Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT số bất cập về trách nhiệm bồi thường của NHÀ nước TRONG HOẠT ĐỘNG tố TỤNG HÌNH sự (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.88 KB, 10 trang )

MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN
THIỆN
Tóm tắt: Ngày 18 tháng 6 năm 2009, Luật Trách nhiệm bồi thường
(TNBT) của Nhà nước năm 2009 được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp
thứ 5. Sau 06 năm thi hành, Luật TNBT của Nhà nước đã đạt được kết quả trên
nhiều mặt; thực sự trở thành công cụ pháp lý quan trọng để tổ chức, cá nhân bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có quyền được bồi thường thiệt hại
do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Tuy nhiên, sau sáu
năm thi hành, Luật TNBT của Nhà nước đã bộc lộ nhiều điểm vướng mắc, không
phù hợp với thực tiễn đã áp dụng. Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập đến một
số bất cập tồn tại trong Luật TNBT của Nhà nước năm 2009 và đề xuất một số
phương hướng nhằm hoàn thiện văn bản pháp luật này trong thời gian tới.
Từ khóa: Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009; tố tụng
hình sự; phạm vi bồi thường; thủ tục bồi thường.
Abstract: On 18th June, 2009 Liberal Law ratified at the 5th National
Assembly session 12. For 6 years of implementation, Liberal Law has greatly
gained various achievements in most of social aspects, which plays a key role in
legal tools for both individuals and organiztions in order to protect their
legitimate rights and interests, including the right to compensation for damage
caused by acts of the public servants. However, the application of Liberal Law
has revealed many obstacles which isnot suitable for applied practices. Within
the scope of the article, the author identifies some negative sides of Liberal Law
2009 and suggests effective solutions so as to improve this law for the upcoming
time.
Key words: Liberal Law 2009; Criminal procedure law; compansational
scope; compansational procedure
Trách nhiệm bồi thường (TNBT) của Nhà nước là trách nhiệm pháp lý,
trong đó Nhà nước có TNBT thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi
1



hành công vụ gây ra trong một số lĩnh vực hoạt động của Nhà nước bao gồm
hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Trong đó, hoạt động tố tụng
hình sự là hoạt động mang tính đặc thù riêng bởi tính quyền lực của Nhà nước
được thể hiện trong hoạt động này cao nhất, rõ ràng nhất. Đây là lĩnh vực có
phạm vi hoạt động và đối tượng tác động rất rộng, đụng chạm và làm ảnh hưởng
trực tiếp đến các quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp năm 2013
ghi nhận và bảo vệ.
Luật TNBT của Nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009.
Sự ra đời của Luật TNBT của Nhà nước năm 2009 đã đánh dấu bước tiến quan
trọng trong quá trình lập pháp của nước ta ghi nhận việc bồi thường cho những
cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động
quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
Theo Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật TNBT của Nhà nước từ năm
2009 đến năm 2015: “các cơ quan có TNBT đã thụ lý, giải quyết được 258 vụ
việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó, có 204 vụ việc đã có Quyết định giải
quyết bồi thường có hiệu lực với số tiền bồi thường là 111 tỷ 149 triệu 416 nghìn
đồng (142 vụ việc đã được chi trả với số tiền là 48 tỷ 756 triệu 284 nghìn đồng);
54 vụ việc còn đang được giải quyết”1.
Như vậy, trung bình trong một năm, Nhà nước phải giải quyết bồi thường
43 vụ việc do quyết định, hành vi của người thi hành công vụ gây ra trong ba
lĩnh vực thuộc phạm vi TNBT của Nhà nước là quản lý hành chính, tố tụng, thi
hành án. Luật TNBT của Nhà nước năm 2009 đã góp phần quan trọng trong việc
bảo đảm nguyên tắc bồi thường thiệt hại được Hiến pháp năm 2013 quy định, đã
đáp ứng yêu cầu và mục tiêu tạo cơ chế khả thi để người bị thiệt hại thực hiện
yêu cầu bồi thường, đồng thời đảm bảo sự ổn định của hoạt động công vụ, bảo
đảm giải quyết hài hòa lợi ích giữa một bên là Nhà nước, người thi hành công vụ
với một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại.
1 Xem báo cáo tổng kết 6 năm thi hành luật TNBT của Nhà nước từ năm 2009 đến năm 2015, Bộ Tư pháp


2


1. Một số bất cập về trác nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt
động tố tụng hình sự
Vấn đề TNBT của Nhà nước có liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều lĩnh
vực khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều văn bản quy phạm pháp luật
như Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thi hành án
hình sự…Do vậy, sau sáu năm thi hành, Luật TNBT của Nhà nước năm 2009 đã
bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Kể từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực
thi hành; Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được Quốc hội
khóa XIII thông qua, sự thiếu đồng bộ trong vấn đề TNBT của Nhà nước giữa
các văn bản luật đã thể hiện rất rõ ràng, gây khó khăn, vướng mắc trong thực
tiễn áp dụng pháp luật. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị thiệt hại, dẫn tới sự lạm quyền của cán bộ thi hành công vụ, nhất là
trong lĩnh vực tố tụng hình sự, một lĩnh vực nhạy cảm đang thu hút được sự
quan tâm lớn từ dư luận xã hội qua các vụ án oan, sai với số tiền bồi thường rất
lớn như vụ Nguyễn Thanh Chấn, vụ Huỳnh Văn Nén, vụ Trần Văn Thêm.
Từ năm 2009 đến năm 2015, trong hoạt động tố tụng hình sự, Tòa án các
cấp đã thụ lý, giải quyết 38 vụ việc, đã giải quyết xong 32 vụ việc, với số tiền
phải bồi thường là 37 tỷ 772 triệu 742 nghìn đồng 1. Tuy nhiên, không phải bất
cứ vụ án nào mà người bị thiệt hại do hành vi, quyết định của người thi hành
công vụ cũng đều xuất hiện TNBT của Nhà nước, mà chỉ những vụ việc, vụ án
có đầy đủ căn cứ phát sinh mới được Nhà nước bồi thường thiệt hại. Để một
người hoặc một tổ chức bị thiệt hại được Nhà nước bồi thường trong hoạt động
tố tụng hình sự cần thỏa mãn đồng thời ba yếu tố:
- Nhà nước chỉ chịu TNBT đối với các quyết định, hành vi của những
người tiến hành tố tụng hình sự thuộc phạm vi TNBT Nhà nước quy định tại
Điều 26 Luật TNBT của Nhà nước.


11 Xem báo cáo tổng kết 6 năm thi hành luật TNBT của Nhà nước từ năm 2009 đến năm 2015, Bộ Tư pháp

3


- Các quyết định, hành vi của những người tiến hành tố tụng làm phát sinh
TNBT Nhà nước khi được xác định trong bản án, quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự.
- TNBT của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự chỉ phát sinh khi
các quyết định, hành vi của những người tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại cụ
thể.
Trong các hoạt động thuộc phạm vi TNBT của Nhà nước, hoạt động tố
tụng hình sự đang bộc lộ sự thiếu đồng bộ giữa Luật TNBT của Nhà nước hiện
hành, Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Nguyên nhân
của sự thiếu đồng bộ này là do ba căn cứ phát sinh TNBT của Nhà nước được
nêu ở trên.
Một số điểm bất cập cụ thể là:
- Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố
tụng hình sự
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật TNBT của Nhà nước năm
2009 xác định căn cứ đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để một cá nhân, hay tổ
chức bị thiệt được Nhà nước bồi thường: “Có văn bản của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và
thuộc phạm vi TNBT quy định tại các Điều 13, 28, 39 và 39 của Luật này”.
Theo quy định này thì Nhà nước chỉ chịu TNBT khi thiệt hại gây ra do
hành vi của người thi hành công vụ phải thuộc các trường hợp đã được quy định
trong Luật TNBT của Nhà nước. Trong hoạt động tố tụng hình sự, những người
có thể được bồi thường thiệt hại do hành vi của người thi hành công vụ gây ra
bao gồm: người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người bị khởi tố, truy tố, xét xử,

thi hành án hoặc các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê
biên, tịch thu, xử lý tài sản. Trong số những người nêu trên thì người bị tạm giữ
là người tham gia vào các quan hệ tố tụng hình sự sớm nhất khi có quyết định
tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền và họ được bồi thường thiệt hại khi cơ quan
4


có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì
người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Quyền được bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại khoản 5
Điều 31 Hiến pháp năm 2013: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt
hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong
việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại
cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật”. Theo quy định tại Điều khoản này
thì Hiến pháp công nhận quyền được bồi thường thiệt hại bao gồm cả người bị
bắt, rộng hơn phạm vi bồi thường được nêu trong Luật TNBT của Nhà nước.
Như vậy, đối với trường hợp người bị bắt mà thỏa mãn các căn cứ phát sinh
TNBT của Nhà nước nhưng sau đó họ không bị áp dụng biện pháp tố tụng nào
khác, được trả tự do thì dù có thiệt hại nhưng vẫn không được bồi thường vì
trường hợp này không thuộc phạm vi bồi thường của Nhà nước được quy định
tại Điều 26 Luật TNBT hiện hành.
Trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định quyền được
bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự là một trong
những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự. Phạm vi được Nhà nước bồi
thường trong Luật tố tụng hình sự lại rộng hơn so với phạm vi mà Hiến pháp
hoặc Luật TNBT của Nhà nước đã quy định.
Tại khoản 1 Điều 31 BLTTHS quy định: “Người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất,

tinh thần và phục hồi danh dự”. Theo quy định này thì phạm vi đối tượng bị
thiệt hại được Nhà nước bồi thường đã mở rộng hơn bao gồm cả người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp. Đây là trường hợp bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tuy thời gian áp dụng ngắn nhưng cũng
gây ảnh hưởng không nhỏ đến các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do
thân thể, tự do đi lại…và cũng có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho người bị áp
5


dụng. Tuy nhiên, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp chưa được quy định tại
Điều 26 Luật TNBT của Nhà nước nên dù có bị thiệt hại như nào thì vẫn không
được Nhà nước bồi thường.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi
phạm một trong những tội được quy định trong Điều 76 Bộ luật hình sự năm
2016 và bị ràng buộc bởi những thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân
được quy định tại chương XXIX BLTTHS. Việc pháp nhân tham gia vào quan
hệ pháp luật tố tụng hình sự rất dễ bị thiệt hại do hành vi hoặc quyết định của
người thi hành công vụ gây ra nhưng lại không thuộc phạm vi những trường hợp
được bồi thường nên dù có thỏa mãn những điều kiện còn lại thì pháp nhân
thương mại bị thiệt hại vẫn không được Nhà nước bồi thường.
- Về thủ tục bồi thường
Theo quy định của Luật TNBT của Nhà nước, Cơ quan có TNBT là cơ
quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra
thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của Luật này. Việc xác định TNBT
trong hoạt động tố tụng hình sự dựa theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2
Điều 29 Luật TNBT của Nhà nước như sau: “Cơ quan có TNBT trong hoạt động
tố tụng hình sự phải bồi thường thiệt hại đã phát sinh trong các giai đoạn trước
đó”.
Theo khoản 1 Điều 16 Luật TNBT của Nhà nước quy định: “Khi nhận
được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc

các trường hợp quy định tại Điều 13 của Luật này thì người bị thiệt hại gửi đơn
yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14
của Luật này”.
Theo quy định này thì người bị thiệt hại do hành vi của người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra thì phải gửi đơn yêu cầu bồi
thường kèm theo tài liệu theo quy định của pháp luật đến cơ quan có trách
nhiệm bồi thường. Như vậy, cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động
tố tụng hình sự vừa là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây ra
6


thiệt hại, vừa là cơ quan đứng ra tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và
tiến hành thủ tục giải quyết. Vấn đề này sẽ thiếu tính khách quan trong việc xử
lý, giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, gây tâm lý e ngại, không tin
tưởng vào cơ quan tiếp nhận đơn bồi thường cho người bị thiệt hại.
- Về trách nhiệm hoàn trả
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định trách nhiệm hoàn trả
của người thi hành công vụ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, hiệu quả trong
việc giải quyết công việc của cán bộ có thẩm quyền. Trong hoạt động tố tụng
hình sự, người thi hành công vụ chỉ có nghĩa vụ hoàn trả khi để xảy ra thiệt hại
với lỗi cố ý, trong trường hợp do lỗi vô ý thì không phải hoàn trả.
Theo số liệu báo cáo của Chính phủ về Công tác bồi thường Nhà nước các
năm 2012, 2013, 2014: Các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thương đã
thực hiện trách nhiệm hoàn trả 22 vụ việc, với tổng số tiền là 676 triệu 742
nghìn đồng (trong lĩnh vực quản lý hành chính có 09 vụ việc, với số tiền hoàn
trả là 388 triệu 213 nghìn đồng; trong lĩnh vực thi hành án dân sự có 12 vụ việc,
với số tiền hoàn trả là 280 triệu đồng; trong ngành Tòa án có 01 vụ việc, với số
tiền hoàn trả là 8 triệu 529 nghìn đồng)2
Trong ba năm, chưa phát sinh nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công
vụ trong hoạt động tố tụng hình sự, mặc dù số tiền Nhà nước phải bồi thường

trong hoạt động này là không nhỏ. Với quy định của pháp luật hiện hành thì tính
răn đe đối với người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng còn khá thấp,
chưa đảm bảo tính giáo dục cũng như thu hồi lại số tiền bồi thường ứng từ ngân
sách Nhà nước.
2. Một số đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước trong thời gian tới
Trên cơ sở những vướng mắc trong quá trình thi hành Luật trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước, tác giả để xuất một số hướng để hoàn thiện Luật trách
2 Báo cáo số 300/BC-CP ngày 22/10/2012 ; Báo cáo số 413/BC-CP ngày 17/10/2013 ; Báo cáo số 431/BC-CP ngày
17/10/2014 gửi Quốc hội về công tác bồi thường nhà nước

7


nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực tố tụng hình sự đang được xã hội
quan tâm như sau:
Thứ nhất, bổ sung thêm phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
trong tố tụng hình sự hai trường hợp là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
và người bị bắt, cụ thể như sau: “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố
tụng hình sự hủy bỏ lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người
vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”.
Thứ hai, xây dựng mô hình một cơ quan chuyên trách đại diện cho Nhà
nước giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại. Cơ quan này sẽ là cơ quan duy nhất
tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và tiến hành các biện pháp xử lý.
Theo đó, cơ quan quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không trực tiếp
giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại; khi phát sinh quyền yêu cầu bồi thường
nhà nước, người bị thiệt hại có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan chuyên trách giải
quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy
định của pháp luật hoặc người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định của cơ

quan chuyên trách giải quyết bồi thường thì có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định chung của pháp
luật tố tụng dân sự. Việc làm này sẽ đảm bảo cho quá trình giải quyết yêu cầu
bồi thường tihệt hại được nhanh chóng, hiệu quả, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho
người bị thiệt hại.
Thứ ba, Để tăng thêm tính trách nhiệm trong hành vi và quyền định của
người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng hình sự cần tăng thêm mức hoàn
trả của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Cụ
thể, người thi hành công vụ với lỗi cố ý sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền bồi
thường mà Nhà nước đã trả cho người bị thiệt hại. Đối với trường hợp do lỗi vô
ý thì không phải chịu trách nhiệm hoàn trả nhưng cần quy định cụ thể về các
hình thức xử lý kỷ luật đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.

8


Thứ tư, về nghĩa vụ chứng minh: với việc quy định đầu mối giải quyết
đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại tập trung thống nhất về một cơ
quan chuyên trách thì nghĩa vụ chứng minh cũng thuộc về cơ quan này, vừa đảm
bảo nguyên tắc giải quyết bồi thường “Kịp thời, công khai, đúng pháp luật”, vừa
đảm bảo tính khách quan trong hoạt động chứng minh thiệt hại cũng như việc
giải quyết vấn đề bồi thường.
Dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) sẽ được Quốc
hội triển khai thực hiện trong thời gian tới và dự kiến được ban hành vào năm
2017. Một số bất cập về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động
tố tụng hình sự hướng tới việc đóng góp hoàn thiện Dự thảo về Luật trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước. Những vấn đề này cần sớm được sửa đổi để phù hợp
với lý luận và thực tiễn công tác giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước, đảm bảo tốt hơn quyền được bồi thường thiệt hại của cá nhân, tổ chức đã
được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa.
Tài liệu tham khảo :
1. Báo cáo số 300/BC-CP ngày 22/10/2012 ; Báo cáo số 413/BC-CP ngày
17/10/2013 ; Báo cáo số 431/BC-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ gửi Quốc
hội về công tác bồi thường nhà nước.
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
3. Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành luật TNBT của
Nhà nước từ năm 2009 đến năm 2015.
4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội củ nghĩa Việt Nam năm 2013.
5. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
6. Nghị định 16/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/3/2010 Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước.
9


7. Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTPBQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi
thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự.

10



×