Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.75 KB, 8 trang )

SỞ GD VÀ ĐT SÓC TRĂNG

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Họ và tên giáo viên: Lý Rươn
Ngày tháng năm sinh: 1/1/1986

Năm vào ngành:

2011
Trình độ chuyên môn: Cử nhân
Tổ chuyên môn: Sinh – KTNN – TD
Môn dạy: Thể dục
Chức vụ: Giáo viên
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 2224/KH-SGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2016
của Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường
xuyên năm học 2016-2017;
Căn cứ Kế hoạch số 306/KH-NK ngày 08 tháng 12 năm 2016 của
Trường THPT Nguyễn Khuyến về công tác bồi dưỡng thường xuyên cho
cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2016 – 2017;


Căn cứ Kế hoạch BDTX năm học 2016 – 2017 của cá nhân qua các
Môđun THPT 16, Môđun THPT 19, Môđun THPT 23, Môđun THPT 35,
Môđun THPT 41. Qua thời gian học tập, tự bồi dưỡng bản thân thu nhận
được kết quả như sau:
A. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BDTX
I. Khối kiến thức bắt buộc: 02 nội dung cơ bản.
1. Nội dung bồi dưỡng 1:
a. Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.
b. Nội dung:
Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước
như: Nghị quyết của Đảng các cấp; Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2016 – 2017
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo thực hiện trong năm học 2016-2017.
Học tập chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh năm 2016: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về


nêu cao tinh thần trách nhiệm, phong cách gương mẫu, nói đi đôi với làm”.
Học tập Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết
số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày
27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
2. Nội dung bồi dưỡng 2:
a. Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.
b. Nội dung:
Một số vấn đề về dạy học theo định hướng đổi mới chương trình và sách
giáo khoa phù hợp với địa phương.

II. Khối kiến thức tự chọn (Nội dung bồi dưỡng 3):
1. Thời lượng: 60 tiết/năm học/giáo viên.
2. Nội dung:
- Môđun THPT 16 (15 tiết).
- Môđun THPT 20 (15 tiết).
- Môđun THPT 30 (15 tiết).
- Môđun THPT 35 (15 tiết).
B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BDTX
I. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1: (30 TIẾT)
1. Tên nội dung bồi dưỡng
Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước
như: Nghị quyết của Đảng các cấp; Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2016 – 2017
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo thực hiện trong năm học 2016-2017.
Học tập chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh năm 2016: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
nêu cao tinh thần trách nhiệm, phong cách gương mẫu, nói đi đôi với làm”.
Học tập Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết
số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày
27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
2. Thời gian bồi dưỡng: trong suốt năm học 2016 – 2017.
3. Hình thức bồi dưỡng
Tham khảo các tài liệu BDTX kết hợp với các sinh hoạt tập thể về
chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn và các đợt tập huấn, giao lưu với các
trường; theo hình thức học tập từ xa (qua mạng internet).
4. Kết quả đạt được



Bản thân thường xuyên theo dõi các tin tức về đời sống, chính trị, xã hội,
giáo dục trên các chương trình thời sự từ VTV1, trên các báo tuổi trẻ, giáo
dục, báo địa phương, Nội san của Ban tuyên, trên các trang web online
chính thống như /> />Quán triệt Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thực hiện nghiêm túc Học tập Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về
đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số
404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án
đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bên cạnh đó, bản thân cũng đã tham gia học tập các chuyên đề về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh cụ thể: ngày 20/10/2016 tham gia học trực
tuyến tại Thị ủy về Học tập đạo đức, phong cách, tư tưởng Hồ Chí Minh;
Học tập chuyên đề “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ chí Minh” và đã làm cam kết làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh năm 2017.
II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2: (30 TIẾT)
1. Tên nội dung bồi dưỡng
Một số vấn đề về dạy học theo định hướng đổi mới chương trình và sách
giáo khoa phù hợp với địa phương.
2. Thời gian bồi dưỡng: trong suốt năm học 2016 – 2017.
3. Hình thức bồi dưỡng
Tham khảo các tài liệu BDTX kết hợp với các sinh hoạt tập thể về
chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn và các đợt tập huấn, giao lưu với các
trường; theo hình thức học tập từ xa (qua mạng internet).
4. Kết quả đạt được
Thực hiện việc dạy học theo định hướng đổi mới chương trình và sách

giáo khoa phù hợp với địa phương:
- Thực hiện việc dạy học và ôn tập trên lớp theo các chủ đề, chuyên đề.
- Dự các buổi sinh hoạt chuyên đề đầy đủ ở tổ để rút kinh nghiệm và bản
thân thực hiện trên các lớp.
- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động
cho học sinh trong các tiết dạy. Cho các lớp giảng dạy báo cáo.
- Tăng cường công tác dự giờ các giáo viên trong tổ giờ để học hỏi, trao
đổi rút kinh nghiệm phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Lồng ghép tích hợp những nội dung phù hợp với địa phương: Tổ chức
hội thao.
- Đưa một số bài giảng lên trang web trường học kết nối để các em học
sinh có thể tham khảo.
III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3: (60 TIẾT)
1. Tên nội dung bồi dưỡng


+ Hồ sơ dạy học (Môđun THPT16): Xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp THPT;
Sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học; Ứng dụng công nghệ thông tin
trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu giữ hồ sơ dạy học (15 tiết).
+ Sử dụng các thiết bị dạy học ở THPT (Môđun THPT20): Muc tiêu sử
dụng; cách sử dung; cách bảo quản; hiệu qủa sau khi sử dụng (15 tiết).
+ Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT (Môđun
THPT30): Mục tiêu đánh giá; Nguyên tắc đánh giá; Nội dung đánh giá;
Phương pháp và kĩ thuật đánh giá (15 tiết).
+ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT (Môđun THPT35): Quan niệm
và phân loại kỹ năng sống; Vai trò và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THPT; Nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THPT; Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua các
môn học và hoạt động giáo dục (15 tiết).
2. Thời gian bồi dưỡng: Trong suốt năm học 2016 – 2017.

3. Hình thức bồi dưỡng
Tham khảo các tài liệu BDTX kết hợp với các sinh hoạt tập thể về
chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn và các đợt tập huấn, giao lưu với các
trường; theo hình thức học tập từ xa (qua mạng internet).
4. Kết quả đạt được
Hồ sơ dạy học (Môđun THPT 16): Xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp
THPT; Sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học; Ứng dụng công
nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu giữ hồ sơ dạy
học (15 tiết).
- Sổ dự giờ: ghi các đánh giá của GV về tiết dạy của đồng nghiệp theo
các tiêu chí tiết dạy nhằm rút kinh nghiệm học hỏi trau rồi chuyên môn
nghiệp vụ trong quá trình công tác.
- Giáo án: Soạn đầy đủ, đúng với phân phối chương trình của tổ.
Thường xuyên cập nhật, bổ sung nội dung để phù hợp với tình hình thực
tiễn.
- Sổ báo giảng: ghi phù hợp với thời khóa biểu của nhà trường. Nội
dung ghi chi tiết cho từng tiết dạy: lớp dạy, tiết, tên bài dạy, sử dụng thiết bị
dạy học.
- Sổ điểm cá nhân: sử dụng phần mềm SMAS và nhập đầy đủ các cột
điểm kiểm tra thường xuyên và định kì sau khi các em kiểm tra xong trong
thời gian 1 tuần.
- Sổ mượn thiết bị dạy học: khai báo đầy đủ vào phiếu theo dõi cho cán
bộ quản lý thiết bị khi có tiết giảng dạy thực hành.
- Sổ Hội họp cá nhân: ghi chép đầy đủ nội dung trong các cuộc họp và
trong các đợt tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn.
+ Các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực bộ môn Tham
các cuộc thi do Bộ GDĐT phát động như: Dạy học chủ đề tích hợp; Vận
dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống; Cuộc thi Khoa học – Kỹ



thuật.

+ Các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học;
Soạn bài giảng điện tử tham gia giảng dạy trên lớp.
Sử dụng các thiết bị dạy học ở THPT (Môđun THPT20): Muc tiêu
sử dụng; cách sử dung; cách bảo quản; hiệu qủa sau khi sử dụng (15
tiết).
1. Mục tiêu bồi dưỡng của mô đun:
- Bản thân tìm tòi, học hỏi cách sử dụng từng loại thiết bị dạy học ở trường
THPT.
- Sử dụng sáng tạo một số loại hình thiết bị dạy học mới ở trường THPT
- Góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học, giúp học sinh
nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, dễ dàng
hơn. Thiết bị dạy học là nguồn tri thức với tư cách là phương tiện chứa đựng
và chuyển tải thông tin hiệu quả đến học sinh.
- Hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc đặt các câu
hỏi gợi mở.
2. Sử dụng thiết bị dạy học:
- Kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện
đại để làm tăng hiệu quả dạy học.
- Một số loại hình thiết bị dạy học bộ môn
+ Tranh ảnh giáo khoa phóng to
+ Vật thật: Quả tạ, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, vợt cầu lông, trái cầu
lông, cầu đá...
+ Đoạn phim của kỹ thuật nhảy cao, nhảy xa, đánh cầu, đánh bóng….
+ Phần mềm dạy học: Power point, word, excel, Violet, thiết kế bài giảng elearning…
- Sử dụng được các thiết bị dạy học dùng chung: máy tính, máy chiếu đa
năng, máy chiếu tương tác, máy chiếu vật thể trong dạy học.
- Có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học hàng tuần và sử dụng từng loại thiết
bị dạy học ở trường THPT một cách có hiệu quả.

3. Cách bảo quản thiết bị dạy học:
- Trước khi đem ra sử dụng phải kiểm tra về chất lượng lẫn số lượng.
- Sau khi GV giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng cho hs xong, GV nhắc
nhở hs cách bảo quản thiết bị trong suốt quá trình thực hành.


- Kết thúc tiết học GV kiểm tra lại về chất lượng lẫn số lượng, vệ sinh cho
sạch trước khi đem vô phòng cất giữ.
4. Kết quả đạt được:
- Thấy được tầm quan trọng của đồ dụng dạy học trong tiết học
- Hiệu quả cao hơn khi cho hs từ khám phá
- Biết sử dụng đúng đối tượng và đúng nội dung môn học
- Biết cách bảo quản và vệ sinh tốt hơn mỗi khi sự dung
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT (Môđun
THPT30): Mục tiêu đánh giá; Nguyên tắc đánh giá; Nội dung đánh giá;
Phương pháp và kĩ thuật đánh giá (15 tiết).
1. Mục tiêu đánh giá:
- Phân tích ý nghĩa của việc xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện
đạo đức của học sinh THPT
Thứ nhất, nó giúp quá trình đánh giá vận hành có chất lượng và hiệu quả,
không đi chệch hướng;
Thứ hai, nó là chuẩn để đánh giá sản phẩm con ngưởi mà quá trình giáo dục
mang lại, xem sản phẩm này đạt được chuẩn ở mức nào.
- Tìm hiểu những căn cứ để xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện
đạo đức của học sinh THPT
- Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT
2. Nguyên tắc đánh giá:
- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, công bằng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển và tính nhân văn.

- Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, công khai, đúng chất lương.
- Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp các phương pháp, kĩ thuật đánh giá.
- Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp kết hợp các lực lượng giáo dục trong quá
trình đánh giá.
3. Nội dung đánh giá:
- Về thái độ và hành vi đạo đức: Giáo viên chủ nhiệm ghi rõ những phẩm
chất nổi trội của học sinh: trung thực, lễ độ, giản dị, khiêm tốn, khoan dung,
nhân ái...
- Ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã


hội.
- Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
- Kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trưởng và hoạt
động xã hội
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trưởng.
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẼT QUÀ RÈN
LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Xác định các nội dung đánh giá
- Xây dụng phiếu đánh giá
- Đánh giá tại lớp
- Lấy ý kiến của các giáo viên bộ môn và các thành viên khác trong Hội
đồng
- Giáo vĩên chú nhiệm tiếp thu và điều chỉnh việc xếp loại hanh kiểm của
một sổ học sinh mà các giáo vĩên bộ môn và các thành vĩên khác trong
trưởng cỏ ý kiến góp ý thêm
- Trình Hiệu trưởng nhà trưởng duyệt kết quả đánh giá.
- Ghi nhận xét vào học bạ của từng học sinh
Thông báo kết quả xếp loại hanh kiểm đã được duyệt cho học sinh và gia
đình học sinh biết trong giở sinh hoạt lớp và trong cuộc họp cuối học kì,

cuối năm.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT (Môđun THPT
35): Quan niệm và phân loại kỹ năng sống; Vai trò và mục tiêu giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh THPT; Nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh THPT; Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THPT qua các môn học và hoạt động giáo dục (15 tiết).
- Đem lại thành công, hạnh phúc cho con người và ngày càng nâng cao chất
lượng cuộc sống.
- Ứng xử hiệu quả và có trách nhiệm trong cuộc sống hằng ngày.
- Tạo mối quan hệ tích cực trong hợp tác lành mạnh đem lại niềm vui, xây
dựng quan hệ tốt đẹp giữa học sinh với học sinh và học sinh với giáo viên.
- Thay đổi thói quen xấu, tạo thói quen tốt tăng cường năng lực tâm lý xã
hội.
- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền trong sinh hoạt dưới cờ cho học sinh
về 3 biết: Chào hỏi, cám ơn và xin lỗi.
- Trong quá trình giảng dạy thường xuyên tổ chức cho các em tham gia các
trò chơi củng cố kiến thức như: Giải từ khóa ô chữ, tam sao thất bản và ghép
hình.
IV. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI


Người
đánh
giá
Tự
đánh
giá
Tổ bộ
môn
Hiệu

trưởng

Điểm ND3
Điểm Điểm
ND1 ND2
9

9

Modun
16
9

Modun Modun
20
30
8

9

Modun
35

Điểm
TB
BDTX

Xếp
loại


8

8.7

Giỏi

Trên đây là bài thu hoạch BDTX của bản thân đã thực hiện trong suốt
năm học 2016 – 2017.
Vĩnh Châu, ngày 22 tháng 5 năm 2017
NGƯỜI BÁO CÁO
Lý Rươn
Nhận xét của tổ chuyên môn:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Vĩnh Châu, ngày.... tháng 5 năm 2017
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Nhận xét của Ban giám hiệu:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Vĩnh Châu, ngày. ... tháng 5 năm 2017
HIỆU TRƯỞNG



×