Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ GÒ CÔNG TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI
PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI THỊ XÃ GÒ CÔNG - TIỀN GIANG

NGUYỄN TUẤN VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
i
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THỊ XÃ GÒ CÔNG – TIỀN GIANG” do NGUYỄN TUẤN VŨ, sinh viên khóa 34,
ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị tài chính, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________.

Ths. Trần Minh Huy
Người hướng dẫn,



________________________
Ký tên, ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm 2012

Ký tên, ngày

ii
 

năm 2012

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cảm ơn cha mẹ đã tần tảo nuôi con ăn học cho đến ngày

hôm nay và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và đó cũng là
nguồn động lực và tiềm tin giúp cho con vững bước trong cuộc sống và trên con
đường học tập.
Tôi xin cảm ơn tất cả thầy cô, đặc biệt là quí thầy cô khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã truyền đạt rất nhiều kiến thức cơ bản về chuyên
ngành, cũng như những kinh nghiệm, những lời khuyên thật quí báu trong cuộc sống.
Những điều này sẽ là những viên gạch nền tảng giúp cho tôi xây dựng con đường đi
tới tương lai. Tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã cùng chia sẻ những buồn vui
trong suốt quãng đời sinh viên của tôi.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Trần Minh Huy đã nhiệt
tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành gửi đến Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên Phòng
giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội Thị xã Gò Công – Tiền Giang, đặc biệt là các
anh, chị phòng Tín dụng - những người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận những hoạt động thực tế tại Ngân hàng, nhất là
những hoạt động Tín dụng đối với hộ nghèo - lòng biết ơn sâu sắc và những lời chúc
tốt đẹp nhất, tôi xin kính chúc Ngân hàng thành công trong hoạt động của mình. Cuối
cùng, tôi xin chúc toàn thể quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm luôn dồi dào sức
khỏe và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục và trong nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 6 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Tuấn Vũ
iii
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN TUẤN VŨ. Tháng 06 năm 2012. “Đánh giá thực trạng tín dụng

và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch
Ngân hàng Chính sách Xã hội Thị xã Gò Công – Tiền Giang”.
NGUYEN

TUAN

VU.

June

2012.

“Assessment

Of

The

Status

And Propose Credit Operations To Poor Households At The Vietnam Bank For
Social Policies – GoCong Town Transaction Office – TienGiang Province”.
Ngân hàng chính sách xã hội là loại hình doanh nghiệp đặt biệt với hoạt động
chính là cho vay vì thế đề tài “ hoạt động tín dụng” và “ rủi ro tín dụng” luôn được mọi
người quan tâm. Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại có mức độ
ảnh hưởng trực tiếp về mặt hiệu quả kinh tế nhiều hơn về mặt xã hội, tuy nhiên với
những đặc thù riêng thì ngoài những ảnh hưởng về mặt hinh tế thì Ngân hàng chính
sách xã hội còn có tác động rất lớn về mặt xã hội. Trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt
động tín dụng cho hộ nghèo của NH CSXH tại Thị xã Gò Công đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc cho vay đối với hộ nghèo và nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn vay. Để thực hiện, đề tài áp dụng phương pháp thống kê kinh tế: phương
pháp thu thập số liệu bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp, phương pháp xử lý và
tổng hợp số liệu, phương pháp phân tích số liệu; đề tài còn áp dụng các chỉ tiêu chủ
yếu sử dụng trong nghiên cứu như nhóm chỉ tiêu phản ánh phương pháp cho vay,
nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung cho vay, nhóm chỉ tiêu phản kết quả của việc cho
vay,… Kết quả đã đưa ra được những đánh giá tổng quát về hoạt động tín dụng tại
PGD Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Thị Xã Gò Công – Tiền Giang: những mặt tích
cực cũng như những mặt còn hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả tín dụng đối
với người nghèo và từ đó đề xuất một số biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả tín
dụng tại PGD này.

iv
 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề ..........................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2


1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ....................................................................2

1.3.1.

Về nội dung nghiên cứu ..............................................................................2

1.3.2.

Về không gian nghiên cứu ..........................................................................3

1.3.3.

Về thời gian nghiên cứu ..............................................................................3

1.4.

Cấu trúc của khóa luận .......................................................................................3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1.


Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan ..................................................4

2.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ......................................................................5

2.2.1.

Tổng quan về NH CSXH Việt Nam............................................................5

2.2.2.

Tổng quan về PGD NH CSXH Thị xã Gò Công ........................................7

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 14
3.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................14

3.1.1.

Những vấn đề cơ bản về tín dụng .............................................................14

3.1.2.

Những vấn đề cơ bản về nghèo đói ...........................................................16

3.1.3.


Đặc điểm của tín dụng đối với hộ nghèo. .................................................20

3.1.4.

Vai trò của vốn tín dụng đối với hộ nghèo................................................21

3.1.5.

Đặc điểm hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo. .......................................22

3.1.6.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nghèo ......22
v

 


3.1.7.
3.2.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay....................................23

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................24

3.2.1.

Thu thập dữ liệu: chủ yếu là dữ liệu thứ cấp.............................................24

3.2.2.


So sánh tuyệt đối và tương đối ..................................................................24

3.2.3.

Thống kê mô tả ..........................................................................................25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 26
4.1.

Tình hình và đặc điểm của các hộ nghèo trên địa bàn .....................................26

4.1.1.

Tình hình nghèo đói trên địa bàn Thị xã Gò Công ...................................26

4.1.2.

Đặc điểm của các hộ nghèo trên địa bàn Thị xã Gò Công ........................27

4.2.

Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH TX Gò Công ........31

4.2.1.

Tình hình kết quả hoạt động của PGD qua 3 năm 2009 – 2011 ...............32

4.2.2.


Tình hình nguồn vốn hoạt động của PGD NHCSXH Thị xã Gò Công ....34

4.2.3.

Doanh số cho vay ......................................................................................36

4.2.4.

Doanh số thu nợ ........................................................................................39

4.2.5.

Doanh số dư nợ .........................................................................................42

4.2.6.

Phân tích đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn......................................................45

4.3.

Đánh giá chung về tín dụng đối với hộ nghèo tại ............................................46

4.3.1

Đánh giá thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản ...................................46

4.3.2

Đánh giá thông qua việc khảo sát khách hàng ..........................................49


4.3.3

Những kết quả đạt được ............................................................................59

4.3.4

Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân.......................................................61

4.4.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo .........62

4.4.1.

Một số giải pháp chung .............................................................................62

4.4.2.

Một số giải pháp cụ thể .............................................................................64

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 67
5.1.

Kết luận ............................................................................................................67

5.2.

Kiến nghị ..........................................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 70

PHỤ LỤC

vi
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCB

Cựu chiến binh

CBTD

Cán bộ tín dụng

CSXH

Chính sách xã hội

CV

Cho vay

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ


ĐTCS

Đối tượng chính sách

ĐTN

Đoàn thanh niên



Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

HS

Học sinh

LĐ - TB- XH

Lao động thương binh và xã hội

ND

Nông dân

NH


Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NN

Nước ngoài

NS & VSMT

Nước sạch và vệ sinh môi trường

PGD

Phòng giao dịch

PN

Phụ nữ

SV

Sinh viên


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

TLSX

Tư liệu sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

VKK

Vùng khó khăn

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

XKLĐ

Xuất khẩu lao động
vii


 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tóm Tắt 08 Chương Trình Cho Vay .........................................................10
Bảng 4.1. Tỷ Lệ Hộ Nghèo Phân Theo Địa Bàn tại Thị Xã Gò Công .......................27
Bảng 4.2. Thông Tin Chung về Các Hộ Điều Tra, Tháng 3/2012 ............................. 28
Bảng 4.3. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2009 – 2011 ..........................32
Bảng 4.4. Tình Hình Nguồn Vốn của Ngân Hàng 2009 – 2011 ................................35
Bảng 4.5. Doanh Số Cho Vay của Phòng Giao Dịch 2009 -2011 .............................37
Bảng 4.6. Doanh Số Thu Nợ của Phòng Giao Dịch 2009 – 2011 .............................40
Bảng 4.7. Dư Nợ của Phòng Giao Dịch 2009 – 2011 ................................................43
Bảng 4.8. Tình Hình Nợ Quá Hạn của Phòng Giao Dịch 2009 – 2011 .....................45
Bảng 4.9. Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Cho Vay 2009-2011 ................................47
Bảng 4.10. Hệ Số Thu Nợ ..........................................................................................47
Bảng 4.11. Nợ Xấu Trên Tổng Dư Nợ.......................................................................48
Bảng 4.12. Vòng Quay Vốn Tín Dụng ......................................................................48
Bảng 4.13. Số Lần Vay Vốn của Khách Hàng...........................................................49
Bảng 4.14. Nguồn Gốc Hộ Vay Biết Đến Để Vay Vốn Tại Ngân Hàng ...................50
Bảng 4.15. Đánh Giá của Hộ Vay Về Thủ Tục Vay Vốn Tại Ngân Hàng ................51
Bảng 4.16. Đánh Giá của Hộ Vay về Phong Cách Của Nhân Viên NH. ...................51
Bảng 4.17. Đánh Giá của Hộ Vay Về Thái Độ Phục Vụ ...........................................52
Bảng 4.18. Đánh Giá của Hộ Vay về Lãi Suất Của Ngân Hàng................................53
Bảng 4.19. Đánh Giá của Hộ Vay về Lượng Tiền Được Vay Tại Ngân Hàng. ........54
Bảng 4.20. Đánh Giá của Hộ Vay về Thời Gian Chờ Giải Ngân. .............................55
Bảng 4.21. Sự Hài Lòng của Hộ Vay theo Từng Chỉ Mục ........................................55
Bảng 4.22. Mức Độ Không Hài Lòng của Hộ Vay Theo Từng Chỉ Mục.................56
Bảng 4.23. Nhận Xét Của Hộ Vay về Phương Thức Thu Hồi Nợ của Ngân .......57
Bảng 4.24. Đánh Giá Việc Kiểm Tra Tình Hình Sử Dụng Vốn của CBTD. .............58

Bảng 4.25. Tỷ Lệ Hộ Vay sẽ Tiếp Tục Vay Tại Ngân Hàng khi Có Nhu Cầu..........58 

viii
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức PCD NH CSXH Thị Xã Gò Công ...................................... 8 
Hình 4.1. Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2009 – 2011 ............................ 32 
Hình 4.2. Biểu Đồ Tình Hình Nguồn Vốn của Ngân Hàng 2009 – 2011 .................. 35 
Hình 4.3. Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay 2009 - 2011 .................................................. 37 
Hình 4.4. Biểu Đồ Doanh Số Thu Nợ 2009 – 2011 ................................................... 40 
Hình 4.5. Biểu Đồ Doanh Số Dư Nợ 2009 – 2011 ..................................................... 43 
Hình 4.6. Biểu Đồ Tình Hình Nợ Quá Hạn 2009 – 2011 ........................................... 45 
Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Số Lần Vay Vốn của Khách Hàng ............................... 49 
Hình 4.8. Biểu Đồ Nguồn Gốc Hộ Vay Biết Đến Để Vay Vốn Tại Ngân Hàng ....... 50 
Hình 4.9. Biểu Đồ Đánh Giá của Hộ Vay Về Thủ Tục Vay Vốn Tại Ngân Hàng. ... 51 
Hình 4.10. Biểu Đồ Đánh Giá của Hộ Vay về Phong Cách Của ............................... 51 
Hình 4.11. Biểu đồ Đánh Giá của Hộ Vay Về Thái Độ Phục Vụ Của. ...................... 52 
Hình 4.12. Biểu Đồ Đánh Giá của Hộ Vay về Lãi Suất Của Ngân Hàng .................. 53 
Hình 4.13. Biểu Đồ Đánh Giá của Hộ Vay về Lượng Tiền ....................................... 54 
Hình 4.14. Biểu Đồ Đánh Giá của Hộ Vay về Thời Gian Chờ Giải Ngân. ............... 55 
Hình 4.15. Biểu Đồ Đành Giá Mức Độ Hài Lòng của Hộ Vay trong. ....................... 55 
Hình 4.16. Biểu Đồ Đánh Giá Mức Độ Không Hài Lòng của Hộ Vay...................... 56 
Hình 4.17. Biểu Đồ Nhận Xét Của Hộ Vay về Phương Thức.................................... 57 
Hình 4.18. Biểu Đồ Đánh Giá Việc Kiểm Tra Tình Hình .......................................... 58 
Hình 4.19. Biểu Đồ Tỷ Lệ Hộ Vay sẽ Tiếp Tục Vay Tại........................................... 58 
 


ix
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG
Phụ lục 2: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢT HỘ TIẾP CẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

x
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống

của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không
đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy một bộ phận dân cư do các
nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp khó khăn trong đời sống, sản
xuất và trở thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến
bộ xã hội và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định chính trị, kinh tế và
môi trường, Đảng và Nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, là
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước nhà.
Xóa đói giảm nghèo là một nội dung trọng tâm và xuyên suốt trong chiến lược

phát triển của Việt Nam và các nước đang phát triển. Việt Nam đã xây dựng chiến
lược quốc gia cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (ngày 21/5/2002). Cho đến nay,
đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tạo được sự đồng
thuận trong xã hội, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng
trưởng kinh tế của đất nước. Chính Phủ, các địa phương, các tổ chức quốc tế đã và
đang nổ lực rất nhiều cho công tác xóa đói giảm nghèo, trong đó tín dụng được coi là
một trong những giải pháp cơ bản không những ở Việt Nam mà nhiều quốc gia đang
phát triển khác cũng đang thực hiện. Trong những năm vừa qua, chính sách tín dụng
đã có tác dụng to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo, hơn một nửa số hộ được vay vốn
cho rằng vốn vay có tác dụng tích cực tới giảm nghèo. Nhiều hộ nông dân đã thoát
khỏi nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện sản xuất và tiêu dùng.
Thị xã Gò Công là một thị tứ lớn của tỉnh Tiền Giang tuy nhiên diện tích đất
nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn, toàn Thị xã có 7 xã và 5 Phường, dân số đông, lao
1
 


động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tỷ lệ hộ
nghèo tương đối cao. Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho hộ nông dân nghèo
đã góp phần không nhỏ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo. Trong đó Ngân hàng
CSXH là một tổ chức tín dụng chính thống có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ
hệ thống tín dụng vi mô cho xoá đói giảm nghèo. Mặc dù dã và đang nỗ lực rất lớn, cơ
chế ngày càng hoàn thiện hơn, thủ tục vay vốn ngày càng thông thoáng, đơn giản để
người nghèo tiếp cận với đồng vốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, còn có nhất nhiều vấn đề
nảy sinh cả từ phía người cho vay và người đi vay như cho vay không đúng đối tượng;
mức vốn vay, thời hạn cho vay còn hạn chế và chưa phù hợp với từng đối tượng, từng
mục đích; hiệu quả sử dụng vốn vay thấp… Vì vậy, những kết quả đạt được chưa
tương xứng với nguồn lực bỏ ra, tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo còn thấp.
Với kỳ vọng công cụ tín dụng cho hộ nghèo ngày càng phát huy thế mạnh, góp
phần nhiều hơn nữa trong việc thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo của cả nước

nói chung, của Thị xã Gò Công nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
thực trạng tín dụng và các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại
Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Thị Xã Gò Công – Tiền Giang”
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng tín dụng cho hộ nghèo của NH CSXH
tại Thị xã Gò Công, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc cho vay
đối với hộ nghèo và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng cho hộ nghèo

-

Đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ nghèo tại NH CSXH trên địa bàn
Thị xã Gò Công

-

Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của NH CSXH.

1.3.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận


1.3.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu vào hoạt động cho vay phục vụ hộ nghèo,
hộ khó khăn của NH CSXH TX Gò Công.
2
 


1.3.2. Về không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại PGD NH CSXH Thị xã Gò Công
1.3.3. Về thời gian nghiên cứu
Năm nghiên cứu: 2009 – 2011
Thời gian nghiên cứu: 30/01/2012 – 29/03/2012
1.4.

Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc khóa luận bao gồm những nội dung chính nhu sau:
Chương I: “MỞ ĐẦU”, trong phần này sẽ tổng quát về lý do chọn đề tài và sự

cần thiết của đề tài xuất phát từ tình hình kinh tế chung, đưa ra những mục tiêu sẽ
nghiên cứu trong đề tài và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương II: “TỔNG QUAN”, mô tả khái quát một số nét về tình hình kinh tế,
điều kiện tự nhiên của địa bàn Thị xã, quá trình hình thành và phát triển của ngân
hàng, cơ cấu tổ chức và các hoạt động chính cũng như những quy định chung về chính
sách tín dụng tại Phòng giao dịch.
Chương III: “NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU’, đưa ra những
cơ sở lý thuyết về hoạt động tín dụng và hộ nghèo cũng như vai trò của tín dụng đối
với hộ nghèo. Bên cạnh đó, trình bày những phương pháp nghiên cứu được sử dụng để
thực hiện đề tài.
Chương IV: “KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN”, phân tích hoạt động cho vay hộ
nghèo tại Phòng giao dịch thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ,

tình hình dư nợ và nợ quá hạn qua 3 năm 2009-2011. Trên cơ sở đó, đánh giá các chỉ
tiêu hệ số thu nợ, nợ xấu trên tổng dư nợ, vòng quay vốn tín dụng cũng như thông qua
ý kiến của khách hàng. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả hoạt
động cho vay đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch.
Chương V: “KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ”, trình bày ngắn gọn lại những kết quả
chính mà khóa luận đã nghiên cứu được, trên cơ sở đó đề ra những kiến nghị đối với
ngân hàng, khách hàng cũng như Nhà nước và các ban ngành có liên quan.

3
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Ngô Thị Huyền (2005) thông qua các số liệu thu thập được từ các phòng ban

của NH CSXH Việt Nam đã mô tả thực trạng hoạt dộng tín dụng của NH từ năm 2003
– 2004. Tác giả phân tích theo định tính là chủ yếu, có rất ít có những chỉ tiêu định
lượng cụ thể để lượng giá các vấn đề. Đề tài dựa hầu hết trên những số liệu thứ cấp
(Những báo cáo của NH CSXH được công bố, số liệu từ các phòng ban,…) nên không
phản ánh đầy đủ, đúng thực tế tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở
đó tác giả đã có đề xuất rất nhiều biện pháp, nhưng theo sự đánh giá của các chuyên
gia giữa biện pháp và khả năng thực hiện còn có khoảng cách.
Nguyễn Công Minh (2008) đã đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng
tại PGD NH CSXH huyện Mộc Hóa – Long An thông qua các chỉ tiêu như nguồn vốn
cho vay, cách cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn,… qua 3 năm 2005-2007. Bằng

việc phân tích những số liệu sơ cấp cũng như thứ cấp, tác giả đã đề ra được một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng; tuy nhiên, phần đề xuất còn
mang tính chung chung chưa được cụ thể nên việc vận dụng nó vào thực tế rất khó
được áp dụng.
Theo Phạm Thị Thanh Mai (2010) đã nêu lên được hiện trạng tín dụng tại PGD
ngân hàng Chính sách xã hội Thị xã Gò Công. Tác giả đã dựa vào kết quả điều tra,
tổng hợp những số liệu, thông tin thu thập được và kết quả phỏng vấn của các hộ có
vay vốn ở PGD NH CSXH Thị xã Gò Công để phân tích hệ thống các đặc điểm, chức
năng hoạt động và hiệu quả của các hoạt động tín dụng. Tác giả đã lột tả được những
nét cơ bản của các hoạt động tín dụng tại PGD NH CSXH Thị xã Gò Công. Trên cơ sở
phân tích này và ma trận SWOT, tác giả đã đề xuất một số chiến lược nâng cao hiệu

4
 


quả tín dụng cho hộ nghèo tại đây. Tuy phần đề xuất đúng hướng nhưng chưa được cụ
thể mang tính chủ quan cá nhân nhiều hơn.
Đề tài “Đánh giá thực trạng tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Thị xã Gò Công –
Tiền Giang” đã đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động của PGD, bằng các phương pháp
định lượng đã đưa ra được các đánh giá cụ thể sát với tình hình hoạt động của cơ quan;
đề tài còn đánh giá hoạt dộng của PGD thông qua bảng câu hỏi khảo sát khách hàng
(hộ vay) để từ đó biết được cách nhìn, nhận xét, đánh giá của hộ vay đối với hoạt động
tín dụng của ngân hàng, thông qua những ý kiến này đề xuất cho ngân hàng những
biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của mình.
2.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu


2.2.1. Tổng quan về NH CSXH Việt Nam
a) Quá trình hình thành NH CSXH Việt Nam
Ngân hàng Chính sách Xã hội được thành lập với mục tiêu cho vay các đối
tượng chính sách, chủ yếu là người nghèo, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm
nghèo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam được thành lập trên cơ sở
tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, thời gian hoạt động 99 năm bắt đầu từ
ngày 1 tháng 1 năm 2003. NH CSXH kế thừa các hoạt động của Ngân hàng Phục vụ
người nghèo và thực hiện thêm các hoạt động tín dụng chính sách như cho vay sinh
viên nghèo, cho vay giải quyết việc làm… NH CSXH ra đời nhằm thực hiện mục tiêu
xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.
b) Đặc điểm, chức năng và vai trò của NH CSXH Việt Nam
Ngân hàng CSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu
lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, vì mục tiêu chủ yếu
là xoá đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay của NH CSXH thấp hơn nhiều so với lãi suất
của Ngân hàng thương mại.
Các mức lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ,
chênh lệch lãi suât huy động và cho vay được Bộ Tài chính cấp bù, sau khi bù đắp
bằng quỹ dự phòng, chi phí hoạt động của NH CSXH sẽ được Bộ Tài chính cấp…Như
5
 


vậy đây là một tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay)
song dựa vào nguồn chi ngân sách hàng năm, tức là Nhà nước thực hiện bao cấp một
phần cho hoạt động của NH CSXH.
Quyền quyết định cao nhất thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các thành viên
kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc các cơ quan của Chính phủ và một số tổ chức chính
trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ,…); tại các tỉnh, thành phố, quận, huyện, có Ban

đại diện Hội đồng quan trị do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban.
c) Hoạt động của NH CSXH Việt Nam
- Hoạt động huy động vốn:
+ NH CSXH phải huy động tiết kiệm với mặt bằng chung của các NHTM khác
trên địa bàn
+ Huy động tiền gửi của các tổ chức
+ Nguồn đóng góp của các tổ chức và cá nhân từ thiện
+ Nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính Phủ và tổ chức tài chính
+ Tài trợ của các Chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế.
- Hoạt động cho vay ưu đãi
- Thu hồi gốc và lãi
d) Kết quả tín dụng cho hộ nghèo tại NH CSXH
Nhận thức được ý nghĩa của vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng trong công
cuộc xoá đói giảm nghèo nên trong thời gian qua nguồn vốn huy động để cho vay xoá
đói giảm nghèo liên tục tăng lên. Năm 2005 là 4.086 tỷ đồng, năm 2007 là 6.267 tỷ
đồng và con số này năm 2009 là 8.400 tỷ đồng. Nguồn vốn này có được từ các nguồn
vốn như: vốn điều lệ, vay NHNN, NHTM, vay nước ngoài và các tổ chức tín dụng
khác.
Doanh số cho vay các hộ nghèo cũng tăng lên tương ứng, thông qua doanh số
cho vay trong năm và dư nợ cuối năm qua các năm tăng lên.
Theo đánh giá, có khoảng 75,5% hộ nghèo được vay vốn, chiếm 15,8% tổng số
hộ trong cả nước. Để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi, Nhà nước đã cấp bù chênh
lệch lãi suất với số tiền 1.782 tỷ đồng. Phần lớn hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục
đích, có hiệu quả, trả đúng hạn cho ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (4%).
Chính sách tín dụng đã có tác động quan trọng tới giảm nghèo, hơn 2/3 số hộ cho rằng
6
 


vốn vay có tác động tích cực đến công ăn việc làm, đến thu nhập và góp phần xoá đói

giảm nghèo cho hộ gia đình. Nhiều hộ vay đã thoát nghèo, có điều kiện mua sắm thêm
các phương tiện, công cụ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất.
2.2.2. Tổng quan về PGD NH CSXH Thị xã Gò Công
a) Giới thiệu về Thị xã Gò Công
Thị xã Gò Công nằm về phía Đông của tỉnh Tiền Giang, giáp hai huyện Gò
Công Đông và Gò Công Tây, Thị xã là trung tâm thương mại dịch vụ của các huyện
phía Đông. Thị xã có diện tích tự nhiên 96,2km2, dân số 100.266 người (theo số liệu
thống kê năm 2008), mật độ dân số 1044 người/km2; Thị xã có 5 Phường và 7 xã.
Thị xã Gò Công là đô thị thứ hai sau Thành phố Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang là
nút giao thông quan trọng trong tuyến quốc lộ 50 nối liền Thành phố Mỹ Tho với
Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời hướng ra biển Đông theo hai ngã Tân Thành và
Vàm Láng là hai xã thuộc huyện Gò Công Đông có bờ biển chạy dài 32km.
Về diện tích đất canh tác, đất nông nghiệp còn nhiều tiềm năng khai thác nhưng
sản xuất nông nghiệp của một số xã còn gặp khó khăn do đất bị nhiễm phèn, nhiễm
mặn làm cho một số vùng trước đây chỉ sản xuất được một vụ lúa trong năm. Với
chương trình ngọt hóa Gò Công sản xuất nông nghiệp được cải thiện, tạo điều kiện
phát triển nông nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm, đồng thời những xã ngoài vùng ngọt
hóa dọc theo đê mặn có thể đầu tư phát triển các ngành nghề nuôi trồng chế biến thủy
hải sản với lợi thế bờ biển dài và sẽ tích cực hơn trong việc phát triển du lịch biển.
Đặc biệt trong những năm qua, nhờ sự định hướng chủ trương của chính quyền
địa phương một cách đồng bộ, đúng đắn đã từng bước phát huy hết thế mạnh của từng
vùng như: đẩy mạnh công tác thủy lợi nội đồng, hoàn thành tốt các công trình giao
thông nông thôn, đưa mạng lưới điện cùng nước sạch và vệ sinh môi trường rộng khắp
nông thôn… khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển mạnh
mạng lưới dịch vụ nhằm thu hút lao động giải quyết việc làm từng bước cải thiện đời
sống người dân, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng đưa Thị xã Gò Công tăng nhanh tốc
độ đô thị hóa, giảm dần khoảng cách nông thôn với thành thị.
b) Sơ lược về PGD NH CSXH Thị xã Gò Công
PGD NH CSXH Thị xã Gò công được thành lập theo Quyết định số 635/QĐHĐQT Hà Nội ngày 10/05/2003 của Hội đồng quản trị NH CSXH. Trụ sở giao dịch
7

 


đặt tại: số 1, đường Phan Bội Châu, khu phố 1, phường 2, Thị xã Gò Công; điện thoại:
0733.510893.
Sự hình thành và phát triển của PGD NH CSXH Thị xã Gò Công đã có đóng
góp rất quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, đầi tư, phát triển, giải quyết
việc làm cho người lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần
đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại
hóa tại địa phương.
Ngoài sự giám sát của Thị ủy và UBND Thị xã, bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy
và UBND cấp phường, đưa nội dung lãnh đạo quản lý nguồn vốn vay đúng đối tượng
theo Nghị định 78/NĐ-CP của Chính Phủ và các Chỉ thị, Văn bản hướng dẫn của
Trung ương được cấp phường thực hiện ngày càng tốt, việc phối hợp và triển khai thực
hiện ủy thác qua các Hội đoàn thể (Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến
binh, Đoàn thanh niên) được củng cố và hoạt động có hiệu quả.
c) Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận tại PGD NH
CSXH Thị xã Gò Công
-

Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ cán bộ định biên điều hành tại PGD NH CSXH Thị xã Gò Công là 08 cán
bộ được cơ cấu theo sơ đồ sau:
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức PCD NH CSXH Thị Xã Gò Công
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ TRƯỞNG TỔ


(Kiêm tổ trưởng tổ tín dụng)

KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ

CÁN

CÁN

CÁN

CÁN

CÁN

BỘ

BỘ

BỘ

BỘ

BỘ

TÍN

TÍN

TÍN


KẾ

NGÂN

DỤNG

DỤNG

DỤNG

TOÁN

QUỸ

Nguồn tin: Phòng giao dịch NH CSXH Thị xã Gò Công
8
 


Ngoài số lượng cán bộ được biên chế, PGD NH CSXH Thị xã Gò Công còn có
01 bảo vệ hợp đồng với nhiệm vụ bảo quản tài sản của PGD; với cơ cấu được bố trí
gọn nhẹ nhưng PGD vẫn hoàn thiện được nhiệm vụ được giao. Mọi hoạt động của
PGD đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai với sự phân
công đảm nhiệm công việc cụ thể cho từng bộ phận.
-

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

+ Giám đốc:

Tổ chức điều hành mọi hoạt động của PGD; có trách nhiệm báo cáo và phụ
trách bộ phận kế toán hạch toán theo yêu cầu của UBND các cấp, NH CSXH cấp trên
và các tổ chức có vốn ủy thác.
Đại diện NH CSXH theo ủy quyền trong quan hệ với các cơ quan quản lý, cơ
quan pháp luật trên địa bàn về những việc có liện quan đến hoạt động của NH CSXH.
Có phương pháp phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo an
ninh, an toan hoạt động của PGD; thực hiện nhiệm vụ khác do NH CSXH cấp trên và
Ban đại diện Hội đồng quản trị giao.
+ Phó giám đốc và các cán bộ tín dụng:
Phó GĐ được sự phân công của GĐ phụ trách về mọi kế hoạch và nghiệp vụ tín
dụng của PGD, điều dộng và hướng dẫn cán bộ tín dụng trong tổ tín dụng.
PGD có 03 cán bộ tín dụng được phân công nhiệm vụ tín dụng theo tổ, hướng
dẫn khách hàng lập hồ sơ, đi thẩm định, báo cáo, đôn đốc khách hàng trả nợ trả lãi
đúng kỳ hạn,…
+ Kế toán – ngân quỹ:
Tổ trưởng tổ kế toán phụ trách chung về tất cả các nghiệp vụ kế toán đồng thời
tổ chức việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ một cách khoa học.
Cán bộ kế toán phụ trách ghi chép đầy đủ chứng từ, cập nhật sổ sách kế toán và
phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt dộng nghiệp vụ.
PGD NH CSXH Thị xã Gò Công thực hiện chế độ kế toán, thống kê và hạch toán theo
hệ thống tài khoản kế toán theo qui định của pháp luật.
PGD có 01 cán bộ ngân quỹ, thực hiện nghiệp vụ thu chi và quản lý xuất nhập
kho, quỹ nhanh chóng, chính xác, an toàn lượng tiền mặt, các chúng từ có giá; kiểm
soát bảo quản kho, quỹ đồng thời lưu trữ các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ.
9
 


d) Kết quả và phương hướng hoạt động
-


Kết quả hoạt động:

Kế thừa hoạt động trong lĩnh vực cho vay ưu đãi hộ nghèo trước đây của Ngân
hàng phục vụ người nghèo, sau hơn 9 năm thành lập và hoạt động PGD NH CSXH Thị
xã Gò Công đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Thị
Ủy, UBND và Ban đại diện HĐQT NH CSXH Thị xã Gò Công, các tổ chức chính trị
xã hội, UBND và Ban xóa đói giảm nghèo xã, phường trong công tác cho vay hộ
nghèo và các đối tượng chính sách; cùng với sự gắn bó tận tâm của các cán bộ PGD
luôn đặt công việc lên hàng đầu.
NH CSXH Việt Nam nói chung và PGD NH CSXH Thị xã Gò công nói riêng là
một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhằm góp
phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, vì mục tiêu
công bằng xã hội, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, truyền thống nhân nghĩa của
dân tộc Việt Nam. PGD NH CSXH Thị xã Gò Công đã trở thành bạn đồng hành giúp
người nghèo và các đối tượng chính sách, những người không đủ điều kiện để tiếp cận
với vốn tín dụng thương mại có cơ hội tiến kiệp với sự phát triển của xã hội.
Đến nay, với vai trò của mình PGD NH CSXH Thị xã gò công đã góp phần
đáng kể vào việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm
nghèo, tạo cơ hội cho những người nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước,
nâng cao thu nhập cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên điạ bàn, củng cố
được lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Với 08 chương trình tín dụng
cùng lãi suất hỗ trợ, trong dó có hai chương trình cho vay hộ nghèo vế nhà ở và cho
vay thương nhân tại vùng khó khăn là mới được triển khai vào năm 2009 đã giúp thêm
một bộ phận người dân gặp khó khăn có thể vay vốn của NH CSXH, tận dụng cơ hội
để vươn lên trong cuộc sống. Sau đây có thể tìm hiểu khái quát về tám chương trình
mà PGD NH CSXH Thị xã Gò Công đã thực hiện: 
Bảng 2.1. Tóm Tắt 08 Chương Trình Cho Vay của PGD NH CSXH Thị Xã Gò
Công
 

 
 

10
 


Chương trình
tín dụng
1. Hộ nghèo
2. Giải quyết
việc làm

3. Nước sạch
và vệ sinh môi
trường nông
thôn

Đối tượng cho vay
Hộ nghèo
Cá thể nhóm hộ gia
đình, cơ sở sản xuất
kinh doanh

Mức cho vay tối

Lãi suất

Thời hạn


đa

(tháng)

cho vay

30 triệu đồng/hộ

0.65%

Hộ gia đình tối đa
20 triệu đồng, cơ sở
SXKD tối đa 500

0.65%

triệu đồng/dự án

Hộ chưa có hoặc đã
có công trình nước
sạch và vệ sinh môi
trường nhưng chưa đủ

Tối đa 4 triệu đồng/
hộ

0.9%

tiêu chuẩn


4. Xuất khẩu

Các đối tượng chính

lao động có

sách và hộ nghèo theo

thời hạn

chuẩn quy định

Tối đa 30 triệu
đồng/người

0.9%

- Trung

5. Học sinh

nghèo đang theo học

sinh viên có

tại các trường Đại

Tối đa 900 ngàn

hoàn cảnh khó


học, Cao đẳng, Trung

đồng/người

khăn

học chuyên nghiệp,

hạn từ 12 –
0.5%

vùng khó
khăn

trên 60
tháng

Hộ không thuộc diện

30 triệu đồng đối

nghèo nhưng SXKD

với hộ không thế

tại vùng khó khăn

chấp tài sản


0.9%

Hộ nghèo không hoặc
7. Hộ nghèo về

đã có nhà nhưng hư

Tối đa 8 triệu

nhà ở

hỏng tạm bợ không có

đồng/hộ

0.25%

khả năng tự cải thiện

 

60 tháng
- Dài hạn:

học nghề
kinh doanh tại

hạn: dưới
12 tháng


Học sinh sinh viên

6. Hộ sản xuất

- Ngắn

8. Thương

Thương nhân hoạt

- 30 triệu đồng cho

nhân tại vùng

động thương mại

cá nhân không mở
11

0.9%


khó khăn

thường xuyên tại vùng

sổ sách kế toán

khó khăn


- 100 triệu đồng cho
cá nhân mở sổ sách
kế toán
- 500 triệu đồng cho
các tổ chức kinh tế
Nguồn tin: Phòng tín dụng

-

Phương hướng hoạt động

Hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó tập trung vốn giải ngân
tiếp hoàn chỉnh chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và thương nhân hoạt động
thương mại tại vùng khó khăn.
Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo, phối hợp của các Tổ chức chính trị xã
hội trong hoạt động chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến các đối tượng
chính sách và hộ nghèo trên địa bàn.
Ngoài nguồn vốn từ Trung ương, PGD cấn huy động vốn với các hình thức
như: vận động hộ nghèo gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, huy động tiền gửi chưa sử dụng
của các hội đoàn thể, tiền gửi của các nhà hảo tâm và các tổ chức kinh tế; nhằm mục
đích tăng thêm nguồn vốn cho vay, nâng suất đầu tư cho vay đối với các hộ cần và
mong muốn phát triển thêm cơ sở kinh doanh.
Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, tiếp thị, thông tin thường xuyên các chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động của NH CSXH thông qua các buổi
tập huấn, đài truyến hình, đài truyền thanh của xã, phường.
Nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ PGD để có thể tiếp
cận các cơ chế chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo, có
tinh thần trách nhiệm gắn bó với nông dân.
Nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ Hội, Tổ TK&VV, các tổ chức chính
trị xã hội nhận ủy thác; đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng

tín dụng.
Phối hợp với các ngành khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư
để tổ chức lồng ghép các chương trình tín dụng với các chương trình đầu tư khác của
12
 


Chính phủ tạo điều kiện để người dân nghèo có thêm trình độ kỹ thuật, cơ hội phát
triển nhằm nâng cao mức sống thoát nghèo, việc làm ổn định…
Cán bộ PGD thường xuyên tổ chức đi thực tế, kiểm tra, đối chiếu các tổ chức
TK&VV hoạt động kém để hạn chế, ngăn chặn cũng như xử lý kịp thời các trường hợp
chiếm dụng vốn xảy ra.
Thực hiện luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và luật phòng chống tham
nhũng, phát huy dân chủ trong quản lý nội bộ.

13
 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Cơ sở lý luận

3.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng
a) Tín dụng là gì?
Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và
người vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng

tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong một thời gian nhất định, khi tới thời hạn trả
nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay kèm theo
một khoản lãi.
Theo nội dụng kinh tế, tín dụng thực chất là quan hệ kinh tế về sử dụng vốn tạm
thời nhàn rỗi giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả dựa trên
cơ sở sự tín nhiệm.
Tín dụng là một hiện tượng kinh tế, nảy sinh trong điều kiện nền sản xuất hàng
hoá. Sự ra đời và phát triển của tín dụng không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu điều hòa
vốn trong xã hội mà còn là một tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gần đây tín
dụng được xem như một công cụ quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo.
b) Bản chất của tín dụng
Tín dụng được hiểu là một phạm trù kinh tế hoạt động rất đa dạng và phong
phú, nó thể hiện quan hệ giữa hai mặt: người sở hữu tiền, hàng hoá cho người khác sử
dụng trong một khoảng thời gian nhất định và phải hoàn trả với một giá trị lớn hơn số
vốn ban đầu cho người sở hữu. Phần chênh lệch đó gọi là lợi tức tín dụng. Sự hoàn trả
cả vốn lẫn lãi là đặc trưng bản chất của tín dụng để có thể phân biệt với các phạm trù
kinh tế khác.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của thị trường
vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng là một thể
14
 


thống nhất của nhiều hình thức. Mỗi hình thức gắn với một điều kiện kinh tế xã hội cụ
thể, chúng bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận nhau trong tiến trình phát triển.
c) Hình thức tín dụng
Có nhiều loại tài liệu nghiên cứu về các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị
trường, đã phân loại tín dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Căn cứ theo thời hạn cho vay, tín dụng bao gồm các hình thức: Tín dụng ngắn
hạn (thời gian từ 1 năm trở xuống), tín dụng trung hạn (thời giann từ 1 - 5 năm) và tín

dụng dài hạn (trên 5 năm).
Căn cứ theo hình thức biểu hiện vốn vay, tín dụng bao gồm các hình thức: tín
dụng bằng tiền và tín dụng bằng hiện vật.
Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, tín dụng bao gồm: Tín dụng thương
mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước và tín dụng quốc tế.
Căn cứ theo phương diện tổ chức tín dụng, tín dụng có thể bao gồm tín dụng
chính thống và tín dụng không chính thống: Tín dụng chính thống là các tổ chức tài
chính có đăng ký hoạt động công khai theo luật, chịu sự giám sát, quản lý của các cấp
chính quyền Nhà nước…Tín dụng chính thống giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tín
dụng của quốc gia; Tín dụng không chính thống là tín dụng do các tổ cho cá nhân nằm
ngoài các tổ chức tín dụng chính thống trên nguyyên tắc nhất định giữa người cho vay
và người đi vay để tránh những rủi ro về tín dụng.
d) Hoạt động tín dụng
-

Sự vận động của vốn tín dụng trải qua ba giai đoạn sau:

Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay (giai đoạn cho vay). Ở giai đoạn này
vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi
vay. Như vậy, khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là
đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa thông thường. Bởi vì trong quan hệ
mua bán hàng hóa thì giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại. Trong việc cho vay, chỉ có
một bên nhận được giá trị, vì cũng chỉ có một bên nhượng giá trị thôi.
Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất (giai đoạn sử dụng vốn vay).
Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được sử dụng giá trị đó để thỏa
mãn mục đích của mình.
15
 



×