Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ THỊ MAI ANH

PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƢỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60380105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. DƢƠNG TUYẾT MIÊN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận
khoa học trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học
nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Ngô Thị Mai Anh


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng dạy và công tác tại
Trường Đại học Luật Hà Nội, đã hướng dẫn, giảng dạy tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Toà án nhân dân tối cao, Toà án
nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Công an tỉnh Tuyên Quang, Bệnh
viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang và Trung tâm giám định pháp y tỉnh Tuyên Quang đã
giúp đỡ rất nhiểu để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Dương Tuyết Miên, người
đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Thị Mai Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu ....................................................................................................... 2


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3

4.

Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu .................................................................... 3

5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 3

6. Những kết quả mới của luận văn ........................................................................................ 3
7.

Cơ cấu của luận văn ......................................................................................................... 4

CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI
ĐOẠN 2010 – 2014.................................................................................................................... 5
1.1.

Thực trạng của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của

ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014 ................................... 5
1.1.1.

Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014 ....................... 5

1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014 ............................. 12
1.2.

Diễn biến của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời

khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014 ............................................ 29
1.2.1.

Diễn biến về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ

của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014 ............................. 30
1.2.2.

Diễn biến về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014 ..................... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 37
CHƢƠNG 2 : NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN
QUANG ................................................................................................................................... 38
2.1. Nhóm nguyên nhân liên quan đến kinh tế - xã hội ................................................... 38
2.2.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực an

ninh trật tự, an toàn xã hội................................................................................................. 42
2.3.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến công tác giáo dục và tuyên truyền, phổ biến


pháp luật .............................................................................................................................. 45


2.4.

Nhóm nguyên nhân xuất phát từ ngƣời phạm tội ................................................. 49

2.5.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến nạn nhân ......................................................... 52

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 54
CHƢƠNG 3 : DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG
NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ
CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ...................................... 55
3.1. Dự báo tình hình tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời
khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới ................................................ 55
3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .............................................................. 57
3.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến kinh tế - xã hội....................................................... 57
3.2.2. Nhóm biện pháp khắc phục hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực
trật tự, an toàn xã hội ......................................................................................................... 60
3.2.3. Nhóm biện pháp khắc phục hạn chế trong công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
pháp luật ............................................................................................................................ 61
3.2.4. Nhóm biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội ............................................. 65
3.2.5. Nhóm biện pháp phòng ngừa từ phía nạn nhân ....................................................... 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 69
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 70



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

HSST

Hình sự sơ thẩm

PT

Phạm tội

TAND

Toà án nhân dân

TM,SK,NP,DD

Tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài


Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, thuộc vùng Đông Bắc nước ta với toạ độ
địa lý từ 21o30’ đến 22o41’ vĩ độ Bắc, từ 104o50’ đến 105o35’ kinh độ Đông. Phía Bắc
và Tây Bắc Tuyên Quang giáp Hà Giang; phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn;
phía Tây giáp Yên Bái; phía Nam giáp Phú Thọ; phía Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5868 km2, dân số khoảng 753.763 người trong đó dân
số đô thị 137.410 là người (chiếm tỷ lệ 18,23%), dân số nông thôn là 616.353 người
(chiếm tỷ lệ 81,77%), mật độ dân cư là 128 người/km2.[17]
Nhờ có Quốc lộ 2, tuyến giao thông huyết mạch chạy trên địa bàn tỉnh dài
khoảng 90km, Tuyên Quang có thể giao lưu với Hà Giang, xa hơn nữa là với các tỉnh
miền núi biên giới ở phía Bắc và một số tỉnh thuộc trung du và đồng bằng sông Hồng
ở phía Nam. Khoảng cách giữa Thành phố Tuyên Quang với Thủ đô Hà Nội là 165km.
Theo chiều Đông – Tây, Tuyên Quang cũng có điều kiện trao đổi kinh tế với một số
tỉnh thuộc vùng núi Bắc Bộ như Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn…[17] Bên cạnh đó,
thông qua đường sông mà chủ yếu là sông Lô, việc giao lưu nội tỉnh và giữa Tuyên
Quang với các tỉnh khác có thể diễn ra ở mức độ nhất định. Nghị Quyết về Quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 đã nhận định Tuyên Quang nằm
trong vùng có vị thế kinh tế, văn hoá quan trọng của cả nước, vùng di tích lịch sử cách
mạng, có vị thế Quốc gia. Thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Tuyên Quang đã
thu được những kết quả khả quan, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tiến bộ, đời
sống nhân dân từng bước được nâng cao.
Tuy nhiên, đi liền với sự phát triển đó là mặt trái mà nền kinh tế thị trường đem
lại, trong đó có sự gia tăng cả về số lượng và tính chất nguy hiểm của các loại tội
phạm trên địa bàn tỉnh. Trình độ dân trí thấp của một bộ phận dân cư cùng với những
hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hoạt động của cơ
quan bảo vệ pháp luật càng gây khó khăn trong hoạt động đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng
tội phạm xảy ra, một trong số đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác.
Nhằm phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, việc nghiên cứu đầy đủ và toàn diện

tình hình tội này trong thời gian vừa qua để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các


2

biện pháp khắc phục là điều hết sức cần thiết. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài
“Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dưới góc độ tội phạm học.
Cụ thể:
+ “Đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Ngô Việt Hồng,
Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, năm 2005.
+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” của tác giả Bùi Tiến Thành, Luận văn Thạc sỹ luật
học, Đại học Luật Hà Nội, năm 2011.
+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Vy Thị Thu Hà, Đại học Luật Hà Nội,
năm 2011.
+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh, Luận văn thạc
sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2012;
+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Minh Thu, Luận
văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2013.

+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc” của tác giả Dương Thị Thân Thương, Luận văn thạc
sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2014.
Các công trình nghiên cứu trên đã đánh giá tình hình, lý giải được nguyên nhân
và đề ra các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác đối với một số địa phương nhất định. Tuy nhiên với những đặc
điểm riêng về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện dưới góc độ tội phạm học về
tình hình tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Do vậy, việc nghiên


3

cứu tình hình loại tội phạm này dưới góc độ tội phạm học, trên cơ sở phân tích nguyên
nhân tội phạm nhằm đề xuất các biện pháp phòng ngừa là vô cùng cần thiết.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên
nhân và các biện pháp phòng ngừa tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác.
* Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang từ năm 2010 đến năm 2014.
4.

Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu

* Mục đích của việc nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu để đề xuất các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác phù hợp với đặc thù
riêng của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ của việc nghiên cứu
- Đánh giá tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
5.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; Phương
pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản; Phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu;
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh; Phương pháp chứng minh trực
tiếp.
6. Những kết quả mới của luận văn


4

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang dưới góc

độ tội phạm học. Luận văn rút ra một số nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm,
từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, có tính khả thi trong việc phòng ngừa tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 – 2014.
Chương 2: Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.


5

CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHOẺ CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2014
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc
nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và thời
gian nhất định.” [4, tr. 203]
Để làm sáng tỏ tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014, tác giả sử dụng
số liệu thống kê chính thức của Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tỉnh Tuyên
Quang, Tổng cục thống kê, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Giám
định pháp y tỉnh Tuyên Quang và số liệu do tác giả thu thập từ 160 bản án hình sự sơ

thẩm xét xử về tội này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được lựa chọn ngẫu nhiên.

1.1.

Thực trạng của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức

khoẻ của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn
vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất” [10; tr.112]

1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014
Để làm sáng tỏ thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014,
tác giả đồng thời dựa vào số liệu về tội phạm rõ và nghiên cứu, đánh giá về tội phạm
ẩn.

1.1.1.1. Về tội phạm rõ
Trong phần này, tác giả nghiên cứu tổng số tội phạm (thể hiện qua số vụ phạm
tội và số người phạm tội) cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến năm 2014.
Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Tuyên Quang thì tổng số tội phạm của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang trong 5 năm (2010 – 2014) được thống kê như sau:


6

Bảng 1.1. Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn

2010 – 2014
Giai đoạn 2010 - 2014
Tổng
TB/năm

Số vụ
200
40

Số ngƣời PT
225
45
(Nguồn: TAND tỉnh Tuyên Quang)

Qua bảng thống kê trên cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2014, TAND các cấp
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xét xử sơ thẩm 200 vụ án với 225 người PT cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác[8]. Bình quân mỗi năm có
khoảng 40 vụ với khoảng 45 người PT bị xét xử sơ thẩm về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Để hình dung rõ hơn về con số này, ta có thể nhìn biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.1. Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2010 – 2014

250
225
200
150

200

Số vụ

100
Số người phạm tội
50
0

(Nguồn: TAND tỉnh Tuyên Quang)


7

Để làm rõ hơn tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến năm 2014, tác giả so
sánh số liệu tổng số vụ và số người PT cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác trong mối tương quan với các tội xâm phạm TM, SK, NP, DD
của con người và với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh trong cùng khoảng thời
gian.
Bảng 1.2. Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác so với số vụ và số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm
TM,SK,NP,DD của con người trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 – 2014
Giai
đoạn
2010 2014
Tổng

Cố ý gây thƣơng tích
hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của ngƣời khác
Số ngƣời

Số vụ
PT
(1)
(2)
200
225

Nhóm tội xâm phạm
TM, SK, NP, DD của
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
con ngƣời
giữa
giữa (2)
Số ngƣời
và (4)
Số vụ
(1) và (3)
PT
(3)
(4)
374
446
53,5
50,4
(Nguồn: TAND tỉnh Tuyên Quang)

Biểu đồ 1.2. So sánh số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác với số vụ và số người phạm tội của nhóm tội xâm
phạm TM, SK, NP, DD của con người trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010

– 2014

(Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Từ bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, trong giai đoạn 2010 – 2014, trên địa bàn
tỉnh đã xét xử 200 vụ và 225 người PT thuộc nhóm các tội xâm phạm TM, SK, NP,


8

DD của con người là 374 vụ và 446 người PT[8]. Như vậy, xét về mức độ, tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác chiếm tỷ lệ rất cao trong
nhóm các tội xâm phạm TM, SK, NP, DD của con người (chiếm 53,5% số vụ và 50,4%
số người phạm tội).
So sánh số vụ và số người PT cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác với số vụ và số người phạm tội về tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2010 – 2014.
Bảng 1.3. Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác so với số vụ và số người phạm tội về tội phạm nói chung trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 – 2014.
Giai
đoạn
2010
2014
Tổng

Cố ý gây thƣơng tích
hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của ngƣời
khác
Số vụ

Số ngƣời
(2)
(1)
200
225

Tội phạm nói chung
Số vụ
(3)
2415

Tỷ lệ
Tỷ lệ
phần
phần
trăm giữa trăm giữa
(1) và (3) (2) và (4)

Số ngƣời
(4)
4720
8,3
4,8
(Nguồn: TAND tỉnh Tuyên Quang)

Biểu đồ 1.3. So sánh số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác với số vụ và số người phạm tội về tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 – 2014.

4720

5000
4000

2415

3000
2000
1000
0

200

225
Số vụ

Số người
PT

Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác
Tội phạm nói chung

(Nguồn: TAND tỉnh Tuyên Quang)


9

Như vậy, trong giai đoạn 2010 – 2014, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có tổng số
2.415 vụ với 4.720 người PT[8]. Trong đó, số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là 200 vụ và 225 người PT, chiếm tỷ lệ 8,3%
về số vụ và 4,8% về số người PT trong tổng số tội phạm nói chung.
Bên cạnh việc so sánh như trên, tác giả sẽ trình bày về chỉ số tội phạm để giúp
cho làm sáng tỏ hơn thực trạng về mức độ của tội phạm.
“Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong
dân cư” [5, tr. 185]. Vì vậy, để đánh giá thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
trong 5 năm (2010 – 2014), tác giả đi vào nghiên cứu chỉ số tội phạm và chỉ số người
PT cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang; đồng thời so sánh chỉ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
với chỉ số tội phạm ở một số địa phương khác là tỉnh Phú Thọ, tỉnh Hà Giang và chỉ số
tội phạm cả nước.
Bảng 1.4. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2010 – 2014 (tính trên 100.000 dân)
Số
Năm

Số vụ

ngƣời

Số dân

PT

Chỉ số tội phạm/

Chỉ số ngƣời PT /


100.000 dân

100.000 dân

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=2*100.000/4

(6)=3*100.000/4

2010

32

32

729900

4,4

4,4

2011


24

27

732900

3,3

3,7

2012

44

51

739900

5,9

6,9

2013

44

54

746700


5,9

7,2

2014

56

61

753763

7,4

8,1

TB

40

45

740632,6

5,4

6,1

(Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang; Web: )



10

Bảng 1.5. Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà
Giang, tỉnh Phú Thọ và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014 (tính trên 100.000 dân)
Tuyên Quang
Phú Thọ
Hà Giang
Toàn quốc
Chỉ số
Chỉ số
Chỉ số
Chỉ số
Chỉ số
Chỉ số
Chỉ số
Chỉ số
ngƣời
ngƣời
ngƣời
ngƣời
tội
tội
tội
tội
phạm
phạm
phạm
phạm

phạm
phạm
phạm
phạm
tội
tội
tội
tội
TB
5,4
6,1
3,9
4,9
2,7
4,1
7,2
11,8
(Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang; Toà án nhân dân tối cao; Website:

Giai
đoạn
2010 2014

)
Biểu đồ 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà
Giang, tỉnh Phú Thọ và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014 (tính trên 100.000 dân)

(Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang; Toà án nhân dân tối cao;
Website: )

Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ cho thấy, trong giai đoạn 2010 – 2014, Tuyên
Quang có mức độ phổ biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác thấp hơn toàn quốc, nhưng lại cao nhất trong số 3 tỉnh Trung du và
miền núi Bắc Bộ được so sánh với nhau, thể hiện ở chỉ số tội phạm là 5,4 và chỉ số
người PT là 6,1[8][16]. Kết quả khảo sát trên cho thấy tình hình phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác đang diễn biến khá phức tạp
và ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Phú Thọ
có mức độ phổ biến của tội này thấp hơn so với Tuyên Quang với chỉ số tội phạm là


11

3,9 và chỉ số người phạm tội là 4,9[7][16] do Phú Thọ có dân số trung bình cao gấp
1,8 lần so với Tuyên Quang (1339585,6 người/740632,6 người)[16]. Hà Giang là tỉnh
có chỉ số tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác thấp nhất với chỉ số tội phạm là 2,7, chỉ số người phạm tội là 4,1[7][16].
Như vậy, so với Hà Giang thì Tuyên Quang có chỉ số tội phạm cao gấp 2 lần và chỉ số
người phạm tội cao gấp 1,5 lần. Nguyên nhân một mặt là do mật độ dân cư Hà Giang
thấp hơn Tuyên Quang nên cũng phần nào hạn chế những va chạm, xung đột xảy ra;
mặt khác, do đặc điểm địa hình hiểm trở, điều kiện đi lại khó khăn, lại nằm vị trí là
tỉnh biên giới nên nhiều vụ việc phạm tội xảy ra không được phát hiện, công tác điều
tra, thu thập chứng cứ để khởi tố, xét xử cũng gặp nhiều khó khăn.

1.1.1.2. Về tội phạm ẩn
“Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế
nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện
(một cách chính thức) và do vậy chưa bị xử lý về hình sự, chưa có trong thống kê hình
sự chính thức.” [5,tr. 181]
Để đánh giá tội phạm ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tác giả tiến hành tìm hiểu dữ liệu

từ Cơ quan công an, Trung tâm giám định pháp y và Bệnh viện đa khoa trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang.
Thứ nhất, theo số liệu của Công an tỉnh Tuyên Quang thì trong khoảng thời gian
5 năm (2010 – 2014) có tổng số 222 vụ án và 306 bị can bị khởi tố về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác[2]. Trong khi đó, cũng
trong khoảng thời gian này, Toà án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
chỉ xét xử sơ thẩm 200 vụ án và 225 người PT cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác. Như vậy, số vụ án bị đưa ra xét xử chiếm 90,1% tổng số
vụ án bị khởi tố, số người PT bị đưa ra xét xử chỉ chiếm 73,5% tổng số bị can bị khởi
tố. Có thể kể đến một vài lí do dẫn đến các vụ án, bị can này không bị xét xử hình sự
như:
+ Đã hết thời hạn điều tra mà chưa xác định được bị can hoặc bị can bỏ trốn,
không biết bị can ở đâu. Lí do này phần nhiều xuất phát từ hạn chế trong công tác tiếp
nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, từ thái độ lơ là, thiếu trách nhiệm của một
số cán bộ trong cơ quan điều tra.


12

+ Do nạn nhân không làm đơn yêu cầu khởi tố hoặc sau khi cơ quan điều tra đã
khởi tố thì người bị hại rút đơn yêu cầu trong giai đoạn điều tra, truy tố. Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này có thể do người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội
đã có sự dàn xếp, thương lượng bồi thường thiệt hại cho nạn nhân; hoặc do nạn nhân
bị đe doạ và sợ bị trả thù.
Thứ hai, theo số liệu của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Tuyên Quang thì từ
năm 2010 đến 2014 có tổng số 648 ca đã yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật, trong đó
có 306 ca cho kết quả tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên[9]. So sánh với con số 200 vụ án
bị đưa ra xét xử hình sự ta có thể nhận thấy sự chênh lệch khá lớn: số vụ án bị đưa ra
xét xử chỉ chiếm tỷ lệ 65,3% tổng số ca có mức độ thương tật từ 11% trở lên. Điều này
cho chúng ta hình dung ở mức độ tương đối về phần ẩn của tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Thứ ba, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, từ năm
2010 đến năm 2014 bệnh viện đã tiếp nhận 657 ca nhập viện vì xô xát, đánh nhau,
trong đó nhiều ca được chẩn đoán gãy xương, chấn thương sọ não, thủng dạ dày, giập
lá lách[1]…. Trong khoảng thời gian này, Toà án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh
chỉ xét xử sơ thẩm 200 vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác, chiếm 30,44% số ca nhập viện; còn lại 457 trường hợp không bị
xử lý hình sự, chiếm 69,6%. Lí giải cho con số chệnh lệch này có thể do có nhiều ca
nạn nhân bị thương tích chưa đến 11%, chưa đủ điều kiện khởi tố hình sự. Tuy nhiên,
trong số này vẫn có một lượng không nhỏ trường hợp nạn nhân tuy tỉ lệ thương tật từ
11% trở lên và có đủ dấu hiệu tội phạm nhưng giữa nạn nhân và người phạm tội đã đạt
được thoả thuận bồi thường nên nạn nhân đã không làm đơn đề nghị khởi tố vụ án.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 -2014
“Thực trạng của tội phạm xét về tính chất là đặc điểm thứ hai của thực trạng của
tội phạm. Đặc điểm này được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội
phạm. Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định, có thể rút ra được nhận xét
về tính chất của tội phạm.” [10; tr.117]
Tác giả nghiên cứu về cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 – 2014 được
rút ra từ việc tìm hiểu 160 bản án HSST với 174 người PT cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.


13

* Cơ cấu theo tội danh: Qua nghiên cứu 160 bản án, tác giả thấy 100% số vụ
được khảo sát đều bị xét xử về tội cố ý gây thương tích và không có vụ nào bị xét xử
về tội cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
* Cơ cấu theo loại tội phạm (theo Khoản 3 Điều 8 BLHS)

Bảng 1.6. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác theo loại tội phạm
Tổng số
ngƣời PT
174
100%

Tội rất nghiêm
trọng
30
107
37
17,2%
61,5%
21,3%
(Nguồn: Số liệu từ Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

Tội ít nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Biểu đồ 1.5. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác theo loại tội phạm

(Nguồn: Số liệu từ Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở Tuyên Quang chủ yếu tập trung vào loại tội
nghiêm trọng (Khoản 2 Điều 104 BLHS), chiếm 61,5%; sau đó là tội rất nghiêm trọng
(Khoản 3 Điều 104 BLHS) chiếm 21,3%; tội ít nghiêm trọng (Khoản 1 Điều 104
BLHS) chiếm tỉ lệ thấp nhất là 17,2%.

* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt tù đã được áp dụng.
- Về loại hình phạt: Theo thống kê chính thức của TAND tỉnh Tuyên Quang, hầu
hết người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn: 224/225 người PT, chiếm
99,6% và chỉ có 1 người PT bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, chiếm 0,4%.
- Về mức hình phạt tù áp dụng:


14

Bảng 1.7. Cơ cấu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác theo mức hình phạt tù đã được áp dụng
Tổng số ngƣời
PT

Bị phạt tù cho
hƣởng án treo

224
100%

54
24,1%

Bị phạt tù từ 03
năm trở xuống

Bị phạt tù trên
03 năm đến 7
năm


Bị phạt tù trên
07 năm đến 15
năm

117
51
2
52,2%
22,8%
0,9%
(Nguồn: Số liệu từ Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

Biểu đồ 1.6. Cơ cấu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác theo mức hình phạt tù đã được áp dụng

(Nguồn: Số liệu từ Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy, trong tổng số 224 người PT bị áp
dụng hình phạt tù có thời hạn, số người PT bị xử phạt tù từ ba năm trở xuống chiếm tỉ
lệ cao nhất với 117 người, chiếm 52,2%; số người PT bị áp dụng hình phạt tù cho
hưởng án treo là 54 người, chiếm 24,1%; số người PT bị xử phạt tù trên 3 năm đến 7
năm là 51 người, chiếm 22,8%; số người PT bị xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm 2
người, chiếm 0,9%.
* Cơ cấu theo hình thức phạm tội
Dựa vào kết quả khảo sát 160 bản án HSST, tác giả thu được kết quả sau:
Bảng 1.8. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác theo hình thức phạm tội
Tổng số vụ PT
160
100%


Đồng phạm
8
5%

Phạm tội riêng lẻ
152
95%
(Nguồn: Số liệu từ 160 bản án HSST)


15

Biểu đồ 1.7. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác theo hình thức phạm tội

5%

Đồng phạm
Phạm tội riêng lẻ

95%

(Nguồn: Số liệu từ 160 bản án HSST)
Như vậy, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chủ yếu được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng
lẻ (152 vụ), chiếm 95% và chỉ có 8 vụ được thực hiện dưới hình thức đồng phạm,
chiếm 5%.
* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Bảng 1.9. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác theo địa bàn phạm tội

Tên địa bàn

Số vụ phạm tội và tỉ lệ % tƣơng ứng

Thành phố Tuyên Quang

24

12%

Huyện Yên Sơn

50

25%

Huyện Sơn Dƣơng

41

20,5%

Huyện Chiêm Hoá

32

16%

Huyện Hàm Yên


29

14,5%

Huyện Lâm Bình

11

5,5%

Huyện Na Hang

13

6,5%

Tổng số

200 vụ = 100%

(Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Theo kết quả thống kê chính thức của TAND tỉnh Tuyên Quang, trong giai đoạn
2010 – 2014, huyện Yên Sơn là địa bàn xét xử số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác cao nhất với 50 vụ, chiếm 25%; huyện Sơn Dương


16

chỉ xếp thứ 2 nhưng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể: 41 vụ, chiếm 20,5%; thành phố Tuyên
Quang, huyện Chiêm Hoá và huyện Hàm Yên là các địa bàn có số vụ phạm tội ở mức

trung bình với tỷ lệ lần lượt là 12%, 16% và 14,5%; huyện Na Hang và huyện Lâm
Bình có số vụ phạm tội này thấp nhất với tỷ lệ lần lượt là 6,5% và 5,5%.
Để hình dung rõ hơn tác giả minh hoạ bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.8. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác theo địa bàn phạm tội
6,5%
5,5%

12%

14,5%

25%

Thành phố Tuyên Quang
Huyện Yên Sơn
Huyện Sơn Dương
Huyện Chiêm Hoá
Huyện Hàm Yên
Huyện Lâm Bình
Huyện Na Hang

16%
20,5%

(Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Yên Sơn là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố
Tuyên Quang, có diện tích và dân số lớn nhất tỉnh (1210 km2, 168.000 người)[17].
Với vị trí nằm giáp ranh với các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn; lại là
nơi giao nhau của hai con sông lớn là sông Lô và sông Gâm nên từ lâu Yên Sơn đã trở

thành điểm trung chuyển hàng hoá, giao lưu buôn bán, thông thương giữa Tuyên
Quang với các tỉnh lân cận. Song do thiếu cơ chế kiểm tra kiểm soát chặt chẽ của các
cơ quan chức năng địa phương dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thậm
chí giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực theo kiểu xã hội đen. Bên cạnh đó, huyện Yên
Sơn có Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm với đa dạng các loại hình dịch vụ từ tắm
nước khoáng, tắm bùn tới ăn uống, massage, nhà nghỉ, karaoke… cũng là khu vực
phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn huyện. Ngoài ra, do có Cụm các Khu công
nghiệp – Dịch vụ - Đô thị Long Bình An đóng trên địa bàn nên huyện Yên Sơn tập
trung một lượng lớn công nhân làm việc trong công trường, xí nghiệp thuộc Cụm công
nghiệp, từ đó hình thành nhiều khu tập thể, khu nhà trọ, dãy hàng quán ăn uống, vui


17

chơi giải trí gây ra không ít vụ gây rối trật tự, gây thương tích trên địa bàn huyện. Vì
vậy, trong vòng 5 năm trở lại đây, huyện Yên Sơn luôn có tỷ lệ số vụ phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác cao nhất trong tổng số
các vụ phạm tội này trên địa bàn toàn tỉnh.
Mặc dù có diện tích nhỏ hơn và số dân thấp hơn so với huyện Yên Sơn nhưng
huyện Sơn Dương cũng được coi là địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp với
Cụm công nghiệp Sơn Nam và Nông trường chè Tân Trào. Từ đó hình thành “điểm
nóng” về an ninh trật tự quanh các khu công nghiệp, xí nghiệp chè mà điển hình là sự
gia tăng số vụ xô xát, ẩu đả do sử dụng rượu, bia hoặc do va chạm trong lao động và
sinh hoạt hàng ngày của công nhân.
Lâm Bình là huyện mới được thành lập từ tháng 1 năm 2011 trên cơ sở chia tách
5 xã thuộc huyện Na Hang. So với các huyện khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
Lâm Bình và Na Hang là 2 huyện lị có số dân thấp nhất (tổng số dân cả 2 huyện là
71327 người)[17], do năm 2002, để phục vụ cho công tác xây dựng công trình thuỷ
điện Na Hang, 20.043 nhân khẩu ở 11 xã thuộc khu vực lòng hồ tại 2 huyện Lâm Bình
và Na Hang đã được dời và bố trí tái định cư tại 125 điểm trên địa bàn toàn tỉnh[6].

Với đặc điểm dân cư thưa thớt, lại nằm ở khu vực núi cao hiểm trở khó khăn cho công
tác tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác tội phạm là lý do trong giai đoạn 2010 -2014, trên
địa bàn huyện Lâm Bình chỉ xét xử sơ thẩm 11 vụ, chiếm 5,5%; huyện Lâm Bình xét
xử 13 vụ, chiếm 6,5%.
* Cơ cấu theo địa điểm PT
Trên cơ sở khảo sát 160 bản án HSST, tác giả có bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 1.10. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác theo địa điểm phạm tội
Tổng số vụ
PT
160
100%

Nhà riêng
38
23,8%

Ngoài
đƣờng, nơi
công cộng
51
31,9%

Ngoài đồng

Hàng quán

Trƣờng học

22

44
5
13,8%
27,5%
3%
(Nguồn: Số liệu từ 160 bản án HSST)

Biểu đồ 1.9. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác theo địa điểm phạm tội


18

3,0%

23,8%
Nhà riêng

27,5%
Ngoài đường, nơi công
cộng
Ngoài đồng
Hàng quán
13,8%

Trường học
31,9%

(Nguồn: Số liệu từ 160 bản án HSST)
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, các vụ PT cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khoẻ của người khác xảy ra phổ biến nhất là ở ngoài đường, nơi công cộng (51
vụ, chiếm 3,9%). Nguyên nhân là do đây là địa điểm tập trung đông người, dễ xảy ra
va chạm, trong đó nhiều trường hợp từ các va quệt do tai nạn giao thông trên đường
mà xảy ra xô xát, đánh nhau; bên cạnh đó nơi này cũng thường được các đối tượng lựa
chọn, hẹn nhau đến để giải quyết mâu thuẫn, gây gổ đánh nhau nhằm dễ dàng tẩu thoát
khi bị phát hiện. Hàng quán với đặc trưng là nơi tụ tập vui chơi, ăn uống của nhiều
người, lại thường sử dụng rượu, bia và các chất kích thích nên cũng trở thành địa điểm
xảy ra không ít vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác (44 vụ, chiếm 27,5%). Ngoài 2 địa điểm trên, các vụ phạm tội xảy ra còn
xảy ra tại nhà riêng (38 vụ, chiếm 23,8%), ngoài đồng (22 vụ, chiếm 13,8%), chủ yếu
do các mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp, phân chia đất đai, đến va chạm trong sinh
hoạt và hoạt động lao động sản xuất hàng ngày của người dân. Chỉ một số ít vụ xảy ra
ở trường học (5 vụ, chiếm 3%) do đây là nơi có sự quản lý của nhà trường, thầy cô
giáo và sự theo dõi sát sao của phụ huynh, nếu có mâu thuẫn thường được can ngăn
kịp thời không để dẫn đến xô xát; các đối tượng xấu vì thế cũng không dám đến gây
rối vì lo sợ bị phát giác, bị trình báo với chính quyền và lực lượng chức năng.
* Cơ cấu theo thời gian phạm tội
Dựa trên cơ sở 160 bản án HSST, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 1.11. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác theo thời gian phạm tội


19

Tổng số vụ PT
160
100%

Từ 0 giờ đến 6 Từ 6 giờ đến Từ 12 giờ đến
giờ

12 giờ
18 giờ
5
33
42
3,1%
20,6%
26,3%
(Nguồn: Số liệu từ 160 bản án HSST)

Từ 18 giờ đến
24 giờ
80
50%

Biểu đồ 1.10. Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác theo thời gian phạm tội
3,1%

20,6%

50%

Từ 0 giờ đến 6 giờ
Từ 6 giờ đến 12 giờ
Từ 12 giờ đến 18 giờ
Từ 18 giờ đến 24 giờ
26,3%

(Nguồn: Số liệu từ 160 bản án HSST)

Như vậy, qua nghiên cứu 160 bản án HSST cho thấy: khoảng thời gian tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác diễn ra nhiều nhất là từ
18 giờ đến 24 giờ (80vụ) chiếm 50%. Đây là thời gian rảnh rỗi trong ngày, mọi người
thường có thói quen đi chơi, đi tụ tập ăn uống nên việc va chạm, xích mích dẫn đến xô
xát là điều không thể tránh khỏi. Khoảng thời gian từ 12 giờ đến 18 giờ cũng chiếm tỷ
lệ đáng kể với 42 vụ, chiếm 26,3% do đây là thời điểm về chiều, hầu hết mọi người
đều trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, một số do đã sử dụng rượu, bia vào bữa trưa
hoặc sau tan ca buổi chiều nên dễ bị kích động, không kiềm chế được bản thân dẫn đến
gây thương tích cho người khác. Khoảng thời gian từ 6 giờ đến 12 giờ xảy ra 33 vụ,
chiếm 20,6%. Khoảng thời gian từ 0 giờ đến 6 giờ chỉ xảy ra 5 vụ, chiếm 3,1%. Sở dĩ
số vụ phạm tội xảy ra vào thời gian này chiếm tỷ trọng không lớn một phần do lúc này
hầu hết mọi người đã chìm vào giấc ngủ, mọi hoạt động tạm dừng nên va chạm, xung
đột dẫn đến gây thương tích cũng ít xảy ra; một phần chính vì mọi người đã ngủ say, ít
qua lại ngoài đường, nơi công cộng nên nhiều vụ việc phạm tội không bị phát hiện,
khai báo và xử lý, nhiều người phạm tội gây án xong dễ dàng tẩu thoát và phi tang mọi
chứng cứ gây khó khăn cho cơ quan điều tra.
* Cơ cấu theo tiêu chí có (hoặc không) sử dụng hung khí
Qua nghiên cứu 160 bản án HSST, tác giả có bảng số liệu sau:


×