KHỞI TỐ VỤ ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
Thạc sỹ Nguyễn Viết Hồng
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2018 cơ bản đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, tăng cường tính pháp
chế, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong đó,
các quy định về khởi tố vụ án hình sự đã thể hiện được nhiều tư tưởng tiến bộ
trong quá trình lập pháp, khắc phục được những bất cấp trong quá trình thi
hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Keywords: Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015, khởi tố vụ án hình
phạm, giải quyết nguồn tin về tội phạm
1. Khái niệm, nhiệm vụ, căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Tố tụng hình sự (TTHS) là quá trình giải quyết vụ án hình sự (VAHS) với
nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm: Khởi tố VAHS; điều tra VAHS; truy tố; xét xử
VAHS và thi hành án hình sự; trong đó khởi tố VAHS là giai đoạn mở đầu của
TTHS. Mỗi giai đoạn tố tụng đóng một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình
chứng minh sự thật khách quan cảu vụ án và đều có những chủ thể tham gia vào
quan hệ pháp luật TTHS nhất định. Để mở ra một cuộc điều tra công khai đối với
một vụ án cụ thể cần phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền là quyết định
khởi tố VAHS. Giai đoạn mở đầu luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định có tiếp
tục các giai đoạn tố tụng tiếp theo hay không.
Khởi tố VAHS là giai đoạn mở đầu của TTHS, trong đó cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thu thập, xử lí thông tin, xác định thực tế có hay không có dấu hiệu của
tội phạm để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Đây một giai đoạn độc
lập và đầu tiên của quá trình TTHS, thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ
khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết
1
thúc bằng quyết định về việc khởi tố hoặc không khởi tố VAHS có liên quan đến
hành vi đó.
Khởi tố VAHS là một giai đoạn TTHS cơ bản và quan trọng để tăng cường
pháp chế, bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp của giai đoạn điều tra, cùng với
các giai đoạn TTHS khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống
tội phạm trong toàn xã hội.
Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của giai đoạn khởi tố VAHS là nhằm xác
định dấu hiệu của tội phạm, tức là xác định xem sự việc xảy ra có dấu hiệu của một
tội phạm cụ thể hay không, nói cách khác là có VAHS đã xảy ra hay không 1. Nếu
đủ cơ sở chứng minh có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra
quyết định khởi tố VAHS và vụ án sẽ được tiến hành các bước tiếp theo của quá
trình tố tụng. Nếu đủ cơ sở chứng minh không có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan
tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định không khởi tố VAHS và vụ án sẽ được khép lại.
Để ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án được
chính xác thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải dựa vào các căn cứ do Bộ luật
TTHS quy định. Điều 143 Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2015 qui định: “Chỉ được
khởi tố VAHS khi đã xác định có dấu hiệu của tội phạm...”. Căn cứ là dựa vào đó để
làm cơ sở lập luận và hành động. Căn cứ khởi tố VAHS cũng là cơ sở để cơ quan
nhà nước có thẩm quyền dựa vào đó mà ra quyết định khởi tố VAHS. Như vậy, căn
cứ khởi tố VAHS là dấu hiệu của tội phạm trong sự kiện thực tế đã xảy ra và việc
xác định dấu hiệu của tội phạm phải dựa vào những cơ sở cụ thể do Bộ luật TTHS quy
định.
Dấu hiệu của tội phạm : Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính có lỗi, tính
trái pháp luật hình sự; tính phải chịu hình phạt. Cơ quan có thẩm quyền khởi tố VAHS
phải xác định được sự việc sảy ra thỏa mãn các dấu hiệu tội phạm nêu trên mới có thể
1 Xem: Khổng Văn Hà, Nguyễn Văn Cừ, Trần Minh Hưởng: Tìm hiểu Luật tố tụng hình sự, Nxb. Văn hóa – Dân tộc,
Hà Nội, 2000, tr. 193
2
ra quyết định khởi tố VAHS.
Để xác định dấu hiệu của tội phạm trong một sự kiện thực tế đã xảy ra, Cơ
quan có thẩm quyền cần dựa vào những cơ sở nhất định. Theo Điều 143 Bộ luật
TTHS Việt Nam năm 2015, những cơ sở đó bao gồm: Tố giác của cá nhân; Tin báo
của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến
nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực
tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú.
Để tránh việc khởi tố VAHS một cách tùy tiện, thiếu căn cứ pháp luật, đồng
thời để đạt được mục đích của việc truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ luật TTHS
Việt Nam năm 2015 quy định những căn cứ không được khởi tố VAHS.
Điều 157 Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2015 đã quy định không được khởi tố
VAHS khi có một trong các căn cứ sau: Không có sự việc phạm tội; Hành vi không
cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi
chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc
quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; Tội phạm quy định
tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật
hình sự Việt Nam mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Việc ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố VAHS thể hiện tính
quyền lực của Nhà nước. Do đó, chỉ những cơ quan do luật định mới có thẩm
quyền ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố VAHS. Theo quy định
của Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2015 và Luật tổ chức Cơ quan điều tra (CQĐT)
hình sự, những cơ quan sau có thẩm quyền khởi tố VAHS:
- Cơ quan điều tra quyết định khởi tố VAHS đối với tất cả vụ việc có dấu
hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý.
3
- Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố VAHS trong trường hợp: Viện kiểm sát
hủy bỏ quyết định không khởi tố VAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội
phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
- Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố
VAHS nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
- Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra có thẩm quyền khởi tố VAHS trong trường hợp phát hiện tội
phạm quy định tại Chương XIII và các điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193,
195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256,
303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình
Việt Nam sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các
vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý.
- Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có thẩm quyền khởi tố VAHS trong trường hợp phát hiện tội phạm quy
định tại các điều 188, 189 và 190 của Bộ luật hình sự Việt Nam.
- Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có thẩm quyền khởi tố VAHS trong trường hợp phát hiện tội phạm quy
định tại các điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự Việt Nam.
- Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra có thẩm quyền khởi tố VAHS trong trường hợp phát hiện tội
phạm quy định tại Chương XIII và các điều 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249,
250, 251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284, 303, 304, 305, 309, 311, 346, 347 và
348 của Bộ luật hình sự Việt Nam xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý.
- Các cơ quan của Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có thẩm quyền khởi tố VAHS trong trường hợp phát hiện tội phạm quy
4
định tại các điều 111, 242, 244, 245, 246, 305 và 311 của Bộ luật hình sự Việt Nam
xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do Kiểm ngư quản lý.
- Các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình,
nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự.
Trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố
vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139,
141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự Việt Nam khi có yêu cầu của bị hại
hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
3. Trình tự tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị
khởi tố
Theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2015 quy định: “Mọi tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết
kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố”. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm
tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: CQĐT; Cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát các cấp;
Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ
quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác2.
Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị
khởi tố thì CQĐT, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi
âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội
2 Xem Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 quy định
việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
5
phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương
tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không
thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho CQĐT có
thẩm quyền. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho CQĐT có
thẩm quyền.
Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và
chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho
CQĐT có thẩm quyền. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo
về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền.
Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì
chuyển ngay cho CQĐT có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin
trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho CQĐT nhưng sau đó phải thể hiện
bằng văn bản.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm
sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có
thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; Khám
nghiệm hiện trường; Khám nghiệm tử thi; Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá
tài sản.
6
4. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố
VAHS; Quyết định không khởi tố VAHS; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có
nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn
giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02
tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy
định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện
kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại
khoản này, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền
gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
Như vậy, thời hạn giải quyết tối đa đối với mọi nguồn tin về tội phạm để ra
quyết định khởi tố VAHS hoặc quyết định không khởi tố VAHS là không quá 4
tháng.
N.V.H
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Thông tư liên tịch số
01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 quy
định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
7
2. Khổng Văn Hà, Nguyễn Văn Cừ, Trần Minh Hưởng (2000), Tìm hiểu Luật
tố tụng hình sự, nhà xuất bản Văn hóa – Dân tộc, Hà Nội.
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình
sự.
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật tố
tụng hình sự.
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật tổ chức
Cơ quan điều tra hình sự.
8