Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

đề cương chăn nuôi ong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.78 KB, 18 trang )


-


-



Câu 1 : Các sản phẩm của nghề nuôi ong? Ý nghĩa của nghề nuôi ong?
Các sản phẩm của nghề nuôi ong:
Mật ong: Là sản phẩm cơ bản thu được từ nghề nuôi ong, nó là chất dinh dưỡng
giàu năng lượng trong đó đường chiếm tỷ lệ cao.
Về dinh dưỡng mật ong thường được sử dụng trực tiếp hoặc dùng để chế biến các
loại thực phẩm, bánh kẹo và đồ uống. Trong Y học mật ong được dùng để chữa trị
các bệnh như: viêm họng, cảm cúm, viêm da, loét dạ dày, tiêu chảy, các bệnh rối
loạn tiêu hoá khác và những vết thương đang được băng bó vì mật ong có thể ngăn
chặn sự phát triển của những một số loại vi khuẩn gây bệnh, là một loại thuốc
chống nấm, chống lại sự phát triển của các vi sinh vật thậm chí ngay cả khi mật
ong đã được pha loãng rất nhiều. Ngoài ra mật còn được sử dụng rộng rãi trong các
Mỹ phẩm.
FAO và WHO đã đưa ra một số thành phần giới hạn của mật ong sau:
- Nước không vượt quá 21%.
- Đường khử (Glucoza và Fructoza) không dưới 65%.
- Đường Sucaroza không vượt quá 5%.
- Axít tự do không vượt quá 40ml/kg.
- Amilaza (Diataza) không dưới 3 độ Gothe.
- HMF (Hydroxymethylfurfuran) không quá 40mg/kg.
Sáp ong : Là hợp chất hoá học phức tạp do ong thợ tiết ra để xây bánh tổ. Thành
phần của sáp ong chủ yếu là các este hữu cơ.
Sáp ong được sử dụng một phần cho ong xây lại bánh tổ mới, phần còn lại nó được
sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, điện tử, Hương phẩm, Mỹ


phẩm, Hoá học, Y học,...
Sáp ong được dùng vào rất nhiều việc: được sử dụng trong kỹ nghệ nhuộm khi dệt
và đan, làm khuôn đúc kim loại, chống thấm nước, đánh bóng các đồ mỹ nghệ keo
dính, trộn với thuốc để làm thuốc cao, thuốc xức, phấn sáp trang điểm và làm nến
thắp sáng.
Phấn hoa hay phấn ong: Là các nhị hoa do ong thợ thu được từ các loại hoa thực
vật đem về tổ, đó chính là các tế bào sinh dục đực của thực vật.
- Thành phần: phấn hoa ong rất giàu Proteine, Vitamine (giàu Vitamine tan
trong nước, nghèo các Vitamine tan trong chất béo: Vitamine C, B1, B2, B6, A,
D ,E, PP, axít Pantothenic, axít Biotin, axít Folic) và các chất khoáng (Bằng quang
phổ, đã xác định được 27 nguyên tố khoáng trong phấn hoa: Ca, Mg, Cu, Fe, Si, K,
P, S, Cl, Ti, Mn, Ba, Sn, Ag, Au, W, Co, Zn, As). Trong phấn ong có đủ các axít
amin (21 axit amin) không thay thế và thay thế, còn có các axít amin ít phổ biến
như Homoxerin, axít Gama-aminobutylic và Gama-aminodipic.
. Phấn hoa ong chứa nhiều loại Enzime như Sacaroza, Photphataza, Catalaza,
Kozimanaza, Diastaza, Invectaza, Pepsinoza, Trypsinoza, Lipaza,...


- Trong thành phần của phấn ong có chất oestrogen là một loại nội tiết tố sinh
dục và nhiều chất khác. Phấn hoa ong rất giàu muối khoáng và các nguyên tố vi
lượng.
- Phấn hoa sử dụng làm thức ăn, nó cũng được sử dụng trong Y học để làm
thuốc chữa các bệnh thiếu máu, kém ăn, còi xương, mất ngủ, phù thũng,..
- Phấn hoa còn được sử dụng như loại thuốc trị các chứng bệnh: hoa mắt,
chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, mất ngủ, ăn kém, tiểu đêm nhiều lần, suy giảm tình
dục, liệt dương, di tinh, mệt mỏi rã rời, muộn con, tăng huyết áp, vữa xơ động
mạch, đái tháo đường, viêm dạ dày, viêm gan, phòng chống ung thư, tăng cường
khả năng sinh dục.
• Sữa ong chúa : Là chất dịch sánh, có màu trắng đục, vị hơi chua. Đây là hỗn dược
của đường, đạm, và Vitamine do tuyến hầu của ong thợ tiết ra để nuôi ong chúa và

ấu trùng ong, ấu trùng ong được nuôi hoàn toàn bằng sữa sẽ trở thành ong chúa,
chúng sống lâu gấp 40 lần so với ong thợ, hỗn dược này là thức ăn duy nhất của
ong chúa nên được gọi là sữa ong chúa.
- Thành phần của sữa ong chúa tươi gồm 62,5 – 68,5% là nước, 11 – 14,5% là
Proteine có giá trị dinh dưỡng cao, phần còn lại là các chất như Vitamine,
Enzime,... và các chất sinh học khác
Sữa ong chúa là chất giúp sự tăng trưởng và phát triển mạnh của con ong
chúa, làm cho nó lớn hơn ong thợ 40-60% và sống lâu hơn đến 40 lần
- Sữa ong chúa có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, chống lão hóa, sử dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực như dinh dưỡng học, mỹ phẩm, y học. có tác dụng phổ biến
chữa bệnh như: biếng ăn, tăng cường sức co bóp cơ tim, chống viêm khớp, hen
xuyễn, hạ mỡ trong máu, chống ung thư, phóng xạ, cải thiện công năng tạo máu
của tủy xương, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, trong sữa
ong chúa có chứa nhiều hooc môn giúp kích thích tăng trưởng và cải thiện chức
năng sinh lý rất rõ. Nếu dùng liều cao sẽ có tác dụng an thần, chống mất ngủ.
Keo ong: Là hợp chất hoá học do con ong lấy các chất tiết từ chồi lá và vỏ
cây chế biến tạo ra, khi chế biến, nhựa cây được trộn với một ít sáp, mật ong và các
Enzime tạo thành keo ong. Thành phần của keo ong gồm 50 - 55% là nhựa cây,
30% là sáp ong phần còn lại là các chất khác.
- Là chất có khả năng kháng khuẩn cao, nó được sử dụng trong y học để tạo ra
các loại thuốc sát trùng dưới dạng dịch triết xuất trong cồn. Có khả năng chống
viêm nhiễm, chống vi sinh vật, chống đột biến, dị ứng, chống histamin, nấm và
kích thích sự phát triển của các tế bào mới, cồn thuốc keo ong được dùng để làm
lành các vết loét dạ dày và trị bệnh khó tiêu, bệnh viêm khớp, bỏng, mụn nhọt,
viêm da, mụn nhọt, ngăn cản sự phát triển của các khối u.
• Nọc ong: Là chất do ong thợ tiết ra khi đốt, nó có tác dụng kích thích khả năng
miễn dịch, chống viêm, được sử dụng trong Y học để chữa các bệnh viêm khớp,
viêm dây thần kinh, tê thấp và các bệnh khác.



• Con ong và ấu trùng: Xác ong và ấu trùng ong sử dụng làm thức ăn để bồi dưỡng
sức khỏe.
 Ý nghĩa của nghề nuôi ong:
- Nuôi ong có hiệu quả kinh tế không hề nhỏ
- Tăng năng suất cây trồng. Ong góp phần thụ phấn chéo cho cây trồng, làm khả
năng đậu quả tăng lên (trung bình làm tăng 20% năng suất). Một số cây như : lê,
táo…không có ong thụ phấn có khi không đậu quả
- Các sản phẩm của ong như : nọc ong, sáp ong, keo ong, phấn hoa…thậm chí xác
ong đực , đều được dùng làm thuốc để chữa bệnh cho người, đặc biệt là sữa chúa
và mật ong. Sữa chúa là vị thuốc trường sinh, làm người già trẻ lại. Còn mật ong
vừa là thuốc chữa bệnh, vừa là thuốc bổ dưỡng, lại thích hợp với mọi lứa tuổi.
Câu 2 : Phân loại ong mật? Đặc điểm sinh học cơ bản của các loài ong
mật?
Phân loại ong mật: dựa vào kích thước các bộ phận cơ thể và màu sắc của
chúng để phân loại.
Ong gồm khoảng 20.000 loài trong đó phần lớn các loài ong sống đơn độc,
chỉ khoảng vài trăm loài ong sống thành xã hội, trong đó có ong mật. Một trong
những đặc điểm đặc trưng của ong mật là: những con ong thợ có thể tạo ra các
Enzime để chuyển hóa dịch ngọt lấy từ thực vật làm thành mật ong (Ioiris, 1982).
Vị trí của các loài ong mật trong hệ thống phân loại như sau:
Ong mật thuộc:
Giới động vật (Animalia).
Ngành chân đốt (Arthropoda).
Lớp côn trùng (Insecta). Bộ cánh màng (Hymenoptera).
Siêu họ ong (Apoidea). Họ ong kiếm thức ăn từ hoa (Apidae).
Họ Apidae có 2 họ phụ là họ phụ ong mật (Apinae) và họ phụ không ngòi đốt
(Meliponae,Trigona).
+ Họ phụ ong mật (Apinae) có 9 loài là:
1. Apis mellifera. Linnaeus (ong Châu Âu, châu Phi, ong ngoại).
2. Apis cerana. Fabricius (ong nội, ong ruồi).

3. Apis vechti. Maa.
4. Apis dosata. Fabricius (ong khoái, ong đá, ong gác kèo).
5. Apis laboriosa. Maa (ong khổng lồ).
6. Apis florea. Fabricius (ong muỗi, ong hoa).
7. Apis andreniformis. F.Smith.
8. Apis nuluensis Tingek, Koeniger 1996
9. Apis koschevnikovi Enderlein, 1906
+ Họ phụ không ngòi đốt Meliponae và Trigonae có rất nhiều loài:
Nam Mỹ có 183 loài; Châu Phi 32 loài; Châu Á 42 loài; Châu Đại Dương 20
loài.










-






Đặc điểm sinh học cơ bản của các loài ong mật:
Loài Apis florea Fabr : Là loài ong mật có kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài cánh
6,37mm, vòi hút 3,44mm, đốt bụng 1-2 màu đỏ gạch, đốt 3-6 có các vòng lông

nhung màu trắng óng ánh.
Loài Apis anderniformis F.Sm : Có kích thước cơ thể nhỏ nhất và có nhiều đặc
điểm gần giống với loài Apis florea Fabr. Các ong thợ ở các đốt bụng có các vòng
tròn lông nhung màu đen - trắng xen kẽ nhau.
Loài Apis dorsata Fabr : Là loài ong mật có kích thước cơ thể lớn, ong thợ rất
hung dữ. Cánh ong thợ dài 12,5-14,5mm, giữa cánh có một vệt sám, vòi hút dài
6,7mm, các đốt bụng 1-3 màu đỏ nâu, các tấm bụng phía sau có các vạch đỏ nâuđen xen kẽ nhau, bụng ong thợ thon, nhọn. Loài này có tập tính sinh học khá đặc
biệt là sự chia đàn không hoàn toàn,
Loài Apis iaboriosa Maa: Là loài ong mật có kích thước cơ thể lớn nhất, nhưng có
nhiều đặc điểm hình thái, sinh học giống với loài A. dosata nó còn có tên gọi là
ong khổng lồ. Ở các đốt bụng của ong thợ có các vạch đen- trắng xen kẽ nhau, loài
này sống ở vùng cao và có khí hậu ôn đới thuộc dãy Hymalaya.
Hai loài Apis dorsata Fabr và Apis iaboriosa Maa có bánh tổ lớn, dự trữ mật nhiều
tuy nhiên ong thợ rất hung dữ và có tập tính sinh học đặc biệt là không chịu làm tổ
ở trong các thùng bọng kín, vì vậy phần lớn vẫn chưa được thuần hoá, nuôi dưỡng
mà chủ yếu là sống hoang dã.
Loài Apis cerana Fabr: Có kích thước cơ thể tương đối nhỏ, chiều dài cánh của
ong thợ là 6-8mm, vòi hút 4,8-5,6mm thường ong chúa có màu sám đen, các đốt
bụng ở ong thợ có các vạch màu đen-vàng tranh xen nhau, loài này có đặc tính sinh
học gần giống với loài Apis Mellifera, chúng thường xây dựng tổ kép gồm nhiều
bánh tổ trong các hang hốc kín, dự trữ mật khá, ong thợ tương đối hiền, và phản
ứng khá nhanh nhẹn với các kích thích từ bên ngoài.
Loài Apis vechti Maa: Có đặc điểm tương đối giống loài Apis cerana Fabr
Loài Apis mellifera Fabr:Loài này có kích thước cơ thể tương đối lớn, cánh ong
thợ dài 9-9,5mm, vòi hút dài 6,3-6,6mm, chúng thường xây tổ kép gồm nhiều bánh
tổ trong các hang hốc kín, dự trữ nhiều mật, ong thợ hiền và có khả năng thích nghi
rộng trong những điều kiện khí hậu khác nhau.
Câu 3 : Thế nào là một đàn ong mật ? Thành phần cơ bản của đàn ong và
vai trò của chúng trong đàn ong?
Đàn ong : Đàn ong là một tổ chức gồm nhiều thành viên sống thành xã hội

gồm, trứng, ấu trùng, nhộng, ong và bánh tổ, chúng liên kết với nhau thành một
đơn vị thống nhất và có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường
trong một thời gian dài ở điều kiện tự nhiên.
Các thành phần cơ bản của đàn ong đó là: ong chúa, ong đực và ong thợ


• Ong chúa : Là con ong cái duy nhất trong đàn ong có cơ quan sinh dục phát triển
hoàn thiện, nó sinh ra tất cả các thành viên khác trong đàn ong và di truyền những
đặc tính di truyền của nó cho các thế hệ sau.
• Ong thợ: Ong thợ là thành phần cơ bản của đàn ong, chúng là những con ong cái
có cơ quan sinh dục phát triển không hoàn thiện. Ong thợ đảm nhiệm hầu hết các
công việc trong đàn ong như: xây bánh tổ, duy trì nhiệt độ, độ ẩm ở các bánh tổ
nuôi dưỡng chăm sóc các ấu trùng và ong chúa, lấy mật, phấn, chế biến mật, phấn
dự trữ trong các bánh tổ, bảo vệ tổ,...
• Ong đực: Ong đực chiếm tỷ lệ không nhiều trong đàn ong, nó chỉ có chức năng
duy nhất trong đàn ong là giao phối với ong chúa tơ và di truyền những đặc tính di
truyền của mình cho thế hệ sau.
Câu 4 : Đặc điểm, sự sinh trưởng và phát triển của ong thợ ?
Ong thợ là thành phần cơ bản của đàn ong, chúng là những con ong cái có cơ
quan sinh dục phát triển không hoàn thiện.
Ong thợ có khối lượng khoảng 100mg, cơ thể có lớp lông nhung mịn, các đốt
bụng có các vạch màu đen- vàng xen nhau, đầu hình tam giác, vòi hút và diều mật
phát triển và là cơ quan lấy và chế biến mật ong, chân sau có giỏ phấn là cơ quan
lấy và mang phấn hoa, tuyến sáp và tuyến sữa phát triển, ngòi đốt được sử dụng
linh hoạt để tự vệ. Cơ quan sinh dục của ong thợ phát triển kém, buồng trứng chỉ là
dải hẹp, không có túi chứa tinh.
Ong thợ không giao phối với ong đực, trong những trường hợp đàn ong mất
chúa lâu ngày, ong thợ có khả năng đẻ trứng, tuy nhiên trứng do ong thợ đẻ ra chỉ
có khả năng sinh ra ong đực vì trứng không được thụ tinh.
Ong thợ được sinh ra từ những trứng đã được thụ tinh có bộ nhiễm sắc thể lưỡng

bội 2n = 32.
Giai đoạn phát triển
(ngày tuổi)
Loài A. mellifera
Loài A. cerana

Trứng
3
3

Ấu trùng

Ấu trùng

nhỏ
3
3

lớn
3
2

Nhộng

Ong

12
11

21

19


Tuổi thọ của ong thợ khoảng từ 30 - 60 ngày tùy theo mùa vụ và thế lực của đàn
ong.
Ong thợ hoạt động liên tục suốt 24 giờ, nó đảm nhiệm hầu hết các ông việc bên
trong đàn ong, sau khi nở ong thợ đảm nhiệm các phần việc khác nhau tùy vào độ
tuổi:
+ 1-3 ngày tuổi: dọn vệ sinh tổ để chuẩn bị cho ong chúa đẻ trứng.
+ 4-7 ngày tuổi: nuôi ấu trùng tuổi lớn (ấu trùng >3 ngày tuổi)
+ 8-18 ngày tuổi: tiết sáp để xây bánh tổ, trám nắp các lỗ tổ nhộng và mật, tiết
sữa nuôi ấu trùng và ong chúa.
+ Từ 3 ngày tuổi trở lên: chế biến mật, phấn trong các bánh tổ.
+ 12-18 ngày tuổi: bay ra khỏi tổ, bài tiết và bay định hướng để chuẩn bị làm
việc bên ngoài tổ.
+ Trên 18 ngày tuổi: làm việc ngoài tổ, nó tìm kiếm nguồn thức ăn, nước, lấy
phấn, mật hoa, nước và các chất cần thiết khác và bảo vệ tổ.
+ Ở các độ tuổi ong thợ đều tham gia các công việc chung là điều tiết nhiệt độ,
độ ẩm, chế biến mật trong tổ. Sự phân công công việc theo độ tuổi ở ong thợ trong
đàn ong chỉ có tính chất tương đối. Tùy vào yêu cầu nội tại của đàn ong mà các
ong thợ ở độ tuổi ít hơn cũng đảm nhiệm các phần việc của các ong thợ ở độ tuổi
nhiều hơn và ngược lại.

Câu 5 : Đặc điểm, sự sinh trưởng và phát triển của ong chúa ?


Ong chúa : Là con ong cái duy nhất trong đàn ong có cơ quan sinh dục phát triển
hoàn thiện, có khối lượng từ 180-300mg, đầu tròn, mắt kép lớn, bụng thon dài,
cánh ngắn so với chiều dài của thân, nó điều khiển mọi hoạt động của đàn ong
thông qua các Pheramon, nó sinh ra tất cả các thành viên khác trong đàn ong và di

truyền những đặc tính di truyền của nó cho các thế hệ sau.
Ong chúa được sinh ra từ những trứng đã được thụ tinh mang bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội 2n= 32.
Giai đoạn phát triển
(ngày tuổi)
Loài A. mellifera
Loài A. cerana

Trứng

Ấu trùng

Nhộng

Ong

3
3

5
4

9
8

17
15

Ở điều kiện tự nhiên ong chúa phát triển từ lỗ tổ đặc biệt gọi là mũ chúa, mũ
chúa thường được xây dựng ở rìa các bánh tổ khi ong chúa chuẩn bị chia đàn, đàn

ong có ong chúa yếu kém hoặc đàn ong bị mất ong chúa.
Sau khi nở, ong chúa tơ cần 3-5 ngày để phát triển hoàn thiện cơ thể, tập bay và
bay định hướng, khoảng ngày thứ 6-8 ong chúa bay giao phối với ong đực ở trong
không trung.
Thời điểm bay giao phối của ong chúa khoảng từ 9 giờ đến 16 giờ vào những
ngày nắng ấm, ít gió. Mỗi lần bay giao phối kéo dài khoảng 20-30 phút và cách tổ
từ vài trăm mét đến vài kilomet. Mỗi ong chúa giao phối với nhiều ong đực, sau
khi giao phối, ong chúa không bay ra khỏi đàn ong (trừ khi chia đàn và di chuyển
đàn) và đẻ trứng liên tục, trong một ngày đêm ong chúa có khả năng đẻ số lượng
trứng lớn, đối với ong chúa loài A. cerana là 800 trứng, loài A. mellifera là 2000
trứng.
Ong chúa có thể sống tới vài năm, tuy nhiên người nuôi ong không giữ lại ong
chúa quá 2 năm trong đàn ong mà thường xuyên thay thế cho đàn ong bằng ong


chúa mới, vì trong một năm đầu, ong chúa có khả năng đẻ trứng nhiều, tỷ lệ trứng
thụ tinh cao, những năm về sau khả năng đẻ trứng của ong chúa kém và tỷ lệ trứng
được thụ tinh cũng giảm dần.
Câu 6 : Đặc điểm, sự sinh trưởng và phát triển của ong đực ?
Ong đực: Ong đực chiếm tỷ lệ không nhiều trong đàn ong, nó chỉ có chức năng
duy nhất trong đàn ong là giao phối với ong chúa tơ và di truyền những đặc tính di
truyền của mình cho thế hệ sau.
Ong đực chỉ phát triển ở những đàn ong mạnh, có nhiều bánh tổ lưỡi mèo, bánh
tổ bị hư hỏng nhiều, ấu trùng ong đực sắp trám nắp có sức hấp dẫn mạnh đối với
ký sinh trùng Varoa ở các đàn ong bệnh.
Ong đực có khối lượng khoảng 200mg, lớp lông trên cơ thể phát triển, đầu tròn,
vòi hút ngắn, mắt kép lớn, đôi cánh to khoẻ, không có tuyến sữa, tuyến sáp, giỏ
phấn và ngòi đốt. Ong đực loài A.cerana có màu đen còn ong đực loài A. mellifera
có màu đen hoặc vàng nâu.
Ong đực được phát triển từ những trứng không được thụ tinh có bộ nhiễm sắc

thể đơn bội 1n= 16.
Giai đoạn phát triển

Trứng

Ấu trùng

Ấu trùng

Nhộng
Ong
(ngày tuổi)
nhỏ
lớn
Loài A. mellifera
3
3
4
14
24
Loài A. cerana
3
3
3
14
23
Sau khi nở 14 – 15 ngày nó thành thục về tính và có thể giao phối tốt với ong chúa
ở trong không trung.

Câu 7 : Hãy giải thích vì sao tất cả các trứng đều do ong chúa đẻ ra song lại

phát triển thành các loại hình ong khác nhau? Ý nghĩa trong nuôi ong ? (5
điểm)
* Vì sao trứng ong phát triển thành ong đực, ong chúa và ong thợ (2,5 điểm)


- Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng có sự biến thái hoàn toàn, vòng đời
phát triển của ong mật trải qua 4 giai đoạn đó là trứng, ấu trùng, nhộng và ong.
Trứng của ong đẻ ra dù được thụ tinh hay không được thụ tinh đều có khả năng
phát triển thành con ong.
- Ong đực được tạo ra từ các trứng không được thụ tinh: 2n=16.
- Ong chúa và ong thợ được tạo ra từ các trứng được thụ tinh: 2n=32.
- Trứng của tất cả các loại hình ong đều sau 3 ngày đêm được các ong thợ ủ ấm trong
các bánh tổ sẽ nở ra ấu trùng.
- Ấu trùng ong chúa ngay khi mới nở đã được các ong thợ ồ ạt tiết nhiều sữa chúa để
nuôi dưỡng, sau 15 ngày chúng phát triển thành ong chúa tơ.
- Các ấu trùng ong thợ và ong đực được ong thợ nuôi dưỡng bằng sữa ong chúa 3
ngày đầu, 3 này tiếp theo ấu trùng tiếp tục được ong thợ nuôi bằng hỗn hợp mật –
phấn, giai đoạn này ấu trùng lớn lên, choán hết thể tích lỗ tổ và được ong thợ trám nắp
để chuyển sang giai đoạn nhộng ong.
- Giai đoạn nhộng kéo dài 12 ngày đối với ong thợ, 14 ngày đối với ong đực, ấu trùng
kéo kén, lột xác và phát triển thành ong non.
* Ý nghĩa trong nuôi ong (2,5 điểm)
- Là cơ sở để tạo ra ong chúa nhân tạo từ ấu trùng ong thợ.

Câu 8 : Sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của ong chúa, ong đực và ong
thợ ? Ý nghĩa trong nuôi ong ? (5 điểm)
* Sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các loại hình ong (2,5 điểm)
- Thời gian sinh trưởng, phát triển của các loài ong, các giống ong, các loại hình
ong và các giai đoạn phát triển khác nhau rất khác nhau, ngoài ra nó còn chịu chi
phối của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng) và nôi lực của đàn ong, đặc biệt

là khả năng điều tiết, duy trì nhiệt độ, độ ẩm ở các bánh tổ, nơi các loại hình ong
đang trong thời kỳ phát triển.
● Điểm giống nhau về thời gian sinh trưởng của các loài ong:
- Trứng được thụ tinh hay không thụ tinh thì đều nở ra thành ong con.
Trứng → ấu trùng → nhộng → ong.
- Nguồn gốc của các loài ong thợ, ong chúa và ong đực dưới 3 ngày tuổi đều như
nhau.
- Được nuôi bằng sữa do ong thợ tiết ra.
● Điểm khác nhau về thời gian sinh trưởng của các loài ong:
- Ấu trùng trên 3 ngày tuổi có chế độ chăm sóc, thức ăn ở các lỗ ấu trùng khác
nhau:
+ Ấu trùng ong đực và ong thợ được nuôi bằng hỗn hợp mật ong và phấn hoa.
+ Ấu trùng ong chúa được nuôi bằng nhiều sữa ong chúa hơn.


* Ý nghĩa trong nuôi ong (2,5 điểm)
- Là cơ sở để tạo ra ong chúa nhân tạo từ ấu trùng ong thợ.
Câu 9 : Cấu tạo ngoài của cơ thể ong mật ? (5 điểm)
* Cấu tạo đầu ong (2 điểm)
- Đầu ong chúa và ong đực hình tròn, ong thợ hình tam giác. Ở đầu có 2 mắt kép, 3
mắt đơn một đôi râu, miệng, não và các tuyến.
- Râu của ong gồm một đôi, có phân đốt, nằm ở phía đỉnh đầu đối xứng với nhau,
râu ở ong chúa và ong thợ có 11 đốt, ong đực 12 đốt. Râu là cơ quan khướu giác và
xúc giác của ong.
- Mắt của ong:
+ Mắt kép lớn gồm một đôi nằm ở hai bên của đầu sau đôi râu, mắt kép ở ong đực
và ong chúa lớn hơn ở ong thợ.
+ Mắt đơn: Cả 3 loại hình, ong chúa, ong đực và ong thợ đều có 3 mắt đơn nhỏ
nằm ở phía đỉnh đầu.
→ Mắt kép và mắt đơn là cơ quan thị giác giúp ong nhìn và định hướng trong

không gian.
- Miệng của ong kiểu gặm hút gồm có hàm kép và lưỡi. Hàm kép cứng để gặm
thức ăn rắn, vệ sinh tổ và cùng với ngòi đốt là cơ quan tự vệ của cơ thể. Hàm trên
của ong thợ có tuyến hàm trên, tuyến này khi hoạt động có khả năng tiết ra chất
dinh dưỡng còn gọi là sữa chúa để nuôi ong chúa và các ấu trùng tuổi nhỏ. Lưỡi
của ong hay vòi hút dùng để hút thức ăn lỏng, cùng với diều mật là cơ quan chế
biến mật của ong. Vòi hút của ong thợ phát triển hơn ở ong chúa và ong đực.
* Cấu tạo ngực ong (2 điểm)
- Ngực của ong chia làm 3 đốt (đốt ngực trước, ngực giữa và ngực sau) mỗi đốt
ngực có 1 đôi chân, riêng đốt ngực giữa có 2 đôi cánh, hệ cơ chỉ phát triển ở phần
ngực để vận động 2 đôi cánh và 3 đôi chân.
- Cánh của ong: Tất cả các loại hình ong đều có 2 đôi cánh, đôi cánh trước và đôi
cánh sau. Ở cánh có các móc cánh và hệ gân cánh giữ vai trò như là bộ xương của
cánh, khi bay móc cánh trước móc vào móc cánh sau tạo thành một mặt phẳng.
Các móc cánh và hệ gân cánh là những bộ phận quan trọng giúp ong điều khiển
hoạt động của 2 đôi cánh. Cánh của ong dùng để bay và quạt gió nhằm điều tiết
nhiệt độ, độ ẩm trong các bánh tổ. Cánh của ong đực to khoẻ, cánh của ong thợ
phát triển trung bình, cánh của ong chúa tương đối ngắn so với chiều dài của thân.
- Chân của ong: Chân của ong giúp ong vận động di chuyển ngoài hoạt động bay, ở
ong thợ chân còn có chức năng lấy và mang phấn hoa về tổ. Chân của ong có 5 đốt,
đôi chân sau phát triển hơn, ong thợ chân sau có giỏ phấn.
* Cấu tạo bụng ong (1 điểm)


- Bụng của ong chúa và ong thợ có 6 đốt, bụng của ong đực có 7 đốt. Mỗi đốt bụng
được cấu tạo bằng 2 tấm kytyl, tấm lưng và tấm bụng. Các đốt và các tấm kytyl ở
bụng được nối với nhau bằng một màng cơ mỏng, tấm lưng và tấm bụng, đốt trước
và đốt sau che chờm lên nhau, nhờ cấu tạo như vậy mà bụng của ong chúa có thể
dãn nở tốt sau khi buồng trứng phát triển.
- Bụng ong chứa hệ thống tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, sinh dục và một số cơ quan

quan trọng khác đó là diều mật, tuyến sáp và túi nọc, các cơ quan này có chức năng
chế biến mật ong, xây bánh tổ và là cơ quan tự vệ của ong.
Câu 10 : Cấu tạo các cơ quan bên trong cơ thể ong mật ? (5 điểm)
* Cấu tạo cơ quan tuần hoàn (1,5 điểm)
- Hệ tuần hoàn của ong là hệ tuần hoàn hở gồm có động mạch, tim và máu, ở ong
trưởng thành, tim nằm ở phần lưng của bụng gồm 5 ngăn nối với nhau, 4 ngăn
trước của tim đầu sau của mỗi ngăn đều có một đôi lỗ ở thành bên còn gọi là lỗ bên
của tim, đầu sau của tim kín, đầu trước nối với động mạch, động mạch đi lên vùng
đầu và kết thúc bằng lỗ hở của động mạch ở vùng đầu.
- Các ngăn còn lại đầu trước thu hẹp lại và lồng vào bên trong, đầu sau của ngăn
trước. Máu của ong không màu (bạch huyết), gồm chất lỏng (huyết tương) và các
thành phần hữu hình (huyết cầu), phần lớn huyết cầu lắng trên bề mặt của các nội
quan, phần còn lại nằm lơ lửng trong huyết tương.
- Máu lưu thông trong cơ thể ong là nhờ các cơ ngực, bụng và tim co bóp, tần số co
bóp khoảng 50-150 lần/phút. Khi tim co bóp lỗ bên của tim mở ra rồi đóng lại,
máu tràn vào các ngăn tim qua các lỗ bên và dồn vào động mạch, máu đi theo động
mạch đi lên xoang đầu và tràn lên các cơ quan ở vùng đầu sau đó tràn xuống các
cơ quan của cơ thể, rồi lại đi vào các ngăn tim qua các lỗ bên tim.
* Cấu tạo cơ quan tiêu hóa (1,5 điểm)
- Cơ quan tiêu hoá của ong mật bao gồm miệng, thực quản, diều mật, ruột và kết
thúc bằng hậu môn.
- Miệng của ong kiểu gặm hút gồm có: Hàm kép cứng chắc để gặm thức ăn rắn và
cùng với ngòi đốt là cơ quan tự vệ của cơ thể. Vòi hút để hút thức ăn lỏng, vòi hút
cùng với thực quản, diều mật và một số tuyến có chức năng chế biến mật hoa thành
mật ong. Tuyến hạ hầu và tuyến hàm không có ở ong đực, ở ong thợ nó tiết ra chất
dinh dưỡng quan trọng là sữa chúa để nuôi dưỡng ong chúa và các ấu trùng tuổi
nhỏ, ở ong chúa nó tiết ra các feramone để điều khiển mọi hoạt động của đàn ong,
và hấp dẫn ong đực vào thời điểm giao phối.
- Thực quản là đoạn ống tiêu hoá nối từ miệng đến ruột của ong, đoạn trước hẹp,
đoạn sau phình rộng thành diều mật, đây là nôi chứa và chế biến mật quan trọng

của ong. Trong quá trình chế biến mật, ong phải hút mật hoa vào diều mật, nhờ nhu
động của diều mật đẩy ngược mật ra vòi hút, động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần


gọi là quá trình luyện mật. Trong quá trình luyện mật, các tuyến tiết ra các men,
Enzime và các chất khác để chuyển hoá mật hoa thành mật ong.
- Ruột của ong chia làm 3 đoạn là ruột giữa, ruột non và ruột già: Ruột giữa là đoạn
phình to nhất của ruột, đầu trên nối với diều mật, đầu dưới nối với ruột non bởi các
van, các van này có các cơ thắt điều chỉnh cho thức ăn đi theo một chiều khi ruột
co bóp.
- Ruột giữa là nơi chứa, tiêu hoá và hấp thu thức ăn chủ yếu của ong, cuối của ruột
giữa thắt lại, có nhiều ống thoát làm nhiệm vụ bài tiết. Ruột non là đoạn hẹp của
ruột có hệ cơ khá phát triển, các cơ này vận động kiểu nhu động, ở đây thức ăn tiếp
tục được tiêu hoá và hấp thu, các chất cặn bã cuối cùng được chuyển xuống ruột
già. Ruột già là đoạn phình to của ruột, đây là nơi chứa phân và các chất cặn bã sau
khi thức ăn đã được tiêu hoá và hấp thu. Trong thành của ruột già có 3 đôi tuyến,
các tuyến này tiết ra các Enzime ngăn cản sự thối rữa của phân.
* Cấu tạo cơ quan hô hấp (1 điểm)
- Cơ quan hô hấp gồm lỗ thở, khí quản và túi khí.
- Lỗ thở nằm hai bên lệch về phía dưới ở phần ngực và bụng, ngực có 3 đôi, bụng
có 6-7 đôi.
- Túi khí nằm ở phần đầu, ngực và phần bụng của ong. Đầu có 3 túi khí, ngực ong
có 1 đôi và bụng ong có 1 đôi túi khí.
- Khí quản của ong gồm có khí quản lớn và khí quản nhỏ, khí quản lớn nối từ các
lỗ thở đến các túi khí và nối các túi khí với nhau, khí quản nhỏ đi ra từ các túi khí
và chia nhánh nhỏ đến các cơ quan ở đầu, ngực và bụng. Không khí đi vào cơ thể
ong qua các lỗ thở nhờ các cơ ở ngực và bụng co bóp. Sự trao đổi khí xảy ra ở các
khí quản bằng sự giao lưu cơ giới và khuếch tán.
* Cấu tạo cơ quan sinh dục (1 điểm)
- Cơ quan sinh dục gồm cơ quan sinh dục của ong chúa và cơ quan sinh dục của

ong đực, ngoài ra cơ quan sinh dục của ong thợ là sự phát triển không hoàn thiện
của cơ quan sinh dục của ong chúa.
- Cơ quan sinh dục của ong chúa gồm 2 buồng trứng hình quả lê, mỗi buồng trứng
có khoảng 110-180 ống sinh trứng; tuyến túi tinh, túi tinh, tuyến phụ, lỗ sinh dục,
âm đạo, ống dẫn trứng đơn, ống dẫn trứng kép.
- Cơ quan sinh dục của ong thợ giống cơ quan sinh dục của ong chúa tuy nhiên
buồng trứng không phát triển, nó chỉ là 2 dải hẹp, mỗi buồng trứng khi hoạt động
chỉ có 6-12 ống sinh trứng, không có túi tinh.
- Cơ quan sinh dục của ong đực gồm đôi tinh hoàn, mỗi tinh hoàn chứa khoảng
200 ống sinh tinh nối với ống dẫn tinh, túi chứa tinh, ống phóng tinh, các tuyến
sinh dục phụ và cơ quan giao cấu.







Câu 11 : Qui trình tạo chúa bằng phương pháp di trùng (di đơn, khô) ? (5
điểm)
Chọn đàn giống: Tạo ong chúa nhân tạo: Theo lý thuyết, người ta có thể sử
dụng trứng hoặc ấu trùng ong thợ để tạo ong chúa. Trước khi tạo chúa cần chuẩn bị
các đàn ong giống và những dụng cụ cần thiết khác để tạo chúa.
Cần phải chọn các đàn ong giống là những đàn ong tốt nhất trong trại ong, các đàn
ong không dưới 7 cầu, có lớp ong thợ sung túc, có tính tụ đàn, năng suất và sức
kháng bệnh cao.
Các đàn ong giống chia thành 3 nhóm: Nhóm đàn ong bố để tạo ong đực chuẩn bị
cho ong chúa giao phối; Nhóm đàn ong mẹ để lấy trứng hoặc ấu trùng tạo chúa;
Nhóm đàn nuôi dưỡng để nuôi dưỡng ấu trùng chúa.
tạo ong đực: : Tạo ong đực chuẩn bị cho ong chúa giao phối. Có thể không diệt

ong đực trong suốt mùa nuôi dưỡng hoặc có thể chủ động tạo ong đực ở những đàn
ong này. Nếu các đàn ong được chọn không đủ số lượng ong đực để giao phối với
ong chúa thì cần thiết phải tạo ong đực để đảm bảo có đủ số lượng ong đực tốt để
giao phối với ong chúa.
- Cách làm: Rút bớt các cầu nhộng nở ở đàn ong bố, sau đó đưa bánh tổ ong
đực vào giữa đàn bố cho ong chúa đẻ trứng để tạo ong đực, hoặc cắt góc 1-2 bánh
tổ để ong thợ xây bánh tổ ong đực ở các góc cắt và tự tạo ong đực. Cần chủ động
tạo ong đực trước khi tạo ong chúa 15-20 ngày.
ấu trùng để di trùng : Lấy trứng hoặc ấu trùng tạo chúa. Cần tiêu diệt hết ong đực
ở những đàn ong được chọn làm đàn ong mẹ, đến thời điểm di trùng chỉ việc chọn
cầu ong có ấu trùng tuổi nhỏ ở độ tuổi cần thiết (<1ngày tuổi) để di trùng. Để chủ
động hơn, cần chuẩn bị cầu ấu trùng tạo chúa trước khi di trùng từ 4-5 ngày.
Cách làm: Rút bớt các cầu nhộng nở ở đàn ong mẹ, sau đó đưa bánh tổ ong thợ tốt
vào cho ong chúa đẻ trứng, sau khi đưa bánh tổ vào, 4 – 5 ngày sẽ có ấu trùng ong
thợ ở độ tuổi cần thiết để tạo ong chúa
Tạo đàn nuôi ấu trùng chúa, làm cầu tạo chúa, chén sáp và di trùng: Là những
đàn ong đã được tách ong chúa trước khi di trùng tạo ong chúa khoảng 24- 48 giờ.
Ngay trước khi di trùng tạo chúa cần kiểm tra kỹ các cầu ong để loại bỏ các mũ
chúa cấp tạo nếu có, rút bớt các cầu ấu trùng < 3 ngày tuổi và cầu trứng ở đàn nuôi
dưỡng.
-Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết khác để tạo chúa như: bình khói, kim di trùng, cầu
tạo chúa, chén sáp,...khi chuẩn bị di trùng.
-Di trùng tạo chúa: Thời điểm di trùng phải được tiến hành vào lúc thời tiết tốt
(nắng ấm, ít gió), tránh ánh nắng và hướng gió lạnh chiếu thẳng vào ấu trùng khi di
trùng.


-Khi di trùng, dùng đầu nhỏ của kim di trùng múc cả phần sữa và ấu trùng 1 ngày
tuổi ở các bánh tổ đã được chuẩn bị trước ở đàn mẹ, sau đó đặt ngay ngắn vào giữa
các chén sáp ở khung cầu tạo chúa, lần lượt di trùng vào các chén sáp.

-Sau khi lần lượt di trùng vào các chén sáp cần chỉnh lại các thang cầu về vị trí
thích hợp và nhanh chóng đưa cầu tạo chúa vào giữa đàn nuôi dưỡng để cho ong
thợ ủ ấm và nuôi dưỡng ấu trùng chúa.
-Thời gian di trùng phải được tiến hành nhanh, trước khi di trùng cần kiểm tra kỹ
đàn nuôi dưỡng để loại bỏ các mũ chúa cấp tạo trong đàn nuôi dưỡng. Đàn nuôi
dưỡng cần được đặt yên tĩnh, tránh va chạm và được cho ăn no đủ trong suốt thời
gian nuôi dưỡng ấu trùng chúa.
- Sau khi đưa cầu tạo chúa đã di trùng vào đàn nuôi dưỡng khoảng 5-6 giờ sau cần
kiểm tra lại khung cầu tạo chúa. Nếu thấy ong thợ đã tiết sáp xây dài thêm các mũ
chúa, các ấu trùng trong các chén sáp đã được tiết sữa nuôi là được, nếu chưa được
cần di trùng lại ngay. Sau khi di trùng thành công, các mũ chúa đã được trám nắp,
11 ngày sau có thể lấy mũ chúa ra để chia đàn.
- Ong chúa tơ rất dễ mất trong quá trình tập bay và bay giao phối, vì vậy sau khi
mũ chúa trong các cầu tạo chúa trám nắp khoảng 2-3 ngày, cần di thêm cầu tạo
chúa khác để có mũ chúa thay thế cho các ong chúa tơ bị mất.
Quản lý, chăm sóc đàn nuôi ấu trùng chúa :
- Trước khi chia đàn giao phối cần cho các đàn ong ăn no đủ, tuyệt đối không
được xê dịch các thùng giao phối cũng như làm thay đổi các vật chuẩn, khoảng
không nơi đặt các thùng giao phối trong thời gian ong chúa tập bay và bay giao
phối để đảm bảo cho ong chúa ít bị lạc tổ trong quá trình tập bay và bay giao phối.
- Sau khi gắn mũ cho đàn giao phối, ong chúa tơ sẽ nở, cần kiểm tra để phát hiện
các đàn giao phối có mũ chúa bị hỏng (không nở). Các đàn giao phối có mũ chúa
bị hỏng có thể xử lý bằng cách gắn mũ chúa tiếp hoặc nhập các đàn ong này với
các đàn giao phối khác.
- Ong chúa sau khi nở 3-4 ngày, nó bắt đầu tập bay, bay định hướng và giao phối
với ong đực sau đó. Trong thời gian này ong chúa rất dễ bị mất trong quá trình tập
bay và bay định hướng vì vậy cần thường xuyên kiểm tra các đàn giao phối vào
buổi sáng sớm hoặc chiều tối để phát hiện kịp thời các đàn giao phối bị mất chúa.
Kiểm tra và giới thiệu mũ chúa cho các đàn mất chúa.


Câu 12 : Mục đích của việc chia đàn giao phối ? Các cách chia đàn giao phối,
ưu nhược điểm của mỗi cách ?
Mục đích của việc chia đàn giao phối : ủ ấm mủ chúa, nuôi dưỡng, chăm
sóc ong chúa trong thời gian chờ giao phối


Các cách chia đàn giao phối :
- Chia tại chỗ: Sắp xếp các thùng giao phối ngay tại điểm nuôi. Lấy 1-2 cầu nhộng
(tốt nhất là cầu nhộng đang nở) lấy ra từ những đàn ong mạnh đưa sang thùng giao
phối. Rũ thêm ong thợ vào đàn mới chia để đảm bảo cho đàn giao phối không bị
lạnh khi ong thợ già quay về tổ cũ.Sau khi chia khoảng 12-24 giờ thì có thể gắn mũ
chúa cho đàn giao phối.
• Chia rời điểm (chuyển điểm): Sắp xếp các thùng giao phối ở điểm nuôi mới cách
xa trại ong 2 lần phạm vi bay của ong (bán Kính khoảng 5km, lấy trại ong làm
tâm). Có thể lấy cả cầu nhộng và cầu ấu trùng từ các đàn ong mạnh trong trại ong
đưa sang các thùng mới, nêm chặt các cầu ong, chuyển đến điểm mới và chia cho
mỗi thùng giao phối 1-2 cầu ong (nếu là 2 cầu thì có thể có 1 cầu ấu trùng và 1 cầu
nhộng). Sau khi chia khoảng 12-24 giờ thì có thể gắn mũ chúa cho đàn giao phối.
• Chia gửi (là biện pháp kết hợp hai cách chia trên): Có thể lấy cả cầu nhộng và cầu
ấu trùng từ các đàn ong mạnh trong trại ong đưa sang các thùng mới, nêm chặt,
chuyển đến điểm mới cách xa trại ong 2 lần phạm vi bay của ong (bán kính khoảng
5km, lấy trại ong làm tâm), mở cửa tổ cho đàn ong hoạt động bình thường khoảng
5-7 ngày. Sau đó chuyển các đàn ong đã gửi về trại ong cũ và chia bình thường như
chia tại chỗ. Sau khi chia khoảng 12-24 giờ thì có thể gắn mũ chúa cho đàn giao
phối.
Ưu nhược điểm của các cách chia đàn giao phối :
Nhược điểm
Cách chia đàn giao phôi
Ưu điểm
Dễ chăm sóc, quản lý

Chia tại chỗ

Ong thợ già bay về tổ cũ
dẫn đến đàn mới chia dễ
Không tốn công vận bị lạnh
chuyển

Chia rời điểm

Địa điểm mới có nguồn Chăm sóc, quản lý khó
mật thuận lợi cho sự phát khăn.
triển của ong.
Tốn công vận chuyển
Ong thợ già không bay
về tổ cuc

Chia gửi

Không cần tạo đàn giao Chăm sóc, quản lý khó
phối, lựa chọn được cầu khăn.
ong tốt


Tốn công vận chuyển

Câu 13 : Cách tạo đàn ong mới? ưu nhược điểm của mỗi cách?
Tạo đàn ong mới từ đàn giao phối, cách viện trợ, bổ sung ong :
- Khi ong chúa trong các đàn giao phối đã đẻ trứng ổn định (các trứng đẻ đầu
tiên đã phát triển thành ấu trùng tuổi lớn hoặc đã bắt đầu được trám nắp thì có thể
viện trợ cho đàn giao phối 1-2 cầu nhộng (tốt nhất là các cầu nhộng đang nở).

Trước khi viện trợ các cầu ong mới vào đàn giao phối cần nhốt ong chúa đẻ trong
thùng giao phối vào lồng chúa, gửi lồng nhốt chúa lên trên sà cầu phía trong thùng
ong hoặc kẹp giữa hai cầu ong để tránh hiện tượng ong thợ vây và cắn chết ong
chúa. Mỗi lần viện trợ không nên vượt quá số cầu ong hiện có trong đàn giao phối,
đặt các cầu ong viện trợ đối diện với cầu ong ở đàn giao phối, cần tạo khoảng trống
cần thiết giữa cầu ong mới viện trợ và cầu ong ở đàn giao phối. Sau khi viện trợ,
khoảng 12-24 giờ mới nhập các cầu ong mới viện trợ lại với các cầu ong ở đàn
giao phối và sắp xếp lại vị trí hợp lý của các cầu ong trong các đàn ong mới được
viện trợ, 1- 2 giờ sau nếu không thấy hiện tượng ong thợ vây lồng chúa thì thả ong
chúa khỏi lồng chúa.
Chia đàn song song và cách giới thiệu ong chúa vào đàn ong:
- Vào thời điểm thời tiết tốt, ong thợ đi làm nhiều, đặt thùng ong trống cạnh đàn
ong mạnh sau đó chuyển 1/2 số cầu của đàn ong mạnh sang thùng mới.
- Điều chỉnh bằng cách xê dịch các thùng ong về 2 phía sao cho ong thợ đi làm
về bay đều vào 2 thùng là được. Sau khi chia khoảng 6-12 giờ giới thiệu ong chúa
đẻ cho đàn ong mới chia. Ong chúa đẻ.
- Khi giới thiệu ong chúa cho đàn mới chia cần nhốt trong lồng chúa gửi ở phía
trên hoặc kẹp ở giữa các cầu ong. Để khoảng 6-12 giờ sau nếu thấy ong thợ không
vây ong chúa (không có hiện tượng ong thợ bám vào lồng chúa thành cục) thì mở
lồng chúa và thả ong chúa vào đàn ong.
Ưu, nhược điểm của các cách tạo đàn ong mới:
Cách tạo đàn ong
Ưu điểm
Nhược điểm
mới
Có chúa và đàn ong
Sử dụng chính đàn trước
Cần phải có thời gian để
giao phối
Tốn ít thời gian tạo đàn ong làm quen với chúa

mới
Ong thợ dễ bay về tổ cũ
Cách làm đơn giản
Chia đàn song song
Phải tốn thời gian tạo
Ít tốn thời gian
ong chúa trước


Câu 14 : Yêu cầu cơ bản của điểm đặt ong cho mùa nuôi ? yêu cầu khác
biệt nào giữa điểm đặt ong trong mùa khai thác so với mùa nuôi ?
Yêu cầu cơ bản của điểm đặt ong cho mùa nuôi :
Điểm nuôi ong: Là nơi đặt ong trong mùa dưỡng ong, điểm nuôi ong phải
đảm bảo các yếu tố sau:
- Thuận tiện cho việc vận chuyển ong, song không nên quá gần đường giao
thông chính có nhiều xe cơ giới qua lại, thảm thực vật trong vùng (bán kính 2km
lấy tâm là điểm đặt ong) phải phong phú về chủng loại và tươi tốt.
- Có bóng mát, có khoảng trống, đảm bảo đủ chỗ yên tĩnh, thoáng mát để đặt các
thùng ong, không quá lạnh, ẩm thấp, kín gió, nơi không có ao, hồ, lò đường, nơi
chứa hoá chất độc hoặc thường xuyên sử dụng các loại hoá chất độc (thuốc trừ sâu
và các hoá chất khác). Tránh nơi công cộng, đông người, thường xuyên có điện
thắp sáng vào ban đêm và khó quản lý, bảo vệ.
- Không có quá nhiều thiên địch hại ong (kiến, chim ăn ong, các loại côn trùng
ăn ong, cóc và một số động vật hại ong khác), mật độ ong quá dày, quá gần các trại
ong khác,...
- Các thùng ong cần phải được đặt nơi sạch sẽ, được kê ngay ngắn, bằng
phẳng, đặt theo dãy, không nên quá gần nhau (thùng cách thùng 0,5-1m; dãy cách
dãy 3-5m), cửa của thùng ong nên hướng vào những nơi có thời gian ánh sáng
chiếu thẳng trong ngày nhiều nhất, tránh ánh sáng điện vào ban đêm, gió lùa thẳng
vào cửa tổ và lối thường xuyên đi lại của người và gia súc.

Những khác biệt cơ bản của điểm đặt ong trong mùa khai và mùa nuôi :
Mùa khai thác
Mùa nuôi
- Là nơi chuyển ong đến nguồn
- Là nơi đặt ong trong mùa dưỡng
mật, phấn để khai thác sản phẩm
ong để giảm tiêu tốn thức ăn.
- Thời tiết khí hậu nắng nóng,
- Thời tiết khí hậu: mưa lạnh ẩm
hanh khô
ướt
Câu 15 : Thao tác kỹ thuật khi vận chuyển đàn ong ? Thế nào là khoảng
cách vận chuyển tối thiểu ? Cách khắc phục khi chuyển đàn ong nằm trong
khoảng cách tối thiểu ? (5 điểm)
Các thao tác kỹ thuật khi vận chuyển đàn ong :
Thường xuyên vận chuyển ong theo nguồn hoa để tiết kiệm chi phí thức ăn và
khai thác được nhiều sản phẩm.
- Có thể dùng mọi phương tiện vận tải để vận chuyển ong, tuy nhiên khi vận
chuyển ong, cần sắp xếp các thùng ong sao cho chiều dọc của các cầu ong cùng
hướng với hướng chuyển động của phương tiện. Không để các đàn ong quá đói
hoặc quá nhiều mật khi vận chuyển các đàn ong đi xa.


- Nên vận chuyển ong vào lúc thời tiết mát trong ngày, thường vào buổi tối
hoặc sáng sớm để ít làm ảnh hưởng đến hoạt động bay của các đàn ong. Khi vận
chuyển ong đi xa cần mở các cửa thông gió và thực hiện các biện pháp chống
nóng, chống ngạt cho các đàn ong. Chỉ nên vận chuyển ong đến điểm khai thác khi
nguồn mật, phấn đã bắt đầu tiết mật, phấn rộ.
Thế nào là khoảng cách vận chuyển tối thiểu: Ong có phạm vi bay, bán kính
bay nằm trong khoảng 1,2-2,5 km vì vậy nếu chúng ta vận chuyển ong trong

khoảng bán kính này thì ong sẽ quay về chỗ cũ nên khi vận chuyển cần phải đưa ra
ngoài bán kính 1,2-2,5 km thì ong sẽ không bay về.
Cách khắc phục khi chuyển đàn ong nằm trong khoảng cách tối thiểu:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×