Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động nhằm thu hút khách công vụ nhật bản sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng epice của pullman danang beach resorts

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.41 KB, 72 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN...........................................................................................3
1.1 Nội dung cơ bản về khách sạn.............................................................................3
1.1.1 Khái niệm về khách sạn................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn............................................5
1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn...............................................7
1.2 Tính chất dịch vụ ăn uống tại khách sạn..............................................................8
1.2.1 Khái niệm về nhà hàng.................................................................................8
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng.............................................9
1.3 Nguồn khách......................................................................................................11
1.3.1 Khái niệm nguồn khách..............................................................................11
1.3.2 Phân loại nguồn khách................................................................................13
1.3.3 Ý nghĩa của nguồn khách...........................................................................16
1.4 Nội dung về chính sách truyền thông cổ động (P4=Promotion)........................17
1.4.1 Khái niệm truyền thông..............................................................................17
1.4.2 Công cụ của hoạt động truyền thông..........................................................17
2.1 Khái quát chung về Pullman Danang Beach Resorts.........................................21
2.1.1 Lịch sử hình thành......................................................................................21
2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lí của Pullman Danang Beach Resorts......................29
2.1.3 Giới thiệu về Cơ sở vật chất kĩ thuật của Nhà Hàng...................................37
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Pullman Danang Beach Resorts
................................................................................................................................ 39
2.2.1 Cơ cấu doanh thu của khách sạn.................................................................40


2.2.2 Cơ cấu nguồn khách theo mục đích chuyến đi...........................................43
2.3 Tình hình nguồn khách công vụ đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Epice
của Pullman Danang Beach Resorts........................................................................44


2.3.1 Tình hình nguồn khách công vụ đến khách sạn từ năm 2012-2014............44
2.3.2 Đặc điểm khách công vụ Nhật Bản đến khách sạn Pullman......................48
2.4 Thực trạng chính sách truyền thông cổ động thu hút khách công vụ Nhật Bản sử
dụng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Epice của Pullman Danang Beach Resorts......50
2.4.1 Khái quát về Nhà hàng Epice của Pullman Danang Beach Resorts............50
2.4.2 Thực trạng các chính sách truyền thông cổ động thu hút khách công vụ
Nhật Bản đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Epice của Pullman Danang
Beach Resorts......................................................................................................54
2.5 Đánh giá chung về các chính sách truyền thông cổ động thu hút khách công vụ
Nhật Bản sử dụng dịch vụ ăn uống tại Nhà hàng Epice của Pullman Danang Beach
Resorts..................................................................................................................... 57
PHẦN III: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG THU HÚT
KHÁCH CÔNG VỤ NHẬT BẢN SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ
HÀNG EPICE CỦA PULLMAN DANANG BEACH RESORTS.............................60
3.1 Phương hướng kinh doanh dịch vụ ăn uống của Pullman Danang Beach Resorts.
................................................................................................................................ 60
3.2 Các giải pháp truyền thông cổ động nhằm thu hút khách công vụ Nhật Bản
trong những năm tới................................................................................................61
3.2.1 Chiến lược xúc tiến.....................................................................................62
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp trong những năm tới................................63
KẾT LUẬN:................................................................................................................ 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................66



1

LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triễn của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta

đang đổi mới và bước vào thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Vừa xây dựng cơ sở vật
chất kĩ thuật, vừa phát triễn nền kinh tế đất nước, một trong những ngành đem lại hiệu quả
kinh tế lớn của đất nước là ngành du lịch – khách sạn. Chính vì vậy mà du lịch Việt Nam luôn
thu hút được sự đầu tư trong và ngoài nước. Sự phát triễn về du lịch lành mạnh thì sẽ đem lại
hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội hiện đại. Cả thế giới đi du
lịch, cả thế giới đầu tư ngành du lịch. Du lịch phát triễn càng tạo điều kiện cho sự hòa nhập
giữa các nền văn minh của các dân tộc, của các giai cấp, các tôn giáo với nhau để xây dựng
thế giới hòa bình hữu nghị, phồn vinh và hiểu biết lẫn nhau. Đời sống xã hội ngày càng nâng
lên, nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triễn, đòi hỏi công tác phục vụ phải ngày
càng nậng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu của khách.
Với ý nghĩa quan trọng của ngành du lịch như thế và muốn hiểu biết sâu hơn về giao tiếp
và những dịch vụ trong nhà hàng khách sạn nên tôi đã chọn đề tài :” Hoàn thiện chính sách
truyền thông cổ động nhằm thu hút khách công vụ Nhật Bản sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà
hàng Epice của Pullman Danang Beach Resorts.
Mục tiêu của đề tài:
Tìm hiểu, nghiên cứu chính sách hoàn thiện truyền thông cổ động thu hút khách tại nhà
hàng nói chung và thu hút khách công vụ Nhật Bản nói riêng.
Đánh giá chính sách truyền thông cổ động thu hút khách công vụ Nhật Bản sử dụng dịch
vụ ăn uống tại nhà hàng Epice của Pullman DaNang Beach Resorts.
Đưa ra biện pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện chính sách thu hút khách công vụ Nhật
Bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh


2
Đưa ra định hướng cho chính sách thu hút khách công vụ Nhật Bản sử dụng dịch vụ ăn
uống những năm tới.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Các chính sách thu hút khách công vụ Nhật Bản sử dụng dịch vụ ăn uống dựa trên các
chính sách truyền thông cổ động của nhà hàng tại khách sạn.

Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: từ lí thuyết về khách sạn, ăn uống và lý
thuyết về marketing và từ thực tế của khách sạn Pullman phân tích, đánh giá những cái được
và chưa được của hoạt động marketing nhằm thu hút khách của khách sạn, để từ đó bàn luận
đưa ra các chính sách hoàn thiện giải quyết vấn đề. Và cuối cùng là tổng hợp lại đưa ra giải
pháp tốt nhất cho khách sạn.
Phương pháp phân tích và tổng hợp đòi hỏi phải gắn liền với phương pháp logic. Ngoài
ra còn sử dụng các phương pháp dùng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lí luận
Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và chính sách truyền thông cổ động thu hút khách
công vụ Nhật Bản sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Epice của Pullman Danang Beach
Resorts.
Phần III: Hoàn thiện chính sách truyền thông cổ động khách công vụ Nhật Bản sử dụng dịch
vụ ăn uống tại Nhà hàng Epice của Pullman Danang Beach Resorts.


3

PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Nội dung cơ bản về khách sạn
1.1.1 Khái niệm về khách sạn
Thời xưa, khi hoạt động du lịch mới chỉ là mầm mống thì nhu cầu nơi ăn, chốn ở của
khách đã có nhưng phần lớn họ phải tự lo hoặc do người thân, người hảo tâm giúp đỡ, dần
dần nhu cầu ở tăng, cơ sở chuyên kinh doanh phục vụ lưu trú hình thành và phát triễn thành
nhà nghỉ, cao hơn nữa là khách sạn. Nó đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi: ăn ở, lưu trú của khách
sạn tại nơi tham quan.
Trong những năm qua ngành du lịch nước ta đã có những bước phát triễn khá mạnh mẽ
về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du khách cả trong và ngoài nước. Theo đó một loại các cơ
sở lưu trú du +lịch bao gồm các khách sạn được xây dựng theo các tiêu chuẩn sao, biệt thự,

căn hộ, làng du lịch và các nhà nghỉ, nhà khách đã mọc lên với đầy đủ các tiện nghi, dịch vụ
khác nhau có thể đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng. phong phú của khách trong và ngoài nước.
Ở mỗi nước lại có những định nghĩa riêng về khách sạn. Ở Pháp: Khách sạn là nơi cư trú
được xếp hạng có các phòng ngủ và các căn hộ phục vụ cho nhu cầu lưu trú của khách trong
một thời gian nhất định, không phải là nơi cư trú thường xuyên. Khách sạn có thể có nhà
hàng hoạt động quanh năm hoặc theo mùa.
Ở Việt Nam, khách sạn được định nghĩa như sau: “ Khách sạn du lịch là cơ sở đảm bảo
tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi phục vụ khách lưu trú trong một thời gian nhất định, đáp
ứng nhu cầu của khách về các mặt: lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí các dịch vụ cần thiết
khác” ( Nguồn: Tổng cục du lịch )
Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “ welcome to hospitality” xuất
bản năm 1995 thì: “ Khách sạn là nơi mà bất kì ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua
đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ ( phòng ngủ và
phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ


4
buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khách như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm
thương mại ( với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách
sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghĩ dưỡng
hoặc các sân bay”
Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được
trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ
lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Tùy theo nội dung và đối tượng sử
dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v... Theo mức độ tiện
nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao từ 1 đến 5 sao.
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên Thế giới, đảm bảo chất lượng và tiện
nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui
chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với
động cơ, mục đích chuyến đi.

Khách sạn được hiểu là một loại hình doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
Nội dung chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhưng khi ra khỏi nơi cư
trú thường xuyên của mình ngoài nhu cầu về ở, người ta còn có nhu cầu về ăn cho nên trong
kinh doanh khách sạn việc cung ứng về các dịch vụ ăn cũng là nội dung rất quan trọng, nội
dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh khách sạn là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống,
nhưng dịch vụ lưu trú là cơ bản nhất.
Ngày nay trong quá trình phát triễn dịch vụ, do nhu cầu ngày một đa dạng, do nhu cầu
mở rộng phạm vi kinh doanh của mình, đồ thời do sự cạnh tranh nhằm thu hút khách nên các
khách sạn tiến hành mở rộng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình như tổ chức hoạt
động vui chơi giải trí., bán hàng lưu niệm, biểu diễn các loại hình giải trí văn hóa và các món
ăn địa phương.


5
Ngoài ra khách sạn còn kinh doanh một số dịch vụ hàng hóa do ngành khác sản xuất ra
như dịch vụ điện thoại, cho thuê xe.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
Theo giáo trình “Quản Trị Kinh Doanh Khách Sạn” của trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân. NXB Lao Động – Xã Hội, đồng chủ biên của TS. Nguyễn Văn Mạnh và Th.s. Hoàn Thị
Lan Hương, thì: “ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các
dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn
uống, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận”
Về cơ bản, các dịch vụ trong khách sạn có thể chia làm 2 loại chính:
– Dịch vụ cơ bản: Đây là các dịch vụ được cung cấp nhằm thỏa mãn chu cầu thiết yếu
của con người. Dịch vụ lưu trú thỏa mãn nhu cầu ở và dịch vụ ăn uống cho du khách.
– Dịch vụ bổ sung: Đây là các dịch vụ đi kèm của khách sạn vì du khách không chỉ muốn
thỏa mãn nhu cầu ăn ở, mà họ còn muốn được vui chơi giải trí,mua sắm để thoát ra khỏi
những bề bộn lo toan, bận rộn của ngày thường. Do đó, các dịch vụ bổ sung ra đời nhằm tối
đa hóa sự hài lòng của du khách như: Mang vác hành lí, giặt ủi, báo thức, xe đưa đón, quầy

lưu niệm, đổi tiền, gửi và nhận hộ thư, bưu phẩm, phòng tập thể thao, hồ bơi, casino, internet,
spa, phòng xông hơi.
Giữa dịch vụ bổ sung và dịch vụ cơ bản có một mối quan hệ mật thiết và gắn bó với
nhau, bổ sung cho nhau. Dịch vụ cơ bản hầu hết ở các khách sạn là giống nhau, dễ bắt chước.
Vì vậy, để có thể thu hút được nhiều khách, tăng khả năng cạnh tranh thì các khách sạn cần
tạo ra các dịch vụ bổ sung mang tính khác biệt mang lại tiện nghi cao cho du khách. Chính
chất lượng phục vụ cùng các dịch vụ bổ sung là yếu tố gây ấn tượng cho du khách và tạo ra
lượng khách thường xuyên cho khách sạn.
Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp. Bởi vì, quá
trình phục vụ khách kéo dài từ khi nhận yêu cầu cho tới khi khách rời khỏi khách sạn. Bao


6
gồm các hoạt động bảo đảm nhu cầu cần thiết như : lưu trú, ăn uống, sinh hoạt nhằm đảm bảo
mục đích chuyến đi như nghỉ dưỡng , bệnh.
Hoạt động kinh doanh khách sạn diễn ra liên tục: Bởi vì, phần lớn các khách sạn luôn
luôn hoạt động 365 ngày trong một năm vì nhu cầu du lịch của mọi người hiện nay thường
xuyên phát sinh với nhiều mục đích như nghỉ dưỡng, chữa bệnh, khám phá, công vụ, tôn
giáo, thăm thân, quá cảnh Hơn nữa, thời điểm mọi người nghỉ ngơi cũng là thời điểm hoạt
động kinh doanh khách sạn vào mùa cao điểm vì khi đời sống được nâng cao, mọi người
không còn muốn ở nhà vào các kì nghỉ của họ nữa mà họ muốn thay đổi không gian sống để
mở mang hiểu biêt, thư giãn, tránh xa những nỗi lo âu bộn bề của cuộc sống thường ngày.
- Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch; đây là yếu tố quan trọng trong
việc hoạt động kinh doanh khách sạn. Sự phân bố, giá trị hấp dẫn của tài nguyên du lịch
quyết định lên quy mô, tính chất. cấp hạng và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Một khách sạn đầu tư thành công khi chú ý đến các thông số của tài nguyên du lịch đó là
sức chứa và giá trị của nó. Khi các yếu tố của tài nguyên du lịch thay đổi đòi hỏi có sự điều
chỉnh về cơ sở vật chất thích hợp. Một khách sạn có vị trí thuận lợi nằm ở một điểm giàu tài
nguyên du lịch, phải luôn nghĩ cách khai thác chúng với nhiều hình thức khác nhau nhằm
tăng thu nhập.

- Đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: Khi đi du lịch khách có yêu cầu cao về sự tiện nghi,
thoải mái của nơi cư trú, để có một khách sạn đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách
thì đòi hỏi có một lượng vốn đầu tư lớn. Mặt khác sản phẩm chính của khách sạn là dịch vụ
lưu trú, với loại sản phẩm này thì khách khó hình dung được dịch vụ ngủ của khách sạn như
thế nào, vì vậy phần lớn vốn nằm trong tài sản cố định là cơ sở vật chất kĩ thuật để hữu hình
hóa sản phẩm dịch vụ ngủ, tạo sự mong đợi, sự hình dung và an tâm nơi khách hàng.
- Đòi hỏi dung lượng lao động lớn: Trong kinh doanh khách sạn, sự sẵn sàng phục vụ là
tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ. Trong khi đó, các khâu trong quá trình


7
phục vụ của khách rất khó thay thế bằng máy móc, vì vậy cần một lượng lao động lớn. Đôi
khi việc sử dụng nhiều lao động được khách cho là tiêu chuẩn của chất lượng phục vụ.
- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật. Tính quy luật trong kinh doanh cơ sở lưu trú
chịu sự tác động của quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội, tâm lí con người. .. Chẳng hạn như sự
biến động lặp đi lặp lại thời tiết trong năm dẫn đến những quy luật trong giá trị và sức hấp
dẫn của tài nguyên du lịch. Vì vậy dẫn đến sự biến động theo mùa của nhu cầu du lịch hay
tính thời vụ trong kinh doanh của cơ sở lưu trú.
- Đối tượng phục vụ của khách sạn là khách đến từ nhiều quốc gia dân tộc khác nhau với
sự đa dạng về văn hóa, tuổi tác, giới tính, đặc điểm, tâm sinh lí đi kèm của họ là những sở
thích khác nhau. Có thể thấy đối tượng phục vụ của ngành rất đa dạng và phức tạp, do vậy
khách sạn cần lựa chọn cho mình đối tượng khách hàng mục tiêu để có thể phục vụ tốt nhất.
1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn
Về kinh tế
Hoạt động kinh doanh khác sạn là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và
thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của ngành.
Thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn một phần trong quỹ tiêu dùng
của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa của khách sạn tại
điểm du lịch. Bên cạnh đó, các khách sạn là các bạn hàng lớn của nhiều ngành khác nhau
trong nền kinh tế. Vì vậy, kinh doanh khách sạn giúp tăng GDP của vùng và cả của quốc gia.

Kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường vốn đầu tư trong và ngoài nước,
huy động vốn nhàn rỗi trong dân
Về Văn hóa – Xã hội
Kinh doanh khách sạn đòi hỏi một lượng lớn về lao động trực tiếp. Do đó, phát triển kinh
doanh khách sạn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và người lao
động.


8
Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi trong thời gian đi du lịch của con người, kinh
doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người
lao động.
Hoạt động kinh doanh khách sạn còn làm tăng nhu cầu tìm hiểu về di tích lịch sử – văn
hóa của đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần giáo
dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ sau này.
Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ giao lưu giữa mọi người
từ mọi nơi, mọi quốc gia khác nhau, các châu lục trên thế giới. Điều này làm tăng ý nghĩa về
mục đích hòa bình, hữu nghị và tính đại đoàn kết giữa các dân tộc của kinh doanh khách sạn
nói chung và kinh doanh khác sạn nói riêng.
Kinh doanh khách sạn là nơi chứng kiến những sự ký kết các văn bản chính trị, kinh tế
quan trọng trong nước và thế giới. Vì vậy kinh doanh khách sạn góp phần tích cực cho sự
phát triển giao lưu giữu các quốc gia và dân tộc trên thế giới trên nhiều phương diện khác
nhau.
1.2 Tính chất dịch vụ ăn uống tại khách sạn
1.2.1 Khái niệm về nhà hàng
Nhà hàng là nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thu lợi nhuận.
Theo thông tư liên tịch số 27/LB-TCDL ngày 10/01/1996 của Tổng cục du lịch và bộ
thương mại Việt Nam thì :”Nhà hàng là nơi kinh doanh các món ăn đồ uống có mức chất
lượng cao và là cơ sở kinh doanh có mức vốn pháp định theo quy định của từng loại hình
doanh nghiệp.

Nhà hàng trong khách sạn là bộ phận cấu thành của khách sạn nhằm phục vụ và đáp ứng
nhu cầu ăn uống của khách trong quá trình lưu trú tại khách sạn ( trích trang 10 “Giáo trình
Nghiệp vụ nhà hàng” tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc ).


9
Như chúng ta đã biết, ngày nay phát triễn của dịch vụ la một xu hướng tất yếu trên toàn
thế giới. Để cạnh tranh thắng lợi trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, tất cả các quốc gia
cũng như các doanh nghiệp đều phải đặt ưu tiên hàng đầu vào việc cung cấp chất lượng dịch
vụ cao nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thực sự coi chất lượng dịch
vụ như là một lợi thế cạnh tranh.
Bộ phận phục vụ ăn uống và kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong 2 bộ phận cung cấp
dịch vụ chính và nó cũng có trong phần định nghĩa trong kinh doanh khách sạn, nó là một bộ
phận không thể thiếu, giống như trong phần định nghĩa kinh doanh khách sạn đã phân tích.
Thật mà khó có thể tìm ra được một khách sạn nào mà không cung cấp dịch vụ này cho
khách.
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng
– Là một cửa hàng ăn hiện đại với đầy đủ tiện nghi và thiết bị chuyên dùng, đồng bộ
được bố trí hợp lý theo một quy trình công nghệ thích hợp.
– Nhà hàng có danh mục sản phẩm đa dạng phong phú, việc tiêu thụ sản phẩm không cố
định về số lượng và giới hạn về chủng loại. – Tính không đồng nhất của sản phẩm, dịch vụ
cung ứng : cùng một sản phẩm, dịch vụ nhưng đối tượng tiêu dùng khác nhau đòi hỏi nhân
viên phục vụ phải làm việc theo các phương pháp khác nhau cho phù hợp với tâm lý và khẩu
vị của khách.
Là bộ phận cung cấp dịch vụ chính và cũng là bộ phận quan trọng trong khách sạn, đồng
thời nó mang lại một tỷ lệ doanh thu tương đối lớn có lẽ chỉ sau bộ phận kinh doanh dịch vụ
lưu trú của khách sạn. Để kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn, nhà hàng cần có sự
phối hợp hoạt động của ba bộ phận sau:
- Bộ phận phục vụ bàn: Phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của khách trong và ngoài
khách sạn.

- Bộ phận bar: phục vụ về nhu cầu các loại đồ uống cho khách.


10
- Bộ phận bếp: nơi chế biến các món ăn cho khách.
Trong khách sạn, bộ phận phục vụ bàn giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức và thực
hiện công việc đón tiếp, phục vụ khách ăn uống hàng ngày và các bữa tiệc lớn nhỏ.
Bộ phận phục vụ bàn, thông qua việc phục vụ trực tiếp nhu cầu ăn uống của khách, thực
hiện chức năng bán hàng hóa, dịch vụ và tăng doanh thu cho khách sạn.
Trong quá trình phục vụ, nhân viên bộ phận phục vụ bàn phải khéo léo giới thiệu với
khách các món ăn để khách biết và thưởng thức. Họ cũng phải có khả năng hiểu được tâm lý,
thị hiếu ăn uống của khách, từ đó tham gia với các bộ phận bếp thay đổi thực đơn và cách chế
biến món ăn, đồ uống hợp khẩu vị với từng đối tượng khách nhằm thu hút nhiều đối tượng
khách hơn.
Nhà hàng là một địa điểm hay một công trình xây dựng chuyên kinh doanh về việc chuẩn
bị và phục vụ thực phẩm và đồ uống cho khách hàng để nhận tiền của khách hàng. Các bữa
ăn hay bữa tiệc được phục vụ nhà hàng theo hình thức ăn tại chỗ nhưng nhiều nhà phục vụ
theo phương pháp take out đồ ăn theo dạng các dịch vụ cung cấp và chuyển phát thực phẩm.
Nhà hàng có ngoại hình đa dạng và đặc thù ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi cộng đồng khác
nhau cũng như những dịch vụ ăn uống, hình thức phục vụ, thực đơn, các món ăn, đồ uống....
bao gồm một loạt các món ăn của đầu bếp chính (bếp trưởng).
Nội dung của dịch vụ ăn uống tại khách sạn gồm ba nhóm hoạt động sau:
- Hoạt động sản xuất vật chất: chế biến thức ăn cho khách
- Hoạt động lưu thông: bán các sản phẩm của mình và hàng chuyên bán
- Hoạt động tổ chức phục vụ: tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và
cung cấp điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn cho khách.
Vai trò của nhà hàng:
Kinh doanh nhà hàng giữ vai trò và vị trí quan trọng thỏa mãn nhu cầu ăn uống của xã
hội tăng lên. Dẫn đến sản xuất xã hội tăng thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa



11
đất nước có tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cách sống của con người, tổ chức bữa ăn cho
gia đình dần dần nhường chỗ cho tổ chức ăn uống cho xã hội đảm nhận, có nghĩa là kinh
doanh nhà hàng hình thành và phát triển.
– Phát triền nhà hàng kinh doanh ăn uống chính là nơi hội tụ dòng tộc và giao lưu các
cộng đồng dân cư nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.
– Nhà hàng có vị trí quan trọng để phát triển ngành du lịch.
+ Nhà hàng là một bộ phận cấu thành của khách sạn, không có nhà hàng thì hoạt động
của khách sạn cũng bị tê liệt.
+ Một trong những nhu cầu quan trọng của khách du lịch thực hiện các chuyến đi là
thưởng thức các món ăn đặc sản dân tộc nơi đến. Nhà hàng sẽ thỏa mãn nhu cầu này.
+ Phát triển nhà hàng góp phần khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào kinh doanh,
đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương.
+ Thúc đẩy sản xuất ở địa phương phát triển, đặc biệt sản xuất nông nghiệp.
+ Tạo cơ hội cho người lao động ở địa phương có việc làm và tăng thu nhập dân cư ở địa
phương.
– Phát triển nhà hàng góp phần giữ gìn, khôi phục và phát triển bản sắc văn hóa xã hội.
+ Như chúng ta đều biết ăn uống là văn hóa ẩm thực
+ Ăn uống thể hiện phong tục tập quán dân tộc
+ Xu hướng chung, kinh doanh ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà nảy sinh
từ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật
1.3

Nguồn khách

1.3.1 Khái niệm nguồn khách
Nguồn khách là biểu hiện về số lượng và cơ cấu của những người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên của mình một cách tạm thời, theo nhiều kiểu du hành khác nhau, đến một nơi
du lịch để tiêu dùng sản phẩm du lịch nơi đó.



12
Nguồn khách-khách du lịch là đối tượng cần quan tâm trước tiên của bất kì nhà kinh
doanh du lịch nào. Họ là trụ cột của kinh doanh du lịch, là cơ sở để doanh nghiệp du lịch tồn
tại và phát triễn. Không có khách thì hoạt động du lịch trở nên vô nghĩa.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về nguồn khách-khách du lịch:
Nhà kinh tế học người Áo là Tozep Stander định nghĩa: “Khách du lịch là những hành
khách đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn những nhu cầu
cao cấp mà không theo đuổi những mục đích kinh tế.”
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam thì: Khách du lịch là công dân Việt Nam, người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam tạm thời rời nơi cư trú thường xuyên của mình để du lịch hoặc kết
hợp du lịch, sử dụng dịch vụ du lịch trên lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp thành nghề hoặc
làm việc để nhận thu nhập nơi đến.
Hàng hóa sản xuất ra là để bán cho những người có nhu cầu tiêu dùng. Trong du lịch
cũng vậy, khi khách du lịch mua nhiều hàng hóa dịch vụ thì các doanh nhiệp du lịch ngày
càng phát triễn do bán được nhiều sản phẩm, thu nhập ngày càng cao là tiền đề cho sự phát
triễn của doanh nghiệp, còn nếu ít khách hoặc không có khách thì hoạt động du lịch trở nên
đình trệ, thất thu. Điều này chứng tỏ khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc kinh
doanh. “ Khách hàng là thượng đế”- các doanh nghiệp đặt khách hàng lên vị trí cao hơn bởi
vì doanh nghiệp chỉ bán được những cái mà khách hàng cần. Do vậy muốn kinh doanh có
hiệu quả thì các nhà kinh doanh du lịch phải chú trọng hơn nữa đến khách du lịch, xác định
được vị trí của khách trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm, dịch vụ thì điều cốt lõi là phải làm sao gợi thị hiếu
ham muốn của khách hàng chứ không như trước đây sản xuất để đáp ứng sự thiếu thốn của
hàng hóa cho người tiêu dùng, và bắt thị trường chấp nhận sản phẩm của mình, bất chấp chất
lượng như thế nào, giá đắt hay rẻ. Bây giờ trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã biết


13

đáp ứng sự mong đợi của khách hàng. Để thu hút được khách hàng thì các doanh nghiệp phải
sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lí có tính thẩm mĩ cao.
Vậy ta phải hiểu được vai trò quan trọng của nguồn khách là như thế nào? Thông qua đó
tiến hành việc nghiên cứu về khách du lịch. Khi tiến hành nghiên cứu về khách, cần phải
nghiên cứu khách về các phương diện nhu cầu, sở thích của khách, nguồn gốc khách, nghề
nghiệp, giới tính, độ tuổi, đặc điểm tâm lý của khách du lịch, trình độ văn hóa… Để từ đó
hiểu được những yêu cầu của khách, tránh gây phiền hà cho khách,đưa ra sản phẩm dịch vụ
phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của khách.
1.3.2 Phân loại nguồn khách
Có rất nhiều cách phân loại khách khác nhau nhưng chúng đều xuất phát từ nhu cầu của
khách khi đi du lịch. Nhu cầu du lịch là một nhu cầu đặc biệt của con người, được hình thành
và phát triễn trên nền tảng nhu cầu sinh lý ( sự đi lại và các nhu cầu tinh thần, nhu cầu nghỉ
ngơi, tự khẳng định, nhu cầu giao tiếp ).
Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất và trình độ sản xuất
xã hội. Khi mà hoạt động sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện
thì nhu cầu du lịch càng trở nên quan trọng và được ưu tiên giải quyết hàng đầu trong cuộc
sống. Khi nhu cầu du lịch trở thành cầu du lịch tức là khách có khả năng thanh toán, có thời
gian rỗi và sẵn sàng đi du lịch, thì nhu cầu du lịch của khách bao gồm: nhu cầu thiết yếu, nhu
cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung.
Nhu cầu thiết yếu trong du lịch: Những nhu cầu du lịch của khách về vận chuyển, lưu trú
và ăn uống cần phải được thỏa mãn trong chuyến hành trình du lịch.
Nhu cầu đặc trưng trong du lịch: Những nhu cầu du lịch của khách về nghỉ dưỡng, tham
quan, giải trí, giao tiếp… Việc thỏa mãn chúng là mục đích chính của chuyến hành trình du
lịch và vì có nhu cầu này mà khách du lịch mới tham gia chương trình du lịch.


14
Nhu cầu bổ sung trong du lịch: Những nhu cầu của khách du lịch phát sinh trong chuyến
hành trình du lịch về một số dịch vụ như thông tin, tư vấn, giặt là… Việc thỏa mãn chúng làm
cho chuyến đi hoàn hảo hơn.

Nhu cầu trên là nhu cầu thường trực của khách du lịch trong chuyến hành trình du lịch
của mình, tuy nhiên nhu cầu này ở mỗi khách du lịch khác nhau là không giống nhau tùy
thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân của mỗi du khách, phụ thuộc vào phong tục tập quán của
vùng hay quốc gia mà du khách cư trú, nhu cầu du lịch của khách còn phụ thuộc vào khả
năng thanh toán, mức giá của các sản phẩm ở nơi đến, phụ thuộc vào sở thích cá nhân của du
khách. Để chứng minh cho những điều trên, xin được đơn cử ví dụ: Khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam là những nhà nghiên cứu về văn hóa-phong tục tập quán thì chương trình du
lịch mà họ dự định tham quan sẽ là những địa điểm ghi dấu về những phong tục tập quán đặc
sắc và nổi bật của Việt Nam, họ sẽ thích tham gia các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
Chính lí do này khiến các nhà kinh doanh, nghiên cứu du lịch tiến hành công tác phân
loại khách du lịch để có thể xác định các nhóm khách có đặc điểm chung, mỗi nhóm này có
những nét tương đồng về sở thích, đặc điểm tâm sinh lí, nét văn hóa mà đặc biệt là họ có
chung sở thích trong việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Việc phân loại khách theo các thị
trường khách khác nhau giúp các nhà kinh doanh du lịch định hướng chính xác thị trường
mục tiêu của doanh nghiệp mình, xác định chiến lược kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp
cũng như chính sách marketing hỗn hợp của công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai
để thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách du lịch ở thị trường tiềm năng của công ty mình.
Việc phân loại nguồn khách là tìm ra những nhóm khách hàng nhất định mà những người
trong cùng một nhóm có đặc điểm chung nổi bật. Từ nhóm khách hàng này, khách sạn sẽ tìm
ra nhóm khách hàng trọng tâm và có những biện pháp khai thác tốt, có hiệu quả hơn. Việc
phân loại khách sẽ giúp khách sạn loại bỏ những thị trường không cần thiết, tập trung toàn bộ


15
sức mạnh của khách sạn vào một số thị trường trọng tâm chủ yếu. Như vậy sẽ nâng cao hiệu
quả kinh doanh và giảm bớt sự phân tán đầu tư
Phân loại nguồn khách cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu nguồn khách
của khách sạn. Đây là công việc phải làm đầu tiên khi nghiên cứu nguồn khách. Qua đó ta có
cái nhìn sơ lược về khái quát về nguồn khách của khách sạn trước khi đi vào phân tích kĩ

lưỡng.
Để phân loại nguồn khách người ta có thể dựa vào nhiều chỉ tiêu khác nhau. Mỗi chỉ tiêu
có một ưu, nhược điểm về một mặt nào đó. Mỗi khách sạn phải tự tìm cho mình một hoặc
một số chỉ tiêu nhất định phù hợp với đặc điểm nguồn khách của từng khách sạn trong một
thời gian nhất định. Dưới đây là một số cách phân loại cơ bản:
1.3.2.1 Phân loại theo vị trí địa lý:
Theo tiêu thức này, khách của khách sạn bao gồm hai loại: khách nội địa và khách quốc
tế.
- Khách nội địa: là khách phạm vi trong quốc gia, có thể là người địa phương hoặc có thể
là khách đến từ các địa phương khác.
- Khách quốc tế: là khách đến từ quốc gia khác. Theo đó có thể phân khách quốc tế theo
quốc gia như: Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc…
1.3.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi
Theo tiêu thức này khách của khách sạn bao gồm bốn loại:
- Khách là người thực hiện chuyến đi với muc đích chính là để nghỉ ngơi,thư giãn. Loại
khách này còn gọi là khách du lịch thuần túy.
- Khách là người thực hiện chuyến đi với mục đính chính là công vụ: đi công tác, đi tham
dự các hội nghị, hội thảo, đi nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm đối tác làm
ăn, kí hợp đồng…


16
- Khách là người thực hiện chuyến đi với mục đính chính là thăm người thân, giải quyết
các mối quan hệ gia đình và xã hội.
- Khách là người thực hiện chuyến đi với mục đích khác như tham dự vào các sự kiện thể
thao, đi vì mục đích chữa bệnh, học tập, nghiên cứu…
1.3.2.3 Phân loại theo hình thức tiêu dùng của khách
Theo tiêu thức này khách du lịch của khách sạn bao gồm hai loại
- Khách đi tham quan, lữ hành: khách tiêu dùng sản phẩm của khách sạn thông qua sự
giúp đỡ của các tổ chức trung gian.

- Khách tự tổ chức: khách trực tiếp đăng kí tiêu dùng sản phẩm của khách sạn.
1.3.2.4 Phân loại theo khả năng chi trả
Theo tiêu thức này khách của khách sạn bao gồm ba loại:
- Khách có khả năng chi trả cao
- Khách có khả năng chi trả trung bình
- Khách có khả năng chi trả thấp.
Tóm lại, việc phân loại khách càng chi tiết sẽ giúp cho việc xây dựng chính sách sản
phẩm sát với mong muốn tiêu dùng của từng loại khách, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động
thu hút khách và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.
1.3.3 Ý nghĩa của nguồn khách
Đối với bất kỳ một ngành kinh doanh nào, khách hàng đều đóng vai trò quan trọng, do
vậy mà kinh doanh trong khách sạn, nguồn khách cũng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng,
quyết định đến sự tồn tại và phát triễn của khách sạn.
Mặt khác sản phẩm khách sạn là không tồn kho, nếu sản phẩm không bán được trong
ngày thì coi như khách sạn đã mất đi một khoảng thu nhập và cũng không thể lưu kho để
ngày hôm sau tiêu thụ được. Vì vậy mà nguồn khách là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.


17
Kinh doanh khách sạn nói riêng và ngành du lịch nói chung luôn bị tính thời vụ chi phối.
Do đó có một nguồn khách ổn định có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh.
1.4 Nội dung về chính sách truyền thông cổ động (P4=Promotion)
Quá trình truyền thông
Marketing hiện đại đòi hỏi rất nhiều, chư không đơn thuần chỉ triển khai một sản phẩm
tốt, định giá thật hấp dẫn rồi làm cho nó có sẵn trước mặt khách hàng trọng điểm. Các công
ty cũng phải biết cách thông đạt với khách hàng của mình, và những gì mình đang thông đạt
không được giao phó cho may rủi. Đối với hầu hết công ty, vấn đề đặt ra là có nên hay không
thông đạt mà là chỉ bao nhiêu và cho cái gì?

Một công ty hiện đại có trong tay một hệ thống truyền thông phức tạp. Công ty phải
thông đạt với các trung gian, khách hàng của mình, cùng với đủ mọi giới khác. Đến phiên
mình các trung gian sẽ thông đạt với khách tiêu thụ của họ cùng với các giới khác. Đồng thời
nhóm nào cũng sẽ có sự phản hồi đối với hai nhóm kia.
Vậy truyền thông là gì? Công cụ truyền thông gồm những gì?
1.4.1 Khái niệm truyền thông
Quá trình truyền thông là quá trình truyền tải thông tin của doanh nghiệp đến người tiêu
dùng để họ biết đến những tính năng sản phẩm, dịch vụ, các chương trình của doanh nghiệp,
lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Để việc này đạt được hiệu quả doanh nghiệp cần có một hệ thống truyền thông marketing.
Truyền thông cổ động là những hoạt động nhằm thay đổi lượng cầu trên những tác động
gián tiếp hoặc trực tiếp lên tâm lí và thị hiếu của khách hàng.
1.4.2 Công cụ của hoạt động truyền thông
Để thông tin cho người trung gian, khách hàng và các nhóm công chúng với nhau hệ
thống truyền thông Marketing gồm có 5 công cụ sau:


18
- Quảng cáo:
Là bất kì một hình thức giới thiệu gián tiếp cho các ý tưởng hàng hóa, dịch vụ nhằm gợi
mở và khuyến khích nhu cầu.
- Xúc tiến bán:
Là những hình thức thưởng trong thời gian ngắn để khuyến khích dùng thử hay mua một
sản phẩm, dịch vụ.
- Quan hệ công chúng:
Các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao hay bảo vệ hình ảnh của một
công ty hay những sản phẩm cụ thể của nó.
- Bán hàng trực tiếp:
Giao tiếp trực tiếp với khách hàng triển vọng với mục đích bán hàng.
- Marketing trực tiếp:

Là hình thức sử dụng thư tín, điện thoại và những công cụ liên quan gián tiếp khác để
thông tin cho khách hàng hiện có và khách hàng triển vọng hay yêu cầu họ có những phản
ứng đáp lại.
Bản chất của mỗi công cụ:
Quảng cáo:
Thực hiện sự giới thiệu có tính chất đại chúng, xây dựng một hình ảnh lâu dài về sản
phẩm. Nó cho phép người bán lặp đi lặp lại thông điệp nhiều lần. Tuy nó truyền đạt đến nhiều
người một cách nhanh chóng nhưng nó mang tính phi cá nhân và khó thuyết phục. Đa phần
quảng cáo chỉ có thể chuyển tải một truyền thông mang tính một chiều đến khán thính giả,
không bắt buộc phải chú ý hay đáp ứng.
- Bán hàng trực tiếp:


19
Có khả năng đạt đến mức ưa chuộng, tin mua, phát triễn được các mối quan hệ. Nó bao
hàm sự tương tác cá nhân giữa hai hay nhiều người, cho nên người này có thể quan sát nhu
cầu cũng như tính cách của người kia, và có thể đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp.
- Xúc tiến bán
Thu hút sự chú ý và đẩy nhanh đến hành động mua hàng. Nó bao gồm rất nhiều loại công
cụ: phiếu thưởng, thi đố, giám giá… tất cả đều có tác dụng riêng của nó. Chúng thu hút sự
chú ý của người tiêu dùng và cung cấp loại thông tin có thể dẫn người ta đến chỗ mua. Chúng
đưa ra những khích lệ mạnh để người ta mua sắm bằng cách cung cấp những dẫn dụ hay đóng
góp làm tăng thêm giá trị cho người tiêu thụ. Trong khi quảng cáo nói rằng “ xin hãy mua
tôi”, khuyến mãi sẽ nói rằng”mua nó đi”
Các công ty dùng công cụ này để tạo ra sự đáp ứng nhanh hơn và mạnh hơn. Khuyến mãi
có thể được dùng để làm cho các cống hiến trở nên ngoạn mục hơn và vực dậy tình trạng
buôn bán sa sút. Tuy nhiên, ảnh hưởng của khuyến mãi thường ngắn, không hữu hiệu trong
việc xây dựng sự ưa chuộng lâu dài đối với hàng hiệu.
- Quan hệ công chúng:
Sức hấp dẫn của quan hệ công chúng xuất phát từ 3 đặc điểm sau:

Tín nhiệm cao. Nội dung và tính chất của thông tin có vẻ xác thực và đáng tin cậy hơn
đối với người đọc so với quảng cáo – không cần cảnh giác. Quan hệ công chúng có thể tiếp
cận đông đảo khách hang tiềm năng mà họ thường né tránh tiếp xúc với nhân viên bán hang
và quảng cáo. Thông điệp đến người mua với dạng tin sốt dẻo.
Giới thiệu cụ thể. Giống như quảng cáo, quan hệ công chúng có khả năng giới thiệu cụ
thể doanh nghiệp hay sản phẩm.
Xây dựng một hình ảnh tốt đẹp, lâu dài cho sản phẩm, cho công ty. Nó rất đáng tinnhững câu chuyện, những tình tiết và biến cố có vẻ thực hơn và đáng tin hơn quảng cáo.
Quan hệ công chúng có thể vươn đến những khách hàng tương lai không thích tiếp xúc với
nhân viên bán hàng hay quảng cáo.


20
Chiến lược truyền thông cổ động là phần quan trọng trong các chiến dịch Marketing, có
được chiến lược hoàn hảo, giá sản phẩm hợp lý nhưng truyền thông không tốt thì không ai
biết đến thương hiệu của bạn, khách hàng sẽ không biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.


21

PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHÍNH SÁCH
TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG NHẰM THU HÚT KHÁCH CÔNG VỤ NHẬT
BẢN SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG EPICE CỦA
PULLMAN DANANG BEACH RESORTS.
2.1 Khái quát chung về Pullman Danang Beach Resorts
2.1.1 Lịch sử hình thành
Accor – Với hơn 160,000 nhân viên trên khắp thế giới, Accor có số lượng khách sạn hạng
sang và trung lớn nhất ở Paris và trên toàn nước Pháp. Tập đoàn Accor mang đến cho khách
hàng và đối tác những dịch vụ chuyên nghiệp nhất dựa trên 45 năm kinh nghiệm.
Năm thành lập: 1967
Trụ sở chính hiện nay: Tòa nhà Immeuble Odyssey, Paris, Pháp.

Trụ sở chính 2012: Tour Maine-Montparnasse, Paris, Pháp.
Năm 1967, Paul Dubrule và Gérard Pélisson đã thành lập SIEH – Công ty đầu tư và kinh
doanh khách sạn và khách sạn Novotel đầu tiên ra đời tại Lille, miền Bắc nước Pháp.
Năm 1974, thương hiệu Ibis ra đời tại Bordeaux.
Năm 1975, Công ty đầu tư và kinh doanh khách sạn và khách sạn Novotel đầu tiên – SIEL
mua lại 2 thương hiệu Courtepaille và Mercure.
Năm 1980, SIEL mua tiếp thương hiệu Sofitel. Tổng số khách sạn lên đến 43 khách sạn trong
thời gian này.
Năm 1982, SEIH tiếp tục mua lại Jacques Borel International và trở thành thương hiệu kinh
doanh nhà hàng (sử dụng vé ăn) hàng đầu thế giới.
Năm 1983, tập đoàn đồi tên thành ACCOR.
Năm 1984, Dubrule và Pélisson được tạp chí Pháp Le Nouvel Économiste bình chọn là nhà
Quản lý hàng đầu thế giới.


22
Năm 1985, tập đoàn Accor đưa ra thị trường thương hiệu khách sạn Formule 1, nhằm mục
đích cung cấp chỗ nghỉ cơ bản ở mức giá thấp.
Đến năm 2010, ACCOR bán 48 khách sạn khoảng 465 triệu USD tại Pháp, Bỉ và Đức. Trong
tháng 06/2010, các Cổ đông của tập đoàn đồng ý tách hai ra một bên là khách sạn, một bên là
nhà hàng và bắt đầu kinh doanh độc lập nhau.
Tháng 11 năm 2013, Tập đoàn Accor xác định lại mô hình kinh doanh của mình trên 2 lĩnh
vực cốt lõi:
+ Điều hành khách sạn, nhượng quyền thương hiệu (HotelServices)
+ Đầu tư quản lý khách sạn (HotelInvest).
Accor – một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới của Pháp – vừa công bố
kế hoạch mở hơn 200 “cơ ngơi” mới tại châu Á trong 3 năm tới, với hy vọng sẽ khai thác
được sự thịnh vượng tại khu vực này. Accor sở hữu 4.200 khách sạn trên toàn thế giới, trong
đó có 450 khách sạn Ibis, Novotel, All Seasons, Sofitel, Pullman và các khu nghỉ dưỡng
Mercure tại châu Á-Thái Bình Dương – cho biết tập đoàn đặt mục tiêu đưa Trung Quốc, Ấn

Độ và Indonesia trở thành các thị trường tăng trưởng chủ lực của mình.
Trên thế giới, tập đoàn Accor là tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu tại Châu Âu, Accor
có mặt trên 90 quốc gia, hiện tại quản lý 4.100 khách sạn và gần 500.000 phòng. Với các
thương hiệu hàng đầu SOFITEL luxury Hotels, Pullman, MGallery, The SEBEL, Novotel,
Mercure, Ibis, MAMA Shelter, ADAGIO, HOTELF1, THALASSA Sea & Spa. Nhân viên
trên toàn thế giới 160.000 – Accor mang đến cho khách hàng và đối tác sự chuyên nghiệp của
hơn 47 năm kinh nghiệm.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Accor đang quản lý 11 khách sạn với các thương hiệu Sofitel, 3
khách sạn Pullman, 1 MGallery, 3 Novotel, 2 Mercure và 3 Ibis.
Pullman là một trong những thương hiệu khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp do tập đoàn
Accord (Pháp) quản lý. Accord cũng là tập đoàn quản lý các thương hiệu khách sạn Sofitel,


×