Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ĐẢNG bộ TỈNH TRÀ VINH PHÁT HUY VAI TRÒ của PHỤ nữ TRONG sự NGHIỆP đổi mới dưới ÁNH SÁNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.48 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI

ĐẢNG BỘ TỈNH TRÀ VINH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI DƯỚI ÁNH SÁNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Sư phạm Giáo dục công dân
Mã ngành: 52140204

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.S.GVC. TRẦN KIM TRUNG

TRẦN THỊ KIM HẰNG
MSSV: 6055351

CẦN THƠ- 04/2009

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
quý thầy, cô trong khoa Khoa học chính trị mà trước hết đó là Thầy Trần Kim
Trung – người đã hướng dẫn tận tình, đôn đốc tôi để luận văn sớm hoàn thành.
Bên cạnh đó tác giả nhận được sự giúp đỡ, động viên của tập thể lớp sư phạm


Giáo dục công dân khóa 31, các bạn đã giúp rất nhiều trong việc tìm kiếm tài liệu và
đóng góp những ý kiến chân thành. Tác giả xin được chân thành cảm ơn tất cả.
Vì thời gian có hạn, nên trong quá trình có nhiều vấn đề chưa đề cập đến và
không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và bạn bè. Tác giả xin ghi nhận lại những ý kiến quý báu đó để sớm sửa
chữa và khắc phục để luận văn tốt nghiệp hoàn thiện hơn.

Người viết

Trần Thị kim Hằng

2


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .....................................................2
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu của đề tài ......................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .........................................2
5. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHỤ NỮ VÀ VAI TRÒ
CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM............................................4
1.1 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về phụ nữ...................................4
1.1.1 Hồ Chí Minh thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đau của người
phụ nữ Việt Nam dưới chế độ xã hội phong kiến .............................................4
1.1.2 Hồ Chí Minh khẳng định giải phóng phụ nữ là yêu cầu của cách mạng
Việt Nam .........................................................................................................6

1.2 Sự đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong cách mạng Việt Nam .......14
CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH TRÀ VINH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ..............................................................16

2.1 Những điều kiện kinh tế, văn hóa-xã hội ảnh hưởng đến lực lượng phụ nữ
ở tỉnh Trà Vinh ..................................................................................................16
2.2. Chủ trương và chính sách của Đảng bộ; chính quyền tỉnh Trà Vinh về
xây dựng và phát huy vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới ..........................23
2.3 Vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới ở tỉnh Trà Vinh ........................27
2.4 Yêu cầu đặt ra để phát triển lực lượng phụ nữ Tỉnh ngày càng vững mạnh ..44
2.5 Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy vài trò của phụ nữ
Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới......................................................................46
2.5.1 Phương hướng cơ bản ............................................................................46

3


2.5.2 Những giải pháp chủ yếu .......................................................................47
KẾT LUẬN.........................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................54
BẢN ĐỒ TỈNH TRÀ VINH................................................................................55

4


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận
quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao

động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú
cuộc sống con người. Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng
của phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của
gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt
bùi cũng như những đắng cay cùng chồng khiến người chồng luôn cảm thấy yên
tâm trong cuộc sống. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng tại gia đình, người vợ còn
đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành
công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự
là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những
lợi ích của bản thân với ước nguyện cho con cái trưởng thành và thành công trong
cuộc sống. Trong cuộc sống thường nhật đầy khó khăn, chúng ta tìm thấy ở những
người phụ nữ, những người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng
bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó
khăn để sống một cuộc sống hữu ích.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, người phụ nữ Việt Nam nói chung
và phụ nữ Trà Vinh nói riêng càng có vai trò quan trọng. Bên cạnh vai trò quan
trọng trong gia đình, phụ nữ Trà Vinh còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Họ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Đôi khi
chính những người phụ nữ Trà Vinh đã khiến cho nam giới phải “ghen tị” về những
thành công mà họ đạt được. Thật khó có thể kể hết những gì mà phụ nữ Trà Vinh
đóng góp cho gia đình và xã hội. Họ có thể chắc chắn rằng thế giới sẽ không thể tồn
tại dù chỉ một ngày nếu thiếu phụ nữ. Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình và tư
tưởng trọng nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
Điều này cho thấy rằng cách nhìn nhận về người phụ nữ Trà Vinh vẫn chưa được

5


cải thiện hoàn toàn. Bình đẳng nam nữ đang thực sự là một cuộc cách mạng khó
khăn và lâu dài vì sự hạ thấp, khinh miệt đối với phụ nữ đã tồn tại từ hàng nghìn

năm nay.
Vì lí do đó, nên tôi đã chọn đề tài: “Đảng Bộ tỉnh Trà Vinh phát huy vai trò
của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”. Để
làm luận văn tốt nghiệp đại học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của luận văn là nghiên cứu nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về phụ nữ, vai trò của phụ nữ Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới. Đưa ra một
số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát huy vai trò của phụ nữ
Trà Vinh hiện nay.
Để đạt được những mục đích luận văn cần đạt được những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ nội dung cơ bản trong Hồ Chí Minh về phụ nữ.
Thứ hai, phân tích đặc điểm của phụ nữ Trà Vinh hiện nay và vai trò của phụ
nữ trong sự nghiệp đổi mới.
Thứ ba, đề xuất một số phương hướng và giải pháp tích cực nhằm phát huy vai
trò của phụ nữ tỉnh Trà Vinh, để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội
đã đề ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: chủ yếu các tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ và vai
trò của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới ở tỉnh Trà Vinh.
Phạm vi nghiên cứu: vai trò của phụ nữ Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phụ nữ. Những quan điểm của
Đảng bộ tỉnh Trà Vinh đối với phụ nữ. Luận văn kế thừa hợp lý những thành tựu
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi chú ý nhiều
đến kết hợp các phương pháp lịch sử và logic, thống kê và phân tích, tổng hợp và so
sánh, gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ của đề tài.

6



5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung luận
văn gồm 2 chương và 7 tiết.

7


NỘI DUNG

Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHỤ NỮ VÀ VAI TRÒ
CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1.1. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về phụ nữ:
1.1.1. Hồ Chí Minh thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đau của người
phụ nữ Việt Nam dưới chế độ xã hội phong kiến:
Từ thuở bình minh của lịch sử loài người, phụ nữ đã đóng vai trò to lớn trong
mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng, gia đình, dân tộc.
Là một nhà tư tưởng lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định vị trí xã
hội, vai trò của phụ nữ và tầm quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ “Nói
phụ nữ là nói phân nửa xã hội, nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng
một nửa loài người”.
Để phát huy vai trò của phụ nữ, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng và Chính phủ cần
phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng căn nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều
phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải
cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho
phụ nữ”.
Vấn đề bình đẳng nam – nữ được Hồ Chí Minh quan tâm không chỉ ở gốc độ
chính trị mà cả góc độ kinh tế, không chỉ ngoài xã hội mà trong gia đình, không chỉ

ở góc độ nghĩa vụ mà còn là quyền lợi: bầu cử, ứng cử, đào tạo, học hành, tham gia
vào các cấp lãnh đạo quản lý nhà nước… Người cũng mạnh dạn chỉ ra những nhược
điểm của họ như: trình độ văn hóa thấp, tâm lý tự ti, ỷ lại, hay nhận xét, đánh giá
quá khắt khe… Phụ nữ cần phải sửa chữa và cùng nhau tiến bộ. Đối xử bình đẳng
với phụ nữ không phải cái gì khác ngoài lòng tin cậy, đánh giá cao vai trò năng lực
phụ nữ, cảm thông với khó khăn, động viên và khơi dậy những năng lực tiềm tàng

8


của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, nâng cao trình độ học tập hiểu biết
các tri thức, kiến thức văn minh của xã hội và tham gia vào quản lý, gánh vác các
công việc chung cùng với nam giới.
Trong xã hội thuộc địa nữa phong kiến, phụ nữ Việt Nam không có vị trí trong
xã hội cũng như trong gia đình. Nhân phẩm của họ bị chế độ thực dân tàn ác và luật
lệ phong kiến cổ hũ chà đạp. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh
viết: “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược
thôn quê, ở đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của các quan cai
trị…”.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Dưới chế độ phong kiến và thực dân, phụ nữ bị áp bức
tàn tệ. Ngoài xã hội thì phụ nữ bị xem khinh là nô lệ. Ở gia đình thì họ bị kìm hãm
trong xiềng xích "tam tòng". Người còn nhấn mạnh rằng: "Dưới chế độ thực dân và
phong kiến, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột, thì phụ nữ ta bị áp bức bóc lột nặng nề
hơn"; "Điều đó chứng tỏ rằng vì quyền lợi của đàn bà con gái An Nam mà chúng ta
làm cách mạng". Lời đó của Bác chẳng những cho thấy rõ hơn ý nghĩa quyết định,
giá trị to lớn của cách mạng theo đường lối độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta, mà còn chỉ rõ giải phóng thực sự
phụ nữ Việt Nam là một trong những mục tiêu lớn của sự nghiệp đó.
Bên cạnh đó, phụ nữ còn có nhiều vai trò rất quan trọng là người mẹ, người
vợ hiền nuôi dưỡng hạnh phúc cho gia đình - tế bào của xã hội. Sức sống của thế hệ

mai sau tùy thuộc trước hết ở sự sinh thành nuôi dưỡng của người mẹ; tình cảm yêu
thương con người, thái độ trước cuộc sống, mức độ khởi đầu tiếp cận một nền văn
minh mới… Thiên chức ấy của người phụ nữ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn
vong của dân tộc. Vì vậy, giải phóng phụ nữ trước hết là giải phóng sức lao động
của chị em, một lực lượng to lớn quan trọng chiếm một nửa xã hội loài người.
Theo Hồ Chí Minh, muốn giải phóng phụ nữ phải đứng trên lập trường giai
cấp công nhân để hiểu rõ yêu cầu tất yếu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ và mọi
người này. Giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trước hết thuộc
về nam giới, tạo quyền bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, giữa vợ và chồng, giữa

9


con trai và con gái. Tuy nhiên, đó là công việc không đơn giản chút nào: Nhiều
người lầm tưởng đó là việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm
sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to.
Muốn giải phóng phụ nữ cần phải khắc phục những thành kiến hẹp hòi đánh
giá không đúng khả năng của phụ nữ, đồng thời phải tích cực giúp đỡ nhiều hơn
nữa. Theo Người, bản thân phụ nữ cần phải chịu khó học tập và vươn lên trong
công tác: Phụ nữ cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm đây là lúc chị em phải cố
gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước.
Tóm lại, muốn giải phóng phụ nữ thì ngoài việc mang đến cho họ những
quyền lợi và sự bình đẳng như nam giới, điều hết sức quan trọng là đào tạo bồi
dưỡng họ trở thành cán bộ có đạo đức, phẩm chất, năng lực, trình độ và bản lĩnh,
tinh thần chủ động, sáng tạo tham gia công tác quản lý. Hồ Chí Minh đã từng nói:
Sự nghiệp giải phóng con người giải phóng phụ nữ cũng phải do chính phụ nữ làm
lấy.
1.1.2. Hồ Chí Minh khẳng định giải phóng phụ nữ là yêu cầu của cách mạng
Việt Nam:
Giải phóng phụ nữ trở thành một trong những mục tiêu của cách mạng Việt

Nam: “Nói phụ nữ là nói phân nửa của xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì
không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng
chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc ta
đã chứng minh vai trò to lớn của phụ nữ trên nhiều bình diện - trong lịch sử , trong
đời sống xã hội và gia đình, trong phát triển văn hóa. Đặc biệt từ khi Đảng ta ra đời,
vai trò của phụ nữ có bước phát triển vượt bậc cả về nhận thức của xã hội và đóng
góp to lớn của chị em trong tiến trình cách mạng.
Năm 1920, Bác Hồ tìm thấy cho dân tộc con đường “muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Con
đường này khi Đảng ta ra đời được phản ánh trong cương lĩnh cách mạng đầu tiên
của Đảng là đánh đổ đế quốc thực dân Pháp và phong kiến tay sai làm cho nước ta

10


hoàn toàn độc lập, đem lại ruộng đất cho dân cày, đưa nước ta vào quỹ đạo phát
triển theo chủ nghĩa xã hội nhằm đem lại tự do, hạnh phúc thật sự cho toàn dân.
Đó là con đường cách mạng đúng đắn và triệt để nhất, nhưng cũng là quá trình
khó khăn, gian khổ, phức tạp và lâu dài. Đây là “cuộc chiến đấu khổng lồ”. “Để
giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân,
tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. Trong đó có
phụ nữ là sức mạnh của cả nửa dân tộc.
Ngay những năm 1920, trong khi tuyên truyền giác ngộ toàn dân đứng dậy làm
cách mạng, đánh đổ thực dân đế quốc và phong kiến tay sai giành lại nền độc lập
cho dân tộc, Bác Hồ đã khẳng định “cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới
thành công”, “đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều”. Và
Người kêu gọi:
“Chị em cả trẻ đến già - Cùng nhau đoàn kết đặng mà đấu tranh”.
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngay từ đầu Đảng đã đánh
giá đúng vai trò, vị trí và khả năng cách mạng của phụ nữ: “Lực lượng phụ nữ là

một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào
những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được”.
Những nhận thức về vai trò to lớn, có ý nghĩa quyết định thành bại đối với
cách mạng của phụ nữ từ Bác Hồ, Đảng ta đã được Đảng tuyên truyền trong các lực
lượng cách mạng thành nhận thức chung của xã hội, là bước nhận thức vượt bậc ở
nước ta về vai trò của phụ nữ.
Được nhận thức mới khích lệ, lại được Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, phụ nữ nước ta
suốt từ giữa những năm 1920 tới nay đã thể hiện vai trò không thể thiếu được của
mình và ngày càng đóng góp to lớn vào tiến trình cách mạng của dân tộc.
Ngay từ năm 1927 - 1930, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, phụ nữ trên cả
nước đã tham gia: Thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng, tiêu biểu như các chị
Hoàng Thị ái, Nguyễn Thị Minh Lãng, Thái Thị Bôi, Nguyễn Thị Nhỏ... Và đã
tham gia hoạt động trong Đảng Tân Việt, như chị Nguyễn Thị Minh Khai, Tôn Thị
Quế, Nguyễn Thị Xuân.

11


Cuộc bãi công đầu tiên mở đầu cao trào cách mạng 1930 - 1931 của 3.000
công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, đúng ngày Đảng ta ra đời (3-2-1930) đã có
300 phụ nữ tham gia.
Cuộc biểu tình thị uy đầu tiên diễn ra ban ngày ở Mỹ Tho ngày 1-5- 1930 có
hàng nghìn phụ nữ tham gia dưới sự lãnh đạo của chị Nguyễn Thị Thập. Trong thời
kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh - đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 - 1931 đã xuất hiện
nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm của phụ nữ. Cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của cách mạng trên thế giới, phải chủ động giành thắng lợi và để tăng thêm
sức mạnh phải liên lạc với các tổ chức cách mạng thế giới.
Ngay năm 1935, tại Đại hội quốc tế Cộng sản lần thứ VII ở Matxcơva, một đại
biểu của Đảng ta - nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã nối cách mạng nước ta
với cách mạng trên thế giới bằng tham luận nói rõ vai trò của phụ nữ Đông Dương

nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và đấu
tranh cho hòa bình. Đồng chí khẳng định với các Đảng Cộng sản trên thế giới:
“Chúng tôi sẽ gắng sức để làm cho phụ nữ lao động Đông Dương thực sự là chiến
sĩ bảo vệ hòa bình”.
Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt
Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống
thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao
động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn.
Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông
Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu
hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc
biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự
tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi,
nhà văn, nhà báo...
Trong quá trình đấu tranh tiến tới giành chính quyền về tay nhân dân, nhiều
hình thức tập hợp phụ nữ như phụ nữ dân chủ, phụ nữ phản đế, phụ nữ giải phóng

12


được thành lập đã tập hợp đông đảo chị em và là những tổ chức thể hiện sinh động
vai trò to lớn của phụ nữ.
Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940) lại xuất hiện nhiều nữ chỉ huy
xuất sắc như chị Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Thử...
Và tấm gương sáng chói mãi trong lịch sử cách mạng Việt Nam là tấm gương
của người Xứ ủy viên Nam Kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Nguyễn Thị Minh Khai.
Trong khởi nghĩa Nam Kỳ, chị bị địch bắt, hai lần địch kết án tử hình, hai án chung
thân không làm chị nao núng, chị vẫn bình tĩnh, hiên ngang trước quân thù.
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, lần đầu tiên từ khi có Đảng thấy được
đội quân phụ nữ hùng mạnh đến mức nào. Cùng với nhân dân cả nước, các chị đứng

dậy phá kho thóc của địch và cướp chính quyền.
Nếu ở Bắc có chị Hà Thị Quế lãnh đạo cướp chính quyền ở Bắc Giang, chị
Trương Thị Mỹ lãnh đạo cướp chính quyền ở Hoài Đức - Hà Đông thì ở Nam ta
thấy chị Nguyễn Thị Định dẫn đầu đội quân cướp chính quyền ở thị xã Bến Tre, chị
Phan Thị Nể, Phó ban khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hội An...
Có chính quyền, chị em tích cực tham gia củng cố chính quyền. 48% tổng số
cử tri đi bầu Quốc hội đầu tiên (6-1-1946) là phụ nữ, và 10 đại biểu nữ đã trúng cử
vào Quốc hội khóa I.
Khi dân tộc ta đi vào kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, phụ nữ nước ta là lực lượng to lớn thực hiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc,
tích cực hướng ứng “Tuần lễ vàng”, hăng hái tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm,
xây dựng “đời sống mới”.
Ngay sau cách mạng, hai triệu chị em đã thanh toán được nạn mù chữ; động
viên chồng con tòng quân giết giặc, bản thân chị em cũng tòng quân, tham gia du
kích, nuôi quân, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ.
Phong trào nữ du kích Hoàng Ngân ở Hưng Yên làm nức lòng toàn dân và là
nỗi kinh hoàng đối với quân địch.
Giữa năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm phát động chiến dịch “tố Cộng,
diệt Cộng”, công khai khủng bố những người Cộng sản và những người kháng
chiến cũ. Hàng vạn đồng bào yêu nước và những đảng viên Cộng sản bị giết, bị bắt,

13


bị tù, bị tra tấn dã man, không cần xét xử, trong đó có hàng ngàn phụ nữ. Báo cáo
của chính quyền Sài Gòn thời ấy tiết lộ: Trong 300.000 tù nhân có đến 50.000 phụ
nữ, nghĩa là cứ 5 tù nhân nam giới thì có một phụ nữ. Nhà giam ở huyện, tỉnh chật
ních tù nhân. Trường học, thánh thất, nhà thờ, đình chùa (đình Bình Hòa ở huyện
Giồng Trôm, đình Phước Tuy ở Ba Tri, đình Bình Huề ở Bình Đại, đình Hội Yên ở
Mỏ Cày) trở thành những sào huyệt tra tấn ngập máu người. Chúng giết người công

khai, thủ tiêu bí mật, xác người chết trôi lềnh bềnh trên các sông rạch. Đối với phụ
nữ, ngoài việc bị tra khảo, bị hãm hiếp, tù đày còn bị truy bức “ly khai” chồng con
đi tập kết, đi kháng chiến. Làng quê trở nên u tối, ngập chìm trong không khí khủng
bố, trả thù, đau thương và ngột ngạt.
Song song với việc phát động cuộc chiến tranh một phía, đánh vào những
người yêu nước và cách mạng, giặc tiến hành gom dân vào những trại tập trung trá
hình với tên gọi “khu trù mật” để dễ bề kiềm kẹp, khống chế, hòng tách dân ra khỏi
ảnh hưởng của cách mạng và để “tát cạn nước bắt cá”. Trong “khu trù mật” chúng
tiến hành phân loại quần chúng, tổ chức “ngũ liên gia bảo”. Đêm đến, mỗi nhà phải
treo đèn trước ngõ, canh gác, báo động, vây bắt người lạ mặt. Việc ra vào khu trù
mật bị kiểm soát gắt gao nhằm ngăn chặn việc liên lạc, tiếp tế cho “Việt Cộng”.
Bất chấp những chính sách tàn bạo của địch, bất chấp luật 10/59 – hình phạt
cao nhất dành cho những ai chứa chấp “Việt Cộng”, các má, các chị vẫn đào hầm bí
mật, làm vách đôi trong nhà, bằng mọi cách nuôi giấu, bảo vệ cán bộ, một lòng một
dạ sắt son với Đảng, với cách mạng. Mẹ anh hùng Dương Thị Lan, bằng tấm lòng
của người mẹ thương yêu bộ đội như con đẻ của mình, mẹ Lan đã len lỏi trong từng
ngõ xóm, mang đến từng lon gạo, từng viên thuốc, từng con cá, nắm rau, nuôi sống
hàng đại đội chiến sĩ trong vòng vây hãm, phong tỏa gắt gao của địch, liên tục từ
ngày này sang tháng khác. “Má chính ủy hậu cần” là cách gọi thân thương mà bộ
đội, chiến sĩ ta dành cho má. Má Võ Thị Phò, thường gọi là bà Tư, ở cồn Trẹt, xã
Thới Thuận, huyện Bình Đại. Trải qua bao nhiêu đợt khủng bố càn quét gom dân
vào “khu trù mật” rồi “ấp chiến lược”, nhà má bị giặc đốt phá năm, bảy lần mà má
vẫn ngoan cường bám trụ. Má Tư gắn bó với mảnh đất này không phải chỉ vì nơi
chôn nhau cắt rốn mà còn vì một lẽ đời cao cả hơn là để bảo tồn cơ sở cách mạng.

14


Đêm đêm trên cồn cát ven biển Thới Thuận, một ngọn đèn dầu cháy sáng làm ám
hiệu cho du kích, bộ đội biết tình hình để đi – về hoạt động. Ngọn đèn ám hiệu ấy

của má Tư tồn tại suốt trong những năm chống Mỹ ác liệt nhất.
Phong trào chống Pháp và chống Mỹ đã xuất hiện nhiều nữ anh hùng và những
tấm gương tiêu biểu như Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn
Thị Lét, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị
Bình...
Mười cô gái của tiểu đội nữ anh hùng ở ngã ba Đồng Lộc...
Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, lần đầu tiên cuộc đấu tranh cho nam
nữ bình quyền và giải phóng phụ nữ được thực hiện triệt để tạo điều kiện để phụ nữ
nước ta phát huy vai trò to lớn không chỉ trong cách mạng, trong kháng chiến và cả
trong xây dựng đất nước.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trên bình diện cả nước và
đổi mới hiện nay chứng minh vai trò to lớn, thông minh, sáng tạo của phụ nữ nước
ta. Phụ nữ tham gia các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ngày càng nhiều ở tất
cả các cấp. Quốc hội nước ta là nước đứng đầu châu Á về số lượng đại biểu nữ tham
gia.
Đặc biệt, nếu sau cách mạng chị em phải xóa nạn mù chữ thì nay phụ nữ đã
chiếm 37% trong tổng số những người có trình độ cao đẳng, đại học. Nữ phó giáo
sư, giáo sư chiếm gần 7% và nữ tiến sĩ là 20%. Ở bất kỳ vị trí nào, phụ nữ đều thể
hiện tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, có khả năng
thuyết phục.
Phụ nữ Việt Nam thật xứng đáng với danh hiệu bất khuất, trung hậu, đảm
đang, và là một lực lượng đông đảo đi đầu phấn đấu cho mục tiêu hiện nay của cách
mạng nước ta là xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Trong Chương trình vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh ghi rõ: “Về
phương diện xã hội: thực hiện nam nữ bình quyền” Trong 10 chính sách của mặt
trận Việt Minh do Hồ Chí Minh soạn thảo năm 1941 cũng ghi rõ: “Đàn bà cũng
được tự do; Bất phân nam nữ cũng cho bình quyền”. Hiếp pháp nước Việt Nam

15



Dân chủ Cộng hòa năm 1946, tại điều 24 ghi rõ: phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và gia đình”. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Chủ tịch Hồ
Chí Minh lãnh đạo đã đem lại quyền tự do, bình đẳng cho mọi người dân Việt Nam
trong đó có phụ nữ. Người chú trọng tới việc xác lập và đảm bảo quyền bình đẳng
của người phụ nữ, Người nói: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy quyền bình
đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc đấu
tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ là: “Một cuộc cách mạng khá to và khó vì
trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu
óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vì không thể dùng vũ lực mà
tranh đấu”. Người phân tích rõ: Công bằng cho phụ nữ không có nghĩa là chia đều
công việc cho họ mà công bằng ở đây chính là sự phân công một cách hợp lý công
việc đến từng người tùy theo khả năng, hoàn cảnh cá nhân và sức khỏe. Sự bình
đẳng phải được thể hiện trên mọi mặt, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đánh giá sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình là một cuộc cách
mạng thuộc bộ phận đồng thời tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong
người đàn ông. Người kịch liệt lên án việc đánh đập người phụ nữ vì đó là những
hành vi phạm pháp. Để ngăn ngừa những hành động dã man đó, Người đề nghị:
“Hội Phụ nữ và đoàn thanh niên phải phụ trách tuyên truyền một cách rộng khắp
và bền bỉ cho mỗi gia đình hiểu rõ pháp luật nhà nước và thấm nhuần đạo đức xã
hội. Bà con trong làng xóm và trong hàng phố phải có trách nhiệm ngăn ngừa
không để những việc phạm pháp như vậy xảy ra. Bản thân chị em phụ nữ phải có ý
chí tự cường, tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Đối với những
người đã được giáo dục khuyên dặn mà vẫn không sửa đổi thì chính quyền cần phải
thi hành kỷ luật một cánh nghiêm chỉnh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên
quan tâm đến những tiến bộ của phụ nữ, Người kịp thời gửi thư khen và tặng huy
hiệu cho những cá nhân, tập thể phụ nữ có thành tích trong học tập, sản xuất và
chiến đấu. Người còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ tri thức cho phụ

nữ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ để họ vươn lên nắm giữ các vị trí lãnh đạo. Người
chỉ ra những ưu điểm hơn hẳn của phụ nữ ở cương vị lãnh đạo là ít mắc tệ tham ô,

16


không hay chè chén, ít hống hách mệnh lệnh như một số cán bộ nam giới. Bản thân
Người rất chú trọng đào tạo cán bộ nữ như: Để xây dựng cơ sở cho mặt trận Việt
Minh, Người đã đào tạo, bồi dưỡng chị Nông Thị Trưng từ một phụ nữ dân tộc
mang tâm lý tự ti đã trở thành một đảng viên, một cán bộ có nhiều thành tích trong
việc xây dựng và phát triển cơ sở cho mặt trận Việt Minh. Sau ngày độc lập, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đến thăm trường nữ sinh Trưng Vương, Người vào dự một giờ
học tiếng Anh, khi thấy một em nữ sinh phát âm sai vài từ, Người nhẹ nhàng sửa
cho em rồi nói với cả lớp: “Bây giờ cách mạng đã thành công rồi, gái cũng như trai
đều phải cố gắng học tập”. Nhớ lời căn dặn của Bác, người nữ sinh đó đã cố gắng
vươn lên trong học tập và trở thành Thạc sỹ toán học đầu tiên của Việt Nam. Lần
khác đến thăm một lớp đào tạo cán bộ các huyện vào tháng 1 năm 1967, Người tỏ ý
không hài lòng khi biết chỉ có 16 học viên là nữ trong tổng số 288 đồng chí. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ. Người nhắc
nhở cán bộ các cấp phải phân công công việc xã hội một cách hợp lý, tránh cho chị
em những công việc nặng nhọc. Về phía nam giới cũng cần chia sẻ công việc gia
đình với chị em. Khi về thăm tỉnh Thái Bình, tỉnh đầu tiên đạt sản lượng 5 tấn
thóc/ha, Người căn dặn: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động của phụ nữ. Phụ nữ
đội quân lao động rất đông, phải giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ để chị em tham gia
sản xuất được tốt”. Người đề nghị tổ chức tốt các nơi giữ trẻ và các lớp mẫu giáo để
các bà mẹ yên tâm công tác, học tập; tổ chức tốt các bếp ăn công cộng để giải phóng
chị em khỏi việc bếp núc. Người nhắc nhở anh em cán bộ các cấp, các ngành cần
giúp đỡ chị em về mọi mặt và phải biết tôn trọng phụ nữ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin vững chắc ở lực lượng và khả
năng của phụ nữ Việt Nam. Người đánh giá cao những đóng góp của phụ nữ vào sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ chỗ thấu hiểu nỗi cực khổ của người phụ
nữ dưới chế độ thuộc địa nữa phong kiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
đến việc xác lập và đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ. Người thường xuyên
chăm lo cho sự tiến bộ của phụ nữ nước nhà. Tình cảm và sự quan tâm của Người là
nguồn cổ vũ to lớn đối với chị em. Để xứng đáng với niềm tin của Người phụ nữ
Việt Nam hôm nay đang ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện góp phần tích cực vào

17


sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
1.2 Sự đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong cách mạng Việt Nam:
Trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam dù là loại chiến tranh
nào, phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện tinh thần kiên cường bất khuất, hăng hái vì
nghĩa cả, nên trong dân gian Việt Nam có câu truyền tụng phụ nữ Việt Nam: “Giặc
đến nhà đàn bà cũng đánh”.
Phụ nữ Việt Nam thuộc về số đông, chiếm vị trí quan trọng trong gia đình và
xã hội, dù thời bình hay thời chiến, không bao giờ thiếu được vai trò phụ nữ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bác Hồ đặc biệt coi trọng vai
trò của phụ nữ Việt Nam: “Phong trào năm tốt của phụ nữ miền Nam, phong trào
ba đảm đang của phụ nữ miền Bắc là phong trào yêu nước nồng nàn và rộng khắp
lôi cuốn đông đảo phụ nữ hai miền thi đua sản xuất, phục vụ chiến đấu và trực tiếp
chiến đấu, góp phần to lớn vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ”. Bác
khẳng định rằng: "Non sông gấm vóc nước Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già
ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ".
Không chỉ đánh giá cao vai trò phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người
hiểu rất rõ năng lực, tiềm năng của phụ nữ Việt Nam, nếu được phát huy sẽ không
thua kém nam giới. Người nói: "Dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, người
phụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đàn ông dũng cảm có

thể làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực", "từ ngày nước ta
được giải phóng đến nay, phụ nữ đều tiến bộ rõ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội. Nhưng một tiến bộ rõ rệt nhất là phụ nữ ta hiện nay tham gia chính
quyền ngày càng nhiều", "Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị
Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy, thật là vẻ vang cho
miền Nam, cho cả dân tộc ta".
Hiểu biết một cách sâu sắc vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp
cách mạng nói chung và sự nghiệp giải phóng, bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ nói
riêng, Bác Hồ khẳng định Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội "phải kính trọng phụ

18


nữ", "phải thật sự bảo đảm quyền lợi của phụ nữ ", "phải có phương pháp đào tạo
và giúp đỡ để nâng cao hơn nữa địa vị của phụ nữ ". Trước lúc đi xa mãi mãi,
Người còn dặn lại: "Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi
dưỡng, căn nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể
cả công việc lãnh đạo”.
Rất tôn trọng phụ nữ, đánh giá đúng vai trò của phụ nữ, song Bác Hồ cũng rất
nghiêm khắc đối với phụ nữ, nhắc nhở phụ nữ phải ý thức được vai trò, vị thế của
mình mà phấn đấu cho sự bình đẳng, tiến bộ của mình và của dân tộc. Người mong
mỏi: "Phụ nữ phải tham gia chính quyền nhiều hơn và thiết thực hơn", phụ nữ "phải
nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng
bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập". Người đã chỉ cho phụ nữ
Việt Nam thấy rằng, muốn có sự bình đẳng thật sự, không chỉ trông chờ vào người
khác mà “bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến
quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ".
Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò, vị thế quan
trọng của phụ nữ Việt Nam; đã chỉ ra rằng, Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội
phải thật sự quan tâm đến phụ nữ, đồng thời cũng đòi hỏi người phụ nữ muốn tiến

bộ, bình đẳng thật sự phải có ý chí, có quyết tâm, có năng lực, có tài, có đức bằng
chính nội lực phi thường của mình, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển vững bền
của gia đình và xã hội.

19


Chương 2
ĐẢNG BỘ TỈNH TRÀ VINH PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA PHỤ NỮ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
2.1. Những điều kiện kinh tế, văn hóa-xã hội ảnh hưởng đến lực lượng
phụ nữ ở tỉnh Trà Vinh:
Về điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam
Việt Nam. Trung tâm tỉnh lỵ là thị xã Trà Vinh, nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành
phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km.; vị trí địa lý giới
hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ
Đông.
Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km, phía
Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng có ranh giới là Sông Hậu (dài hơn 60km),
phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long (dài gần 60km), Bắc và Đông Bắc giáp
tỉnh Bến Tre, có ranh giới là sông Cổ Chiên (một nhánh của Sông Tiền (dài 60 km).
Địa hình:
Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình
chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so với mặt biển. Ở
vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và
song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn.
Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kênh rạch chằng chịt, địa hình
toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc

chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các
giống cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ
cao 0,5-0,8 m nên hàng năm thường bị ngập mặn 0,4-0,8 m trong thời gian 3-5
tháng.

20


Khí hậu:
Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển. Một năm có hai
mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 26 – 27,60C, lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.520 mm,
độ ẩm trung bình năm là 84%.
Sông ngòi:
Hai con sông chính là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) và sông Hậu.
Đây là nguồn cung cấp nước trực tiếp cho toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của tỉnh. Bên cạnh đó, Trà Vinh còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt cung cấp
nước cho nội đồng.
Với điều kiện tự nhiên nói trên góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân
tỉnh Trà Vinh nói chung và phụ nữ Trà Vinh nói riêng hoạt động có hiệu quả trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, phụ nữ Trà Vinh có được phẩm chất
chịu thương chịu khó, cần cù trong lao động sản xuất.
Về điều kiện kinh tế - xã hội:
Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt. Tiềm năng thế mạnh kinh tế
chủ yếu của tỉnh là nông lâm, ngư, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ.
Nhưng năng lực sản xuất còn rất yếu, khai thác tiềm năng chưa nhiều, hiệu quả
thấp.Thu nhập bình quân rất thấp 50USD/người/tháng.
Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân
số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn đa số là người kinh và
người dân tộc khơmer chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Mật độ dân

số 414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65.
Tỉnh có diện tích đất nông nghiệp: 117.000 ha đất trồng lúa, 7.119 ha đất trồng
màu, 24.900 ha đất trồng cây lâu năm, nhưng 2/3 đất ruộng bị nhiễm phèn và mặn,
điều kiện canh tác khó khăn cơ sở hạ tầng yếu, nhất là thủy lợi, nên sản xuất thấp,
năm 1991 trúng mùa chỉ đạt 2,64 tấn/ha, vòng quay đất chỉ đạt 1,16 vòng/năm. Tuy
nhiên những năm qua nhờ đầu tư thủy lợi, nên năm 1991 đã phá thế độc canh một
vụ lúa mùa, đưa diện tích tăng vụ lên 49.000 ha tổng sản lượng lương thực đạt
550.000 tấn.

21


Ngư nghiệp có tiềm năng khai thác lớn ở các sông rạch và ngoài biển, nhưng
năng lực đánh sâu đánh xa còn yếu, diện tích nuôi trồng khá (trên 46.000 ha) nhưng
mới sử dụng 50% diện tích, năm 1990-1991 phong trào nuôi tôm bán tăng sản phát
triển cần được tổng kết phát huy nhân ra.
Lâm nghiệp đã giao khoán phần lớn trong tổng số 24.490 ha đất rừng cho nông
dân sử dụng theo hướng kết hợp trồng rừng nuôi tôm, thời gian qua đã đầu tư khôi
phục được hơn 4.400 ha rừng bần – đước - lá. Nói chung rừng khôi phục chậm, bị
chặt phá, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tỉnh.
Công nghiệp đã qua có chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông-ngưsản. Về quốc doanh tỉnh có hai nhà máy đông lạnh, hai nhà máy chế biến dầu dừa,
hai nhà máy xay xát gạo xuất khẩu cùng với các cơ sở chế biến nhỏ của tư nhân đủ
sức chế biến nông – ngư - sản. Đã hoàn thành đường dây điện quốc gia đến các
huyện, thị xã và 23 xã phường. Bưu điện được quan tâm đầu tư hệ thống điện tử tự
động thuận lợi quan hệ thông tin trong và ngoài tỉnh.
Tuy nhiên kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội yếu, thủy lợi, giao thông chưa đồng
bộ, các trục lộ chính từ tỉnh lỵ đi các huyện thường bị đứt, đi lại khó khăn vào mùa
mưa, điện phục vụ cho sản xuất của nhân dân chưa rộng.
Do sản xuất phát triển chậm, nên ngân sách thu không đủ chi (tháng 9-1992
thu 42 tỷ, chỉ gần 60 tỷ, mất cân đối 19 tỷ). Sau khi chia tỉnh các ngành tỉnh tạm ổn

định để làm việc nhưng điều kiện ăn ở và hoạt động còn nhiều khó khăn. [4; 3-5]
Như vậy, tỉnh Trà Vinh có thuận lợi về diện tích đất nông nghiệp và vùng biển
để làm lâm nghiệp và phát triển dịch vụ. Nhằm phát huy tiềm năng của Tỉnh, tạo
việc làm cho người lao động, hộ gia đình và trong đó phần đông là phụ nữ.
Về văn hóa:
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là
văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng,
các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng
ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông,
Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.
Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc

22


đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc trên khu đất rộng 4 ha,
trong thắng cảnh Ao Bà Om. Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa
Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện
có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.
Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn
tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3
ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con
chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642
và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ
khắc chữ Khmer.
Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là "ông bổn") của người Hoa vào
rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.
Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ... Nhà
thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển. Giáo xứ Nhị Long huyện Càng
Long có Cha cố rất trẻ thụ phong Linh mục lúc 28 tuổi (Cha Sơn).

Ở tỉnh Trà Vinh phần đông là đồng bào dân tộc khơmer nên có nhiều lễ hội
độc đáo hình thành nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam nói chung và của Tỉnh
nói riêng. Nơi đây có nhiều điểm du lịch đặc sắc nên thu hút khách đến tham quan
khá đông. Nền văn hóa đó đã tạo cho người phụ nữ Trà Vinh lòng nhân hậu, dịu
dàng và hiếu khách. [21]
Về đặc điểm của phụ nữ Trà Vinh:
Về Số lượng:
Năm 1971 dân số toàn tỉnh : 411.190 người, trong đó 215.200 người là phụ nữ
(52% dân số toàn tỉnh), phụ nữ dân tộc khơmer chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh.
Năm 2000 dân số toàn tỉnh: 973.065 người, trong đó 496.170 người là phụ nữ
(51% dân số toàn tỉnh), phụ nữ dân tộc khơmer chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh.
Năm 2006 dân số khoảng 1 triệu người, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên
30%, phụ nữ chiến gần 52%/1 triệu dân (phụ nữ nói chung 453.927, phụ nữ từ 18
tuổi trở lên là 323.024 người).
Phụ nữ Trà Vinh chiếm trên 50% lao động xã hội, trên các lĩnh vực sản xuất

23


nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ.
Trong lực lượng nữ công nhân lao động, công chức viên chức, nữ trí thức
chiếm 42,7% trong tổng số lao động.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đông đảo chị
em tham gia, trong đó xí nghiệp Thuốc lá, xí nghiệp Dược, xí nghiệp Đông lạnh và
một số cơ sở sản xuất khác lao động nữ chiếm 70-80%.
Về chất lượng:
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ổn định đời sống được quan tâm
chú trọng, làm đòn bẩy thúc đẩy các phong trào khác của Hội. Từ khi tách tỉnh đến
nay Hội phụ nữ các cấp đã huy động 388,9 tỷ đồng vốn cho 332.939 lượt phụ nữ
vay, giải quyết hàng trăm ngàn lao động tại chỗ. Các tổ nhóm, câu lạc bộ như tổ hùn

vốn, tổ phụ nữ phát triển kinh tế, tổ phụ nữ làm nghề truyền thống … tiếp tục phát
triển trên 5.000 tổ nhóm.
Đặc biệt, mô hình phụ nữ tiết kiệm tín dụng là mô hình nổi bật bền vững và
hiệu quả giúp phụ nữ vươn lên vượt nghèo khó. Hội đã thành lập 3.126 tổ có 49.398
thành viên huy động vốn tiết kiệm trên 11,8 tỷ đồng giúp cho 40.215 lượt chị ở
100% ấp khóm vay. Mô hình đã tạo cho phụ nữ ý thức tự lực, tiết kiệm để tích lũy,
khai thác nguồn vốn tự có của phụ nữ, quản lý vốn trong sản xuất, kinh doanh, đồng
thời trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế và tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng
tình làng nghĩa xóm tạo sức mạnh cộng đồng tham gia xóa đói giảm nghèo.
Mở rộng và phát triển các loại hình xây dựng gia đình Việt Nam. Đến nay có
trên 10 loại hình như các tổ tương trợ, hũ gạo tình thương, nhóm nhỏ các cặp vợ
chồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình tăng thu nhập, câu lạc bộ (CLB) gia đình
hạnh phúc, CLB bình đẳng giới, CLB gia đình an toàn, CLB phòng chống bạo lực,
CLB phụ nữ xoá nghèo, CLB phụ nữ nuôi con thành đạt, CLB tình thương, CLB gia
đình không có tệ nạn xã hội … CLB gia đình hạnh phúc được thành lập nhiều nhất
với 785 CLB, thu hút 17.620 gia đình tham gia.
Công tác phát triển hội viên thường xuyên được chú trọng, số lượng và chất
lượng hội viên được tăng dần qua các năm: Nhiệm kỳ VI (1996 – 2002) phát triển
40.678 hội viên; Nhiệm kỳ VII (2001 –2006) 38.210 hội viên. Đi đôi với phát triển

24


số lượng, Hội chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng. Đến nhiệm kỳ VIII, tổng số hội
viên phụ nữ toàn tỉnh tăng lên 122.806 hội viên, trong đó có 25.808 hội viên phụ nữ
dân tộc thiểu số.
Tỷ lệ phát triển đảng viên nữ từ năm 2004 đến nay đạt trên 30% so với tổng
số đảng viên được phát triển hàng năm. Đặc biệt, hiện nay huyện Châu Thành có ba
chi bộ ấp có Bí thư là nữ. Trong số cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính
trị, chuyên môn nghiệp vụ thì tỷ lệ nữ cũng chiếm khá cao so với cán bộ được đào

tạo. Qua đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động của
các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội.
Nhiệm kỳ 2001-2006, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh được khen thưởng: 19 cờ
thi đua xuất sắc, 3 bằng khen Chính phủ, 76 bằng khen của Trung ương Hội Liên
hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam, 256 Bằng khen của UBND tỉnh Trà Vinh, riêng
phong trào Phụ nữ năm năm liền được TW Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh Trà
Vinh tặng cờ thi đua xuất sắc và được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng
Ba.
Về cơ cấu tổ chức:
Hệ thống Hội trong tỉnh có ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã và cấp cơ sở.
Riêng cơ quan Hội LHPN tỉnh Trà Vinh tổng số cán bộ công chức hiện nay có 19
người, được bố trí vào bốn phòng ban: Ban Văn phòng, Ban Tuyên giáo, Ban Gia
đình và Xã hội, Ban Tổ chức Cán bộ.
BCH Hội Phụ nữ các cấp từng nhiệm kỳ:
Nhiệm kỳ VI (1996 – 2002): Cấp tỉnh 17 chị, cấp huyện, thị 156 chị, cấp cơ
sở 948 chị.
Nhiệm kỳ VII (2001 –2006): Cấp tỉnh 31 chị, cấp huyện, thị 195 chị, cấp cơ
sở 1.240 chị.
Nhiệm kỳ VIII (2006 – 2012): Cấp tỉnh 35 chị, cấp huyện, thị 197 chị, cấp cơ
sở 1.396 chị.
Về trình độ văn hóa:
Đến thời điểm hiện nay, Châu Thành có trên 3.200 đảng viên, trong đó có gần
800 đảng viên nữ, số đảng viên nữ khối xã – thị trấn trên 640 đồng chí, trong khối

25


×