Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Truyền thống công nhân mỏ than Vàng Danh - Uông Bí - Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.57 KB, 128 trang )

TRUYÒN THèNG C¤NG NH¢N Má
C¤NG TY THAN VµNG DANH
(1964 - 2004)
TRUYÒN THèNG C¤NG NH¢N Má

c«ng ty than vµng danh
(1964 - 2004)

Nhµ xuÊt b¶n chÝnh trÞ quèc gia
5 6
Hà Nội - 2004
chỉ đạo biên soạn
Trần Văn Lễ - Bí th Đảng uỷ Công ty
Nguyễn Văn Dậu - Phó Bí th Đảng uỷ,
Giám đốc Công ty
ban su tầm t liệu, biên soạn
PGS, TS. Nguyễn Quý - Viện Lịch sử Đảng
TS. Khổng Đức Thiêm - Viện Lịch sử Đảng
Nguyễn Tĩnh Khảm - Viện Lịch sử Đảng
Trần Thị Vui - Viện Lịch sử Đảng
Trịnh Công Toàn - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
Quảng Ninh
Nguyễn Khắc Giao - Nguyên Phó Bí th Đảng uỷ
Công ty than Vàng Danh
Nguyễn Đức Hoạt - Trởng ban Tuyên giáo
Đảng uỷ Công ty than Vàng Danh
Phạm Hữu Xuyên - Phó Văn phòng thi đua
Công ty than Vàng Danh
Nguyễn Tam Hng - Trởng phòng Tin học - Môi trờng
5 6
lời nhà xuất bản


Trên vòng cung Đông Triều thuộc vùng Đông Bắc Tổ quốc, Mỏ
than Vàng Danh nằm trọn trong vùng núi rừng Yên Tử - Bảo Đài
linh thiêng và hùng vĩ.
Sau khi đặt xong ách đô hộ trên đất nớc ta, ngay từ cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp đ tiến hành khaiã
thác vùng mỏ vàng đen của đất nớc, làm giàu cho t bản chính
quốc. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp chính thức khai thác Mỏ
Vàng Danh - Uông Bí. Hàng vạn nông dân đồng bằng châu thổ
sông Hồng bị bần cùng hoá sung vào đội ngũ phu mỏ, trở thành
lớp vô sản đầu tiên, một trong những cái nôi của giai cấp công
nhân Việt Nam.
Gần một thế kỷ, Mỏ than Vàng Danh trải qua nhiều giai đoạn
phát triển, nhiều biến cố, thăng trầm. Từ một vùng bị tàn phá
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sau khi miền Bắc
đợc giải phóng, Đảng và Nhà nớc đ nỗ lực cao độ để từng bã ớc khôi
phục sản xuất của khu Mỏ Quảng Ninh, trong đó có Mỏ than
Vàng Danh.
Ghi nhận sự đóng góp to lớn của cán bộ, công nhân Công ty
than Vàng Danh cho đất nớc qua các thời kỳ lịch sử, nhất là thời
kỳ chuyển đổi cơ chế, Đảng, Nhà nớc đ trao tặng danh hiệu caoã
quý Anh hùng Lao động cho Công ty than Vàng Danh trong thời
kỳ đổi mới.
Nhân dịp đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và tiến tới
kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, l nh đạo Công ty than Vàngã
Danh tổ chức biên soạn cuốn sách Truyền thống công nhân mỏ
Công ty than Vàng Danh (1964-2004) nhằm ghi lại một phần
những đóng góp, những truyền thống, kinh nghiệm và bài học
quý báu của cán bộ, công nhân Vàng Danh.
Khi bắt tay biên soạn, các tác giả của tập sách gặp rất nhiều
khó khăn, đặc biệt là việc su tầm tài liệu. Nhng do có sự cộng tác

nhiệt tình của các nhà khoa học thuộc Viện Lịch sử Đảng, của các
đồng chí l nh đạo, cán bộ, công nhân Vàng Danh qua các thời kỳã
đ cung cấp nhiều tã liệu, hình ảnh quý, nay cuốn sách đ hoànã
thành và ra mắt bạn đọc đúng vào dịp Công ty than Vàng Danh
kỷ niệm 40 năm ngày thành lập.
Mặc dù các tác giả đ rất cố gắng, Nhà xuất bản Chính trịã
quốc gia cũng đ nỗ lực cao độ trong một thời gian ngắn để hoànã
thành việc biên tập và xuất bản cuốn sách này, nhng chắc chắn
cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đợc bạn
đọc góp ý, phê bình.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc và chúc
mừng Công ty than Vàng Danh nhân dịp đón nhận danh hiệu
Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và kỷ niệm 40 năm
ngày thành lập.
Tháng 5 năm 2004
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
5 6
Lời giới thiệu
Mỏ than Vàng Danh đợc thành lập ngày 6 tháng 6
năm 1964 theo Quyết định số 262/BCNNg - KB
2
của Bộ
Công nghiệp nặng. Ngày 16 tháng 10 năm 2001, Mỏ đợc
đổi tên thành Công ty than Vàng Danh theo Quyết định số
405/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty than
Việt Nam.
Công ty than Vàng Danh là một doanh nghiệp sản
xuất than hầm lò có dây chuyền khép kín, đồng bộ, đ trảiã
qua một chặng đờng phấn đấu gian khổ, nêu cao tinh thần
tự lực tự cờng, phấn đấu đi lên. Những kết quả mà Công

ty than Vàng Danh đạt đợc ngoài truyền thống "Kỷ luật
và đồng tâm" của công nhân ngành Than, niềm tin tuyệt
đối vào sự l nh đạo của Đảng còn có sức mạnh của truyềnã
thống lao động cần cù, vợt khó, sáng tạo, dũng cảm trong
sản xuất và chiến đấu, phát huy cao nhất nội lực, từng bớc
tháo gỡ khó khăn, không ngừng đổi mới cách nghĩ và cách
làm, phơng thức tổ chức thực hiện, đặc biệt là phơng thức
quản lý, công nghệ, từng bớc hiện đại hoá theo con đờng đổi
mới của Đảng và Nhà nớc. Nhờ đó mà Công ty than Vàng
Danh đ thực sự hoà nhập vào sự nghiệp phát triển chungã
của ngành Than và của đất nớc.
Chặng đờng 40 năm qua đ để lại nhiều kinh nghiệmã
và bài học quý báu, là điểm tựa để Công ty than Vàng
Danh vững bớc trong tơng lai.
Trân trọng công lao của các thế hệ thợ mỏ, nhân kỷ
niệm 40 năm thành lập, Công ty su tầm, biên soạn cuốn
Truyền thống công nhân mỏ Công ty than Vàng Danh
(1964-2004).
Do tài liệu lu trữ bị thất lạc nhiều nên công việc biên
soạn gặp không ít khó khăn và chắc chắn còn nhiều thiếu
sót, rất mong cán bộ, công nhân, viên chức đ và đang côngã
tác tại Công ty cùng bạn đọc góp ý, cung cấp thêm t liệu
để bổ sung, chỉnh lý cho các lần tái bản có chất lợng ngày
càng hoàn chỉnh hơn.
Nhân dịp này, xin chân thành cảm ơn các cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể, các thế hệ thợ mỏ Công ty than
Vàng Danh, đặc biệt là Viện Lịch sử Đảng - Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia đ tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình sã u
tầm t liệu, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách

này.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn Truyền thống công nhân
mỏ Công ty than Vàng Danh (1964-2004) với bạn đọc.
Lãnh đạo Công ty than Vàng Danh
5 6
Phần thứ nhất
Mỏ than Vàng Danh
trớc năm 1965
Chơng I
tổng quan về khu Mỏ Vàng Danh
1. Vị trí Mỏ than Vàng Danh
Mỏ than Vàng Danh là một đơn vị kinh tế nằm trên
địa bàn hành chính phờng Vàng Danh, thuộc khu vực
rừng núi Yên Tử - Bảo Đài. Mỏ than Vàng Danh trong
vòng cung Đông Triều, cách thủ đô Hà Nội 165 km, Hải
Phòng 55 km và trung tâm thị x Uông Bí 12 km. Phía bắcã
của Mỏ giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang), phía nam giáp
phờng Bắc Sơn, (thị x Uông Bí), phía đông giáp huyệnã
Hoành Bồ và cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, phía
tây là khu danh lam thắng tích Yên Tử.
Ngoài đờng nội bộ nối Mỏ với các cơ sở sản xuất, thị
x Uông Bí và quốc lộ 18, Vàng Danh còn có đã ờng sắt
chuyên dùng để vận chuyển than công suất 1,2 triệu
tấn/năm tới Uông Bí, cảng Điền Công và đa vật t về Mỏ
theo chiều ngợc lại, đa đón công nhân đi làm theo tuyến
xuôi ngợc Uông Bí - Lán Tháp - Vàng Danh.
Phờng Vàng Danh diện tích 53,74 km
2
, có gần 1,2 vạn
nhân khẩu, chủ yếu là gia đình công nhân Mỏ sinh sống.

Ngoài ngời Kinh - quê quán chủ yếu từ các tỉnh Thái
Bình, Hải Dơng, Nam Định, Hà Nam, Hng Yên, Hà Tây
còn có các dân tộc Dao, Tày, Nùng và Hoa. Dù có mặt lâu
đời trên vùng đất Vàng Danh hay mới đến lập nghiệp, mọi
5 6
ngời đều mang trong lòng ý thức xây dựng khu Mỏ ngày
càng giàu đẹp.
2. Đặc điểm tự nhiên
Sông Uông Bí bắt nguồn từ các d y núi cao, hình thànhã
từ nhiều khe lạch và suối nhỏ, trong đó đáng kể hơn cả là
các suối Uông Thợng, Vàng Danh, Yên Tử rồi đổ vào sông
Đá Bạc (một nhánh của sông Bạch Đằng) ở khu vực cách
Mỏ than Vàng Danh 18 km.
Sông Đá Bạc chảy theo hớng bắc nam nối sông Lục
Nam với sông Thái Bình. Đây là một hệ thống giao thông
đờng thủy thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và củng
cố quốc phòng, đợc Nguyễn Tr i từng ca ngợi trong ã D địa
chí: "Núi non cao vút, nớc suối giao lu, sóng tung lên tận
trời, cây cối lấp bờ, thật là một nơi hiểm yếu". Cảng Điền
Công nằm ở hạ lu sông Đá Bạc nên xà lan và tàu thuyền
nhỏ từ đây dễ dàng thông ra Vịnh Bắc Bộ hoặc đi sâu vào
nội địa, năng lực bốc xếp hàng năm đạt từ 50-60 vạn tấn,
là cửa ngõ của Mỏ đối với thị trờng tiêu thụ than trong nớc
và quốc tế.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí từ công suất 120 MW
(hiện đang đầu t nâng lên 420 MW) tiêu thụ chừng một
triệu tấn than cám/năm. Trạm phân phối điện quốc gia
đặt tại Uông Bí, cung cấp cho Mỏ than Vàng Danh bằng
hai tuyến đờng dây 35 KV qua trạm biến áp trung gian
35/6 KV công suất 3200 KVA. Nguồn nớc cung cấp cho

sản xuất, sinh hoạt và các nhu cầu khác của khu Mỏ là
nguồn nớc tự chảy từ chân núi Bảo Đài có lu lợng khoảng
80m
3
/giờ .
Vàng Danh gần biển, lại tựa lng vào d y núi Yên Tửã
nên mang nhiều đặc trng khí hậu biển cận nhiệt đới, gió
mùa chuyển hớng hàng năm tạo ra ảnh hởng lớn đến toàn
vùng. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, có gió mùa đông
nam và nam, ma nhiều, nắng gắt, b o tố năm nào cũng có.ã
Mùa lạnh ảnh hởng nặng nhất là gió mùa đông bắc. Nhiệt
độ cao nhất trong khu vực đạt tới 41,5
0
C và thấp nhất là
6,7
0
C - trung bình nhiều năm dao động ở mức 24
0
C. Lợng
ma bình quân hằng năm là 1.846 mm.
Khí hậu nóng ẩm tạo cho bề mặt đồi núi ở Vàng Danh
lớp thảm thực vật phong phú.
Ngời xa còn để lại ở d y núi Yên Tử nhiều công trìnhã
kiến trúc Phật giáo nổi tiếng. Nơi đây, Thiền phái Trúc
Lâm từ thời Trần đ dựng nên nhiều chùa am với các quyã
mô lớn nhỏ khác nhau giữa thâm u của rừng núi.
3. Khoáng sàng và điều kiện khai thác
Khoáng sàng Vàng Danh đợc cấu tạo bởi nham thạch
thời kỳ Giura đệ tam - nguyên đại trung sinh và các trầm
tích đệ tứ thạch kỷ - nguyên đại trung sinh. Nham tầng

Giura đệ tam gồm những tầng có than và không có than.
Tầng có than chủ yếu là sa thạch màu xám trắng xen kẽ
với các diệp thạch, giữa những nham thạch này có từ 7-10
vỉa than, độ dầy của tầng chứa than là 500-700m. Tầng
không chứa than gồm có diệp thạch lẫn đất sét, các sa
thạch lẫn trờng thạch đ silic hoá các alêprôlít và các diệpã
thạch lẫn than xen kẽ nhau, độ dầy của tầng này đạt tới
400m. Các trầm tích của đệ tứ thạch kỷ là những trầm
tích Đêluyvian và Anliuvian. Tầng chứa than của vùng
Mỏ Vàng Danh xếp vào điệp Hồng Gai, trong đó phụ điệp
5 6
giữa lại chia làm ba tập: tập 1 và tập 3 có chứa các vỉa
than không có giá trị công nghiệp; tập 2 chứa từ 6 đến 8
vỉa có giá trị công nghiệp. Mỏ đ thăm dò và khai thác cácã
vỉa than trong tập này.
Xét về khoảng cách địa tầng giữa các vỉa than ta nhận
thấy ở các vỉa 8, đến vỉa 8a-9 có khoảng cách nhỏ nhất là
9m, lớn nhất là 96m và trung bình là 54,3m chủ yếu là đá
cát kết, bột kết; từ vỉa 7 đến vỉa 8 có khoảng cách nhỏ
nhất là 26m, lớn nhất là 90m và trung bình là 52m với các
đặc điểm về đất đá nh trên. Khoảng cách giữa các vỉa còn
lại (3~4, 4~5, 5~6, 6~7,) độ chênh lệch giữa lớn nhất và
nhỏ nhất tăng dần, các đặc điểm về đất đá có nhiều nét t-
ơng đồng.
Xét về mặt kiến tạo, các nham thạch và trầm tích có
các vỉa than nằm xen kẽ làm thành hai nếp uốn có đờng
phơng rộng và tồn tại hai hệ thống đứt gẫy thuận và
nghịch xuất hiện ở các phân khu Cánh Gà, Vàng Danh,
Uông Thợng.
Các vỉa than có chiều dày không đều nhau, có nơi nh vỉa

8 chỉ đạt 0,15m nhng có chỗ nh vỉa 7 dày tới 20m, rất không
ổn định, giảm dần từ tây sang đông và từ trên xuống dới. Độ
tro hàng hoá tính trung bình theo vỉa dao động từ 13,12%
(vỉa 8a) đến 21,51% (vỉa 4).
Nớc mặt tập trung ở các con suối cắt qua khu Mỏ, lu l-
ợng phụ thuộc vào mùa ma, có tính ăn mòn từ yếu đến
mạnh đối với bê tông. Khi hệ thống lò khai thác đi dới lòng
suối sẽ bị nớc suối thấm qua đới nứt nẻ để chảy vào lò gây
khó khăn cho sản xuất. Nớc dới đất chủ yếu là nớc trong
khe nứt của trầm tích phụ điệp Hồng Gai giữa và Hồng
Gai trên nhng mức độ không lớn, có tính ăn mòn bê tông.
Trong nham tầng của các loại nham thạch cấu tạo thành
khoáng sàng Vàng Danh phân ra làm ba tầng ngậm nớc ở
sát với các tầng có than và các tầng không có than cùng
các trầm tích đệ tử, thạch kỷ. Những nham thạch chứa n-
ớc đó là những lớp sa thạch có độ dầy ở tầng thứ nhất tới
385m và tầng thứ hai tới 160m. ở giữa nham tầng của các
trầm tích có cát và đất cát ngậm nớc. Thời kỳ có ma nhiều
là lúc cung cấp nớc chủ yếu cho các tầng ngậm nớc.
Tại Vàng Danh, ngời Pháp đ tiến hành khai thác cácã
vỉa 2, 3, 4, 5 và 6 thông qua các lò xuyên vỉa đi trên mỗi
tầng than. Những tầng ấy đợc nối với nhau bằng hệ thống
vận tải còn tầng dới cùng thì nối với mặt bằng công nghiệp
của Mỏ.
Ngời Pháp đ đào những lò xuyên vỉa riêng để tạo raã
những tầng vận tải độc lập. Tại vùng suối Uông Thợng,
trên cốt cao +122m đ đào lò xuyên vỉa thấp nhất cắtã
ngang đờng phơng của khoáng sàng. Việc khai thác ở Mỏ
đều thông qua lò xuyên vỉa này. Nó trở thành lò xuyên vỉa
chính với chiều dài 980m (tính đến năm 1937).

Trong quá trình tiến hành việc khai thác, ngời Pháp đã
cho mở một loạt lò xuyên vỉa trung gian. Đến khi ngừng
khai thác thì trữ lợng than từ mức + 122 lên lộ vỉa đ bịã
khai thác phần lớn.
Khoảng cuối những năm 30 của thế kỷ XX, ngời Pháp đã
dự tính khai thác khu Cánh Gà. Họ đ đào một lò xuyên vỉaã
và xây dựng tuyến đờng sắt đi từ Vàng Danh theo đờng núi
vào lò này. Nhng lò xuyên vỉa không vợt qua đợc những khó
khăn về địa chất nên đ phải ngừng lại.ã
Ngời Pháp đ áp dụng phã ơng pháp khai thác than chia
lớp ngang, sau đó là chia lớp nghiêng, khấu theo thứ tự từ
5 6
trên xuống. Lớp dới đợc khấu sau đó đánh sập vách trên
để chèn toàn bộ khoảng đ khai thác. ã
Các lò chợ chủ yếu đợc dùng trong những năm 20 của
thế kỷ XX có chiều dài 20m trở lên. Than trong các lò chợ
đợc khấu chủ yếu bằng cách dùng chất nổ và búa đục thủ
công. Một số lò chợ khác đ sử dụng khoan điện và máyã
đánh rạch, sử dụng máng trợt hoặc máng cào để vận
chuyển than từ lò chợ xuống goòng. Vận tải than ở lò +122
bằng goòng có tải trọng 0,7 tấn chạy trên đờng ray cỡ 600
mm, thời gian cuối đ dùng loại toa goòng một tấn cóã
thùng kín.
Than khai thác đợc đa tới máy sàng, các boongke dùng
cho than cám có sức chứa khoảng 1.000 tấn và kho dự
phòng kiểu Astacát sức chứa khoảng 7.000 tấn. Nhà Sàng
sẽ cho ra các loại than có cỡ hạt 30-70, 70-120 và +120
mm sau khi đ loại đá và các loại than đã ờng kính
0-18 và 18-30 mm không qua làm giàu.
Ngoài những công trình của dây chuyền sản xuất kể

trên còn có các công trình kiến trúc: kho chứa thuốc nổ
xây ngầm, đặt bên bờ suối, nhà giao việc cho thợ mỏ, các
công trình lấy nớc (đập và trạm bơm) trên suối, bể chứa n-
ớc dự trữ trên núi, nhà để máy trục của lò thợng, trạm
biến thế điện trên tầng vận chuyển +138. Ngoài ra còn có
nhà của viên đội hiến binh, các cửa hàng, các kho chứa,
nhà điện báo và bu điện, các khu nhà ở và đồn bốt, trại
lính của ngời Pháp.
ở thị trấn Uông Bí thời đó có nhà máy điện, xởng cơ
khí đại tu thiết bị của Mỏ và chế tạo xe goòng, nhà máy
sàng rửa có công suất 100 tấn/giờ. Trên sông Đá Bạc có
cảng Điền Công. Cảng liên lạc với Mỏ bằng tuyến đờng sắt
cỡ 600 mm, dài 18 km. Tại Uông Bí, phân thành các
nhánh chạy vào nhà máy sàng rửa, xởng cơ khí, nhà máy
điện và đềpô xe lửa. Có bốn ga đờng sắt đặt tại cảng Điền
Công, Uông Bí, Lán Tháp và Vàng Danh, qua ba đờng
hầm dài từ 30-50m.
Hoà bình lập lại, trớc khi bắt tay vào việc khôi phục lại
Mỏ Vàng Danh, ta đ tiến hành khảo sát ở những lò còn điã
lại đợc, các lò xuyên vỉa chính có một số đoạn đợc chống
bằng gạch, bằng kim loại. Cột chống các lò cái chất lợng
còn tốt. Đờng ray và tà vẹt trong tất cả các lò đ bị bóc dỡã
hoặc h hỏng. Các lò còn lại đều bị hỏng, nhiều chỗ bị than
đá lấp kín.
Các toà nhà trong khu Mỏ hầu nh chỉ còn bộ khung,
mất nóc hoặc tờng bị sập đổ. Nền bê tông h hại nặng. Các
kết cấu kim loại hoen rỉ. Toàn bộ thiết bị đ đã ợc tháo và
mang đi. Đờng sắt bị bóc, nền đờng bị phá. Cỏ và cây bụi
phủ kín nhiều nơi.
Cảng Điền Công hầu nh không để lại dấu tích. Cầu tầu

bị phá toàn bộ.
Ngày 7-3-1959, Chính phủ Việt Nam ký với Chính
phủ Liên Xô bản Hiệp định hợp tác về kinh tế và khoa
học - kỹ thuật trong đó có việc phía bạn giúp đỡ toàn bộ
việc khảo sát, thiết kế xây dựng lại Mỏ than Vàng Danh
với số vốn 20 triệu rúp. Ngày 15-12-1959, Bộ Công
nghiệp hoàn thành Nhiệm vụ thiết kế khôi phục Mỏ than
Vàng Danh ở vùng mỏ Uông Bí có tính đến khả năng
phát triển khai thác xuống sâu, trong đề án chiều sâu
thăm dò, lấy chiều sâu khai thác đến khoảng -150m
5 6
(theo hệ thống cao điểm mới).
Theo những số liệu sơ bộ về thăm dò địa chất thì ở khu
vực Vàng Danh có 5 vỉa than với tổng số chiều dày hữu ích
trung bình 12,37m; ở khu vực Cánh Gà có 6 vỉa than với
tổng số chiều dày hữu ích trung bình 15,35m.
Những vỉa than sẽ khai thác phải có bề dày tối thiểu là
0,50m.
Toàn bộ trữ lợng địa chất trong phạm vi bao gồm các
khu vực Vàng Danh, Cánh Gà và Than Thùng ớc tính theo
số liệu sơ bộ đợc chừng 149 triệu tấn, trong đó trữ lợng
khu vực Vàng Danh 44,2 triệu tấn, khu vực Cánh Gà 55,2
triệu tấn và khu vực Than Thùng 49,6 triệu tấn.
Trong tổng số trữ lợng địa chất của vùng Mỏ thì trữ lợng
than từ mức lò xuyên vỉa trở lên có chừng 42 triệu tấn.
Thiết kế Mỏ than Vàng Danh và phơng án mở vỉa ở
khu Cánh Gà đợc bàn bạc, thảo luận nhiều lần. Mỏ than
Vàng Danh đ đã ợc Viện Lenghiprôsak (Liên Xô) thiết kế
đầu t qua các giai đoạn:
- Năm 1960, thiết kế khôi phục Mỏ, có nhà máy tuyển

than, công suất 600.000tấn/năm.
- Tháng 7-1965, bản Nhiệm vụ thiết kế mở rộng Mỏ
than Vàng Danh lên công suất 1.800.000 tấn/năm đợc lập
xong.
- Năm 1983, thiết kế kỹ thuật Mỏ Vàng Danh (có cả
khu khai thác lộ thiên Uông Thợng), công suất 1.400.000
tấn/năm.
Do tài liệu khảo sát thăm dò bổ sung về địa chất cho
thấy những thay đổi phức tạp, biến động lớn, phay phá,
uốn nếp nhiều, chiều dày vỉa kém ổn định, ngời Pháp đã
khai thác nhiều cùng các nguyên nhân khác khiến cho Mỏ
than Vàng Danh không đầu t đợc theo tiến độ và không
đạt công suất thiết kế. Trớc tình hình ấy, năm 1986 Viện
Quy hoạch thiết kế than đ lập lại luận chứng kinh tế kỹã
thuật cho Mỏ than Vàng Danh với công suất 1.150.000
tấn/năm - trong đó công suất khai thác hầm lò Vàng
Danh- Cánh Gà (phần lò bằng) là 650.000 tấn/năm
1
; Đồng
Vông - Uông Thợng là 500.000 tấn/năm. Từ những năm
1977-2000, Mỏ Vàng Danh đ tập trung đầu tã vào các
hạng mục công trình phục vụ duy trì sản xuất nhằm thay
thế các thiết bị cũ đ lạc hậu, các hạng mục công trình cầnã
thiết phục vụ cho sản xuất hầm lò, khai thác lộ vỉa và
xuất khẩu than theo yêu cầu của thị trờng (các thiết bị bốc
xúc, vận tải trong lò; các thiết bị san gạt, máy xúc, máy
khoan, ô tô phục vụ khai thác lộ thiên và tiêu thụ sản
phẩm; kho b i dây chuyền chế biến than cám 10C phục vụã
xuất khẩu, nhà kho bảo quản gỗ; xe đa đón công nhân và
phun nớc chống bụi). Năm 1998, Mỏ than Vàng Danh là

đơn vị trong Tổng Công ty đ sớm triển khai thử nghiệmã
dự án vì chống thủy lực đơn, công nghệ khai thác phân lớp
rải lới, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên.
Sau 33 năm xây dựng và phát triển, năm 1997, Công
ty than Vàng Danh đ vã ợt công suất thiết kế là 600.000
tấn/năm.
1
. Chia ra: Cánh Gà I: 200.000 tấn, tây Vàng Danh: 300.000 tấn,
Cánh Gà II: 100.000 tấn và đông Vàng Danh 50.000 tấn/năm.
5 6
Chơng II
Quá trình khai thác của
thực dân Pháp và phong trào
công nhân khu Mỏ Vàng Danh
(1894-1955)
1. Vơ vét và khai thác
Dới thời Nguyễn, Vàng Danh - Uông Bí chỉ có vài chục
gia đình ngời Kinh tập trung ở hai xóm thuộc Thợng Mộ
Công, một số gia đình ngời Dao ở Lán Tháp, Nam Mẫu
trong khu vực núi Yên Tử. Khi đó, một số ngời Hoa đợc
triều đình cho phép khai thác than ở đây nhng do sử dụng
phơng pháp thủ công và dùng sức ngời là chính nên số l-
ợng than lấy đợc không đáng kể.
Nhận thấy Vàng Danh - Uông Bí nằm trên bể than
vùng đông bắc Bắc Kỳ theo mạch Cái Bầu - Mạo Khê chạy
dài tới 125 km, chủ yếu là loại than đá ăngtơraxít chất l-
ợng tốt, nhiệt lợng cao nên giới t bản khai khoáng ngời
Pháp tìm mọi biện pháp để độc chiếm vùng này. Sau một
thời gian vận động, ngày 15-2-1894, Xalađanh đ đã ợc Toàn
quyền Đông Dơng ra Nghị định nhợng bán cho khu vực

đất mỏ nằm trên đất tổng Bí Giàng thuộc huyện Yên Hng,
tỉnh Quảng Yên - phía đông Đông Triều, có diện tích 1.080
ha.
Năm 1910, De Rédon sang Việt Nam, bắt tay vào khảo
sát khu vực Vàng Danh - Uông Bí. Nhận thấy đây là vùng
mỏ có trữ lợng cao về than đá nên tìm mọi cách để đoạt
quyền khai thác. Năm 1914, những mẻ than khai thác
đầu tiên cho nhiều hứa hẹn, do đó đ thu hút Thống đốcã
Nam Kỳ Blanchard de la Broche và viên Thiếu tớng không
quân Albert Latache hùn đợc tất cả 2.500.000 phrăng để
thành lập Công ty. Ngày 18-4-1916, Công ty Mỏ than
Đông Triều (Société des charbonnages du Dong-Trieu) ra
đời, trụ sở đặt tại Hải Phòng, quản lý ba cơ sở khai thác là
Uông Bí (1.800 công nhân), Vàng Danh khi đó gọi là
Clotilde (8.700 công nhân) và cảng Điền Công.
Theo thống kê đề ngày 23-8-1925 của Công ty Mỏ than
Đông Triều do Ducreux ký, tại Mỏ Vàng Danh (Clotilde),
từ năm 1918 đến 1-8-1925, thực dân Pháp đ khai thác ởã
Vàng Danh 263.200 tấn, cụ thể nh sau :
Năm 1918: 432 tấn Năm 1922: 27.649 tấn
Năm 1919: 5.144 tấn Năm 1923: 41.065 tấn
Năm 1920: 14.247 tấn Năm 1924: 83.211 tấn
Năm 1921: 24.857 tấn Tháng 7-1925 66.595 tấn
1
Những năm kể trên, việc khai thác than ở Vàng Danh
hoàn toàn theo phơng pháp thủ công. Năm 1925, Cảng
Điền Công, Nhà máy điện 500 KW, Trạm Cơ khí Vàng
Danh, đờng xe lửa nội bộ chở xe bù đài có hai đầu tàu đợc
lần lợt hoàn thành, Cảng Điền Công sau này đợc đổi tên là
1

. Société des charbonnages du Dong Trieu. CLOTILDE-
situation au 1
er
Aoỷt 1925 (Résumé) (Mỏ than Vàng Danh- tình hình
đến 1-8-1925, tóm tắt). Lu tại Trung tâm lu trữ Quốc gia III.
5 6
Cảng De Rédon (Port De Rédon).
Trong khoảng thời gian những năm 1926-1930, ngời
Pháp đ xây dựng xong Nhà máy sàng Vàng Danh, Nhàã
máy cơ khí Uông Bí, Nhà máy điện 5000KW, đờng xe lửa
Vàng Danh - Điền Công và bắt tay vào việc mở rộng Nhà
máy cơ khí Uông Bí, xây dựng Nhà máy sửa chữa đầu tàu,
Nhà máy sửa chữa và đóng xe Barchice, Nhà máy đóng và
sửa chữa toa xe, hệ thống bể than bùn, cầu Uông Bí.
Năm 1931, khu vực Mỏ đạt sản lợng khai thác 161.000
tấn than. Để tăng khối lợng khai thác, chủ Mỏ cho khôi
phục lại phơng pháp bóc nóc các tầng than (dùng phần đất
đá phá hoả của tầng trên lấp tầng dới đ khai thác xong)ã
để tránh rủi ro cho ngời đào lò, tiết kiệm vật liệu, năng
suất khai thác tăng lên đáng kể. Số vốn của Công ty than
Đông Triều tính đến ngày 1-3-1933 tăng đến 28.000.000
phrăng. Mặt khác, số kỹ s, kỹ thuật viên và công nhân
cũng đợc tăng lên ở Vàng Danh - Uông Bí.
Ngoài đờng xe lửa đợc mở rộng, thờng xuyên có 44 đầu
máy hoạt động, chủ Mỏ còn đầu t xây dựng Nhà máy đúc
gang, Xởng sửa chữa xà lan với năng lực sửa chữa hằng
năm 30 xà lan, 4 tàu kéo. Trong hai năm 1941-1942, xây
dựng thêm Nhà máy đất đèn Vàng Danh, Nhà máy giấy
Uông Bí, mở thêm tuyến đờng sắt sang tả ngạn sông Uông
Bí. Sản lợng than khai thác ở Vàng Danh - Uông Bí từ

năm 1937 đến 1942 nh sau (tấn):
1937 1938 1939 1940 1941 1942
482.600 458.300 562.600 484.800 383.580 144.200
Nhìn chung sản lợng hằng năm của Vàng Danh - Uông
Bí chiếm 20% tổng sản lợng than toàn Đông Dơng
1
. Giai
đoạn thịnh vợng nhất của Công ty than Đông Triều là 15
năm, kể từ năm 1925 đến năm 1940, sau khi hoàn thành
việc cơ giới hoá, dây chuyền sản xuất đi vào ổn định và
hoàn chỉnh. Công nhân đợc hai mỏ thu hút có lúc lên tới
30.000 ngời (theo báo Bạn dân, số 20, ngày 29-9-1937).
Theo số thẻ phát cho thợ Vàng Danh - Uông Bí đến năm
1944, có 93.000 lợt ngời đến làm việc tại hai Mỏ.
Từ cuối năm 1944, đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới
lần thứ hai ở trong giai đoạn quyết liệt, tàu vào ăn than
giảm đi rõ rệt. Than sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, rơi
vào cảnh đình trệ, công nhân bị sa thải hàng loạt. Nạn thổ
phỉ nổi lên cớp phá khu Mỏ Vàng Danh càng làm cho mọi
hoạt động ở đây trở nên tiêu điều. Sau khi Nhật đảo chính
Pháp, thổ phỉ lại hoành hành dữ dội hơn. Ngày nào cũng
xảy ra nạn giết ngời cớp của. Nhà cầm quyền Nhật còn cho
lính tới Vàng Danh vơ vét tài sản do chủ Mỏ ngời Pháp để
lại, tổ chức bán số than tồn đọng. Cuối năm 1944, thực
dân Pháp ngừng khai thác than ở Vàng Danh.
2. Thống trị và bóc lột
Để bảo vệ khu Mỏ, kiểm soát công nhân, chủ Mỏ đ choã
lập hai đồn khố xanh ở Vàng Danh, biên chế một trung đội
do viên quan một ngời Pháp chỉ huy. Các đồn này còn phối
hợp hành động với viên Giám binh ở thị x Quảng Yên.ã

Ngoài ra còn nhiều lính khố xanh và khố đỏ đợc sử dụng
để canh gác các kho sở, kiểm soát an ninh. Về sau, số này
1
. Sản lợng than toàn Đông Dơng: 1937 là 2.308.000 tấn, 1938
là 2.348.000 tấn, 1939 là 2.596.000 tấn.
5 6
đợc thay bằng lính ấn Độ. Một hệ thống mật thám đông
tới 40 nhân viên đặt dới sự chỉ huy của một ngời Pháp và
một quản lý ngời Việt. Các xóm thợ đợc chia thành các
bang, có nhiều cảnh sát ngời Việt do Quản Đằng cầm đầu,
lúc nào cũng tỏ ra hung ác, đến mức công nhân truyền
tụng câu ca:
"ở nhà sợ mẹ, sợ cha,
Khi tới Uông Bí sợ dây da ông Quản Đằng".
Công nhân làm ở Vàng Danh - Uông Bí , ngoài nguồn
nhân công tại chỗ thuộc các huyện Yên Hng, Đông Triều
có tới 80% từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
1
và Thanh Hoá,
Nghệ An. Nhìn chung các loại công việc đều phải lao động
cật lực từ 10-12 tiếng trong một ngày với đồng lơng rẻ
mạt. Trong những năm 1914-1926, còn tiền công của thợ
lò chỉ bằng 47% tiền công của thợ cơ khí; tiền công của thợ
nhặt than, đội than, làm đờng chỉ bằng 40%. Để giảm chi
phí đến mức tối đa, chủ Mỏ tăng cờng sử dụng thợ đàn bà
và trẻ em, vì làm cùng một công việc số này chỉ đợc nhận
khoảng 30-50% tiền công so với thợ đàn ông.
Tại Vàng Danh - Uông Bí, chủ Mỏ thực hiện chế độ cai
thầu một cách triệt để trong hầu hết công việc nặng nhọc
và lao động thủ công. Để tiết kiệm nguyên liệu, vật t chủ

Mỏ thờng chỉ cho mở những đờng lò hẹp khiến cho nhiều
1
. Theo Thi Sảnh: Quá trình chuyển biến t tởng từ chủ nghĩa
yêu nớc đến chủ nghĩa Mác-Lênin trong phong trào công nhân
khu mỏ Quảng Ninh thì thợ ngời Thái Bình, Nam Định chiếm
60%, ngời Kiến An 7%, ngời Hà Nam 4,5%, ngời Ninh Bình 3,5%,
Hng Yên và Hải Dơng - mỗi tỉnh 2,5%.
đoạn ngời thợ lò phải trờn bằng cùi tay và đầu gối để bò
qua các mảnh than đá sắc nh dao mới vào đợc nơi cuốc
than. Ngời thợ phải vác gỗ ngợc trong hầm lò có chỗ dốc tới
40
0
hoặc đẩy goòng trong những hầm lò chật hẹp chỉ cao
1,3m, cõng vật liệu trên lng đi bằng đầu gối và hai tay.
Để trả lơng cho công nhân, chủ Mỏ Vàng Danh còn
thâm độc sử dụng loại tiền 8 cạnh đợc làm từ kẽm hòm
mìn. Chính vì thế, tiền này đợc công nhân gọi là tiền mìn,
tiền xiềng xích vì nó không dùng để trao đổi với bên ngoài
khu Mỏ đợc. Muốn tới Uông Bí hay về quê phải xin phép
đổi qua cai thầu và chỉ đợc hởng 80% giá trị thờng dùng
của loại tiền này.
Ngoài loại tiền mìn, chủ Mỏ còn dùng hình thức phát
bông thay tiền buộc ngời thợ chỉ mua đợc hàng của các
nhà thầu do chúng chỉ định với giá cắt cổ. Những tờ bông
này hoàn toàn không có giá trị đối với bên ngoài.
Công nhân Vàng Danh phải ở trong các nếp nhà lụp
xụp làm bằng tre nứa hoặc xây gạch lợp tôn thấp lè tè,
ngủ trên những chiếc giờng cao ba tầng. Cứ ba tầng giờng
hình thành một cặp gồm hai thợ xúc và một thợ vận hành
để khi làm thì chống đợc ba vì, lấy đợc 12 xe than. Thợ vận

hành có quần áo dài, thợ xúc chỉ quần đùi áo may ô đi
làm. Công nhân bị cấm tụ tập quá năm ngời, giờ cấm
không đợc ra đờng phố. Khi làm việc, ngời công nhân
không đợc trang bị thiết bị an toàn. Nhiều công nhân đ bịã
chết do điện giật, xe lửa cán phải hoặc do sập lò.
Nhiều tài liệu khảo sát cho thấy, với số tiền lơng ít ỏi
nh vậy nhng ngời thợ không bao giờ đợc lĩnh đủ bởi sự
bòn rút, bớt xén thờng xuyên của cai ký, sự cúp phạt
5 6
trắng trợn của chủ. Mặt khác, do công việc ở Mỏ quá
nặng nhọc, sinh hoạt lại thiếu thốn cho nên ngời thợ mỏ
không đủ sức để làm hết số công trong một tháng. Những
lúc nh thế ngời thợ lấy gì để ăn, để nuôi dỡng cha mẹ, vợ
con. Bởi vậy đời sống của họ rất khốn đốn: ăn cá dích
thối, mặc bì gai, ở nhà cũi chó, bệnh tật hoành hành.
Những chứng bệnh định kỳ nh thơng hàn, sốt rét, dịch tả
và những chứng bệnh nghề nghiệp nh sâu quảng, ho ra
đờm đen, khó thở, rối loạn tim đ giết dần giết mònã
những ngời thợ mỏ. Cả khu mỏ chỉ có một nhà bệnh, một
bác sỹ và một y sỹ, thuốc men rất thiếu thốn. ở Mỏ Vàng
Danh tỷ lệ thợ mỏ hằng ngày chết vì bệnh tật, vì tai nạn
lao động, vì bọn chủ đánh đập rất cao. Không ngời thợ mỏ
nào ở Mỏ sống qua tuổi 60. Hơn thế nữa, bọn chủ Mỏ còn
kiềm chế gắt gao ngời thợ trong giờ làm việc cũng nh lúc
về lán trại. Chúng tạo ra cảnh đám thợ này đối lập với
đám thợ kia, khuyến khích tệ nạn cờ bạc, rợu chè, nhà
thổ và tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển. Thợ mỏ
không chỉ bị quản lý theo ca theo kíp mà còn bị quản lý
rất chặt chẽ trong các lán thợ. ở Vàng Danh, họ phải
sống chen chúc trong một thung lũng hẹp cha tới 1km

2
.
Trong một bài phóng sự đăng trên báo Đông Pháp số
3654 ra ngày 29-9-1937 đ viết:ã
"Một khoảng đất núi mênh mông hàng trăm km mà
không khác gì một khu nhà thu hẹp trong 4 bức tờng. Mỏ
muốn cho ai đến thì ngời đó đợc đến còn nếu không đã có
bọn mật thám riêng của Mỏ ngăn lại và đuổi đi. Từ hôm
xảy ra cuộc đình công của phu Mỏ Vàng Danh, sự canh
mỏ lại càng nghiêm trọng hơn mọi ngày. Các đầu đờng
vào Uông Bí và các chỗ xe song loan
1
đỗ ở Mỏ Vàng Danh
đều có rất đông mật thám của sở mỏ và lính đứng đón để
cấm không cho ngời lạ mặt tới đất Mỏ...
Chúng tôi đã đến đợc đất mỏ, vào tới đợc Vàng Danh
mới trông qua đợc tình hình đã bị 13 ngời vừa cảnh sát,
mật thám, lính áp dẫn đến xe song loan bắt về Uông Bí.
Tại Mỏ Vàng Danh có hơn một vạn phu đều làm dới lò
hầm. Kể cả số vợ con phu nữa thì dân ở Mỏ Vàng Danh tới
bốn, năm vạn ngời.
Phu cuốc than mỗi ngày một ngời lấy cho sở đợc 5 tấn
than; mỗi tấn than bán đợc 25$00
2
. Trừ số tiền chi phí một
cách rất huy hoặc, trừ tiền máy móc hao mòn, mỗi ngày
một ngời phu cũng còn làm lợi cho sở 25$00.
Lơng phu mỏ có ngời đợc trả hậu thì khoảng sáu, bảy
hào, còn phần nhiều chỉ đến số lợng 35 xu một ngày, có ng-
ời chỉ đợc 15 xu mà thôi.

Khi than bán không chạy thì việc trả lơng không hạn
nào cả. Có khi tới bảy, tám tháng sở Mỏ cha trả lơng cho
phu.
Trong thời kỳ này phu cần phải sống. Vậy mỗi ngày sở
Mỏ cho phu đợc quyền lấy bông tuỳ theo số lợng của họ
mua các thực phẩm ở các hiệu tại phố Vàng Danh rồi tới
kỳ phát lơng các hiệu này mang bông lại sở Mỏ lấy tiền.
Lối ứng bông lấy hàng này chỉ giao vào tay ngời phu
mỗi ngày từ một đến hai hào bạc tạm sống mà thôi.
1
. Xe song loan: loại goòng đặc biệt chuyên dùng để chở thợ
mỏ đi làm.
2. Tiền Đông Dơng.
5 6
Một, hai hào trong bông, phu có đợc hởng toàn vẹn
đâu. Những cái bông đó chỉ có giá trị với mấy cửa hiệu
bán hàng quen cho sở Mỏ nên tùy họ bóp nặn muốn bán
cho phu bao nhiêu thì đợc bấy nhiêu. Trong lúc thóc cao
gạo kém họ chỉ bán cho phu 1 hào nửa kg gạo xấu nh vậy
gạo xấu bán tới 20$0 một tạ. Bán thực phẩm lấy bông các
nhà buôn tính gộp cả tiền lãi vào số tiền phải đọng lại
trong khi cha lĩnh đợc tiền của sở Mỏ, bao nhiêu sự thiệt
thòi về ngời phu phải chịu cả.
Trong lúc khoẻ mạnh, ngời phu còn sức lực thì chủ Mỏ
còn dùng, lỡ ra trái nắng trở trời ốm đau hay xảy chân tay
quặt quẹo đui mù thì lập tức mất việc. Các mật thám hay
ngời giữ trật tự cho sở sẽ không cho làm mà đa ra khỏi đất
của Mỏ.
Có nhiều ngời ốm đau mất việc phải than thở rằng
thân mình không bằng kẻ ăn mày vì họ thấy rằng những

kẻ ăn mày quanh năm kiếm từ cửa này đến cửa khác lúc
nào cũng đủ ăn. Còn những ngời phu ốm đau bị sa thải là
chết đói. ở Uông Bí đã ghi một năm biết bao nhiêu ngời
chết đói, chết đờng trong mình có đeo thẻ làm phu ở sở Mỏ.
Chân tay lúc nào cũng khoẻ mạnh làm quanh năm mà
không mấy ngời phu ăn mặc đợc lành lặn. Ngoài sự kém
ăn kém mặc họ còn phải chịu nhiều nỗi khổ sở trong khi
làm việc. Năm này qua năm khác tình cảnh không thay
đổi".
Cùng với thiên nhiên khắc nghiệt (ruồi vàng, bọ chó,
gió Vàng Danh) và sự bóc lột tàn nhẫn của chủ Mỏ ngời
Pháp nên những ai đ bã ớc chân đến đây, nếu không gửi
lại nắm xơng tàn ở ngay cái tuổi lẽ ra còn đang sung sức
nhất bởi sốt rét, tiêu chảy, sâu quảng, sập lò, điện giật,
xe cán, đánh đập thì cũng bị thân tàn ma dại vì bị bòn
rút đến tận xơng tuỷ, lao động cùng cực. Câu ca ai oán
ngày xa vừa gợi nỗi hờn căm, vừa là nỗi niềm thơng
cảm:
" Ai đi đến chốn Vàng Danh
Má hồng để lại, má xanh đem về".
3. Phong trào công nhân khu Mỏ Vàng Danh
Những điều kiện kinh tế, chính trị, x hội trong khuã
vực cũng nh những chuyển biến của các khu vực xung
quanh đ có tác động đến những ngã ời thợ Mỏ Vàng Danh.
Ngay trong năm 1928, nhờ một số hội viên của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên về vùng mỏ vô sản hoá, một
số công nhân đ tìm đã ợc ánh sáng của cách mạng. Lần lợt
ngời thợ đờng sắt Phạm Văn Kiều đợc hội viên Trần Bá D-
ơng giác ngộ, kết nạp rồi đến một số thợ tiện, thợ nguội,
thợ đờng sắt cũng đợc gia nhập vào tổ chức Hội Việt Nam

Cách mạng Thanh niên. Trong năm 1929, thông qua
giao thông viên, hội viên Phạm Văn Kiều liên hệ đợc với
các đồng chí Đỗ Huy Liêm, Vũ Thị Mai để nhận nhiệm
vụ chuyển th từ, tài liệu từ Hải Phòng về Vàng Danh.
Tháng 5-1929, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí
Bùi Đắc Thanh về Mỏ Vàng Danh vừa thực hiện nhiệm vụ
vô sản hoá vừa tiến hành gây dựng cơ sở cho Đảng ở vùng
Mỏ. Tại đây, đồng chí đ thâm nhập vào hàng ngũ nhữngã
ngời thợ mỏ, cũng làm việc quần quật từ sáng tinh mơ cho
đến chiều tối, nhng đêm đến vẫn không quên làm công tác
tuyên truyền trong công nhân. Nhờ tác phong cùng ăn,
5 6
cùng ở, cùng làm rất sâu sát đó, đồng chí đ giác ngộ vàã
vận động đợc nhiều công nhân u tú hiểu biết về chủ nghĩa
Cộng sản, sẵn sàng đấu tranh cho sự nghiệp của Đảng và
của dân tộc
1
. Vào dịp kỷ niệm thắng lợi của cuộc Cách
mạng Tháng Mời Nga (7-11-1929) tại Vàng Danh và
nhiều nơi khác trên đất Mỏ, truyền đơn và áp phích cách
mạng đ xuất hiện, kêu gọi công nhân Mỏ vùng dậy đấuã
tranh đánh đổ ách thống trị và bóc lột của đế quốc Pháp.
Trong hoàn cảnh đấu tranh sôi nổi đó, qua thực tiễn
hoạt động, chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Vàng
Danh - Uông Bí đợc chuyển thành chi bộ Đông Dơng Cộng
sản Đảng do đồng chí Bùi Đắc Thanh làm Bí th. Một thời
gian sau, đồng chí Bùi Đắc Thanh nhận nhiệm vụ mới,
đồng chí Đỗ Huy Liêm lên thay.
Tháng 4-1930, chi bộ Đông Dơng Cộng sản Đảng
Vàng Danh - Uông Bí đổi thành chi bộ Đảng Cộng sản

Việt Nam. Cuối tháng 5-1930, cấp trên quyết định
thành lập Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh - Uông Bí với Ban
l nh đạo gồm đồng chí Phạm Văn Ngọ làm Bí thã và các
đồng chí Bùi Đắc Thanh, Đỗ Huy Liêm. Sự kiện này
đánh dấu chuyển biến quan trọng về tổ chức và chỉ đạo
của Đảng ở nơi tập trung công nhân; là bớc chuẩn bị cho
việc thành lập Đảng bộ Đặc khu Mỏ Đông Triều - Hòn
1
. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh năm 1912 tại Phù Khê, Từ
Sơn, Bắc Ninh, là nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp từ
năm 17 tuổi. Đợc tôi luyện trong đấu tranh và trởng thành trong
nhà tù đế quốc, năm 26 tuổi đồng chí là Tổng Bí th Ban Chấp
hành Trung ơng Đảng, hy sinh tại Nam Bộ năm 29 tuổi. Nguyễn
Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản, một l nh tụ xuất sắc của Đảngã
ta.
Gai - Cẩm Phả.
Do địch khủng bố dữ dội, Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh-
Uông Bí bị địch phá vỡ nhiều lần. Mỗi lần nh vậy, Đảng
uỷ lại đợc nhanh chóng khôi phục để đi vào hoạt động
và chỉ đạo phong trào
1
. Trong báo cáo của Trung ơng
Đảng, đến tháng 10-1930, toàn bộ vùng Mỏ có 64 đảng
viên thì Mỏ Vàng Danh có 6 đảng viên, Mỏ Uông Bí có
12 đảng viên. Vào dịp 7-11-1930, Đảng uỷ Mỏ Vàng
Danh - Uông Bí đ có nhiều hoạt động quan trọng, tổã
chức treo cờ Đảng, rải truyền đơn, dán áp phích, kêu gọi
công nhân đấu tranh chống chủ Mỏ, đòi không đợc lu l-
ơng của thợ.
Hởng ứng lời kêu gọi của Đảng uỷ, công nhân Uông Bí

đ nhất tề nghỉ việc đấu tranh với chủ Mỏ. Để hỗ trợ choã
phong trào, Tỉnh uỷ Hải Phòng đ cử đồng chí Phạm Vănã
Kiều chuyển một số tiền cho Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh-
Uông Bí đem phân phát cho công nhân, giúp đỡ họ cho
đến lúc đấu tranh thắng lợi
1
.
Đầu năm 1931, Đảng bộ Vàng Danh - Uông Bí phát
triển tới 24 đảng viên.
Do việc Trần Văn Trí đầu hàng, khai báo nên chỉ
một thời gian ngắn nhiều cán bộ, đảng viên thuộc Đảng
bộ Đặc khu mỏ sa vào tay địch. Nhiều đảng viên cha bị
bắt phải tạm lánh đi nơi khác. Cơ sở quần chúng bị vỡ ở
1
. Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh - Uông Bí lần thứ hai có Phạm Văn
Ngọ (Bí th), Nguyễn Thanh Nh , Phạm Gia. Đảng uỷ lập lại lầnã
thứ ba có Nguyễn Thanh Nh (Bí thã ), Phạm Gia, Tý.
1
. Hồi ký của đồng chí Phạm Văn Kiều, viết tay, lu tại Văn
phòng Đảng uỷ Công ty than Vàng Danh.
5 6
nhiều nơi.
Ngày 26-1-1931, nhà cầm quyền Pháp mở phiên toà đề
hình tại Kiến An để xét xử 72 đảng viên cộng sản bị bắt và
giam giữ trong các đợt khủng bố cuối năm 1930. Đồng chí
Bùi Đắc Thanh- ngời chiến sĩ cộng sản trung kiên, đ từngã
đảm nhiệm trọng trách Bí th Đảng uỷ Mỏ Vàng Danh -
Uông Bí đ nêu cao tấm gã ơng chiến đấu kiên cờng của
mình. Trong bài viết bằng tiếng Pháp ngày 19-2-1931
có nhan đề "Khủng bố trắng ở Đông Dơng", l nh tụã

Nguyễn ái Quốc đ ghi lại lời tuyên bố đanh thép ã của
đồng chí trớc toà án thực dân ở Kiến An: "Tôi có gan
theo Đảng Cộng sản thì tôi cũng có can đảm chịu lấy
trách nhiệm, chúng tôi không xem cách mạng nh một trò
trẻ con"
2
.
Tại Uông Bí, một số công nhân tụ tập nhau lại lập nên
Nhóm nghiên cứu mácxít bí mật, liên hệ với đồng chí Ninh
Văn Phan - một tù cộng sản vừa ở Nhà tù Côn Đảo trở về
và xuống vùng mỏ theo sự phân công của đồng chí Hoàng
Đình Giong
1
.
Trong năm 1935, phong trào cách mạng ở vùng Vàng
Danh trở nên sôi nổi hơn. Trong công văn mật của Sở Mật
thám Hải Phòng ngày 19-11-1935 gửi cho Công sứ Quảng
Yên ghi rõ:
" Tôi hân hạnh báo để ông biết: một thông tín viên báo
2
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002, t. 3, tr. 69.
1
. Hồi ký của đồng chí Nguyễn Đình Khôi, viết tay, lu tại Văn
phòng Đảng uỷ Công ty than Vàng Danh. Đồng chí Ninh Văn Phan,
ngời Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cùng tham gia Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên và là bạn của Hoàng Đình Giong.
cho tôi biết là do sự kích động của tên Đỗ Văn Chung, tổ
trởng tổ thợ lấy dấu ở mỏ Cốtxôtin (Cao Sơn) nên đã có
những cuộc hội họp tổ chức ở Vàng Danh (Quảng Yên).

Cuộc họp đầu tiên vào ngày 31-10-1935 tại nhà tên Đỗ
Văn Chung có những tên bản xứ sau đây tham dự: Đỗ Văn
Chung, Phạm Văn Mạc, Nguyễn Đình Nghiệp, Tờng (cảnh
sát mới ở Mỏ), Thăng, Trần Văn Thành, A Sinh, Bút, Nền
(giám thị), Tâm (nhân viên điện báo), Nguyễn Văn Đức
(nhân viên th ký), Hùng (cai mỏ).
Tất cả những tên bản xứ trên đây phải chăng đều là
cựu binh sĩ hoặc thiếu sinh quân thuộc loại đáng ngờ
vực hoặc bị tình nghi.
Ngày 3 và 5-11 cũng có hai cuộc họp tại nhà chứa
cô đầu.
Tên thông tín viên cho biết là không nắm đợc mục đích
các cuộc hội họp đó và vì sao nó đợc tổ chức rất kín đáo và
bí mật"
1
.
Trong năm 1936, nhiều đồng chí đ từng hoạt động ởã
Vàng Danh sau khi thoát khỏi các nhà tù đế quốc nh
Nguyễn Huy Sán, Nguyễn Văn Hô, Lê Thanh Nghị lần lợt
trở lại khu Mỏ. Các đồng chí Tô Hiệu, Hoàng Văn Nọn, L-
ơng Khánh Thiện cũng đợc Xứ uỷ Bắc Kỳ cử về vận động
và khôi phục phong trào cách mạng ở Vàng Danh - Uông
Bí.
Tháng 9-1936, Toà soạn báo Le Travail (Lao động) cử
đồng chí Nguyễn Thành Diên về Mỏ Vàng Danh lập ra tổ
chức Công hội, hớng dẫn phơng pháp tổ chức đấu tranh
1
. Tài liệu lu tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh; bản dịch sang
tiếng Việt của Nguyễn Hữu Dự.
5 6

(lập các ban l nh đạo chung, Ban Phụ trách nhà máy, Banã
Tài chính cứu trợ, xây dựng chơng trình hành động, Điều
lệ thu nạp hội viên, xây dựng Đội tự vệ công hội). Đợc h-
ớng dẫn, ngay lập tức thợ mỏ đấu tranh với chủ đòi tăng l-
ơng và đ giành thắng lợi bã ớc đầu. Báo Đông Pháp cho
biết:
" Ngót một vạn phu Mỏ Vàng Danh đình công dạo vừa
rồi để đòi lơng. Sau cuộc điều đình của các nhà chức trách
chủ Mỏ với các cai phu, cuộc đình công kết thúc.
Chủ đã trả lơng cho phu và khi đã lĩnh lơng rồi thì
quang cảnh tấp nập. Hàng vạn phu làm ở Mỏ đổi thay.
Ngời ta thấy trong Mỏ có phần vắng vẻ bớt hai, ba nghìn
phu ra về với số tiền lơng bỏ vào túi.
Rồi cũng sau ngày ấy sự giữ gìn trật tự trong Mỏ ngời
ta cũng lu ý lắm. Nào là lùng bắt các nhà trong Mỏ xem có
tàng trữ những đồ vật hôm đình công phu đã phá phách
và lợm lặt của các cửa hiệu và nhà của những viên th ký
và giám thị. Cũng vì sự tìm bắt gắt gao ấy mà những đồ
dùng đáng giá và tiền bạc các phu lấy đợc cũng không có
chỗ cất [...]
1
.
1
. Hồi ký của đồng chí Thiện (Ban Tài mậu tỉnh Quảng Ninh)
cho biết chi tiết hơn:
"Cuộc đình công của thợ Mỏ Vàng Danh nổ ra năm 1936 vào
lúc trời cha rét nhng đã qua mùa hè, vào khoảng tháng 8 hoặc
tháng 9.
Công nhân lúc này còn một số đông làm khoán qua tên chủ
thầu là sếp Sâm và sếp Mạnh.

Lúc này chúng tôi đã bị lu lơng 9 tháng, chỉ đợc phát ứng
tiền mìn.
Cuộc đấu tranh đầu tiên là từng nhóm ngời ở các lò kéo về
Sáng ngày 13-10 lại xảy ra một cuộc đình công nữa.
Lần này thì khác mọi lần, chỉ riêng có đàn bà nghỉ việc.
Ngót 200 phu đàn bà trong số ngót 600 phu cả đàn bà,
đàn ông ở nhà Sàng đình công.
Nguyên nhân nghỉ việc cũng không ngoài việc họ bị
thiệt thòi. Hiện nay ở Mỏ Vàng Danh ông chủ Mỏ định
tiền lơng phu theo nh sổ lơng chuẩn định của thợ mà quan
Thống sứ Bắc Kỳ vừa ký Nghị định ban hành.
Đối với việc trả công phụ nữ thì hết thảy phu nhà Sàng
hoan nghênh. Trong sở Mỏ theo cách trả lơng nh Nghị
định quan Thống sứ nh cách bấm giờ làm việc của phu thì
lại kỹ lỡng hơn trớc nhiều. Hơn 12 kíp thợ làm đợc 9 giờ
nhng ngời bấm giờ tính ra trong 9 giờ ấy họ làm không đ-
ợc tận tâm, chỉ làm vào chừng 6 giờ cho nên ngời ta chỉ
bấm cho có 6 giờ thôi. Bọn này kêu mãi không đợc nên bảo
nhau nghỉ việc. Nhng chỉ có ngót 200 phu đàn bà thôi.
Thấy tình hình xảy ra, sở Mỏ báo đồn và Sở Liêm phóng
không đi làm, đấu tranh cả với chủ thầu và bọn này trả lời phải
hỏi chủ. Sau đó đình công toàn Mỏ bốn ngày... Chủ lò chỉ nhận
trả lơng hai tháng một lần, giờ làm từ 10 tiếng giảm xuống 9
tiếng, lên lơng cho từng loại.
Chúng cho lính vào nhng do biết trớc anh em công nhân kéo
ra vây chúng ở chợ Sắt nên chúng chỉ bắn vài phát chỉ thiên còn
không đàn áp đợc gì. Bọn Tây và mật thám chạy hết ra Uông Bí.
Đến ngày thứ t chúng mới chấp nhận theo yêu sách.
7 giờ sáng ngày đình công đầu tiên, anh em kéo từ lò Cái Giếng
xuống nhà giấy, Tây chạy hết. Anh em bao vây Ký Châu. Tên này

cùng chạy. Anh em kéo ra phá ba cửa hiệu của ba mụ vợ Ký Châu
vì tên này rất đểu cáng, các vợ của nó thầu căngtin, vải, gạo, rợu,
hàng cơm bóc lột phu rất nặng và phá nhà tên bang phố".
5 6
Uông Bí. Lập tức sau đấy ít giờ, một toán lính khố xanh ở
Quảng Yên về Mỏ giữ trật tự. Quan Công sứ Quảng Yên
nói các phu cử đại biểu lên yêu cầu ông chủ nhất trông
lại sự thiệt thòi cho phu nhng ông quả quyết không thể
lĩnh ý của phu đợc. Nếu ngót 200 phu cứ gắng bỏ việc
thì sở Mỏ coi nh đã thôi. ý cơng quyết đã buộc chừng 50
ngời ngay buổi chiều sau giờ đình công đã đi làm và đến
ngày hôm sau 14-10 tất cả đều đi làm việc nh cũ.
Nhân các phu đàn bà ở nhà Sàng đình công, các phu
đàn ông và đàn bà trớc kia bị phạt ở nhà không đợc trả l-
ơng đến kêu với ông Latigua - mật thám Uông Bí vào xem
tình hình trong Mỏ, xin ông can thiệp giúp. Nhờ vậy mà
bọn này đợc chủ trả lơng cho ngay chiều hôm 14-10.
Ngày hôm nay 16-10 và 17-10, chủ Mỏ lại trả lơng cho
các ngời làm công nhật và cho phu mỏ tiền lơng tháng 8.
Kể từ ngày 15-10, sở Mỏ định tặng cho các cai 15% tiền l-
ơng"
1
.
Tháng 11-1936, dới sự l nh đạo của Công hội đỏ Hồngã
Gai, cuộc tổng đình công của thợ mỏ đ ã đạt đợc một thắng
lợi rực rỡ: lần đầu tiên kỷ luật vô sản đã thắng sự kháng
cự của bọn chủ, khiến cho Đông Dơng đã bị rung chuyển
bởi một làn sóng bãi công cha từng thấy xa nay và không
một thuộc địa nào khác của nớc Pháp có thể so sánh nổi
2

.
Hoà vào khí thế chung đó, công nhân Mỏ Vàng Danh cũng
ráo riết chuẩn bị cho việc tham gia hởng ứng cuộc tổng b iã
công làm cho chủ Mỏ vô cùng hoảng sợ, phải đồng ý tăng
1
. Báo Đông Pháp, số 3670, ngày 17-10-1936.
2
. Báo Le Travail, ngày 27-11-1936.
đồng loạt 10% giống nh ở Mạo Khê và Uông Bí. Phát huy
thắng lợi, nhiều hội viên Công hội đ len lỏi đến các lán vậnã
động sự thơng yêu đùm bọc trong đội ngũ thợ mỏ, đòi chủ
phải thi hành luật làm 8 tiếng và cấp thuốc cho thợ khi họ
ốm đau, xây thêm nhà ở và mở trờng học cho con em thợ,
không cúp phạt lơng vô cớ và đánh đập thợ, lập nghiệp đoàn
và quỹ bảo hiểm cho công nhân già yếu
3
.
Các cuốn sách nh Abc mácxít, T bản hấp hối, Bệnh ấu
trĩ tả khuynh, Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa không t-
ởng, Đời sống thợ thuyền Liên Xô, đợc bí mật đa vào
khu Mỏ. Đại diện báo Tơng lai đặt ở Hải Phòng là Lê Bá
Chấn cũng vào Vàng Danh tìm cách xây dựng Nghiệp
đoàn ái hữu nhng bị chủ Mỏ và mật thám ngăn cản
1
.
Ngày 18-1-1937, hơn 9.000 công nhân hầm lò và 300
công nhân nhà Sàng Vàng Danh lại đứng dậy đấu tranh
đòi chủ Mỏ phải tăng lơng 27% nh thợ Mỏ Hòn Gai, b iã
bỏ các tên đốc công ngời Pháp và ngời Việt hay đánh đập
thợ, làm nhà riêng và ngăn các phòng cho gia đình thợ,

phát thuốc mỡ vàng hằng ngày và phát giầy để thợ
chống sâu quảng, phát đủ đồ nghề cho thợ không phải
trả tiền.
Trớc khí thế mạnh mẽ của cuộc b i công, chủ Mỏ khôngã
dám khủng bố, bọn tay chân cũng bỏ trốn. Một số con
buôn bóc lột thợ thậm tệ bị hỏi tội và phá tài sản. Hai đốc
3
. Hồi ký của đồng chí Vũ Đình Dụ, viết tay, lu tại Văn phòng
Đảng uỷ Công ty than Vàng Danh.
1
. Hồi ký của đồng chí Vũ Khắc Ca, viết tay, lu tại Văn phòng
Đảng uỷ Công ty than Vàng Danh.
5 6
công gian ác ngời Việt bị đánh chết.
Ngày 21-1-1937, chủ Mỏ xin điều đình nhng ngoan cố
không chịu thoả m n các yêu sách. Cuộc b i công tiếp tục.ã ã
Công sứ Pháp ở Quảng Yên và án sát Cung Đình Vận đem
theo hai cơ lính vào Vàng Danh vừa dụ dỗ vừa đe doạ
khủng bố nhng cuối cùng phải rút về nhiệm sở. Công nhân
đợc bố trí thờng trực đấu tranh theo từng ca kíp. Việc
chuẩn bị tiếp tế lơng thực và vũ khí tự vệ đợc tiến hành
chu đáo. Lại còn tổ chức nhiều trò vui chơi giải trí trong
khu vực b i công.ã
Cuối cùng chủ Mỏ đồng ý thi hành các điều nêu ra,
tăng lơng 20%. Ngoài các việc ngăn phòng, làm thêm nhà,
phát thuốc, phát giầy và dụng cụ, chúng còn bỏ chế độ
thầu khoán. Chủ Mỏ trực tiếp trả lơng theo mức thợ chống
lò và cuốc than: 1$20/ngày, thợ đẩy xe goòng 0$95/ngày,
thợ xúc đội 0$70/ngày. Tên đốc công ngời Pháp tuy cha bị
đuổi nhng đ bớt hách dịch và đánh đập ngã ời thợ hơn trớc

1
.
Đầu tháng 2-1937, thợ Mỏ Vàng Danh - Uông Bí tổ
chức đấu tranh với chủ Mỏ đòi đợc tiếp xúc với phái viên
Giuytxtanh Gôđa từ Pháp mới sang để điều tra về tình
cảnh thợ thuyền ở Việt Nam.
Nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Khu uỷ B thuộc Xứ uỷ Bắc
Kỳ, sự lăn lộn với phong trào của các đồng chí cán bộ cách
mạng mới thoát khỏi lao tù đế quốc và thực tiễn của các
cuộc đấu tranh diễn ra từ giữa năm 1936 đến đầu năm
1937, mùa xuân năm 1937 chi bộ Đảng Cộng sản Đông D-
ơng ở Vàng Danh - Uông Bí đợc tái thành lập do đồng chí
Nguyễn Huy Sán (Thảo) làm Bí th, sau đó là đồng chí
1
. Hồi ký của đồng chí Vũ Đình Dụ, tlđd.
Nguyễn Văn Phơng (Nhợng)
2
.
Chi bộ Đảng ở Vàng Danh-Uông Bí đợc Khu uỷ B chỉ
đạo khá chặt chẽ. Đồng chí Tô Hiệu trực tiếp đến Uông Bí
nhiều lần để nắm tình hình sinh hoạt. Đồng chí Thành
Ngọc Quản (Đào Văn Trờng), Trần Quang Huy thờng
xuyên về cơ sở, đem theo tài liệu và chỉ thị của cấp trên để
hớng dẫn chi bộ hoạt động. Đồng chí Nguyễn Văn Hách có
nhiệm vụ giữ mạng lới giao thông ở khu Mỏ và toàn bộ
khu vực Liên tỉnh B. Đồng chí Tô Quang Đẩu sinh hoạt
trong chi bộ với t cách là đại diện của báo Đời nay nhng
mới sinh hoạt đợc vài lần thì bị bắt. Nhờ sự chỉ đạo trực
2
. Về sự kiện này, đồng chí Nguyễn Văn Phơng nhớ lại, sau

khi đợc đồng chí Nguyễn Huy Sán giới thiệu với đồng chí Lê
Thanh Nghị và đồng chí Lê Thanh Nghị giới thiệu với đồng chí Tô
Hiệu, đồng chí đợc kết nạp vào Đảng. Tháng 3-1937, chi bộ Đảng
đợc thành lập [Lịch sử Đảng bộ thị xã Uông Bí (1930-2001), tr.20
cho rằng tháng 5-1937]. Thoạt đầu đồng chí Nguyễn Huy Sán
làm Bí th, đảng viên gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Phơng,
Nguyễn Văn Hộ, Bùi Văn Giới, Bùi Văn Giáp, Bùi Văn Thân,
Nguyễn Văn Loát, Nguyễn Văn Củng (tức Lê Trung Đình),
Hoàng Cơng, Nguyễn Thị Bé (tức Bích - vợ đồng chí Nguyễn Huy
Sán), Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Y, Tô Quang Đẩu (chi
nhánh báo Đời nay), Nguyễn Văn Hách (Giáo Sinh).
Đồng chí Đào Lộc ở Hải Phòng về một thời gian ngắn thì bị
bắt, cha tham gia sinh hoạt lần nào. Ngoài ra còn hai đảng viên
cũ không hoạt động nhng vẫn đóng đảng phí đầy đủ và ủng hộ
các chủ trơng của chi bộ là đồng chí Hoàng Đọc (Côn Đảo về) và
đồng chí Huynh-thợ điện ở Uông Bí. Nhà máy cơ khí Uông Bí có
nhiều đảng viên nhất (Nguyễn Văn Phơng, Nguyễn Văn Hộ,
Nguyễn Huy Sán, Hoàng Cơng, Nguyễn Văn Y) rồi đến bộ phận
thầu khoán (Nguyễn Văn Loát, Nguyễn Văn Thân). Đồng chí Bùi
Văn Giới ở Vàng Danh giác ngộ thêm đợc các đồng chí Xuân, Tuy
và Hoàng Quốc Thịnh.
5 6
tiếp đó, chi bộ Đảng ở Vàng Danh - Uông Bí đ nắm vữngã
đợc tinh thần của các chủ trơng và đờng lối của Trung ơng,
nhận thức rõ đợc việc cần hạn chế các hoạt động thuộc về
bề nổi, tập trung vào việc bảo vệ tổ chức.
Từ giữa năm 1937, để chống lại sự thôn tính của Công ty
Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages
du Tonkin - SFCT) Ban Giám đốc Công ty than Đông
Triều quyết định giữ lơng của công nhân lại và trả theo ba

tháng một lần. Đây là giải pháp tình thế nhng cũng là thủ
đoạn quen thuộc của chủ Mỏ, nó không nhận đợc sự đồng
tình không chỉ của hàng ngàn thợ mỏ ở Vàng Danh mà
cả đối với cai thầu nh Vũ Xuân Phơng - thờng gọi là sếp
Sâm. Lợi dụng mối quan hệ họ hàng, đồng chí Vũ Khắc
Ca đ đề nghị Vũ Xuân Phã ơng ủng hộ công nhân b i côngã
đòi trả lơng đúng kỳ hạn và nhận đợc sự đồng ý và ủng
hộ. Không những thế, Vũ Xuân Phơng hứa sẽ thuê cả
luật s, cho vay tiền để mua gạo dự trữ phòng việc chủ
Mỏ cắt lơng thực khi b i công xảy ra. Sở Cảnh sát Hảiã
Phòng đ nắm bắt đã ợc dự định này nên thông báo ngay
cho viên Phó giám thị cảnh sát Uông Bí:
"Vào ngày 10 tháng này [tháng 7-1937] tức là ngày trả
lơng cho các phu mỏ, nếu Sở than Đông Triều không trả
hết tháng cho các phu mỏ đó thì sẽ có khoảng 700 phu làm
ở Mỏ Vàng Danh có thể tổ chức bãi công. Những phu này
đều làm dới quyền Cai Xuân họ hàng thân thiết của Vũ
Xuân Phơng tức sếp Sâm. Đã từ nhiều tháng nay những
ngời phu lò này mới chỉ nhận đợc một phần lơng của họ.
Họ đã tính toán rằng Sở than Đông Triều đã không trả đủ
lơng cho họ và tháng 7 là thời gian họ phải nộp thuế vì thế
họ có thể quyết định tổ chức cuộc tổng bãi công để phản
đối"
1
.
Do sự phối hợp trục trặc, cuộc b i công của gần một vạnã
ngời tham gia tới ngày 22-9-1937 mới nổ ra để chống lại
việc chủ Mỏ lu lơng ba tháng mới trả thợ và ép họ phải
mua hàng của chủ thầu với giá bán cao hơn thị trờng
nhiều lần. Báo Đông Pháp mô tả cuộc đình công với một số

nét chính nh sau:
"Dạo này than của khu Mỏ nghe chừng bán cũng
khá mà trong vòng 8 tháng nay phu cha nhận đợc đồng
lơng nào của Mỏ. Bởi vậy vì sự đói thúc giục buổi gạo
châu củi quế này nên họ mới tính đến việc đòi tiền
công... Trớc hôm đình công, các phu mỏ có bàn nhau
nêu lên yêu cầu ông chủ trả lơng để có tiền chi dùng và
gửi về quê quán cho vợ con cha mẹ và đi làm đằng
đẵng hằng năm trời mà ngời nhà chẳng đợc đồng xu
nào.
Các phu có cử ba ngời tới bàn giấy ông chủ nhì.
Ông này lấy làm bất bình về cách hành động của
các đại biểu phu mỏ, bèn giữ họ lại bàn giấy. Ông chủ
còn cho gọi cả những ngời xuống coi các lò có những
đại biểu phu mỏ làm việc lên phòng giấy của ông chủ
nữa.
Sau khi phu bị giữ, các ngời trông coi ở Mỏ tởng rằng
mọi việc đều yên. Không ngờ các phu mỏ nhiều ngời lấy
thế làm bất bình, quyết tính đến việc đình công. Họ làm
1
. Báo cáo ngày 5-7-1937 của Giám thị cảnh sát đặc biệt
Hải Phòng.
5 6
việc rất dữ và làm một cách công khai.
Sau hôm các đại biểu và sếp lò bị thất vọng vì sự
không đợc trả tiền lơng có vài chục ngời phu vào loại giảo
hoạt, bớng bỉnh kéo nhau đi các ngả đờng trong Mỏ ngăn
phu lại khuyên đừng đi làm. Họ đứng giữa đờng diễn
thuyết khuyên các bạn nên đồng lòng hành động để sau
này trách nhiệm không về riêng một ai mà khi có lợi cùng

chung hởng [...].
Trong khi họ đang làm dữ thì ông đồn trởng và lính
ở Uông Bí tới. Đang hăng, họ không sợ gì súng ống, vây
cả ông đồn và ném đá vào lính. Đã đợc lệnh của Quan
sứ Quảng Yên, dẫu gặp phải sự nguy đến bực nào cũng
không đợc bắn súng vào đám đông ngời nên lính chỉ bắn
súng chỉ thiên để doạ bọn phu làm dữ. Ông chủ Mỏ và
các ngời Tây làm ở Mỏ cũng bị phu ném đá gạch vào
nhà, vào ngời.
Bọn phu mỏ làm dữ cho tới khi Quan sứ Quảng Yên
cùng lính khố xanh và lính Tây tới họ mới thôi. Trớc
nhà chức trách chỉ có một yêu cầu là trả công họ. Rồi
Quan Thống sứ đợc tin phái Quan thanh tra lao động
Guyriec, Quan chính trị Delsalle ra Mỏ. Quan Tổng
thanh tra lao động Bary thấy tình hình nghiêm trọng
cũng vội vã ra tận Mỏ Vàng Danh để xem xét, điều
đình.
Công việc điều đình của các nhà cầm giữ vận mệnh
dân lao động cũng dễ dàng vì dân phu chỉ yêu cầu sở mỏ
trả lơng chứ không xin điều gì cả. Điều yêu cầu của họ ai
cũng nhận là quyền của họ đợc.
Các quan chức khuyên ông chủ Mỏ nên thi hành ngay
điều họ yêu cầu để tránh mọi điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhng sở Mỏ kêu than không bán đợc, sở có ít tiền cha trả
đợc cho phu.
Sau việc dàn xếp cũng gọn. Sở Mỏ đã bắt đầu chịu trả
lơng cho phu, ngời đợc 5 đồng 10 đồng, kẻ vài ba đồng. Số
phu đi làm đã nhiều lên"
1
.

Tờ báo cho biết, khi thợ đ đi làm đông, nhà cầm quyềnã
Pháp liền bắt tay vào bắt bớ, đem 15 ngời nghi là cầm đầu
về Quảng Yên.
Tờ Bạn dân (số 20, ra ngày 29-9-1937) còn mô tả cuộc b iã
công nổ ra ở Vàng Danh có tới ba vạn ngời tham gia, con số
này có phần thiếu thực tế nhng ghi lại đợc các khẩu hiệu do
cuộc đình công đa ra (trả lơng cho phu mỏ sống, bỏ lệ ba
tháng trả lơng một lần, không đợc ép phu mỏ dùng bông
mua thực phẩm của các hiệu thầu) và kiến nghị:
"Nay chủ đã nhợng bộ chịu trả lơng cho thợ nhng còn
cái lệ ba tháng trả một kỳ kia chủ có chịu bỏ không, còn
cái lệ ép phu mỏ dùng bông mua thực phẩm của các hiệu
1
. Phu Mỏ Vàng Danh bạo động - Báo Đông Pháp - cũng theo
mô tả của bài viết, khi bị chủ mỏ triệt đờng lơng thực, nhiều ngời
đ phá các cửa hàng bán gạo, hiệu tạp hoá. Bọn lã u manh, trộm
cắp nhân cơ hội đ cã ớp phá thêm. Lý giải về vấn đề này, đồng chí
Vũ Khắc Ca cho rằng chi bộ Đảng bị động do việc Vũ Xuân Phơng
tự ý phát động thợ b i công, nhã ng chi bộ đ nhạy bén cho ngã ời
đứng ra vận động hàng vạn thợ quay về không đi làm để đẩy cuộc
b i công tiến lên. Đồng chí Nguyễn Văn Phã ơng đánh giá: "Cuộc
bãi công ở Vàng Danh năm 1937 có tính chất tự phát, không có
sự lãnh đạo của chi bộ. Công nhân Vàng Danh đã bỏ việc, đập
phá, cớp các cửa hiệu buôn. Do manh động không có tổ chức,
theo kiểu vô chính phủ nên bị địch khủng bố, cuộc bãi công này
nhanh chóng bị thất bại".
5 6
chủ thầu kia chủ có chịu không?
Ai cũng phải nhận rằng chính hai cái lẽ ấy là nguyên
nhân của cuộc đình công này. Muốn tránh những cuộc

xung đột nh thế về sau chúng tôi yêu cầu ông Thanh tra
lao động can thiệp bắt chủ phải theo đúng luật xã hội.
Ngay bây giờ chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền hãy trả
mấy chục ngời bị bắt vì bị tình nghi đã cầm đầu cuộc biểu
tình. Còn việc phạt toàn bộ thợ và phu mỗi ngời 2$00 để
bồi thờng những tổn hại mà các cuộc đánh phá gây ra thì
thật chúng tôi không tởng tợng đợc. Phải chăng Chính
phủ để cho ngời ta lợi dụng cơ hội bóc lột thêm anh em lao
động nh thế.
Căn cứ vào những tin trên này cho thấy ở Mỏ Vàng Danh
nay đã bắt đầu thi hành nhiều luật xã hội. Ai cũng phải
nhận rằng ấy là vì anh em phu đã có tranh đấu để phản đối
chủ và đồng thời kêu gào Quan thanh tra lao động can thiệp.
ảnh hởng của báo chí trong cuộc này cũng không phải
là ít vì hầu nh cả toàn thể d luận trong nớc đều đã bênh
vực cho phu phen chống chủ".
Chi bộ Đảng ở Vàng Danh - Uông Bí đ tiến hành nhiềuã
hoạt động có ý nghĩa trong năm 1938 nh cổ động tuyên
truyền cho hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ, tham
gia cuộc mít tinh ở nhà Đấu xảo Hà Nội nhân kỷ niệm ngày
Quốc tế Lao động 1-5, dự đám tang chiến sĩ cách mạng
Nguyễn Thế Rục
1
. Tháng 7-1938, chi bộ đứng ra thành lập
1
. Hội Truyền bá Quốc ngữ thành lập tháng 5-1938 do sáng kiến
của Quản Xuân Nam, đợc Xứ uỷ Bắc Kỳ ủng hộ. Hội do cụ Nguyễn
Văn Tố đứng ra làm Hội trởng. Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 tại nhà
Đấu xảo Hà Nội là một hoạt động chính trị sôi nổi nhất thời kỳ Mặt
trận Dân chủ ở Bắc Kỳ, thu hút hàng vạn ngời tham gia.

Đồng chí Nguyễn Thế Rục mất ngày 23-5-1938 tại Hà Nội, đã
Đoàn Thanh niên Dân chủ vùng mỏ Uông Bí - Vàng
Danh với 16 đoàn viên. Ngày 4-5-1939, chi bộ Đảng Vàng
Danh - Uông Bí còn cử đại biểu ra Hà Nội dự đám tang của
chiến sĩ Mặt trận Dân chủ xuất sắc Phan Thanh
1
.
Để chỉ đạo phong trào cách mạng ở cơ sở đợc sát hợp và
hiệu quả hơn, Trung ơng Đảng chủ trơng phân chia Xứ uỷ
Bắc Kỳ thành các Khu uỷ A,B,C,Đ. Khu uỷ B gồm các cơ
sở Đảng thuộc miền duyên hải (Hải Phòng, Hải Dơng,
Kiến An, Quảng Yên) và các Đặc khu uỷ Uông Bí -Vàng
Danh, Hòn Gai- Cẩm Phả do đồng chí Tô Hiệu trực tiếp
làm Bí th Ban Cán sự.
Cuối tháng 5-1939, Ban Cán sự Khu uỷ B cử đồng chí
Tô Quang Đẩu về Uông Bí lập chi nhánh tờ Đời nay
2
, tổ
từng tham gia Đảng Cộng sản Pháp, theo học Trờng đại học Ph-
ơng Đông (Mátxcơva) và Trờng Giáo s đỏ Xvéclốp. Về nớc năm
1930. Là thành viên sáng lập và biên tập viên tờ Le Travail.
Tang lễ đồng chí Nguyễn Thế Rục đợc cử hành vào ngày 25-5-
1938. Trong buổi lễ tang, đồng chí Đặng Xuân Khu (Trờng Chinh)
đọc lời điếu.
1
. Phan Thanh sinh năm 1908 tại Điện Bàn (Quảng Nam),
từng dạy học ở Thanh Hoá và Trờng Thăng Long (Hà Nội) cùng
Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, tham gia tích cực vào phong
trào Mặt trận Dân chủ, giữ cơng vị Phó Th ký Chi nhánh Đảng Xã
hội Pháp ở Đông Dơng, Tổng Th ký Hội truyền bá Quốc ngữ,

trúng cử vào Hội đồng thành phố Hà Nội. Đám tang ông có tới hai
vạn ngời tham dự, đại biểu cho 14 tỉnh ở Bắc Kỳ. Có cả đại biểu
của Trung Kỳ và Nam Kỳ.
2
. Đời nay, cơ quan của Xứ uỷ Bắc Kỳ, do đồng chí Đặng Xuân
Khu trực tiếp chỉ đạo ra ngày 1-12-1938, đình bản ở số 38 (29-9-
1939). Sau khi tờ Tin tức đóng cửa tháng 10-1938, Xứ uỷ mới mua
lại tờ báo và đổi tên thành Đời nay. Còn tờ Notre Voix in bằng tiếng
Pháp và tờ Dân chúng in ở Sài Gòn, khó phát hành ra Bắc Kỳ.
5 6
chức phát hành một số báo công khai của Đảng tại Điền
Công. Đồng chí Tô Quang Đẩu đ trực tiếp giao báo đếnã
tận tay công nhân, thu thập tin tức để viết bài gửi về toà
soạn. Bọn mật thám suốt ngày rình rập, theo dõi trụ sở
của chi nhánh. Tháng 7-1939, Công sứ Quảng Yên là
Méclô cho mời đồng chí Tô Quang Đẩu lên Toà sứ hăm doạ
và yêu cầu chuyển trụ sở đi nơi khác, cấm không cho đặt
chân tới đất nhợng địa Vàng Danh. Trở về, đồng chí viết
bài tố cáo hành động đàn áp này, cho đăng trên tờ Đời nay
và thuê một em nhỏ mang báo vào Vàng Danh.
Ngày 1-9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng
nổ. Ngay lập tức nhà cầm quyền Pháp ra nhiều nghị định
thủ tiêu các quyền dân chủ, dân sinh do nhân dân ta giành
đợc dới sự l nh đạo của Đảng thời kỳ Mặt trận Dân chủ.ã
Vào lúc 5 giờ sáng ngày 9-9-1939, mật thám đ ập vào chiã
nhánh báo Đời nay ở Uông Bí , bắt giữ đồng chí Tô Quang
Đẩu đa về Hải Phòng khám xét để truy tìm tài liệu nhng
không thu đợc chứng cớ gì có thể khép án. Cuối cùng, chúng
căn cứ vào các tấm ảnh Mác, Ăngghen và Lênin treo trên t-
ờng, kết án đồng chí 6 tháng tù giam

1
.
Tháng 12-1939, đồng chí Tô Hiệu bị địch bắt. Phong
trào cách mạng ở Hải Phòng, Hòn Gai - Cẩm Phả, Vàng
Danh - Uông Bí gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 1940, đồng
chí Hoàng Văn Nọn và Trần Quang Huy đợc cử về tăng c-
1
. Theo Hồi ký của đồng chí Hoàng Quốc Thịnh, nguyên Bộ tr-
ởng Bộ Nội thơng: Tháng 11-1939, đồng chí Thịnh bị mật thám
bắt do dán truyền đơn lên toa tàu nhân dịp kỷ niệm Cách mạng
Tháng Mời Nga. Đồng chí Thịnh bị đa đi giam ở Quảng Yên, sau
đó bị đày ở nhà tù Sơn La.
ờng cho Khu uỷ B, lúc đó chỉ còn đồng chí Thành Ngọc
Quản và đồng chí Trần Quang Huy đợc phân công phụ
trách khu vực Quảng Yên, Hải Phòng và hai Đặc khu
Vàng Danh - Uông Bí , Hòn Gai - Cẩm Phả.
Mặc dù địch khủng bố gắt gao, nhng chi bộ Đảng ở
Vàng Danh - Uông Bí vẫn đợc bảo toàn và giữ đợc liên lạc
với Khu uỷ B và Xứ uỷ Bắc Kỳ. Để kỷ niệm ngày Quốc tế
lao động 1-5, và đẩy mạnh phong trào quần chúng, Xứ uỷ
Bắc Kỳ chủ trơng phát động toàn xứ treo cờ đỏ búa liềm,
rải truyền đơn, dán áp phích và tổ chức mít tinh vào ngày
13-5-1940.
Để nắm vững tình hình cơ sở, cuối tháng 5-1940,
đồng chí Trần Quang Huy đ tổ chức cuộc họp tại nhàã
đồng chí Trần Danh Tuyên. Bí th chi bộ Vàng Danh -
Uông Bí Nguyễn Văn Phơng cũng tham dự. Tại hội
nghị, các đại biểu nhấn mạnh cần coi trọng nhiệm vụ
phát triển phong trào Hòn Gai - Cẩm Phả đa thành
trọng tâm công tác, còn Vàng Danh - Uông Bí phải đợc

coi là bàn đạp để Khu uỷ đi vào vùng mỏ, lập cơ sở, mở
rộng phong trào .
Ngày 1-8-1940, Chi bộ Đảng ở Vàng Danh - Uông Bí
chấp hành chỉ thị của Xứ uỷ Bắc Kỳ, tổ chức mít tinh
chống chiến tranh đế quốc. Kẻ thù đ thẳng tay đàn áp,ã
nhiều đảng viên và quần chúng của chi bộ bị bắt, một số
cơ sở bị vỡ.
M i tới năm 1944, một số hoạt động cách mạng mới đã ợc
khôi phục trở lại trên đất Vàng Danh nhng đây lại là thời
điểm khu Mỏ bớc vào thời kỳ đình đốn. Bọn phỉ ngời Hoa
nổi dậy hoành hành ở Năm Mẫu. Cách mạng Tháng Tám
5 6
1945 thành công, theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Quảng Yên,
chi bộ Đảng Uông Bí tổ chức cho công nhân khai thác than
ở Mỏ Vàng Danh để có tiền phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống.
4. Khu Mỏ Vàng Danh thời kỳ 1946-1955
Từ đầu năm 1946, để giúp nhân dân địa phơng xây
dựng chính quyền mới, cấp trên cử đồng chí Đăng Tỉnh,
Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ về thành lập liên x Yên Thanh,ã
bao gồm Bí Thợng, Bí Trung, Tân Lập, Bí Giàng, Lạc
Thanh, Lạc Trung, Đồng Nối, Mộ Công Hạ, Mộ Công Nội,
Đồng Vỡ, rồi chia thành Khu hội đồng Nam Khê, Khu chợ
cũ, Khu gốc đa Lê Lợi, Khu công nhân, có Khu bộ Việt
Minh chỉ đạo. Lợi dụng có quân đội Tởng Giới Thạch, bọn
phản động đ cã ớp đồn Uông Bí khiến lực lợng vũ trang của
ta ở Chiến khu Đông Triều phải tiến đánh Đông Triều,
kéo quân vào Đồng Tranh, Năm Mẫu.
Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Mỏ Vàng
Danh trở nên tiêu điều vì ta tiến hành tiêu thổ, phá hoại

những cơ sở kinh tế còn lại của Công ty than Đông Triều.
Đờng sá, cầu cống cũng không còn nguyên vẹn. Để cầm
chân địch, anh em công nhân đ hăng hái tham gia tháoã
gỡ đờng ray để cắm cọc rào sông Bến Chụp (Nam Khê),
nhân dân đóng góp tre gỗ đóng bè, rào sông Sinh tại cảng
Điền Công. Nhân dân thôn Đồng Nối đào đờng, đắp ụ cản
xe tăng của địch từ cảng Điền Công, tiến vào phá nhà chủ
Mỏ ở Uông Bí và cầu trên sông Sinh, sông Uông. Lực lợng
vũ trang rút vào hậu cứ Đồng Tranh- Năm Mẫu để bảo
tồn và củng cố lực lợng. Tháng 3-1947, quân Pháp chiếm
lại Uông Bí -Vàng Danh.
Đầu năm 1948, Công ty than Đông Triều cử chủ nhì là
Vuichard và viên kỹ s quan t Peseda trở lại tổ chức khai
thác phục vụ nhu cầu về than cho chiến tranh nhng đến
hết năm, kết toán bị lỗ 100.428$57 do đó đầu năm 1949,
chúng tạm ngừng khai thác. Phải đến tháng 8-1949, Mỏ
mới bắt tay vào việc tiếp tục chuẩn bị khai thác, nhng
công việc chính vẫn là sàng lại số than cũ còn việc sản
xuất mới cha làm đợc vì thiếu dụng cụ và nhân công. Mỗi
ngày Mỏ làm đợc từ 70 đến 100 tấn than.
Số tiền Công ty than Đông Triều nhận đợc từ khoản
bồi thờng chiến tranh theo thông báo là 24.300.000$00
nhng mới đợc lĩnh 6.310.000$00. Dự kiến Công ty sẽ cấp
tốc trang bị dụng cụ để tăng năng lực sản xuất.
Giữa lúc công việc của Công ty than Đông Triều tiến
triển thì kỹ s mỏ Gaide bị ta bắt. Trong công văn của Phủ
Thủ tớng do Chánh Văn phòng Phan Mỹ ký gửi cho Uỷ
ban Kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc (3-6-
1950) khẳng định việc làm này đ phá đã ợc một phần nền
sản xuất than của địch, Uỷ ban Kháng chiến hành chính

nên xem xét thành tích của những ngời có nhiều công
trong việc phá hoại nền kinh tế địch để báo cáo với Thủ t-
ớng phủ kịp khen thởng nhằm khích lệ tinh thần chiến
đấu của anh chị em ấy
1
.
Trong một báo cáo của Uỷ ban Kháng chiến hành
chính Quảng Yên gửi Uỷ ban Kháng chiến hành chính
Liên khu Việt Bắc mang số 860/P4B đề ngày 27-6-1950
cho biết: tại Mỏ than Uông Bí có khoảng 1.000 thợ
1
. Tài liệu lu tại Trung tâm lu trữ Quốc gia III. Phông Phủ
Thủ tớng. HS.C2/Q003/H.001.
5 6
thuyền- trong đó có 100 thợ lò, mỗi ngày 7 lò đang khai
thác sản xuất đợc chừng 100 tấn than và đợc 7 đầu tàu
kéo ra cảng Điền Công chở đi Hải Phòng bán. Chủ Mỏ tìm
mọi cách để giữ đợc thợ, ngoài lơng hàng ngày còn phát
cho 1 kg gạo, thỉnh thoảng còn cấp vải, chăn, đờng, sữa.
Những ngời thợ vào làm ở Mỏ tuy cha có cuộc tranh đấu
nào nhng có ý thức giúp đỡ cán bộ của Chính phủ đợc phái
đến hoạt động ở vùng Mỏ, giúp sức nhân viên công an phá
hoại một đầu tàu xe lửa địch. Để đối phó lại, địch đ choã
chỉ điểm trà trộn vào trong số thợ để dò la thông tin và
chống phá ta.
Bọn chủ Mỏ đang tuyển 150 lính để bảo vệ Mỏ than
Vàng Danh thay thế cho lính chính quy. Trong tháng 5-
1950, chúng đ chọn đã ợc 83 ngời từ Hải Phòng và Kiến An
về, trong đó chỉ có 20 thợ, còn lại toàn là ngụy binh. Về
đến Uông Bí, những ngời này đợc đa ngay vào Vàng Danh

để thế chỗ, không qua tập huấn. Vũ khí trang bị chỉ có
một số ít súng trờng và lựu đạn.
Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ triền miên và tình hình
chiến sự bất lợi cho việc khai thác than, đến ngày 30-11-
1950, toàn bộ hai Mỏ Vàng Danh và Uông Bí thuộc Công
ty than Đông Triều ngừng khai thác hoàn toàn. Báo cáo
của Ty Công an Quảng Yên ngày 8-12-1950 ghi rõ: Sau
khi tháo xong máy móc chuyển về Hải Phòng, bọn Tây ở
Mỏ Uông Bí tiếp tục cho dỡ nốt các tấm kim khí, tôn kẽm
trong các xởng, đồng thời cho gỡ cả đờng xe lửa từ Mỏ
Vàng Danh đến Điền Công và hiện đã tháo gần đến Lán
Tháp. Ngày 12-11-1950, chúng cho các cai lò vào Vàng
Danh dùng mìn làm sụp các lò chính, lấy gỗ đá ghép kín
các lò ngách rồi thanh toán hết lơng bổng cho thợ. Chủ Mỏ
cho biết còn chờ xem diễn biến của tình thế và sự điều
đình với phía quân sự nên vẫn tạm đóng cửa. Các thợ ai
muốn đi lính cho Pháp và Bảo Đại thì tuỳ. Lần lợt
Descousse, Vuichard, Gerolamy, Richier, Hientz rời về Hải
Phòng. Quân Pháp rút bỏ hai vị trí là đồn Cao Su và nhà
sàng Lavoir trong Vàng Danh để về tăng cờng cho Uông
Bí và Lán Tháp.
Ngợc lại với tình hình suy sụp của kỹ nghệ, địch hoạt
động và tăng cờng càn quét, tuần tiễu ở Uông Bí và sục
sạo vào các cánh rừng Lans Cuir, Năm Mẫu, Khe Tranh
nhiều hơn. Các thủ đoạn rình bắt cán bộ, củng cố hậu cứ
đợc địch thi hành ráo riết.
Từ đầu năm 1951, ta mở Chiến dịch Đông Bắc trên đ-
ờng 18 (còn gọi là Chiến dịch Hoàng Hoa Thám), sử dụng
7 trung đoàn đánh vào phòng tuyến của địch từ Phả Lại
đến Uông Bí nhằm đánh r một lực lã ợng của địch, phát

động chiến tranh du kích, phá cầu cống, cản trở giao thông
và tạo điều kiện vận chuyển lơng thực ra vùng tự do. Từ
ngày 23-3 đến ngày 5-4-1951, dân quân du kích vùng
Uông Bí - Vàng Danh phối hợp với bộ đội tấn công các đồn
Lán Tháp, Lọc Nớc, Sông Châu, Bí Chợ, Dốc Đỏ... càng
khiến cho chủ Mỏ không dám nghĩ đến việc khai thác lại,
phải cho tháo dỡ nốt máy móc chuyển đi nơi khác. Các nhà
máy điện, nhà sàng chỉ còn lại bộ khung.
Trong khu vực Uông Bí, một số hiệu buôn của các th-
ơng nhân ngời Việt và Hoa kiều vẫn hoạt động. Đồn địch
đóng trên đồi thông Nam Khê và Phố Chính. Một số tổ
chức phản động nh Quốc dân Đảng, Hội Phật giáo đợc lập
ra. Ta chỉ lập ra đợc một số tổ ái hữu, tơng tế thu hút một
5 6

×