Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI CỦA VIỆC TẬN THU TITAN TẠI XÃ NHƠN HỘI, THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ XUÂN THÚY

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI CỦA VIỆC TẬN THU TITAN TẠI
XÃ NHƠN HỘI, THÀNH PHỐ QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ XUÂN THÚY

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI CỦA VIỆC TẬN THU TITAN TẠI
XÃ NHƠN HỘI, THÀNH PHỐ QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ ĐÁNH GIÁ THIỆT
HẠI CỦA VIỆC TẬN THU TITAN TẠI XÃ NHƠN HỘI, THÀNH PHỐ QUY
NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ” do NGUYỄN THỊ XUÂN THÚY, sinh viên khóa 2008 2012, ngành Kinh tế Tài nguyên Môi trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ___________________ .

TS. Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn

_________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_______________________

_____________________


Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, không chỉ có sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tác
giả mà còn có sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, thầy cô và những cá nhân, tổ chức
khác.
Trước tiên, cho con gửi đến ba mẹ lòng kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Ba mẹ đã sinh thành, nuôi nấng, tạo mọi điều kiện cho con được ăn học như ngày hôm
nay. Em xin cảm ơn anh trai đã luôn nhắc nhở, ủng hộ và tạo động lực cho em, để em
luôn cố gắng trong học tập cũng như trong cuộc sống. Con xin cảm ơn cả nhà.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ
Chí Minh, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh tế, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ
ích trong suốt bốn năm qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi đến Thầy Đặng Thanh Hà lời cảm ơn chân thành nhất, cảm
ơn Thầy đã luôn tận tình giúp đỡ, dạy bảo em trong suốt thời gian học tập cũng như
làm khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn chú Khen, anh Vĩ và các cô, chú, anh, chị
trong UBDN xã Nhơn Hội, mọi người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập. Cảm ơn bà con, chú bác tại xã Nhơn Hội đã cung cấp thông tin thực tế để tôi

hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn tất cả những người bạn thân yêu của tôi, đã luôn
bên tôi trong những năm qua, cùng tôi chia sẻ buồn vui trong cuộc sống và học tập,
nhất là khoảng thời gian làm khóa luận.
Cảm ơn tất cả mọi người!
Sinh viên
Nguyễn Thị Xuân Thúy


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ XUÂN THÚY. Tháng 06 năm 2012. “Đánh Giá Thiệt Hại của
Việc Tận Thu Titan tại Xã Nhơn Hội, Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định”.
NGUYEN THI XUAN THUY. June 2012. “Evaluating The Damage Cost by
Mining Titanium in Nhon Hoi Commune, Quy Nhon City, Binh Dinh Province”.
Bình Định là tỉnh được đánh giá có tiềm năng sa khoáng titan rất lớn, chiếm
25% trữ lượng sa khoáng cả nước. Năm 2010, Tp. Quy Nhơn được công nhận là đô thị
loại I đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Bình Định.
Cùng với tiềm năng sa khoáng lớn, phân bố tại 7 khu vực trên địa bàn tỉnh là một điều
kiện hết sức thuận lợi để thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo các vấn đề an sinh, phúc
lợi xã hội. Tuy nhiên, việc khai thác titan diễn ra những năm vừa qua đã gây nhiều bất
lợi cho đời sống nhân dân tại khu vực khai thác. Đặc biệt, nhằm hưởng ứng chương
trình đầu tư và phát triển KKT Nhơn Hội, UBND tỉnh cho phép tận thu titan trên địa
bàn xã Nhơn Hội đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và chất
lượng môi trường địa phương. Đề tài được thực hiện nhằm tính toán tổng thiệt hại mà
việc tận thu titan gây ra cho con người cũng như môi trường tại xã Nhơn Hội là bao
nhiêu, để đưa ra giải pháp thỏa đáng, hợp lý đối với người bị hại.
Để thực hiện đề tài tác giả đã tiến hành nghiên cứu, phỏng vấn 70 hộ dân sinh
sống và làm việc tại địa phương nhằm khảo sát ý kiến của người dân cũng như các
thông tin liên quan đến việc tận thu tại khu vực nghiên cứu.
Kết quả ước tính tổng thiệt hại mà việc tận thu gây ra cho người dân là

1.047.260.863 đồng/năm. Trong đó, chi phí phòng ngừa, khám chữa bệnh là
392.673.523 đồng/năm và chi phí tăng thêm để sử dụng nước sinh hoạt là 654.587.340
đồng/năm. Đồng thời tính được mức sẵn lòng đóng góp của người dân là 437.217.060
đồng/năm nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại địa phương.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU


1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1.

Mục tiêu chung

2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

2

Phạm vi nghiên cứu

2


1.3.

1.3.1.

Phạm vi thời gian

2

1.3.2.

Phạm vi không gian

3

1.3.3.

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.

Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2

4


TỔNG QUAN

4

2.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2.

Tổng quan xã Nhơn Hội

5

2.2.1.

Điều kiện tự nhiên

5

2.2.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

7

CHƯƠNG 3


12
vi


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Cơ sở lý luận

12
12

3.1.1.

Một số định nghĩa

12

3.1.2.

Tình hình khai thác, nhu cầu sử dụng titan

13

3.1.3.

Quy trình khai thác, tuyển quặng titan

16


3.1.4.

Tác động của titan đối với sức khỏe con người và môi trường

19

3.1.5.

Đánh giá thiệt hại – Mục đích – Ý nghĩa

19

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu

20

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu

20


3.2.3.

Phương pháp thống kê mô tả

21

3.2.4.

Phương pháp chi phí thay thế

21

3.2.5.

Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method)

21

3.2.6.

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

23

CHƯƠNG 4

27

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


27

4.1.

Đặc điểm kinh tế - xã hội mẫu điều tra

27

4.1.1.

Trình độ học vấn

27

4.1.2.

Nghề nghiệp và thu nhập

28

4.2.

Hiện trạng môi trường xã Nhơn Hội

30

4.2.1.

Tình hình ô nhiễm nguồn nước ngầm


31

4.2.2.

Tình hình bụi, cát bay

32

4.3.

Nhận thức của người dân về việc tận thu titan tại Nhơn Hội

34

4.3.1.

Nhận xét của người dân về chất lượng môi trường hiện nay

4.3.2.

Nhận xét về tác động của việc tận thu titan đối với đời sống người dân 37
vii

35


4.3.3.
4.4.

Mong muốn của người dân trong tình trạng hiện tại


Tác động của việc tận thu titan đối với xã Nhơn Hội

38
39

4.4.1.

Tác động tới nguồn nước sinh hoạt

39

4.4.2.

Tác động tới sức khỏe của người dân

41

4.4.3.

Mức sẵn lòng trả của người dân nhằm ngăn ngừa tác động tiêu cực của

việc tận thu titan với sức khỏe con người
4.5.

45

Đề xuất giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của tận thu titan

đối với con người và môi trường


51

4.5.1.

Giảm thiểu tác động của chất phóng xạ

51

4.5.2.

Quản lý chất thải tuyển quặng

51

4.5.3.

Nâng cao nhận thức môi trường

51

4.5.4.

Bảo vệ, phục vụ rừng phòng hộ

52

CHƯƠNG 5

53


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1.

Kết luận

53

5.2.

Kiến nghị

54

5.2.1.

Đối với cơ quan có thẩm quyền

54

5.2.2.

Đối với doanh nghiệp khai thác

54

5.2.3.


Đối với người dân

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSK

Chi phí sức khỏe (chi phí phòng ngừa, khám chữa bệnh)

CV

Đơn vị mã lực

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

DN

Doanh nghiệp


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KKT

Khu kinh tế

MT

Môi trường

PSSSTĐ

Phương sai sai số thay đổi

QL

Quản lý

TC

Trung cấp

TĐC

Tái định cư

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNMT

Tài nguyên và môi trường

Tp.

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

WTA

Mức sẵn lòng nhận

WTP

Mức sẵn lòng trả

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tỷ Lệ Học Sinh – Sinh Viên trong Địa Bàn Xã

10

Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số trong Hàm Chi Phí Sức Khỏe

22

Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu trong Hàm WTP

25

Bảng 4.1. Thể Hiện Mức Độ Quan Tâm của Người Dân về Môi Trường

35

Bảng 4.2. Vấn Đề Môi Trường mà Người Dân Quan Tâm Nhất

36

Bảng 4.3. Kết Quả Ước Lượng Hàm Chi Phí Sức Khỏe

41

Bảng 4.4. Kết Quả Kiểm Định P-value với Mức Ý Nghĩa 10% và Dấu của Các Hệ Số
42
Bảng 4.5. Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hồi Quy Hàm Chi Phí Sức Khỏe


42

Bảng 4.6. Giá Trị Trung Bình Các Biến Trong Hàm Chi Phí Sức Khỏe

43

Bảng 4.7. Chi Phí Sức Khỏe theo Khoảng Cách (đối với mẫu điều tra)

44

Bảng 4.8. Thể Hiện Mức Sẵn Lòng Trả của Người Dân

46

Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng WTP Ban Đầu

47

Bảng 4.10. Kết Quả Ước Lượng WTP Sau Khi Loại Bỏ Biến TUOI và GT

48

Bảng 4.11. Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hồi Quy Hàm WTP

48

Bảng 4.12. Tổng Hợp Kết Xuất các R2phụ trong Hàm WTP

49


Bảng 4.13. Giá trị trung bình các biến tron hàm WTP

50

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ xã Nhơn Hội

5

Hình 3.1. Bột Titan

13

Hình 3.2. Quy Trình Công Nghệ Tuyển Quặng Titan

17

Hình 3.3. Hệ Thống Hút, Lọc Titan

18

Hình 3.4. Titan Được Chứa ngoài Bãi Trống sau khi Lọc

18

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Học Vấn của Mẫu Điều Tra


27

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Nghề Nghiệp của Mẫu Điều Tra

29

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập của Mẫu Điều Tra

30

Hình 4.4. Tình Trạng Xả Thải Bừa Bãi của DN Tận Thu Titan

32

Hình 4.5. Cát Bay ven Các Con Đường Lớn tại Nhơn Hội

33

Hình 4.6. Rừng Chắn Cát, Gió Mới Được Trồng, Còn Nhỏ và Thưa Thớt

34

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Chất Lượng MT qua Nhận Xét của Mẫu Điều Tra

36

Hình 4.8. Ảnh Hưởng của Việc Tận Thu Titan đối với Nguồn Nước Sinh Hoạt

37


Hình 4.9. Cơ Cấu Nguồn Nước Sử Dụng tại Nhơn Hội

40

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả ước lượng hàm CPSK
Phụ lục 2. Kiểm định White đối với hàm CPSK
Phụ lục 3. Giá trị trung bình các biến
Phụ lục 4. Kết quả ước lượng hàm WTP
Phụ lục 5. Kiểm định Wald (loại biến không có ý nghĩa)
Phụ lục 6. Kết quả ước lượng hàm WTP sau khi loại biến
Phụ lục 7. Kiểm định White (PSSSTĐ)
Phụ lục 8. Kiểm định đa cộng tuyến với các R2phụ
Phụ lục 9. Giá trị trung bình các biến trong hàm WTP
Phụ lục 10. Bảng hỏi phỏng vấn người dân

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên khoáng sản đóng vai trò cực


kỳ quan trọng. Đó là nguồn nguyên vật liệu không thể thiếu đối với công nghiệp và
các ngành kinh tế khác. Việt Nam được coi là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản
khá phong phú và đa dạng, đã phát hiện được 5000 điểm quặng với khoảng 60 loại
khoáng sản khác nhau. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế trong những năm gần
đây, tài nguyên khoáng sản cũng như các loại tài nguyên hữu hạn khác đang được khai
thác một cách triệt để, đứng trước nguy cơ cạn kiệt, đồng thời để lại hậu quả nghiêm
trọng cho môi trường.
Titan là một loại khoáng sản được sử dụng nhiều thứ tư trong các ngành công
nghiệp. Xỉ titan có thể chế biến thành hợp kim titan có khả năng thay thế inox, các hợp
kim sắt thép có tính chịu nhiệt tốt và dioxit titan làm nguyên liệu cho các ngành sản
xuất sơn, gốm sứ, giấy. Ở nước ta, công nghiệp khai thác, chế biến titan tập trung ở
các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Tri, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Bình
Định, Bình Thuận. Tuy còn nhỏ lẻ nhưng nó mang lại nguồn thu khá lớn cho doanh
nghiệp, tổng doanh thu hàng năm trên 1.000 tỷ đồng. Do đó, khai thác titan trở thành
ngành kinh tế siêu lợi nhuận, thu hút lượng lớn các doanh nghiệp tham gia.
Bình Định có 7 khu vực có quặng titan, tổng trữ lượng hơn 2,5 triệu tấn ilmenit,
chiếm khoảng 25% tổng trữ lượng trên cả nước. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 20
doanh nghiệp khai thác titan trên diện tích khoảng 1.400 ha. Trong khu vực có khoảng
70 bè khai thác titan. Mức đầu tư ban đầu cho mỗi bè khoảng 800 triệu đồng. Khai
thác trong vòng ba ngày có thể thu hồi vốn với lượng khai thác 300 tấn/ ngày, giá titan
thô là 1,7 triệu đồng/ tấn. Nếu sản xuất xỉ titan thì giá trị tăng gấp 2,5 lần so với titan
thô.


Khu kinh tế Nhơn Hội được thành lập theo Quyết định số 141/2005/QĐ -TTg
ngày 14.6.2005 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu trở thành hạt nhân tăng trưởng,
trung tâm đô thị công nghiệp – dịch vụ – du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung; là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực
Nam Trung bộ, Tây Nguyên và là cầu nối với thị trường Campuchia, Lào và Thái Lan.

Dự kiến năm 2020 Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Cùng với
việc mở rộng, xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội, cơ quan chức năng đã cho phép tận thu
titan tại khu vực san lấp mặt bằng với diện tích khoảng 800 ha. Việc tận thu titan có ý
nghĩa là tận dụng sa khoáng titan trong khu vực, tăng nguồn ngân sách cho tỉnh, đồng
thời làm sạch môi trường để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
việc tận thu sa khoáng titan đã tác động không ít đến đời sống người dân địa phương
và môi trường trong khu vực như việc xả thải ra môi trường mà chưa qua hệ thống xử
lý, gây ô nhiễm nước ngầm, hủy hoại sinh vật biển; san lấp mặt bằng chưa được thực
hiện như cam kết, bụi bẩn; vấn đề nước sinh hoạt của người dân vẫn chưa được giải
quyết ổn thỏa. Trước thực tế đó, đề tài “Đánh giá thiệt hại của việc tận thu titan tại
xã Nhơn Hội, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” được thực hiện sẽ phân tích, tính toán
tổng thiệt hại của việc tận thu titan, những hệ lụy do tận thu titan gây ra và đề xuất
biện pháp khắc phục, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thiệt hại của việc tận thu titan tại xã Nhơn Hội, Tp. Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Nhơn Hội;
Phân tích nhận thức của người dân về việc tận thu titan;
Xác định và đánh giá các loại tổn hại do việc tận thu titan gây ra cho con người,
môi trường và xã hội;
Đề xuất giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của việc tận thu
titan, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu


1.3.1. Phạm vi thời gian
2


Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05/03/2012 đến ngày 01/06/2012.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành điều tra, nghiên cứu và thực hiện tại xã Nhơn Hội, Tp.
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại địa bàn này đã và đang xảy ra hoạt động tận thu titan
trên quy mô rộng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư và môi trường trong khu vực.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ quan chức năng địa phượng và người dân
trong khu vực, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động khai thác titan.
1.4.

Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên

cứu và bố cục của luận văn.
Chương 2: Trình bày về tổng quan tài liệu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu.
Trong chương này sẽ trình bày tổng quan về tài liệu nghiên cứu và kết quả mà các
nghiên cứu đó đạt được. Đồng thời, trình bày các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
- xã hội của địa bàn xã Nhơn Hội, nơi thực hiện nghiên cứu đề tài.
Chương 3: Trình bày cơ sở lý luận của đề tài và các phương pháp nghiên cứu
được áp dụng trong đề tài. Trong chương này sẽ đưa ra cơ sở lý luận cho đề tài như
khái niệm TNTN, đặc điểm và tác động của các chất phóng xạ trong quá trình tuyển
quặng titan, khái niệm, mục đích và ý nghĩa của hoạt động đánh giá thiệt hại. Các
phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp dụng đó là phương pháp thu thập số liệu, xử lý
số liệu, thống kê mô tả, PP tài sản nhân lực, phương pháp chi phí thay thế và CVM.

Chương 4: Nêu kết quả nghiên cứu và thảo luận. Đây là trọng tâm của đề tài,
nêu ra các kết quả mà đề tài đạt được trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Mục
tiêu chính của đề tài là tính được tổng thiệt hại mà việc tận thu titan gây ra cho con
người, môi trường và xã hội. Và tìm được giải pháp cho vấn đề môi trường tại khu vực
nghiên cứu.
Chương 5: Đưa ra kết luận của đề tài nghiên cứu và các biện pháp nhằm cải
thiện chất lượng môi trường, ngăn chặn các tác động xấu đối với sức khỏe con người

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo nhiều tài

liệu có liên quan, cụ thể là các khóa luận được thực hiện của các khóa trước, tài liệu
sách báo và internet.
Theo Nguyễn Quang Tiến, (2010) trong đề tài “ Đánh giá mức sẵn lòng trả
nhằm giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động khai thác titan tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định” đã sử dụng phương pháp CVM để ước tính được mức sẵn lòng trả tối đa của
người dân cho việc phục hồi rừng phòng hộ và giảm thiểu ô nhiễm do khai thác Titan
tại huyện Phù Mỹ là 10,161 tỷ đồng và đưa ra các biện pháp nhằm phục hồi rừng
phòng hộ, sửa chữa, mở rộng đường sá và cải thiện chất lượng môi trường.
Theo Văn Minh Khoan, (2010) đối với vấn đề tác động kinh tế - xã hội do biến
đổi khí hậu tại tỉnh ven biển Bà Rịa- Vũng Tàu đã ước tính được tổng thiệt hại kinh tế
- xã hội do biến đổi khí hậu là 88.275.308.000 đồng và đề ra các biện pháp nhằm giảm

thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu cũng như các tỉnh ven biển cả
nước.
Nguyễn Phú Hương Thảo, (2010), “ Đánh giá tổn hại do ô nhiễm Rạch Lăng
đối với phường 11, 12, 13 quận Bình Thạnh” đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
xử lý số liệu, phân tích hồi quy ước lượng được chi phí sức khỏe do ô nhiễm gây ra là
1.262.000.000 đồng/ năm. Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục tình hình thực tế
trong khu vực.
Ngô Thị Phương Thảo, (2010), “Đánh giá tổn hại do ô nhiễm trong sản xuất đá
granite tại KCN Phú Tài, Bình Định” đã áp dụng giá thị trường để ước tính thiệt hại
đối với nguồn nước là 562,8 triệu đồng/năm, phương pháp tài sản nhân lực, các
phương pháp phân tích, xử lý số liệu đã ước tính được thiệt hại đối với sức khỏe của


người dân trong khu vực nghiên cứu là 484,985 triệu đồng/năm, tổng thiệt hại do ô
nhiễm gây ra cho cong người và xã hội là 1.085,27 triệu đồng/năm, tổn hại vĩnh viễn
là 10.852,7 triệu đồng/năm. Đồng thời ước tính được mức sẵn lòng trả của người dân
nhằm cải thiện ô nhiễm 735,216 triệu đồng/năm.
Ưu điểm nổi bậc của các đề tài đã tham khảo là tác giả đã tính toán được con số
thiệt hại, mức độ ảnh hưởng của hoạt động kinh tế, hiện tượng tự nhiên đối với môi
trường, tài sản, sức khỏe của người dân trong khu vực. Đồng thời đưa ra biện pháp
khắc phục, giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài thực
hiện nghiên cứu với lượng mẫu tương đối nên kết quả nghiên cứu chưa thật sự đạt mức
tối ưu.
2.2.

Tổng quan xã Nhơn Hội

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ xã Nhơn Hội


Nguồn:
5


Xã Nhơn Hội nằm trên bán đảo Phương Mai, thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định. Nằm về hướng Đông Tp. Quy Nhơn, xã có diện tích tự nhiên 4047,63ha,
phía Đông giáp xã Nhơn Hội, phía Tây giáp Đầm Thị Nại, phía Nam giáp xã Nhơn
Hải, phía Bắc giáp xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Đơn vị hành chính của xã được
chia thành 05 thôn (sau khi tiến hành chia tách và sáp nhập năm 2012), gồm có Hội
Lợi, Hội Tân, Hội Thành, Nhơn Phước 1 và Nhơn Phước 2.
b) Địa hình
Nằm trên bán đảo Phương Mai, địa hình xã Nhơn Hội chủ yếu là đồi cát và núi
đá già chiếm phần lớn diện tích. Ngoài ra còn có một số ít là đồng bằng thấp dọc ven
Đầm Thị Nại. Với địa hình như vậy, Nhơn Hội chịu ảnh hưởng lớn từ biển Đông,
thường xuyên có bão, cát bay và xâm nhập mặn, gây khó khăn cho đời sống và sản
xuất nông nghiệp.
c) Khí hậu
Xã Nhơn Hội cũng như bán đảo Phương Mai nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió
mùa, thuộc khí hậu ven biển Duyên Hải Nam Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa
kéo dài từ tháng 10 – 2 và mùa khô kéo dài từ tháng 3 – 9. Nhiệt độ trung bình năm là
270C, nhiệt độ cực đại là 39,90C, nhiệt độ cực tiểu là 15,80C. Độ ẩm tương đối trung
bình là 79% và độ ẩm tương đối cực tiểu là 31%. Lượng mưa trung bình năm từ 1600
– 1700mm. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất từ tháng 9 đến tháng 11. Khí hậu của khu
vực này tương đối nắng nóng và khó chịu, cộng với gió và cát bay là những bất lợi cho
nhân dân trong vùng.
d) Tài nguyên
-

Tài nguyên rừng


Nhơn Hội có diện tích đất rừng chiếm khoảng 20.000 ha, phần lớn đất đồi cát
chưa được khai thác sử dụng. Hiện nay có 20 ha diện tích rừng đang được khai thác.
Rừng tại địa phương tuy không đạt giá trị kinh tế cao nhưng có ý nghĩa lớn trong việc
phòng hộ, chắn cát, xâm nhập mặn với loại cây chính là phi lao. Nhà nước đang thực
hiện chủ trường trồng và phục hồi rừng phòng với quy mô lớn tại địa phương cũng
như toàn bộ khu vực bán đảo.
-

Tài nguyên thủy hải sản
6


Là một xã đảo của Quy Nhơn, có đường ranh giới giáp Đầm Thị Nại dài nên
Nhơn Hội có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch đầm, biển rất lớn.
Đường bờ biển Quy Nhơn dài 42km, có hai cảng lớn là cảng Quy Nhơn và cảng Thị
Nại, là cửa khẩu quan trọng của Duyên Hải Nam Trung Bộ, nối thông hàng hải trong
nước và quốc tế, phát triển mạnh về giao thông thủy. Bên cạnh đó, tài nguyên sinh vật
biển phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn, là nguồn mưu sinh chủ yếu của người dân
Nhơn Hội nói riêng và của thành phố nói chung.
-

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản đáng chú ý của địa bàn là sa khoáng titan, hiện đang là
mối quan tâm hàng đầu của chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Bán đảo Phương
Mai được đánh giá có trữ lượng lớn sa khoáng titan, tập trung chủ yếu trên địa bàn xã
Nhơn Hội. Nhưng do quá trình xây dựng KKT Nhơn Hội, nhà nước đã cho phép tận
thu titan, làm sạch môi trường để doanh nghiệp đầu tư và phát triển kinh tế. Do đó,
titan không được khai thác đúng nghĩa như một loại khoáng sản quý và cũng có nghĩa

là trên địa bàn, cùng với việc KKT Nhơn Hội hoàn thành sẽ là sự cạn kiệt hoàn toàn
của sa khoáng titan.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Kinh tế
Nhằm hưởng ứng dự án xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội, UBND tỉnh và nhà
nước đã tiến hành thu hồi, quy hoạch đất đai của một số thôn có tiềm năng phát triển
kinh tế nên đến nay địa phương chủ yếu là nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, chăn nuôi
và sản xuất rau màu với quy mô nhỏ, cụ thể năm 2011 như sau:
-

Về nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay là 61,85ha/

72,20 ha, đạt 85,66% so với kế hoạch. Trong đó, nuôi tổng hợp là 50,50 ha, sản lượng
thu hoạch là 7,5 tấn; nuôi tôm chân trắng (2 vụ/ năm) 23,85 ha, sản lượng thu hoạch là
137,10 tấn, năng suất bình quân là 5,37 tấn/ ha/ vụ. Ngoài ra có 2 ha nước mặt nuôi
hàu, sìa với sản lượng 30 tấn. Như vậy, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn là 174,6 tấn, ước tính giá trị sản lượng trên 14 tỷ đồng. Năm 2011 đạt năng suất
cao hơn so với mọi năm, nhất là tôm chân trắng, mang lại lợi nhuận cao cho nhiều hộ
gia đình.
7


-

Về đánh bắt, khai thác thủy sản: tổng số tầu thuyền đánh bắt là 89 chiếc với

tổng công suất là 3187 CV, trong đó có 18 thuyền đánh bắt xa bờ với 2113 CV, 71
chiếc ghe thuyền đánh bắt gần bờ với công suất 1074 CV, tổng sản lượng đánh bắt đạt
trên 300 tấn. Đánh bắt thủy hải sản đã góp phần giải quyết công ăn, việc làm, ổn định
đời sống của ngư dân.

-

Về chăn nuôi: Hiện nay địa bàn có trâu bò 102 con, heo 173 con, gia cầm 2627

con, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình.
-

Trồng trọt: Diện tích hoa màu có khoảng 20 ha, trồng chủ yếu các loại cây ngắn

ngày, góp phần tạo thêm thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Nhìn chung, kinh tế Nhơn Hội còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Toàn xã có 136
hộ gia đình nghèo và cận nghèo. Hiện nay địa phương được nhà nước quan tâm, hộ trợ
nhiều hơn, tạo điều kiện phát triển đồng bộ với các khu vực khác như đầu tư cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ vay vốn, chính sách xã hội. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư xây dựng các
công ty, xí nghiệp trong khu kinh tế Nhơn Hội sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho người
lao động tại địa phương trong tương lai.
b) Cơ sở hạ tầng
Nhơn Hội là xã trọng điểm của KKT Nhơn Hội nên toàn bộ cơ sở hạ tầng đang
được nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng.
-

Giao thông ngoại

+ Đường bộ: xây dựng mới tuyến đường nối trung tâm Tp. Quy Nhơn và cảng
Nhơn Hội. Việc hoàn thành cầu Thị Nại dài 7km (2006) có ý nghĩa to lớn đối với sự
giao lưu kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội với trung tâm thành phố.
+ Đường thủy: cảng Nhơn Hội có công suất 12 triệu tấn/năm với tổng diện tích
khoảng 210ha, trong đó cảng tự do 55ha, cảng thuế quan 110ha và khu sửa chữa đóng
tàu 45ha có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xuất khẩu.
+ Đường sắt: sử dụng ga đường sắt Nhơn Bình.

+ Đường hàng không: sử dụng sân bay Phù Cát, huyện Phù Cát.
-

Giao thông nội

Giao thông chính đi lại là tỉnh lộ 639, đường trục KKT Nhơn Hội. Trục đường
Bắc – Nam có mặt cắt ngang từ 40 – 80m, trục đường Đông – Tây có mặt cắt ngang từ
8


45 – 65m. Giao thông trong khu vực được trang bị và xây dựng vững chắc là nền tảng
để phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
-

Cấp nước

Nguồn nước cung cấp cho địa bàn xã cũng như toàn khu vực bán đảo là Sông
Côn, hồ Bình Định, lưu vực sông Hà Thành và hồ Mỹ Thuận. Nguồn nước tuy dồi dào
nhưng có một số vùng lại thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, cũng là nguyên nhân làm
kiềm hãm sự phát triển của khu vực những năm qua.
Hiện nay, đã xây dựng được nhà máy cung cấp nước sạch, phục vụ nhu cầu của
người dân. Tuy nhiên, hầu hết người dân vẫn đang sử dụng nguồn nước bị xuống cấp
và ô nhiễm nặng.
-

Điện

Nguồn điện có điện áp 220KV kéo từ Phú Tài tới, xây dựng trạm 220/110KV –
2 x 125MVA tại khu vực Phương Mai. Ngoài ra, trên bán đảo đã có nhà máy phong
điện với công suất 50MW.

Lưới điện: các trạm 110KV có 4 trạm 110/22KV là Nhơn Hội, Nhơn Hội 1,
Nhơn Hội 2 và Nhơn Hội 3. Lưới 22KV trong các khu dân dụng dùng cáp ngầm.
Việc đưa điện về địa phương đã tạo động lực lớn cho sự phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội địa phương có nhiều khởi sắc hơn.
-

Thoát nước mưa

Các tuyến thoát chính sử dụng cống tròn, các tuyến ngoài đô thị sử dụng mạng
lưới mương có nắp đan.
c) Y tế
Trạm Y tế xã được xây dựng tại khu TĐC Nhơn Phước đạt tiêu chuẩn quốc gia
nhằm đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân địa phương. Trạm y
tế đã chủ động hưởng ứng và thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc tế về việc
phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm như tay – chân – miệng, dịch sốt xuất
huyết, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ
sức khỏe trong nhân dân.
d) Giáo dục

9


Hiện nay trên địa bàn xã có 01 Trường Trung học Cơ sở (gồm có 03 cơ sở
trường) với 22 lớp, 628 học sinh cấp I và cấp II; 01 Trường Mẫu giáo công lập với 05
lớp, có 175 cháu.
Việc học tập của con em địa phương được nhân dân và chính quyền quan tâm
đúng mức từ mẫu giáo đến đại học nhằm nâng cao kiến thức và định hướng việc làm
trong tương lai. Địa phương đã thực hiện theo Nghị định 49/CP đối với xã đảo, 100%
học sinh sinh viên từ mẫu giáo đến đại học được hỗ trợ 70.000 đồng/ tháng. Không có
tình trạng học sinh bỏ học và luôn vận động, thu hút học sinh ở các vùng giáp ranh xã

Phước Hòa, huyện Tuy Phước đến học tại địa phương.
Bảng 2.1. Tỷ Lệ Học Sinh – Sinh Viên trong Địa Bàn Xã
Cấp

Số lượng (học sinh)

Tỷ lệ (%)

Mẫu giáo đến cấp 1

510

51

Cấp 2

255

25

Cấp 3

171

17

TC, CĐ, ĐH

65


7

1001

100
Nguồn: UBND xã Nhơn Hội

e) Dân số
Toàn xã có 781 hộ dân với 4044 nhân khẩu, trong đó 1600 người trong độ tuổi
lao động, nhưng chỉ có 900 lao động có việc làm, số còn lại đang thất nghiệp. Nguyên
nhân là do tư liệu sản xuất đã bị thu hồi, việc thu hút đầu tư vào KKT còn chậm, gây
khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm cho người lao động, tăng gánh nặng gia đình và
xã hội.
f) Tôn giáo
Trên địa bàn xã hiện nay có 531 tín đồ và 24 tín hữu theo 04 tôn giáo chính
Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài.
Công giáo: có 01 nhà thờ, 75 hộ với 375 tín đồ đang sinh sống tại khu TĐC
Nhơn phước.
Phật giáo: có 140 tín đồ phân bổ đều 05 thôn trong xã, hiện đang sinh hoạt và
thờ tự tại gia.
Tin lành: có 16 tín đồ ở thôn Hội Lợi.
10


Cao đài: có 24 tín hữu ở thôn Hội Sơn và Hội Thành
g) An ninh – quốc phòng
Trong những năm qua, địa phương đã và đang thực hiện chủ trương giải phóng
mặt bằng trong đó có việc di dời một bộ phận dân cư của thôn Hội Bình, Hội Tân và
Hội Sơn đến khu TĐC Nhơn Phước (225 hộ đã xây dựng nhà ở) để xây dựng KKT
Nhơn Hội. Đời sống của nhân dân địa phương có nhiều thay đổi, phát sinh nhiều bất

cập trong công tác quản lý, vấn đề an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cũng bị
ảnh hưởng. Trên địa bàn trong thời điểm xây dựng khu TĐC có 32 đối tượng hình sự,
19 đối tượng chính trị đang quản lý. Để đảm bảo tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, UBND xã Nhơn Hội đã xây dựng
phương án chia tách, sát nhập và giải thể một cách rõ ràng, cụ thể, đồng thời thắt chặt
quản lý trong địa bàn.

11


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Cơ sở lý luận

3.1.1. Một số định nghĩa
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành
và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng những nhu cầu trong
cuộc sống (Theo Phan Thị Giác Tâm_ Bài giảng môn Định giá TNMT).
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn,
thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng
chất ở bãi thải của mỏ (Theo Điều 2, Luật khoáng sản năm 2010).
Titan là một nguyên tố hóa học, một kim loại, có ký hiệu là Ti và số thứ tự
trong bảng tuần hoàn là 22. Titan là một kim loại nhẹ, cứng, bề mặt bóng loáng, chống
ăn mòn tốt (giống như platin), có thể chống ăn mòn kể cả với axit, khí clo và với các
dung dịch muối thông thường. Nguyên tố này có mặt trong nhiều khoáng vật với
nguồn chính là rutil và ilmenit, được phân bố rộng khắp trên Trái Đất. Một trong
những tính chất quan trọng nhất của titan là nó cứng như thép nhưng chỉ nặng bằng

60% thép. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).


Hình 3.1. Bột Titan

Nguồn: vi.Wikipedia.org
3.1.2. Tình hình khai thác, nhu cầu sử dụng titan
Titan được Gregor phát hiện đầu tiên vào năm 1791 tại vùng Manaacan,
Cornwell bằng việc tách một oxit kim loại từ một loại cát đen có chứa sắt. Sau nhiều
nghiên cứu, tìm kiếm của các nhà khoa học trên thế giới, titan được phát hiện, khai
thác, sử dụng ngày càng phổ biến. Các dạng tồn tại chính của titan:
-

Xuất hiện trong đá nóng chảy, là sản phẩm được tạo bởi cấu tử gốc axit trên
nền mắc ma bazơ hay các cấu tử bazơ trên nền mắc ma axit.

-

Xuất hiện dưới dạng titannat, một dạng hợp chất axit, là một thành phần
quan trọng của khoáng Ilmenit (FeTiO3) và Pexocskite (CaTiO3).

-

Dạng hợp chất sillicat, trong đó titan là thành phần cấu tạo chính, đóng vai
trò là nguyên tố bazơ (khoáng ziricon hay aluminosillicat).

-

Dạng trung gian: các muối sphenne Cati(SO4)O, thành phần chính trong đá
mắc ma.


Titan thường xuất hiện trong hai loại quặng: quặng anatase và quặng brookite.
a) Trên thế giới
Titan có phạm vi phân bố rộng và trữ lượng khá dồi dào. Người ta ước tính tổng
lượng titan thô chiếm khoảng 0.6% trọng lượng vỏ trái đất, nó chỉ đứng thứ 9 sau oxy,
sillic, nhôm, sắt, magiê, canxi, natri và kali. Theo số liệu thống kê thì trữ lượng rutin
13


×