Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu bệnh viêm ruột hoại tử ở đàn gà của trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên (thuộc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương) và thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY TRANG

NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ
Ở ĐÀN GÀ CỦA TRẠM NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI GÀ
PHỔ YÊN (THUỘC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA
CẦM THỤY PHƯƠNG) VÀ THỬ NGHIỆM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN DUY TRANG

NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ
Ở ĐÀN GÀ CỦA TRẠM NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI GÀ
PHỔ YÊN (THUỘC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA
CẦM THỤY PHƯƠNG) VÀ THỬ NGHIỆM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH
Ngành: Thú y
Mã ngành: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan



Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả trong luận văn này là trung
thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ một học vị nào;
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Trang


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được
sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan. Tôi
xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô;
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Nga, người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong quá trình thực tập tại Trạm Nghiên cứu Chăn nuôi gà Phổ Yên;
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quý Khiêm, Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phuơng đã hết sức giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài;

Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã quan tâm
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn;
Sự đóng góp to lớn trong đào tạo của tập thể các thầy cô giáo, sự góp ý
chân thành và giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp để
tôi nâng cao được trình độ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài;
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Học viên

Nguyễn Duy Trang


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu:.................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ......................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................... 3

1.1.1. Hệ thống vi sinh vật trong đường tiêu hoá của gà.............................. 3
1.1.2. Một số đặc tính của vi khuẩn Clostridium perfringens và bệnh do
vi khuẩn này gây ra ....................................................................................... 4
1.1.3. Hiểu biết về bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Cl. perfringens gây ra... 14
1.1.4. Hiểu biết về một số bệnh ở gà thường ghép với NE ........................ 16
1.1.5. Cơ chế tác dụng của một số kháng sinh ........................................... 22
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 24
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 24
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 26
2.3. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 26


iv

2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 27
2.4.1. Điều tra tình hình bệnh viêm ruột hoại tử ở gà do Cl. perfringens
gây ra tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên .................................... 27
2.4.2. Theo dõi triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của bệnh viêm ruột
hoại tử ở đàn gà .......................................................................................... 27
2.4.3 Phân lập và giám định vi khuẩn Cl. perfringens từ gà bệnh ............. 27
2.4.4. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở gà do
Cl. perfringens gây ra ................................................................................. 27
2.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 27
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học thú y ...................................... 27
2.5.2. Phương pháp lấy mẫu ....................................................................... 27
2.5.4. Xác định số lượng vi khuẩn trong 1g phân ...................................... 29
2.5.5. Phương pháp giám định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn

Cl. perfringens phân lập được ................................................................... 30
2.5.6. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các
chủng Cl. perfringens phân lập được ......................................................... 31
2.5.7. Phương pháp xác định gen mã hóa độc tố và định typ vi khuẩn
bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) ..................................... 33
2.5.8. Phương pháp điều trị cho gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử do vi
khuẩn Cl. perfringens ................................................................................. 36
2.5.9. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 37
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 38
3.1. Kết quả theo dõi tình hình bệnh viêm ruột hoại tử do Cl. perfringens
gây ra ở đàn gà nuôi tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên ............... 38
3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết theo lứa tuổi gà ................................... 38
3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết theo giống gà ...................................... 42
3.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết của gà ở các mùa trong năm............... 46


v

3.1.5. Tỷ lệ mắc và chết do viêm ruột hoại tử ở gà theo tính biệt .............. 50
3.2. Kết quả theo dõi triệu trứng và bệnh tích đặc trưng của bệnh viêm
ruột hoại tử ở đàn gà .................................................................................... 51
3.2.1. Tỷ lệ gà có triệu chứng/tổng số gà mắc bệnh ................................... 51
3.2.2. Biểu hiện bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử ............................... 53
3.3. Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn Cl. perfringens từ gà bệnh ..... 55
3.3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn ................................................................ 55
3.3.2. Xác định số lượng vi khuẩn trong 1 g phân gà. ............................... 56
3.3.3. Kết quả giám định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ............... 58
3.3.4. Kết quả định typ vi khuẩn Cl. perfringens bằng kỹ thuật PCR........ 59
3.4. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở gà ...................... 60
3.4.1. Kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng Cl. perfringens ... 61

3.4.2. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị................................................. 62
3.4.4. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh viêm ruột hoại tử cho gà ....... 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 68
1. Kết luận ...................................................................................................... 68
2. Đề nghị ....................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 70


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ARN:

Axit ribonucleic

bp:

base pair

CAMP:

Christie Atkins Munch - Petersen

CRD:

Chronic Respiratory Diseases

CW:


Clostridium welchii

ADN:

Axit deoxyribonucleic

E.coli:

Escherichia coli

ELISA:

Enzyme - Linked Immuno sorbent Assay

EYA:

Egg Yolk Agar

FCR:

Feed Conversion Rate

NE:

Necrotic Enteritis

PCR:

Polymerase Chain Reaction



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bệnh do vi khuẩn Clostridium gây ra ở người và động vật .............. 6
Bảng 1.2. Điều kiện nuôi cấy thích hợp của vi khuẩn Cl. perfringens .............. 7
Bảng 1.3. Các loại độc tố do vi khuẩn Cl. perfringens sản sinh ra
(Hatheway, 1990) [30]. ..................................................................... 9
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá độ mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn ............ 32
Bảng 2.2. Trình tự mồi của phản ứng Multiplex PCR dùng để xác định
gen mã hoá độc tố của các chủng Cl. perfringens........................... 34
Bảng 2.3. Thành phần các chất trong phản ứng Multiplex PCR dùng để
xác định gen mã hoá độc tố của các chủng Cl. perfringens ............ 35
Bảng 2.4. Chu kỳ nhiệt của phản ứng Multiplex PCR dùng để xác định
gen mã hoá độc tố của các chủng Cl. perfringens........................... 35
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc và chết do bệnh viêm ruột hoại tử theo tuổi gà .............. 38
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc và chết do bệnh viêm ruột hoại tử theo giống gà ........... 43
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc và chết do bệnh viêm ruột hoại tử ở các mùa trong năm ......46
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc và chết do bệnh viêm ruột hoại tử theo phương thức
chăn nuôi ......................................................................................... 49
Bảng 3.5. Tỷ lệ gà mắc và chết do bệnh viêm ruột hoại tử theo tính biệt ....... 50
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử.............. 51
Bảng 3.7. Bệnh tích của gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử ...................................... 54
Bảng 3.8. Kết quả phân lập vi khuẩn Cl. perfringens ...................................... 56
Bảng 3.9. Kết quả xác định vi khuẩn trong phân gà ........................................ 57
Bảng 3.10. Một số đặc tính sinh học của các chủng Cl. perfringens............... 58
Bảng 3.11. Kết quả xác định typ vi khuẩn Cl. perfringens bằng PCR ............ 59
Bảng 3.12. Kết quả xác định gen mã hóa độc tố của vi khuẩn
Cl. perfringens ............................................................................... 60
Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ ..................................................... 61

Bảng 3.14. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử cho
gà trên diện hẹp ................................................................................. 63
Bảng 3.15. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử cho
gà trên diện rộng ............................................................................... 65
Bảng 3.16. Ứng dụng phác đồ có hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm
ruột hoại tử cho gà tại trạm............................................................... 66


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình phân lập và giám định vi khuẩn Cl.
perfringens ....................................................................................... 28
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc và chết bệnh viêm ruột hoại tử theo tuổi gà ....... 41
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc và chết bệnh viêm ruột hoại tử theo giống gà .......... 45
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ mắc và chết do bệnh viêm ruột hoại tử theo mùa....... 47
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ mắc và chết do viêm ruột hoại tử ở gà theo
phương thức chăn nuôi..................................................................... 50


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho con người,
trong đó chăn nuôi gia cầm đóng góp một số lượng thực phẩm lớn do gia cầm
có khả năng sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn. Bên cạnh các giống gà
nội như gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo... trong những năm qua nước ta
đã nhập thêm một số giống gà có năng suất, chất lượng cao như gà Isa, Sasso
SA31L, Lương Phượng, Hubbard Redbro... Tuy nhiên, các giống gà nhập nội

đòi hỏi cao về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi gia cầm dẫn đến những
khó khăn về an toàn sinh học, vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong chăn
nuôi. Để chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả, người chăn nuôi phải nâng cao hơn
nữa chất lượng chăn nuôi, tăng cường khả năng phòng chống dịch bệnh. Dịch
bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi và ảnh
hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Trong số các bệnh do vi khuẩn gây thiệt hại
cho ngành chăn nuôi gia cầm có bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn
Clostridium perfringens (Cl. perfringens) gây nên.
Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà được Parish mô tả lần đầu tiên vào năm
1961, do vi khuẩn có tên là Clostridium welchii (hay Cl. perfringens) gây ra.
Sau đó, bệnh được phát hiện ở hầu hết các nước có nuôi gà Cl. perfringens là
trực khuẩn gram dương, yếm khí, sinh nha bào, có khả năng sản sinh độc tố.
Đến nay, đã xác định được chính xác 14 loại độc tố, có thể gây nên 25 loại
bệnh khác nhau, trong đó có bệnh viêm ruột hoại tử trên gà.
Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về vi khuẩn Cl.
perfringens và bệnh do vi khuẩn này gây nên, tuy nhiên các tác giả tập trung
nghiên cứu trên gia súc (trâu, bò, bê, nghé, dê, lợn), chưa có nghiên cứu nào
đầy đủ về tình hình bệnh do vi khuẩn Cl. perfringens gây ra trên đàn gà.


2

Theo Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy
(2012), viêm ruột hoại tử gây thiệt hại lớn cho sức khỏe của gia cầm. Thể
bệnh lâm sàng rất ngắn, gà chết nhanh; thường gặp ở gà broiler (2 - 5 tuần
tuổi) và gà tây (7 - 12 tuần tuổi), nhưng cũng có thể xảy ra ở gà hậu bị và gà
đẻ. Vi khuẩn Cl. perfringens cũng có thể gây bệnh cận lâm sàng ở ruột và gan
được gọi là: “Bệnh viêm ruột cận lâm sàng và bệnh viêm gan do Cl.
perfringens”.

Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên, nằm trên địa bàn xã Đắc Sơn,
Phổ Yên, Thái Nguyên. Những năm gần đây chúng tôi cũng đã gặp nhiều
trường hợp gà có những triệu chứng, bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử,
gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức sản xuất của đàn gia cầm của trạm.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
bệnh viêm ruột hoại tử ở đàn gà của trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên
(thuộc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương) và thử nghiệm phác đồ
điều trị bệnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định vai trò gây bệnh của trực khuẩn Cl. perfringens trên đàn gà.
- Xây dựng biện pháp phòng trị bệnh viêm ruột hoại tử do Cl.
perfringens cho đàn gà.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Đây là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về vi khuẩn Cl.
perfringens và bệnh viêm ruột hoại tử trên đàn gà nuôi tại trạm nghiên cứu
chăn nuôi gà Phổ Yên. Là cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp phòng trị
bệnh có hiệu quả, góp phần phát triển chăn nuôi gà theo phương thức chăn
nuôi công nghiệp ở các địa phương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Hệ thống vi sinh vật trong đường tiêu hoá của gà
Thông thường khi gà mới nở ra cho đến 24 giờ thì không có vi sinh vật
trong đường tiêu hoá, nhưng khi gà tiếp xúc với môi trường bên ngoài như thức
ăn, nước uống, không khí... thì vi sinh vật bắt đầu xâm nhập vào hệ tiêu hoá của gà.

Số lượng vi sinh vật như E. coli, cầu trực khuẩn và các vi sinh vật khác
tăng lên rất nhanh trong tá tràng và manh tràng. Vài giờ sau khi ăn đã tìm thấy
vi khuẩn Lactobacillus trong đường tiêu hoá, đến 3 ngày tuổi thì số lượng các
vi khuẩn này tăng lên rất nhanh.
Bình thường trong hệ tiêu hoá của gà có trạng thái cân bằng giữa vi
khuẩn có lợi và vi khuẩn gây bệnh, khi gặp các yếu tố bất lợi như stress (vận
chuyển, thay đổi thức ăn đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, gà đẻ đang ở giai
đoạn đẻ nhiều...) làm giảm sức đề kháng của cơ thể, phá vỡ sự cân bằng, các
vi khuẩn gây bệnh tăng nhanh về số lượng và độc lực và gây bệnh cho gà.
Ngoài yếu tố stress do tiểu khí hậu chuồng nuôi bị ô nhiễm nặng làm cho
mầm bệnh phát triển mạnh, thông qua thức ăn, nước uống, không khí... vào
đường tiêu hoá của gà và gây bệnh, môi trường bị ô nhiễm cũng làm cho nồng
độ các khí độc NH3 và H2S tăng cao trong thời gian dài, làm sức đề kháng cơ
thể gà giảm, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại gây bệnh.
Khí Amoniac sinh ra do sự biến đổi của axit uric có trong phân gà dưới
sự tác động của vi khuẩn Bacteria trong vật liệu lót nền, nồng độ khí amoniac
lớn hơn 20 ppm có thể kích thích niêm mạc phế quản của gà và dễ gây ra:


4

- Bệnh đường hô hấp như: ND, CRD, IB...
- Tạo cho E. coli tăng lên tới mức gây viêm túi khí.
- Gà chậm lớn, chỉ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tăng.
- Viêm mắt gà.
Nồng độ Amoniac và H2S cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu kỹ thuật
cũng như chỉ tiêu kinh tế của gà đẻ. Từ những nguyên nhân gây dẫn đến hiện
tượng loạn khuẩn ở đường ruột gà, dẫn đến ỉa chảy.
Các biện pháp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh:
- Vệ sinh môi trường nuôi sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, kín về mùa đông,

tránh gió lùa, vệ sinh thức ăn nước uống, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
- Không thay đổi khẩu phần ăn và phương thức cho ăn đột ngột.
- Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách thường xuyên bổ sung các
vitamin, axit amin, khoáng... cần thiết phù hợp.
- Sử dụng kháng sinh để điều trị.
- Tăng cường tiêu hoá bằng cách bổ sung các men có chứa các enzym
tiêu hoá hoặc các men vi sinh có chứa Lactobacillus.
- Sử dụng một số chế phẩm sinh học có lợi cho đường tiêu hoá, ức chế vi
khuẩn gây bệnh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu cho vi khuẩn có lợi phát triển.
1.1.2. Một số đặc tính của vi khuẩn Clostridium perfringens và bệnh do vi
khuẩn này gây ra
1.1.2.1. Giới thiệu chung về giống Clostridium
Giống Clostridium gồm những trực khuẩn yếm khí, bắt màu gram
dương, có kích thước 0,3 - 1,3 x 3 - 10 μm (Quinn và cs, 1999) [36]. Vi khuẩn
có khả năng hình thành nha bào và nha bào thường lớn hơn bề ngang của vi
khuẩn. Chỉ riêng loài Cl. spiroform có hình hơi cong hoặc hình xoắn ốc, còn


5

tất cả các loài gây bệnh trong giống Clostridium đều có dạng trực khuẩn
thẳng. Vi khuẩn sau khi hình thành nha bào hoặc trong canh trùng nuôi cấy
lâu thường có xu hướng khó bắt màu. Trong khi hầu hết các loài trong giống
Clostridium đều có khả năng di động nhờ lông rung thì Cl. perfringens là loài
duy nhất không di động, có hình thành giáp mô, có khả năng hình thành nha
bào trong môi trường trung tính hoặc kiềm, kích thước nha bào lớn hơn chiều
ngang thân vi khuẩn nên thường làm biến dạng vi khuẩn, thường nằm ở giữa
hoặc gần ở 1 đầu (Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan
Hương, 2001) [18]. Trong thực tế nha bào của 1 số chủng có sức đề kháng cao
với nhiệt độ, đun sôi ở 100oC trong vòng hơn 1 giờ mới bị vô hoạt (Nguyễn

Vĩnh Phước, 1976) [12].
Vi khuẩn Clostridium có khả năng lên men đường, phản ứng oxidase và
catalase âm tính. Yêu cầu mức độ yếm khí tuyệt đối thay đổi tuỳ theo loài,
nhưng hầu hết đều thích hợp phát triển trong điều kiện môi trường có 2 - 10%
CO2, pH gần trung tính và nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 37oC. Các môi
trường nuôi cấy vi khuẩn Clostridium thường được bổ sung amino acid,
carbohydrate, vitamin và máu hoặc huyết thanh.
Vi khuẩn Clostridium phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới, thường có
mặt trong đất, nước và cát; một số loài hoặc một số chủng chỉ có ở các vùng
địa lý nhất định. Nhiều loài gây bệnh tồn tại trong đường tiêu hoá của người
và động vật, chúng thường gây nhiễm trùng từ bên trong. Các loài khác phân
bố trong đất và gây nhiễm trùng từ ngoài qua các vết thương hoặc qua đường
tiêu hoá. Hiện đã có trên 40 loài Clostridium được công bố là nguyên nhân
gây ra nhiều bệnh ở người, gia súc và gia cầm. Đã tóm tắt các bệnh do vi
khuẩn Clostridium gây ra trong bảng 1.1 (Quinn và cs, 1999) [36]:


6

Bảng 1.1. Bệnh do vi khuẩn Clostridium gây ra ở người và động vật
Vi khuẩn Clostridium

Loài vật mắc bệnh

Tên bệnh

CLOSTRIDIUM GÂY ĐỘC TỐ THẦN KINH
Clostridium tetani

Ngựa, loài nhai lại và các động vật

khác

Clostridium botulinum (typ
Nhiều loài động vật và người
A - F)
Clostridium argentinense (C.
Người (Argentina)
botulinum typ G)
CLOSTRIDIUM GÂY ĐỘC MÔ BÀO
Clostridium chauvoei
Bò, cừu (lợn)
Bò, cừu và lợn
Clostridium septicum
Cừu
Gia cầm
Clostridium novyi
Cừu
typ A
Bò và cừu
typ B
Cừu, (bò)
typ C
Trâu
Clostridium haemolyticum
Bò, (cừu)
(C. novyi typ D)
Clostridium sordellii
Bò, cừu, ngựa
Clostridium colinum
Chim cảnh, gà con và gà tây

BỆNH NHIỄM ĐỘC TỐ RUỘT HUYẾT
Clostridium perfringens
Người
typ A
Cừu

Uốn ván (Tetanus)
Trúng độc thịt
Trúng độc thịt
Ung khí thán (blackleg)
Phù thũng ác tính
Braxy
Chứng viêm da hoại tử
Chứng Cừu con đầu to
Hoại thư sinh hơi
Bệnh đen (Viêm gan hoại tử)
Viêm tuỷ xương
Chứng đái ra huyết sắc tố
Hoại thư sinh hơi
Viêm loét ruột

Trúng độc thức ăn, hoại thư sinh hơi
Chứng vàng da do nhiễm độc tố
ruột huyết
Cừu (dưới 3 tuần tuổi)
Bệnh lỵ
typ B
Bê non và ngựa non
Nhiễm độc tố ruột huyết
Cừu trưởng thành

Run cơ
typ C
Lợn choai, cừu, bê, ngựa con
Nhiễm độc tố ruột huyết

Viêm ruột hoại tử
typ D
Cừu (trừ con sơ sinh), dê, bê
Bệnh nhũn thận
typ E
Bê và cừu (ít gặp)
Nhiễm độc tố ruột huyết
BỆNH DO CLOSTRIDIUM GÂY RA SAU KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Thỏ
Viêm ruột có màng nhày
Clostridium spiroform
Thỏ và chuột lang
Tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh
Ngựa con và lợn
Viêm ruột non
Viêm ruột non do sử dụng kháng
Người, chuột hamster, thỏ, chuột lang
sinh
Clostridium difficile
Chó, ngựa con, lợn, động vật thí nghiệm Tiêu chảy


7

1.1.2.2. Vi khuẩn Clostridium perfringens

Clostridium perfingens (Cl. perfingens) còn có tên là Clostridium welchii
được Welch và Natan phân lập từ năm 1892 trong tổ chức của xác người chết
(Nguyễn Lân Dũng và cs, 1998) [1].Với tên gọi lúc đầu là Bacillus
aerogenescapsulatus. Sau này, vi khuẩn được đổi tên thành Bacillus enteritidis
sporogenes, Bacillus perfringens, Bacterium welchii và Clostridium welchii.
Mặc dù tên gọi không chính thức là C. welchii, nhưng được sử dụng từ năm
1939 và hiện nay vẫn có thể tìm thấy trong cách viết của người Anh. Từ năm
1980, tên khoa học chính thức của vi khuẩn là Clostridium perfringens (Cl.
perfringens) (Hatheway, 1990) [30]. Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong đường
tiêu hoá của người và gia súc, môi trường (đất, nước, phân, thức ăn...) và là
nguyên nhân gây nhiều bệnh như hoại thư sinh hơi, ngộ độc thực phẩm, bệnh
nhiễm độc tố ruột huyết, viêm ruột hoại tử và hội chứng đột tử.
* Hình thái và tính chất nuôi cấy
Cl. perfringens là vi khuẩn yếm khí triệt để, mọc tốt trên các môi trường
yếm khí thông thường, nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp là 7,2 - 7.6
(Lê Thị Thiều Hoa, 1991) [7].
Vi khuẩn không di động, hình thành giáp mô trong mô bào; là trực khuẩn
to, thẳng, hai đầu tròn, đứng riêng lẻ hoặc thành đôi, có kích thước từ 0,6 - 0,8
x 2 - 4 μm, bắt màu gram dương (Quinn và cs, 1999) [36]. Một số điều kiện
nuôi cấy thích hợp của vi khuẩn này được tóm tắt trong bảng 1.2 (dẫn theo
Annamari Heikinheimo, 2008) [23].
Bảng 1.2. Điều kiện nuôi cấy thích hợp của vi khuẩn Cl. perfringens
Điều kiện nuôi cấy

Tối thiểu

Thích hợp

Tối đa


Nhiệt độ (oC)

10 - 12

43 - 47

50 - 55

pH

5,0 - 5,5

6,0 - 7,2

8,0 - 9,0

NaCl (%)

-

5,0 - 8,0

-

NaNO3 (ppm)

-

60 - 2560


-

aw (water activity)

0,93

0,95 - 0,96

0,97


8

Khi nuôi cấy trên các môi trường, tính chất mọc của vi khuẩn có đặc điểm:
- Môi trường nước thịt gan yếm khí: sau 24 giờ nuôi cấy trong điều kiện
yếm khí ở 37oC, vi khuẩn phát triển mạnh, làm đục môi trường và sinh hơi.
- Môi trường thạch máu trong điều kiện yếm khí ở 37oC: sau khi nuôi
cấy Cl. perfringens từ 18 - 24 giờ, lấy đĩa ra khỏi tủ ấm và để ở nhiệt độ
phòng trong 2 giờ để có thể quan sát đầy đủ đặc tính dung huyết của vi khuẩn.
Hình thái đặc trưng của vi khuẩn Cl. perfringens trên môi trường thạch máu là
hình thành các khuẩn lạc tròn, trơn bóng, lấp lánh, mờ đục, có vùng dung
huyết đôi đặc trưng (quan sát rõ hơn khi dùng máu cừu hoặc thỏ).
- Môi trường thạch lòng đỏ trứng (Egg Yolk Agar - EYA): vi khuẩn Cl.
perfringens với hoạt tính của men lecithinase sẽ tạo thành một vùng trắng đục
xung quanh khuẩn lạc do men này tác động lên chất lecithin có trong môi
trường. Những chủng vi khuẩn Cl. perfringens sản sinh men lipase sẽ tạo nên
một lớp sáng như ngọc trai hoặc óng ánh nhiều màu xung quanh khuẩn lạc;
trong một số trường hợp còn lan ra cả phần thạch ở xung quanh.
- Môi trường Litmus milk: Litmus milk là môi trường dùng để giữ và
nuôi cấy vi khuẩn sinh acid lactic. Đây là môi trường đặc biệt dùng để xác

định một số đặc tính của vi khuẩn: lên men đường lactose, phân giải casein và
đông vón casein. Chất chỉ thị pH là Litmus được bổ sung vào môi trường.
Sữa có đường lactose và 3 loại protein chính: casein, lactalbumin và
lactoglobulin. Vi khuẩn Cl. perfringens có khả năng lên men đường lactose
trong môi trường, sinh acid làm đông vón casein, màu môi trường chuyển
sang màu hồng. Khi sinh hơi, cục đông vón sẽ bị tan ra.
* Độc tố của vi khuẩn Cl. perfringens
Qua nghiên cứu, người ta xác định được Cl. perfringens có khả năng sản
sinh ra nhiều độc tố và các enzim. Mỗi loại độc tố do chúng sinh ra có vai trò
xác định các chủng gây bệnh của Cl. Perfringens (Bormann et al, 2002) [24],
(Cadman, 1994), (Garmory, 2000) [25] [28].


9

Đến nay, người ta đã xác định được chính xác 14 loại độc tố của vi
khuẩn có thể gây nên 25 loại bệnh khác nhau (Bảng 1.3) (Hatheway, 1990)
[30]. Có bốn loại độc tố chính thường gặp phổ biến nhất là alpha (α, cpa),
beta (β, cpb), epsilon (ε, etx) và iota (ι, iA).
Bảng 1.3. Các loại độc tố do vi khuẩn Cl. perfringens sản sinh ra
(Hatheway, 1990) [30].
Độc tố

Hoạt tính sinh học

Độc tố chính (gây chết)
Gây chết, hoạt tính men lecithinase
Alpha
(phospholipase C)
Gây chết, hoại tử, không bền với

Beta
trypsin
Epsilon
Gây chết, hoạt hoá bởi trypsin
Iota
Gây chết, hoạt hoá bởi trypsin
Độc tố phụ
Gamma
Chưa xác định rõ
Delta
Gây dung huyết
Eta
Chưa xác định rõ
Gây dung huyết (không bền với
Theta
oxy), dung giải tế bào
Kappa
Collagenase, gelatinase
Lambda
Protease
Mu
Hyaluronidase
Nu
Dnase
Neuraminidas N-Acetylneuraminic acid
e
glycohydrolase
Độc tố khác
Độc tố ruột
Gây độc ruột, độc tế bào


A

Typ vi khuẩn
B C D E

+

+

+

+

+

-

+

+

-

-

-

+
-


-

+
-

+

±

±
±
-

±
+
-

-

-

±

+

+

+


+

+
±
±

+
+
±
+

+
±
+

+
+
±
±

+
+
±
±

+

+

+


+

+

+

NT

+

+

NT

Ghi chú: (+): sản sinh bởi tất cả các chủng; (±): sản sinh bởi một số
chủng; (-): không chủng nào sản sinh độc tố; (NT): chưa nghiên cứu đầy đủ
với các chủng sản sinh độc tố


10

- Độc tố Alpha (α toxin): có bản chất là một lecithinase (phospholipase
C), tấn công vào màng tế bào, làm cho tế bào bị phá huỷ và chết. Độc tố α là
độc tố gây chết, hoại tử (được coi là nguyên nhân gây hoại tử cơ trong bệnh
hoại thư sinh hơi), có khả năng dung huyết, ảnh hưởng đến chức năng tim
(gây giảm huyết áp và rối loạn nhịp tim làm cho con vật bị shock). Độc tố α
có kích thước phân tử 43 kDa, được mã hoá bởi gen plc (hay cpa) gồm 399
axit amin, điểm đẳng điện pH 5,4 (Jolivet - Reynaud và cs, 1988) [32]. Độc tố
α được sản sinh bởi tất cả các typ Cl. perfringens, hình thành vùng dung huyết

không hoàn toàn khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu.
- Độc tố Beta (β toxin) (còn được gọi là độc tố β-1): là một trong số 4
độc tố chính có khả năng gây chết và hoại tử được sản sinh bởi vi khuẩn Cl.
perfringens typ B và C. Bằng thực nghiệm, người ta đã chứng minh được độc
tố β là nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử xuất huyết. Độc tố β có kích thước
phân tử 40 kDa, được mã hoá bởi gen cpb, điểm đẳng điện pH 5,6 (Sakurai và
Fujii, 1987) [38] Các thông số của độc tố β gần giống với các thông số của
độc tố α nên việc phân biệt và tách riêng hai độc tố này rất khó. Độc tố β bị
phá huỷ bởi trypsin; điều này giải thích tại sao con non dễ mắc bệnh do typ B
và typ C vì trong sữa đầu có anti - trypsin (làm vô hoạt trypsin của dịch tụy)
khiến cho độc tố không bị phá huỷ và gây nên bệnh.
Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến vai trò gây bệnh của độc tố β-2
có kích thước phân tử 28 kDa, điểm đẳng điện pH từ 5,2 - 5,4; được mã hoá
bởi gen cpb2 và phát hiện lần đầu tiên năm 1997 từ chủng Cl. perfringens
CWC245 thuộc typ C gây bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con (Gibert và
cs,1997) [29]. Tất cả 5 typ Cl. perfringens đều có khả năng sản sinh độc tố
này. Cũng giống như độc tố β, độc tố β-2 gây hoại tử, xuất huyết. Vai trò gây
bệnh của độc tố β-2 tuy chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng chắc chắn sự xuất
hiện của độc tố sẽ khiến cho bệnh tích của bệnh thêm trầm trọng; đó có thể do
hậu quả của sự kết hợp gây bệnh giữa hai độc tố α và β-2 (Ceci và cs, 2006) [26].


11

- Độc tố Epsilon (ε toxin): do vi khuẩn Cl. perfringens typ B và D sản sinh
ra, là một protein kích thước phân tử 34,25 kDa, được mã hoá bởi gene tx, gồm
311 axit amin (trích theo Hatheway, 1990) [30]. Độc tố ε được hình thành là
một tiền độc tố (prototoxin) tương đối không độc và được hoạt hoá bởi các
protease. Khi xử lý độc tố ε của Cl. perfringens với protease (ví dụ trypsin,
chymotrypsin), sẽ cắt đứt liên kết peptit tại đầu carboxyl và amino, khiến cho

độc tố được hoạt hoá (tuy nhiên, người ta cho rằng việc cắt bỏ peptit đầu
carboxyl có vai trò chính cho sự hoạt hoá độc tố (Minami và cs, 1997) [34]
Độc tố ε tác động trước tiên đến hệ tiêu hoá làm tăng tính thấm thành
mạch, khiến cho sự hấp thu độc tố vào máu tốt hơn. Sau khi xâm nhập vào hệ
thống tuần hoàn, độc tố tác động làm thận bị sưng, sung huyết; phổi bị phù
thũng; màng bao tim có nhiều dịch; ngoài ra còn gây tổn thương hệ thần kinh
trung ương.
- Độc tố Iota (ι toxin): độc tố được phát hiện lần đầu tiên từ một con bê
bị chết sau 12 giờ có biểu hiện viêm ruột và trúng độc. Độc tố ι không chỉ
được sản sinh bởi Cl. perfringens typ E mà còn do Cl. spiroforme và Cl.
difficile. Cấu trúc của độc tố gồm hai tiểu phần protein độc lập gắn với nhau
bởi liên kết đồng hoá trị hoặc cầu nối disulfide: một là tiểu phần kết gắn
(iotab - Ib) và tiểu phần kia mang hoạt tính men ADP - ribosylase (iota a - Ia).
Cả hai tiểu phần này đều cần cho hoạt tính sinh học của độc tố. Tiểu phần Ia
được mã hoá bởi gen iap, kích thước phân tử 47,5 kDa, điểm đẳng điện pH
5,2; tiểu phần Ib được mã hoá bởi gen ibp, kích thước phân tử ~ 100 kDa,
điểm đẳng điện pH 4,2 (Stiles và Wilkins, 1986) [40].
- Độc tố ruột (enterotoxin): độc tố ruột của Cl. perfringens là một protein
được mã hoá bởi gen cpe, kích thước phân tử 35 kDa, gồm 309 axit amin,
điểm đẳng điện pH 4,3 (Richardson và Granum, 1985) [37]. Độc tố ruột của
Cl. perfringens ( Cl. perfringens enterotoxin - CPE) chỉ được sản sinh trong
quá trình vi khuẩn hình thành nha bào. Hoạt tính của độc tố ruột sẽ tăng lên
gấp 3 lần nếu như được xử lý với trypsin.


12

Độc tố ruột được sản sinh nhiều nhất ở các chủng Cl. perfringens typ
A; ngoài ra còn có các chủng typ C và typ D. Chỉ một số ít các chủng thuộc
typ B và E có khả năng sản sinh độc tố ruột, còn hầu hết âm tính (Mc

Donel,1980) [33]. Cơ chế tác động của độc tố ruột có liên quan đến sự kết
gắn của độc tố với các receptor trên bề mặt tế bào biểu mô ruột. Sự gắn kết
này giúp cho phân tử độc tố gắn vào màng tế bào (nhưng không xâm nhập
vào tế bào). Sự thay đổi các ion sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và sinh
tổng hợp của tế bào. Nồng độ ion Ca2+ nội bào tăng lên, làm cho tính thấm
thành mạch tăng, nước và các ion khác thoát ra gây ỉa chảy, (Hồ Văn Nam
và cs, 1997) [14].
- Các độc tố phụ của Cl. perfringens:
+ Độc tố Delta (δ toxin): là độc tố dung huyết sản sinh bởi các chủng Cl.
perfringens typ B và C. Kích thước phân tử 42 kDa, điểm đẳng điện pH = 9,1.
Độc tố có khả năng dung huyết mạnh hồng cầu cừu, dê và lợn; hầu như không
gây dung huyết hồng cầu người, ngựa, thỏ, chuột và các loài động vật có vú
khác (Alouf và Jolivet - Reynaud, 1981) [21].
+ Độc tố Theta (θ toxin): hay còn gọi là perfringolysin O, là một độc tố
dung giải tế bào phụ thuộc cholesterol (cholesterol - dependent cytolysin),
được mã hoá bởi gen pfoA, kích thước phân tử 51 kda. Các nhà khoa học đã
chứng minh được khả năng của độc tố này gây nên một vùng dung huyết dạng
β xung quanh khuẩn lạc khi nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường thạch máu
(Hatheway, 1990) [30]. Độc tố θ gây chết chuột, thông thường có LD50
khoảng 1 μg/chuột. Nguyên nhân gây chết có thể được giải thích là do suy tim
vì độc tố có khả năng sản sinh ra các chất như yếu tố đông máu (Stevens và
cs,1988) [39]. Đồng thời, người ta cũng chứng minh được độc tố này là
nguyên nhân gây tắc mạch, đông máu, giảm oxy mô bào.
+ Neuraminidase: được coi là yếu tố gây bệnh của nhiều loại vi sinh
vật. Kích thước phân tử của độc tố neuraminidase là 64 kDa, điểm đẳng
điện pH dao động từ 4,7 - 5,4. Độc tố có tác dụng gây ngưng kết hồng cầu,


13


làm tăng độ nhớt của máu, dẫn đến đông máu trong mao mạch (Mainil và
cs, 2006) [31].
+ Ngoài các độc tố đã trình bày ở trên, Cl. perfringens còn có khả năng
sản sinh ra một số loại độc tố khác như: lamda-toxin (protease, do gen làm mã
hoá); kappa - toxin (collagenase, do gen col A mã hoá); mu-toxin
(hyaluronidase, do gen nag mã hoá); các độc tố nu-toxin, eta-toxin, phi-toxin
và urease... (Frey và Vilei, 2002) [27]. Gần đây nhất, nhóm các nhà khoa học
Nhật Bản đã tìm ra độc tố TpeL (toxin Cl. perfringens large cytotoxin) do Cl.
perfringens typ C sản sinh ra (Amimoto và cs, 2007) [22].
* Các typ của vi khuẩn Cl. perfringens

Năm 1931, Wilson căn cứ vào khả năng trung hoà trên chuột của
huyết thanh kháng độc tố với độc tố có trong chất lọc canh trùng nuôi cấy
vi khuẩn, đã chia Cl. perfringens thành 4 typ (toxino typ) A, B, C và D
(dẫn theo Hatheway, 1990) [30], trong đó:
Kháng huyết thanh typ A chỉ trung hoà độc tố typ A
Kháng huyết thanh typ B trung hoà độc tố cả 4 typ A, B, C và D
Kháng huyết thanh typ C chỉ trung hoà độc tố typ A, B và C. Theo Trần
Thị Hạnh và cs (1996) [3] các trường hợp gây viêm ruột hoại tử trên hươu,
nai ở nước ta chủ yếu là do Cl. perfringens typ C gây ra.
Kháng huyết thanh typ D trung hoà độc tố typ A và D
Năm 1943, typ thứ 5 (typ E) được Bosworth phát hiện khi chủng vi
khuẩn phân lập từ bê sản sinh độc tố có khả năng gây chết nhưng không bị
trung hoà bởi kháng độc tố của cả 4 typ trên. Kháng huyết thanh typ E có khả
năng trung hoà độc tố typ A nhưng không trung hoà độc tố của typ B, C và D.
Ông đã đề nghị gọi độc tố do typ E sản sinh là iota (dẫn theo Hatheway,
1990) [30].
Typ F (được coi là subtyp của typ C) cũng đã được xác định từ chủng vi
khuẩn phân lập tại Đức từ một vụ dịch viêm ruột hoại tử ở người. Vi khuẩn
này sản sinh độc tố α và β; do đó về căn bản có thể xếp loại vào typ C; tuy



14

nhiên khác các chủng vi khuẩn thuộc typ C ở đặc tính không bền với nhiệt
(Vance, 1967) [41] và không sản sinh 3 loại độc tố phụ (delta, theta và
kappa). Sự khác biệt này không thể giải thích được và do vậy cũng không
được sử dụng để xác định một chủng mới (dẫn theo Hatheway, 1990) [30].
1.1.3. Hiểu biết về bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Cl. perfringens gây ra
Viêm ruột hoại tử là một bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện kế phát sau
các bệnh nguyên phát hoặc stress do vi khuẩn gram dương Cl. perfringens gây nên.
Bệnh có tên khoa học: Tiếng Anh là Necrotic Enteritis (NE), tiếng La
tinh là Enteritis Necroficans (EN). Bệnh có thể xuất hiện ở gà với mọi lứa tuổi
nhưng thường gặp ở gà sau 3 tuần tuổi trở lên.
Bệnh gây thất thoát khoảng 4 - 8% số đầu con, giảm khả năng tăng
trọng, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cao...
1.1.3.1. Dịch tễ bệnh NE
Vi khuẩn Cl. perfringens là một loại vi khuẩn yếm khí sống trong đường
ruột và ít gây bệnh cho gà, nếu không có các yếu tố thúc đẩy.
Các yếu tố nguy cơ stress có hại làm thay đổi môi sinh trong đường ruột
như cầu trùng, giun sán, rối loạn tiêu hoá do gà quá đói, quá khát, thay đổi đột
ngột nguồn thức ăn, nước uống, thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, mật độ gà quá
cao, chuồng trại ẩm ướt, chất độn chuồng không sạch không khô, cắt
mỏ,chuyển chuồng san đàn, tiêm phòng... rất có lợi cho Clostridium phát triển
và gây bệnh. Trong các trường hợp này bệnh chỉ phát ra ở dạng lẻ tẻ.
Nguy hiểm hơn là một số chủng Cl. perfringens có độc lực lớn sống và ô
nhiễm môi trường bên ngoài chuồng nuôi, khi dùng các dụng cụ thiết bị, con
người... vì lý do nào đó mang mầm bệnh vào đàn gà thì bệnh xảy ra với quy
mô lớn và bao giờ cũng ở dạng cấp tính.
1.1.3.2. Phương thức truyền lây

Cl. perfringens có thể tìm thấy trong phân, đất, bụi, rác, chất độn
chuồng, chất chứa đường ruột. Trong nhiều vụ dịch viêm ruột hoại tử, thức ăn
và chất thải nhiễm mầm bệnh là nguyên nhân làm lây lan bệnh.


15

1.1.3.3. Cơ chế gây bệnh
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens có
thể phân lập từ chất chứa trong đường tiêu hóa của gà bình thường là khác
nhau. Một số nghiên cứu cho rằng Cl. perfringens là vi khuẩn yếm khí bắt
buộc chủ yếu trong đường tiêu hóa của gà, trong khi đó các nghiên cứu khác
chỉ ra rằng vi khuẩn chỉ chiếm một số lẻ tẻ và ít trong ruột non của gà bình
thường từ khi mới nở tới 5 tháng tuổi.
Việc điều chỉnh chế độ ăn có thể ảnh hưởng tới số lượng vi khuẩn Cl.
perfringens trong đường tiêu hóa và sự xuất hiện bệnh đường tiêu hóa do
clostridium ở gà có thể được thúc đẩy bởi bản chất của khẩu phần ăn. Khẩu
phần ăn có hàm lượng bột cá, bột mì hoặc bột lúa mạch đen có thể làm cho
bệnh viêm ruột hoại tử xảy ra và trầm trọng; nhưng khi khẩu phần ăn của gà
được bổ sung thêm chất xơ và các hợp chất carbohydrate, bệnh tích của bệnh
viêm ruột hoại tử giảm đi. Các báo cáo khác cũng chỉ ra rằng các yếu tố khẩu
phần thức ăn có thể làm tăng lượng vi khuẩn Cl. perfringens ở trong phân.
Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa cũng là một yếu tố thúc đẩy bệnh
viêm ruột hoại tử xảy ra. Ngoài ra nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử có
thể gồm các yếu tố như chất độn chuồng nhiều chất xơ, các chủng cầu trùng
khác nhau cùng với lượng vi khuẩn Cl. perfringens trong đường tiêu hóa cao
hơn bình thường hoặc trong điều kiện mầm bệnh vẫn còn lưu cữu ngoài môi
trường, thức ăn nhiễm mầm bệnh. Khi hàm lượng các loại nguyên liệu trong
thức ăn không cân đối cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm ruột
hoại tử xảy ra.

1.1.3.4. Triệu chứng bệnh NE
- Bệnh thường phát ra ở thể cấp tính hoặc quá cấp tính.
- Những gà bị bệnh như cầu trùng, giun, sán hoặc căn nguyên đưa từ môi
trường bên ngoài vào... bệnh diễn biến rất nhanh, gà chết trong vòng 1 giờ và
nhiều trường hợp các cán bộ kỹ thuật bỏ qua bệnh NE và cho đó là gà chết do
cầu trùng hoặc tụ huyết trùng.


×