Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC M Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐÒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TE THẺO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

VŨ THỊ YẺN

HÀ NỘI - 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


VIỆN ĐẠI HỌC M Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐÒNG MƯA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TÉ THEO PHAP l u ậ t v i ệ t n a m
VŨ THỊ YẺN
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.TRẦN MINH NGỌC

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình khoa học này là công trình do tôi nghiên cứu
độc lập. Các số liệu trích dẫn trong luận văn hoàn toàn trung thục và có nguồn trích
dẫn cụ thể. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn.

Học viên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Trần Minh
Ngọc - người đã tận tình hướng dẫn cũng như truyền đạt cho tôi những kiến thức và
phương pháp nghiên cứu khoa học quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn
thạc sỹ này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo và các cán bộ của Viện Đại
học Mở Hà Nội - những người thầy, người cô đã truyền đạt kiến thức cũng như tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn thạc sỹ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
ở bên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên


DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT
HĐMBHHNT HĐMBHHVTNN

Họp đồng mua bán hàng hóa ngoại
thưong Họp đồng mua bán hàng hóa với
thưong nhân nước ngoài


LHĐTO

Luật họp đồng Trung Quốc

LTMVN

Luật thương mại Việt Nam

MBHHOT

Mua bán hàng hóa Quốc tế

ucc

Bộ luật thưong mại thống nhất Hoa Kỳ

UNCITRAL

ủ y ban của Liên Họp Quốc về Luật

WTO

Tổ chức thưong mại thế giới

thưong mại quốc tế


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm on
Mục lục
Danh mục tò viết tắt
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chưong 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
VÀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC
TẾ................................................................................................................................... 5
l.l.K hái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.......................................... 5
1.1.1 .Khái niệm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế................................................5
1.1.2.Đặc điểm của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế........................................ 11
1.1.3 .Điều kiện có hiệu lực của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế...............................17
1.1.4. Luật điều chỉnh Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế...................................21
1.2.Trách nhiệm do vi phạm Hựp đồng mua bán hàng hóa quốc tế................. 29
1.2.1.

Khái niệm về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế.................................................................................................. 29
1.2.1.1 .Khái niệm về trách nhiệm pháp lý................................................................. 30
L2.L2.KMj niêm về trách nhiêm do vi pham Hem đồng mua bán hàng hỏa quốc
tế................................................................................................................................... 32
1.2.2.

Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán Mng hóa

quốc tế.......................................................................................................................... 35
1.2.3.


Các căn cứ miễn trách nhiệm và chế tài do vi phạm Họp đồng mua bán Mng

hóa quốc tế................................................................................................................... 36


Chương 2: QUY ĐINH CỦA PHÁP LUẢT VIẺT NAM VÈ TRÁCH NHIÊM
DO



PHAM

HƠP

ĐÒNG

MUA

BẢN

HẢNG

HỎA

OUÓC

TỂ.................................. 39
2.1.

Căn cứ để quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.................................... 39


2.1.1. Sự vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế..........................................39
2.1.2.Thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm............................................................42
2.1.3.Lỗi của bên vi phạm họp đồng......................................................................... 43
2.1.4.

Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm họp đồng của bên vi phạm và thiệt hại

về tài sản của bên bị vi phạm..................................................................................... 45
2.2.CÚC hình thức trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế....................................................................................................................................47
2.2.1.

Chế tài buộc thực hiện đúng họp đồng........................................................47

2.2.2.Chế tài phạt vi phạm......................................................................................... 50
2.2.3.

Chế tài bồi thường thiệt hại......................................................................... 54

2.2.4.

Chế tài tạm ngừng thực hiện họp đồng....................................................... 58

2.2.5.Chế tài đình chỉ thực hiện họp đồng................................................................ 59
2.2.6.

Chế tài hủy bỏ họp đồng............................................................................... 60

2.3.CÚC căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế......................................................................................................................... 68
2.3.1.Sự kiện bất khả kháng........................................................................................ 68
2.3.2.Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm.................................................... 77
2.3.3.

Miễn trách nhiệm theo quy định của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.. .79

2.3.4.

Miễn trách nhiệm khi người thứ ba có quan hệ với một bên của họp đồng gặp

bất khả kháng.............................................................................................................. 80
2.3.5.Trường họp miễn trách nhiệm khác................................................................. 81
Chưomg 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC


3.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.................................... 84
3.1.1.

Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam chọn luật Việt Nam áp dụng
cho họp đồng................................................................................................................84
3.1.2.

Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế để tạo thuận lợi cho các cơ quan tài phán khi giải quyết tranh chấp về Họp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế................................................................................. 86
3.2.

MỘÍ số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm

Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế..................................................................... 87
3.2. l.Phucmg huớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm Họp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.................................................................................. 87
3.2.2.

Một số kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do vi

phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế...............................................................89
KẾT LUẬN..................................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................100


MỞ ĐÀU
l.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được xây dựng và phát triển
trên nền tảng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua hon hai thập niên đổi mới và phát triển đã khẳng
định đường lối phát triển đất nước của Đảng ta là đúng đắn khi đưa đất nước ta từ
một nước với nền nông nghiệp lạc hậu chuyển mình thành một đất nước có nền kinh
tế đa dạng, phong phú, kết họp được sức mạnh bên trong và tận dụng được sự hỗ trợ
bên ngoài. Góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế, tạo tiềm lực và củng cố các
điều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới, trong hon hai thập kỷ qua
lĩnh vực xuất nhập khẩu đã chứng minh vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp
phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với những thành tích xuất sắc đã

đạt được, lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều tồn tại mà nguyên nhân chủ yếu là
trình độ phát triển của đất nước còn thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa chưa cao,
năng lực, trình độ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn chế.
Trong suốt sự phát triển của đất nước có sự đóng góp không nhỏ của hoạt
động kinh tế đối ngoại nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Bên cạnh
những kết quả đạt được thì trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế nhiều khi khó
khăn, cản trở đến từ chính cơ chế, chính sách và pháp luật. Mua bán hàng hóa quốc
tế nhiều khi không thuận lợi, các vụ vi phạm ngày càng gia tăng với tính chất ngày
càng phức tạp. Việc giải quyết các vi phạm này phụ thuộc rất nhiều vào cả yếu tố
chủ quan và khách quan, trong đó một số yếu tố thường xảy đến với doanh nghiệp
Việt Nam là khả năng cạnh tranh không cao, thiếu kinh nghiệm trong giao thương
quốc tế, thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như các tập quán thương mại quốc tế, áp
dụng pháp luật còn non kém... lại phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài có
bề dày kinh nghiệm thưong trường quốc tế, sắc sảo và kinh nghiệm trong đàm phán,
ký kết họp đồng, hiểu biết và vận dụng tốt pháp luật cũng như các, tập quán thưong


mại quốc tế. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam thường bị thiệt thòi trong các tranh
chấp quốc tế.
Với việc gia nhập Tổ chức thưcmg mại thế giới (WTO) và hội nhập kinh tế
thế giới ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam, pháp luật về thương mại quốc tế
đã và đang là công cụ hữu hiệu và vô cùng cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật
Việt Nam hiện hành về thưcmg mại nói chung và Họp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế), trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Vì
vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về Họp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế nói riêng trở nên cấp thiết, cần được nghiên cứu nghiêm túc và điều
chỉnh kịp thời. Trong bối cảnh đó, học viên đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm do vi

phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam ” làm luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và một số khía cạnh chuyên sâu về
pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng đã được một số chuyên gia, học giả
nghiên cứu. Đối với khía cạnh chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu theo các cấp độ
khác nhau như: “Họp đồng mua bán hàng hóa với thưcmg nhân nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam” của Trương Anh Tuấn, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa
Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do
vi phạm họp đồng trong kinh doanh - thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của
Quách Thúy Quỳnh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2005; “Trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định
của pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thụy Phương, Luận văn Thạc sỹ Luật học,
Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

2


Trong các công trình nêu trên, một số công trình đề cập một cách khái quái
hầu hết các vấn đề về mua bán hàng hóa quốc tế trong bối cảnh Việt Nam mới hội
nhập kinh tế quốc tế, một số công trình khác nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật
Việt Nam điều chỉnh chế độ trách nhiệm vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế hoặc một chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Hiện chua có công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống nào về trách
nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam,
đặc biệt là sau khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thuong mại Thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích: Làm sáng tỏ một cách có hệ thống chế độ trách nhiệm do vi
phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là căn cứ để quy trách nhiệm,

các hình thức trách nhiệm và các căn cứ để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm họp
đồng. Từ thục tiễn áp dụng pháp luật, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về chế độ trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Nhiệm vụ: Với mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ làm sáng tỏ hơn một số
vấn đề lý luận về Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Phân tích và so sánh các căn
cứ quy trách nhiệm, các chế độ trách nhiệm và các căn cứ miễn trách nhiệm do vi
phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Luật thuong mại Việt Nam năm
2005 với những quy định tuong ứng của Công uớc Viên năm 1980 về mua bán
hàng hóa quốc tế và pháp luật một số nuớc điển hình trên thế giới, pháp luật khu
vục; Rút ra một số điểm còn bất cập, chua họp lý của LTMVN về trách nhiệm do vi
phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Đua ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định pháp luật Việt Nam về chế độ trách nhiệm do vi phạm Họp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một vấn đề
rộng và tuong đối phức tạp. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ luật học, khi
nghiên cứu về chế độ trách nhiệm do vi phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
luận văn giới hạn ở việc phân tích các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm Họp

3


đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các căn cứ miễn trách nhiệm và các chế tài do vi
phạm Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của: Một số văn bản pháp
luật quốc tế như Công ước Viên năm 1980 về Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình, Bộ nguyên tắc
UNIDROIT về họp đồng thưong mại quốc tế... Hệ thống pháp luật Việt Nam điều
chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế như: Bộ luật dân sự năm 2005, Luật
thưong mại năm 2005; Pháp luật của một số quốc gia về lĩnh vực này mà có quan
hệ thương mại thường xuyên với Việt Nam như: Trung Quốc, Mỹ, Pháp. Ngoài ra,

do hiện nay khái niệm về hàng hóa đã có nhiều thay đổi, hàng hóa theo cách hiểu
hiện nay bao gồm hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình, việc mua bán hai loại
hàng hóa này có nhiều điểm đặc thù, do đó trách nhiệm do vi phạm họp đồng đối
với hai loại hàng hóa này ngoài những điểm giống nhau cũng có nhiều điểm khác
nhau. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở việc mua bán quốc tế hàng
hóa hữu hình.
5. Phưo*ng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của Đề tài là quan điểm của Chủ Nghĩa Mác - Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, Đồ tài đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, logic,
tổng họp, phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh pháp luật.
6. BỐ cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chưong:
Chưong 1: Tổng quan về họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trách nhiệm
do vi phạm họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chưong 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm họp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chưong 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
do vi phạm họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

4


Chương 1
TỎNG QUAN VÈ HỢP ĐÒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ VÀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP
ĐÔNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Để trao đổi, mua hoặc bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế, các thưong nhân
đóng trụ sở thưong mại ở các nước khác nhau ký kết họp đồng mua bán hàng hóa
với nhau, ví dụ như: Thương nhân đóng trụ sở thương mại tại Hoa Kỳ ký họp đồng
mua bán giầy da với thưong nhân đóng trụ sở thương mại tại Việt Nam; thương
nhân có trụ sở thương mại tại Trung Quốc ký họp đồng mua chuối của thương nhân
có trụ sở thương mại tại Philipin... Những họp đồng này là họp đồng mua bán hàng
hóa trong phạm vi quốc tế, được gọi ngắn gọn là Họp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế.
Vậy Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Thứ nhất, Theo Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế những động
sản hữu hình (gọi tắt là công ước La Haye năm 1964), tại điều 1 quy định: Họp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế là họp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa
các bên có trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển
từ nước người bán sang nước người mua, hoặc ký kết họp đồng được diễn ra ở các
nước khác nhau. Theo công ước này, tiêu chí ký kết họp đồng được hiểu là ký kết ở
nước người bán hoặc nước người mua hoặc nước thứ ba. Nếu các bên giao kết
không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ. Yếu tố
quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của
họp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Như vậy theo Công ước La Haye, tiêu chí

5


quan trọng nhất để xác định một họp đồng là Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
là tiêu chí trụ sở thuơng mại của bên mua và bên bán phải đóng ở các nuớc khác
nhau.
Thứ hai, Theo Công ước Liên hợp quốc về Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
năm 1980 (United Nations Convention on Contracts for International Sales o f Goods,
Vienna 1980 - CISG, gọi tắt là Công ước Viên năm 1980), tiêu chỉ để xác định tính chất

quốc tế của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đuợc quy định tại điều 1 nhu sau:
“ỉ. Công ước áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau:
a. Khi các quốc gia là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của
nước thành viên Công ước này.
2 Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không
tỉnh đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình
thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông
tin giữa các bên.
3. Quốc tịch của các bên, quy chế dãn sự hoặc thương mại của họ, tỉnh chất
dãn sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp
dụng của Công ước. ”
Theo Công uớc Viên 1980, chỉ có một tiêu chí duy nhất để xác định một họp
đồng là Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tiêu chí bên mua và bên bán phải có
trụ sở thuong mại ở các nuớc khác nhau. Giống nhu Công uớc La Haye năm 1964,
Công uớc này cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định
tính chất quốc tế của họp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Nhung khác với Công
uớc La Haye năm 1964, Công uớc Viên năm 1980 không đua ra tiêu chí hàng hoá
phải đuợc chuyển qua biên giới của một nuớc, việc chào hàng và chấp nhận chào
hàng phải đuợc lập ở các nuớc khác nhau để xác định tính chất quốc tế của họp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

6


Như vậy, dù hai công ước quan trọng nhất về mua bán hàng hóa quốc tế là
Công ước La Haye năm 1964 và Công ước Viên năm 1980 không đưa ra khái niệm
Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng đều lấy tiêu chí trụ sở thương mại của
các bên đương sự làm tiêu chí quan trọng nhất để xác định tính chất quốc tế của

Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Cùng với sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các điều
ước quốc tế về thương mại quốc tế hiện nay đều có quan điểm tương đối thống nhất
về tiêu chí xác định tính chất quốc tế của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là
tiêu chí các bên tham gia họp đồng có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác
nhau. Yếu tố quốc tịch của các bên, hay hàng hóa phải dịch chuyển qua biên giới
quốc gia, hay việc chào hàng và chấp nhận chào hàng phải được độc lập ở các nước
khác nhau... không còn là tiêu chí bắt buộc nữa. Điều này giải thích cho việc các
họp đồng mua bán hàng hóa trong khu chế xuất, khu thương mại tự do. cũng được
coi là Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ ba, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quan điểm của Pháp. Khi
xác định yếu tố quốc tế của họp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Cộng hòa Pháp
căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một họp
đồng quốc tế là họp đồng tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi
tương ứng giữa hai nước, nói cách khác, họp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương
mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn pháp lý, một họp đồng được coi là họp đồng quốc tế
nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi
cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ họp đồng, nguồn vốn thanh toán.
Thứ tư, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt
Nam
Trong hoạt động giao thương quốc tế, họp đồng mua bán hàng hóa giữa
thương nhân có trụ sở thương mại tại Việt Nam và thương nhân có trụ sở thương
mại tại nước khác được ký kết, các họp đồng này được gọi bằng nhiều tên gọi khác
nhau như: “họp đồng xuất nhập khẩu”, “họp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài”, “họp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương”. Dù với tên gọi nào

7


thì các họp đồng này vẫn là họp đồng mua bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trước khi trở thành họp đồng mua bán hàng
hóa trong phạm vi quốc tế thì họp đồng đó phải là họp đồng mua bán tài sản theo
quy định tại Đạo luật gốc của Việt Nam là Bộ luật Dân sự, cụ thể tại điều 428 quy
định: Họp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài
sản và trả tiền cho bên bán. Đổ họp đồng mua bán tài sản trở thành Họp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế thì họp đồng phải thêm điều kiện yếu tố quốc tế, pháp luật
Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của đất nước lại quy định không hoàn toàn
giống nhau về khái niệm hoặc tiêu chí xác định yếu tố quốc tế của Họp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Quy chế tạm thời số 4794-TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ
Thưong nghiệp hướng dẫn việc ký kết họp đồng mua bán hàng hóa ngoại thưong
(HĐMBHHNT) đưa ra khái niệm HĐMBHHNT như sau: Họp đồng mua bán hàng
hoá ngoại thương là họp đồng mua bán hàng hoá có tính chất quốc tế. Tính chất này
của họp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương thể hiện ở những mặt sau: a. Chủ thể
của HĐMBHHNT là các pháp nhân có quốc tịch khác nhau; b. Hàng hoá là đối
tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ nước này qua nước khác; c.
Đồng tiền thanh toán trong HĐMBHHNT là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên ký
kết họp đồng. Theo quy chế này thì tiêu chí xác định tính quốc tế là: thứ nhất, họp
đồng được ký kết giữa pháp nhân Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam, có trụ sở
thưong mại tại Việt Nam và thưong nhân có quốc tịch nước ngoài, có trụ sở thưong
mại ở nước ngoài; thứ hai, hàng hóa là đối tượng của họp đồng được dịch chuyển từ
nước người bán sang nước người mua; thứ ba, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của
một hoặc cả hai bên. Những tiêu chí này đã khẳng định HĐMBHHNT là Họp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.
Quá trình thực hiện cho thấy quy chế này bộc lộ nhiều bất cập: Ngay từ tên
gọi là HĐMBHHNT cũng chưa chính xác dưới góc độ khoa học pháp lý vì đối tượng
của họp đồng không phải là “ngoại thưong” mà là hàng hóa. Trong quá trình áp dụng
Quy chế cũng cho thấy nhiều bất cập. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân nước



ngoài cũng không dễ dàng vì quy định của các nước về vấn đề này có sự khác nhau,
ví dụ: Pháp luật của Pháp quy định xác định quốc tịch của pháp nhân theo pháp luật
nơi có địa chỉ thường trú của pháp nhân, thường là nơi thường trú của cơ quan điều
hành, pháp luật của Anh, Mỹ quy định quốc tịch của pháp nhân được xác định theo
luật của nước nơi đăng ký điều lệ hoạt động. Bên cạnh đó, việc hình thành các khu
chế xuất thì tiêu chí hàng hoá là đối tượng của họp đồng phải được di chuyển qua
biên giới quốc gia cũng không còn phù họp nữa.
Luật thương mại Việt Nam năm 1997 là đạo luật thương mại đầu tiên của
Việt Nam đưa ra khái niệm về họp đồng mua bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế
với tên gọi “họp

đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước

ngoài”(HĐMBHHVTNNN) tại điều 80 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hoá
với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được kỷ kết giữa một
bên là thương nhãn Việt Nam với một bên là thương nhãn nước ngoài”. Tiêu chí để
xác định thương nhân nước ngoài được quy định tại điều 81: Chủ thể của họp đồng
là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Chủ thể bên nước ngoài là
thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của
nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Như vậy, tiêu chi quan trọng nhất để xác
định HĐMBHHVTNNN là yếu tố quốc tịch khác nhau của bên mua và bên bán một bên có quốc tịch Việt Nam và một bên có quốc tịch nước ngoài.
Như phân tích ở trên, việc xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài
không hề dễ dàng với quy định quốc tịch pháp nhân của các quốc gia khác nhau là
không đồng nhất. Mặt khác, trong điều kiện thực tiễn thưong mại Việt Nam, ngày
càng nhiều thương nhân mang quốc tịch nước ngoài đóng trụ sở thương mại tại Việt
Nam mua bán hàng hóa với thưong nhân có quốc tịch nước ngoài đóng trụ sở ở
nước ngoài. Trong trường họp này yếụ tố quốc tịch khác nhau không còn ý nghĩa
mà chỉ cần trụ sở thưong mại của các bên (bên mua và bên bán) đặt tại các nước
khác nhau là đủ để xác định Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời, sự
hình thành các khu chế xuất với việc mua bán hàng hóa giữa thương nhân ngoài khu

chế xuất với thương nhân trong khu chế xuất thì quy định yếu tố quốc tịch khác

9


nhau của các bên là tiêu chí xác định tính chất quốc tế của Họp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế không còn phù họp.
Luật thương mại năm 2005 là đạo luật hiện hành của Việt Nam không đưa
ra khái niệm hay định nghĩa thế nào là Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cũng
không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của Họp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế mà chỉ liệt kê ra các hình thức và cũng là các hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế tại điều 27, bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập, chuyển khẩu. Khái niệm về các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được
làm rõ tại điều 28, 29, 30, cụ thể:
Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc
đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập

khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam [26, Điều 28],
Các khái niệm trên đã chỉ rõ sự khác biệt giữa luật thương mại năm 2005 và
luật thương mại năm 1997 về tiêu chi xác định tính chất quốc tế của Họp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Luật thương mại năm 1997 thì dựa trên tiêu chí quốc tịch của

10


các bên tham gia họp đồng, tức là một bên phải là thương nhân có quốc tịch nước
ngoài. Còn Luật thương mại năm 2005 lấy tiêu chí hàng hóa phải là động sản có thể
được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước (vùng
lãnh thổ) hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng để xác định tính
chất quốc tế của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về Họp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế như sau: Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận
giữa các bên (bên mua và bên bán), theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng và
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và
thanh toán tiền hàng cho bên bán. Các bên tham gia họp đồng thường có quốc tịch
khác nhau và/hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa là đối
tượng của họp đồng thường được dịch chuyển qua biên giới.
1.1.2.Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết cũng có những đặc điểm của
họp đồng mua bán hàng hóa nói chung, đó là sự thỏa thuận giữa các bên, thể hiện
sự tự nguyện, thống nhất ý chí của bên mua và bên bán. Đối tượng của họp đồng là
hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường theo quy định pháp luật. Chủ thể
tham gia họp đồng bình đẳng với nhau trong quan hệ mua bán hàng hóa. Đó là họp
đồng song vụ, có đền bù và là họp đồng ưng thuận.
Ngoài những đặc điểm chung của họp đồng mua bán hàng hóa, Họp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế còn có những đặc điểm riêng mang tính chất đặc trưng,
những đặc điểm này là căn cứ để phân biệt Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với

họp đồng mua bán hàng hóa trong nước, cụ thể:
Thứ nhất, Chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên có
trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau. Bên mua và bên bán trong Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế phải có trụ sở thương mại đóng tại các nước khác nhau,
không cùng đóng trên phạm vi một nước.
Thông thường doanh nghiệp đóng trụ sở thương mại ở quốc gia nào thì
mang quốc tịch của quốc gia đó, vì vậy trong phần lớn Họp đồng mua bán hàng hóa

11


quốc tế thì các bên tham gia họp đồng có quốc tịch khác nhau. Quốc tịch của các
bên trong Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có ý nghĩa quan trọng vì việc xác
định năng lực pháp luật, tu cách pháp lý của doanh nghiệp tham gia họp Họp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế đuợc xác định theo pháp luật mà doanh nghiệp mang
quốc tịch. Truớc khi các bên giao kết họp đồng, các bên phải quan tâm đến quốc
tịch của đối tác để xác định đối tác có đủ tu cách pháp lý theo pháp luật mà đối tác
mang quốc tịch không, bởi đây là điều kiện bắt buộc đầu tiên để họp đồng có hiệu
lực pháp lý. Tuy nhiên pháp luật các quốc gia không đồng nhất trong quy định cách
xác định quốc tịch của chủ thể Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nhu đã đề cập
ở phần trên, theo quy định pháp luật của Cộng hòa Pháp, pháp nhân là chủ thể của
Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đặt trung tâm quản lý (cơ quan điều hành) tại
quốc gia nào thì mang quốc tịch của quốc gia đó. Anh và Mỹ thì quy định quốc tịch
của pháp nhân đuợc xác định theo nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập,
không tính đến nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi hoạt động của pháp nhân. Nga và một
số nuớc Đông Âu thì áp dụng cả hai nguyên tắc trên để xác định quốc tịch của pháp
nhân. Theo pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2005 quy định về năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân nuớc ngoài tại điều 765 nhu sau: Năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân nuớc ngoài đuợc xác định theo pháp luật của nuớc nơi pháp nhân
đó đuợc thành lập, trừ truờng họp quy định tại khoản 2 Điều này. Trong truờng họp

pháp nhân nuớc ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân đuợc xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Luật thuong mại Việt Nam năm 2005 quy định chủ thể của
Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải có đủ tu cách pháp lý và tại điều 16 quy
định: Thựơng nhân nuớc ngoài là thuơng nhân đuợc thành lập, đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nuớc ngoài hoặc đuợc pháp luật nuớc ngoài công nhận.
Tuy nhiên, không phải lúc nào vấn đề quốc tịch của thuơng nhân cũng đuợc
đặt ra. Nhu Công uớc Viên năm 1980 không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các
bên tham gia Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, cũng có những
truờng họp một pháp nhân đuợc hai hay nhiều quốc gia coi là mang quốc tịch nuớc

12


mình. Do đó để xác định chủ thể Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có đủ năng
lực pháp luật tham gia họp đồng hay không thì các nuớc phải ký kết hoặc gia nhập
các điều uớc quốc tế đa phuơng hoặc song phuơng để giải quyết vấn đề xung đột
pháp lý này.
Thứ hai, đối tượng của Hợp đồng mua hán hàng hóa quốc tế nói chung là
hàng hóa.
Theo Từ điển Tiếng việt định nghĩa hàng hóa là “sản phẩm do lao động làm
ra được mua bán trên thị trường?’ [37, tr. 125],
Điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, Điều uớc quốc tế và pháp
luật các nuớc trên thế giới cũng đua ra quy định khác nhau về hàng hóa là đối tuợng
của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Công uớc Viên năm 1980 không đua ra khái niệm về hàng hóa mà dùng
biện pháp loại trừ những hàng hóa không thuộc đối tuợng điều chỉnh của Công uớc
Viên tại Điều 2: “Cồng ước này không áp dụng cho việc mua bán: Các hàng hóa
dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc
nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm kỷ kết hợp đồng, không biết hoặc

không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế; Bán đấu giá;
Để thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật; Các cổ phiếu, cổ phần,
chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ; Tàu thủy, tàu bay và các
phương tiện chạy trên đệm không khỉ; Điện năng. ”
Theo pháp luật Hoa Kỳ, Bộ luật thuơng mại thống nhất Hoa Kỳ đua ra khái
niệm hàng hóa với tu cách là đối tuợng của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là:
Hàng hóa là một vật (bao gồm cả những hàng hóa đuợc sản xuất đặc biệt) đuợc đua
vào trong họp đồng bán hàng tại thời điểm xác định chứ không phải là khoản tiền sẽ
đuợc thanh toán trong họp đồng, không phải là cổ phiếu đầu tu và những vật khác.
Quy định này cho phép hiểu rằng, hàng hóa là đối tuợng của Họp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế phải là vật đang tồn tại và di chuyển đuợc vào thời điểm diễn ra
quan hệ mua bán.

13


Pháp luật Việt Nam cũng không có định nghĩa hàng hóa là đối tượng của
Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong đó pháp luật chuyên ngành của Việt
Nam về lĩnh vực thưong mại là Luật thưong mại năm 2005 không đưa ra khái niệm
về hàng hóa là đối tượng của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ liệt kê
những hàng hóa là đối tượng điều chỉnh của luật tại Điều 3, khoản 2: Hàng hóa bao
gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những
vật gắn liền với đất đai. Với quy định này có thể hiểu đối tượng của Họp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế chỉ bao gồm hàng hóa là tài sản hữu hình. Bên cạnh đó, để trở
thành đối tượng của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo pháp luật Việt Nam
hàng hóa còn phải đáp ứng những điều kiện khác do pháp luật quy định là không
thuộc danh mục những mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu.
Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định, hàng hóa là đối tượng của
Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa hữu hình được phép lưu thông
trong phạm vi quốc gia và quốc tế, có thể di chuyển qua biên giới hải quan của một

nước. Trước đây, ranh giới di chuyển của hàng hóa trong Họp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế thường là biên giới quốc gia, hàng hóa được chuyển qua biên giới nước
người bán sang nước người mua hoặc sang nước thứ ba vì Họp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế được ký kết bởi các bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác
nhau nên trong đa số các trường họp mua bán hàng hóa quốc tế thì hàng hóa được
chuyển từ nước người bán sang nước người mua hoặc từ nước người bán sang nước
thứ ba. Tuy nhiên ngày nay, ranh giới di chuyển của hàng hóa là biên giới hải quan
- đó là các cửa khẩu quốc gia, các lãnh thổ hải quan nơi mà hàng hóa phải thực hiện
các thủ tục xuất nhập khẩu theo quy định về quản lý xuất nhập khẩu của các quốc
gia. Từ thực tiễn hình thành các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế, các kho ngoại
quan cùng với các quy chế hải quan đặc biệt dành cho sự hoạt động của các khu vực
này làm cho ranh giới di chuyển của hàng hóa xuất nhập khẩu rộng hon mà không
chỉ giới hạn bởi biên giới quốc gia. Bên cạnh đó, không phải bất kỳ hàng hóa nào
được phép lưu thông cũng là đối tượng của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Các quốc gia xuất phát từ vấn đề an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, bảo vệ sản

14


xuất trong nước đều quy định các loại hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, hạn chế xuất
nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu có điều kiện. Vì vậy khi tham gia quan hệ mua bán
hàng hóa quốc tế, chủ thể họp đồng cần tìm hiểu pháp luật quốc gia liên quan xem
hàng hóa mua bán đó có được coi là đối tượng của Họp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế để tránh những hậu quả không đáng có.
Thứ ba, đồng tiền dùng để thanh toán trong Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế rất đa dạng, phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Quy
định về đồng tiền thanh toán là không thể bỏ qua giữa các bên trong thưong lượng và
thỏa thuận họp đồng, đồng tiền dừng trong thanh toán có thể là đồng tiền của một
trong các bên tham gia họp đồng tức là có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên
tham gia họp đồng, có thể là đồng tiền của một nước thứ ba, có thể là đồng tiền được

sử dụng trong khu vực, cũng có thể là đồng tiền được dùng trên phạm vi toàn thế
giới. Ví dụ: họp đồng mua bán dưa hấu giữa bên bán là thưong nhân Việt Nam và
bên mua là thưong nhân Trung Quốc, đồng tiền dừng để thanh toán là đồng nhân dân
tệ - trong trường họp này đồng nhân dân tệ là nội tệ của bên thưong nhân Trung Qụốc
và là ngoại tệ đối với thưong nhân Việt Nam. Trong họp đồng mua bán gạo giữa bên
bán là thưong nhân Thái Lan và bên mua là thưong nhân Pháp, thỏa thuận đồng tiền
dừng để thanh toán là đô la Mỹ - trường họp này, đồng đô la Mỹ là ngoại tệ đối với
cả bên mua và bên bán. Họp đồng mua bán hàng hóa giữa thưong nhân Hi Lạp và
thương nhân Bỉ, thỏa thuận đồng tiền dùng để thanh toán là đồng Euro, trong trường
họp này đồng tiền dùng để thanh toán là nội tệ đối với cả hai bên.
Thứ tư, ngôn ngữ của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đa dạng, có thể
ngôn ngữ mẹ đẻ đối với cả hai bên, có thể là ngoại ngữ đối với một hoặc cả hai bên.
Thực tế giao dịch thương mại quốc tế cho thấy, thông thường họp đồng được làm
bằng hai ngôn ngữ, một ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ đối với một bên và một ngôn ngữ
quốc tế, thường là tiếng Anh. Công việc soạn thảo họp đồng có thể làm bằng hai
cách, có thể lập thành hai họp đồng mỗi họp đồng dùng một ngôn ngữ hoặc dùng cả
hai ngôn ngữ trong cùng một họp đồng. Ngôn ngữ dùng để soạn thảo họp đồng rất
quan trọng, nhất là trường họp dùng hai ngôn ngữ để soạn thảo, trong đó có một

15


ngôn ngữ chính thì họp đồng bằng ngôn ngữ chính này sẽ là họp đồng gốc và là cơ
sở xác định thỏa thuận của các bên trong trường họp có tranh chấp xảy ra, điều này
đòi hỏi các bên tham gia họp đồng phải có trình độ hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ
chính củà họp đồng để bảo vệ quyền lợi cua mình khi tham gia quan hệ mua bán
hàng hóa quốc tế.
Thứ năm, về giải quyết tranh chấp. Tranh chấp về việc giao kết và thực hiện
Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết bởi tòa án nước ngoài
hoặc trọng tài nước ngoài đối vói một hoặc cả hai bên tham gia họp đồng. Ví dụ:

Họp đồng mua bán quần áo giữa thương nhân Việt Nam có trụ sở đóng tại Hà Nội
và thương nhân Nhật Bản có trụ sở thương mại đặt tại Tokyo thỏa thuận trong
trường họp có tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia họp đồng thì trước hết mâu
thuẫn, tranh chanh chấp sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, nếu các bên
không thương lượng được với nhau thì tranh chấp sẽ được các bên thống nhất giải
quyết tại Trung tâm trọng tài Singapo.
Vấn đề giải quyết tranh chấp khi các bên tham gia Họp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế có mâu thuẫn cũng rất phức tạp, đặc biệt khi tòa án hoặc trọng tài là cơ
quan tài phán nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên. Bởi mỗi thiết chế tài phán lại
có phương thức, cơ chế giải quyết riêng, đòi hỏi các bên phải am hiểu thủ tục, trình
tự giải quyết tranh chấp tại tòa án, trọng tài này. Điều này là không dễ dàng, thậm
chí là rất khó khăn đối với các bên có tranh chấp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ,
ít kinh nghiệm thương trường quốc tế.
Thứ sáu, về nơi kỷ kết Hợp đồng mua hán hàng hóa quốc tế. Việc giao kết
họp đồng có thể diễn ra ở nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên, vì họp đồng
được giao kết bởi các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau nên nếu hai
bên đàm phán ký kết ở nước người bán thì việc ký kết họp đồng diễn ra ở nước
ngoài đối với người mua và ngược lại, nếu họp đồng được ký kết ở nước thứ ba thì
việc ký kết họp đồng được thực hiện tại nước ngoài đối với cả hai bên tham gia họp
đồng.

16


Thứ bảy, luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Pháp luật
dùng để điều chỉnh Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế rất phong phú, xuất phát từ
nguyên tắc chung của Tu pháp quốc tế trong mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó các
bên có quyền tụ do thỏa thuận nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán và Họp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, nguồn luật điều chỉnh họp đồng có thể là luật
quốc gia, điều uớc quốc tế, tập quán thuong mại quốc tế, thậm chí là án lệ.

1.1.3.Điều kiện có hiệu lực của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hiệu lực của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vấn đề quan trọng mà
các bên tham gia họp đồng phải quan tâm khi giao kết họp đồng, tuy nhiên thực tế
cho thấy các bên của họp đồng thuờng không quan tâm đến vấn đề này ở mức độ
xứng đáng. Mua bán hàng hóa quốc tế ngày nay đòi hỏi chủ thể của họp đồng phải
hiểu biết và nắm đuợc những quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của họp
đồng để hạn chế những rắc rối và thiệt hại không cần thiết có thể xảy ra. Họp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực phải đáp ứng những điều kiện sau:
Thứ nhất, chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là bên mua và
bên bán phải có đủ tư cách pháp lý (chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp)
Chủ thể của Họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là pháp nhân hoặc
cá nhân. Pháp nhân, cá nhân phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Pháp luật của các nuớc nói chung đều quy định nguời nuớc ngoài (trừ những
truờng họp ngoại lệ và những quy định khác trong điều uớc quốc tế) có năng lực
pháp luật dân sự nhu công dân nuớc sở tại. Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định về
năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là nguời nuớc ngoài tại điều 761: Năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân là nguời nuớc ngoài đuợc xác định theo pháp luật của
nuớc mà nguời đó có quốc tịch. Nguời nuớc ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại
Việt Nam nhu công dân Việt Nam, trừ truờng họp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có quy định khác. Và năng lực hành vi dân sự của cá nhân là nguời
nuớc ngoài đuợc quy định tại điều 762 nhu sau: Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là nguời nuớc ngoài đuợc xác định theo pháp luật của nuớc mà nguời đó là
công dân, trừ truờng họp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy

17


×