Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

BC ket qua DA PHAN VI SINH(PKte sua sauthamdinh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 39 trang )

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP CƠ SỞ NĂM 2016

Tên dự án: “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi
sinh từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”

Cơ quan chủ trì: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hướng Hóa
Chủ nhiệm dự án: Lê Mậu Bình

Quảng Trị, 2016
1


MỤC LỤC
`
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.............................................................................................5
PHẦN THỨ NHẤT - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.....................................................................6
1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN.............................................................................6
2. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH............................................................7
3. SẢN PHẨM ĐÃ HOÀN THÀNH...........................................................................................7
4. TÀI CHÍNH:..............................................................................................................................8
PHẦN THỨ HAI - KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................................9
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................................9
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DÁ ÁN............................................................................................9
2. MỤC TIÊU...............................................................................................................................10
3. ĐỊA ĐIỂM................................................................................................................................11


4. THỜI GIAN THỰC HIỆN....................................................................................................11
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................................................11
6. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG...................................................................................12
7. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN............................................................................................12
8. NỘI DUNG THỰC HIỆN......................................................................................................13
B. CÁC KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN.....................................................14
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN................................................................14
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI....................14
2. THỰC TRẠNG NGUỒN VỎ CÀ PHÊ...............................................................................15
CHƯƠNG II - KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................................................17
1. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGUỒN NGUYÊN LIỆU HỮU CƠ.......................................17
2. KHẢO SÁT ĐỊA ĐIỂM, CHỌN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN..................................................17
3. CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ....................................................................19
4. TRIỂN KHAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH.................................24
5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH.............................................................24
6. QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ........................................................................................28
7. TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC THEO TỪNG NỘI DUNG................................28
8. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN...................................................................30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................32
1. Kết luận................................................................................................................................32
2. Kiến nghị...............................................................................................................................32
2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1: Danh sách thiết bị...............................................................................................................18
Bảng 2: Công thức phối trộn các nguyên liệu……………………………………20
Bảng 3: Công thức phối trộn hoath hóa chế phẩm vi sinh……………………..20

Bảng 4: Danh sách công nhân kỹ thuật được đào tạo……………………………
23
Bảng 5: Diển biến nhiệt độ trong hổn hợp nguyên liệu ủ………………………24
Bảng 6: Diển biến pH trong hổn hợp nguyên liệu ủ…………………………….24
Bảng 7: Diển biến độ ẩm trong hổn hợp nguyên liệu ủ…………………………25
Bảng 8: Diển biến độ sụt giảm thể tích trong đóng ủ……………….…………..25
Bảng 9: Kết quả phân tích các chỉ số trong phân hữu cơ vi sinh……….……..26
Bảng 10:

Tổng hợp kết quả sản xuất phân hữu cơ vi sinh…………………….27

Bảng 11: Tổng hợp kết quả thực hiện nội dung theo kế hoạch về nội dung.…..28
Bảng 12: Tổng hợp kết quả thực hiện nội dung theo chỉ tiêu kinh tế ………….28

3


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê
Phụ lục 2: Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng phân hữu cơ vi sinh
Phụ lục 3: Các tài liệu trong quá trình triển khai dự án (Quyết đinh thành lập hội
đồng nghiệm thu nội bộ, biên bản nghiệm thu nội bộ....)
Phụ lục 4: Các hình ảnh thực hiện dự án.

4


THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh
từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”.

2. Mã số:
3. Thuộc chương trình: Dự án KH&CN cấp cơ sở năm 2016
4. Chủ nhiệm dự án
Họ và tên: Lê Mậu Bình
Học hàm/học vị: ThS. Sinh học Thực nghiệm
Điện thoại: (CQ): 0532211849
Địa chỉ cơ quan: Km 10, Quốc lộ 9, Cam Hiếu, Cam Lộ, Quảng Trị
Địa chỉ nhà riêng: Xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
5. Đơn vị chủ trì
Tên đơn vị: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hướng Hóa
Điện thoại: 0533 880 409
FAX:
Email:
Địa chỉ: Thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa
6. Đơn vị quy trình công nghệ: Trạm Nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển
Nấm
7. Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
8. Hợp đồng số: 04 HĐCS/2016/SKHCN ký ngày 19 tháng 8 năm 2016
9. Thời gian thực hiện: từ tháng 08 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016.
10. Tổng kinh phí:
259.230.000 đồng
Trong đó:
- Từ ngân sách SNKH tỉnh năm 2016:
- Từ nguồn khác:

5

170.000.000 đồng
89.230.000 đồng



PHẦN THỨ NHẤT
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Phân công nhiệm vụ thực hiện

TT

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị thực hiện

Xây dựng thuyết minh dự án trình Phòng KT và HT huyện
Hội đồng KH-CN tỉnh phê duyệt Hướng Hóa
Khảo sát nguồn nguyên liệu hữu cơ Phòng KT và HT huyện
(vỏ cà phê, phế phụ phẩm nông
Hướng Hóa, HTX Công
nghiệp...)
Bằng Sa Mù
Phòng KT và HT huyện
Chọn địa điểm thực hiện
Hướng Hóa
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
Phòng KT và HT huyện
phục vụ sản xuất (Băng chuyền vít Hướng Hóa, HTX NN
tải, máy khâu, hệ thống điện...)
Công Bằng Sa Mù
Trạm NC, TN và PT
Tổ chức tập huấn chuyển giao tiến Nấm, Phòng KT và HT,
bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản UBND xã Hướng Phùng,
xuất phân hữu cơ vi sinh

HTX NNCông Bằng Sa
Mù
Phân công cán bộ hướng dẫn, chỉ Phòng KT và HT huyện
đạo mô hình
Hướng Hóa
Phòng KT và HT huyện
Tổ chức mô hình sản xuất phân
Hướng Hóa, HTX NN
hữu cơ vi sinh
Công Bằng Sa Mù, Cán
bộ chỉ đạo

1
2
3
4

5

6

7

Người chủ trì
Lê Mậu Bình
Lê Đông Hà, Võ
Thanh Hoàng
Phạm Trọng Toản,
Lê Mậu Bình
Phạm Trọng Toản,

Võ Thanh Hoàng,
Lê Mậu Bình
Lê Đông Hà, Mai
Trọng Nghĩa
Phạm Trọng Toản
Võ Thanh Hoàng
Lê Đông Hà, Mai
Trọng Nghĩa
Lê Mậu Bình,
Phạm Trọng Toản,
Mai Trọng Nghĩa

Đội ngũ cán bộ thực hiện dự án:
STT

Họ và tên

Cơ quan công tác

A
1
B
1
1
2
3

Chủ nhiệm dự án:
Lê Mậu Bình
Cán bộ tham gia:

Xôm Vân
Lê Đông Hà
Mai Trọng Nghĩa

4

Phạm Trọng Toản

Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng
Trạm Nghiên cứu, thực nghiệm và PT Nấm
Trạm Nghiên cứu, thực nghiệm và PT Nấm
Trạm Nghiên cứu, thực nghiệm và PT Nấm –
thư ký
Phòng Kinh tế và Hạ tầng

6

Võ Thanh Hoàng

Chủ nhiệm HTX NNCông Bằng Sa Mù

Nguyễn Thị Thanh Thúy

Trạm Nghiên cứu, thực nghiệm và PT Nấm

6


2. Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chính
TT


Nội dung nhiệm vụ

1 Xây dựng thuyết minh dự án
Khảo sát vị trí chọn vị trí thực
hiện dự án
Chọn địa điểm thực hiện mô hình
3
sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
phục vụ sản xuất (cải tạo nhà
4
xưỡng, mua băng chuyền vít tải,
máy khâu, bắt hệ thống điện…)
Tổ chức tập huấn chuyển giao
5 quy trình kỹ thuật sản xuất phân
hữu cơ vi sinh
2

Thời gian

Kết quả chính

Tháng 5 - 6/2016
Tháng 7/2016
Tháng 8 /2016

Thuyết minh dự án hoàn
chỉnh
Địa điểm phù hợp thực

hiện dự án
Địa điểm phù hợp xây
dựng mô hình

Tháng 9 /2016

Cơ sở sản xuất phân vi
sinh, thiết bị sản xuất
phân vi sinh

Tháng 10/2016

Trang bị kiến thức cho
50 lượt người

- Mô hình sản xuất thử
nghiệm phân hữu cơ vi
Tổ chức sản xuất thử nghiệm
6
Tháng 9-12/2016 sinh từ vỏ cà phê;
phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê
- 50 tấn phân hữu cơ vi
sinh từ vỏ cà phê
8

Báo cáo kết quả thực hiện dự án

Tháng 12/2016

Báo cáo tổng hợp


3. Sản phẩm đã hoàn thành
TT

Tên sản phẩm

Số
lượng

1

Thuyết minh dự án

01 TM

2

Mô hình trạm sản xuất phân hữu
01 MH
cơ vi sinh quy mô nhỏ (cấp xã)

3

Phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê
51 tấn
và phế thải nông nghiệp

4

Quy trình công nghệ sản xuất

phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê 01 QT
và phế thải nông nghiệp

5

Đào tạo công nhân kỹ thuật

6

Tập huấn kỹ thuật

02 người
50 lượt
7

Quy cách, chất lượng
Thuyết minh dự án được Hội đồng
khoa học phê duyệt
Mô hình sản xuất phân hữu cơ vi
sinh quy mô 200 tấn/năm
- Hữu cơ tổng số: > 15%;
- Độ ẩm: < 30%;
- Mật độ VSV mỗi chủng
(Streptomyces.sp;
Bacillus.sp;
Saccharomyces.sp)
> 1x 106
CFU/g
Phù hợp điều kiện của xã Hướng
Phùng. Quy trình ngắn gọn, đầy đủ,

dễ hiểu và dễ áp dụng.
Nắm vững quy trình, các thao tác
sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Học viên nắm vững quy trình kỹ


7
8

ngươi/02 thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh
lớp
từ vỏ cà phê
Phản ánh đúng tiến độ thực hiện dự
Báo cáo tiến độ thực hiện dự án 01 BC
án
Báo cáo kết quả thực hiện dự án

01 BC

Đầy đủ, rỏ ràng, chính xác

4. Tài chính:
Tổng kinh phí đã nhận theo hợp đồng: 170.000.000 đồng
Đã sử dụng, đưa vào quyết toán:

170.000.000 đồng

Số kinh phí chưa sử dụng:

0 đồng


Tổng kinh phí thu hồi:

0 đồng

Tổng kinh phí phải nộp

0 đồng

8


PHẦN THỨ HAI
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của dự án
Hiện nay, cây công nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng là cây chủ lực
của huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Với diện tích cây cà phê gần 5.000
ha, trong đó có gần 4.500 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân 9 - 10 tấn
quả tươi/ha, sản lượng đạt trên 40.000 tấn quả tươi đã đem lại giá trị kinh tế
hàng năm trên 300 tỷ đồng. Nguồn thu nhập từ cây cà phê không chỉ xóa đói
giảm nghèo mà giúp nhiều hộ gia đình trở thành triệu phú.
Trung bình mỗi năm, sau khi xay xát, nông dân có lượng vỏ cà phê khá lớn
(khoảng 25.000 – 30.000 tấn). Phần lớn lượng vỏ cà phê này không được sử
dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả.
Trong thâm canh cây công nghiệp, việc bón phân đóng một vai trò quan
trọng và không thể thiếu được. Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý thì mới cho
năng suất cao. Thông thường bà con chủ yếu sử dụng phân vô cơ (phân hóa học)
để bón cho cây. Phân vô cơ có các thành phần dinh dưỡng quan trọng, các chất
đa, trung, vi lượng bổ sung cho cây nhất là trong giai đoạn mới trồng và cho

năng suất cao. Song phân vô cơ lại có mặt hạn chế là làm cho đất chai cứng,
kiềm hóa đất, chất vi lượng (Fe, Cu, Zn… ) không được đầy đủ. Trong khi đó
phân hữu cơ vi sinh lại có vai trò cải thiện kết cấu đất, làm đất tơi xốp, giảm
chua, tăng lượng muối khoáng, chất vi lượng, tăng cường côn trùng và vi sinh
vật có ích trong đất. Hiện nay, nhiều hộ nông dân đã biết đến điều này và đã sử
dụng nhiều phân hữu cơ vi sinh, đặc biệt là các loại phân chuồng nhưng việc sử
dụng phân hữu cơ chưa đạt hiệu quả tối ưu cho quá trình bón khi chưa ủ hoai
mục hoặc ủ những không đảm bảo quy trình kỹ thuật làm thất thoát các chất
dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm trong quá trình phân hủy, ủ phân.
Hướng Phùng là một xã của huyện Hướng Hóa chuyên canh cây cà phê,
hằng năm sau mùa thu hoạch có một lượng lớn phế phụ phẩm là vỏ cà phê
khoảng 7.000 – 8.000 tấn. Phần lớn vỏ cà phê được vứt bỏ vung vãi ven lề
đường để cho nước cuốn trôi khi mùa mưa hoặc đem đốt. Một ít được tái sử
dụng như đem bỏ vào gốc cà phê, cây trồng khác hoặc trộn chung với một số
loại phân chuồng rồi đem bón cho cây. Trong vỏ cà phê chứa một lượng lớn
9


Cellulose và Lignin là những hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong điều kiện bình
thường nên việc sử dụng vỏ cà phê chưa ủ hoai làm phân bón cho cây trồng chỉ
có tác dụng làm cho đất tơi xốp và hạn chế được cỏ dại, lượng dinh dưỡng mà rễ
cây hấp thu được từ vỏ cà phê là rất ít. Mặc khác, đây là môi trường thuận lợi để
một số vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh cho cây trồng như: nấm gây bệnh gỉ
sắt, nấm gây bệnh đốm mắt cua, nấm gây bệnh nấm hồng…Trong khi đó, hàm
lượng dinh dưỡng trong vỏ cà phê là rất lớn chiếm 25 – 30% chất hữu cơ; 1,8 –
2% N; 0,18 – 0,22 P2O5; 3 – 3,5% K2O và nhiều nguyên tố trung, vi lượng thiết
yếu như Ca, Mg, S, Zn, B,.... Do đó, việc không xử lý đúng cách hoặc không sử
dụng vỏ cà phê gây lãng phí dinh dưỡng, ô nhiểm môi trường và phát tán mầm
bệnh cho cây trồng trong quá trình canh tác.
Hiện nay một số cơ quan nghiên cứu khoa học đã sản xuất thành công

những loại chế phẩm sinh học tổ hợp các chủng vi sinh vật có khả năng phân
giải Cellulose và Lignin rất mạnh và đã được ứng dụng thành công trong việc
phân giải phế phụ phẩm nông nghiệp nói chung và vỏ cà phê nói riêng để làm
nguồn phân bón hữu cơ tại chổ cho người nông dân như Chế phẩm sinh học
QTMIC là sản phẩm của dự án Khoa học và Công nghệ thuộc Chương trình
Nông thôn- Miền núi - Bộ KH&CN, đã được nghiệm thu, đã và đang áp dụng
trên địa bàn tỉnh. Chế phẩm sinh học này bao gồm tổ hợp các chủng vi sinh vật
như

xạ

khuẩn

Streptomyces.sp,

vi

khuẩn

Bacillus.sp,

nấm

men

saccharomyces.sp.
Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học phân giải vỏ
cà phê làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ tại
xã Hướng Phùng là rất phù hợp và dễ áp dụng, từ đó nhân rộng và phát triển cho
toàn vùng, góp phần cải tạo độ phì nhiêu đất, tăng năng suất cây trồng, cải thiện

chất lượng sản phẩm, hạ giá thành đầu tư, giảm thiểu ô nhiệm môi trường và góp
phần tăng giá trị cây công nghiệp, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản
xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê nhằm tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu
hoạch, bổ sung nguồn phân hữu cơ vi sinh tại chỗ phục vụ cho vùng trồng cây
công nghiệp xã Hướng Phùng và vùng lân cận.
10


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hình thành một cơ sở ứng dụng chế phẩm sinh học sản xuất phân hữu cơ
vi sinh từ vỏ cà phê, quy mô 200 tấn/năm;
- Sản xuất 50 tấn phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê đạt chất lượng: Hữu cơ
tổng sô > 15%; Độ ẩm < 30%; Mật độ mỗi chủng VSV Streptomyces.sp;
Bacillus.sp; Saccharomyces.sp > 1x 106 CFU/g.
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê cho
Hợp Tác Xã (HTX) Nông nghiệp Công Bằng Sa Mù và các nông hộ.
3. Địa điểm: Xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
4. Thời gian thực hiện: năm 2016
5. Đối tượng nghiên cứu
5.1. Nguồn nguyên liệu hữu cơ
- Vỏ cà phê và phế phụ phẩm nông nông nghiệp khác (phân gia súc, gia
cầm,…)
+ Dự án sử dụng nguồn vỏ cà phê được thu gom từ các nhà máy chế biến cà
phê trên đại bàn xã Hướng Phùng.
+ Đặc điểm của vỏ cà phê: Trong vỏ cà phê chứa một lượng lớn Cellulose
và Lignin là những hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên,
trong vỏ cà phê lại chứa một hàm lượng khá lớn cafein và tanin, ức chế hoạt

động phân giải chất hữu cơ của các chủng vi sinh vật thông thường. Tuy nhiên,
hàm lượng dinh dưỡng trong vỏ cà phê là rất lớn chiếm 25 – 30% chất hữu cơ;
1,8 – 2% N; 0,18 – 0,22 P 2O5; 3 – 3,5% K2O và nhiều nguyên tố trung, vi lượng
thiết yếu như Ca, Mg, S, Zn, B,....
5.2. Chế phẩm sinh học
Dự án sử dụng chế phẩm sinh học QTMIC của Trạm Nghiên cứu, thực
nghiệm và phát triển Nấm – Trung tâm Ứng dụng TBKH&CN Quảng Trị gồm tổ
hợp các chủng xạ khuẩn Streptomyces.sp, vi khuẩn Bacillus.sp, nấm trắng
Aspergillus.sp và nấm men Saccharomyses.sp. có khả năng thúc đẩy nhanh quá
trình phân hủy các hợp chất hữu cơ cao phân tử như cellulose, lignin thành dạng
dễ hấp thu cho cây trồng, chuyển hóa lân khó tiêu thành lân dễ tiêu vừa cung cấp
dinh dưỡng vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng. Bên cạnh đó, Các
chủng vi sinh vật này phát triển mạnh trên bề mặt rễ hay vỏ rễ có khả năng tiết
ra enzyme ức chế hoạt động của các loại nấm gây bệnh như nấm Fusarium.sp
gây bệnh thối rễ tơ cây cà phê (bệnh vàng lá cây cà phê) đồng thời nâng cao khả
11


nằng sinh trưởng phát triển của cây trồng do chúng kich thích sự hình thành
nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với bình thường.
5.3. Nguồn dinh dưỡng bổ sung
Dự án sử dụng nguồn dinh dưỡng N, P, K và C bổ sung cho sự sinh trưởng,
phát triển của các chủng vi sinh vật trong đống ủ vỏ cà phê là:
2 2

+ Nguồn N bổ sung là urê (NH ) CO
+ Nguồn P cung cấp là phân lân Lâm thao
+ Nguồn K được bổ sung dưới dạng phân Kaly clorua
+ Nguồn C cung cấp cho vi sinh vật là rỉ đường (mật mía)
6. Mô tả công nghệ ứng dụng

Công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê sử dụng tổ hợp vi sinh
vật (xạ khuẩn Streptomyces.sp, vi khuẩn Bacillus.sp, nấm trắng Aspergillus.sp và
nấm men Saccharomyses.sp) có khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh, làm phân
hủy nhanh các chất hữu cơ tại chổ như vỏ cà phê, phế thải chăn nuôi để sản xuất
bón phân hữu cơ vi sinh.
Trong quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, nguồn dinh dưỡng bổ sung
cho sự sinh trưởng, phát triển của các chủng VSV trong đống ủ vỏ cà phê là N,
P, K và C.
Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê sau thời gian ủ 80 – 90 ngày có
màu nâu sẩm, mịn và tơi xốp.
7. Phương pháp thực hiện
- Khảo sát, đánh giá nguồn nguyên liệu hữu cơ (nguồn vỏ cà phê, phế phụ
phẩm nông nghiệp khác) tại vùng thực hiện dự án (xã Hướng Phùng).
- Khảo sát chọn địa điểm thích hợp tiến hành thực hiện xây dựng mô hình
sản xuất thử nghiệm phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê.
- Chuyển giao quy trình công nghệ: Tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật sản
xuất hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê.
- Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm: chọn đơn vị thực hiện; cung cấp
chế phẩm vi sinh, vật tư, vật dụng cần thiết để tiến hành sản xuất phân hữu cơ vi
sinh.
12


- Theo dõi quá trình phân hủy chất hữu cơ của đống ủ vỏ cà phê tại mô
hình sản xuất thử nghiệm, thu thập số liệu, tính toán hiệu quả sản xuất, hiệu quả
kinh tế của mô hình.
8. Nội dung thực hiện
- Ứng dụng chế phẩm QTMIC xử lý vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ vi
sinh.
+ Xác định, đánh giá nguồn nguyên liệu hữu cơ (vỏ cà phê) và các phế phụ

phẩm nông nghiệp khác.
+ Xây dựng quy trình xử lý vỏ cà phê và phế phẩm nông nghiệp khác (phế thải
chăn nuôi…) làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê.
- Xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh quy mô 200 tấn/năm
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (cải tạo nhà xưởng sản xuất phân hữu cơ vi
sinh, cải tạo khu sân bãi để chứa nguyên liệu và xử lý vỏ cà phê, mua sắm băng
chuyền vít tải, máy khâu bao cầm tay….) phục vụ sản xuất phân hữu cơ vi sinh
và sản xuất 50 tấn phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê và phế phụ phẩm nông
nghiệp đảm bảo yêu cầu chất lượng.
- Chuyển giao công nghệ: Trạm nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển nấm
tập huấn, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà
phê và quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học QTMIC xử lý vỏ cà phê thành
phân hữu cơ vi sinh cho HTX Nông nghiệp Công Bằng Sa Mù và các nông hộ.
+ Đào tạo tại cơ sở 02 công nhân kỹ thuật thực hành sản xuất phân hữu cơ
vi sinh từ vỏ cà phê, vận hành thành thạo dây chuyền thiết bị, thành phần và các
bước phối trộn nguyên liệu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
+ Tập huấn cho 50 lượt người/02 lớp về kỹ thuật ứng dụng chế phẩm sinh
học QTMIC chế biến nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi
sinh cho nông dân.

13


B. CÁC KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VÙNG DỰ ÁN
1.1. Đặc điểm về tự nhiên

Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của
tỉnh Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía
Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị
hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13
xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái
Lan, Mianma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156
km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là: 1.150,86
km2, dân số đến cuối năm 2013 là: 82 nghìn người, Có 03 dân tộc sinh sống chủ
yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh.
Hướng Phùng là xã nằm ở khu vực phía Bắc huyện Hướng Hóa với diện
tích trồng cây cà phê khoảng 1.700ha chiếm đến 35% diện tích cà phê của toàn
huyện, diện tích cà phê đã cho thu hoạch là 1.530 ha. Tổng diện tích gieo trồng
cây hàng năm trên địa bàn xã đạt 205 ha. Trong đó, cây lúa nước 108 ha, lúa rẫy
có 12 ha, diện tích trồng sắn là 25 ha, chủ yếu tập trung ở vùng trũng, thấp dọc
theo khe suối.
1.2. Khí hậu thời tiết
Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh
năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 220 C, lượng mưa bình quân 2.262
mm/năm. Có thể chia ra các tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau:
Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện
(Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh
hưởng rỏ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng
14


và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm
tương đối cao (24,90C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng
Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là

vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường
Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hòa trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt
độ bình quân cả năm là 220 C.
1.3. Kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt: 9,68%; Giá trị sản xuất bình
quân hàng năm đạt: 4.657,20 tỷ đồng; Tổng diện tích gieo trồng trung bình hàng
năm: 10.682,48 ha; Tổng thu ngân sách trung bình hàng năm: 364,31 tỷ đồng.
Sản xuất Nông - Lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế; các
ngành nên chăn nuôi phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng đàn gia súc,
gia cầm; Lĩnh vực lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến trong việc thực hiện
Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng; Thuỷ sản tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ
nhưng đã khai thác được thế mạnh tự nhiên để nuôi trồng và khai thác có hiệu
quả.
Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng trung
bình hàng năm đạt: 1.652,31 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản giai
đoạn 2011-2014 đạt 1.460,06 tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt 360,09 tỷ đồng;
Giá trị sản xuất ngành Thương mại, dịch vụ - giao thông vận tải trung bình hàng
năm đạt: 2.312,73 tỷ đồng; Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng năm ước đạt 6,5 triệu USD, nhập khẩu 4,6 triệu USD,
hiện có 3.292 hộ kinh doanh cá thể và 317 chi nhánh, doanh nghiệp. Hoạt động
của Ngân hàng ngày càng năng động, tạo ra thị trường vốn phong phú, đáp ứng
nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh. Triển khai ứng dụng một số tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp.
2. THỰC TRẠNG NGUỒN VỎ CÀ PHÊ
Xã Hướng Phùng của huyện Hướng Hóa là vùng đất giàu tiềm năng phát
triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đất đai ở đây rất phù hợp
là để trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê, Hồ tiêu và các cây trồng
khác. Trung bình mỗi năm, sau khi xay xát, nông dân có lượng vỏ cà phê khá
lớn. Phần lớn lượng vỏ cà phê này không được sử dụng hoặc sử dụng không có
hiệu quả.

Vỏ cà phê là nguyên liệu hữu cơ khá giàu đạm, kali và nhiều nguyên tố
trung, vi lượng thiết yếu như Ca, Mg, S, Zn, B... Tuy vậy, trong vỏ cà phê lại
15


chứa một hàm lượng khá lớn cafein và tanin, ức chế hoạt động phân giải chất
hữu cơ của các chủng vi sinh vật thông thường, nên nhiều công ty, nông trường
và hộ nông dân sản xuất cà phê bỏ phế hoặc đốt cháy nguồn nguyên liệu vỏ quý
giá này, gây lãng phí và ô nhiễm đáng kể cho môi trường. Mặc dù vậy, vỏ cà phê
rất giàu cellulose và ligin, đây là nguyên liệu lý tưởng cho các quá trình lên men
vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Một số nông dân đem trộn vỏ cà phê
với phân chuồng để làm phân bón cho vụ sau nhưng không có qui trình ủ nên
hiệu quả không cao.
Phần lớn nông dân trồng cà phê ở xã Hướng Phùng sử dụng phân bón hóa
học, thiếu bón phân hữu cơ vi sinh làm cho đất trồng cà phê ngày càng bị chai
cứng, thoái hóa, hệ vi sinh vật đất bị suy thoái hoặc sử dụng phân hữu cơ vi sinh
với giá cao để bón cho cà phê không có hiệu quả kinh tế, trong khi đó, hàng năm
có hàng nghìn tấn vỏ cà phê bị thải bỏ, đây là một nguồn hữu cơ dồi dào để sử
dụng làm phân hữu cơ vi sinh.

16


CHƯƠNG II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGUỒN NGUYÊN LIỆU HỮU CƠ
1.1. Nguồn nguyên liệu vỏ cà phê và phề phụ phẩm nông nghiệp khác
Xã Hướng Phùng có diện tích trồng cây cà phê khoảng 1.700 ha, diện tích
cà phê đã cho thu hoạch ước đạt 1.530 ha, năng suất trung bình đạt 14 tấn quả

tưới/ha, sản lượng hằng năm trên 21.000 tấn quả tươi. Mùa vụ thu hoạch từ
tháng 8 đến tháng 12 hằng năm. Sau khi chế biến có khoảng 8.400 tấn vỏ cà phê.
Nguồn gốc phát sinh phế phụ phẩm nông nghiệp khác từ quá trình chế biến
các loại cây công nghiệp, cây lương thực, sản xuất hoa quả, thực phẩm và chăn
nuôi hằng năm khoảng 4.500 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu lớn luôn luôn tồn tại
và ngày càng gia tăng.
1.2. Thực trạng sử dụng vỏ cà phê sau chế biến và phề phụ phẩm nông
nghiệp khác
Với đặc điểm của một xã nông nghiệp, hằng năm lượng phế thải trong quá
trình sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó, phế phẩm trong chế biến cà
phê và các loại cây công nghiệp, sản xuất hoa quả, thực phẩm…cũng đa dạng.
Với tiềm năng dồi dào như vậy, nếu biết tận dụng, tái chế thì không những tạo
thêm nhiều điều kiện việc làm cho nhiều lao động nông thôn mà còn góp phần
nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc tận thu và tái chế cũng có khá nhiều hạn chế. Nguồn phế
phẩm tái chế chủ yếu tập trung ở nông thôn, nơi trực tiếp sản xuất ra những phế
phẩm này. Đặc thù của sản xuất nông nghiệp ở xã Hướng Phùng mang tính nhỏ
lẻ, phân tán nên việc thu gom, phân loại và tái chế còn nhiều khó khăn. Các cơ
sở sản xuất, chế biến chủ yếu tập trung vào dây chuyền sản xuất chế biến cà phê,
ít quan tâm tới các khâu khác. Do đó, những cơ sở này không chỉ gây ô nhiễm
môi trường mà còn gây ra tình trạng lãng phí. Nhiều nơi còn xử lý bằng biện
pháp chôn lấp, đốt bỏ, đổ xuống ao hồ.
2. KHẢO SÁT ĐỊA ĐIỂM, CHỌN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN, ĐẦU TƯ CƠ SỞ
VẬT CHẤT
17


2.1. Khảo sát chọn địa điểm
- Vị trí, địa điểm: Chọn xã Hướng Phùng – huyện Hướng Hóa để thực hiện
xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

- Nguồn nguyên liệu hữu cơ (vỏ cà phê): có nguồn vỏ cà phê khoảng 8.400
tấn/năm.
2.2. Chọn đơn vị thực hiện
- Tiêu chí lựa chọn :
+ Có năng lực điều kiện kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo sản xuất phân
hữu cơ vi sinh theo yêu cầu.
+ Có năng lực về nguồn lao động (các xã viên của HTX).
+ Có khả năng đáp ứng nguồn vỏ cà phê để xây dựng mô hình trình diễn
- Dựa trên những tiêu chí đó, ban chỉ đạo dự án đã chọn HTX Nông nghiệp
Công Bằng Sa Mù (xã Hướng Phùng) tham gia xây dựng mô hình trình diễn sản
xuất phân hữu cơ vi sinh để nông dân học tập, nhân rộng phục vụ sản xuất.
2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
- Đã cải tạo nhà cấp 4 làm xưỡng sản xuất phân hữu cơ vi sinh với diện tích
150m2 và khu sân bãi để chứa nguyên liệu và xử lý phế thải sau thu hoạch làm
phân bón với diện tích 300m2.
- Mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Bảng 1. Danh mục thiết bị
STT

1

Tên thiết bị

Băng tải trục vít

ĐVT

Bộ

Số

lượng

01

18

Thông số kỹ thuật
- Dài: 4,0 m
- Trục băng tải: Ø76*5 mạ kẽm;
- Bi đở trục: UCP 308
- Mô tơ: 1,5Kw 3 pha đảo trộn;
- Mô tơ: 2,2KW 3 pha nghiền
- Lá xoắn: Tôn 2 ly;
- Vỏ guồng: Tôn 2ly mạ kẽm
- Vỏ buồng nghiền: Tôn 6ly
- Buly chuyển động: co roa
- Tốc độ guồng quay: 500V/phút
- Khung vỏ: V40*40*5
- Công suất: 4T/h;
- Xuất xứ: Việt Nam


2

Máy khâu bao
bì cầm tay

Cái

01


- Hảng sản xuất: New Long
- Loại máy: 1 kim
- Tốc độ không tải: 1900
vòng/phút;
- Kích thước: 250x150x300 mm:
- Trọng lượng: 6kg
- Xuất xứ: Trung Quốc

3. CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
3.1. Công tác chuyển giao quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
a. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê
Chế phẩm vi
QTMIC
(Dạng bột)

Dinh dưỡng (N, P,
K, C)

Phối trộn
(Độ ẩm 50 – 55%)

Vỏ cà phê + (phế phụ phẩm
nông nghiệp)

Xử lí sơ bộ, điều chỉnh
độ ẩm, pH

Ủ hoạt hoá tạo cơ
chất hữu cơ


Đảo trộn, ủ lần 2

Bổ sung chế
phẩm

Kiểm tra chất
lượng

Phân bón hữu cơ
vi sinh

19


Chế phẩm vi sinh vật (chế phẩm QTMIC) được sản xuất từ các chủng vi
sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ, phân giải hợp chất
8

phophat khó tan...có mật độ vi sinh tuyển chọn không nhỏ hơn 1 x 10 CFU/g.
Thành phần dinh dưỡng phải bảo đảm cung cấp đủ cho vi sinh vật sinh
trưởng và phát triển trong quá trình ủ.
Các nguyên tố dinh dưỡng quan trọng là N, P, K và C.
2 2

+ Đạm bổ sung là urê (NH ) CO với liều lượng 7,5kg/tấn nguyên liệu
vỏ cà phê.
+ Nguồn lân cung cấp dưới dạng phân lân Lâm thao với liều lượng
15kg/tấn nguyên liệu vỏ cà phê.
+ Kali được bổ sung dưới dạng KCl với liều lượng 7,5 kg/tấn nguyên

liệu vỏ cà phê.
+ Nguồn các bon (C) cung cấp cho vi sinh vật là rỉ đường (mật mía) với
liều lượng 5 kg/tấn nguyên liệu vỏ cà phê.
b. Các bước tiến hành
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu :
Nguyên liệu chính để chế biến phân hưu cơ vi sinh là vỏ quả cà phê được
lấy từ nhà máy chế biến cà phê.
Trong quy trình xử lý nên phối kết hợp với các nguồn hữu cơ khác như
than bùn hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp khác (phân gia súc, gia cầm, rơm
rạ, thân lá cây..).

20


Nguyên liệu hữu cơ bổ sung này cần được xử lý đồng nhất về kích thước
(càng nhỏ càng tốt). Tỷ lệ phối trộn khoảng 10 - 20%. Nếu pH hỗn hợp thấp
3

cần bổ sung thêm một lượng CaCO (hoặc vôi bột) sao cho pH đạt > 6,5.
Bảng 2
TT

. Công thức phối trộn các nguyên liệu ủ

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng
3


1

Vỏ cà phê

kg

1.000 (2,5m )

kg

100 - 200

Nguyên liệu hữu cơ khác
2

(phân chuồng, thân lá
cây...)

3

Phân lân Lâm thao

kg

15

4

Đạm ure hoặc (NH4)2SO4


kg

7

5

Phân Kaly

kg

7,5

6

Vôi bột

kg

12-13

Bước 2. Hoạt hóa men vi sinh
Từ 4 đến 5 giờ trước khi tiến hành chế biến, bơm khoảng 50 lít nước sạch
vào thùng chứa và lấy nguyên liệu đã chuẩn bị:
Bảng 3. Công thức phối trộn hoạt hóa men vi sinh
TT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính


Số lượng
2,0
0,5
5,0
50

1

Chế phẩm vi sinh vật

2
4

Đạm ure hoặc (NH4)2SO4
Rỉ đường

kg
kg
kg

5

Nước sạch

lít

Cho toàn bộ chế phẩm vi sinh, rỉ đường và phân urê vào thùng chứa nước
và khuấy đều cho tan hết. Công việc này được lặp lại sau 1 giờ và tiến hành
khuấy ít nhất là 3 - 4 lần để vi sinh vật có thể hoạt hoá hoàn toàn làm phân giải

nhanh vỏ quả cà phê khi ủ.
Bước 3. Thực hiện chế biến
21


 Phối trộn nguyên vật liệu khô
- Vỏ quả cà phê được trải đều trên mặt đất hoặc nền xi măng dày khoảng 40
cm.
- Nguyên liệu hữu cơ khác (phân chuồng, thân lá cây...) vãi đều trên bề
mặt vỏ quả cà phê.
- Vãi đều lượng phân urê (7,0kg) trên mặt đống nguyên liệu vỏ cà phê và
nguyên liệu hữu cơ khác.
- Tiếp theo vãi phân lân Lâm thao (15kg) và vôi bột (12 – 13kg). Sau khi đã
cho tất cả nguyên liệu vào với nhau, tiến hành đảo đống nguyên liệu này để cho
tất cả các thành phần được trộn thật đều với nhau.
Nguyên liệu khô đã được trộn đều với nhau, tiến hành vừa tưới nước đống
nguyên liệu vừa trộn để cho nước có thể làm ướt hoàn toàn đống ủ. Hỗn hợp sau
khi phối trộn có độ ẩm 50 - 55%, nếu tưới nhiều nước quá phân urê, phân lân và
vôi có thể bị rữa trôi nhiều.
Khi đống nguyên liệu được làm ướt hoàn toàn thì để yên khoảng 15 đến 20
phút cho nước, phân thấm đều vào tất cả thành phần của nguyên liệu. Sau đó,
tưới nhẹ đống nguyên liệu này lần nữa để bảo đảm tất cả thành phần của đống
nguyên liệu đã được thấm ướt hoàn toàn, và tiếp theo tiến hành chất đống ủ và
phối trộn men sinh học đã được hoạt hoá cho đống nguyên liệu. Công việc được
thực hiện như sau:
- Dọn sạch và làm bằng vị trí để chất đống ủ
- Trải lên mặt đất một lớp rơm rạ, hay vỏ quả cà phê đã tưới ướt dày khoảng
10 cm.
- Chất nguyên liệu đã trộn ướt thành lớp dày 20 cm đến 25 cm, rộng từ 2
mét đến 2,5 mét và dài tùy theo mặt bằng khu vực ủ.

- Khuấy đều dung dịch men đã hoạt hoá và dùng ô doa múc tưới đều trên
mặt lớp nguyên liệu.
- Công việc chất lớp nguyên liệu ướt và tưới men đã hoạt hoá được tiếp
hành liên tục cho đến khi hoàn thành.
- Đống ủ khi hoàn thành phải có chiều cao tối thiểu là 1,2 m, và rộng từ 2
mét đến 2,5 mét để bảo đảm đống ủ có thể giữ nhiệt cho quá trình phân giải.
- Khi đống ủ đã được chất hoàn toàn thì dùng bạt che phủ kín toàn bộ đống
ủ để giữ ẩm và nhiệt độ cho đống ủ.
22


 Kiểm tra sau khi ủ
Khoảng 15 ngày sau khi ủ, tiến hành kiểm tra đống ủ, dùng cuốc moi một
hố sâu vào tâm đống ủ và nhận thấy có rất nhiều nấm men vi sinh trắng bám trên
bề mặt nguyên liệu và nhiệt độ của đống ủ có thể lên đến 60 - 65 oC có tác dụng
phân huỷ nguyên liệu và tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời, nếu đống ủ thiếu ẩm
(độ ẩm < 40%), phải tưới thêm nước sao cho nước có thể làm ướt đều đống ủ.
Đảo trộn, chất đổng ủ lần 2. Sau khi ủ từ 20 - 25 ngày, dở toàn bộ bạt che
phủ và tiến hành đảo trộn thật đều toàn bộ đống ủ, vừa trộn vừa bổ sung thêm
tưới nước (nếu đống ủ khô). Khi đã trộn xong, tiến hành gom, chất nguyên liệu
thành đống có chiều cao tối thiểu là 1 mét và dùng bạt đậy kín lại như lần đầu.
 Kiểm tra lần cuối
Khi tổng số ngày ủ được 60 đến 90 ngày, kiểm tra đống ủ thấy nguyên liệu
đã mềm và nát, nhiệt độ đóng ủ khoảng 35 – 37C0 thì quá trình phân hủy chất
hữu đã kết thúc.
Bước 4: Phối trộn chế phẩm lần 2 và đóng bao
Nguyên liệu sau khi đã ủ chín, độ ẩm < 30%, tiến hành phối trộn chế phẩm
lần 2 với liều lượng 0,5 kg chế phẩm/tấn nguyên liệu đã ủ để đảm bảo mật độ vi
sinh vật trong trong sản phẩm và đưa vào băng chuyền vít tải để làm tơi nguyên
liệu và đóng bao.

c. Khối lượng phân hữu cơ vi sinh được tạo thành
Với thành phần, khối lượng nguyên liệu được sử dụng như bảng 1 thì sau
khi chế biến, phân giải thu được khoảng 600 – 650 kg phân hữu cơ vi sinh với
ẩm độ từ 25 đến 30% trọng lượng. Sản phẩm có màu nâu sẩm, tơi xốp.
3.2. Công tác đào tạo, tập huấn
a. Công tác đào tạo
- Đã ký hợp đồng số 27/HĐKT-KTHT ngày 05/9/2016 chuyển giao công
nghệ với Trạm nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển nấm.
- Đào tạo tại cơ sở 02 công nhân kỹ thuật thực hành sản xuất phân hữu cơ
vi sinh từ vỏ cà phê, vận hành thành thạo dây chuyền thiết bị sản xuất.
Bảng 4. Danh sách công nhân kỹ thuật được đào tạo
TT

Họ và tên

Đơn vị

Thời gian

23

Nội dung đào tạo


1

2

Võ Thanh
Hoàng


HTX NN Công
Bằng Sa Mù

Nguyễn Văn HTX NN Công
Sơn
Bằng Sa Mù

Từ tháng 9
đến tháng 11
năm 2016
Từ tháng 9
đến tháng 11
năm 2016

Quy trình sản xuất phân
hữu cơ vi sinh từ vỏ cà
phê và phế phụ phẩm
nông nghiệp.

b. Công tác tập huấn
- Tổ chức 02 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho
nông dân.
- Số nông dân tham gia: 25 người/lớp x 2 lớp = 50 người.
- Nội dung: Hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng chế phẩm sinh học QTMIC sản
xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê và phế phụ phẩm nông nghiệp.
- Thời gian thực hiện: tháng 10 năm 2016
- Cơ quan chuyển giao công nghệ: Trạm nghiên cứu, thực nghiệm và phát
triển nấm phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hướng Hóa, UBND xã
Hướng Phùng.

- Kết quả thu được: Sau khi tham dự lớp tập huấn, cơ bản học viên nắm
vững và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế
phụ phẩm nông nghiệp.
3.3. Công tác chỉ đạo kỹ thuật
Hợp đồng 02 cán bộ chỉ đạo kỹ thuật hướng dẫn về qui trình sản xuất phân
hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê và phế phụ phẩm nông nghiệp theo phương châm bắt
tay chỉ việc.
Bao gồm:
1, Lê Đông Hà
Học vị: Cử nhân Sinh học
Chức vụ: Cán bộ Trạm nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển nấm
2, Mai Trọng Nghĩa
Học vị: Kỹ sư Công nghệ Sinh học
Chức vụ: Cán bộ Trạm nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển nấm
Quá trình chỉ đạo thực tế, các cán bộ kỹ thuật liên hệ phối hợp chặt chẻ và
hổ trợ lẫn nhau.
24


- Thời gian: Cán bộ kỹ thuật có mặt tại mô hình để hướng dẫn kỹ thuật sản
xuất phân hữu cơ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, hoạt hóa chế phẩm vi sinh, phối
trộn ủ nguyên liệu đến khâu đóng bao sản phẩm.
- Nội dung chỉ đạo, hướng dẫn:
+ Hướng dẫn khâu chuẩn bị thành phần các nguyên liệu trong sản xuất
phân hữu cơ vi sinh.
+ Hướng dẫn phối trộn hoạt hóa chế phẩm vi sinh và xử lý nguyên liệu.
+ Hướng dẫn theo dõi kiểm tra đóng ủ sau 15 ngày và đảo trộn.
+ Hướng dẫn theo dõi kiểm tra đóng ủ sau 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày và
đóng bao, bảo quản sản phẩm.
3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá mô hình

- Trong quá trình thực hiện dự án, Ban chỉ đạo có 03 đợt kiểm tra theo dõi
quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại mô hình trình diễn.
4. TRIỂN KHAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
4.1. Nguồn nguyên liệu hữu cơ và các thành phần khác
- Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất phân hữu cơ vi sinh là vỏ ca phê thu
gom tại các nhà máy chế biến cà phê trên địa bàn xã Hướng Phùng.
- Chế phẩm vi sinh QTMIC gồm chủng xạ khuẩn Streptomyces.sp; vi khuẩn
Bacillus.sp, nấm trắng Aspergillus.sp và nấm men Saccharomyces.sp. Có mật độ
VSV tuyển chọn không nhỏ hơn 1 x 108CFU/g
Nguồn gốc chế phẩm: Trạm Nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển nấm
- Nguồn dinh dưỡng bổ sung: Phân Urê; phân lân Lâm Thao, phân Kaly
Clorua và rỉ đường.
4.2. Thời gian thực hiện
- Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016
5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
5.1. Kết quả theo dõi các thông số và đặc tính sản phẩm
Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2016, dự án đã triển khai 03 đợt ủ với quy mô
9 – 12 tấn nguyên liệu/đợt ủ. Các thông số được thu thập và tính giá trị trung
bình của 03 đợt ủ.
5.1.1. Biến thiên nhiệt độ trong đống ủ
Kết quả theo dõi nhiệt độ của đống ủ có giá trị trong khoảng từ 25 oC - 65oC
và đạt giá trị cao nhất là 65 oC từ ngày thứ 50 đến ngày thứ 55. Nhiệt độ giảm
dần trong thời gian ủ 60 ngày chứng tỏ quá trình sinh sinh khối của các chủng vi
sinh vật đã kết thúc, sự phân hủy các chất hữu cơ trong hỗn hợp vỏ cà phê đã
25


×