Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH SƠN LA

NGUYỄN XUÂN VINH

HÀ NỘI – 2016

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH SƠN LA
NGUYỄN XUÂN VINH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HỮU CHÍ

HÀ NỘI – 2016



ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí - Trường Đại học Luật Hà Nội,
các luận điểm, dẫn chứng, số liệu nêu trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực.
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Vinh

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa đào tạo sau đại học - Viện Đại
học Mở Hà Nội và các thầy cô đã giúp đỡ tôi trang bị kiến thức, tạo môi trường,
điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới PGS.TS.
Nguyễn Hữu Chí - Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã chỉ dẫn tận tình cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện việc nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí công chức thanh tra ngành Lao động
TBXH, phòng Lao động việc làm và bộ phận nghiệp vụ có liên quan đã chia sẻ
thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên
cứu cũng như tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên,
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Vinh

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NLD

: Người lao động

NSDLĐ

: Người sử dụng lao động

LĐTB&XH : Lao động thương binh và xã hội
UBND

: Ủy ban nhân dân

BYT

: Bộ y tế

BTC

: Bộ tài chính

TTLT


: Thông tư liên tịch

HĐBT

: Hội đồng bộ trưởng

NĐ-CP

:Nghị định – Chính phủ

KH – UBND : Kế hoạch- Ủy ban nhân dân
TTCP

: Thanh tra Chính phủ

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

PCCN


: Phòng chống cháy nổ

HĐLĐ

: Hợp đồng lao động

TPP

: Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. ....................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 4
Chương 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA LAO
ĐỘNG ..............................................................................................................5
1. 1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động ........................... 5
1.1.1. Khái quát về thanh tra .......................................................................... 5
1.1.2. Khái quát về thanh tra pháp luật lao động. ............................................ 9
1.2.1. Thanh tra lao động theo quan niệm của ILO ...................................... 18

1.2.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. ................................. 20
Chương 2.THỰC TRẠNG THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH SƠN LA ................................ 27
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La ................................. 27
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại Sơn La...... 29
2.2.1. Thực trạng về tổ chức ......................................................................... 30
2.2.2. Thực trạng về hoạt động ..................................................................... 31
2.2.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc ............................................ 33
vi


2.3. Quy trình thanh tra pháp luật lao động................................................... 37
2.3.1. Quy định của pháp luật về quy trình thanh tra .................................... 37
2.3.2. Nhận xét, đánh giá về thực hiện quy trình thanh tra pháp luật lao động
tại Sơn La ..................................................................................................... 40
2.4. Thực trạng chấp hành pháp luật lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp
tại tỉnh Sơn La thông qua hoạt động thanh tra .............................................. 41
2.4.1. Quy định về việc làm, đào tạo, tuyển dụng.......................................... 42
2.4.2. Quy định về hợp đồng lao động (HĐLĐ) ............................................ 43
2.4.3. Quy định về Công đoàn và thỏa ước lao động tập thể......................... 49
2.4.4. Quy định về tiền lương ....................................................................... 53
2.4.5. Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ............................... 57
2.4.6. Quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất......................... 58
2.4.7. Quy định về bảo hiểm xã hội (BHXH)................................................. 60
2.4.8. Quy định về công tác An toàn lao động- Vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) 63
2.5. Nguyên nhân vi phạm pháp luật lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp
ở tỉnh Sơn La. .............................................................................................. 66
2.5.1. Đối với hệ thống văn bản pháp luật .................................................... 66
2.5.2. Cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan thanh tra lao động trong việc
giám sát thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp ...................... 67

2.5.3. Đối với các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động ......... 69
Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA PHÁP
LUẬT LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH SƠN LA ................................ 72
3.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật ................................................. 72
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra....................................... 72
3.1.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động ....................... 74

vii


3.1.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động............................................ 75
3.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện ......................................................... 79
3.2.1. Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành ........... 79
3.2.2. Đối với người sử dụng lao động ......................................................... 81
3.2.3. Đối với người lao động ....................................................................... 81
3.2.4. Đối với Thanh tra lao động tỉnh Sơn La ............................................. 82
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra lao động
tại tỉnh Sơn La .............................................................................................. 82
3.3.1. Kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ... 82
3.3.2. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho thanh tra viên làm công tác thanh
tra lao động .................................................................................................. 83
3.3.3. Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phục vụ
công tác quản lý và hoạt động của Thanh tra lao động Sơn La. ................... 85
3.4. Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về lao động.............................. 85
3.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác trong
hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của Thanh tra lao
động-Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội ........................................... 87
3.5.1. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Liên minh các hợp tác xã
tỉnh trong việc thực hiện pháp luật lao động ................................................ 87
3.5.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị khác trong việc thanh tra pháp luật lao

động. ............................................................................................................. 88
KẾT LUẬN.................................................................................................. 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 92

viii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của
người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý
lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong hệ thống
pháp luật của quốc gia.
Về phương diện lịch sử, hệ thống pháp luật lao động nước ta được quy định từ
rất sớm và ngày càng đầy đủ, hoàn thiện. Tuy nhiên để đưa pháp luật vào thực tiễn
cuộc sống một cách sâu rộng đòi hỏi Thanh tra lao động phải đóng vai trò chủ chốt
trong việc xây dựng ý thức về công bằng và gắn kết xã hội. Trong quan hệ lao động
giữa người lao động và người sử dụng lao động sự yếu thế thuộc về người lao động;
Người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế, luôn muốn tiết giảm chi phí, xâm phạm
đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Một thực tế hiện nay khi
quyền và nghĩa vụ của cả hai bên ngày càng được mở rộng thì những dấu hiệu vi
phạm lại có chiều hướng gia tăng dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động, đình công,
ngừng việc tập thể, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có diễn biến phức tạp.
Với 510 Thanh tra viên, công chức thanh tra lao động có nhiệm vụ thực hiện toàn
bộ các hoạt động thanh tra trong cả nước; với khoảng hơn 400.000 doanh nghiệp đang
hoạt động do vậy, việc tiến hành thanh tra lao động tại tất cả doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn (Viết Long, ngày cập nhật 12/07/2016), năm 2015 toàn quốc xảy ra 7.620 vụ
tai nạn lao động, làm 7.785 người bị nạn, trong đó 629 vụ tai nạn lao động chết người, 79
vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên, có 666 người chết, 1.704 người bị thương
nặng, 2.432 nạn nhân là lao động nữ, thiệt hại về vật chất chi phí tiền thuốc, mai táng,

tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương... là 153,97 tỷ đồng,
thiệt hại về tài sản là 21,96 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 99.679 ngày
(Loan Trần, cập nhật ngày 04/03/2016); năm 2015 toàn quốc cũng để xảy
1


ra gần 2.800 vụ cháy nổ, làm chết 62 người, bị thương 264 người, thiệt hại tài sản trị giá
1.498 tỷ đồng (Việt Cường/VOV, cập nhật ngày 8/1/2016) là những con số biết nói làm bất cứ
ai trong chúng ta cũng phải sót xa, suy nghĩ.
Với chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác
thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động. Thời gian qua, Thanh tra Sở Lao độngThương binh Xã hội Sơn La đã nỗ lực, tích cực tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan
cùng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Hàng năm, thanh tra đã phát
hiện, kiến nghị nhiều hành vi sai phạm, xử lý một số hành vi vi phạm pháp luật thu
về cho ngân sách nhà nước gần trăm triệu đồng, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy
phạm pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách đảm bảo phù hợp với thực tiễn,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của ngành.
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, song từ hoạt động thực tiễn cho
thấy công tác thanh tra pháp luật lao động của ngành Lao động- Thương binh và Xã
hội Sơn La đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập trước xu thế phát triển nhanh
chóng của đời sống kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là
trước yêu cầu của nhiệm vụ chính trị được giao trong thời gian trước mắt cũng như
lâu dài, mục đích và kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình
hình hiện nay. Vì vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là “Tại sao?” và phải “Làm gì?”
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trước sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trước đòi hỏi của cơ chế thị trường
và hội nhập quốc tế, thanh tra lao động Sơn La nói riêng và hệ thống cơ quan thanh
tra lao động toàn quốc nói chung cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, có
hệ thống, trong đó việc hoàn thiện pháp luật lao động và củng cố tổ chức làm công
tác thanh tra pháp luật lao động là vấn đề đặt ra cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong

lĩnh vực lao động, tôi xin chọn đề tài: “Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao
động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Sơn La”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học

2


chuyên ngành Luật kinh tế. Việc nghiên cứu đề tài này trong giai đoạn hiện nay là
có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong những năm qua, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, công trình
nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến thanh tra ngành Lao độngThương binh và Xã hội, trong đó đáng lưu ý là một số công trình sau: “Hoàn thiện
pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn
Thị Thương Huyền (2009); “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động- Thương
binh và Xã hội, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị
Hồng Diệp (2009); “Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam”, Luận văn
thạc sĩ Luật học của Đỗ Thị Thu Hiền (2011); “Các điều kiện và giải pháp để chuyển
phương thức thanh tra theo đoàn sang Thanh tra viên phụ trách vùng”, Đề tài cấp Bộ
của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội do TS. Bùi Sĩ Lợi chủ nhiệm (2003); “ Nâng
cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội”, Đề án của
Thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội (2005); “ Vai trò của thanh tra lao
động trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, TS Bùi Sĩ Lợi (2006),
Tạp chí Lao động và Xã hội và đặc biệt là “ Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020” của Thanh tra Bộ Lao độngThương binh và Xã hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013…Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và
trang website cũng phản ánh về vấn đề này…
Tính đến nay, có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam chưa có công trình nào đi
sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về Thanh tra việc thực
hiện pháp luật lao động. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được
của các công trình trước đó, luận văn này sẽ đưa ra những lý luận cơ bản nhất về
thanh tra, thanh tra lao động, thương binh, xã hội và thực trạng hoạt động của thanh

tra lao động tại tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao
động, hoạt động thanh tra lao động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về lao động trong giai đoạn hiện nay.
3


3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu các qui định của pháp
luật lao động Việt nam về vấn đề thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực
tiễn địa bàn tỉnh Sơn La; đưa ra những đánh giá về thực trạng các qui định thanh tra
việc thực hiện pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là từ hoạt động thực tiễn trong công tác thanh tra lao động
tại tỉnh Sơn La để đánh giá, góp phần xây dựng những vấn đề lý luận pháp lý về thanh
tra lao động, đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt
động quản lý nhà nước đối với thanh tra pháp luật lao động trong các doanh nghiệp.
Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu những quan điểm, quan niệm, quy định của
pháp luật Việt Nam về thanh tra lao động, soi vào thực tiễn hoạt động của thanh tra
lao động trong các doanh nghiệp tại tỉnh Sơn La; tìm hiểu những khó khăn, vướng
mắc; đề xuất kiến nghị hoàn thiện hệ thống thanh tra lao động, về pháp luật lao động
và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử mácxít; quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như
phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh đối chiếu và khảo sát thực tiễn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thanh tra và thanh tra lao động.

Chương 2: Thực trạng thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động trong các
doanh nghiệp tại tỉnh Sơn La;
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra pháp luật lao động từ thực
tiễn tỉnh Sơn La.
4


Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA LAO ĐỘNG

1. 1. Khái quát về thanh tra và thanh tra pháp luật lao động
1.1.1. Khái quát về thanh tra
Khái niệm thanh tra
Theo từ điển tiếng Việt: Thanh tra (người thuộc cơ quan có thẩm quyền) kiểm
tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp) với nghĩa này,
thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm “xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì
trái với quy định” (từ điển tiếng Việt NXBKHXH Hà Nội 1994). Thanh tra thường
đi kèm với một chủ thể nhất định: “Người làm nhiệm vụ thanh tra”, “Đoàn thanh
tra” và “đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định” Tr 504;
Hiện nay, cũng như trong lịch sử nước ta được thể hiện “thanh tra” với
mức độ khác nhau qua mô hình các cơ quan nhà nước và các quy định của Hiến
pháp và pháp luật:
Thời kỳ sau 2/9/1945 Sau khi giành độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban
Thanh tra đặc biệt, thuật ngữ “thanh tra” xuất hiện, quyền thanh tra được xác định
và chính thức giao cho Chính phủ.
Hiến pháp 1946 chưa sử dung thuật ngữ “thanh tra”, hoạt động thanh tra, kiểm
tra chưa được giao cho một cơ quan chuyên trách nào, quyền kiểm soát đối với

Chính phủ được giao cho Ban thường vụ của Nghị viện.
Hiến pháp 1959 đã đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi hành các
quyết định quản lý nhà nước.
Hiến pháp 1980 sử dụng thuật ngữ “thanh tra” với nội dung là một chức năng
của cơ quan quản lý nhà nước.
5


Hiến pháp 1992: Khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn tại các
Điều 112,115,116 và 124; Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ: “Tổ
chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra,
kiểm tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân”.
Đặc điểm của thanh tra
- Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước, với tư cách là một chức năng, là một
giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước; tất
cả các giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra
để có thông tin đầy đủ, chính xác.
- Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước, là một chức năng của quản lý
nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực
của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Thanh tra là một hoạt động luôn luôn
mang tính quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà
nước. Thanh tra luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành
hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó.
-Thanh tra có tính độc lập tương đối, đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản
chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức
năng khác của bộ máy quản lý nhà nước.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Gồm: Cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành;

Tại Điều 3 Luật thanh tra 2010, quy định:
- Thanh tra nhà nước.
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
6


- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Là cơ quan
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục
thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chỉ thực hiện hoạt động thanh tra hành
chính, còn các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực thì vừa thực hiện thanh tra hành
chính, vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, bộ máy thanh tra là hệ thống các cơ quan thanh tra từ trung ương đến
địa phương, có mối liên hệ với nhau trong công tác thanh tra, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo thống
nhất của Tổng Thanh tra về tổ chức và hoạt động thanh tra.
Vị trí, vai trò của thanh tra.
Nói tới vai trò của thanh tra là nói tới những tác động, ảnh hưởng của thanh tra
đối với quản lý nhà nước, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của mình;
đối với xã hội thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra. Vai trò của thanh tra thể
hiện trên những điểm sau:
Thứ nhất, thanh tra có vai trò trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật .
Hoạt động thanh tra, theo quy định của Luật Thanh tra, nhằm phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp
khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt

động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Các thông tin cung cấp cho chủ thể quản lý qua hoạt động thanh
tra càng chính xác, đúng đắn thì các chủ thể quản lý nhà nước càng sửa chữa các khuyết
điểm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong tổ chức thực hiện pháp luật
chính xác và có chất lượng. Chính vì vậy, thanh tra cũng làm cho chu trình quản lý nhà
nước khép kín, từ hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện đến kiểm tra việc thực hiện các
quyết định quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước.
7


Thứ hai, thanh tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật
nhà nước.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc quản lý nhà nước rất quan trọng, thiếu
nó quản lý nhà nước sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Pháp chế còn được hiểu là chế độ
hoạt động của Nhà nước mà trong đó mọi quy định của pháp luật đều được mọi cơ
quan nhà nước, tổ chức và công dân thực hiện nghiêm túc. Việc bảo đảm pháp chế sẽ
không có ý nghĩa nếu kỷ luật nhà nước không được tuân thủ một cách nghiêm minh.
Thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng, cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện, kết luận và kiến nghị xử lý cơ quan hành
chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Qua đó tạo ra cơ chế kiểm soát thực hiện
quyền lực nhà nước trong hoạt động hành chính, khắc phục tình trạng thiếu trật tự, kỷ
cương nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi trái pháp luật của cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.
Thứ ba, thanh tra góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức và công dân.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một chức năng quan trọng của
Nhà nước pháp quyền, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ. Trong sự
nghiệp đổi mới, Nhà nước đảm bảo duy trì trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước, tạo
điều kiện quan trọng để thực hiện đầy đủ quyền con người, quyền công dân mà Hiến
pháp ghi nhận thông qua hoạt động thanh tra thực hiện quyền lực nhà nước, trong hệ

thống hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức; thông qua hoạt động giải
quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Hoạt động thanh tra góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh
nghiệp làm ăn chân chính trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường với sự bùng
nổ về số lượng doanh nghiệp và quy luật cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Luật
Thanh tra đã quy định nguyên tắc "không làm cản trở hoạt động bình phát hiện và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật.
Mục đích thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra.

8


- Mục đích thanh tra
Mục đích thanh tra là nội dung quan trọng đã được pháp luật thanh tra trước đây
đề cập, song từ yêu cầu công tác quản lý cho nên trong mỗi giai đoạn cụ thể mục đích
của thanh tra có sự thay đổi nhất định. Nếu như Luật thanh tra năm 2004 đề cao mục
đích thanh tra là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thì Luật
thanh tra năm 2010 đã thể hiện rõ hơn mục đích thanh tra theo tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”. Hơn nữa, với vai trò là
công cụ của quản lý nhà nước, mục đích chủ yếu của hoạt động thanh tra là giúp chủ
thể quản lý nhà nước kiểm soát và bảo đảm cho các đối tượng quản lý chấp hành đúng
chính sách, pháp luật, chứ không chỉ là tìm ra vi phạm để xử lý, cho nên Luật thanh tra
năm 2010 đã xác định hoạt động thanh tra ngoài việc phát hiện, xử lý những sai phạm;
kiến nghị việc khắc phục, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật còn có mục
đích là giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nhất
là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây cũng là xu hướng chung của hoạt động thanh
tra trên thế giới hiện nay.
- Nguyên tắc hoạt động thanh tra
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá
trình thực hiện hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước.

Chính vì vậy pháp Luật thanh tra đã quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra là: Tuân
theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời;
không trùng lắp về phạm vi, đối tượng nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan
thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan,
tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.1.2. Khái quát về thanh tra pháp luật lao động.
* Khái niệm thanh tra lao động.
Thanh tra lao động đóng vai trò thiết yếu trong quản lý nhà nước về lao động.
Với mục đích của thanh tra lao động là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật lao động; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp
9


luật để kiến nghị nhà nước biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lao động.

* Nhiệm vụ của thanh tra lao động:
Căn cứ Điều 10 Nghị định 139/2013/NĐ - CP ngày 24/04/2013 của
Chính phủ Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
1. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc
quyền quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện
pháp luật về thanh tra.
2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra
viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý
của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
* Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động.
Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống văn bản pháp luật về Thanh tra lao động có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và pháp
luật lao động nói riêng. Những đặc điểm này không chỉ giúp chúng ta nhận diện
đúng đắn về vị trí của thanh tra lao động mà còn là cơ sở lý luận khoa học để đánh
10


giá thực trạng pháp luật, từ đó có định hướng rõ ràng cho những giải pháp hoàn
thiện pháp luật về Thanh tra lao động, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao
động nói riêng, pháp luật quốc gia nói chung.
Thứ nhất: Pháp luật lao động là pháp luật chuyên ngành, do đó các quy định về
Thanh tra lao động vừa đảm bảo tính chuyên môn vừa phải phù hợp với các quy
định của pháp luật về Thanh tra;
Thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi
quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Đối tượng Thanh tra lao
động cũng là đối tượng quản lý, nội dung thanh tra phụ thuộc vào nội dung quản lý
của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Lao độngThương binh và Xã hội. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động vừa đảm bảo
thực hiện đúng các quy định của pháp luật thanh tra, vừa đảm bảo tuân thủ các quy
định của pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai: Nội dung thanh tra chính là các nội dung được quy định trong Bộ luật
Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (các quy
định về tuyển dụng, đào tạo, hợp đồng lao động, tiền công, tiền lương, thời giờ làm
việc nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động…);
Thứ ba: Pháp luật về Thanh tra lao động mang tính thủ tục chặt chẽ
Thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng là hoạt động được thực
hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động một

cách chính xác, khách quan. Để tiến hành một cuộc thanh tra lao động, pháp luật lao
động quy định thủ tục hết sức chặt chẽ từ khâu ra quyết định thanh tra đến việc chỉ
đạo, báo cáo ra kết luận và xử lý kết luận thanh tra.
Thứ tư: Pháp luật về thanh tra lao động gắn liền với pháp luật khiếu nại, tố cáo
và pháp luật phòng chống tham nhũng.
Ngoài nhiệm vụ thanh tra, Thanh tra lao động có nhiệm vụ rất quan trọng là
giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động.
* Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động.
11


Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động được khái quát như sau:
Thứ nhất, Thanh tra lao động trước năm 2004 (1945- 2004)
- Giai đoạn 1945- 1954: Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thanh tra
đối với hoạt động quản lý nhà nước, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành
lập Ban thanh tra đặc biệt. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động đã thành lập Ban Thanh
tra lao động (Nha Thanh tra lao động), có nhiệm vụ giúp Bộ lao động nghiên
cứu xây dựng chính sách, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đồng thời tổ chức thanh
tra, kiểm tra việc thi hành các chính sách, luật lệ lao động, việc sử dụng lao
động và chính sách người lao động.
Ngày 12/3/1947, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh 29-SL trong đó có quy định về
thành lập ngạch thanh tra và kiểm soát lao động trong Bộ Luật Lao động, Sắc lệnh
số 95-SL ngày 13/8/1949 chính thức đặt hai ngạch thanh tra và kiểm soát lao động,
Sắc lệnh còn quy định rõ quyền và trách nhiệm của Thanh tra lao động, kiểm soát
lao động.
- Giai đoạn 1955- 1975: Thanh tra được tổ chức thành các phòng thanh tra,
pháp chế, bảo hộ lao động và phòng lao tư. Năm 1964, Thanh tra kỹ thuật an toàn
chính thức được thành lập với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản
lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn lao động theo Nghị định số 187-CP ngày
18/12/1964.

- Giai đoạn 1976- 2004: Bộ Lao động và Bộ Thương binh- Xã hội sáp nhập
thành Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Ban thanh tra Lao động và Xã hội
được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban thanh tra Lao động và Ban thanh tra
Thương binh và Xã hội của Bộ Lao động và Bộ Thương binh- Xã hội. Ngày
01/4/1991, Pháp lệnh thanh tra ra đời quy định rõ thanh tra của các Bộ, ngành nằm
trong hệ thống Thanh tra nhà nước, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Thanh tra Bộ, ngành. Đây là văn bản mở đầu một giai đoạn phát triển mới của
ngành thanh tra. Giai đoạn này Thanh tra Bộ tách thành hai đơn vị độc lập là Thanh
tra chính sách lao động- xã hội và Thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.

12


Đến năm 2003, khi Nghị định số 29/CP ngày 31/3/2003 được ban hành quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Lao động- Thương binh và
Xã hội thì Thanh tra Bộ mới trở thành một tổ chức thanh tra duy nhất gọi là Thanh
tra Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội với chức năng do Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội quy định tại Quyết định số 1118/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày
10/9/2003 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ.
Thứ hai, Thanh tra lao động từ năm 2004 đến 2010.
Luật Thanh tra 2004 được ban hành với tinh thần nhằm đổi mới tổ chức và
hoạt động thanh tra, là công cụ pháp lý để kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thực thi
pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống
tham nhũng. Các quy định cơ bản về mục đích thanh tra, nguyên tắc thanh tra, hình
thức thanh tra, phương thức thanh tra, trình tự, thủ tục thanh tra, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan thanh tra, Thanh tra viên, cộng tác viên… đã được ghi nhận, là cơ
sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra. Trên cơ sở Luật Thanh tra 2004,
Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức

hoạt động của Thanh tra Lao động- Thương binh và Xã hội được ban hành. Đây
được coi là Nghị định về thanh tra chuyên ngành Lao động- Thương binh và Xã
hội; Quyết định số 148/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2008 về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; Quyết định số
599/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng về việc bổ nhiệm Chánh Thanh
tra Bộ, Quyết định số 02/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế hoạt động Thanh
tra Nhà nước về lao động theo phương thức Thanh tra viên phụ trách vùng; Quyết
định số 01/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực
hiện pháp luật lao động…
Thứ ba, Thanh tra lao động từ năm 2010 đến nay.
Luật thanh tra năm 2004 đã góp một phần rất quan trọng trong công tác quản
lý nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số nhược điểm như
13


chưa luật hóa chức năng đấu tranh phòng chống tham nhũng, tổ chức bộ máy chưa
khoa học, còn chồng chéo; mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động
thanh tra chưa được quy định rõ... Để đáp ứng tốt nhiệm vụ thanh tra trong thời kỳ
mới, ngày 15/11/2010 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thanh
tra 2010 trong đó có quy định: về thanh tra viên, cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành; hai khái niệm cơ bản là "thanh tra hành chính" và "thanh tra chuyên ngành"
cũng được sửa đổi, bổ sung nhằm phân biệt rõ hai loại hoạt động này. Hoạt động
thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm đó là do các cơ quan có chức năng quản
lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tiến hành (như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở),
cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục
thuộc bộ, Chi cục thuộc sở); Đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành; Nội dung của thanh
tra chuyên ngành là xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy
định về chuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành. Khi xem xét, các cơ quan

tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Trên cơ sở Luật Thanh tra 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định
số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nghị
định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt
động của Thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội được ban hành.
Thanh tra lao động là một loại của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội, một nội dung thanh tra chuyên sâu vào lĩnh vực lao động, bao gồm thanh tra
về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao
động. Do đó, Thanh tra lao động hoạt động không nằm ngoài mục đích thanh tra
của Thanh tra Lao động- Thương binh và Xã hội, không vượt quá chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động- Thương binh và Xã hội và hoạt động nhằm
phát huy vai trò của thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng.
14


1.1.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động
* Quy định của pháp luật về Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành Lao động-Thương binh và Xã
hội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
pháp luật về lao động; điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động,
vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật;
Để thực hiện quản lý nhà nước về lao động, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích
chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, Bộ luật Lao động 1994
dành một chương (Chương XVI) quy định về Thanh tra nhà nước về lao động,
xử phạt vi phạm pháp luật lao động với 07 điều quy định về Thanh tra lao động.
Một số quy định về Thanh tra lao động được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002, các quy định này bao gồm:
quy định chức năng của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 186), nhiệm vụ
chủ yếu của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 187), quyền của Thanh tra
viên (Điều 187), những việc Thanh tra viên không được làm (Điều 188 Bộ luật
Lao động), cơ chế phối hợp thanh tra,…
Bộ luật Lao động 2012 cũng dành một chương (Chương XVI) quy định về
nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động (Điều 237 Bộ luật Lao động); Xử lý vi
phạm trong lĩnh vực lao động (Điều 239 Bộ luật Lao động);
-Quyền của Thanh tra viên lao động đã được quy định ngay trong Điều 187 Bộ
luật Lao động 1994, cụ thể khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền:
Thanh tra, điều tra những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao bất
cứ lúc nào mà không cần báo trước; yêu cầu người sử dụng lao động và những
người có liên quan khác cung cấp tình hình và các tài liệu liên quan đến việc thanh
tra, điều tra; tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật lao
động; quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ
15


gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động và chịu trách
nhiệm về quyết định đó.
-Quy định về trách nhiệm, cơ chế phối hợp, hiệu lực của quyết định thanh tra
(Điều 188, 189, 190 Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007):
+ Điều 188 Bộ luật Lao động quy định về trách nhiệm của thanh tra lao động:
Thanh tra viên lao động phải là người không có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp với đối tượng thuộc phạm vi thanh tra. Thanh tra viên kể cả khi thôi
việc, không được tiết lộ những bí mật biết được trong khi thi hành công vụ và phải
tuyệt đối giữ kín mọi nguồn tố cáo.
+ Điều 189 Bộ luật Lao động quy định về cơ chế phối hợp của thanh tra viên:
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động phải cộng tác chặt chẽ với Ban chấp
hành công đoàn. Nếu vụ việc có liên quan đến các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật,

chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra viên lao động có thể mời các chuyên gia, các kỹ
thuật viên lành nghề về lĩnh vực hữu quan làm tư vấn; khi khám xét máy, thiết bị, kho
tàng, phải có mặt người sử dụng lao động và người trực tiếp phụ trách máy, thiết bị,
kho tàng;
+ Điều 190 Bộ luật Lao động quy định về hiệu lực của quyết định thanh tra:
Thanh tra viên lao động trực tiếp giao quyết định cho đương sự, trong quyết
định phải ghi rõ ngày quyết định bắt đầu có hiệu lực, ngày phải thi hành xong, nếu
cần thiết ghi cả ngày phúc tra.
Quyết định của Thanh tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành.
Người nhận quyết định có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Thanh tra viên lao động.
Tóm lại, pháp luật lao động đã trao cho Thanh tra viên lao động những quyền
năng rất lớn trong hoạt động thanh tra nhằm thực thi pháp luật lao động có hiệu quả
( như: quyền thanh tra không phải báo trước, quy định quyết định của thanh tra viên
lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành…);

16


Nghị định 39/2013/NĐ-CP là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật về thanh
tra lao động, trong đó quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện
chức năng thanh tra Lao động; thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác viên
thanh tra lao động; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động
thanh tra lao động.
-Tổ chức của Thanh tra lao động, gồm có các cơ quan thanh tra nhà nước từ
trung ương đến địa phương: Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội các tỉnh, thành phố; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành là Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động và một số lĩnh vực khác trong
phạm vi cả nước thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành.
Thanh tra Sở là cơ quan thuộc Sở, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động và một số lĩnh vực khác trong
phạm vi tỉnh, thành phố thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành.
Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh
tra viên và các công chức khác. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở
được quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra 2010 và các điều Bộ luật Lao động 2012;
Nghị định 39/2013/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ,
Thanh tra Sở, Cục Dạy nghề, Cục quản lý lao động Ngoài nước và nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể của các Chánh thanh tra, Tổng cục trưởng ( tại các điều từ 8 đến 16);
- Quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác
viên thanh tra:
Về cơ bản, các quy định trong Nghị định này tuân thủ quy dịnh của Luật thanh
tra, tuy vậy cũng có những quy định mang tính chất đặc thù của ngành (từ Điều 16
đến Điều 19);
17


×