Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân tích danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 của cơ sở y tế nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 117 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG TÀI

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC TRÚNG
THẦU NĂM 2015 CỦA SỞ Y TẾ NGHỆ AN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG TÀI

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC TRÚNG
THẦU NĂM 2015 CỦA SỞ Y TẾ NGHỆ AN
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số


liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Người thực hiện

Nguyễn Trọng Tài


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và có
hiệu quả của rất nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau Đại học, các Thầy, các Cô Bộ môn Quản lý và kinh tế
dược của Trường Đại học Dược Hà Nội đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình triển khai đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
cô giáo đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, các bạn đồng
nghiệp và những người thân đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó
khăn, trở ngại để tôi có yên tâm học tập, vững vàng trong suốt thời gian hoàn
thành luận văn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp và
gián tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Người thực hiện

Nguyễn Trọng Tài



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương I. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2
1.1. Tổng quan mua thuốc tập trung và mua thuốc tập trung cấp địa phương. ...... 2
1.1.1 Mua sắm tập trung. ........................................................................................ 2
1.1.2 Mua thuốc tập trung: ..................................................................................... 3
1.1.3 Mua thuốc tập trung cấp địa phương. ........................................................... 3
1.2. Danh mu ̣c thuốc trúng thầu trong đấu thầu tập trung cấp địa phương. ........... 9
1.2.1 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm dược lý. ................................................ 9
1.2.2. Cơ cấ u thuố c theo Gói thầ u và nhóm tiêu chí kỹ thuật: ............................. 10
1.2.3. Cơ cấu thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước. ............................ 11
1.3. Danh mu ̣c thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh............................... 12
1.3.1. Tỷ lệ giá trị thuốc sử dụng/ giá trị thuốc trúng thầu. ................................. 12
1.3..2. Sử dụng thuốc sản xuất trong nước. .......................................................... 13
1.3.3. Các nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn. ..................................................... 14
1.3.4. Cơ cấu sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần ............................ 16
1.3.5. Cơ cấu đường dùng thuốc trong danh mục thuố c sử dụng. ....................... 17
1.4. Vài nét về Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hê ̣ thố ng y tế của tỉnh Nghệ
An và công tác đấ u thầ u cung ứng thuố c ta ̣i tỉnh Nghê ̣ An. ................................. 18
1.4.1.Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An ........................................................... 18
1.4.2 Hê ̣ thố ng y tế tin
̉ h Nghê ̣ An. ......................................................................... 18
1.4.3 Công tác tổ chức đấ u thầ u cung ứng thuố c cho các cơ sở khám chữa bê ̣nh
công lập trên đi ̣a bàn tin
̉ h Nghê ̣ An. ..................................................................... 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 23

2.3.1 Các biến số nghiên cứu ................................................................................ 23


2.3.2. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu, cách thức xử lý và phân tích dữ liệu .......... 25
2.3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 25
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu......................................................... 28
2. 4.1. Xử lý số liệu ............................................................................................... 28
2.4.2. Phân tích số liệu ......................................................................................... 28
2.4.3.Cách tính các kết quả: ................................................................................. 29
Chuơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 37
3.1 Phân tích cơ cấu Danh mu ̣c thuốc trúng thầu của các cơ sở khám chữa bệnh
trong kết quả đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Nghệ An năm 2015. ....................... 37
3.1.1.Cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý.............................................................. 37
3.1.2.Cơ cấu thuốc tân dược theo phân hạng bệnh viện được sử dụng ............... 39
3.1.3. Cơ cấ u thuố c theo Gói thầ u và nhóm tiêu chí kỹ thuật. ............................. 40
3.1.4.Cơ cấu nguồn gốc, xuất xứ thuốc trúng thầu. ............................................. 41
3.1.5.Cơ cấu thuốc theo đường dùng.................................................................... 43
3.1.6.Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc ............... 43
3.1.7.Cơ cấu thuốc phải hội chẩn ......................................................................... 44
3.1.8 Cơ cấu thuốc theo thành phần ..................................................................... 45
3.2. So sánh cơ cấu Danh mu ̣c sử dụng với Danh mu ̣c thuốc trúng thầu. ............ 46
3.2.1 Tỷ lệ thuốc sử dụng so với kết quả trúng thầu. ............................................ 46
3.2.2.Tỷ lệ % mặt hàng thuốc dự trù nhưng không sử dụng. ............................... 49
3.2.3. Cơ cấ u danh mục mặt hàng không sử dụng. .............................................. 53
3.2.4. Tỷ lệ % danh mục, số đơn vi ̣, giá trị những mặt hàng sử dụng vượt Số
lượng quy định so với kế t quả trúng thầ u. ............................................................ 55
3.2.5. Cơ cấ u danh mục thuố c sử dụng vượt quá số lượng. .............................. 58
3.2.6 Tỷ lệ sử dụng những mặt hàng thuố c thiế t yế u ............................................ 59
3.2.7 Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước .................................................... 62

3.2.8. Tỷ lê ̣ sử dụng của các nhóm dược lý có giá tri ̣ sử dụng lớn....................... 65
3.2.9. Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh .................................................................. 65


Chương 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 69
4.1 Cơ cấu Danh mu ̣c thuốc trúng thầu ................................................................ 69
4.1.1 Cơ cấu thuốc theo nhóm dược lý: ................................................................ 69
4.1.2 Cơ cấu thuốc theo phân hạng bệnh viện được sử dụng. ............................. 72
4.1.3. Cơ cấ u thuố c theo Gói thầ u và nhóm tiêu chí kỹ thuật. ............................. 72
4.1.4.Cơ cấu nguồn gốc, xuất xứ thuốc trúng thầu. ............................................. 74
4.1.5.Cơ cấu thuốc theo đường dùng.................................................................... 76
4.1.6.Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. .............. 77
4.1.7.Cơ cấu thuốc phải hội chẩn:........................................................................ 77
4.1.8 Cơ cấu thuốc theo thành phần ..................................................................... 77
4.2. So sánh cơ cấu Danh mu ̣c sử dụng với Danh mu ̣c thuốc trúng thầu. ............ 77
4.2.1 Tỷ lệ % giá trị, Số lượng thuốc sử dụng so với kết quả trúng thầu. ............ 77
4.2.2.Tỷ lệ % mặt hàng thuốc trúng thầu nhưng không sử dụng. ........................ 80
4.2.3. Cơ cấ u danh mục thuố c trúng thầ u không sử dụng. ................................... 82
4.2.4. Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi ̣, giá trị những mặt hàng sử dụng quá Số
lượng quy định. ..................................................................................................... 82
4.2.5. Cơ cấ u danh mục thuố c sử dụng vượt quá số lượng quy đi ̣nh. .................. 84
4.2.6. Tỷ lệ sử dụng những mặt hàng thuố c thiế t yế u ........................................... 84
4.2.7. Tỷ lệ sử dụng những mặt hàng thuố c sản xuất trong nước: ....................... 86
4.2.8. Tỷ lê ̣ sử dụng của các nhóm dược lý có giá tri ̣ sử dụng lớn....................... 87
4.2.9. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh: ........................................................................... 88
4.3 Hạn chế của luận văn: .................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 90
1. Cơ cáu thuốc trúng thầu. ................................................................................... 90
2. Kết quả sử dụng thuốc. ..................................................................................... 91
KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 93



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BHXH
BHYT
BTC
BV
BYT
CP
EMA
GT
ICH

KM
KQTH
MBV
MHH

PIC/S
QH
TT
TTY
UNICEF

WHO

Tiếng Anh


European Medicines
Agency

Tiếng Việt
Bảo hiể m xã hội
Bảo hiêm y tế
Bộ Tài chính
Bệnh viện
Bộ Y tế
Chính Phủ
Cơ quan quản lý dược Châu Âu

Giá trị
Internatinal Conference
Hội nghị quốc tế về hài hòa hóa
on Harmonization.
các thủ tục đăng ký dược phẩm
dùng cho người
Khoản mục
Kết quả thực hiện
Mã bệnh viện
Mã hàng hóa
Nghị Định
Pharmaceutical Inspection Hệ thống hợp tác về thanh tra
Cooperation Scheme.
dược phẩm
Quốc hội
Thông tư
Thuốc thiết yếu
United Nations

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
International Children ' s
Emergency Fund
World Health
Tổ chức Y tế thế giới
Organization


DANH MỤC BẢNG
TT

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1

Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm dược lý của 14 Sở
Y tế.

9

Bảng 2.2

Mẫu thu thập dữ liệu bổ sung trong dữ liệu kết quả
trúng thầu

23

Bảng 2.3


Mẫu thu thập dữ liệu bổ sung để đánh giá kết quả sử
dụng so với kết quả trún thầu.

26

Bảng 2.4

tổng hợp dữ liệu sử dụng của từng cơ sở khám chữa
bệnh

27

Bảng 2.5

Tỷ lệ % thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý

28

Bảng 3.6.

Tỷ lệ % thuốc trúng thầu theo phân hạng bệnh viện
được sử dụng

37

Bảng 3.7.

Tỷ lệ % thuốc trúng thầu theo Gói thầ u/nhóm tiêu chí
kỹ thuâ ̣t - Công Nghệ.


39

Bảng 3.8.

Tỷ lệ % thuốc trúng thầu theo nguồn gốc thuốc trúng
thầu

40

Bảng 3.9.

Tỷ lệ % thuốc trúng thầu theo xuấ t xứ của thuốc nhập
khẩu

41

Bảng 3.10.

Tỷ lệ % thuốc trúng thầu theo đường dùng.

42

Bảng 3.11.

Cơ cấu thuốc quản lý đă ̣c biêṭ

43

Bảng 3.12.


Tỷ lệ % thuốc trúng thầu thuốc phải hội chẩn, thuốc
không phải hội chẩn.

44

Bảng 3.13.

Tỷ lệ % thuốc trúng thầu thuốc phải hội chẩn, thuốc
không phải hội chẩn.

45

Bảng 3.14.

Tỷ lệ % thuốc trúng thầu theo Số lươ ̣ng thành phần hoạt
chất trong thuốc

45

Bảng 3.15

Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi,̣ giá trị thuốc sử dụng so
với kết quả trúng thầu

46

Bảng 3.16

Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi,̣ giá trị thuốc dự trù

nhưng không sử dụng

50

Bảng 3.17

Tỷ lê ̣ mă ̣t hàng không sử du ̣ng có sản phẩ m tương tự
trong danh mu ̣c sử du ̣ng.

53


Bảng 3.18.

Cơ cấ u danh mu ̣c không trúng thầ u theo gói/nhóm tiêu
chí kỹ thuâ ̣t.

54

Bảng 3.19

Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi,̣ giá trị thuốc sử dụng
vượt Số lươ ̣ng quy định.

55

Bảng 3.20

Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi,̣ giá trị thuốc sử dụng
vượt Số lươ ̣ng quy định.


55

Bảng 3.21

Cơ cấ u mă ̣t hàng sử du ̣ng vươ ̣t quá số lươ ̣ng theo số
mă ̣t hàng tương tự trong danh mu ̣c trúng thầ u.

59

Bảng 3.22

Cơ cấ u mă ̣t hàng sử du ̣ng vươ ̣t quá số lươ ̣ng quy đinh
̣
theo số mă ̣t hàng tương đương bào chế trong danh mu ̣c
thuố c không sử du ̣ng.

59

Bảng 3.23

Tỷ lệ% khoản mục, Số lươ ̣ng, giá trị sử dụng những
mặt hàng thuố c thiế t yế u

59

Bảng 3.24

Tỷ lệ% DM, SL,GT sử dụng những mặt hàng thuố c nội


62

Bảng 3.25

Tỷ Tỷ lê ̣ sử du ̣ng của các nhóm dươ ̣c lý có giá tri ̣sử
du ̣ng lớn

65

Bảng 3.26

Tỷ lệ% DM, SL,GT sử dụng những mặt hàng thuố c
kháng sinh

66


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

TÊN BẢNG

TRANG

Hình 1.1

Quy trình đấu thầu tập trung cấp địa phương

5


Hình 1.2.

Tỷ lê ̣ sử du ̣ng thuố c sản xuấ t trong nước ta ̣i các cơ sở
khám chữa bê ̣nh các tuyế n theo báo cáo đề án “Người
Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

13

Hình 1.3.

Chi phí từng nhóm thuốc bảo hiểm y tế trong tổng chi
phí thuốc bảo hiểm y tế của 6 tỉnh năm 2014.

15

Hình 1.4.

Chi phí từng nhóm thuốc bảo hiểm y tế trong tổng chi
phí thuốc bảo hiểm y tế của 6 tỉnh năm 2015.

15

Hình 3.5.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng so
với kết quả trúng thầu của các bệnh viện tuyến huyện.

47

Hình 3.6.


Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng so
với kết quả trúng thầu của các bệnh viện tư nhân

48

Hình 3.7.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc dự trù
nhưng không sử dụng của các bệnh viện tuyến tỉnh.

49

Hình 3.8.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc trún thầu
nhưng không sử dụng của các bệnh viện tuyến huyện

51

Hình 3.9.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc trúng thầu
nhưng không sử dụng của các bệnh viện tư nhân

51

Hình 3.10.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng

quá Số lươ ̣ng của các bệnh viện tuyến tỉnh

52

Hình 3.11

. Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng
quá Số lươ ̣ng của các bệnh viện tuyến huyện.

56

Hình 3.12.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng
quá Số lươ ̣ng của các bệnh viện tư nhân

57

Hình 3.13.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc thiết yếu sử
du ̣ng của các bệnh viện tuyến tỉnh.

58

Hình 3.14.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc thiết yếu sử
du ̣ng của các bệnh viện tuyến huyện


60

Hình 3.15.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc thiết yếu sử
du ̣ng của các bệnh viện tư nhân

61


TT

TÊN BẢNG

TRANG

Hình 3.16.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng
thuốc sản xuất trong nước của các bệnh viện tuyến tỉnh.

61

Hình 3.17.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng
thuốc sản xuất trong nước của các bệnh viện tuyến
huyện.

63


Hình 3.18.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng
thuốc sản xuất trong nước của các bệnh viện tư nhân

64

Hình 3.19.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng
thuốc kháng sinh của các bệnh viện tuyến tỉnh

64

Hình 3.20.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng
thuốc kháng sinh của các bệnh viện tuyến huyện.

67

Hình 3.21.

Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng
thuốc kháng sinh của các bệnh viện tư nhân

67

Hình 3.22.


Biểu đồ tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử
dụng thuốc kháng sinh của các bệnh viện tư nhân

68


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo
đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong
những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Một trong những
mục tiêu trọng tâm của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020 là đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vắc xin,
sinh phẩm y tế và thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu
phòng chữa bệnh của nhân dân [12]. Để đạt được mục tiêu này tại các cơ sở
khám chữa bệnh cần xây dựng danh mu ̣c và thực hiện tốt việc sử dụng thuốc an
toàn, hiệu quả, kinh tế.
Theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT, Số lươ ̣ng thuốc mua theo
kết quả đấu thầu tập trung không được thấp hơn 80%, đồng thời không được cao
hơn 120% kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt. Hiện nay việc mua
thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều thực hiện
thông qua đấu thầu tập trung tại Sở Y tế. Qua kết quả kiểm tra việc sử dụng
thuốc một số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tỷ lệ thuốc sử
dụng theo kết quả đấu thầu tập trung thấp hơn nhiều so với kết quả lựa chọn nhà
thầu đã được phê duyệt, trong khi có nhiều thuốc Số lươ ̣ng thuốc trúng thầu
không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị.
Với mong muốn tìm hiểu kế t quả đấ u thầ u thuố c của tỉnh Nghê ̣ An theo
quy đinh
̣ hiê ̣n hành và thực trạng sử dụng thuốc theo kết quả đấu thầu tập trung,

từ đó tìm hiểu được ưu nhươ ̣c điể m của công tác tổ chức đấ u thầ u tâ ̣p trung theo
quy đinh
̣ hiêṇ hành đươ ̣c thể hiêṇ trên kế t quả trúng thầ u của tỉnh Nghê ̣ An, tôi
tiến hành đề tài : “Phân tích Danh mu ̣c thuốc trúng thầu năm 2015 của Sở Y
tế Nghệ An” được thực hiện với các mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu Danh mục thuốc trúng thầu năm của Sở Y tế Nghệ An.
2. Phân tích kế t quả sử dụng Danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 Sở Y tế Nghệ An.
1


Chương I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan mua thuốc tập trung và mua thuốc tập trung cấp địa
phương.
1.1.1 Mua sắm tập trung.
a) Khái niệm:
-Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu
thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ
chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần làm
tăng hiệu quả kinh tế .
b) Đối tượng áp dụng
Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng
một trong các điều kiện sau đây:
- Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa,
dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại [13].
c) Hình thức mua sắm tập trung:
- Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:
+ Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn
nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa,
dịch vụ;

+ Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn
nhà thầu, ký thỏa thuận dài hạn giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc
nhiều nhà thầu được lựa chọn, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và điều kiện để
làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể, thỏa thuận đó gọi là
Thỏa thuận khung. Thời hạn cho việc sử dụng thỏa thuận khung được quy định
trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 03 năm. Căn cứ vào Thỏa

2


thuận khung đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu
được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
1.1.2 Mua thuốc tập trung:
Mua thuốc tập trung là hình thức mua sắm tập trung đối với thuốc thông
qua đấu thầu rộng rãi trong nước. Mua thuốc tập trung được thực hiện ở cấp
quốc gia và cấp địa phương [24].
Việc tổ chức thực hiện mua thuốc tập trung được thực hiện bởi đơn vị mua
thuốc tập trung. Đơn vị mua thuốc tập trung có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu sử
dụng thuốc, lập và trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn
nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung với các nhà thầu
được lựa chọn, trình thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; công bố
kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung để các cơ sở y tế làm căn cứ hoàn
thiện, ký hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn. Căn cứ vào thỏa thuận
khung và kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, các cơ sở khám chữa
bệnh tổ chức mua sắm theo nhu cầu và quy định liên quan [8]. Đơn vị mua thuốc
tập trung chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện thỏa thuận khung, hợp
đồng với các nhà thầu được lựa chọn.
Mua thuốc tập trung được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong
nước, theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, trong quá trình tổ chức đánh
giá dự thầu sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với từng

thuốc (là một phần của gói thầu, cách thức thực hiện:việc mua thuốc tập trung
được thực hiện theo cách thức ký thỏa thuận khung)
1.1.3 Mua thuốc tập trung cấp địa phương.
a) Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chức năng nhiệm vụ, quy
chế tổ chức và hoạt động của Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương. Hiện
nay,việc thành lập đơn vị đấu thầu tập trung cấp địa phương tại các tỉnh có 02
kiểu mô hình điển hình: ở một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
…thành lập một đơn vị đấu thầu tập trung cấp địa phương, thành phần bao gồm
3


Sở Y tế, BHXH tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài Chính đại diện các đơn vị
khám chữa bệnh…, đơn vị sử dụng con dấu của Sở Y tế. Một số tỉnh khác,
UBND tỉnh giao cho một đơn vị làm công việc của đơn vị đấu thầu tập trung. Ví
dụ như Hải Phòng thì giao cho Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, một số tỉnh giao
cho Trung tâm mua sắm công hoặc một bệnh viện trên địa bàn…
b) Quy trình mua thuốc tập trung cấp địa phương:
+ Căn cứ trên Danh mục 106 thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương do
Bộ Y tế ban hành tại Thông tư 09/2016/TT-BYT ngày 5/5/2016 về việc ban
hành Danh mu ̣c thuốc đấ u thầu, Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung, Danh mu ̣c
thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá, đồng thời căn cứ vào thực tiễn của
địa phương Sở Y tế đề xuất bổ sung để xây dựng Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập
trung cấp địa phương của tỉnh mình.
+ Căn cứ trên Danh mu ̣c đấu thầu tập trung cấp địa phương của tỉnh, Đơn
vị mua thuốc tập trung có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc, lập và
trình Sở Y tế thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
tổ chức lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung
với các nhà thầu được lựa chọn, trình Sở Y tế thẩm định, phê duyệt kết quả lựa
chọn nhà thầu; công bố kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung trên

Website Sở Y tế để các cơ sở y tế làm căn cứ hoàn thiện, ký hợp đồng với các
nhà thầu được lựa chọn. Căn cứ vào thỏa thuận khung và kết quả lựa chọn nhà
thầu đã được phê duyệt, các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức mua sắm theo nhu
cầu và quy định liên quan.

4


Đơn vị khám chữa

Đơn vị mua thuốc

Người/cơ quan có

bệnh

tập trung địa

thẩm quyền

Nhà thầu

phương
Tổng hợp,
xây dựng
trình duyệt,
Danh mục, kế
hoạch đấu
thầu thuốc tập
trung của địa

phương.

Xây dựng
danh mục, số
đơn vi ̣thuốc
đề xuất đáu
thầu tập trung

Thẩm định,
phê duyệt kế
hoạch đấu
thầu thuốc tập
trung
Thẩm định,
phê duyệt
HSMT

Xây dựng
HSMT

Phát hành
HSMT

Mua HSMT,
chuẩn bị và nộp
HSDT

Tiếp nhận
HSDT, đóng
mở thầu và tổ

chức đánh giá
hồ sơ dự thầu,

Thương thảo
hợp đồng

Thẩm định,
phê duyệt kết
quả lựa chọn
nhà thầu

Trình duyệt
kết quả lựa
chọn nhà thầu

Thông báo,
công khai kết
quả lựa chọn
nhà thầu

Ký thỏa thuận
khung

Ký hợp đồng
mua thuốc.

Hình 1.1 Quy trình đấu thầu tập trung cấp địa phương [8].
c) Lịch sử quá trình tổ chức đấu thầu tập trung cấp địa phương.
5



- Đấu thầu tập trung bắt đầu có từ sau khi liên Bộ Y tế và Bộ tài Chính ban
hành Thông tư liên tịch 20/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 về việc
hướng dẫn đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập. Trong thời kỳ
này có một số tỉnh đã tổ chức mua sắm tập trung cho các cơ sở khám chữa bệnh
trên địa bàn, ví dụ như Nghệ An đã tổ chức mua sắm tập trung theo hình thức
chào hàng cạnh tranh vào quý 4 năm 2005.
- Trước khi ban hành Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày
19/01/2012 của liên Bộ Y tế và Bộ tài Chính về việc ban hành hướng dẫn đấu
thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập có 03 hình thức đấu thầu cung ứng
thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh:
+ Đấu thầu tập trung: Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung những loại thuốc
có nhu cầu sử dụng thường xuyên, ổn định và có Số lươ ̣ng lớn cho tất cả các cơ
sở y tế công lập thuộc địa phương. Các cơ sở y tế công lập ở địa phương căn cứ
vào kết quả đấu thầu này để ký hợp đồng cung ứng thuốc theo nhu cầu.
+ Đấu thầu đại diện: Sở Y tế chỉ đạo một trong các bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh tổ chức đấu thầu mua thuốc ngay trong quí I hàng năm. Các đơn vị
còn lại thuộc địa bàn tỉnh hoặc áp dụng kết quả đấu thầu để ký hợp đồng mua
thuốc với nhà thầu đã trúng thầu hoặc tự tổ chức đấu thầu nhưng giá trúng thầu
không được vượt giá trúng thầu của bệnh viện đa khoa do Sở Y tế chỉ định tổ
chức đấu thầu. Đối với các cơ sở y tế công lập thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo
thì giá cung ứng thuốc chưa bao gồm các chi phí vận chuyển hợp lý
+ Đấu thầu mua sắm đơn lẻ: Sở Y tế giao cho các cơ sở y tế công lập tổ
chức đấu thầu cung ứng thuốc theo nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị. Giá trúng
thầu không được cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt và giá
bán lẻ phổ biến trên thị trường cùng thời điểm đấu thầu của các mặt hàng thuốc

6



Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung giai đoạn này được tổng hợp, xây dựng
theo nhu cầu của tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên,
trong thời kỳ này chưa có quy định về việc Số lươ ̣ng thuốc sử dụng tối đa không
được vượt quá 120% đơn vi ̣thuố c thuốc trúng thầu được phê duyệt, do đó trong
quá trình xây dựng Danh mu ̣c không có quy định chặt chẽ về Số lươ ̣ng thuốc
mời thầu, Danh mu ̣c thuốc trúng thầu không có phê duyệt chi tiết Số lươ ̣ng trúng
thầu được phân bố, các cơ sở khám chữa bệnh chỉ căn cứ vào giá trúng thầu và
tổ chức mua sắm theo nhu cầu thực tế của đơn vị mình, hoàn toàn không có sự
ràng buộc về Số lươ ̣ng mua và Số lươ ̣ng thuốc trúng thầu được phê duyệt
.- Đấu thầu tập trung theo Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC
19/01/2012 của liên Bộ Y tế và Bộ tài Chính về việc hướng dẫn đấu thầu mua
thuốc trong cơ sở y tế có một số thay đổi. Theo quy định tại Điểm d Khoản 1
Điều 23 Thông tư này, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng không được vượt quá 120 Số
lươ ̣ng thuốc trúng thầu phê duyệt. Do đó giai đoạn này việc xây dựng Danh mu ̣c
đấu thầu tập trung khó khăn hơn vì các đơn vị khám chữa bệnh phải lập kế
hoạch sát với nhu cầu thực tế hơn, Số lươ ̣ng của mỗi một mặt hàng đều có chi
tiết phân bố Số lươ ̣ng cho từng cơ sở khám chữa bệnh.
- Theo quy định Luật đấu thầu 43/2013/QH13, Bộ Y tế có trách nhiệm xây
dựng Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung. Ngày 5/5/2016, Bộ Y tế ban hành
Thông tư 09/2016/TT-BYT về danh mu ̣c thuốc đấu thầu, thuốc đấu thầu tập
trung, thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá. Theo đó Bộ y tế ban hành
Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương gồm 106 mặt hàng và có quy
định thêm “Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và bảo đảm cung ứng đủ
thuốc phục vụ cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa
bàn, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung vào Danh
mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương các mặt hàng thuốc không thuộc
Danh mu ̣c này để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đưa vào kế
hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc”.

7



d) Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương.
- Khái niệm
Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương là danh sách các thuốc
dùng để mua sắm cho các cơ các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn một tỉnh
thông qua đấu thầu tập trung. Căn cứ Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa
phương, các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm
cả các cơ sở y tế của trung ương trên địa bàn tham gia mua thuốc tập trung tại địa
phương) xây dựng nhu cầu sử dụng thuốc theo quy định và gửi về Đơn vị mua
thuốc tập trung cấp địa phương để xây dựng kế hoạch, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Xây dựng Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương.
Thực hiện theo Luật đấu thầu 43/2013/QH13, Bộ Y tế đã xây dựng Danh
mu ̣c gồm 106 thuốc đấu thầu tập trung cấp tỉnh dựa trên các nguyên tắc và tiêu
chí sau:
+ Nguyên tắc :
Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương phải đảm bảo việc đáp
ứng các thuốc cần mua sắm với Số lươ ̣ng lớn hoặc được sử dụng phổ biến tại
nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Tiêu chí:
Các mặt hàng thuốc đưa vào Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa
phương phải đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:
* Thuốc thuộc Danh mu ̣c thuốc đấu thầu;
* Thuốc thuộc Danh mu ̣c thuốc thiết yếu;
* Thuốc có nhiều số đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo dạng bào chế, nhà
sản xuất;
* Thuốc có tỉ trọng sử dụng lớn về giá trị và Số lươ ̣ng ở các cơ sở y tế
tuyến tỉnh, thành phố;
* Thuốc được sử dụng ở nhiều cơ sở, tuyến điều trị tại địa phương.
8



1.2. Danh mu ̣c thuốc trúng thầu trong đấu thầu tập trung cấp địa phương.
1.2.1 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm dược lý.
Theo kết quả trúng thầu năm 2015 của 14 Sở Y tế được công bố trên
Website của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế [15] , trong số các thuốc tân dược
trúng thầu có 07 nhóm dược lý chiếm khoảng 80% về giá trị và khoản mục : các
thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (chiếm 27,18% về giá trị,
22,42% về khoản mục); thuốc tim mạch (chiếm 16,09% về giá trị, 22,42% về
khoản mục); thuốc điều trị Ung thư và điều hòa miễn dịch (chiếm 12,77% về giá
trị, 4,71% về khoản mục); thuốc đường tiêu hóa 7,69% (7,69% về giá trị, 9,33%
về khoản mục); Hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết (7,42 % về giá trị,
7,63% về khoản mục); thuốc giảm đau, hạ sốt- chống viêm không steroid –
thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp (5,94% về giá trị, 7,45% về khoản
mục); thuốc tác dụng đối với máu (4,03% về giá trị, 2,84% về khoản mục);
nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất là thuốc thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn. Theo kế t quả nghiên của Nguyễn Thanh Tùng trong đề tài “Phân tích kế t
quả thuố c trúng thầ u ta ̣i Sở Y tế tỉnh Nam Đinh
̣ năm 2015”, 06 nhóm thuố c nêu
trên cũng là những thuố c có giá tri ̣trúng thầ u lớn nhấ t.
Bảng 1.1 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm dược lý của 14 Sở Y tế [15].
TT
1
2

3
4
5
6
7

8

Nhóm dược lý

% về giá trị

Thuốc gây tê, gây mê
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh
xương khớp
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các
trường hợp quá mẫn
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong
trường hợp ngộ độc
Thuốc chống co giật, chống động kinh
Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn
Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt
Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn

1,70
5,94

% về khoản
mục
2,44
7,45

0,70


2,07

0,52

1,61

0,94
27,18

1,54
22,42

0,12
12,77

0,34
4,71

9


TT
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27

Nhóm dược lý
dịch
Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu
Thuốc chống Parkinson
Thuốc tác dụng đối với mỡ máu
Thuốc tim mạch
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thuốc dùng chản đoán
Thuốc tẩy trùng, sát khuẩn
Thuốc lợi tiểu
Thuốc đường tiêu hóa
Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống
nội tiết
Huyết thanh và globulin miễn dịch
Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase
Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng
Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau

đẻ, chống đẻ non
Dung dịch thẩm phân phúc mạc
Thuốc chống rối loạn tâm thần
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dung dịch điều chỉnh nước, điê ̣n giải, cân
bằng acid-base và các dung dịch tiêm
truyền khác
Khoáng chất và vitamin

% về giá trị

% về khoản
mục

0,58
0,07
4,03
16,09
0,25
1,00
1,23
0,18
7,69
7,42

0,33
0,26
2,84
16,84
1,06

0,64
1,50
0,58
9,33
7,63

0,43
0,80
1,00
0,90

0,27
1,32
1,86
1,50

1,12
0,89
2,04
2,73

0,25
1,97
2,84
2,81

1,69

3,60


1.2.2. Cơ cấ u thuố c theo Gói thầ u và nhóm tiêu chí kỹ thuật:
Theo kết quả trúng thầu năm 2015 của 14 Sở Y tế được công bố trên
Website của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế [15]:
Gói thầ u số 1- cung ứng thuố c theo tên generic chiếm tỷ trọng lớn nhất (62
% về giá trị, 82% về khoản mục); Gói thầ u số 2- Cung ứng thuố c biêṭ dươ ̣c
chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 (13% về khoản mục, 35% về giá trị), Gói thầ u số 3- Cung
ứng thuố c đông y thuố c từ dươ ̣c dươ ̣c liêụ chiểm tỷ lệ thấp nhất ( 3% về giá trị,
5% về khoản mục).
Trong Gói thầ u chiếm tỷ trọng lớn nhất Gói số 1- cung ưng thuố c theo tên
Genneric: Nhóm 3- Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn
10


WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ lớn nhất
(23% về giá trị, 39% về khoản mục) ; Nhóm 1-Thuốc sản xuất trên dây chuyền
sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP tại cơ sở sản xuất thuộc nước
tham gia ICH và Australia xế p thứ 2 (chiếm 21% về giá trị, 20% về khoản mục);
Nhóm 2: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
PIC/s-GMP nhưng không thuộc nước tham gia ICH và Australia xế p thứ 3
(Chiếm 10% về giá trị, 11% về khoản mục), tiếp theo là Nhóm 5: Thuốc không
đáp ứng tiêu chí của các nhóm 1, 2, 3 và 4 (chiếm 5% về giá trị, 10% về khoản
mục); Nhóm 4: Thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế công bố
chiếm tỷ trọng thấp nhất (4% về giá trị, 3% về khoản mục).
Theo kế t quả nghiên cứu đề tài “phân tích kế t quả đấ u thầ u Sở Y tế Hà Nô ̣i
năm 2015” của tác giả Nguyễn Thi ̣ Hồ ng Nhung , gói thầ u cung ứng thuố c
generic có giá tri ̣ trúng thầ u lớn nhấ t, gấ p 1,8 lầ n gói thầ u cung ứng thuố c biê ̣t
dươ ̣c, gấ p 18 lầ n gói thầ u cung ứng thuố c đông y, thuố c từ dươ ̣c liêụ [21].
1.2.3. Cơ cấu thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước.
Theo kết quả trúng thầu năm 2015 của 14 Sở Y tế được công bố trên
Website của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế [15], thuốc sản xuất trong nước có số

mặt hàng trúng thầu cao nhưng giá trị trúng thầu thấp hơn so với thuốc nhập
khẩu (thuốc sản xuất trong nước chiếm 52% về khoản mục trúng thầu, nhưng
chỉ chiếm 32% giá trị trúng thầu).
Theo kết quả nghiên cứu của Ninh Thị Như Quỳnh trong đề tài “Khảo sát
thực trạng hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố Đà Nẵng năm 2013”, tỷ lệ
thuốc sản xuất trong nước chiếm 47,2% về khoản mục, 24,6% về giá trị[22].
Theo kế t quả nghiên cứu đề tài “Phân tić h kế t quả đấ u thầ u Sở Y tế Hà Nô ̣i
năm 2015” của tác giả Nguyễn Thi ̣ Hồ ng Nhung , thuố c sản xuấ t trong nước
chiế m 37,6% khoản mu ̣c thuố c trúng thầ u, 18,16% về giá tri ̣[21]. Trong kế t quả
trúng thầ u cúa Sở Y tế Nam Đinh
̣ năm 2015, thuố c sản xuấ t trong nước chiế m
58,3% về khoản mu ̣c, 45,2% về giá tri)̣ [20].
11


Trong thuố c nhâ ̣p khẩ u trúng thầ u, các thuố c sản xuấ t ta ̣i các nước G7
chiế m tỷ tro ̣ng lớn về giá tri ̣ cũng như danh mu ̣c trúng thầ u. Ở các nước còn la ̣i
thuố c Ấn Đô ̣ là nước có nhiề u thuố c trúng thầ u và giá tri,̣ chủ yế u trúng thầ u ở
nhóm 2. Trong danh mu ̣c trúng thầ u Sở Y tế Hà Nô ̣i năm 2015, trong 10 nước
có số mă ̣t hàng và giá tri ̣trúng thầ u lớn nhấ t thì có 05 nước thuô ̣c G7, Ấn đô ̣ có
số khoản mu ̣c trúng thầ u nhiề u thứ 2[21]. Trong kế t quả đấ u thầ u thuố c 2015
của Sở Y tế Nam Đinh,
̣ trong 05 nước có số mă ̣t hàng và giá tri ̣ trúng thầ u lớn
nhấ t gồ m Pháp (chiế m 16% về khoản mu ̣c, 18,6% về giá tri),̣ Ấn Đô ̣ (chiế m
19,3% về danh mu ̣c, 13,6% về giá tri),̣ Đức (16,3% về khoản mu ̣c, 10% về giá
tri),̣ Italy 5,3% về khoản mu ̣c, 5,8% về tỷ lê ̣) [20].
1.3. Danh mu ̣c thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
1.3.1. Tỷ lệ giá trị thuốc sử dụng/ giá trị thuốc trúng thầu.
Theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT hướng dẫn về đấu thầu
thuốc trong các cơ sở Y tế, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng phải không vượt quá 120%

kết quả đấu thầu phê duyệt và không thấp hơn 80% đơn vi ̣ thuố c thuốc lập kế
hoạch ban đầu. Theo một số kết quả nghiên cứu về đấu thầu đã công bố thì rất ít
các cơ sở đảm bảo được các thuốc trúng thầu được sử dụng theo đúng quy định
nêu trên.
Theo kế quả đề tài “ Đánh giá kế t quả đấu thầu mua thuốc của Bệnh viện
Tai Mũi Họng Trung ương năm 2012 và 2013” của tác giả Bùi Văn Đạm, tỷ lệ
giá trị thuốc sử dụng/giá trị thuốc trúng thầu năm 2012 đạt 42,6%, năm 2013 gói
generic chỉ đạt 21,9% [10].
Theo kết quả đề tài cứu “Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại Sở Y tế tỉnh
Yên Bái năm 2014” của Tác giả Lê Thanh Tùng, giá trị sử dụng năm 20l3 đạt tỷ
lệ đến 96,44% so với giá trị thuốc trúng thầu, giá trị sử dụng năm 20l4 chỉ đạt
65,21% [18].
Theo kết quả đề tài “So sánh kết quả đấu thầu thuốc theo Thông tư 01 và
Thông tư 10 trong 2 năm 2013-2014 tại Sở Y tế Đà Nẵng” của Tác giả Trần Thị
Thu Lan, giá trị sử dụng của cả 3 gói thầu đều cao hơn so với giá trị trúng thầu.
12


Đặc biệt, các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế Đà Nẵng đã sử dụng thuốc sản xuất
trong nước với tỷ lệ rất cao (gần gấp đôi giá trị trúng thầu). Điểm đáng chú ý là
số danh mu ̣c thuốc trúng thầu với Số lươ ̣ng từ 2 đến 50 đơn vị (viên / lọ / ống)
chiếm tỷ lệ rất cao 38% (380/1.000). Trong có có đến 275 (trên tổng số 380
thuốc) có tỷ lệ sử dụng / trúng thầu lớn hơn 10.000% [29].
1.3..2. Sử dụng thuốc sản xuất trong nước.
Hiện nay, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng 50% nhu cầu thuốc. Theo
số liêụ của đề án người Viê ̣t dùng thuố c Viê ̣t, tỷ lê ̣ tiề n thuố c sản xuấ t trong
nước ta ̣i các cơ sở khám chữa bênh
̣ chiế m khoảng 38% [5].

Hình 1.2. Tỷ lê ̣ sử du ̣ng thuố c sản xuấ t trong nước ta ̣i các cơ sở khám chữa

bênh
̣ [5].
Theo kết quả báo cáo tại hội nghị tổng kết giai đoạn 1 (2012-2016) đề án
“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” do Bộ Y tế tổ chức ngày 12/5,
tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các BV tuyến tỉnh đạt 35,4%, tăng 1,5% so với thời
điểm trước khi triển khai Đề án. Đặc biệt tại tuyến huyện, tỷ lệ sử dụng thuốc
sản xuấ t trong nước tăng gần 8% so với năm 2010, lên 69,4%. Trong khi tại các
cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện có tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuấ t trong nước tăng thì
tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại BV tuyến TW rất thấp khoảng hơn 10% và có xu
hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2013, tỷ lệ này là 11,57%; năm 2014 là 11,31% và
13


×