Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRẺ RỐI NHIỄU TÂM TRÍ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.49 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA XÃ HỘI HỌC
------------

ĐOÀN THỊ HƯƠNG

“ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRẺ RỐI NHIỄU TÂM TRÍ HÒA NHẬP
CỘNG ĐỒNG”
(Nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ CHÍNH QUY
Khóa học: QH-2014-X
Ngành: Công tác xã hội
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2017

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận với đề tài “Ứng dụng phương pháp Công
tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ RNTT hòa nhập cộng đồng” (Nghiên
cứu trường hợp tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh) là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim
Hoa. Những tư liệu được sử dụng để thực hiện khóa luận là trung thực, có
xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội
dung khóa luận này của mình.


Tác giả
Ký tên

Đoàn Thị Hương

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTXH
NVXH
TC
RNTT

4

Công tác xã hội
Nhân viên xã hội
Thân chủ
Rối nhiễu tâm trí


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu
Bảng 1

Bảng 1.1
Bảng 1.2
Sơ đồ 1
Sơ đồ 2

5

Nội dung
Đề cương phỏng vấn sâu
Bảng phân tích điểm mạnh điểm
yếu của TC
Lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ
Sơ đồ sinh thái
Các vấn đề của TC

Trang
10
35
37
29
33


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn,
giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức.
Em chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa đã tận tình hỗ trợ
và định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình em thực hiện đề tài khóa luận.
Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhưng do kiến thức của bản
thân về lĩnh vực nghiên cứu chưa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn

hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn chỉnh và
chất lượng hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Sinh viên

Đoàn Thị Hương

6


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Lý do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì thế mà trẻ em luôn cần được
chăm sóc và quan tâm chu đáo. Đặc biệt, với công cuộc đã và đang đổi mới
đất nước hiện nay làm cho xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn, chất
lượng cuộc sống con người cũng theo đó mà dần được cải thiện. Những bậc
phụ huynh có điều kiện chăm lo cho con mình hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng
kéo theo một hệ lụy đó là con người dành nhiều thời gian cho công việc, do
đó mà họ ít có thời gian quan tâm đến con cái. Sự chăm sóc ấy mới dừng ở
thể chất mà chưa thực sự chú ý đến tâm lý của trẻ. Rối nhiễu tâm trí (Mental
Disorders) không phải là bệnh mà dùng để chỉ ra một hội chứng, một trạng
thái sức khỏe. Khi dùng cụm từ RNTT người ta đề cập đến một tình trạng
chung có biểu hiện lệch lạc về sức khỏe tâm thần trong một thời gian đủ dài
vượt khỏi sự tự điều chỉnh trở lại cân bằng của cơ thể và cần phải có sự can
thiệp chuyên môn để tránh vòng xoắn rối nhiễu nặng dần, dẫn đến các tổn
thương khó hồi phục.
RNTT ở trẻ em đang được xã hội quan tâm bởi tầm ảnh hưởng rộng của

vấn đề này ở phạm vi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Trẻ bị RNTT
nếu không được phát hiện để có biện pháp kiểm soát sớm có thể phát triển
gây tổn thương bệnh lý tâm thần suốt đời. RNTT nếu không được phát hiện,
vòng xoắn rối nhiễu nặng dần lên, các triệu chứng trên trở nên rõ rệt và
thường xuyên hơn, tác động rõ rệt đến sinh hoạt, học tập, làm việc và nảy sinh
các bệnh thực thể khác. Nếu tiếp tục không được chẩn đoán và can thiệp kịp
thời thì việc trị liệu sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy, RNTT trong những năm gần đây được nhắc đến nhiều
hơn, đặc biệt là với trẻ em. Theo Tổ chức Y tế thế giới, RNTT là loại bệnh
phổ biến nhất, đứng đầu trong danh sách bệnh tật của con người, vượt lên cả
HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng thông thường và tim mạch. Theo báo cáo
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em bị rối nhiễu tâm trí trong cộng
7


đồng đã được nhận định là ở mức phổ biến từ 10% đến 20% ở các nước phát
triển (WHO 2001). Với các nước đang phát triển nơi còn rất nhiều trẻ em
đang phải sống trong nghèo khổ, thiếu ăn, bệnh tật, bạo lực và chiến tranh,
ước tính tỷ lệ này ít nhất cũng ở mức tương tự, nếu không nói là cao hơn.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD),
có tới 20% trẻ bị RNTT. Những rối nhiễu từ nhẹ mà không được phát hiện và
điều trị kịp thời sẽ làm tăng sự trầm trọng của các bệnh khác. Theo số liệu
điều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, năm
2012, toàn tỉnh có 280.180 trẻ em, trong đó trẻ em có rối nhiễu tâm trí, chiếm
10%. Theo số liệu điều tra của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh
triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất
một số giải pháp nhằm giảm thiểu rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh” thì trong tổng số 3.656 trẻ được sàng lọc, tỷ lệ RNTT nói chung chiếm
khoảng 10.0%. Nói cách khác, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ có nguy cơ mắc rối nhiễu
tâm trí, trong đó tỷ lệ cao nhất là nhóm trẻ từ 11-16 tuổi (chiếm gần 17.0%),

tiếp đến là nhóm trẻ 2-5 tuổi (chiếm khoảng 12.0%).
Từ những thực trạng trên, sinh viên lựa chọn nghiên cứu về trẻ RNTT
mà không là đối tượng trẻ em khác bởi hiện tượng RNTT ở trẻ em xảy ra
ngày càng nhiều. Trong khi đó, lâu nay, việc chăm sóc trẻ mới chỉ chú trọng
về mặt thể chất. Thực tế trẻ mắc bệnh cùng những hệ quả nghiêm trọng của
nó cho thấy đây không còn là chuyện riêng dưới mỗi mái nhà. RNTT ở trẻ em
có những biểu hiện bất thường ở trẻ ngay từ những năm đầu đời như: Quấy
khóc thường xuyên, biếng ăn, bám mẹ, chậm nói, chơi một mình, mất tập
trung, không biết giao tiếp bằng mắt, tự làm đau bản thân… Nếu không được
điều trị thích hợp và hỗ trợ kịp thời sẽ khiến cho đời sống tình cảm và quan hệ
xã hội trở nên phức tạp hơn, tình trạng càng thêm trầm trọng, bệnh nhân dần
bị tách hẳn ra khỏi cuộc sống đời thường, một bộ phận sẽ tìm đến cái chết
8


bằng tự tử. Bởi vậy, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời RNTT ở trẻ là rất cần
thiết. Trẻ bị RNTT nếu không được phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp,
trị liệu kịp thời sẽ gây ra các tổn thương bệnh lý tâm thần khó hồi phục và trở
thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, nếu không
được điều trị thích hợp và hỗ trợ kịp thời sẽ khiến cho đời sống tình cảm và
quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn, tình trạng càng thêm trầm trọng, ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Điều này khiến cho trẻ gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình hòa nhập cộng đồng về sau. Hầu hết các em
đều mang tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp khi ra ngoài cộng đồng. Điều
này còn khó khăn hơn khi không nhận được những sự sẻ chia, cảm thông từ
mọi người xung quanh.
Với những lý do trên, sinh viên quyết định lựa chọn đề tài “Ứng dụng
phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ RNTT hòa nhập
cộng đồng” (Nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
2.


Quảng Ninh)
Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em RNTT
Tình hình nghiên cứu trên thế giới về các công trình liên quan đến
trẻ RNTT:
Thứ nhất, những nghiên cứu về RNTT
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới
tiến hành những nghiên cứu về RNTT. Có thể nêu một số dẫn chứng như sau:
Hướng nghiên cứu về nguyên nhân dẫn tới RNTT
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tập
trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến RNTT. Dựa vào các nghiên cứu
cụ thể, các nhà nghiên cứu đã bước đầu đưa ra những nhận định, những giả
thuyết khoa học theo quan điểm và lập trường nghiên cứu của cá nhân về
nguyên nhân dẫn đến RNTT của trẻ. Hội đồng nghiên cứu Y tế và Sức khỏe
Úc (National Health and Medical Research Council - NHMRC). (2001),
nghiên cứu về nguyên nhân của RNTT ở trẻ và đưa ra một số nguyên nhân
9


sau: 1) Các nguyên nhân về gen/di truyền; 2) Các nhân tố môi trường; 3)
Những bất thường về sinh lý; 4) Bất thường về tâm lý.
Hướng nghiên cứu mô tả về RNTT và tỷ lệ mắc RNTT
Từ việc mô tả chung nhất các biểu hiện của RNTT, nghiên cứu của các
nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu tìm hiểu từng biểu hiện cụ thể của bệnh.
Đại diện cho hướng nghiên cứu này có các nhà khoa học như: Gaspard Itard,
Hugh Blair, Eugen Bleuler, Hans Asperger, Leo Kanner v.v.
Đã có khá nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mắc RNTT trên thế giới. Theo báo
cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em bị RNTT trong cộng đồng
đã được nhận định là ở mức phổ biến từ 10% đến 20% ở các nước phát triển
(WHO 2001)

Hướng nghiên cứu về các biện pháp giáo dục và trị liệu RNTT
Các nghiên cứu về phương pháp giáo dục và trị liệu cho trẻ RNTT khá
đa dạng và phong phú.
Phương pháp ABA (Applied Behavior Analysis - Phân tích hành vi ứng
dụng). Đây là một trong số những phương pháp khá hữu hiệu để dạy trẻ tự kỷ.
Từ đầu những năm 1960, ABA đã được hàng trăm nhà trị liệu sử dụng để dạy
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vui chơi, kỹ năng tương tác xã hội, kiến thức học
đường, tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc và những kỹ năng sống trong
cộng đồng. Những kĩ năng đặc biệt được dạy bằng cách chia các hành vi ra
thành từng bước nhỏ, dạy một bước trong một thời điểm và củng cố bước đó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ABA cải thiện đáng kể tiến bộ của trẻ, đặc biệt là
cải thiện ngôn ngữ và khả năng nhận thức cho trẻ. Phương pháp ABA do tác
giả Ivar Lovaas và các bạn đồng nghiệp đã nghiên cứu và phát triển vào
những năm 1990.
Phương pháp TEACCH (Treatment and Education Autistic Children
Communication Handicap - Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về
giao tiếp) là phương pháp giáo dục và dạy dỗ dành cho trẻ tự kỷ và mắc
10


chứng rối loạn, khó khăn trong việc diễn tả mình và trong quan hệ tiếp xúc
với người khác. TEACCH là một cách tiếp cận theo suốt cuộc đời nhằm giúp
những người bị tự kỷ mà mục tiêu của nó là trang bị cho trẻ một cuộc sống
hữu ích trong cộng đồng. Phương pháp TEACCH luôn tập trung vào cá nhân,
xây dựng trên những kỹ năng và cơ sở có sẵn. Chương trình TEACCH luôn
bao gồm: đánh giám kế hoạch giáo dục cá nhân, đào tạo kỹ năng xã hội, kỹ
năng nghề nghiệp, hướng dẫn phụ huynh, tư vấn cho nhà trường. Bên cạnh
đó, các khả năng học hỏi của trẻ còn được đánh giá bằng PEP.
Phương pháp PECS (Pictures Exchange Communication System - Hệ
thống giao tiếp trao đổi hình). PECS là một công cụ tốt giúp trẻ giao tiếp

không lời. PECS cho phép trẻ lựa chọn và giao tiếp nhu cầu. Hệ thống giao
tiếp trao đổi hình ảnh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc can thiệp
chứng tự kỷ. Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng sử dụng thẻ
hình cho giao tiếp. Khi trẻ tự kỷ chưa có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bị hạn chế,
hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác.
Hình ảnh lúc này là trung gian để chuyển tải thông tin diễn ra mối quan hệ
tương tác giữa trẻ tự kỷ và người lớn. Theo các chuyên gia về phương pháp
này thì tình trạng giao tiếp của trẻ khá lên rất nhiều khi sử dụng phương pháp
PECS. Đây được coi là phương pháp hỗ trợ cho ngôn ngữ trong giao tiếp và
góp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ.
Thứ hai, các nghiên cứu trên thế giới về những vấn đề liên quan đến
công tác xã hội đối với vấn đề RNTT ở trẻ em:
Theo báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc, nước này có khoảng trên 1,6
triệu trẻ em RNTT (2006). Với đặc trưng là để lại hậu quả lâu dài trong suốt
cuộc đời nếu không được phát hiện và can thiệp sớm. Về mặt nhân văn đây là
vấn đề xã hội cần hỗ trợ, can thiệp; về mặt kinh tế xã hội, việc can thiệp sớm
sẽ giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế xã hội. Nghiên cứu của Mỹ cho biết con
số đánh giá đối với những trẻ sinh vào năm 2000, toàn bộ chi phí chi suốt
11


cuộc đời một đứa trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần là 3,74 triệu đô la Mỹ,
trong đó chi phí lớn nhất là mất sức lao động chiếm 60% tổng chi phí. Như
vậy, với số lượng lớn trẻ em RNTT, tổn hại do không có khả năng lao động là
một con số rất lớn.
Sự tham gia của công tác xã hội trong việc nghiên cứu, hỗ trợ trẻ em
RNTT cũng như gia đình có trẻ em RNTT trên thế giới đã và đang dành được
nhiều sự quan tâm của các nhà hoạt động công tác xã hội cũng như các tổ chức
xã hội khác. Điều này khẳng định tầm quan trọng của chuyên ngành công tác
xã hội trong lĩnh vực tư vấn, can thiệp, trị liệu cho trẻ em RNTT.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về các công trình nghiên cứu
liên quan đến trẻ em RNTT
Ở Việt Nam, từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề trẻ em RNTT đã được
nhiều tác giả nghiên cứu quan tâm. Theo đó, các trung tâm dạy trẻ em RNTT
lần lượt ra đời, các bệnh viện mở ra các khoa để can thiệp, trị liệu cho trẻ em
RNTT.
Năm 2013, trong 02 cuốn tài liệu “Kỹ năng chăm sóc trẻ em RNTT
dành cho cha mẹ” và “Kỹ năng tư vấn, can thiệp, trị liệu cho trẻ em RNTT
dành cho nhân viên công tác xã hội” do Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng
Ninh thực hiện đã đưa ra những thông tin cơ bản về các vấn đề RNTT thường
gặp ở trẻ em; những kiến thức kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ và quy trình
khám, đánh giá và điều trị, cải thiện tình hình cho các trẻ em RNTT.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành tâm lý học xã hội “Rối nhiễu tâm lý trẻ em
sống trong gia đình có bạo lực” của tác giả Nguyễn Bá Đạt bảo vệ năm 2014
đã đưa ra được thực trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình bạo
lực và phân tích các yếu tố ảnh hưởng làm gia tăng hoặc giảm nhẹ RNTT ở
trẻ em, thử nghiệm biện pháp can thiệp nhóm làm giảm RNTT ở một số trẻ
em sống trong gia đình bạo lực.
12


Bác Sĩ Trần Tuấn trong năm 2006 đã có tài liệu viết tổng quan về yếu
tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm trí ở trẻ em tại Hội nghị cập nhật kiến thức
nhi khoa lần thứ ba, chuyên đề “Rối loạn tâm thần ở trẻ em - Phát hiện và
điều trị”. Hội Nhi khoa Việt Nam; Đại học Y Hà Nội, 5/10/2006.
Tại Quảng Ninh cũng đã có một số mô hình, nghiên cứu về tình hình trẻ
em RNTT, cụ thể:
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em RNTT từ
thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh” của Đinh Thị Hương
Thảo đã chỉ ra tiêu chuẩn chẩn đoán RNTT ở trẻ em; thực trạng, nguyên nhân

và nhu cầu của trẻ RNTT cũng như vai trò của nhân viên CTXH đối với trẻ
RNTT.
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất một số giải
pháp nhằm giảm thiểu hội chứng RNTT trẻ em trên địa bản tỉnh Quảng Ninh,
năm 2013” do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh thực
hiện đã mô tả được thực trạng gánh nặng RNTT trẻ em trên địa bàn tỉnh;
nguyên nhân trẻ RNTT, các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ ; khả năng đáp
ứng của hệ thống công tác xã hội trong công tác phòng chống RNTT trẻ em.
Đề án Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh “Hỗ trợ phát triển giáo
dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” với mục tiêu chung là hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn
tỉnh nhằm thúc đẩy và tăng cường chất lượng giáo dục hòa nhập; thực hiện
quyền và cơ hội của trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ được chăm sóc, giáo dục thường
xuyên, có chất lượng.
Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài trên, tác giả nhận thấy rằng, các
đề tài nghiên cứu này đều chưa đề cập đến khía cạnh kết hợp sự tham gia của
các nguồn lực gia đình, xã hội vào hỗ trợ trẻ em RNTT; chưa nói đến vai trò,
quy trình nghiệp vụ mà nhân viên công tác xã hội sử dụng để hỗ trợ trẻ em
13


RNTT giảm thiểu những hành vi bất thường trong giao tiếp, hay chưa kết nối
được các dịch vụ xã hội trong công tác xã hội để hỗ trợ trẻ em RNTT cũng
như gia đình trẻ.
Tuy nhiên, đó cũng là những tài liệu bổ ích để tôi đi sâu nghiên cứu và
thực hiện nghiên cứu đề tài: "Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá
nhân trong việc hỗ trợ trẻ RNTT hòa nhập cộng đồng".

-


Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
Tiếp cận thân chủ thành công
Nhận diện được những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải là gì và vấn đề đó

-

ảnh hưởng như thế nào trong việc hòa nhập cộng đồng của thân chủ
Đưa ra được chương trình và kế hoạch can thiệp cụ thể, chi tiết nhằm giải

3.
3.1.

3.2.

quyết được vấn đề của thân chủ
Trên cơ sở đó đưa ra đề xuất, khuyến nghị những việc cần làm để nâng cao
hiệu quả hoạt động cho mô hình.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm
- Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về công tác xã hội đối với trẻ em
RNTT
- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trợ giúp trẻ em
RNTT tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh quảng Ninh
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị giúp cho hoạt động công tác
xã hội đối với trẻ em RNTT tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh
đạt được hiệu quả cao hơn.

4.


Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần cùng với Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
Quảng Ninh xây dựng và hoàn thiện chương trình can thiệp giúp trẻ tăng
cường khả năng phục hồi và hòa nhập cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về
vai trò của nghề CTXH, các nhân viên của nghề CTXH, các nhân viên
14


CTXH, cũng như vai trò của hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH trong họa
5.
5.1.

động trợ giúp trẻ RNTT.
Đối tương, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ
RNTT hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Khách thể nghiên cứu
Trẻ em RNTT, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ chính, cán bộ, nhân viên

5.2.

công tác xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu

5.3.

- Thời gian nghiên cứu: 29/8/2017- 1/10/2017

- Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Công
tác xã hội tỉnh Quảng Ninh
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Sử dụng phương pháp Công tác xã
hội để xây dựng chương trình và can thiệp với thân chủ. Trong tiến trình
can thiệp, tôi đã tiến hành thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân bao
gồm 6 bước để can thiệp giải quyết vấn đề. Thông qua việc ứng dụng các
phương pháp và kỹ năng công tác xã hội kết hợp với việc vận dụng lý thuyết
đã học vào quá trình can thiệp cho thân chủ.
6.
6.1.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích thu thập những
thông tin thực nghiệm cho nghiên cứu. Thông qua quan sát, nhân viên công
tác xã hội có thể thấy được những khó khăn, hạn chế trong cuộc sống của trẻ
RNTT để có những định hướng chính xác hơn trong việc hỗ trợ, can thiệp trị
liệu tâm lý cho trẻ rối nhiễu. Cụ thể, NVXH sẽ tiến hành quan sát một số khía
cạnh sau: Quan sát hành vi, thái độ của trẻ thông qua các hoạt động vui chơi;
Quan sát sự tương tác của trẻ với mọi người xung quanh; Quan sát ngôn ngữ
sử dụng của trẻ; Quan sát giao tiếp mắt, chỉ tay và các cử chỉ khác của trẻ.
15


Đối với thân chủ: Khi tiếp xúc với thân chủ, tôi quan sát các biểu hiện
của thân chủ, đánh giá những điểm mạnh điểm yếu của thân chủ. Việc này
giúp cho tôi tìm thấy năng lực bên trong của thân chủ. Bên cạnh đó, tôi cũng
chú ý quan sát những bài tập trị liệu của thân chủ, quan sát thái độ của thân
chủ, quan sát mức độ tiến triển qua những buổi trị liệu.
Đối với cán bộ, nhân viên trung tâm: Tôi quan sát xem cách thức thể

hiện vai trò và kỹ năng chuyên môn của mỗi thành viên. Quan sát thái độ của
các cán bộ trong quá trình hỗ trợ trẻ. Qua đó, tôi có thể học hỏi thêm về cách
làm việc nghiêm túc và hiệu quả, các điều phối công việc và quản lý thời gian
của mình.
Nhân viên xã hội trực tiếp trị liệu cho trẻ: Quan sát các kỹ năng và
chuyên môn của nhân viên trị liệu, thái độ cũng như cách xử lý tình huống
của nhân viên trị liệu đối với trẻ.
6.2.

Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác
như: quan sát, phân tích tài liệu… để có được những thông tin có chiều sâu,
đặc biệt là trong việc khai thác thông tin liên quan đến nhu cầu, mong muốn
của nhóm đối tượng, những rào cản về sự tự ti, những khó khăn của họ gặp
phải trong cuộc sống khi có con bị khuyết tật.
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin đầy đủ, chính xác
hơn về thái độ của cha, mẹ trẻ trong việc chăm sóc và giáo dục con khi trẻ bị
RNTT, nhận thức về vai trò, trách nhiệm của gia đình đối với trẻ, quyền của
trẻ khuyết tật…
Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 08 trường
hợp, trong đó có: 01 người là lãnh đạo Trung tâm, 01 người là Trưởng phòng Can
thiệp - Hỗ trợ, 03 người là nhân viên phòng khám tại trung tâm, 03 người là phụ
huynh học sinh tại trung tâm.
Đối tượng
16

Số

Nội dung phỏng vấn



lượng
Lãnh đạo trung 01
tâm

Trưởng phòng 01
Can thiệp- Hỗ
trợ

Nhân viên trị 03
liệu tại Trung
tâm

Phụ huynh của 03
trẻ

17

Tìm hiểu chung về thông tin của Trung tâm:
- Thời gian thành lập
- Mục đích, mục tiêu thành lập Trung tâm
- Quá trình thành lập Trung tâm
- Cơ sở khoa học, thực tiễn
- Số lượng cán bộ nhân viên trong trung tâm
- Số lượng nhân viên trong phòng
- Nhiệm vụ của từng nhân viên
- Có bao nhiêu nhân viên trực tiếp thâm gia vào
việc trị liệu, hỗ trợ trẻ
- Thời gian thành lập phòng trị liệu tại trung tâm
- Mục đích, mục tiêu của phòng trị liệu

- Đối tượng trẻ đến trị liệu
- Kế hoạch hoạt động của phòng trị liệu
Tìm hiểu thông tin về nhân viên:
- Thời gian công tác tại trung tâm
- Chuyên môn chính được đào tạo
- Đã từng trị liệu cho bao nhiêu trẻ
- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trị
liệu
Thông tin về đối tượng đến trị liệu:
- Thành phần đối tượng (giới tính, độ tuổi)
- Tình trạng bệnh, tâm lý
- Mức độ tham gia
- Đặc điểm của đối tượng (thể chất, tâm lý, nhận
thức)
Thông tin về hoạt động của phòng trị liệu:
- Cách thức lên kế hoạch trị liệu đối với từng trẻ
- Những phương pháp đánh giá khi tiếp nhận trẻ
- Kế hoạch trị liệu cho trẻ trong thời gian bao lâu
- Phương pháp đánh giá trẻ sau khi trị liệu
- Những kết quả đạt được sau khi trị liệu
Thông tin về thân chủ:
- Tên, tuổi, ngày sinh, quê quán
- Đã cho con đi khám ở những chỗ nào?
- Thời gian đến trị liệu
- Tình trạng sức khỏe thể chất, tâm thần
- Dấu hiệu khi phát hiện ra con có những biểu
hiện của RNTT là gì?
- Cảm nhận sự tiến bộ của trẻ
- Trong quá trình trị liệu trẻ có gặp khó khăn gì



không?
Thông tin về gia đình trẻ
- Bố mẹ làm nghề gì, gia đình có mấy người
- Môi trường sống xung quanh trẻ
- Trước lúc sinh và sau khi sinh sức khỏe mẹ có
tốt không? Có dung thuốc gì trong quá trình
mang thai và sau khi sinh con không?
Bảng 1: Đề cương phỏng vấn sâu
6.3.

Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập, phân tích tài liệu là một phương pháp được sử dụng khá phổ
biến trong các đề tài nghiên cứu. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử
dụng phương pháp phân tích tài liệu trên cơ sở có sự sàng lọc để thu thập
thông tin, số liệu, để xem xét, phân tích các cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, tác giả nghiên
cứu đã tìm hiểu một số tài liệu như: các nghiên cứu về vai trò của nhân viên
xã hội hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp trẻ em RNTT trong và ngoài nước;
tài liệu tập huấn chuyên đề cho cha, mẹ trẻ của Trung tâm trợ giúp gia đình và
trẻ rói nhiễu tâm trí; báo cáo tổng kết hàng năm của trung tâm Công tác xã hội
tỉnh Quảng Ninh và các tài liệu liên quan khác. Sử dụng phương pháp phân
tích tài liệu giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu; qua đó
tác giả tìm cho mình cái nhìn mới, cách tiếp cận mới và hướng nghiên cứu
mới cho đề tài của mình.

6.4.

Phương pháp công tác xã hội cá nhân

Tiến trình CTXH cá nhân dùng trong nghiên cứu thực nghiệm với trẻ
em RNTT. Tiến trình công tác xã hội cá nhân là quá trình bao gồm các bước
của các hoạt động do nhân viên công tác xã hội và đối tượng thực hiện để giải
quyết vấn đề. Đây là những bước chuyển tiếp theo thứ tự logic, nhưng trong
quá trình giúp đỡ có những bước kéo dài suốt quá trình như thu thập dữ liệu,
thẩm định và lượng giá. Tiến trình công tác xã hội cá nhân bao gồm 7 bước đó
là:
18


Bước 1: Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu.
Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Chẩn đoán
Bước 4: Lên kế hoạch trị liệu
Bước 5: Trị liệu
Bước 6: Lượng giá
Bước 7: Kết thúc

19


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.
1.1.1.
a.

Cơ sở lý luận của đề tài
Các khái niệm công cụ liên quan
Khái niệm trẻ em

Có nhiều khái niệm về trẻ em:
Theo Điều 1, Công Ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc thì: “Trẻ

em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với
trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn”
Pháp luật của Việt Nam cũng có các quy định liên quan đến việc xác
định đối tượng trẻ em, nhằm đảm bảo những nghĩa vụ và quyền lợi tốt nhất của
trẻ em. Theo Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Như vậy, khái niệm trẻ em có thể được hiểu là: Trẻ em là những người
dưới 16 tuổi
b.

Khái niệm về RNTT
Thuật ngữ “RNTT” (Mental disorders), được dùng để “chỉ trạng thái

lệch lạc về sức khỏe tâm trí trong một thời gian đủ dài đã vượt khỏi ngưỡng
tự điều chỉnh trở về bình thường của cơ thể đòi hỏi cần có sự can thiệp
chuyên môn để tránh vòng xoắn rối nhiễu nặng dần dẫn đến tổn thương tâm
thần khó hồi phục”. Khái niệm này được tác giả Trần Tuấn đưa ra năm 2003
trong khuôn khổ nghiên cứu quốc tế về nghèo khổ trẻ em Young Lives tiến
hành tại Việt Nam và được diễn giải chi tiết lần đầu tiên trên báo Sức Khỏe
Đời Sống (cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế) năm 2007.
Theo Nguyễn Đình Chắt đăng trên tạp chí khoa học Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh - số 8 năm 2015 thì: RNTT là rối loạn tâm thần thể
nhẹ dẫn đến mất khả năng kiểm soát hành vi khiến cho chủ thể không thể hiện
được thái độ, thực hiện được các hành vi ứng xử như những người khác vẫn
thể hiện và thực hiện một cách bình thường.
c.

20


Khái niệm trẻ em RNTT


RNTT trẻ em là sự xáo trộn, mất cân bằng trong đời sống tâm lý, biểu
hiện thành những cảm xúc, nhận thức và hành vi kém thích nghi, gây ra sự
phiền muộn cho chính bản thân trẻ em và những người thân xung quanh, cản
trở trẻ em thực hiện các hoạt động trong gia đình và nhà trường.
Khái niệm RNTT ở trẻ em giúp các bậc cha mẹ nhìn nhận khách quan
hơn về những biểu hiện bất thường ở trẻ ngay từ những năm đầu đời như:
quấy khóc thường xuyên, biếng ăn, bám mẹ, chậm nói… hoặc biểu hiện lơ
đãng, nghịch ngợm, quậy phá, giảm sút trong kết quả học tập ở trẻ độ tuổi học
d.

đường.
Khái niệm hòa nhập cộng đồng
Hòa nhập cộng đồng là quá trình tác động tích cực của cha mẹ, người
thân và xã hội; cùng với đó là sự cố gắng và nỗ lực của bản thân trẻ để trẻ có
thể sinh hoạt và có đời sống tinh thần bình thường như bao trẻ em khác; có

e.

khả năng giao tiếp và trở thành người có ích cho xã hội.
Khái niệm Công tác xã hội cá nhân
CTXH cá nhân là một trong những phương pháp cơ bản của CTXH. Có
rất nhiều định nghĩa liên quan đến CTXH với cá nhân. Sau đây là một số
định nghĩa của một số tác giả, tổ chức tiêu biểu:
CTXH cá nhân được định nghĩa là“hệ thống giá trị và phương pháp
được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, trong đó các khái niệm
về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp

đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm lý, quan hệ giữa
các cá nhân, kinh tế xã hội và môi trường thông qua các mối quan hệ một một (Farley O.W, 2000)
CTXH cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các
thân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện. Các nhân viên này phải có
các kỹ năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã
hội và xúc cảm. Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các
nhu cầu của thân chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã
hội của cá nhân đó. Nhân viên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh
21


của các thân chủ nhằm giải quyết các vấn đề và đối mặt các vấn đề một cách
hiệu quả trong môi trường sống của thân chủ. Các dịch vụ thông qua nhân
viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ giúp về vật chất đến các vấn đề
tham vấn phức hợp (Trích từ Specht và Vickery, Integrating Social Work
Methods. 1977 Allen and Unwin. London).
Theo Bùi Thị Xuân Mai, CTXH cá nhân trước hết được khẳng định
như là một phương pháp chuyên nghiệp được các nhân viên xã hội sử dụng để
hỗ trợ cá nhân vượt qua khó khăn trong việc thực hiện các chức năng xã hội
của họ. Với phương pháp này nhân viên xã hội can thiệp giải quyết vấn đề của
cá nhân trong mối quan hệ tương tác với môi trường xã hội của cá nhân đó.
Gia đình cũng được coi như một trường hợp (một case) với các mối quan hệ
đặc thù giữa các cá nhân trong gia đình đó, vì thế đã được xếp vào phương
pháp CTXH cá nhân. Như vậy cá nhân có thể được hiểu rộng hơn là một case
hay một trường hợp cụ thể, cần sự quan tâm sâu sắc. Vì thế trong phương
pháp này, nhân viên xã hội có điều kiện nhấn mạnh vào nguyên tắc cá thể hóa
sự giúp đỡ đối với thân chủ là một cá nhân hay đối với trường hợp là cả gia
đình.
Lý thuyết ứng dụng trong đề tài
Trong phạm vi đề tài này, sinh viên sử dụng các lý thuyết chính sau:

Lý thuyết nhu cầu
1.1.2.
a.

Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học gốc Do Thái là nhà tiên
phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn bởi hệ thống lý thuyết về thang
bậc nhu cầu. Lý thuyết này có tầm ảnh hưởng rộng rãi và được ứng dụng ở
nhiều lĩnh vực khoa học.
Maslow đã chia các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: nhu cầu cơ
bản, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu về được quý trọng và nhu
cầu được thể hiện mình.
Nhu cầu cơ bản (basic needs): Đây là những nhu cầu sinh học. Bao
gồm cả nhu cầu về không khí, nước uống, thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ
22


ngơi… Nếu nhu cầu này không đạt đực thì sẽ không thể tiến thêm ở bậc nhu
cầu tiếp theo
Nhu cầu an toàn (safety needs): Khi tất cả các nhu cầu sinh học được
thỏa mãn và không còn làm cho con người lo lắng, bận tâm thì nhu cầu cho sự
an toàn có thể phát sinh. Đó là được sống trong thế giới hòa bình, không có
chiến tranh, bạo lực, các hiểm họa, xung đột vũ trang…
Nhu cầu xã hội (social needs): Khi nhu cầu sinh học và nhu cầ an toàn
được đáp ứng thì nhu cầu xã hội như tình cảm, tình yêu xuất hiện. Là con
người trong xã hội, con người có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu
thương, chia sẻ. Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong
muốn có hạnh phúc gia đình, tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó (gia
đình, bạn bè, cộng đồng)
Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Khi ba loại nhu cầu trên
được đáp ứng, nhu cầu lòng tự trọng có thể phát sinh. Tự tôn trọng là giá trị

của chính cá nhân mỗi người, được người khác tôn trọng chính là sự mong
muốn được người khác thừa nhận giá trị của mình, được chấp nhận có vị trí
trong một nhóm người, cộng đồng, xã hội. Khi những nhu cầu này được thỏa
mãn, con người cảm thấy tự tin chính mình và cảm thấy mình có giá trị như là
một con người trên thế giới, không thua gì ai cả. Nếu không được như thế, khi
những nhu cầu này mất đi, con người cảm thấy kém cỏi, yếu đuối, bất lực và
vô giá trị.
Nhu cầu được thể hiện mình (self- actualizing needs): Khi tất cả các nhu
cầu nói trên được thỏa mãn, thì nhu cầu muốn hiện thực hóa, tự chứng tỏ bản
thân xuất hiện. Maslow mô tả việc tự chứng tỏ bản thân như là nhu cầu vốn dĩ
của con người và họ có khả làm được điều đó, có nghĩa họ được “sinh ra là để
thể hiện chính mình”. Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn tự khẳng định
mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện, phát triển cá nhân. [7, tr
83]
23


Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hình thức kim tự
tháp. Nhu cầu ở bậc thấp thì xếp ở phía dưới. Các nhu cầu trên luôn có sự tồn
tại và đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy, thang bậc nhu cầu của Maslow có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc ứng dụng khi can thiệp để xác định, đánh giá
nhu cầu thực tế của thân chủ. Khi xác định được những nhu cầu nào là quan
trọng và cần được đáp ứng đầu tiên thì nhân viên xã hội sẽ có cơ sở để thiết
lập kế hoạch can thiệp và huy động các nguồn lực liên quan. Có thể nói, quá
trình thực hành công tác xã hội là quá trình trợ giúp thân chủ trong việc đáp
ứng và tự đáp ứng một cách bền vững những nhu cầu còn thiếu hụt của mình.
Nhân viên xã hội khi trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế cần xem xét
những nhu cầu của họ, nếu thấy nhu cầu nào họ chưa được đáp ứng và cần
giúp họ làm gì để đáp ứng được nhu cầu đó để đảm bảo cho cá nhân được tồn
tại và phát triển. Trong nghiên cứu này, sinh viên lựa chọn thuyết nhu cầu để

xem xét những nhu cầu, mong muốn của trẻ RNTT, từ đó có thể xem các hoạt
động trong CTXH hiện nay có đáp ứng được các nhu cầu của trẻ hay không.
Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ.
b.

Lý thuyết thân chủ trọng tâm
Đại diện cho thuyết thân chủ trọng tâm là Carl Rogers - nhà tâm lý học
lâm sàng (1902 - 1987). Ông là một trong những nhà tâm lý học lớn nhất thế
kỷ XX. Cách tiếp cận thân chủ trọng tâm (Client - centred therapy) được ra đời
và phát triển vào những năm cuối của thập kỷ 40. Rogers cũng chịu ảnh hưởng
bởi trào lưu tư tưởng của Roosevelt vào thập niên 1930, từ đó hình thành nên
quan điểm lạc quan của Rogers về bản chất con người và niềm tin rằng con
người cần phải được đối xử một cách tôn trọng và có lý lẽ ngay cả khi hành vi
của họ không phải lúc nào cũng hợp lý.Lý thuyết của ông được biết đến rộng
rãi vào thập kỷ 60 và 70 là sự tiến bộ về trị liệu tâm lý trong phong trào của
trường phái nhân văn.Thuyết Thân chủ trọng tâm là thuyết lấy con người làm
trung tâm, thuyết tập trung vào làm rõ cái “tôi” tìm kiếm sự thể hiện cho
24


chính bản thân mình.Thuyết này rất quan trọng trong trị liệu tâm lý, tham vấn
cho thân chủ. [7, tr 89]
Lý thuyết này cho rằng cá nhân có khó khăn tâm lý xã hội là do họ tập
nhiễm cách ứng xử không phù hợp. Nhiệm vụ của nhà tham vấn trong quá trình
giúp đỡ là hỗ trợ họ tháo bỏ những rào cản trong môi trường xã hội, giúp họ hiểu
được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân để đạt được
trạng thái cân bằng.
Trị liệu thân chủ trọng tâm dựa trên quan điểm tích cực của mỗi người
rằng mỗi thân chủ luôn vận động để hoàn thiện bản thân. Trong nghiên cứu của
mình tôi sử dụng thuyết thân chủ trọng tâm với mục đích là tạo ra được bầu

không khí an toàn và tin tưởng, tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép thân
chủ học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khích và tự hiện thực hoá,
giúp họ tự khám phá bản thân, tự ý thức được hoàn cảnh, vấn đề và tiềm năng
của mình. Nhiệm vụ của nhân viên xã hội là giúp thân chủ nhận biết được tiềm
năng của chính họ, giúp thân chủ rỡ bỏ những "rào cản tâm lý" đang hạn chế
sự bày tỏ khuynh hướng tích cực vốn có và giúp thân chủ làm sáng tỏ, hiểu rõ
bản thân và tự hiện thực hoá những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ
dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ. Thân chủ được xem như
là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận để nhân viên
xã hội có thể cung cấp những loại hình trợ giúp họ được tốt hơn.
c.

Lý thuyết hệ thống
Theo từ điển tiếng việt: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố cùng loại,
hoặc cùng chức năng có quan hệ, hoặc liên quan đến nhau chặt chẽ làm thành
một hệ thống thống nhất”. Khái niệm này nhấn mạnh đến hệ thống là một tập
hợp gồm nhiều yếu tố cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ
với nhau một cách chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. Theo định nghĩa
của lý thuyết công tác xã hội hiện đại: “Hệ thống là tập hợp các thành tố được
sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”. Như vậy, có
25


×