Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.52 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TỐNG ĐỨC DUY

KIỂM SOÁT HÀNH VI ẤN ĐỊNH GIÁ
NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TỐNG ĐỨC DUY

KIỂM SOÁT HÀNH VI ẤN ĐỊNH GIÁ
NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ Giảng viên hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giải thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn
sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ
chức khác và cũng thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất
cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như
kết quả luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2016
Tác giả

Tống Đức Duy


DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

Viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

HCCT


Hạn chế cạnh tranh

JFTC

Uỷ ban thương mại lành mạnh Nhật Bản

LCT

Luật cạnh tranh

PP-BL

Phân phối - bán lẻ

QLCT

Quản lý cạnh tranh

RPM

Ấn định giá bán lại

SX-CC

Nhà sản xuất - cung cấp

TTHCCT

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH

Trang
Bảng 1. Bảng số liệu thống kê số vụ việc hạn chế cạnh tranh

53

giai đoạn 2006 - 2015

Bảng 2. Bảng chi tiết về chương trình khoan dung tại Nhật Bản

63

Bảng 3. Quy trình xử lý vụ việc ấn định giá nhằm hạn chế cạnh
tranh


Phụ lục 01


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................... 3
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn .......................................................... 4
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn ...................................................... 4
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn ................. 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn............................................ 5
8. Bố cục của luận văn................................................................................ 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
HÀNH VI ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH .................................... 7

1.1.

Khái quát về hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ........ 7

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh
tranh

..................................................................................................... 7

1.1.2. Các dạng hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh .............. 13

1.2.

Khái quát pháp luật về kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn

chế cạnh tranh .......................................................................................... 15
1.2.1. Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh
tranh

................................................................................................... 15

1.2.2. Khái quát pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi ấn định giá
nhằm hạn chế cạnh tranh ......................................................................... 17
1.2.3. Pháp luật về kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh
tranh của một số nước trên thế giới ......................................................... 21


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI
ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH .................................................... 29

2.1.

Quy định pháp luật về kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn

chế cạnh tranh ở Việt Nam ...................................................................... 29
2.1.1. Các loại hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ................ 29
2.1.2. Chủ thể tham gia hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh
tranh...........................................................................................................35
2.1.3. Quy định về xử lý vi phạm đối với hành vi ấn định giá nhằm hạn
chế cạnh tranh ở Việt Nam ...................................................................... 38
2.2.


Thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi ấn định giá

nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam .................................................... 51
2.2.1. Những thành tựu đạt được trong thực thi pháp luật về hành vi ấn
định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ........................................................... 51
2.2.2. Những hạn chế trong thực thi pháp luật về hành vi ấn định giá
nhằm hạn chế cạnh tranh ......................................................................... 55
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH
TRANH Ở VIỆT NAM ................................................................................................. 67

3.1.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm

soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ................................ 67
3.1.1. Pháp luật về kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh
tranh phải phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường và hướng tới
mục đích đảm bảo duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh ................... 67
3.1.2. Pháp luật về kiểm soát hành vi hành vi ấn định giá nhằm hạn chế
cạnh tranh phải gắn liền với việc đảm bảo quá trình mở cửa hội nhập kinh
tế quốc tế và khu vực............................................................................... 68


3.1.3. Pháp luật về kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh
tranh phải đảm bảo sự độc lập của bộ máy thực thi và sự đồng bộ với các
lĩnh vực pháp luật .................................................................................... 69
3.2.


Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi

ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. ................. 71
3.3.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm

soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ................................ 75
3.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nướyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, của người
tiêu dùng và toàn xã hội lệ thuộc rất nhiều vào năng lực và sự khách quan,
công minh của những tổ chức, cá nhân nêu trên. Do đó, cùng việc kiện toàn bộ
máy cơ quan Cục quản lí cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh thì việc tiếp tục
hoàn thiện hệ thống Toà hành chính ở Việt Nam là hết sức quan trọng nhằm
góp phần bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển nền
kinh tế đất nước. Thêm nữa, hiện nay, ở bộ luật hình sự 2015 đã có những chế
tài hình sự về tội phạm cạnh tranh trong đó có hành vi thoả thuận ấn định giá
và nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để ấn định giá, để


78

đảm xử lí hình sự đúng người đúng tội càng phải đảm bảo cơ chế thực thi khoa
học, công bằng và khách quan.
Thứ hai, cần tăng cường sự minh bạch, công khai của thị trường. Nền
kinh tế của từng quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững lâu dài nếu như các
chủ thể kinh doanh cạnh tranh một cách lành mạnh. Và một trong những điều
kiện để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, gạt bỏ giảm bớt các hành vi
hạn chế cạnh tranh, đó là sự công khai, minh bạch của thị trường. Khi thị
trường không công khai, minh bạch sẽ gây ra những tiêu cực, bất công đối với
các chủ thể kinh doanh, làm ảnh hưởng đến quá trình cạnh tranh vốn có trên

thị trường. Do đó, pháp luật cạnh tranh Việt Nam cần xác lập cơ chế công
khai, minh bạch hoá, đặc biệt là cơ chế công khai, minh bạch hoá về thông tin
đối với tất cả chủ thể kinh doanh. Chính sách, pháp luật của Nhà nước phải hết
sức rõ ràng và minh bạch nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho mọi chủ thể có thể
tiếp cận được. Khi thông tin minh bạch, công khai sẽ giảm bớt hiện tượng lạm
dụng vị trí thống lĩnh do lợi dụng sự nhập nhằng của chính sách hay thông tin
hoặc hiện tượng lợi dụng vị trí độc quyền của mình gây nhiễu thông tin để
thực hiện hành vi ấn định giá. Ngoài ra khi minh bạch công khai về thông tin
thì người tiêu dùng cũng có thể biết nhiều thông tin rõ ràng hơn, để nếu có
những sai phạm của doanh nghiệp về vấn đề ấn định giá hoặc là có những nghi
ngờ về nhóm hành vi này thì có thể thông báo tới cơ quan quản lí cạnh tranh
giống như ở Nhật, JFTC (Uỷ ban thương mại lành mạnh Nhật Bản) cũng nhận
những tố cáo từ người dân về những hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung và
ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh nói riêng.
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về kiểm soát hành
vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh cho các doanh nghiệp và kể cả người
tiêu dùng. Khuyến khích, giáo dục các doanh nghiệp muốn phát triển bền
vững tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thì cần xoá bỏ các hành vi hạn
chế cạnh tranh nói chung và ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh nói riêng.
Một doanh nghiệp chân chính sẽ không vì lợi ích bất chính mà vi phạm pháp
luật để bị pháp luật trừng phạt, đánh mất uy tín mà doanh nghiệp dày công
xây dựng.


79

Ngoài những yếu tố kể trên thì các yếu tố như sự hỗ trợ của các cơ
quan: cảnh sát, an ninh, kiểm toán…trong việc thực thi công vụ; các phương
tiện thông tin đại chúng hỗ trợ giám sát, cảnh báo và định hướng dư luận xã
hội; tăng cường nhận tuyên truyền vận động người dân góp phần phát hiện,

khiếu nại, tố giác, cung cấp chứng cứ và hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc
thực hiện chức năng của mình…cũng là những yếu tố quan trọng góp phần
kiểm soát các hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh có hiệu quả.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Cạnh tranh là động lực phát triển nền kinh tế - xã hội. Việc chuyển đổi
nền kinh tế Việt Nam sang vận hành theo cơ chế thị trường đã có tác động
tích cực đến sự thay đổi nhận thức, quan điểm về cạnh tranh, kiểm soát hành
vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh…để tạo lập, bảo đảm môi trường
cạnh tranh lành mạnh. Thế nhưng hiện nay trong hệ thống chính sách cạnh
tranh và pháp luật kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh còn
bộc lộ nhiều vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện.
Từ các nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề này ở Chương
1 và Chương 2, đặc biệt nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật một số nước trên
thế giới, các kiến nghị và đề xuất của Chương 3 với mong muốn nhằm tăng
cường hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi ấn định giá nhằm hạn
chế cạnh tranh ở Việt Nam, trong đó cần có sự sửa đổi, bổ sung hợp lý các
quy định pháp luật liên quan đến: vấn đề điều tra để xác định thị trường liên
quan và xác định thị phần; sửa đổi điều khoản trong văn bản dưới luật, bổ
sung chương trình khoan dung, địa vị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước
về cạnh tranh; yêu cầu tăng cường thể chế để xây dựng môi trường cạnh tranh
lành mạnh trong kinh doanh nói chung


80

KẾT LUẬN
Kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng kể từ khi chúng ta xây
dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa,
trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và hội nhập sâu rộng, toàn diện
với nền kinh tế thế giới. Cạnh tranh là quy luật tất yếu và không thể thiếu của

nền kinh tế thị trường, tuy nhiên cạnh tranh bao giờ cũng có tính hai mặt của
nó, một mặt nó là động lực phát triển của kinh tế, một mặt nó tạo ra tình trạng
độc quyền, thao túng, bóp méo thị trường nếu không được kiểm soát phù hợp.
Vì vậy, để đảm bảo quá trình kinh tế phát triển bền vững, pháp luật cạnh tranh
với tư cách là bộ phận cấu thành của pháp luật kinh tế đã được Nhà nước xây
dựng và thực hiện trong những năm vừa qua.
Về cơ bản, pháp luật về kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế
cạnh tranh đã có những quy định tạo nền móng để đảm bảo môi trường cạnh
tranh lành mạnh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu và phân tích,
tác giả nhận thấy quy định pháp luật còn nhiều bất cập hạn chế đối với việc
kiểm soát các hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh Bởi vậy chúng ta
cần khắc phục những hạn chế này và hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể
theo kịp sự phát triển cũng như tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Muốn
vậy, pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp định hướng của đất
nước, là cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công
bằng giữa các chủ thể của luật cạnh tranh cũng như phù hợp với bối cảnh hội
nhập quốc tế.
Từ đây, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện các
quy định pháp luật về kiểm soát hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh
đồng thời đưa ra một số cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực
này. Việc xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh sẽ là điều kiện
quan trọng đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng và hiệu quả trong
nền kinh tế thị trường.


81

Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả hi vọng những kiến nghị trên sẽ
đóng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật
cạnh tranh nói chung và kiểm soát các hành vi ấn định giá nhằm hạn chế cạnh

tranh nói riêng. Tuy nhiên, trước một vấn đề phức tạp và mới mẻ như vậy, với
trình độ cũng như kiến thức còn hạn chế luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu
sót nên tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình để có thể
nghiên cứu vấn đề này tốt hơn trong tương lai. Xin trân trọng cảm ơn.


PHỤ LỤC 01: QUY TRÌNH XỬ LÝ VỤ VIỆC ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM
HẠN CHẾ CẠNH TRANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH
TRANH VIỆT NAM
Hồ sơ khiếu nại

Cục quản lý cạnh tranh
phát hiện vi phạm

Cục QLCT
Đình chỉ điều tra

Điều tra sơ bộ

Chuyển xử lý hình sự

Điều tra chính thức
K/L báo cáo
điều tra

Hội đồng CT

Điều tra bổ sung

HĐ xử lý vụ

Đình chỉ
giải
quyết

Điều trần
QĐ xử lý

Thi hành

Khiếu nại
Hội đồng CT
QĐ giải quyết
khiếu nại
Khiếu kiện ra
Tòa án
Phán quyết của
Tòa án


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
(1996), Đại Từ điển Tiếng Việt thông dụng (1996), Nxb. Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội
2. Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương (2007), Luật chống độc
quyền Nhật Bản và kinh nghiệm thực thi, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương (2012), Báo cáo rà soát
các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, Hà Nội
4. Cục quản lý cạnh tranh – JICA (2014), Tài liệu Khóa đào tạo kỹ năng
điều tra cạnh tranh, Hà Nội
5. Cục quản lý cạnh tranh – ACCC (2015), Hội thảo kinh nghiệm thực

thi pháp luật cạnh tranh của Úc, Hà Nội
6. Cục quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo thường niên của Cục quản lý
cạnh tranh
7. Cục quản lý cạnh tranh (2015), Báo cáo thường niên của Cục quản lý
cạnh tranh
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia.

9. Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật cạnh tranh, Đại học
Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Vân Anh (Chủ Biên)
10. Đại học Kinh tế - Luật (2010), Giáo trình Luật cạnh tranh, Lê Danh
Vĩnh (Chủ biên)
11. Đồng Ngọc Giám (2006), “Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
12. Hiroyuki Yamashita (2014), Luật chống độc quyền và quy trình giải
quyết vụ việc, Khoá đào tạo kỹ năng điều tra.


13. Japan International Cooperation Agency (2011), Cartel and bid
rigging, Training course on competition law and policy
14. Nguyễn Ngọc Sơn (2005), Tạp chí nghiên cứu Luật học số 59
15. Nguyễn Thị Nhung (2012), Pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị - hành
chính, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Bảo Nga (2012), "Kiểm soát hành vi lạm dụng của
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo luật cạnh tranh Việt Nam hiện
nay", Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Thanh Tú (2008) , "Hành vi ấn định giá bán lại theo Pháp
luật Cạnh tranh", Đại học Lund, Thuỵ Điển.

18. Marcus Benzi (2015), Đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật cạnh
tranh, hội thảo kinh nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh của Úc.
19. Mai Duy Phước (2012), Thoả thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh
tranh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20..

Mikheil Gogeshvili (2002), “Resale Price Maintenance- A

Dilemma in EU Competition Law”, 5 Georgian Law Review 281, 303.
21 . Phùng Văn Thành (2014), " Thoả thuận ấn định giá và khái quát
pháp luật điều chỉnh", tạp chí cạnh tranh và người tiêu dùng số 43/2014.
22. Phùng Văn Thành (2014), Luật cạnh tranh và quy trình xử lý vụ
việc đối với các vụ việc cạnh tranh ở Việt Nam - Khoá đào tạo kỹ năng điều
tra dành cho điều tra viên
23. Tăng Văn Nghĩa (2015), Tầm quan trọng của Luật cạnh tranh, Hội
thảo kinh nghiệm thực thi Pháp luật cạnh tranh của Úc.
24. Tim Grimwade (2015), Thiết kế mô hình cơ quan cạnh tranh và kinh
nghiệm của Úc, Hội thảo kinh nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh Úc
25. US v.Chicago Board of Trade v. United States, (1918),
246 U.S. 231
26. US v. Standard Oil (1937) Co., 21 F. Supp. 645


27. US v. Socony-Vacuum Oil (1940) Co., 310 U.S. 150, 223
28. Vũ Đặng Hải Yến (2006), “Một số vấn đề về thoả thuận hạn chế
cạnh tranh”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
29. William P.McKeown (2001), "Tổng quan về toà cạnh tranh và pháp
luật cạnh tranh Canada."
Website
30. ngày truy cập 5/7/2016

31. ngày truy cập 5/7/2016
32. ngày truy cập 1/7/2016
33. ngày truy cập 7/7/2016
34. />0tri%20thong%20linh.pdf, ngày truy cập 1/6/2016
35. ngày
truy cập 5/6/2016
36. ngày truy cập 4/6/2016
37. ngày truy cập 6/6/2016
38. />detail&id=102, ngày truy cập 7/6/2016



×