Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

“Nghiên cứu thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Mường tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình’’.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.51 KB, 77 trang )

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đóng vai trò quan trọng đối với
sinh kế của người nghèo. Các sản phẩm này là nguồn cung cấp thực phẩm,
dược liệu, các vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ và công
nghiệp chế biến khác, cũng là nguồn tạo thu nhập cho người dân.
Ở Việt Nam, LSNG đóng một vai trò quan trọng đối với kinh tế hộ gia
đình (HGĐ), kinh tế địa phương và cả nước. Nhiều sản phẩm LSNG không
chỉ được dùng trong phạm vi cộng đồng (CĐ), thôn bản mà đã trở thành
nguồn hàng xuất khẩu đem lại thu nhập đáng kể cho ngân sách quốc gia. Việc
phát triển LSNG có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội vì nó đã tạo ra công ăn việc
làm cho hàng triệu người lao động, tăng thu nhập cho người dân ở vùng sâu
vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn quốc. Phát triển
LSNG còn có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và môi
trường sinh thái. Tuy nhiên, do sự hiểu biết và nhìn nhận về LSNG chưa rõ
ràng, quá trình khai thác và sử dụng bừa bãi làm cho nguồn LSNG cạn kiệt đi
nhanh chóng.
Cúc Phương là một xã có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Ninh
Bình, nằm trong vùng đệm của vườn quốc gia Cúc Phương. Phần lớn diện
tích rừng nằm ở xã này và đây cũng là nơi có rất nhiều người Mường sinh
sống. Thực tế cho thấy, cuộc sống của những người dân tộc Mường nơi đây
phụ thuộc khá nhiều vào rừng và nguồn LSNG. Vậy họ có những kiến thức gì
về LSNG? Thực trạng khai thác và sử dụng LSNG của họ như thế nào?...
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng
người Mường tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình’’.

1


Phần 2


TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Các khái niệm về LSNG
Trên thế giới, thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ (LSNG) mới xuất hiện trong
khoảng gần 2 thập kỷ trở lại đây để chỉ các lâm sản khác gỗ. De.Beer (1989)
đã quan niệm LSNG như là: "Tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng
được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của loài người.
LSNG bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, nhựa
mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dại (các sản phẩm và động
vật sống), chất đốt và các nguyên liệu thô, Song, Mây, Tre, Nứa, Trúc, gỗ
nhỏ, và gỗ cho sợi".
Theo quan niệm của De. Beer (1989), LSNG bao gồm mọi sản phẩm hữu
hình (khác gỗ) có nguồn gốc sinh học được khai thác từ rừng tự nhiên. Tuy
nhiên, quan niệm của De. Beer về LSNG chưa đề cập đầy đủ đến các sản
phẩm khác gỗ của rừng trồng và của hệ canh tác nông lâm kết hợp.
Tổ chức chuyên gia tư vấn về LSNG châu Á – Thái Bình Dương (IEC)
họp tại Bangkok – Thái Lan (1991) đã chấp nhận định nghĩa LSNG có thể áp
dụng cho hầu hết các nước trong khu vực như sau: "LSNG bao hàm tất cả các
sản phẩm tái tạo và hữu hình, không phải là gỗ xẻ, gỗ nhiên liệu và gỗ củi,
thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ loại hình sử dụng đất tương tự nào cũng như
đất trồng cây gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái
cũng là LSNG". Bằng cách hạn chế LSNG chỉ bao gồm các sản phẩm hoặc
hàng hóa hữu hình, định nghĩa này đã loại trừ các dịch vụ tạo ra như dịch vụ
cắm trại, chăn thả, săn bắn,...
Tác giả Ros – Tonen (1995, 2000) đã định nghĩa: “LSNG là tất cả các
sản phẩm động, thực vật tự nhiên, trừ các sản phẩm gỗ thương mại, có thể
được lấy từ rừng để sử dụng và buôn bán”. Trong định nghĩa này, du lịch sinh

2



thái không được coi là một loại NTFP mà là một loại hình dịch vụ của rừng –
một loại đầu ra khác của rừng.
FAO (1995) đã chỉ ra yêu cầu của ý nghĩa về LSNG là định nghĩa phải
vừa diễn tả được nghĩa của thuật ngữ LSNG, phải vừa xác định chính xác
được giới hạn, phạm vi và đặc trưng của nó. Từ đó FAO (1995) đã đưa ra định
nghĩa dưới đây:
"LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học (trừ gỗ) và
các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất tương tự".
Ðịnh nghĩa này xác định, LSNG bao gồm cả các hàng hóa và dịch vụ có
nguồn gốc thực vật và động vật. Ðịnh nghĩa về LSNG của FAO (1995) cũng
đã nhận biết về chức năng dịch vụ quan trọng đang gia tăng của tài nguyên
LSNG. Chẳng hạn, du lịch sinh thái là một ngành công nghiệp lớn trên thế
giới đang phát triển rất nhanh. Vì thế, rừng, vùng hoang dã, động vật hoang
dã là những thành phần của du lịch sinh thái nên được nhận biết trong phạm
vi của LSNG.
Từ việc xem xét và phân tích các khái niệm và định nghĩa về LSNG ở
trên, theo chúng tôi thuật ngữ LSNG nên được hiểu như sau:
“LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật và các dịch
vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự
rừng, loại trừ gỗ lớn ở tất cả các hình thái của nó’’.
2.1.2. Phân loại LSNG
Lâm sản ngoài gỗ có nhiều dạng khác nhau và rất có ích cho các hộ gia
đình ở vùng nông thôn nhiệt đới. Chúng có thể được phân loại như sau: thực
vật có thể ăn được, động vật có thể ăn được, sản phẩm dược liệu, các sản
phẩm động thực vật không ăn được (De Beer & McDermott, 1996). LSNG
không chỉ thấy ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên mà còn được tìm thấy ở các
cấu trúc thực vật do con người tạo nên như vườn rừng và các đồn điền.
Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới được biết đến như một hệ hoàn hảo và
đầy đủ, với khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng vào bậc nhất trên


3


hành tinh. Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học cao của rừng nhiệt đới ẩm đã làm
cho việc phân loại LSNG theo nguồn gốc phát sinh gặp nhiều khó khăn. Trái
lại, việc phân loại chúng theo giá trị sử dụng không những đơn giản hơn, mà
còn làm rõ hơn vai trò của các LSNG đối với kinh tế hộ gia đình, địa phương
và quốc gia. Vì vậy, đa số tác giả đã đi theo hướng phân loại này, điển hình là
Mendelsohn (1992), Kamol Visuphaka (1987), Peter và cộng sự (1989),
Soepadmo (1983), Schwatzman (1989), Murty và Subrahmanyan (1989),
FAO (1984), De Beer (1989, 1996), Caldecott (1988), Farnworth và Soejarto
(1992), Caldecott (1988),... (Trích từ Phạm Văn Ðiển trong “Một số vấn đề
trong lâm học nhiệt đới”, 2004).
Căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG, Mendelsohn đã chia LSNG thành
các nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keo dán và nhựa, thuốc nhuộm và
tanin, cây cho sợi và cây làm thuốc. Căn cứ vào thị trường tiêu thụ,
Mendelsohn đã chia LSNG thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất bán trên thị trường,
nhóm thứ 2 bán ở địa phương và nhóm thứ 3 được sử dụng trực tiếp bởi người
thu hoạch. Loại này thường tính được tỷ trọng rất cao nhưng chưa tính được
giá trị. Chính loại này đã làm cho LSNG bị lu mờ, ít được chú ý đến, tác giả
cũng chỉ rõ rừng như một nhà máy quan trọng đối với xã hội và LSNG là một
trong những sản phẩm quan trọng nhất của nhà máy này.
Nhìn chung, các tác giả đã phân loại LSNG theo giá trị sử dụng thành
các nhóm:
a) Làm lương thực, thực phẩm
b) Làm vật liệu xây dựng
c) Làm hàng thủ công mỹ nghệ
d) Làm dược liệu, hương liệu
e) Làm cảnh.

Như ở trên ta thấy, có rất nhiều khung phân loại LSNG, nhưng theo
khung phân loại được thông qua trong hội nghị tháng 11 năm 1991 tại Băng
Cốc thì LSNG được chia làm 6 nhóm:

4


- Các sản phẩm có sợi: Tre, Nứa; Song, Mây; lá, thân có sợi và các loại cỏ.
- Sản phẩm làm thực phẩm:
+ Các sản phẩm nguồn gốc thực vật: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa,…
+ Các sản phẩm nguồn gốc động vật: Mật ong, thịt động vật rừng,
Cá, Ốc,…
- Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
- Các sản phẩm chiết xuất: Nhựa dầu, nhựa mủ, tanin và thuốc nhuộm,…
- Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: Tơ tằm,
động vật sống, chim, côn trùng, lông mao,…
- Các sản phẩm khác: Cây cảnh, lá gói
Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định được danh mục các loài
LSNG, trong đó có khoảng 40 loài Tre Nứa, 40 loài Song Mây, 60 loài cây có
chứa tanin, 260 loài cho dầu và nhựa, 160 loài chứa tinh dầu, 70 loài chứa
chất thơm và hàng trăm loài làm thức ăn. Riêng với các loài dược liệu, theo
tài liệu của Viện Dược liệu, Việt Nam đã phát hiện được 1.863 loài cây làm
thuốc thuộc 1.033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật. Con số
này càng ngày càng được bổ sung (Trần Văn Kỳ, 1995).
2.2. Tình hình nghiên cứu về LSNG trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về LSNG trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về LSNG và các công
trình đã khẳng định được giá trị to lớn của LSNG do một số tác giả nghiên
cứu như:
Peter (1989) đã cho thấy việc khai thác nhựa của rừng nguyên sinh ở Peru

cho thu nhập cao hơn so với bất kỳ kiểu sử dụng đất nào. Nghiên cứu của
Peter cho kết quả có tới 72 loài thực vật sống trên một ô mẫu rộng 2 ha mà
chúng có thể là sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm khác chưa thể lượng hóa
thuộc các loài có tác dụng trong y học, làm gia vị cũng như thuốc nhuộm 3.

5


Nghiên cứu của Heizam (1990) ở Guatenna cung cấp những số liệu cho
thấy việc kinh doanh bằng những sản phẩm của các cây họ cau dừa ở Peten
hiệu quả hơn nhiều so với các kiểu kinh doanh rừng lấy gỗ.
Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG,
theo ông: Thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có
thể luôn được thực hiện với sự tổn hại ít nhất tới rừng. Thực vật LSNG quan
trọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho
rừng ở trạng thái tự nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó
có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm như thực vật ăn được, nhựa, thuốc
nhuộm, tannin, sợi, cây lấy thuốc, … Do đó, ông khẳng định rừng như là một
nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một trong những sản
phẩm quan trọng của nhà máy này.
Balick và mendelsohn (1992) 3 khi nghiên cứu về LSNG đã kết luận
rằng giá trị về mặt y học trên 1 ha trong rừng thứ sinh ở Beliz cũng cao hơn
thu được từ nông nghiệp.
Nghiên cứu ở vùng Đông Nam Á cho thấy: Nguồn tài nguyên này có thể
đảm bảo cuộc sống cho ít nhất 27 triệu người sống ở trong các vùng gần rừng,
De Beer (1996) 3.
Nghiên cứu về thị trường LSNG, Koppell (1993) 2 đã chỉ ra rằng
LSNG có một tầm quan trọng rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của 30
triệu người Ấn Độ.
Nghiên cứu quá trình thu hoạch, chế biến và thị trường tiêu thụ sản

phẩm, T. DeSilva và C.K.Atal (1995) 2 nhận xét việc thu hoạch khác nhau
của các LSNG có thể được giảm thiểu bằng cách thiết lập ra các quy tắc về
các nhu cầu đầu vào và việc kiểm soát quá trình khai thác.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm gần đây LSNG cũng đã được quan tâm
nghiên cứu như:

6


Nghiên cứu về tiềm năng và vai trò LSNG đối với cuộc sống cộng đồng
ở một số vùng đệm của vườn Quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên tại Việt Nam
cho thấy: gần 200 tấn cây dược liệu ở vườn Quốc gia Ba Vì được khai thác
trong năm 1997 và năm 1998, ước tính gần 60% dân tộc Dao tại Ba Vì tham
gia vào thu hái cây dược liệu. Ðây là nguồn thu nhập chính trước đây và hiện
nay là nguồn thu nhập thứ hai sau lúa và sắn (D.A.Gilmour và Nguyễn Văn
Sản, 1999). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lân (1999) ở khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Mát (Nghệ An) cho thấy 100% hộ dân sống dựa vào rừng vật phẩm
khai thác gỗ và LSNG như măng, mật ong, Song, Mây, Nứa, củi... Tác giả
cũng cho thấy 22,5% số hộ thường xuyên khai thác Mét, Nứa, Song, Mây;
11,75% số hộ thường xuyên khai thác măng, mộc nhĩ thu nhập 20.000đ/ngày
và 8,3% số hộ chuyên khai thác củi bán lấy tiền mua lương thực.
Trong công trình "Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và
sinh thái núi cao Sa Pa" các tác giả Lã Ðình Mỡi, Nguyễn Thị Thủy và Phạm
Văn Thích (1995) đã đề cập đến tài nguyên thực vật cho LSNG theo hướng
phân loại hệ thống sinh và thống kê thực vật có giá trị làm thuốc. Tác giả tập
trung mô tả về công dụng và nơi mọc của các loài thực vật này. Lê Quý Ngưu,
Trần Như Ðức (1998) đã tập trung mô tả đặc điểm hình thái, công dụng, nơi
mọc, kỹ thuật thu hái, chế biến và các bài thuốc làm từ các loài thực vật trong
đó có thực vật cho LSNG . Nghiên cứu của Christian Rake và cộng sự (1993)

đã đề cập đến tiềm năng thực vật cho LSNG tại 3 tỉnh Hoà Bình, Sơn La và
Lai Châu. Phạm Xuân Hoàn đã nghiên cứu phân loại LSNG tại Phia Ðén –
Nguyên Bình – Cao Bằng theo mục đích sử dụng.
Theo kết quả điều tra khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học đa
ngành khác nhau cho biết: Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao
có mạch (đã xác định tên của 8.000 loài ), 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàng
trăm các loài tảo lớn. Trong đó có tới 3.200 loài thực vật bậc cao và bậc thấp
được dùng làm thuốc, chúng được phân bố rộng khắp cả nước. Nhiều vùng có
số lượng lớn các loài cây thuốc như: Gia Lai – Kon Tum có 921 loài; Nghĩa

7


Bình có 866 loài; Phú Khánh có 782 loài; ÐắcLắc có 777 loài; Quảng Nam –
Ðà Nẵng có 735 loài; Lâm Ðồng có 715 loài. Với 3.200 loài cây thuốc có ở
Việt Nam, trên cơ sở y học dân gian, cùng với sự tham gia nghiên cứu của y
học hiện đại, kết hợp với các mặt thực vật, dược lý, nông, sinh, dược học, vi
sinh vật, bào chế, sinh hoá, tiêu chuẩn hoá và lâm sàng, chúng ta mới đưa vào
sử dụng 450 loài thực vật có tác dụng chữa trị trên 60 chứng bệnh khác nhau.
Những nghiên cứu của các tác giả đã phân tích làm rõ nét vai trò, vị trí, tầm
quan trọng và sự đóng góp có hiệu quả không thể phủ nhận được của LSNG
trong bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường và tăng thu nhập cho cộng đồng,
quốc gia.
Trần Ngọc Lân (1999) 6 đã nghiên cứu ở khu bảo tồn thiên nhiên Phú
Mát (Nghệ An) cho thấy: 100% số hộ dân sống dựa vào rừng, sản phẩm khai
thác LSNG như: Song, Mây, củ Mài, Nứa… Tác giả cũng cho thấy 22,5% số
hộ thường xuyên khai thác củi bán lấy tiền mua lương thực, trong những ngày
giáp hạt trên 90% số hộ ở bản Châu Sơn vào rừng đào củ Mài, củ Chuối, củ
Nâu, hái rau rừng để ăn.
Phạm Văn Điển và cộng sự (2003) [2] đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra

một số giải pháp phát triển LSNG ở vùng hồ thủy điện Hòa Bình, các giải
pháp mà nhóm đưa ra chủ yếu tập trung nhằm giải quyết các chính sách kinh
tế, xã hôi, xắp xếp tổ chức kỹ thuật và công nghệ cho việc gây trồng, bảo vệ,
thu hái, bảo quản và chế biến các loại LSNG.
Ngoài ra còn có một số các tổ chức có nghiên cứu về LSNG gồm có:
Trường Đại học Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Điều tra
Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, …
Tóm lại trong công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho LSNG có một
số các kết luận như sau:
- Trong các loại LSNG dược liệu là đối tượng được nghiên cứu từ lâu
đời, tập trung và nghiêm túc, phương hướng nghiên cứu tương đối rõ ràng,
nên đã có nhiều công trình đã được áp dụng trong y học. Những công trình

8


lưu lại của Lý Thời Trân, Hải Thượng Lãn Ông đến nay vẫn còn giá trị sử
dụng. Thời hiện tại có nhiều công trình lớn của các nhà khoa học, các viện,
trường về cây thuốc là những đóng góp lớn cho y học không chỉ trong phạm
vi quốc gia. Triển vọng về cây dược liệu là rất lớn.
- Nghiên cứu về những LSNG khác, trừ dược liệu, còn quá rời rạc,
không hệ thống, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và không tương
xứng với tiềm năng.
- Tổ chức nghiên cứu còn tản mạn, không liên tục, không ổn định, thiếu
phương hướng, không được đầu tư và thiếu chiến lược, nghiên cứu LSNG là
một khoảng trống trong Lâm Nghiệp và khoa học Lâm Nghiệp nói chung.
Để phát triển và sử dụng rừng nói chung và LSNG nói riêng chúng ta
không chỉ giải quyết thuần túy các yếu tố kỹ thuật như: chọn, tạo giống, các
biện pháp kỹ thuật gây trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, mà còn phải nghiên
cứu giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại với nhau.Vì vậy

các hướng nghiên cứu chính về LSNG là theo chuỗi hành trình của sản phẩm
từ khâu tạo nguyên liệu như: chọn, tạo giống, gây trồng, bảo tồn, phát triển,
khai thác, chế biến và sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm. Song song với nó là
việc điều tra, khảo sát các đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên LSNG,
cộng đồng dân cư, văn hóa và phong tục, tập quán của họ. Việc đề xuất các
chương trình, chính sách nhằm khai thác và sử dụng LSNG một cách hiệu quả
và bền vững cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu LSNG.

9


Phần 3
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG),
làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển LSNG của cộng đồng
người Mường tại địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân loại được LSNG theo cộng đồng người Mường tại địa bàn nghiên cứu
- Phân tích được vai trò của LSNG đối với đời sống cộng đồng người
Mường có sự tham gia của người dân
- Đánh giá tình hình khai thác và sử dụng một số loài LSNG tại địa điểm
nghiên cứu với sự tham gia của người dân
- Tổng hợp những khó khăn, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp
bảo tồn và phát triển LSNG tại địa phương
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài lâm sản ngoài gỗ tại địa phương được
khai thác và sử dụng
- Phạm vi nghiên cứu: Cộng đồng người Mường tại xã Cúc Phương,

huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra và phân loại LSNG có tại địa bàn nghiên cứu
- Phân tích được vai trò của LSNG đối với cộng đồng người Mường ở
địa phương
- Nghiên cứu thực trạng khai thác LSNG của cộng đồng người Mường
tại địa bàn nghiên cứu
+ Xác định các loài LSNG người dân thường khai thác
+ Xác định các hình thức khai thác, nơi khai thác, mùa khai thác

10


+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác của cộng đồng
người Mường (mùa vụ khai thác, thời tiết khí hậu, phân công lao động…)
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng LSNG của cộng đồng người Mường tại
địa bàn nghiên cứu
+ Xác định các loài LSNG người dân sử dụng, bộ phận sử dụng
+ Xác định các phương thức sơ chế, cất trữ, sử dụng
- Xác định và tổng hợp những khó khăn, đề xuất giải pháp để bảo tồn và
phát triển LSNG ở cộng đồng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp của địa phương và của VQG Cúc Phương
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội
- Hiện trạng khai thác và sử dụng LSNG của địa bàn nghiên cứu
- Các tài liệu có liên quan đến LSNG đã được nghiên cứu tại địa phương
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn thôn điểm: 1 thôn điểm với các tiêu chí sau:
+ Đại diện trong xã về vị trí địa lý các điều kiện khác đặc trưng của xã
+ Thuộc vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương

+ Có nhiều người Mường sinh sống
+ Có nhiều hộ gia đình khai thác, sử dụng LSNG
+ Cuộc sống của người dân còn phụ thuộc vào rừng
- Lựa chọn hộ gia đình phỏng vấn: Dựa vào danh sách phân loại kinh tế
hộ gia đình của thôn, xã để phỏng vấn, lựa chọn mỗi nhóm hộ trong thôn
khoảng 7 hộ (6 hộ có khai thác, sử dụng LSNG; 1 hộ không khai thác, sử
dụng LSNG)
3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Điều tra theo tuyến: Đi từ vùng thấp tới vùng cao, điều tra trên các loài
LSNG tiêu chuẩn điển hình
- Số liệu điều tra ghi vào bảng 3.1

11


Bảng 3.1: Điều tra LSNG
STT
1
2

Tên loài

Mục đích sử dụng

Bộ phận sử dụng

Ghi chú

3.4.4. Sử dụng một số công cụ PRA
- Phỏng vấn bán định hướng

+ Đối tượng: ban quản lý thôn, cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn, nông dân
nòng cốt
+ Nội dung: các loài LSNG đang được khai thác và sử dụng
- Thảo luận nhóm với nhóm nông dân nòng cốt để phân loại các loài
LSNG có tại địa bàn nghiên cứu
Bảng 3.2: Phân loại các loài LSNG
Tên nhóm LSNG
Tên loài

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

1
2
- Phỏng vấn hộ gia đình: 7 hộ/nhóm hộ (6 hộ khai thác, sử dụng LSNG;
1 hộ không khai thác, sử dụng LSNG)
- Phân tích kinh tế hộ: Chọn 1 hộ điểm/nhóm hộ (có khai thác và sử
dụng LSNG)
- Phân tích SWOT cùng nhóm nông dân nòng cốt (khoảng 3 – 5 người).
Trong đó 2 nông dân khai thác, sử dụng LSNG; 1 nông dân không khai thác,
sử dụng LSNG cùng phân tích.

S W
O T

3.4.5. Phương pháp nội nghiệp
12



- Lấy mẫu về phòng thí nghiệm, giám định tên theo phương pháp chuyên gia
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu

13


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiện khu vực nghiên cứu
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Cúc Phương là một xã vùng cao nằm ở cực Tây huyện Nho Quan và
cũng là cực Tây của tỉnh Ninh Bình. Đây là xã có diện tích tự nhiên lớn nhất
tỉnh Ninh Bình. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 42 km, có địa
giới tiếp giáp với các xã:
Phía Bắc giáp xã Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình
Phía Nam giáp xã Kỳ Phú
Phía Đông giáp xã Yên Quang, Văn Phương, Văn Phú
Phía Tây giáp huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Là xã vùng cao của huyện có địa giới tiếp giáp với hai tỉnh Hòa Bình và
Thanh Hóa, có phần lớn diện tích vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương – khu
bảo tồn thiên nhiên kết hợp du lịch và nghiên cứu khoa học.
4.1.1.2. Địa hình
Cúc Phương có địa hình đa dạng, được chia cắt bởi hệ thống các dãy núi
đá vôi chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần từ Tây sang Đông, được phân
thành ba vùng rõ rệt:
- Vùng địa hình đồi núi cao có độ dốc lớn tạo thành các thung lũng bằng
phẳng. Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc

- Vùng đệm tiếp giáp với VQG Cúc Phương. Phần lớn là những thềm đất
đá lộ đầu có tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi gia súc
- Vùng trũng có địa hình thấp, bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản
xuất nông nghiệp
Những đặc điểm trên gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại địa phương.

14


4.1.1.3. Đất đai
a. Quy mô
Theo kết quả đo đạc hoàn thiện hồ sơ địa chính năm 2000 tổng diện tích
đất tự nhiên của xã là 12373,51 ha. Trong đó diện tích vườn quốc gia Cúc
Phương là 10351,70 ha. Cơ cấu về diện tích các loại đất tại địa phương được
trình bày tại bảng 4.1
Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Cúc Phương
STT
1
2
3
4
5

Loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiêp
Đất chuyên dùng
Đất thổ cư

Đất chưa sử dụng

Diện tích (ha)
12373,51
453,81
11422,60
108,96
14,74
373,31

Cơ cấu (%)
100
3,67
92,31
0,88
0,12
3,02

Qua bảng 4.1 cho thấy: diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất
(92,31%) đây là nguồn tài nguyên cho giá trị LSNG rất phong phú và đa dạng,
đem lại tiềm năng lớn cho địa phương.
b. Một số chỉ tiêu bình quân
- Bình quân đất tự nhiên/người: 7368 m2
- Bình quân đất nông nghiệp/người: 1678 m2
- Bình quân đất thổ cư/hộ: 255 m2
- Quy mô người/hộ trung bình: 4,7 người/hộ
c. Thổ nhưỡng
Do đặc điểm của địa hình vùng đồi núi, đất đai được chia thành các
nhóm đất sau:
- Đất màu vàng xám được phân bố chủ yếu là ở phía Tây của xã, có

thành phần cơ giới là thịt trung bình. Đất có phản ứng chua phù hợp cho sản
xuất cây hoa màu và cây công nghiệp.
- Đất màu đen phân bố ở phía Đông của xã có tầng đất dầy, thành phần
cơ giới là thịt trung bình, có hiện tượng lầy thịt, tỷ lệ sụn, sạn cao.
15


4.1.1.4. Khí tượng thủy văn
Cúc Phương là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa được thể
hiện 4 mùa rõ rệt. Mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa.
+ Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC
+ Nhiệt độ cao nhất có ngày lên tới 39oC
+ Nhiệt độ thấp nhất là 8oC
+ Lượng mưa trung bình hàng năm là 1880 – 1960mm phân bố tập
trung vào các tháng 5, 6, 7, 8
+ Lượng mưa nhỏ nhất vào các tháng 11, 12
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Kinh tế
Xã Cúc Phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là
trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ cũng được hình thành nhưng còn nhiều hạn chế. Trong
những năm qua Đảng bộ và nhân dân trong xã đã có nhiều cố gắng khắc phục
khó khăn cùng với sự đầu tư của nhà nước trong Chương trình 135 đã thu
được nhiều kết quả đáng kể.
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Về trồng trọt: năng suất Lúa đạt 45 tạ/ha, sản lượng lương thực
quỹ thóc đạt 1100 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 350
kg/người/năm. Ngoài các cây lương thực xã còn chú trọng đến một số cây
hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương: Mía, Sắn…
+ Chăn nuôi: được coi là thế mạnh của địa phương, cùng với sự hỗ

trợ vốn của nhà nước, số lượng đàn gia súc ngày một tăng nhanh. Tính đến
cuối năm 2011 toàn xã có:
* Tổng số đàn Bò: 650 con
* Tổng số đàn Trâu: 568 con
* Tổng số đàn Hươu: 175 con
* Tổng số đàn Lợn: 659 con

16


* Tổng số đàn Ong: 297 đàn
* Tổng số đàn gia cầm: 8700 con
Hiện tại xã đang có chủ trương tập trung đầu tư vào các con đặc sản (Dê,
Hươu, Lợn rừng, Nhím).
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: chủ yếu tập trung
vào nghề khai thác vật liệu xây dựng như khai thác đá, xay xát chế biến lương
thực, chế biến gỗ, vận chuyển hàng hóa, phục vụ tưới tiêu làm đất, cung ứng
vật tư nông nghiệp, ăn uống, giải khát đã được hình thành. Tuy nhiên, quy mô
còn nhỏ nhưng đã thu hút được nhiều lao động tham gia.
4.1.2.2. Xã hội
a. Y tế - văn hóa – thể dục thể thao
 Y tế
Cúc Phương có mạng lưới y tế cơ sở được hình thành trong toàn xã.
Trạm y tế xã được đầu tư xây dựng bán kiên cố trên khuôn viên diện tích 935
m2 với số lượng y bác sỹ: 1 bác sỹ, 2 y sỹ và hai y tá đủ khả năng hoàn thành
tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Ngoài ra, ở các thôn
bản đều có các cán bộ y tế cơ sở. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được
đẩy mạnh góp phần làm giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 1,6% trước đây xuống
còn 1,2% năm 2004. Phấn đấu trong những năm tới giữ vững tỷ lệ tăng dân số
1,2% và tỷ lệ hộ nghèo từ 16,8% năm 2011 xuống còn 10% năm 2012. Đến

nay trạm y tế của xã đã đạt chuẩn cấp độ 1.
Ngoài cơ sở y tế do địa phương quản lý, trên địa bàn xã còn có phòng
khám chữa bệnh đa khoa; khu vực đang phát huy tốt công tác khám và chữa
bệnh cho nhân dân trong xã và các xã lân cận.
 Văn hóa – thể dục thể thao
Trong những năm gần đây, hoạt động văn hóa thể dục thể thao có bước
phát triển mạnh, xã đã dành quỹ đất cho các thôn bản xây dựng các sân bóng
chuyền, cầu lông hoạt động tương đối tích cực. Hệ thống nhà văn hóa thôn
bản đã được hình thành là nơi vui chơi, giải trí, hội họp của các tầng lớp nhân
dân. Xã có đội văn nghệ thường xuyên tập luyện, tham gia hội diễn, giao lưu
17


với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Tuy vậy, cơ sở vật chất như sân chơi,
bãi tập chưa quy mô, diện tích sử dụng còn ít nên các hoạt động thường bị hạn
chế và không thường xuyên. Trong giai đoạn tới xã sẽ đầu tư kinh phí dành
quỹ đất cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể dục thể thao ở địa phương.
 Dân số
Tính đến năm 2012 dân số xã Cúc Phương là 3721 nhân khẩu, phân bổ
trong 752 hộ. Tỷ lệ dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp (chiếm 89,9%)
dân số toàn xã.
Dân số xã Cúc Phương chủ yếu là dân tộc Mường (chiếm 96%) dân số
toàn xã, được phân bổ trên 10 thôn/bản.
 Giáo dục
Hệ thống giáo dục phát triển nhanh về quy mô số lượng và chất lượng.
Trong những năm qua, xã đã đầu tư xây dựng các phòng học cao tầng, kiên
cố. Dành đủ quỹ đất cho các trường theo tiêu chuẩn đề ra, trên 30% dân số
của xã đang ở độ tuổi đi học.
Xã có 3 cấp học (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở), hai cấp học đã
đạt chuẩn quốc gia mức độ một (mầm non và tiểu học), cấp trung học cơ sở

đang được đầu tư, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia trong năm tới.
Tóm lại, đời sống của người dân có mối quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên nơi đây. Khi đời sống của họ còn thấp thì việc bảo vệ
tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết được việc này cần
phải tiến hành nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cả trên cả hai
mặt vật chất và tinh thần.
b. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
 Khu trung tâm và các công trình xây dựng
Khu trung tâm xã nằm tại thôn Nga, bao gồm trụ sở UBND xã, trạm y tế,
các trường học khu trung tâm, trụ sở UBND xã, hội trường, trạm y tế đã được
xây dựng kiên cố, trang thiết bị làm việc đã được đầu tư (máy chiếu, máy
photo, máy vi tinh nôi mạng, máy in…)

18


 Hệ thống giao thông, thủy lợi
Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông chính của xã Cúc Phương là
tuyến đường du lịch đi VQG Cúc Phương chạy dài 8km qua xã, đường trong
khu dân cư đã được bê tông hóa 9/10 thôn, còn lại đường sản xuất chủ yếu là
nền đường bằng đất, mặt cắt hẹp, do vậy đi lại sản xuất còn gặp nhiều khó
khăn nhất là vào mùa mưa.
Hệ thống thủy lợi: do đặc điểm địa hình mà hệ thống thủy lợi của xã chủ
yếu là dựa vào thiên nhiên, chỉ một số hồ, đập nhỏ mới được xây dựng, còn
lại kênh mương chủ yếu là đào đắp bằng đất. Do vậy, tốn nhiều diện tích, tốn
nhiều công tu sửa và hiệu quả sử dụng kém…
 Hệ thống điện
Trên địa bàn xã có ba trạm biến áp công suất 180 KVA, đảm bảo cung
cấp đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất của người dân
100% số hộ trong xã đã dùng điện phục vụ sinh hoạt hàng ngày, hệ

thống đường điện chính đã được xây dựng hoàn chỉnh nhưng từ đường nhánh
vào các khu dân cư còn tạm bợ gây lãng phí và mất an toàn khi dùng điện
 Nguồn nhân lực và tài nguyên
+ Lao động: toàn xã có 1478 người trong độ tuổi lao động, chiếm
khoảng 39,7% dân số toàn xã. Trong đó: lao động nông nghiệp 1046 người,
lao động phi nông nghiệp 432 người
+ Tài nguyên: Cúc Phương là xã miền núi có diện tích rừng tự nhiên lớn,
diện tích rừng gồm: 721 ha rừng đặc dụng, hơn 200 ha rừng phòng hộ và hơn
50 ha rừng sản xuất. Ngoài ra hệ thống núi đá vôi, các thềm đá lộ đầu và
nguồn nước đang được đầu tư khai thác du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao,
tạo công ăn việc làm cho người dân lao động
4.1.3. Khai thác các sản phẩm từ rừng
Phần lớn diện tích VQG Cúc Phương nằm tại xã Cúc Phương. Theo kết
quả điều tra của VQG Cúc Phương năm 2008 cho thấy:

19


4.1.3.1. Hoạt động khai thác củi đun
Gỗ củi là chất đốt chủ yếu ở vùng nông thôn, người dân thường lấy cành
khô, cây khô từ rừng tự nhiên, rừng trồng của VQG Cúc Phương và của địa
phương. Họ thường chặt một số cây tươi trong khu vực để lần sau có thể lấy
tiếp củi khô mang về. Trung bình mỗi tháng các hộ sử dụng khoảng từ 150200 kg củi khô. Nếu lượng củi này chỉ khai thác trên rừng thì gần như một
hoạt động phá rừng và phải mất rất nhiều thời gian rừng mới hồi phục được.
Ngoài lượng củi đun do các thôn giáp khu bảo tồn khai thác, thì hàng năm các
thôn khác trong xã vào VQG khai thác một lượng củi rất lớn. Người dân
không chỉ lấy củi để đun mà còn đem bán. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tài nguyên thiên nhiên rừng.
4.1.3.2. Hoạt động khai thác gỗ
Hiện nay một số rất ít người dân vẫn còn lén lút khai thác trộm gỗ để

làm nhà và đóng đồ dùng trong gia đình. Ngoài ra gỗ khai thác trộm còn được
bán cho các thương lái. Những người này tìm mọi sơ hở của lực lượng kiểm
lâm để chặt gỗ trái phép. Loài cây gỗ thường được người dân khai thác là các
loại gỗ tốt có giá trị như: Trai lý, Vàng tâm, Gổi, Chò xanh,… Gỗ bị chặt hạ
thủ công, sau đó được vận chuyển về nhà và tiêu thụ bất hợp pháp. Đối với
những người khai thác gỗ trái phép, ngày công lao động khai thác các sản
phẩm từ rừng cho thu nhập cao hơn nhiều so với ngày công thu nhập từ nông
nghiệp. Đây là hoạt động khai thác tài nguyên trái pháp luật và không bền
vững làm ảnh hưởng tới việc bảo tồn tài nguyên rừng.
4.1.3.3. Hoạt động khai thác cây thuốc
Người dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường thu hái
các loại thảo dược. Nói chung, việc thu hái cây thuốc của các thầy lang là
không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến đa dạng sinh học và sự bền
vững của tài nguyên rừng vì nhu cầu của người bệnh không nhiều. Một tác
nhân lớn gây ảnh hưởng tới sự phục hồi, tái sinh của các loại cây thuốc là
chiến dịch thu mua cây thuốc quý như: Đà nam (Acacia sp), Đau xương

20


(Tinospora sinensis (Lour. Merr.), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour), Xạ
đen (Ehretia asperula Zoll), Khôi tía (Ardisia sylvestris Pit),…của các lái
buôn địa phương. Họ gom hàng và chuyển các sản phẩm đi tiêu thụ nơi khác
hoặc xuất khẩu. Do đó, ngoài việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh, thì nguồn
tài nguyên cây thuốc còn bị khai thác tại nhiều tụ điểm để tập kết chế biến
thành hàng hóa rồi bán ra thị trường. Vì vậy một số loài cây thuốc và dược
liệu quý có nguy cơ bị giảm sút về thành phần loài, số lượng cá thể và sản
lượng rất nghiệm trọng.
4.1.3.4. Hoạt động săn bắn các động vật rừng
Hầu hết các loài thú như: Sơn dương, Hoãng, Cầy hương, Sóc, Nhím,

Tắc kè, Rùa, Rắn, Gà rừng, các loài chim quý hiếm đều là đối tượng bị săn
bắt. Những thợ săn này săn bắt động vật rừng bằng nhiều cách khác nhau:
bằng súng săn, nỏ, bẫy đặt trên mặt đất và bẫy bằng đèn ánh sáng mạnh.
4.2. Kết quả điều tra và phân loại LSNG tại địa bàn nghiên cứu
Trong quá trình điều tra với sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Cúc
Phương, chúng tôi đã lựa chọn được thôn Đồng Tâm là thôn điểm, thôn đã đạt
được các tiêu chí đề ra như:
- Thôn đại diện trong xã về vị trí địa lý các điều kiện khác đặc trưng của

- Thuộc vùng đệm VQG Cúc Phương
- Toàn bộ thôn đều là CĐ người Mường sinh sống
- Có nhiều hộ khai thác, sử dụng LSNG
- Cuộc sống của người dân còn phụ thuộc vào rừng
Phân loại LSNG tại địa bàn nghiên cứu để có một cách nhìn tổng quan
về LSNG ở thôn. Biết được những LSNG người dân thường hay khai thác và
sử dụng là loại nào, dùng với mục đích gì.
Kết quả phỏng vấn và thảo luận với nông dân nòng cốt tại thôn điểm đã
phân loại lâm sản ngoài gỗ thành các nhóm như sau:

21


- Nhóm I: Nhóm động vật cho LSNG
+ Nhóm thực phẩm từ động vật
+ Nhóm động vật làm thuốc
- Nhóm II: Nhóm thực vật cho LSNG
+ Nhóm dược liệu, nước uống
+ Nhóm thực phẩm, gia vị từ thực vật
+ Nhóm thức ăn vật nuôi
+ Nhóm đa tác dụng…

- Nhóm III: Nhóm cho mục đích khác
Kết quả phân loại LSNG tại địa phương được tổng hợp tại bảng 4.2
Bảng 4.2: Tổng hợp các loài LSNG ở thôn Đồng Tâm, xã Cúc Phương
Nhóm
Nhóm thực phẩm từ động vật
Nhóm động vật làm thuốc
Nhóm dược liệu, nước uống
Nhóm thực phẩm, gia vị từ thực vật
Nhóm thức ăn vật nuôi
Nhóm đa tác dụng
Nhóm cho mục đích khác
Tổng

22

Loài
10
3
29
19
12
12
3
88

Tỷ lệ (%)
11,36
3,41
32,95
21,59

13,64
13,64
3,41
100


Hình 4.1. Phân loại LSNG tại thôn Đồng Tâm xã Cúc Phương
Kết quả bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy: nhóm cây cho dược liệu, nước
uống chiếm tỷ lệ lớn nhất (29 loài chiếm 32,95%) trong tổng số 88 loài đã
điều tra được. Tiếp theo là nhóm thực phẩm, gia vị từ thực vật (19 loài chiếm
21,59%). Nhóm đa tác dụng và nhóm thức ăn vật nuôi đều có (12 loài chiếm
13,64%). Nhóm thực phẩm từ động vật (10 loài chiếm 11,36%). Nhóm cuối
cùng là nhóm động vật làm thuốc và nhóm cho mục đích khác đều (3 loài
chiếm 3,41%). Ta có thể thấy nhóm thực vật cho LSNG chiếm tỷ lệ lớn nhất
(72 loài chiếm 81,82%) đây là nhóm được người dân quan tâm khai thác, sử
dụng nhiều nhất. Nhóm thực phẩm từ động vật tuy chỉ có 10 loài nhưng lại là
những loài đem lại giá trị kinh tế cao. Nhóm dược liệu và nhóm thực phẩm từ
thực vật là những loài được sử dụng nhiều cho cuộc sống hàng ngày của
người dân nơi đây. Nhóm đa tác dụng là nhóm có cả cây vừa làm dược liệu,
rau ăn, lại vừa làm chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày nhất là vào
mùa đông giá lạnh.

23


4.3. Vai trò của LSNG đối với cộng đồng người Mường ở địa phương
4.3.1. Giá trị kinh tế
Hiện nay nguồn lâm sản ngoài gỗ được quan tâm nhiều nhất trong xã là
các loài cây, con đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân như: rau Sắng
(Melientha suavis Pierre), các loại măng, Cua núi, Ốc núi, và một số loại dùng

làm dược liệu, nước uống như cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.),
Dây máu người (Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd.et Wils.).
Để thấy rõ được giá trị kinh tế mà LSNG đem lại cho người dân ở đây
nhóm đã tiến hành phân loại HGĐ và dựa vào kết quả phân loại HGĐ để tiến
hành phỏng vấn kinh tế HGĐ, kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.3,
4.4, 4.5:
Bảng 4.3: Tiêu chí phân loại hộ gia đình tại thôn Đồng Tâm
Nhóm hộ
Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

Nhà xây mái ngói
vững chắc, có công
trình phụ
Có điện, ti vi, xe
đạp, có hộ có xe
máy

Nhà lá, không kiên cố,
chưa có công trình phụ

Có đất nông nghiệp
rộng,

kinh
nghiệm sản xuất,
thiếu vốn đầu tư,

thiếu phương tiên
sản xuất
Đủ lương thực hoặc
thiếu lương thực từ
nửa tháng đến 1
tháng

Đất nông nghiệp ít,
không có kinh nghiệm
sản xuất, không có
vốn, lười lao động,
thiếu phương tiện sản
xuất
Thiếu lương thực từ 2
tháng đến 3 tháng

Tiêu chí
Nhà xây kiên cố,
Nhà cửa
khang trang, có
công trình phụ
Có điện, ti vi, xe
máy, xe đạp, có
Tiện nghi
hộ có tủ lạnh, bếp
ga
Có đất nông
nghiệp rộng, có
Điều kiện sản kinh nghiệm sản
xuất

xuất, vốn đầu tư
và phương tiện
sản xuất
Thừa hoặc đủ
lương thực
Lương thực

Có điện, xe đạp, có hộ
có ti vi có hộ không

Gia đình neo đơn,
người già, hộ vừa mới
tách

Tiêu chí khác

24


Bảng 4.4: Kết quả phân nhóm hộ của thôn Đồng Tâm
Nhóm hộ

Số hộ

Tỷ lệ (%)

I

99


78,57

II

13

10,32

III

14

11,11

Tổng

126

100

Bảng 4.5: Kết quả phân tích kinh tế HGĐ điểm của 3 nhóm hộ
tại thôn Đồng Tâm

Nguồn thu
Trồng trọt
Chăn nuôi

Nhóm hộ I
Tổng
Thành tiền

thu
(VNĐ)
nhập
(%)
4.875.000
6,36
39.000.000 50,84

LSNG

23.950.000

31,22

Nguồn khác
Tổng

8.880.000
76.705.000

11,58
100

Nhóm hộ

Nhóm hộ II
Tổng
Thành
thu
tiền

nhập
(VNĐ)
(%)
3.900.000
7,07

Nhóm hộ III
Tổng
Thành
thu
tiền
nhập
(VNĐ)
(%)
3.250.000
6,06

43.300.00
0
8.000.000
55.200.000

47.964.00
0
2.400.000
53.614.000

78,44
14,49
100


89,46
4,48
100

Thôn Đồng Tâm có đồi núi xen kẽ các thung lũng là ruộng lúa nước,
toàn bộ người dân trong thôn là người Mường, một số HGĐ nằm rải rác cạnh
đường giao thông, còn lại phần lớn nằm phía trong, sâu giáp với các dãy đồi.
Người dân nơi đây có nhiều hộ giàu lên nhờ việc buôn bán các mặt hàng từ
LSNG như: rau rừng, thực phẩm từ động vật rừng. Do đó, cuộc sống người
dân nơi đây khá ổn định.
Kết quả bảng 4.5 cho thấy: nhóm hộ I là nhóm hộ có thu nhập cao nhất
(76.705.000 VNĐ/năm), trong đó nguồn thu nhập từ chăn nuôi là lớn nhất.
Đây là nhóm hộ khá giả trong thôn nên phần lớn các hộ có vốn đầu tư để phát
triển chăn nuôi, họ biết tận dụng các loại thực vật cho LSNG có ích trong
chăn nuôi như các loại cỏ, lá cây… Không chỉ dừng lại ở chăn nuôi mà họ
còn đầu tư vào cả các ngành sản xuất khác như trồng trọt hay buôn bán nhỏ.

25


×