Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố hạ long tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ
HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

HỌ VÀ TÊN: TRẦN THÁI BÌNH

HÀ NỘI - 2016

i


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ
HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
HỌ VÀ TÊN: TRẦN THÁI BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
HÀ NỘI – 2016



ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là : Trần Thái Bình, học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Viện đại
học mở Hà Nội. Tôi xin cam kết rằng: Toàn bộ số liệu, kết quả nghiên cứu và
nội dung trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào tại Việt Nam.
Tôi xin cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Ngày…… tháng……năm 2016
Tác giả

Trần Thái Bình

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học,
tập thể giảng viên khoa Luật kinh tế - Viện đại học mở Hà Nội, luôn dành cho
tôi những điều kiện hết sức thuận lợi để hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và chân thành biết ơn TS. Nguyễn Văn
Phương đã nhận hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy phản biện, quý Thầy
trong Hội đồng chấm Luận văn đã đồng ý đọc, duyệt và đóng góp ý kiến để
tôi hoàn chỉnh Luận văn và định hướng nghiên cứu trong tương lai.


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ

PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ................................................................. 6
1.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ...... 6
1.1.1. Khái niệm môi trường và môi trường du lịch ........................................ 6
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường trong hoạt động du
lịch ................................................................................................................. 8
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ................. 11
1.2.1. Vai trò của hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội.......... 11
1.2.2. Tác động của hoạt động du lịch tới môi trường................................... 13
1.3. Vai trò của pháp luật đối với bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
..................................................................................................................... 17
1.4. Nội dung pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch......................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẠ
LONG – TỈNH QUẢNG NINH ................................................................... 30
2.1. Trách nhiệm của chủ thể tiến hành các hoạt động quy hoạch phát triển du
lịch và xây dựng khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch .................. 30

2.1.1. Trách nhiệm của chủ thể tiến hành hoạt động quy hoạch phát triển du
lịch ............................................................................................................... 30

v


2.1.2. Trách nhiệm của chủ thể tiến hành hoạt động xây dựng khu du lịch,
điểm du lịch, đô thị du lịch và cơ sở lưu trú du lịch ...................................... 33
2.2. Các quy định của pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch đối với
các chủ thể tiến hành các hoạt động dịch vụ du lịch ..................................... 36
2.2.1. Trách nhiệm của ban quản lí hoặc tổ chức, cá nhân quản lí khu, điểm du
lịch ............................................................................................................... 36
2.2.2. Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch .......................... 45
2.3. Trách nhiệm của khách du lịch, cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường
trong hoạt động du lịch................................................................................. 68
2.3.1. Trách nhiệm của khách du lịch về bảo vệ môi trường trong hoạt động
du lịch .......................................................................................................... 68
2.3.2. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch.................................................................................................. 71
2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt
động du lịch.................................................................................................. 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 80
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG – TỈNH QUẢNG NINH ............ 83
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch.................................................................................................. 83
3.2. Một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch.................................................................................................. 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 95

KẾT LUẬN.................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật BVMT

: Luật Bảo vệ môi trường

Bản cam kết BVMT

: Bản cam kết bảo vệ môi trường

ĐMC

: Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

GTVT

: Giao thông vận tải

Kế hoạch BVMT

: Kế hoạch bảo vệ môi trường


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Những thập kỷ gần đây, du lịch và ngành du lịch trở thành xu hướng
chung của toàn cầu, chiếm vị trí chiến lược trong nền kinh tế quốc gia nhiều
nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới
(UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC) năm 2000 thu nhập ngành
du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. Ở Việt Nam năm 2007 thu
nhập ngành du lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách quốc tế năm 2010
là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách.
Đối với các quốc gia đang phát triển thì du lịch quốc tế có ý nghĩa hết
sức quan trọng. UNWTO thống kê có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một
trong năm ngành xuất khẩu lớn, và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là
nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng. Cùng với sự phát triển của du lịch thế
giới, ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thành phố Hạ Long là cửa sổ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội; được ưu tiên
đặc biệt của nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, các lợi thế về

tiềm năng đang được khai thác và phát huy đúng hướng đã góp phần quan
trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng
Ninh, đặc biệt Hạ Long có nhiều cơ hội để phát triển để trở thành một trong
những đô thị sầm uất nhất Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế của
thành phố Hạ Long, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là động
lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế khác.
Vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên có một không hai của thế
giới, là thắng cảnh số một của Việt Nam. Nhà thơ lớn Trung Hoa, ông Tiêu
Tam Tam đã viết: "Chưa đến vịnh Hạ Long, chưa phải đến Việt Nam". Vịnh

1


Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới: lần thứ nhất,
năm 1994 về cảnh quan thẩm mỹ; lần thứ hai, năm 2000 về địa chất địa mạo.
Đó là sự khẳng định giá trị ngoại hạng và toàn cầu, vì lợi ích của toàn nhân
loại. Vịnh Hạ Long có diện tích 1553 km2, gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong
đó có 889 hòn đảo đã được đặt tên; có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 đến 280
triệu năm. Vùng vịnh được bảo vệ tuyệt đối gồm 434 km2 với 775 hòn đảo,
trong đó có nhiều đảo đẹp như đảo Ti Tốp, đảo Tuần Châu, có những hòn cù
lao bằng đá vôi đẹp nổi tiếng như hòn Lư Hương, hòn Đầu Người, hòn Lã
Vọng, hũn Đũa. Riêng hòn Gà Trọi (còn gọi là hòn Trống Mái) là kiệt tác
trong những kiệt tác lỗi lạc nhất của tạo hóa. Những hang động huyền ảo lung
linh đẹp vào loại nhất là hang Đầu Gỗ, hang Trinh Nữ hay Sửng Sốt, hang Bồ
Nâu, là động Thiên Cung, động Tam Cung, động Mê Cung... Cả một quần thể
những di tích tuyệt mỹ ấy lại tập trung nằm trong phần vịnh Hạ Long thuộc
thành phố Hạ Long.
Thành phố Hạ Long có nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng hiện đại
được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như khu du lịch quốc tế Tuần Châu,
Hoàng Gia, các khách sạn như Sài Gòn - Hạ Long, Novotel, Hạ Long Dream,

Bưu điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza, Vân Hải, Bạch Đằng... cùng với
485 cơ sở lưu trú du lịch, 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 8.325
phòng nghỉ, 14.808 giường; 533 tàu du lịch có khả năng đón hàng vạn khách
mỗi ngày [54].
Bên cạnh những hiệu quả to lớn đã đạt được, ngành du lịch trên thế
giới, ở nước ta cũng như thành phố Hạ Long có tác động mạnh mẽ đến môi
trường. Vì vậy cần nghiên cứu tìm hiểu những tác động cụ thể của du lịch đến
môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịnh tại thành
phố Hạ Long để từ đó có những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường du
lịch, phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hạ Long trong tương lai. Đó là

2


lý do em chọn đề tài “Pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch tại Thành
phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ môi trường là một lĩnh vực khá rộng mà đã có không ít các tác
giả nghiên cứu đến. Tuy vậy, số lượng tác giả nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch lại không nhiều. Cho đến nay có một công
trình nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch như:
- Đề tài:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Pháp luật môi trường trong
kinh doanh” của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010; Tập bài giảng
“Pháp luật môi trường trong kinh doanh” của Trường Đại học Luật Hà Nội
do Nhà xuất bản công an nhân dân phát hành năm 2013. Các công trình này
chỉ đề cập đến các vấn đề chung có liên quan đến khía cạnh môi trường trong
hoạt động du lịch.
- Khoá luận tốt nghiệp:
“Cơ sở khoa học - Thực tiễn pháp lý của việc xây dựng và hoàn thiện

pháp luật bảo vệ môi trường du lịch” của Nguyễn Thu Phương ; Trường Đại
học Luật Hà Nội, 2003.
“Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch” của
Phạm Thị Thanh Nga, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006 .
- Luận văn Thạc sĩ
“Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam”
của Trần Phong Bình Khoa Luật ĐH Quốc gia HN, 2009
“Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam” của Nguyễn Thị
Như Huyền, Khoa Luật ĐH Quốc gia HN, 2014
Như vậy, có thể khẳng định cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật

3


bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hạ Long – tỉnh
Quảng Ninh và những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hoạt động thực thi
pháp luật trong lĩnh vực này trên địa bàn thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng
Ninh. Do vậy, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu với cấp độ luận văn Thạc
sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Về mục đích:
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh
nhằm tìm ra những ưu điểm nhược điểm. Trên cơ sở đó đề xuất ra các giải
pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch tại thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và các quy định về bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch.

- Nghiên cứu, đánh giá và tìm ra những điểm hợp lý và bất hợp lý của
pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và thực tiễn áp dụng tại
thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp kiến nghị góp
phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại thành
phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động
du lịch, Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch tại thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh và tìm ra giải pháp
kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

4


- Phạm vi nghiên cứu: Quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động du lịch và thực tế thực hiện tại thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng
Ninh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, tổng hợp, quy nạp.
Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định là
những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của
luận văn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lí các tài liệu, số
liệu... phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận
điểm, các nhận định về thực trạng pháp luật, thi hành pháp luật.
- Phương pháp tổng hợp, qui nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa
ra những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch và pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch.
Chương 2: Thực trạng pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch và
thực tiễn áp dụng tại thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trường trong hoạt
động du lịch và nâng cao hiệu quả áp dụng tại thành phố Hạ Long – tỉnh
Quảng Ninh.

5


CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ PHÁP LUẬT
MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
1.1.1. Khái niệm môi trường và môi trường du lịch
Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều khái
niệm môi trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường
giáo dục… Môi trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung
những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn
tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”; là “sự kết
hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại,
phát triển của một thực thể hữu cơ” [45; tr 9].
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 (Luật
BVMT) thì “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Đây là
khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Việc khẳng định

môi trường là một hệ thống đã chỉ ra mối quan hệ tương tác, sự tác động qua
lại giữa các yếu tố tạo thành môi trường, là các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo. Các yếu tố này có sự phụ thuộc lẫn nhau về số lượng và chất lượng.
Khoản 21 Điều 4 Luật Du lịch 2005 định nghĩa “Môi trường du lịch là
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động

6


du lịch”. Theo khái niệm này, môi trường du lịch bao gồm cả “môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội nhân văn”. Theo khái niệm môi trường của Luật
BVMT 2014 thì nhóm yếu tố “môi trường xã hội nhân văn” không thuộc môi
trường và từ đó không thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường
nói chung và pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Du lịch 2005, “tài nguyên du
lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công
trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể
được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du
lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du
lịch có mối liên hệ mật thiết, tác động trực tiếp và trong nhiều trường hợp bản
thân nó chính là các nguồn tài nguyên và các thành phần môi trường [46; tr
286,287].

Như vậy, môi trường theo quy định của Luật BVMT 2014 là một bộ
phận quan trọng của tài nguyên du lịch gồm các “cảnh quan thiên nhiên, yếu
tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con
người và các di sản văn hóa vật thể”. “Các di sản văn hóa phi vật thể khác”
theo khái niệm tài nguyên du lịch không thuộc môi trường theo Luật BVMT
2014.

7


Từ khái niệm môi trường theo Luật BVMT 2014, khái niệm tài nguyên
du lịch và khái niệm môi trường du lịch theo Luật Du lịch 2005, dưới góc độ
của pháp luật môi trường và pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch, có
thể thấy đưa ra định nghĩa “môi trường du lịch là hệ thống tất cả những yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du
lịch, đô thị du lịch”.
Khái niệm môi trường du lịch nêu trên được sử dụng khi đề cập tới các
nội dung pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch được trình bày sau
đây.
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường trong hoạt động
du lịch
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật BVMT 2014 “hoạt động bảo vệ môi trường
là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường;
ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi
môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi
trường trong lành”. Theo định nghĩa này, hoạt động bảo vệ môi trường được
liệt kê từ việc thực hiện hoạt động tương đối thụ động là “giữ gìn môi trường”
đến áp dụng các biện pháp nhằm “phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến
môi trường” đến những biện pháp mang tính chủ động là “ứng phó sự cố môi

trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”. Tất cả các hoạt động bảo vệ môi
trường được liệt kê với mục đích “nhằm giữ môi trường trong lành”
Theo tổ chức du lịch thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của
những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm
hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như
mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng

8


không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền [46; tr 285].
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Du lịch 2005: “du lịch là hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Theo định nghĩa của Luật Du lịch 2005, hoạt động du lịch có những
biểu hiện cơ bản sau:
Một là, sự di chuyển của con người từ địa điểm này sang địa điểm khác
với những mục đích đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng và bằng các phương tiện khác nhau. Hoạt động di chuyển này có thể
tạo nên sự gia tăng đột biến về số lượng người sinh hoạt, hoạt động trong một
khu, điểm du lịch và từ đó làm gia tăng tác động xấu tới môi trường
Hai là, có nhiều chủ thể liên quan đến hoạt động du lịch, bao gồm
khách du lịch và các chủ thể tiến hành các dịch vụ du lịch hoặc liên quan đến
du lịch. Khách du lịch là những người di chuyển từ nơi ở thường xuyên của
mình đến những địa điểm khác nhau với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một thời gian nhất định. Các chủ thể tiến hành các dịch vụ du
lịch hoặc liên quan đến du lịch là những tổ chức, cá nhân tiến hành các công

việc nhằm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch diễn ra trên thực tế. Các chủ
thể tiến hành các dịch vụ du lịch hoặc liên quan đến du lịch với quy mô và cơ
cấu tổ chức khác nhau nhằm đáp ứng cho các nhu cầu của khách du lịch với
mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Ba là, hoạt động du lịch thường diễn ra tại các khu, điểm du lịch, là nơi
có tài nguyên du lịch. Có thể thấy, nơi diễn ra các hoạt động du lịch thường là
những khu vực có giá trị cao về thẩm mĩ, sự đa dạng về sinh thái, sự đặc sắc
về truyền thống văn hóa, về phong tục tập quán hay là nơi diễn ra các sự kiện

9


chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội… Như vậy, hoạt động du lịch cơ thể nói là
trong nhiều trường hợp được thực hiện tại những địa điểm có giá trị cao về
môi trường và từ đó pháp luật môi trường cũng có những quy định bảo vệ
“nghiêm ngặt” hơn so với những khu vực “thông thường” khác.
Bốn là, khách du lịch chỉ lưu trú tại khu, điểm du lịch trong một
khoảng thời gian nhất định. Từ đây, hành vi ứng xử của họ đối với môi
trường cũng có thể khác so với những cư dân sinh sống tại hoặc xung quanh
các khu, điểm du lịch, là nơi có giá trị cao về môi trường.
Hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường. Các
cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông, biển..., các giá trị văn hoá như các di
tích, công trình kiến trúc nghệ thuật... là những tiềm năng và điều kiện cho
phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất định, hoạt động du lịch tạo
nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng
các công viên vui chơi, giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các
làng văn hoá du lịch.... Cùng với tác động tích cực là cải thiện môi trường,
hoạt động du lịch cũng có thể tác động tiêu cực đến môi trường như là
nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn,…Có thể thấy rằng, hoạt động du lịch và

chất lượng cũng như số lượng của môi trường có tác động qua lại, tương hỗ
lẫn nhau. Nếu khai thác, phát triển du lịch không hợp lý, không chú trọng bảo
vệ môi trường thì có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các
nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và từ đây sẽ tác động
ngược trở lại hoạt động du lịch làm suy giảm hiệu quả của hoạt động du lịch.
Do đó, bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cũng chính là nhằm bảo
đảm cho hoạt động du lịch phát triển bền vững.
Từ đây, có thể đưa ra khái niệm:“Bảo vệ môi trường trong hoạt động
du lịch là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi

10


trường du lịch; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải
thiện, phục hồi môi trường du lịch; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du
lịch, được thực hiện bởi khách du lịch, các chủ thể tiến hành các dịch vụ du
lịch hoặc liên quan đến du lịch, cơ quan nhà nước và các chủ thể khác nhằm
giữ môi trường du lịch trong lành, bảo đảm phát triển du lịch bền vững”.
Xét về mặt khái niệm, bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch hẹp
hơn so với khái niệm bảo vệ môi trường theo Luật BVMT 2014 và có sự giới
hạn phạm vi trong các chủ thể tiến hành các hoạt động du lịch hoặc liên quan
đến hoạt động du lịch.
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
1.2.1. Vai trò của hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
Trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt
Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ
suy giảm do dịch SARS 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (11%). Nếu lấy dấu mốc lần đầu tiên phát động Năm Du lịch Việt Nam 1990
(khởi đầu thời kỳ đổi mới) với 250.000 lượt khách quốc tế thì đến nay với
7,57 triệu lượt năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trên 30 lần
trong 23 năm và tăng gấp 2 lần sau 4 năm phục hồi khủng hoảng năm 2009.

Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua,
từ 1 triệu lượt năm 1990 đến 2013 đạt con số 35 triệu lượt. Thị phần khách
quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng tăng lên.
Từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á, 1,7% thị phần khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương và 0,2% thị phần toàn cầu vào năm 1995 đến 2013
Du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% thị phần khu vực ASEAN; 2,4% khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương và 0,68% thị phần toàn cầu. Vị trí của Du lịch Việt
Nam đã được cải thiện đáng kể trên bản đồ du lịch thế giới. Việt Nam đang
trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút mạnh dòng khách du lịch [26].

11


Hoạt động kinh tế du lịch trực tiếp được tính đến qua việc cung cấp
dịch vụ ăn, ở, đi lại, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng... trực tiếp phục vụ khách
du lịch. Các hoạt động kinh tế gián tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ
phục vụ khách du lịch cũng được tính toán trong đóng góp của du lịch trong
nền kinh tế. Ở khía cạnh này, ngành du lịch liên quan và có hiệu ứng lan tỏa
đến tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội và đóng góp to lớn
vào nền kinh tế quốc dân. Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu
dịch vụ, doanh thu của ngành du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ
của cả nước, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ
“xuất khẩu”, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận
tải, bưu chính viễn thông và dịch vụ tài chính. So sánh với xuất khẩu hàng
hoá, doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành
xuất khẩu hàng hoá là xuất khẩu dầu thô, dệt may, giầy dép và thuỷ sản.
Thêm nữa, với tư cách là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”, du lịch lại đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội mà
hiện nay chưa tính toán hết được. Kim ngạch xuất khẩu du lịch đạt 5.620 triệu
USD năm 2011 tăng trưởng 26,3% so với 2010 [26].

Sự phát triển và đóng góp của du lịch tỉnh Quảng ninh nói chung và
thành phố Hạ long nói riêng cũng nằm trong xu thế chung của cả nước.
Trong giai đoạn 2013 - 2015, tổng lượng khách du lịch đến Quảng
Ninh đạt 21,78 triệu lượt khách, tăng 12,4% so với giai đoạn 2010 đến 2012.
Tổng doanh thu trực tiếp từ lĩnh vực du lịch đạt 17.885 tỷ đồng (tương đương
với 890 triệu USD), tăng 66% so với giai đoạn 2010 đến 2012, thu xã hội qua
hoạt động du lịch ước bằng 60% thu trực tiếp từ du lịch. Các thị trường khách
quốc tế trọng điểm lưu trú tại Quảng Ninh ổn định, trong đó có một số thị
trường tăng mạnh như: Mỹ tăng 25%, Anh 37%, Tây Ban Nha 24%, Canada
8,3%, Hàn Quốc tăng 1,5%...

12


Về thu ngân sách từ hoạt động du lịch, tổng số tiền nộp ngân sách từ
hoạt động du lịch trong giai đoạn 2013 – 2015 đạt 2.780 tỷ đồng. Các con số
đều tăng dần qua từng năm (năm 2013 đạt 750 tỷ đồng chiếm, 4% tổng thu
nội địa; năm 2014 đạt 830 tỷ đồng, chiếm 5,2% thu nội địa; năm 2015 đạt
1.200 tỷ đồng, chiếm 6% tổng thu nội địa). Sự gia tăng trên đã góp phần vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, cụ thể năm 2013 tỷ lệ
dịch vụ chiếm 42,2%, năm 2014 là 42,9%, năm 2015 là 43,1% tổng GDP [36]
1.2.2. Tác động của hoạt động du lịch tới môi trường
1.2.2.1. Tác động tích cực của hoạt động du lịch tới môi trường
Hoạt động du lịch có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng môi trường và tài nguyên du lịch ở các khu, điểm du lịch. Nơi diễn ra
các hoạt động du lịch thường là những khu vực có giá trị cao về thành phần
môi trường tự nhiên như cảnh quan, hệ sinh thái, khí hậu, nhiệt độ…. Những
yếu tố này hình thành nên tài nguyên du lịch, tạo ra sức hấp dẫn của du lịch.
Bên cạnh đó, các điểm tham quan du lịch chỉ có thể thu hút khách du lịch khi
có một môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh, chất lượng các

thành phần môi trường như nước, đất, không khí…. đáp ứng được nhu cầu
nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và bảo vệ được sức khoẻ cho du khách. Vì vậy hoạt
động du lịch phải diễn ra trong khu vực với chất lượng cảnh quan và chất
lượng môi trường phù hợp. Do đó, hoạt động du lịch cũng tạo ra hiệu quả tốt
đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi
trường du lịch, góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu
bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ
thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật.
Các dự án xây dựng các khu, điểm du lịch cũng có thể làm tăng mức độ
đa dạng sinh học khi có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo
tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi, trồng nhân tạo phục vụ du lịch. Cảnh

13


quan tại các khu, điểm du lịch cũng có thể được bổ sung thông qua việc xây
dựng các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo.
Du lịch góp phần tích cực việc tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh
quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới,
cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia
tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá, thông tin, năng lượng, nhà
cửa, xử lí chất thải rắn và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được
cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như
các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng [47].
Du lịch phát triển góp phần gia tăng sức ép lên hoạt động kiểm soát ô
nhiễm, suy thoái môi trường ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường du
lịch. Từ đây, hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường cũng được cải thiện.
Thành phố Hạ Long là đô thị loại II. Trong 20 năm đổi mới, nhất là từ
những năm đầu của thế kỷ XXI, sự phát triển với tốc độ cao của kinh tế xã
hội, đã làm cho thành phố thay đổi nhanh chóng.

Cảnh quan thiên nhiên của Thành phố được bảo tồn và từng bước xây
dựng các khu du lịch sinh thái, như khu Du lịch Hùng Thắng, Yên Cư… nối
liền với quần thể du lịch sinh thái Hoàng Tân, Yên Hưng, các điểm du lịch
sinh thái ở eo biển Cửa Lục. Công viên bãi tắm trung tâm Bãi Cháy, Bảo tàng
sinh thái Hạ Long và công viên Lán Bè đang được xây dựng, mở ra các loại
hình du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch
[51].
Bên cạnh đó, trong thời gian 2010 đến 2015, trên địa bàn thành phố Hạ
long đã triển khai xây dựng nhiều công viên, vườn hoa, tiểu cảnh, đặc biệt là
công viên 25-4 tại phường Bạch đằng với diện tích 12,3 ha, lớn nhất tỉnh
Quảng ninh hiện nay. Đến năm 2015, thành phố Hạ long có tổng số 46 công

14


viên, vườn hoa, tiểu cảnh với tổng diện tích 18,88 ha, đã góp phần tạo diện
mạo cho thành phố du lịch [49; tr 5].
Khi tổ hợp dự án “Công viên Đại dương Hạ Long” tại TP Hạ Long, trị
giá 6.000 tỷ đồng và được thiết kế theo mô hình công viên Disneyland, được
hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ bổ sung cảnh quan du lịch cho thành phố
Hạ long. Tổ hợp dự án “Công viên Đại dương Hạ Long” với quy mô khoảng
195ha tại phường Bãi Cháy và phường Hồng Gai sẽ có các hạng mục chính
như: Hệ thống cáp treo (cáp treo Nữ hoàng) với 3 cabin sức chứa 230
khách/cabin; vòng xoay khổng lồ Mặt trời Hạ Long, khu thuỷ cung lớn, công
viên nước khổng lồ, các công trình thương mại, dịch vụ cao cấp... và các công
trình phụ trợ hoàn chỉnh. Có thể nói, với sự triển khai Tổ hợp dự án Công
viên Đại Dương cùng nhiều dự án khác, “bức tranh” khu vực bãi biển Bãi
Cháy, Hạ Long đang được “vẽ lại” đẹp đẽ và lộng lẫy, xứng tầm với di sản
thiên nhiên Thế giới. Hoà nhịp với các công trình hiện đại phía sau, Công viên
Đại Dương sẽ kết nối một dải du lịch với đa dạng dịch vụ tại thành phố Hạ Long,

từ Tuần Châu - Bãi Cháy đến Hồng Gai - Bạch Đằng - Hồng Hải [40].
Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của Thành phố đã được Chính
phủ và tỉnh Quảng Ninh đầu tư nâng cấp về cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi
cho khách du lịch đến Hạ Long từ nhiều hướng. Thành phố có nhiều khu du
lịch, khách sạn, nhà hàng hiện đại được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như
khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hoàng Gia, các khách sạn như Sài Gòn - Hạ
Long, Novotel, Hạ Long Dream, Bưu điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza,
Vân Hải, Bạch Đằng... [51]
1.2.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách
du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử
dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi

15


trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động
du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến
khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy
cơ suy thoái lâu dài.
Trong giai đoạn xây dựng các khu du lịch, các hoạt động chủ yếu bao
gồm san lấp chuẩn bị mặt bằng; khai thác vật liệu để xây dựng các công trình
hạ tầng và dịch vụ du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ
thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...);
xây dựng các công trình dịch vụ du lịch; các hoạt động vận chuyển; v.v. Các
hoạt động này sẽ tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường
sống, là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, làm tăng nguy cơ mất cân bằng
trong phát triển các hệ sinh thái,... Tác động này thường nhận thấy rõ khi phát
triển xây dựng các khu du lịch ở những khu vực có môi trường nhạy cảm như
rừng ngập mặn ven biển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên [47].

Trong quá trình đi vào hoạt động thì hoạt động du lịch làm tăng áp lực
ô nhiễm môi trường do lượng chất thải từ hoạt động của khách du lịch trong
quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở dịch vụ du lịch và từ đó làm gia
tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất… và làm gia
tăng nguy cơ làm suy thoái các hệ sinh thái thông qua các hoạt động của du
khách trên biển, trên sông và trong rừng có thể làm nhiễu loại hệ sinh thái,
thậm chí các loài sinh vật trên cạn, dưới nước khi ăn phải các chất thải khó
tiêu huỷ, các chất có chứa độc tố gây ảnh hưởng đến chất lượng loài hoặc lây
truyền dịch bệnh hoặc bị chết. Nghiêm trọng hơn nữa, do nhu cầu thiếu ý thức
của một bộ phận không nhỏ khách du lịch làm thúc đẩy tình trạng săn bắt,
khai thác các loài sinh vật quý hiếm làm món ăn, quà lưu niệm [46; tr 291].
Hoạt động du lịch tại thành phố Hạ Long, bên cạnh các tác động tích
cực, cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

16


Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới và được bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới; là
một trong những địa chỉ thu hút khách du lịch lớn nhất cả nước, lượng khách
đến tham quan tăng nhanh hàng năm, đặc biệt là khách quốc tế. Năm 2015,
tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 7.767.500 lượt khách, trong đó
lượng khách đến tham quan Vịnh là 2,5 triệu lượt. Theo Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, ước tính lượng khách du lịch đến tham quan vịnh Hạ
Long, vịnh Bái Tử Long năm 2020 là khoảng 4,8 triệu lượt khách [37].
Thành phố Hạ Long có nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng hiện đại
được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như khu du lịch quốc tế Tuần Châu,
Hoàng Gia, các khách sạn như Sài Gòn - Hạ Long, Novotel, Hạ Long Dream,

Bưu điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza, Vân Hải, Bạch Đằng... cùng với
485 cơ sở lưu trú du lịch, 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 8.325
phòng nghỉ, 14.808 giường. Hiện nay, trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long
có 533 tàu được cấp phép hoạt động du lịch (trong đó: 331 tàu tham quan với
tổng số ghế là 15.619 ghế và 202 tàu lưu trú với tổng số giường là 4.159) [51].
Với các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch cả trên bờ cũng như trên biển của
thành phố Hạ Long, sức ép lên môi trường là rất lớn. Các loại chất thải rắn,
lỏng, khí phát sinh tại các cơ sở lưu trú du lịch, chất thải từ hoạt động lưu trú,
tham quan của du khách trên biển, các hành vi xâm hại tới môi trường của các
du khách thiếu ý thức… là những mối nguy hại tiềm tàng cho môi trường
thành phố Hạ long cũng như của vịnh Hạ long, nếu các hành vi này không
được kiểm soát tốt.
1.3. Vai trò của pháp luật đối với bảo vệ môi trường trong hoạt động du
lịch

17


Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật tương đối mới không chỉ đối với
hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn cả đối với hệ thống pháp luật của nhiều
nước đang phát triển khác. Sự vắng bóng hoặc tình trạng kém phát triển của
luật môi trường ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta được giải thích
bởi nhiều lí do khác nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại của
luật môi trường với tư cách là ngành luật, là bộ môn khoa học. Tuy nhiên,
mặc dù tranh luận khoa học vẫn đang tiếp diễn, nhu cầu về việc sử dụng pháp
luật như là công cụ hữu hiệu của việc bảo vệ môi trường đang được đặt ra như
một tất yếu xã hội.[45; tr 29]
Tính tất yếu, khách quan của việc xuất hiện và tồn tại của Luật môi
trường nói chung, Luật môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng đã nói
lên vai trò của pháp luật đối với bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.

Theo đó, pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch có vai trò quan trọng,
đó là:
Thứ nhất, pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở để thực
hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường của Đảng, của Nhà nước và của cộng
đồng đối với hoạt động du lịch.
Pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch cụ thể hoá các yêu cầu
bảo vệ môi trường của Đảng, của Nhà nước và của cộng đồng đối với hoạt
động du lịch thành những nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể có liên quan đến
hoạt động du lịch. Trên cơ sở quan điểm phát triển bền vững và phát triển du
lịch bền vững của Đảng và Nhà nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ
xây dựng hệ thống pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch và từ đây
hình thành pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch. Pháp luật môi
trường trong hoạt động du lịch được ban hành nhằm ngăn ngừa những hành vi
có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường du lịch, loại trừ những tác
động tiêu cực cho môi trường du lịch.

18


×