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội…
Các văn bản pháp luật tuy không trực tiếp quy định về vấn đề BTTH do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra nhưng trong quá trình giải quyết các
vụ án cụ thể chúng lại có ý nghĩa pháp lý rất lớn giúp cơ quan có thẩm quyền
giải quyết vụ việc chính xác và có hiệu quả hơn.
1.4. So sánh trách nhiệm BTTH do hành vi gây thiệt hại trái pháp
luật trong quá trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng và trách nhiệm
BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
1.4.1, Những điểm giống nhau
Trách nhiệm BTTH do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật trong quá trình
xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng và trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra đều là một loại trách nhiệm pháp lý thể hiện thái độ
của Nhà nước đối với việc gây thiệt hại trái pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm hại và khôi phục lại tình trạng ban đầu của
thiệt hại bằng biện pháp bồi thường của người có trách nhiệm, chỉ được áp dụng
khi có thiệt hại thực tế xảy ra. Người có trách nhiệm BTTH có thể sẽ bị các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nhất định
nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm của
mình. Ngoài ra, trách nhiệm BTTH do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật trong
quá trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng và trách nhiệm BTTH do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra đều luôn mang lại hậu quả pháp lý bất lợi
cho người có trách nhiệm BTTH. Không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất

cho người bị thiệt hại cả hai loại trách nhiệm này còn có ý nghĩa giáo dục mọi
người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tất cả những điều đó khẳng định vai
trò và ý nghĩa quan trọng của hai loại trách nhiệm này trong hệ thống các quy
định pháp luật dân sự cũng như trong thực tiễn đời sống.
1.4.2, Những điểm khác nhau


20

Khóa luận tốt nghiệp

 Căn cứ phát sinh
- Trường hợp BTTH do hành vi gây ra thì một điều kiện không thể thiếu là
hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật.
- BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra do tự thân nhà cửa,
công trình xây dựng gây ra nên không thể xem xét đến điều kiện có hành vi trái
pháp luật của người gây thiệt hại.
 Nguyên nhân gây thiệt hại
- Trách nhiệm BTTH phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của
hành vi trái pháp luật của con người gây ra. Trường hợp này người gây thiệt hại
đã thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó
chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Ví dụ: Anh M phá tường nhà để
xây dựng lại, tường đổ vào ông B làm ông B bị thương. Trong ví dụ này nguyên
nhân gây thiệt hại là do hành vi vô ý của anh M gây ra.
- Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là kết
quả tất yếu khi nhà cửa, công trình xây dựng là nguyên nhân trực tiếp gây ra
thiệt hại như nhà cửa, công trình xây dựng bị sụt, đổ gây thiệt hại,... Ví dụ:
Tường xây bao quanh nhà anh M do xây dựng quá lâu ngày bị tở kết cấu nên tự
đổ làm ông B bị thương. Trường hợp này nguyên nhân gây thiệt hại là do nhà

cửa, công trình xây dựng gây ra.
 Chủ thể chịu trách nhiệm BTTH
- Về nguyên tắc thì người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì
người đó phải BTTH do mình gây ra. Tức là chủ thể chịu trách nhiệm BTTH
trong trường hợp này không thu hẹp trong một phạm vi nào cả. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp theo quy định của pháp luật thì cha mẹ, người giám hộ có thể
phải chịu trách nhiệm BTTH thay cho người được giám hộ.
- Về nguyên tắc trách nhiệm BTTH thuộc về chủ sở hữu hoặc người được
chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác. Tức là
trách nhiệm BTTH thuộc về những chủ thể trong một phạm vi xác định. Tuy
nhiên, không có trường hợp cha mẹ, người giám hộ bồi thường thay cho người


21

Khóa luận tốt nghiệp

được giám hộ giống như trường hợp BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra trừ
trường hợp cha mẹ, người giám hộ đang quản lý nhà cửa, công trình xây dựng
thay cho người được giám hộ.
 Đối tượng bị xâm hại
- Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có thể xâm hại đến tài sản, tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín.
- Nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại chỉ xâm phạm đến tài
sản, tính mạng, sức khỏe mà không xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại
thì người có trách nhiệm BTTH còn phải bồi thường một khoản bù đắp về tổn
thất tinh thần cho người được hưởng bồi thường. Ví dụ: Tường nhà anh B đổ đè
lên chị E khi chị đi qua làm chị E bị chết. Anh A là chủ của công trình xây dựng
này ngoài việc phải BTTH cho tính mạng của chị E, anh A còn phải bồi thường

cho các con chị E một khoản bù đắp về tổn thất tinh thần khi chị E chết.


22

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA
2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra
Pháp luật hiện hành chỉ quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng mà không quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm
BTTH do tài sản gây ra nói chung và trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra nói riêng. Trên cơ sở những quy định về điều kiện phát
sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có thể thấy những điều kiện cơ bản phát
sinh trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gồm những điều kiện:
Điều kiện 1: Có thiệt hại xảy ra.
Là một yếu tố cơ bản cấu thành trách nhiệm BTTH, thiệt hại được coi là
điều kiện bắt buộc và là tiền đề để quyết định có phát sinh trách nhiệm BTTH
hay không. Thông thường “thiệt hại” được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật
chất và tinh thần của một người do có sự kiện gây thiệt hại của người khác và
được xác định bằng một khoản tiền cụ thể. Thiệt hại đồng thời mang ý nghĩa
pháp lý và xã hội thể hiện ở chỗ nó tác động và làm ảnh hưởng đến những quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Các loại thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra bao gồm
thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng. Riêng loại thiệt hại về danh dự, nhân
phẩm, uy tín thì không thuộc phạm vi tác động gây thiệt hại của nhà cửa, công
trình xây dựng khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thiệt hại do nhà cửa,

công trình xây dựng gây ra có thể là thiệt hại về tinh thần, ví dụ: trường hợp nhà
cửa, công trình xây dựng sụt đổ làm cho người bị thiệt hại cụt chân, tay... ngoài
một khoản tiền BTTH về sức khỏe bị xâm hại người có trách nhiệm còn có thể
phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người
bị thiệt hại. Hoặc trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho tính


23

Khóa luận tốt nghiệp

mạng của một người thì bên cạnh việc bồi thường thiệt hại cho tính mạng người
có trách nhiệm BTTH còn phải bồi thường về tinh thần cho thân nhân người bị
thiệt hại. Như vậy, để xác định các loại thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
gây ra cần phải căn cứ vào các trường hợp cụ thể.
Khi đánh giá một thiệt hại để quy trách nhiệm bồi thường thì các nhà làm
luật cũng như các chủ thể áp dụng pháp luật phải nhìn nhận thiệt hại một cách
khách quan mà không được suy diễn chủ quan. Chỉ khi có thiệt hại thực tế xảy ra
do nhà cửa, công trình xây dựng khác là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại và
thiệt hại đó có thể trị giá được bằng tiền thì mới áp dụng trách nhiệm BTTH do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo Điều 627 BLDS 2005.
Cách tính mức thiệt hại của từng loại thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra vẫn tuân theo nguyên tắc chung được quy định tại điều 608,
609, 610 của BLDS 2005.
Điều kiện 2: Có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nhà cửa, công
trình xây dựng.
Sự kiện gây thiệt hại là sự kiện làm phát sinh trên thực tế những tổn thất
nhất định về tài sản, tính mạng, sức khỏe do nhà cửa, công trình xây dựng là
nguyên nhân trực tiếp gây ra cho người bị thiệt hại. Sự kiện này phải làm phát
sinh thiệt hại đồng thời phải trái pháp luật. Nếu sự kiện chỉ làm phát sinh thiệt

hại nhưng không trái pháp luật thì không phát sinh trách nhiệm BTTH, ví dụ
trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại do động đất, thiên
tai, hoặc trong các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật, mặc
dù có sự kiện gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng nhưng sự kiện này
không trái pháp luật nên không phát sinh trách nhiệm BTTH. Ngược lại, nếu chỉ
có sự kiện trái pháp luật nhưng không có thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng gây ra thì trong trường hợp này cũng không phát sinh trách nhiệm BTTH.
Ví dụ: Cổng nhà chị H do lâu ngày bị cũ nát, hư hỏng nặng dẫn đến việc bị đổ
xuống đường nhưng không hề gây thiệt hại cho chủ thể nào. Như vậy, chúng ta
thấy rằng trong trường hợp này mặc dù có xảy ra sự kiện trái pháp luật của công


24

Khóa luận tốt nghiệp

trình xây dựng là cổng nhà chị H bị đổ nhưng do không phát sinh thiệt hại nên
theo quy định của pháp luật cũng không phát sinh trách nhiệm BTTH của chị H.
Điều kiện 3: Có mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà cửa, công
trình xây dựng khác đối với thiệt hại xảy ra.
Nhà cửa, công trình xây dựng là những tài sản bất động sản chúng có
đặc tính bất di bất dịch được dùng theo các mục đích khác nhau gồm các công
trình xây dựng trên mặt đất, mặt nước hoặc dưới mặt đất, mặt nước. Có 2 khả
năng gây thiệt hại bởi nhà cửa, công trình xây dựng: một là, do hành vi của con
người tác động làm nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại; hai là, tự bản
thân nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra trong
trường hợp thứ nhất thì căn cứ để xác định trách nhiệm BTTH được dựa trên
những nguyên tắc chung của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Ý chí của chủ
thể được thể hiện thông qua hành vi tác động trực tiếp đến nhà cửa, công trình
xây dựng, khi đó nhà cửa, công trình xây dựng chỉ đóng vai trò là những công cụ

để các chủ thể này gây thiệt hại cho người khác dù cố ý hay vô ý. Còn trách
nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra có thể áp dụng cơ chế “tự
gây thiệt hại”. Thiệt hại trong trường hợp này là do tác động tự thân của nhà cửa,
công trình xây dựng gây ra chứ không phải từ sự tác động của hành vi của con
người. Chẳng hạn nhà cửa, công trình xây dựng sụt lở, đổ vỡ, lún nứt... gây ra
thiệt hại cho những người xung quanh mà không có sự tác động trực tiếp của
con người.
Như vậy, mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà cửa, công trình
xây dựng khác đối với thiệt hại xảy ra thể hiện ở việc tự thân nhà cửa, công trình
xây dựng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại và trong trường hợp này sẽ
phát sinh trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.
Điều kiện 4: Có lỗi của người sở hữu, người chịu trách nhiệm trực tiếp
quản lý, trông coi công trình xây dựng.
Theo nguyên tắc chung về lỗi trong luật dân sự thì lỗi mang bản chất là
“lỗi suy đoán” tức là trong trường hợp này khi nhà cửa, công trình xây dựng gây


25

Khóa luận tốt nghiệp

thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quyền quản
lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng bị suy đoán là có lỗi, người chịu trách
nhiệm về việc gây thiệt hại muốn loại trừ trách nhiệm BTTH của mình phải
chứng minh mình không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Nói cách khác, chủ
thể có trách nhiệm bồi thường phải chứng minh được việc gây thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng gây ra là hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, hoặc
do lỗi của người khác hay do sự tác động của sự kiện bất khả kháng. Khi đó
người bị thiệt hại phải tự chịu trách nhiệm về việc gây thiệt hại, hoặc trách
nhiệm BTTH được chuyển sang cho người khác, hoặc thiệt hại bị coi là một rủi

ro của người bị thiệt hại.
Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa của trách nhiệm trông coi bảo quản bao
gồm các nghĩa vụ cơ bản như: không để người khác xâm phạm dẫn đến việc gây
thiệt hại cho nhà cửa, công trình xây dựng; trông coi không để nhà cửa, công
trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác. Người trông coi quản lý phải kịp
thời phát hiện nguy cơ nhà cửa, công trình xây dựng có khả năng gây thiệt hại
cho những người xung quanh để tìm cách khắc phục như sửa chữa nhà hoặc cột
điện đã bị nghiêng…Trường hợp không có ngay biện pháp khắc phục kịp thời
thì người trông coi phải có các cách thức thông báo tình trạng nguy hiểm của
nhà cửa, công trình xây dựng để những người xung quanh tránh xa chúng hay có
biện pháp tự bảo vệ. Như vậy, bất luận trong trường hợp nào trước hết người
quản lý trông coi đều bị coi là có lỗi khi để nhà cửa, công trình xây dựng gây
thiệt hại trừ trường hợp chỉ ra lỗi của người thứ ba hoặc do sự kiện bất khả
kháng [18].
Tóm lại, trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chỉ
phát sinh khi thoả mãn được 4 điều kiện như đã phân tích ở trên.
2.2. Chủ thể trong quan hệ BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra
2.2.1, Người phải chịu trách nhiệm bồi thường


×