Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 207 trang )

Bễ QUễC PHONG
HOC VIấN CHINH TRI

NGUYấN T HOAI SN

CHấT LƯợNG NGUồN NHÂN LựC QUảN Lý NHà NƯớC
Về KINH Tế ở TỉNH NINH BìNH HIệN NAY

LUN AN TIấN S KINH Tấ

HA NễI


Bễ QUễC PHONG
HOC VIấN CHINH TRI

NGUYấN T HOAI SN

CHấT LƯợNG NGUồN NHÂN LựC QUảN Lý NHà NƯớC
Về KINH Tế ở TỉNH NINH BìNH HIệN NAY

Chuyờn ngnh: Kinh t chớnh tr
Mó s

: 62 31 01 02

LUN AN TIấN S KINH Tấ

NGI HNG DN KHOA HOC: PGS, TS Nguyn Trng Xuõn

HA NễI




LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực và có xuất xứ rõ ràng!
TAC GI LUN AN

Nguyn T Hoi Sn


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN

1.1
1.2

1.3

Chương 2
2.1
2.2

2.3

Chương 3

3.1
3.2

LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở TỈNH
NINH BÌNH VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐIA
PHƯƠNG NƯỚC TA
Quan niệm về chất lượng, chất lượng nguồn nhân lực và
chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế
Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến chất
lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh
Ninh Bình
Kinh nghiê ̣m nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý
nhà nước về kinh tế ở một số địa phương trong nước và bài
học rút ra đối với tỉnh Ninh Bình
THỰCTRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH
Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống cơ quan quản lý
nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình

Ưu điểm, hạn chế của chất lượng nguồn nhân lực quản lý
nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình
Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết từ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản
lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ KINH TẾ Ở TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN TỚI
Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà
nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới

5
12

37
37

64

86
97
97
100

127

140
140

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về
kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới
154

KẾT LUẬN

182


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

184
185
193


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Chủ nghĩa xã hô ̣i

CNXH

2

Công nghiê ̣p hoá, hiê ̣n đại hoá

CNH, HĐH

3


Giáo dục - Đào tạo

GD - ĐT

4

Hội đồng nhân dân

HĐND

5

Khoa học - Công nghệ

KH - CN

6

Kinh tế chính trị

KTCT

7

Kinh tế thị trường

KTTT

8


Kinh tế - xã hội

KT - XH

9

Lý luận chính trị

LLCT

10

Nguồn nhân lực

NNL

11

Quản lý nhà nước

QLNN

12

Ủy ban nhân dân

UBND

13


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

Cơ cấu độ tuổi NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2016

100

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến đối với NNL
QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2016
102
Bảng Trình
2.3: Trình đô ̣ học vấn NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình 105
giai đoạn 2011-2016
Bảng 2.4: Bảng đánh giá sự phù hợp về chuyên ngành đào tạo với vị trí
công tác của NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2016
Bảng TrìnhTrình
2.5:
đô ̣ lý luâ ̣n chính trị của NNL QLNN về kinh tế
tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016
Bảng 2.6: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước của NNL QLNN về

107


kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá đối với NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh

108

Bình năm 2016
Bảng Kết
2.8: qKết quả đánh giá đối với NNL QLNN về kinh tế
tỉnh Ninh Bình năm 2016
Bảng Bảng
2.9: Bảng đánh giá tình trạng sức khỏe của NNL QLNN
về kinh tế tỉnh Ninh Bình năm 2016

110

107

114
115


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 2.1: Trình đô ̣ học vấn của NNL QLNN về kinh tế tỉnh Ninh
119
Bình giai đoạn 2011-2016
Biểu 2.2: Trình đô ̣ lý luâ ̣n chính trị của NNL QLNN về kinh tế
tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016
120
Biểu 2.3: Bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước của NNL
QLNN về kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2016


121


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ bộ máy cơ quan nhà nước quản lý về kinh tế

Sơ đồ 2.2:

Cơ quan chuyên môn QLNN về kinh tế cấp tỉnh

Sơ đồ 2.3:

Cơ quan chuyên môn QLNN về kinh tế cấp huyện

98
99
99


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiêụ khái quát về luâ ̣n án
Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh
Bình đã được nghiên cứu sinh quan tâm, ấp ủ và dành nhiều công sức,
tâm huyết để nghiên cứu. Bởi vì, chất lượng NNL nói chung, chất lượng
NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình nói riêng có vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh. Nhất là trong bối cảnh hiê ̣n

nay nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức,
phát triển nền KTTT định hướng XHCN, hô ̣i nhâ ̣p quốc tế. Tuy nhiên,
NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiện nay còn bô ̣c lô ̣ nhiều hạn
chế, bất câ ̣p, như: Chất lượng thấp; số lượng, cơ cấu còn bất hợp lý chưa
đáp ứng được yêu cầu nhiê ̣m vụ trong tình hình mới. Những hạn chế này
đã và đang là lực cản trong sự phát triển bền vững của địa phương. Với
mong muốn góp phần nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh
Ninh Bình, nghiên cứu sinh chọn: “ Chất lượng nguồn nhân lực quản lý
nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành kinh tế chính trị. Đề tài sẽ tập trung làm rõ: Cơ sở lý luâ ̣n,
thực tiễn chất lượng NNL QLNN về kinh tế; phân tích thực trạng chất
lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, chỉ ra những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân, phân tích những vấn đề đă ̣t ra từ thực trạng và
đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế
đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương.
2. Lý do lựa chọn đề tài
NNL QLNN về kinh tế là một bộ phận quan trọng của NNL
QLNN, giữ vai trò quyết định trong việc thực thi các chức năng, nhiệm
vụ của bộ máy QLNN về kinh tế. Hiệu lực và hiệu quả, chất lượng hoạt
động của bộ máy QLNN về kinh tế ở địa phương được quyết định nhiều


6
yếu tố nhưng xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực,
hiệu quả công tác của NNL QLNN về kinh tế ở địa phương. Sự phát
triển hay trì trệ của địa phương, lĩnh vực hay ngành kinh tế nào đó phụ
thuộc rất nhiều vào chất lượng NNL QLNN về kinh tế. Những thành
tựu của 30 năm đổi mới trong phát triển KT - XH ở Việt Nam trong đó
có sự đóng góp to lớn của NNL QLNN về kinh tế, nhiều người có đủ
tài, đức, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm... Tuy nhiên, chúng ta

đang đứng trước một thách thức lớn đó là chất lượng NNL QLNN về
kinh tế còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức và
lối sống. Vì vậy, tất yếu nước ta phải chú trọng nâng cao chất lượng
NNL QLNN về kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Với vị trí, vai trò rất quan trọng, yếu tố chủ quan trong phát triển KT XH, trong đó phát huy yếu tố con người mà trọng tâm là NNL QLNN
về kinh tế các cấp. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá một cách khách
quan, khoa học về chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình
có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở góp phần giúp cho Tỉnh làm tốt công
tác xây dựng và nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế đáp ứng
yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
Tỉnh Ninh Bình có tám đơn vị hành chính (6 huyện và 2 thành phố)
với dân số hơn 90 vạn người, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về phát
triển kinh tế, xã hội, văn hóa... Xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm,
nâng cao đời sống... Trong thành tích chung đó có sự đóng góp quan trọng
của NNL QLNN về kinh tế các cấp ở Tỉnh trong việc thực thi các chức
năng, nhiệm vụ QLNN về kinh tế ở địa phương. Những năm qua tỉnh
Ninh Bình đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng NNL nói chung,
chất lượng NNL QLNN về kinh tế nói riêng, bước đầu đã đạt được nhiều
thành tựu nổi bật. Chất lượng NNL QLNN về kinh tế từng bước được


7
nâng lên, cơ cấu ngày càng phù hợp hơn, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, QLNN
về kinh tế được trẻ hóa... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được,
NNL QLNN về kinh tế của Tỉnh vẫn còn những bất cập cần được giải
quyết. Cụ thể: Một bộ phận cán bộ có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối
sống; trình độ, năng lực chuyên môn chưa đảm bảo, năng lực ở nhiều vị
trí còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu nhiê ̣m vụ trong tình hình mới; kỹ
năng, phương pháp làm việc, tác phong công tác còn hạn chế nên hiệu
suất công việc chưa cao. Trong khi đó hiện nay chưa có công trình khoa

học nào nghiên cứu về chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh
Bình một cách toàn diện dưới góc nhìn của kinh tế chính trị. Với mong
muốn góp sức mình vào nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở
tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu sinh chọn: “Chất lượng nguồn nhân lực quản
lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm đề tài luận án tiến
sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luân,
̣ thực tiễn về chất lượng NNL QLNN
về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiê ̣n nay trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp
nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh
Ninh Bình, kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và bài học rút ra đối
với tỉnh Ninh Bình trong việc nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế.
- Đánh giá thực trạng chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh
Bình từ năm 2011- 2016, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề
đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh
Ninh Bình trong thời gian tới.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về
kinh tế ở tỉnh Ninh Bình thời trong gian tới.


8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng NNL QLNN về kinh tế dưới góc
độ của khoa học kinh tế chính trị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình bao
gồm lực lượng tiềm tàng và lực lượng hiện có. Lực lượng tiềm tàng là những

người có khả năng và đủ điều kiện tuyển dụng vào các cơ quan QLNN về
kinh tế. Lực lượng hiện có bao gồm cán bộ, công chức viên chức nhà nước
thực hiện chức năng QLNN về kinh tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân
công tại cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (HĐND các cấp); cơ quan
chấp hành (UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn QLNN về kinh tế) và cơ
quan bảo vệ pháp luật (Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân); cán bộ,
công chức QLNN về kinh tế ở các cơ quan, đơn vị có tính chất chuyên môn,
đặc thù (hải quan, thuế, kiểm lâm...). Luận án chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ
chất lượng NNL QLNN về kinh tế hiện có ở HĐND - UBND các cấp, các cơ
quan chuyên môn QLNN về kinh tế từ cấp Tỉnh đến cấp cơ sở (cán bộ, công
chức, viên chức). Các đối tượng là lực lượng tiềm tàng, những người công tác
ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan có tính chất chuyên môn đặc thù,
các đơn vị kinh doanh, các tổ chức sự nghiê ̣p kinh tế ở địa phương không
thuô ̣c đối tượng khảo sát của luâ ̣n án.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra khảo sát từ 2011 đến 2016;
quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh
Bình đến 2025, tầm nhìn đến 2030.
5. Cơ sở lý luâ ̣n, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Luâ ̣n án được hoàn thành dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng


9
sản Việt Nam về vị trí, vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển KT
-XH nói chung, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế nói
riêng, đồng thời kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài đã được công bố.
5.2. Cơ sở thực tiễn: Luận án được thực hiện trên cơ sở tham khảo các
báo cáo, thống kê của các cơ quan QLNN của Tỉnh về chất lượng NNL trong

khu vực hành chính, sự nghiệp; NNL trong các cơ quan QLNN về kinh tế;
đồng thời dựa vào kết quả khảo sát, điều tra của tác giả về chất lượng NNL
QLNN về kinh tế ở Tỉnh năm 2016.
5.3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học KT - CT
Mác-Lênin, tập trung vào các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp chung: Luận án được hoàn thành dựa trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Phương pháp này được sử dụng trong cả ba chương của luận án.
Các phương pháp sử dụng cụ thể trong luận án:
Phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Luận án sử
dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả nghiên
cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án; rút ra
các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang nghiên cứu và vấn đề
chưa được nghiên cứu.
Ở chương 1: Luâṇ án sử dụng phương pháp diễn giải - quy nạp, trừu tượng
hóa khoa học; hệ thống hóa để tìm hiểu quan niệm NNL, NNL QLNN; xây dựng
khái niệm NNL QLNN về kinh tế, đặc điểm, yêu cầu, vai trò của NNL QLNN về
kinh tế, khái niệm chất lượng NNL QLNN về kinh tế; quan niệm, chất lượng
NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá
chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình; kinh nghiệm của các địa


10
phương và bài học cho tỉnh Ninh Bình về nâng cao chất lượng NNL QLNN về
kinh tế.
Chương 2: Sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, lôgic; bám sát phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành của Kinh tế Chính trị là trừu tượng hoá khoa học
để phân tích đối tượng nghiên cứu là quan hệ sản xuất trong sự tương tác với lực
lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng để từ đó làm sáng tỏ những ưu điểm, hạn

chế, những vấn đề đặt ra, nảy sinh trong việc nâng cao chất lượng NNL QLNN về
kinh tế ở Tỉnh. Ngoài ra luận án sử dụng các phương pháp: Phân tích và tổng hợp;
thống kê so sánh; khảo sát điều tra xã hội học (điều tra, khảo sát đối tượng là cán
bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan QLNN về kinh tế để khẳng định tính
đại diện, chính xác của đối tượng được điều tra khảo sát là NNL QLNN về kinh
tế) và phương pháp chuyên gia; sử dụng các bảng, biểu, sơ đồ để minh họa kết
quả nghiên cứu.
Chương 3: Sử dụng phương pháp hệ thống hóa và quy nạp; phân tích và
tổng hợp; phương pháp chuyên gia để chỉ ra quan điểm và giải pháp nâng cao chất
lượng NNL QLNN về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình phù hợp với vấn đề đặt ra ở
chương 2 và có tính khả thi.
6. Những đóng góp mới của luâ ̣n án
Luận giải rõ quan niệm, đặc điểm, yêu cầu, vai trò, tiêu chí đánh giá chất
lượng NNL QLNN về kinh tế;
Luận giải rõ các yếu tố tác động đến chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở
tỉnh Ninh Bình; kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và bài học rút ra
cho Tỉnh đối với việc nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế.
Chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân; những vấn đề đặt ra cần tập
trung giải quyết để nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở địa phương
làm tiền đề cho xây dựng cơ chế, chính sách tác động nâng cao chất lượng
NNL QLNN về kinh tế ở Tỉnh.


11
Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng NNL QLNN về
kinh tế ở tỉnh Ninh Bình.
7. Ý nghĩa lý luâ ̣n, thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luân:
̣ Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
chất lượng NNL QLNN về kinh tế,chất lượng NNL QLNN về kinh tế ở Tỉnh.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ
khoa học, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý tham khảo
đưa ra những quyết sách đúng đắn trong việc phát triển, nâng cao chất lượng
NNL QLNN về kinh tế ở địa phương.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy môn kinh tế
chính trị, kinh tế nguồn nhân lực ở các nhà trường, cơ sở đào tạo đại học.
Luận án hoàn thành cũng góp phần cung cấp những tư liệu thực tế, các
quan điểm, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra
trong việc nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế, đồng thời cung cấp
kinh nghiệm để có thể vận dụng cho các địa phương khác có điều kiện tương
đồng với tỉnh Ninh Bình.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục
các công trình khoa học của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục.


12
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án được
các tác giả khai thác ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau và tập trung vào một
số quốc gia như: Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...
1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao
Paul Moris (1996) “Asia's four litle dragons: A comparison of the role
of education in their development” (Bốn con rồng nhỏ châu Á: Một sự so
sánh về vai trò của giáo dục trong phát triển) [48]. Tác giả đã minh chứng sự
phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
trở thành những con rồng Châu Á ở những thập kỷ cuối thế kỷ XX và tiếp tục

tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, ổn định trong những thập kỷ đầu thế kỷ
XXI, đều quan tâm phát triển GD - ĐT, có chiến lược đúng đắn phát triển
NNL quốc gia, chú trọng đào tạo NNL chất lượng cao.
Tác giả Yasuhiko INOUE- Trưởng phòng Quan hệ quốc tế, Trung tâm
Năng suất Nhật bản vì sự phát triển KT - XH (JPC-SED). (Theo Vysajp.org24/11/2004- Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản) [81]. Tác giả đề
câ ̣p đến hiệu quả NNL và chất lượng NNL, Ông cho rằng: Chất lượng NNL là
một vấn đề chính luôn được các chuyên gia về lý thuyết và thực tiễn năng suất
thảo luận trên khắp thế giới. Ở các nước phương Tây, trong các cuộc hội thảo
người ta mới bàn đến kỹ năng công việc, và để cải tiến chất lượng NNL, họ đưa
ra các đề xuất cải tiến hoạt động giáo dục tại trường học, tăng cường các chương
trình đào tạo kỹ năng thông qua sự hợp tác từ cả phía chính phủ và khối tư nhân.
Jang Ho Kim (2005), “Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực:
Các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế, hội nhập xã hội tại Hàn
Quốc”, Nhà xuất bản KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc [36]. Đây là cuốn
sách bàn về phát triển nguồn nhân lực ở Hàn Quốc. Tác giả đã đề cập đến các


13
thách thức KT - XH trong phát triển NNL chất lượng cao tại Hàn Quốc;
khẳng định vai trò to lớn của NNL chất lượng cao với phát triển kinh tế trong
bối cảnh hội nhập quốc tế; khả năng cạnh tranh NNL của đất nước; tác giả đã
đưa ra định hướng phát triển NNL chất lượng cao; đặc biệt đã đưa ra và phân
tích các vấn đề GD - ĐT nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu và phát triển,
những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc.
Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu (2008), “Tôn trọng trí thức,
tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”. Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội [31]. Cuốn sách này là một công trình phân tích một
cách có hệ thống tư tưởng Đặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng
và phát triển nhân tài, về GD - ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong quá trình cải cách, mở cửa. Nhấn mạnh việc Trung Quốc luôn coi GD ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác nhân tài là vấn đề có

tầm quan trọng đặc biệt, coi đó là kế lớn trăm năm để chấn hưng đất nước.
Một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản trong tư tưởng Đặng Tiểu Bình về
GD - ĐT phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài đất nước đã
được làm rõ, làm cơ sở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện đường lối,
chính sách cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ xây dựng
CNXH đặc sắc Trung Quốc.
Vương Huy Diệu (2010) “Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế
giới”, Nhà xuất bản Nhân dân [13]. Đây là cuốn sách viết về chiến lược nhân
tài của quốc gia. Trong nội dung cuốn sách này, tác giả đã trình bày chiến
lược phát triển NNL chất lượng cao (nhân tài) của Trung Quốc, phân tích
những vấn đề cơ bản về nhân tài ở Trung Quốc, đánh giá tình hình nhân tài
Trung Quốc hiện nay; đề xuất những chủ trương phát triển nhân tài, nội
dung chiến lược phát triển nhân tài, chính sách đào tạo, thu hút nhân tài của
Trung Quốc, đặc biệt là GD - ĐT phát triển NNL chất lượng cao cho đất
nước trong thời kỳ phát triển mới.


14
Lưu Tiểu Bình (2011) “Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân
lực”, Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán [8]. Cuốn sách này bàn nhiều cơ sở lý
luận về NNL chất lượng cao, đưa ra các phương pháp để đánh giá chất lượng
NNL. Tác giả cho rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, NNL đóng
vai trò rất quan trọng; việc khơi nguồn, phát triển NNL và NNL chất lượng
cao có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy NNL các
quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn; đồng thời
nêu lên một số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá NNL.
1.2. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực quản lý
nhà nước về kinh tế
Landanov and Pronicov (1991) “Tuyển chọn và quản lý công nhân viên chức
ở Nhật Bản”, Nhà xuất bản Sự thật - Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội [54].

Trong cuốn sách này, tác giả đã tập trung vào quy trình bắt buộc trong khâu tuyển dụng
khi tuyển chọn lao động đối với công chức Nhật Bản. Đồng thời, chỉ ra những yêu cầu
cơ bản trong khâu quản lý sử dụng công chức, viên chức, phân tích những ưu điểm của
quy trình, đồng thời nêu những hạn chế đã và đang bộc lộ của quy trình trên.
Christian Batal (2002), “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà
nước” [6]. Nội dung trong cuốn sách này tác giả chủ yếu phân tích về năng
lực làm việc cán bộ, công chức, khối nhà nước. Xây dựng khung năng lực tiêu
chuẩn trên cơ sở đó phân loại năng lực; Đồng thời mô tả công việc chuyên
môn của một số công việc chuyên trách yêu cầu nhân lực chất lượng cao như:
Phụ trách đào tạo trong một cơ quan nhà nước, công việc của một thủ trưởng
đơn vị trong khu vực nhà nước.
Xinh Khăm-Phôm Ma Xay (2003), “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay”, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội [40]. Trong công trình này, tác giả
đã chỉ rõ quan niệm, đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế; phân
tích những vấn đề cơ bản về chính sách đào tạo - bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,


15
nhân tài; đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế Lào trong tình hình mới.
Sư Lao Sô Tu Ky (2014), “Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã
hội ở thủ đô Viêng Chăn”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia, Hà Nội [64]. Trong công trình này, tác giả đã chỉ rõ quan niệm, vai trò
của NNL trong quá trình phát triển KT - XH, kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo
NNL cho phát triển KT - XH và bài học cho thủ đô Viêng Chăn; tác giả cũng
đã đánh giá thực trạng NNL cho phát triển KT - XH ở thủ đô Viêng Chăn; đề
xuất phương hướng giải pháp chủ yếu đảm bảo NNL cho phát triển KT - XH
ở thủ đô Viêng Chăn.
Nhìn chung, nhóm các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến

những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng NNL, NNL chất lượng cao,
NNL QLNN về kinh tế; những kinh nghiệm nâng cao chất lượng NNL
QLNN về kinh tế của một số quốc gia như kinh nghiệm của Thái Lan,
Singapo, Nhật Bản, Trung Quốc… Những quan niệm, đặc điểm, vai trò của
NNL, NNL chất lượng cao, nhân tài, tài năng, trí thức, tầm quan trọng của
giáo dục - đào tạo, cũng như các vấn đề về sử dụng, trọng dụng nhân tài,
phát triển NNL chất lượng cao, được các công trình trên đề cập khá toàn
diện. Những công trình khoa học này đã bàn và giải quyết nhiều vấn đề như
chỉ ra các quan điểm để phát triển NNL chất lượng cao, nhiều công trình
khoa học cũng đã tập trung bàn đến các giải pháp nhằm phát triển NNL chất
lượng cao, nâng cao chất lượng NNL trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên,
những công trình khoa học này mới chỉ đề cập đến giải pháp phát triển NNL
chất lượng cao nói chung, một số ít bàn về nâng cao chất lượng NNL quản
lý ở khu vực nhà nước, còn chất lượng NNL QLNN về kinh tế và kinh
nghiệm cũng như quan điểm và giải pháp để nâng cao chất lượng NNL
QLNN về kinh tế ở một tỉnh thì chưa có nhiều công trình đề cập đến.


16
Do vấn đề lý luận về NNL QLNN về kinh tế được khái quát từ thực
tiễn của các quốc gia có nét đặc thù và xu hướng chính trị - xã hội khác Việt
Nam, nên những công trình nói trên chỉ là những tài liệu tham khảo, tìm hiểu
về kinh nghiệm nâng cao chất lượng NNL QLNN về kinh tế, phát triển NNL
chất lượng cao trong khu vực nhà nước, nâng cao chất lượng NNL khu vực
nhà nước... Đây sẽ là ngồn tài liệu, kinh nghiệm quý cho nghiên cứu sinh tiếp
cận, nghiên cứu và làm rõ vấn đề nghiên cứu của luận án.
2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
Ở nước ta, chất lượng NNL nói chung, chất lượng NNL QLNN về kinh tế
nói riêng đang là vấn đề mà Đảng và Nhà nước đang đăṭ ra nên đã thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên

cứu về chất lượng NNL; phát triển NNL chất lượng cao; chất lượng NNL QLNN
đã được công bố. Tiêu biểu cho các công trình khoa học ở trong nước nghiên
cứu liên quan đến chất lượng NNL QLNN về kinh tế gồm các công trình:
2.1. Các công trình tiêu biểu về nguồn nhân lực chất lượng cao, phát
triển nguồn nhân lực
* Các công trình nghiên cứu là luận án, đề tài khoa học và sách:
Lưu Ngọc Trịnh (1994), “Vai trò của nhân tố con người trong quá trình
phát triển kinh tế Nhật Bản ở giai đoạn thần kỳ 1951-1973”, Luận án tiến sỹ kinh
tế, Đại học Kinh tế quốc dân [70]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích làm
rõ vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát huy nhân tố con người trong phát
triển kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn 1951-1973. Tác giả cho rằng: Để phát
huy cao độ nguồn lực con người, nước Nhật đã coi trọng hai vấn đề là vừa làm
giầu NNL vừa tổ chức khai thác hiệu quả NNL. Trong đó GD - ĐT là yếu tố
quyết định trong việc nâng cao chất lượng NNL - một yếu tố làm tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững. Bên cạnh đó nước Nhật đã kết hợp khéo léo những
yếu tố truyền thống với những yếu tố hiện đại trong việc phát triển và sử dụng
NNL. Tác giả đã đề xuất một số gợi ý về việc vận dụng kinh nghiệm của Nhật
Bản để phát huy nhân tố con người Việt Nam trong phát triển kinh tế hiện nay.


17
Trần Văn Tùng và Lê Thị Ái Lâm (1996), “Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiê ̣m thế giới và thực tiễn nước ta”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nô ̣i [74]. Đây là cuốn sách bàn nhiều về vấn đề phát triển NNL của các
quốc gia và kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới trong việc phát
triển NNL phục vụ cho quản lý kinh tế. Ở công trình này, các tác giả đã luâ ̣n
giải mô ̣t số vấn đề lý luâ ̣n cơ bản về NNL; trình bày thực trạng phát triển
NNL, từ đó khái quát mô ̣t số kinh nghiê ̣m phát triển NNL của các cường quốc
trên thế giới trong những thâ ̣p kỷ gần đây và thực tiễn phát triển NNL ở nước
ta, tâ ̣p trung vào lĩnh vực GD - ĐT coi đó là yếu tố quyết định phát triển
NNL. Cuốn sách đã chỉ ra rằng, sự phát triển thành công và phát triển của mô ̣t

quốc gia luôn gắn chă ̣t với chính sách và chiến lược phát triển NNL, đă ̣c biê ̣t
là chiến lược phát triển GD - ĐT.
Vũ Huy Chương (2002), “Đánh giá, dự báo triển vọng và những giải
pháp cơ bản tạo nguồn lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Đề tài
khoa học, thuộc Đề tài Khoa học xã hội [12]. Đề tài đã đánh giá thực trạng
NNL đất nước, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân; dự báo
những yếu tố tác động đến sự phát triển của NNL và những triển vọng phát
triển NNL trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và hệ giải
pháp cơ bản khá toàn diện, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp giáo dục và đào
tạo nhằm tạo ra NNL để tiến hành CNH, HĐH đất nước.
Bùi Thị Ngọc Lan (2002), “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [37]. Trong công trình
này, tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát
triển của đất nước; đồng thời làm rõ đặc điểm, thực trạng phát huy và xu
hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, từ đó khẳng định sự cần thiết
phải chăm lo phát triển và phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những


18
quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu như: Nâng cao nhận thức của
toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi
mới; cải cách hệ thống GD - ĐT nhằm tạo nguồn cho quá trình phát huy
nguồn lực trí tuệ; tạo động lực thúc đẩy quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ;
xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh thúc đẩy sự phát triển cao và
bền vững của nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Đây là những giải pháp mang tính
khả thi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong NNL của quốc gia.
Công trình có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận trong việc phát triển và phát
huy sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, bộ phận quan trọng nhất của NNL chất
lượng cao, góp phần phát triển nhanh nguồn lực này nhằm đáp ứng yêu cầu

của sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
Lê Thị Ngân (2005) “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh
tế tri thức ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh [49]. Luận án đã đề cập đến thực trạng chất lượng NNL Việt
Nam trong bối cảnh tiếp cận kinh tế tri thức. Tác giả cho rằng nâng cao chất
lượng NNL tiếp cận kinh tế tri thức chính là tăng cường năng lực thể chất và
tinh thần trong hoạt động và sáng tạo, đặc biệt là năng lực tìm kiếm, phát triển
thông tin và vật chất hóa thông tin thành sản phẩm và công nghệ của lực lượng
này. Tác giả cũng chỉ rõ chất lượng NNL được thể hiện thông qua tiêu chí: Thể
lực (chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe); trí lực (trình độ học vấn,
chuyên môn - kỹ thuật, kỹ năng nghề nhiệp); phẩm chất đạo đức, nhân cách,
truyền thống văn hóa và khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của môi trường
kinh tế quốc tế. Cũng theo tác giả, muốn nâng cao chất lượng NNL để tiếp cận
kinh tế tri thức cần: 1) Thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH rút ngắn 2) Cải cách hệ
thống GD - ĐT tạo theo hướng khơi dậy khả năng trí tuệ người học, chú trọng
đào tạo chuyên môn kỹ thuật và phát triển bậc đại học, trên đại học. 3) Tăng


19
cường nghiên cứu và ứng dụng KH - CN vào sản xuất, đời sống, 4) Thực hiện
các giải pháp sử dụng có hiệu quả NNL (xây dựng chính sách, ưu đãi NNL
chất lượng cao, bố trí sử dụng NNL hợp lý có hiệu quả, đào tạo NNL chất
lượng cao theo kế hoạch...)
Tác giả cũng đã chỉ rõ mối quan hệ giữa phát triển NNL chất lượng cao
với mục tiêu tiếp cận tới nền kinh tế tri thức. Trong đó, cần tập trung cho đào
tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật, lao động có hàm lượng chất xám cao
tham gia vào các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh
học, vật liệu mới và công nghệ nguyên tử.
Lê Du Phong (2006) “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Lý luận
chính trị, Hà Nội [50]. Đây là cuốn sách viết về NNL trong nền KTTT định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra khái
niệm NNL , phân tích tầm quan trọng NNL với tư cách là động lực của sự phát
triển; phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển NNL ở nước ta trong
điều kiện nền KTTT định hướng XHCN trước yêu cầu phát triển mới.
GS.Viê ̣n sỹ Phạm Minh Hạc (2008), “Phát triển văn hoá con người và
nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia [30]. Đây là công trình nghiên cứu sâu sắc về con người. Ở
công trình này, tác giả đã chỉ ra sự thống nhất biê ̣n chứng giữa văn hoá, con
người và NNL. Phát triển văn hoá đi đến hê ̣ giá trị nhân cách, tiếp đến là phát
triển NNL nói chung (thể lực, tâm lực và trí lực) vấn đề phát triển văn hoá con
người và NNL phải đă ̣t trong mô ̣t tổng thể không tách rời nhau mà gắn kết với
nhau trong mô ̣t thể thống nhất. Các giá trị vâ ̣t chất và tinh thần nhờ giáo dục mà
trở lại với con người, được con người kế thừa và phát triển trở thành sức mạnh
của con người trong lao đô ̣ng sản xuất và trở thành vốn con người (human
capital). Nguồn lực con người tạo ra giá trị mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của


20
xã hô ̣i. Tác giả đã đi sâu phân tích và cho rằng NNL chất lượng cao là NNL với
những con người lao đô ̣ng có đủ các yếu tố như: Tri thức tốt, có kỹ năng cao và
có tính nhân văn.
PGS.TS Phạm Hồng Tung (2008) “Lược khảo về kinh nghiệm phát
hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam”, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội [75]. Đây là cuốn sách viết về những kinh nghiệm
trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử nước ta. Tác
giả đã đánh giá tương đối toàn diện, xúc tích về những mặt tốt và hạn chế của
thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta trong các thời kỳ lịch sử,
từ thời kỳ dựng nước, đến thời kỳ Bắc thuộc, trải qua thời kỳ buổi đầu xây

dựng Nhà nước quân chủ độc lập từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV và trong lịch sử
trung đại Việt Nam cùng với quan niệm dân gian Việt Nam về nhân tài; bên
cạnh đó cuốn sách còn đưa ra quan niệm mới về nhân tài ở Việt Nam cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học. Cuối
cùng, tác giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về việc đào tạo thế hệ nhân tài
góp phần xây dựng Đảng cứu nước. Trên cơ sở đó, tác giả đã đúc rút ra bài
học kinh nghiệm hữu ích, góp phần xây dựng các luận cứ khoa học cho việc
hoạch định chiến lược phát triển, sử dụng, trọng đãi, tôn vinh nhân tài - NNL
chất lượng cao ở nước ta hiện nay.
Nguyễn thị Thu Phương (2009) “Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ
năm 1978 đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Đề tài khoa học,
Viện Khoa học xã hội Việt Nam [53]. Ở công trình này, tác giả đã luận giải nhiều
vấn đề khoa học trong chiến lược phát triển nhân tài, NNL chất lượng cao của
Trung Quốc, nhìn vào thực trạng NNL chất lượng cao nước ta so sánh những
thành tựu và những hạn chế của chiến lược đào tạo nhân tài của Trung Quốc từ đó
rút ra những bài học cho nước ta về chiến lược đào tạo NNL chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu phát triển KT - XH.
Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (2009), “Đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế”, Sách Kỷ yếu Hội thảo, Nhà xuất


21
bản Thế giới, Hà Nội [55]. Cuốn sách này đã tập hợp những bài viết về đào
tạo NNL phục vụ hội nhập quốc tế, đặc biệt là NNL chất lượng cao trong đó
có nguồn nhân lực QLNN về kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; nhiều
bài đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực QLNN về kinh tế hiện
nay, chỉ ra những hạn chế, bất cập của nguồn nhân lực QLNN về kinh tế ở
nước ta trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế; làm rõ những vấn đề hạn chế do
giáo dục đào tạo NNL chất lượng cao; xác định những vấn đề cơ bản đối với
giáo dục đào tạo nguồn nhân lực QLNN về kinh tế phục vụ hội nhập quốc tế.

Lê Thị Hồng Điệp (2010), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để
hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế [24].
Luận án trình bày những khái niệm cơ bản như: Khái niệm NNL, NNL chất
lượng cao, đặc điểm NNL chất lượng cao của nước ta, vấn đề phát triển NNL
chất lượng cao; phân tích những vấn đề gia tăng dân số, cơ cấu NNL, đặc
điểm, yêu cầu của kinh tế tri thức đối với NNL chất lượng cao; đề xuất những
giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh
tế tri thức ở Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Phú (2010), “Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển
xã hội và quản lý xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới - Những vấn đề
lý luận; thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước hiện nay. Những
vấn đề đặt ra - giải pháp”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội [51]. Đây
là công trình bàn nhiều về NNL, nhân tài cho phát triển và quản lý xã hội. Ở
công trình này, tác giả đã khái quát quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước về NNL, nhân tài cho sự nghiệp CNH, HĐH; những vấn
đề lý luận cơ bản NNL, nhân tài; những ưu điểm, hạn chế của NNL, nhân tài
của quốc gia và những vấn đề đặt ra đối với NNL; tác giả cũng đã chỉ ra nội
dung và các giải pháp để phát triển NNL, nhân tài của Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Hữu Tiệp (2010), “Giáo trình nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản
Lao động - xã hội, Hà Nội [67]. Trong cuốn giáo trình này, tác giả đã trình bày


×