Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

ôn thi vào lớp 10 THPT: dàn ý nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.44 KB, 35 trang )

1.Cảm thông và chia sẻ
a. Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Trong xã hội hiện đại ngày nay con người ngày càng dửng dưng , ngày càng vô
cảm với mọi thứ diễn ra quanh mình. Vì thế biết cảm thông và chia sẻ cho nhau chính là
yếu tố quan trọng để con người xích lại gần nhau và để cuộc sống ngày càng ý nghĩa
hơn !
b. Thân bài
* Giải thích: Cảm thông là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người với con
người trong cộng đồng xã hội
- Chia sẻ: san sẻ nỗi lòng của nhau, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống, san sẻ
những niềm vui nỗi buồn của nhau…

* Tại sao cần phải cảm thông và chia sẻ?
- Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, người nghèo, người
kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai,
những căn bệnh quái ác, những cảnh ngộ éo le... Họ cần sự giúp đỡ, cảm thông chia sẻ
của người khác và cộng đồng...

* Sự cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa gì?
- Giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong
cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp hơn,
thân thiện hơn, gần gũi với nhau hơn.

* Suy nghĩ và hành động:
- Cảm thông và chia sẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN vì vậy chúng ta cần giữ gìn
và phát huy truyền thống đó.
- Sự cảm thông, chia sẻ không chỉ biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, thái độ mà còn bằng
những hành động thiết thực, phù hợp với khả năng của mỗi người.
( Đưa ra một số dẫn chứng về sự cảm thông chia sẻ: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ
chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt..)
+ Phê phán những người sống thờ ơ, vô cảm, phê phán những biểu hiện của sự lạnh lùng,


dửng dưng trước những mất mát khổ đau của người khác.....Đó là biểu hiện của lối sống
ích kỉ
*Liên hệ bản thân :

- Đã làm được những việc gì thể hiện sự cảm thông chia sẻ với mọi người xung
quanh và với bạn bè cùng trường cùng lớp…
- Cần phải biết sống đẹp đồng cảm với gia đình và mọi người
c. Kết bài : Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của một lối sống đẹp. Đặc biệt là học
sinh mỗi chúng ta càng cần rèn luyện và phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày
hôm nay.

2.Lòng dũng cảm
A. Mở bài:
Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
Lòng dung cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quí ở mỗi
con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng
dũng cảm.
B. Thân bài:
+ Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng
dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại

1
Trường THCS Minh Hòa


cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
+ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở
mọi thời đại:
- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( h/s lấy
dẫn chứng)

- Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm
( h/s nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
+ Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng
cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền
của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù
quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám
đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc
sống.
+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi
gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của
bạn
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống
quý báu của dân tộc
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất
nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng
dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng
cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.

3. Tính khiêm tốn
. Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung
thực và một thái độ khiêm nhường đó chính là cơ sở dẫn lối ta đến thành công. Vì thế
việc rèn luyện để ta có được đức tính khiêm tốn là vô cùng cần thiết và quan tọng
. Giải thích được nội dung vấn đề

- Khiêm tốn: có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc
đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người
- Người khiêm tốn luôn tỉnh táo, nhận thức được chân lý khách quan, biết mình hiểu
người, không tự đề cao bản thân. Luôn cho mình là chưa hoàn thiện nên có ý thức
cầu tiến, học hỏi, tự hoàn thiện mình. Nhún nhường trong lời nói, giao tiếp, ứng xử…
-> Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng, cần có của mỗi con người.
. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề
- Khiêm tốn sẽ giúp ta nâng cao tri thức, giúp ta thành công trong công việc cũng như
trong cuộc sống. (Dẫn chứng minh họa)
- Khiêm tốn chính là nghệ thuật xử thế, góp phần nâng cao vẻ đẹp tâm hồn. Vì vậy,

2
Trường THCS Minh Hòa


người có tính khiêm tốn sẽ được mọi người thương mến, quý trọng. (Dẫn chứng
minh họa)
- Không khiêm tốn con người dễ mắc phải những sai lầm trong nhận thức và hành
động, dễ gặp phải những rủi ro, những điều đáng tiếc trong cuộc sống. (Dẫn chứng
minh họa)
- Cần phê phán những người tự cao tự đại…và cần phân biệt khiêm tốn với tự ti.
Khiêm tốn cũng không có nghĩa là nhún nhường một cách thái quá. Nếu vậy sẽ trở
thành nhu nhược…(Dẫn chứng minh họa)
. Liên hệ bản thân (0,5 điểm)
- Nhận thức được tầm quan trọng của tính khiêm tốn đối với mỗi người.
- Cần tạo cho mình mục đích sống cao cả. Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện
tính khiêm tốn trong học tập, cuộc sống. Bên cạnh đó cần sống giản dị, khiêm
nhường…

4. Cuộc sống vì người khác

* Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: bàn về ý nghĩa của cuộc sống
a. Giải thích ý kiến:
- Cuộc sống là toàn bộ quá trình sống với tổng thể các hoạt động của một cá thể.
Cuộc sống vì người khác là quá trình sống mà mục đích đối tượng hướng tới là người
khác và những lợi ích của họ.
- Cuộc sống đáng quí là cuộc sống được đánh giá cao bởi những giá trị mà nó tạo
ra. Cả câu nói có ý nghĩa đề cao, ca ngợi lẽ sống vì người khác, đó là cuộc sống của
những con người có đức hi sinh, có lòng vị tha, độ lượng, biết vì mọi người.
b. Phân tích, bàn luận về quan niệm sống đặt ra trong ý kiến:
- Thông thường người ta sống vì điều gì? Vì bản thân….vì người khác… con
người chân chính thường hướng tới điều gì? Sống tốt cuộc sống của mình và chia sẻ
quan tâm, nếu cần thì sẵn lòng hi sinh vì người khác…
- Đó là một ý kiến đúng vì: đem lại điều tốt đẹp cho người khác, đem lại hạnh
phúc, nguồn vui cho chính mình, giảm bớt những khó khăn cho xã hội ( dẫn chứng).
Song cần biết cân bằng điều chính để tạo sự cân bằng giữa cuộc sống vì mình và vì
người khác, cần có trách nhiệm với bản thân…
- Nêu không sống vì người, con người dễ ích kỉ, hẹp hòi.( dẫn chứng).
- Phê phán những người sống hẹp hòi, ích kỉ không vì người khác.
Phê phán người chỉ lợi dụng sự quan tâm của người khác, không biết cố gắng vươn
lên.
c. Bài học trong nhận thức và hành động.
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói
- Rút ra bài học hành động cho bản thân.

6 Đời người phải trải qua giông tố nhưng không đượccúi đầutrước
giông tố
1. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn để bước đến thành công.
- Trích dẫn câu nói.
2. Thân bài:

2.1. Giải thích:

3
Trường THCS Minh Hòa


- Giông tố: ở đây dùng để chỉ những gian lao thử thách, khó khăn hoặc những việc xảy ra dữ dội
đôi khi là những căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong khi làm ăn, một thất bại trong học tập, thi
cử, một phá sản trong kinh doanh.
- Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại.
→ Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước những
khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách,
khó khăn đó.
2.2. Bàn luận vấn đề:
- Câu nói trên là hoàn toàn đúng vì:
+ Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc
sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời đừng vì thấy khó khăn
trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ "ngại núi, e sông" hoặc "cúi đầu trước giông tố".
Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi mà đôi khi con người phải đối mặt với
những giông tố thử thách, thậm chí là cả thất bại.
+ Giông tố gian nan trong cuộc đời chính là môi trường tôi luyện cho chúng ta ý chí thêm bền
vững. Nhiều khi thử thách trông gai lại làm cho con người thêm trưởng thành hơn. Nhưng khó
khăn gian khổ có vượt qua được hay không là do chính bản thân họ. Cho dù có khó khăn đến đâu
mình có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức sẽ thành công.
+ Còn ngược lại không có lòng quyết tâm thì sẽ thất bại.
- Dẫn chứng: những tấm gương vượt khó mà có được thành công như: Anh Nguyễn Ngọc Kí,
Anh Hoa Xuân Tứ, Anh Đỗ Trọng Khởi, Anh Trần Văn Thước…
2.3. Mở rộng vấn đề:
- Câu nói trên là tiếng nói của thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp "bom rơi đạn
lửa" nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng.

- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực "sống không sợ gian nan, thử thách, phải
có nghị lực và bản lĩnh"
- Câu nói trên gợi cho ta phê phán một số biểu hiện tiêu cực sống gấp, sống thực dụng, sống thừa,
thu mình trong vỏ ốc… của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (dẫn chứng)
2.4. Bài học nhận thức và hành động:
- Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá
nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng
nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách
chính là môi trường tôi luyện con người.
- Từ ý nghĩa của câu nói trên mỗi người chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải có ý thức vươn lên
trong cuộc sống không nản chí trước những khó khăn. Biết chấp nhận thất bại để đứng lên khẳng
định mình.
- Là học sinh chúng ta cần cố gắng học tập và rèn luyện cần có ý chí và nghị lực trong cuộc sống;
học tập những người không chịu đầu hàng số phận; phải tự vạch ra mục đích phấn đấu cho mình
là phải trở thành HS giỏi toàn diện, hạnh kiểm tốt không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô,
mai này lớn lên sẽ giúp ích cho Tổ quốc.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói là bài học quý về việc rèn luyện ý chí trong cuộc sống.
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có
nghị lực và bản lĩnh.

7. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười
biếng
4
Trường THCS Minh Hòa


a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.

- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
- Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:
. Giới thiệu được câu nói
. Giải thích được nội dung câu nói
- Thành công: là khi chúng ta đạt được những mục đích, ước mơ đã đặt sẵn trong đời sống.
- Kẻ lười biếng: người có tính ỳ lớn, không có ý thức vươn lên.
=> Trong câu nói ngắn gọn đó, nhà văn Lỗ Tấn đã cho chúng ta một bài học rất sâu sắc và có
ý nghĩa: Nếu chúng ta lười biếng thì sẽ chẳng bao giờ đạt được những thành công vinh
quang. Để vươn tới được những ước mơ, mục đích của bản thân thì con người phải chăm chỉ và
siêng năng.
. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Quan niệm hoàn toàn đúng vì: Trong cuộc sống ai cũng có mục đích của mình. Mục đích đó
có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với mức độ khác nhau là tùy thuộc vào mỗi người. Và để đạt
được thành công đòi hỏi chúng ta phải cố gắng phấn đấu hơn mức bình thường.
- Chúng ta đều biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là
sự lao động, mồ hôi và công sức đổ ra mới có được.
- Muốn vượt qua khó khăn trên con đường đời để đi đến thành công, chúng ta cần sáng suốt,
năng động, sáng tạo để vượt lên. Phẩm chất này không có ở kẻ lười biếng.
- Muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm
việc,... thì mới có kết quả như mong muốn.
- Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,....
- Phê phán: không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã
phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình

. Liên hệ bản thân
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của lời phát biểu.
- Bài học cho bản thân và những người khác


8. Vấn đề an toàn giao thông
1. Giới thiệu được thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.
2.Hậuquả
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả
nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3.Nguyênnhâncủavấnđề :
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành
nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo
hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường
. . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)

5
Trường THCS Minh Hòa


4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm
hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường
đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng
quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết,
đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động
tuyên truyền về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người,
tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

9. Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất chính là

trái tim người mẹ
Mở bài giới thiệu câu nói
Thân bài
1. Giải thích nội dung câu nói
- Giải thích về kì quan
- Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở
những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất
là trái tim người mẹ.
=> Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất.
2. Phân tích, chứng minh: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là
tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được
- Mang nặng đẻ đau…
- Chăm nuôi con khôn lớn…
- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con …
- Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời..
- Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…
3. Mở rộng:
- Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình. Bởi lẽ, những đứa con chính
là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ. Nhưng không phải người con nào cũng
hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ
- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra,
hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng
đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán.
- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh
những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình…
- Liên hệ bản thân
Kết bài:
- Khẳng định vấn đề đã nghị luận

6

Trường THCS Minh Hòa


10. Quê hương nếu ai ko nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:
1. Giải thích khái niệm quê hương và nêu ý nghĩa câu thơ:
- Quê hương có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu...
- Ý nghĩa hai câu thơ: Nếu không biết yêu quê hương, gắn bó với quê hương, con người ta sẽ
không lớn lên thành người đúng nghĩa.
2. Phân tích, chứng minh vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con
người:
+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán
tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm
có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm,
tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng...).
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ,
động viên, là đích hướng về của con người. (Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong
văn học để chứng minh)
+ Thiếu quê hương, không yêu thương và gắn bó với quê hương thì tâm hồn con người mất đi
những nguồn tình cảm quan trọng mà trong đời ai cũng cần có; mất đi niềm tự hào khi thành
công, hạnh phúc; mất đi niềm an ủi khi thất bại, khổ đau.
- Bàn bạc mở rộng:
+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương,

thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở.
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
- Phương hướng, liên hệ:
+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách
nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người.
+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê
hương...

11.Học tủ học vẹt
Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng học tủ, học vẹt.
Thân bài:
1- Giải thích học tủ, học vẹt là gì?
+ Học tủ là chỉ học phần kiến thức mà mình cho là sẽ thi vào, bỏ rơi các phần kiến thức
khác;
+ Học vẹt là học thuộc nhưng không hiểu bản chất của vấn đề đang học. Người học nhắc
lại kiến thức như một cái máy
2 - Nêu hiện tượng học tủ, học vẹt của một số HS(Thời điểm, cách học, mục đích...)

7
Trường THCS Minh Hòa


3 - Nguyên nhân của hiện tượng học tủ, học vẹt...
+ Do bệnh lười học, tâm lí muốn điểm tốt; chương trình giáo dục nặng về lí thuyết...
4 - Đánh giá mặt hại của hiện tượng trên
+ Bản thân không có kiến thức,kết quả học tập bị sút kém, sinh ra tính gian lận khi làm
bài.
+ Gia đình, nhà trường, xã hội có những người bất tài, làm gánh nặng cho xã hội
+ phê phán một những người học tủ học vẹt ngư) 5- Nêu giải pháp
5- Bài học liên hệ bản thân.

Kết bài: Đưa ra thông điệp về sự nguy hại của phương pháp học này,đưa ra lời khuyên...

12 Tính tự lập
+ Giải thích được :
- Tự lập là gì? Là tự làm những việc của mình không nhờ vả, không ỷ lại, dựa dẫm vào
người khác.
+ Đánh giá:
- Vì sao cần tự lập? Vì tự lập có có tác dụng:
- Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
- Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi
hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau.
- Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác.
- Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.
+ Làm thế nào để tự lập?: Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, các kĩ năng sống… Phải
biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (lấy dẫn chứng minh họa – dẫn chứng từ thực tế,
dẫn chứng trong văn học)
c/ Kết bài - Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn.

13 Ý chí là con đường về đích sớm nhất
1. Giới thiệu được câu nói
2. Giải thích được câu nói
+ý chí: Ý thức, sự tự giác,quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích.
+ đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới, là thành công của con người.
+ Ý chí là con đường về đích sớm nhất: Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức lực,
trí tuệ để đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường nhanh nhất đưa ta đến
với những thành công.
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
Đây là quan niệm đúng đắn và sâu sắc, vì:
+ Ý chí giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách để đi đến
những thành công trong mọi mặt của đời sống: chiến đấu, lao động, học tập, … (D/C:

những tấm gương trong lịch sử và thực tế cuộc sống)
+ Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành công mang tính thực tiễn, có ý nghĩa tiếp
thêm niềm tin cho con người trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống.( D/c…)
+ Phê phán những người thiếu ý chí, không đủ quyết tâm để thực hiện những mục đích
của mình. Đó là biểu hiện của thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh.
+ Ý chí phải hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp.
+ Ý chí cần đi đôi với sự năng động, sáng tạo.

8
Trường THCS Minh Hòa


4. Liên hệ bản thân.
- Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống. Đối
với học sinh, ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rèn
luyện.
- Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với những
mục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa.

14 Khiêm tốn
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ một số ý cơ bản sau:
a. Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Khiêm tốn là một trong những phẩm chất tốt đẹp
của con người.
b. Thân bài:
* Giải thích:
- Khiêm tốn là luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá tài năng hoặc thành
công của bản thân, không tự mãn, tự kiêu tự cho mình hơn người.
- Biểu hiện:
+ Người khiêm tốn là người luôn nhã nhặn, nhún nhường không đặt bản thân mình trước

người khác.
+ Người có tính khiêm tốn luôn thấy sự thành công, sự cống hiến của mình là nhỏ bé
+ Người khiêm tốn luôn có ý thức rèn luyện bản thân để hoàn thiện mình hơn.
* Bình luận.
- Khẳng định quan điểm: Khiêm tốn là đức tính cao đẹp, quan trọng cần thiết. Nó không
chỉ là phẩm chất cao đẹp mà còn được coi là nghệ thuật của cách đối nhân xử thế, là nền
tảng vững chắc dẫn đến thành công.
- Tại sao cần phải có đức tính khiêm tốn?
+ Cuộc đời là một cuộc đua, đường đua dài bất tận, con người không ngừng vươn lên trên
chặng đường đó. Khă năng, thành công có thể xuất sắc nhưng đó cũng chỉ là gịot nước trong
đại dương kiến thức bao la mà thôi. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể so sánh với mọi
người xung quanh. Vì thế dù thành công, tài năng đến đâu cũng phải luôn khiêm tốn học hỏi
không ngừng, học mãi mãi.
+ Khiêm tốn là đức tính quan trọng, cần thiết cho con người luôn sống hoà đồng với mọi
người vì người khiêm tốn luôn sống hào nhã luôn tự cho mình chưa tốt hơn người khác,
không tự đề cao bản thân, không kiêu ngạo cho dù mình đã làm rất tốt. Và sự thành công đó
sẽ là động lực thúc đẩy thành công hơn nữa.
+ Người khiêm tốn luôn tự có ý thứ học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kĩ năng cho bản
thân
+ Khiêm tốn sẽ giúp con người bình tĩnh hơn trong giao tiếp, ứng xử. Họ sẽ biết lắng nghe,
tiếp thu ý kiến để nhận ra thiếu sót của bản thân từ đó sẽ tự hoàn thiện bản thân hơn.
+ Người có lòng khiêm tốn luôn được mọi người trân trọng và yêu mến.
( Dẫn chứng)
- Mở rộng vấn đề:
+ Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong cuộc sống cũng còn có không ít những người không khiêm
tốn mà luôn tự khoe khoang, tự cao, tự đại, phô trương về bản thân mình, coi thường người
khác. Những người đó sẽ luôn nhận được sự thất bại thảm hại, sự chế giễu coi thường của
mọi người xung quanh. ( dẫn chứng)
+ Khiêm tốn không đồng nghĩa với với tự ti. Bởi vì khiêm tốn và tự ti đều cho mình kém cỏi


9
Trường THCS Minh Hòa


hơn người khác nhưng khiêm tốn lấy đó làm động lực vươn tới thành công còn tự ti là con
người mặc cảm, bi quan, chán nản thiếu ý thức phấn đấu vươn lên để rồi kém cỏi ngày càng
kém cỏi hơn.
- Làm ntn để có tính khiêm tốn?
- Đức tính khiêm tốn là phẩm chất đẹp đẽ đã trở thành phẩm chất chung của người Việt
Nam.
- Mỗi chúng ta cần phải học tập và rèn luyện để có được đức tính khiêm tốn từ những việc
làm nhỏ nhất
- Chúng ta học đức tính hoà nhã, không háo danh, không tham vọng. Đừng bao giờ cho rằng
thành công của mình là lớn lao, vĩ đại. Hãy ghi nhớ: gieo khiêm tốn gặt hái được thành công,
gieo kiêu căng sẽ gặp thất bại.
- Học sinh càng cần học tập đức tính khiêm tốn để đạt kết quả cao trong học tập, trong cuộc
sống
c. Kết bài:
- Khiêm tốn là đức tính đẹp để con người hoàn thiện bản thân mình. Nếu chúng ta luôn
khiêm tốn trước người khác, trước cuộc đời chắc chắn chúng ta đang bước chân đến cái đích
của thành công
- Liên hệ bản thân.

15. Ý nghĩa của gia đình và quê hương
A. Mở bài:
* Mức tối đa: Giới thiệu được vấn đề nghị luận
- Nguồn cội yêu thương của mỗi con người
- Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, là bến
đỗ bình yên cho mỗi con người
* Mức chưa tối đa: Chỉ nêu một ý cơ bản, phần nêu vấn đề hoặc dẫn dắt vấn đề

+ Mức không đạt: Lạc đề hoặc không làm
B. Thân bài:
* Mức tối đa: Nêu được các nội dung sau :
+ Khẳng định ý nghĩa của gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người:
- Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta, ở nơi ấy
chúng ta được yêu thương, nâng đỡ, khôn lớn, trưởng thành.
- Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta nơi ấy có người ta quen biết
và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỉ niệm ngày ấu thơ cùng bạn bè,
có những ngày cắp sách đến trường…..
- Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ
luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội yêu thương
+ Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình:
- Với gia đình chúng ta hãy làm tròn bổn phận người con, người cháu: học giỏi, chăm
ngoan, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để mọi người được vui lòng.
- Với quê hương hãy góp sức trong công cuộc xây dựng quê hương: tham gia các phong
trào vệ sinh môi trường, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội….
- Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày càng
giàu dẹp…
+ Có thái độ phê phán trước những hành vi trái với đạo lí:
- Phá hoại cơ sở vật chất

10
Trường THCS Minh Hòa


- Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương: chê quê hương nghèo khó, chê người quê lam
lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương
- Hành động phản bội quê hương, đánh mất chính bản thân mình….
+ Liên hệ, mở rộng: những tác phẩm viết về quê hương và gia đình để thấy được vai trò
và ý nghĩa của quê hương như: Quê hương- Giang Nam, Tế Hanh, Đỗ Trung Quân. “ Nói

với con” của Y Phương….
* Mức chưa tối đa: Bài làm đã nêu được nội dung cơ bản nhưng vẫn thiếu một vài ý nhỏ
hoặc dẫn chứng chưa phong phú.
* Mức không đạt: Lạc đề hoặc không làm
C. Kết bài:
*Mức tối đa: Khẳng định
- Nguồn cội của mỗi người là gia đình và quê hương, nên hiểu rộng hơn quê hương không
chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là tổ quốc, tình yêu gia đình luôn gắn với
tình yêu quê hương, tình yêu đất nước.
- Mỗi con người luôn có sự gắn bó những tình cảm riêng tư với những tình cảm cộng
đồng…

16 Mỗi người đều có thể đem lại hạnh phúc cho người khác
bằng tình yêu thương”
- Giới thiệu vấn đề nghị luận :“Mỗi người đều có thể đem lại hạnh phúc cho người
khác bằng tình yêu thương”
“Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống… đó chính là
tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó
khăn,thử thách đó chính là tình yêu thương”. Sự ân cần, ấm áp của tình yêu thương
thật đẹp! Và mỗi chúng ta đều có thể đem lại hạnh phúc cho người khác bằng tình
yêu thương.
* Giải thích:
+ Hạnh phúc: là cảm xúc vui vẻ, sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó,
song mỗi người lại có một định nghĩa về hạnh phúc khác nhau.
+ Tình yêu thương: là tình cảm đẹp giữa người vớ người, xuất phát từ sự chân
thành.
* Bình luận:
- Khi biết yêu thương người khác, chúng ta sẽ biết lắng nghe, biết chia sẻ, động
viên, quan tâm, giúp đỡ để họ vượt qua khó khăn (Lấy ví dụ thực tế để chứng
minh); Khi biết yêu thương người khác, chúng ta cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho

chính mình( Lấy ví dụ thực tế để chứng minh).
- Phê phán lối sống ích kỉ, thở ơ, hời hợt.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Kết bài

Khẳng đinh lối sống biết yêu thương là một lối sống đẹp .

17 Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Sống để yêu thương
11
Trường THCS Minh Hòa


Giới thiệu được vấn đề nghị luận (trích dẫn câu của Trịnh Công Sơn).

12
Trường THCS Minh Hòa


* Giải thích quan niệm “sống để yêu thương”:
-Sống là sự tồn tại của con người trong cuộc đời, vũ trụ.
- Tình yêu thương là thuộc tính cơ bản , quan trọng, cao đẹp nhất của con người để tạo nên
phẩm chất cho con người, cái đẹp cho xã hội.
- “Sống để yêu thương” là thông điệp nhắc nhở mỗi chúng ta cuộc sống là điều linh thiêng
nhất trong trái đất này. Hãy để tình yêu thương thắp sáng, sưởi ấm trái tim con người. Như thế
cuộc đời mới có ý nghĩa.
* Phân tích, bàn luận vấn đề:
Câu thơ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho ta một bài học sâu sắc về tình yêu thương giữa
những con người trong xã hội.

-Tại sao trong cuộc sống cần có tình yêu thương?
+ Cuộc sống của con người không đơn thuần chỉ là sự tồn tại của một cá nhân riêng lẻ mà nó
là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.
+ Tình yêu thương xuất phát từ trái tim, tâm hồn, tấm lòng rộng mở, vị tha nhân hậu. Sẵn sàng
cho đi, hiến dâng một cách tự nguyện không toan tính...làm được như vậy ta sẽ thấy tâm hồn
thanh thản, nhẹ nhõm.
+ Tình yêu thương bắt nguồn từ tình cảm gia đình, tình cảm với những người thân như ông
bà, cha mẹ, anh chị em...Mỗi ngày qua đi sẽ thật đáng quý nếu như ta biết giành thời gian đến
những người thân yêu. Từ đó giúp bản thân ta hình thành những phẩm chất tốt đẹp.
+ Đối với mọi người trong cộng đồng xã hội: Biết quan tâm chia sẻ (bạn bè những người có
hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh...) từ đó tạo nên một xã hội văn minh, nhân ái...
*Học sinh lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh.
*Phê phán những biểu hiện tiêu cực trong lối sống hiện nay:
- Nhiều người nhất là một số bạn trẻ sống thờ ơ, vô cảm, không biết quan tâm, chia sẻ với
người khác.
- Có người tự đánh mất thời gian đáng quý của mình vào những tệ nạn xã hội khiến cuộc sống
trở nên u ám, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
*Bài học:
- Con người không thể sống thiếu tình thương. Thượng đế đã ban cho ta phép màu nhiệm là
cuộc sống. Vì vậy hãy biết trân trọng nó.
- Là học sinh phải biết tu dưỡng đạo đức để trái tim biết yêu thương, biết rung động trước nỗi
đau của người khác.
- Phê phán lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm, ích kỉ của người khác
Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

18.Lí tưởng sống của thanh niên qua đoạn thơ của Thanh Hải
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

13
Trường THCS Minh Hòa


1. Giới thiệu đoạn trích thơ:
Đoạn trích được trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải”.
2. Giải thích được nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ
“Mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời tươi đẹp của con người. Dù là tuổi 20 tràn nhựa sống
hay khi tóc đã bạc màu thì khát vọng được dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước vẫn luôn thiết
tha, cháy bỏng.
Khát vọng sống có lý tưởng, sống được cống hiến là khát vọng trong suốt cuộc đời nhà thơ...
Lý tưởng là gì?
Là mục đích sống cao đẹp của con người. Người có lý tưởng luôn hướng tới vẻ đẹp chân chính,
luôn biết yêu thương và luôn khát khao được cống hiến tài năng, sức lực của mình cho đất nước.
Sống có lý tưởng là lối sống đẹp của thanh niên. Là vấn đề thanh niên cân quan tâm.
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Sống có lí tưởng là sống có mục đích sống thực sự, không sống cuộc sống buông thả.
+ Người luôn có hành động cụ thể, cống hiến hết mình để cho quê hương đất nước.
- Khi sống có lí tưởng, người thanh niên sẵn sàng hi sinh vì mục đích cao đẹp ấy:
Hồ Chí Minh- Dành cả cuộc đởi mình để chiến đấu, tìm ra con đường cứu nước.
Anh thanh niên (Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long; Những người chiến sĩ đã hi sinh ở tuổi 20 để
bảo vệ dân tộc; Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm... và biết bao người vô danh khác.)
Trong thời kỳ hiện đại, sự cống hiến của tuổi trẻ thật đáng tự hào:
+ Biển đảo xa xôi, nơi rừng hoang vu hẻo lánh, người thanh niên VN vẫn chắc tay súng bảo vệ biên
cương...
Hành động ấy tiếp nối lí tưởng của thế hệ thanh niên đi trước....
Lí tưởng của thanh niên ngày nay còn là những trái tim giàu lòng nhân ái....
+ Chương trình “Mùa hè xanh”... những phong trào tình nguyện...hiến máu...
Phẩm chất con người Việt Nam.
Trong thời kỳ hội nhập vả phát triển, những cái tên Việt được xướng danh thể hiện bản lĩnh và sức

mạnh Việt Nam: Nguyễn Thị Ánh Viên... Trong nền kinh tế tri thức: thanh niên Việt Nam vẫn
khẳng định được mình trên đấu trường trí tuệ thế giới: Các cuộc thi Olympia, Robocon.... Những
cái tên: Lê Quang Liên,...,
Phê phán lối sống buông thả của một số thanh niên ngày nay.
4. Liên hệ bản thân
- Nhận thức được tầm quan trọng của lí tưởng sống.
- Khẳng định sự cần thiết phải xác lập cho mình một lý tưởng sống đúng đắn và cao đẹp.

19 Tình thày trò
1. Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
2. Giải thích được nội dung vấn đề
- Tình nghĩa là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con
người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa người dạy và người học xuất phát từ tấm
lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân
cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ
kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
- Một thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp của con người.
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Mỗi con người để có công danh sự nghiệp, thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô .
Thầy cô giáo là những người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà

14
Trường THCS Minh Hòa


nhân loại đã tích lũy trong suốt quá trình lịch sử lâu dài….Vì vậy chúng ta cần trân trọng, biết
ơn về điều đó.
- Thầy vừa là ngừơi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng
ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này.
- Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn

cảnh khắc nghiêt của cuộc sống để yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là
cái tình của người thầy dành cho trò của mình. (Nêu và phân tích một vài dẫn chứng tiêu biểu:
Thầy Chu Văn An, những thầy cô sẵn sàng đến những nơi xa xôi, gian khổ để dạy chữ cho
học trò )
- Các thầy cô đang làm một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề dạy học là nghề
mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Trong xã hội xưa người thầy được xếp
thứ 2 sau vua ( quân – sư – phụ) góp phần giữ cho xã hội được vững chắc. Ông cha ta thường
nói:
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Tôn sư trọng đạo.
- Yêu kính, biết ơn thầy cô là đạo lí làm người là cách ứng xử của người có nhân cách.
Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội,
cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp
bản thân . Học sinh nêu một số dẫn chứng : Học trò của thầy Chu Văn An
- Phê phán lên án những học sinh vô lễ với thầy cô thậm chí còn có hành vi lăng mạ, côn đồ…
Những kẻ lừa thầy phản bạn sẽ bị xã hội lên án…
4. Liên hệ bản thân
Rút ra được một bài học cho bản thân, phải biết yêu quý và kính trọng thầy cô. Mỗi người
chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng
học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, rèn luyện tốt, thành đạt, trở thành người công
dân hữu ích cho xã hội, đó cũng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình. “Trọng thầy
mới được làm thầy”.

20 ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ có óc mà không biết nghĩ thì
sớm muộn cũng mang vạ vào thân
1. Nêu vấn đề
+ Giới thiệu được câu nói
2. Giải thích được nội dung câu nói

+ Thói hung hăng bậy bạ là thái độ coi thường người khác, là hành động tùy tiện, không phân biệt
phải, trái, đúng, sai, không cân nhắc suy nghĩ trước khi nói, làm và không tính đễn hậu quả của
lời nói, hành động
+ Người có thói hung hăng bậy bạ thường nói những gì mình thích, làm những gì mình muốn,
không quan tâm đến lí lẽ…
+ Mượn lời của Dế Choắt nói với Dế Mèn, nhà văn Tô Hoại đã đưa ra một lời khuyên: Thói hung
hăng bậy bạ sẽ đem đến những hậu quả khôn lường.
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề
- Lời khuyên của nhà văn Tô Hoài hoàn toàn đúng vì:
+ Người có thói hung hăng bậy bạ thường là người nông nổi, hành động theo bản năng, thiếu
kiểm soát do đó để lại những hậu quả khôn lường
( Dẫn chứng phân tích)
+ Là nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Đó là cách ứng xử thiếu văn hóa, là nguyên nhân dẫn đến tội

15
Trường THCS Minh Hòa


ác…
+ Làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, băng hoại giá trị đạo đức truyền thống
+ Trong cuộc sống có biết bao kẻ hung hăng bậy bạ
( những thanh niên đua xe trái phép, những con bạc, những học sinh gây gổ đánh nhau…)
4. Bài học nhận thức
+ Rèn tính tự chủ: Cân nhắc suy nghĩ trước khi nói và làm, kiềm chế cơn nóng giận
+ Tôn trọng người khác trong lời nói, thái độ và hành động, quan tâm đến lợi ích của người khác
5. Liên hệ bản thân
+ Khẳng định tác hại của thói hung hăng bậy bạ
+ Liên hệ

21 Lòng yêu nước

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ,
lí lẽ thuyết phục.
Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân
bài, Kết bài.
b. Yêu cầu về nội dung:
-Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng yêu nước.
- Giải thích:
+ Lòng yêu nước là: tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước và tinh thần sẵn
sàng đem tài năng và trí tuệ phục vụ lợi ích của đất nước.
+ Biểu hiện: tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước; tình yêu thương đồng bào, giống nòi,
dân tộc; niềm tự hào chính đáng về dân tộc; đoàn kết, kiên cường, đấu tranh chống giặc ngoại
xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc; cần cù, sáng tạo trong lao
động để xây dựng đất nước giàu mạnh. Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (d/c)
- Bàn luận và mở rộng vấn đề:
+ Lòng yêu nước là một tình cảm đẹp, thiêng liêng mà mỗi người cần phải có.
+ Lòng yêu nước là nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và là phẩm chất cần có ở mỗi
người hiện nay.
+ Từ xưa đến nay nhân dân ta đều có một lòng nồng nàn yêu nước.
Dẫn chứng:
-Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm....
- Trong lao động xây dựng đất nước...
- Liên hệ: Lòng yêu nước của muôn triệu người dân Việt Nam đang được khơi dậy mạnh mẽ
trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại Biển Đông.
+ Phê phán những kẻ đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích của dân tộc, phản bội tổ quốc; có
những hành động làm xấu hình ảnh của đất nước (dẫn chứng).
- Bài học về nhận thức và hành động:
+ Nhận thức đúng về lòng yêu nước, ý nghĩa của lòng yêu nước.

+Thể hiện lòng yêu nước qua tình cảm (yêu gia đình, bạn bè, quê hương, đất nước mình, lòng
tự tôn tự hào dân tộc.); qua từng hành động, việc làm hằng ngày: giữ gìn sự trong sáng của
ngôn ngữ dân tộc; tích cực học tập rèn luyện trở thành người công dân có ích , bảo vệ môi
trường, tích cực lao động để xây dựng đất nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền
của đất nước...
+ Là thanh niên Việt Nam ta cần có những hành động thiết thực để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

16
Trường THCS Minh Hòa


của Tổ quốc.
- Liên hệ bản thân.

22. Đức hi sinh
1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận :
- Giới thiệu về đức hi sinh (là truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam xuất hiện ở khắp
mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta)
2. Giải thích được khái niệm của đề bài
- Giải thích sơ lược: đức hi sinh là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng
đồng. Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt
quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình…)
+ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
- Nêu biểu hiện của đức hy sinh: Cha mẹ hi sinh cả cuộc đời vì con cái ,không kể công ,làm
mọi việc vì con ,sẵn sàng đánh đổi cuộc đời mình vì con …
-Trong một gia đình anh ,chị hi sinh vì em : nghỉ học đi làm để cho em được đi học .
- Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người
có đức hy sinh luôn được moi người yêu mến, trân trọng, có tác dụng cảm hóa cái xấu,bắc
nhịp cầu nhân ái xóa bỏ hận thù .
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Liên hệ thực tế để thấy:
+Trong lịch sử , không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê , đã liều mình cứu
chúa . Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi , cũng là cứu cả dân tộc
Việt Nam . Trong kháng chiến , Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân , hạnh phúc gia
đình chọn con đường , đầy khó khăn , nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc
sống
cho
toàn
dân
+ Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, các chiến sĩ đã không tiếc tuổi xuân ,hi sinh xương
máu của mình để mang lại độc lập tự do cho dân tộc
+ Chiến sĩ công an truy bắt tội phạm ,quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước.
+ Những chiến sĩ ngày đêm bảo vệ vùng trời ,vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc .
+ Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì
dân tộc.Bác hi sinh cả cuộc đời mình để lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang độc
lập đem lại cơm áo hạnh phúc cho nhân dân.
+ Phê phán :Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ
đến quyền lợi của cá nhân mình… Người không có đức hi sinh hay bị rụt rè , sợ sệt trước
cái chết , không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn , những việc khó không muốn giải quyết.
- Tóm lại vấn đề: - Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất truyền thống đạo
lý của con người, dân tộc Việt Nam… Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm
cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
4. Liên hệ bản thân
- Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc
sống bình yên tươi đẹp .Cần phát huyđức hi sinh để ngày càng có nhiều người biết " sống vì
mọi người " hay " một người vì mọi người , mọi người vì một người ".
- Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần rèn luyện đức hi sinh ngay từ những việc
làm nhỏ nhất .


23 Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường
17
Trường THCS Minh Hòa


*Tiêu chí về nội dung các phần bài viết:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi con
người.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): HS biết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở
bài.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Hạnh phúc là trạng thái, là cảm giác sung sướng nhất của con người vì cảm thấy hoàn toàn
đạt được ý nguyện.
- Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương,
dìu dắt của thầy cô giáo: nghĩa là đến trường các em không chỉ được trau dồi kiến thức mà
còn được nhận tình yêu thương, chăm sóc của thầy cô.
=> Câu nói đã đề cao vai trò, công lao to lớn vĩ đại của người thầy với cuộc đời mỗi người.
b. Phân tích, chứng minh:
- Khẳng định sự đúng đắn của vấn đề: Trong cuộc đời của mỗi người, người thầy có vai trò
rất quan trọng.
- Chứng minh:
+ Mỗi trẻ thơ khi đến trường đều được gặp và học một hay nhiều thầy cô giáo. Các thầy cô
đã truyền dạy cho học trò kiến thức, kĩ năng, dạy đọc, dạy viết, dạy làm văn, làm toán,.. dạy
cho học trò biết cách để khám phá kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.
+ Thầy cô không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách làm người, dạy biết điều hay, lẽ phải,
dìu dắt nâng đỡ học trò lớn lên hoàn thiện về nhân cách. Dạy trò biết yêu thương người, yêu
quê hương đất nước, biết sống nhân ái, bao dung, đoàn kết,...

+ Thầy cô còn là những người thắp sáng lên niềm tin và ước mơ cho học trò để các em biết
sống có hoài bão, có lí tưởng...
+ Những điều mà người thầy truyền dạy cho chúng ta sẽ theo ta trong suốt hành trình dài
rộng của cuộc đời.
(HS lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống, trong văn học để chứng minh).
c. Bàn bạc, mở rộng:
- “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Truyền thống ấy được thể hiện trong mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.
- Tuy nhiên, bên cạnh một số học sinh biết tôn trọng thầy, cô giáo thì vẫn còn một số học
sinh không biết nghe lời, ham chơi, bỏ học, thậm chí còn vô lễ cãi lại lời thầy cô. Thậm chí,
một số người thì xúc phạm hoặc cố ý hạ thấp vai trò của người thầy. Đó thực sự là những
học sinh hư, những phần tử xấu, những con người mất nhân cách.
- Để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô, mỗi học sinh phải biết kính yêu, phải biết ơn và tôn
trọng thầy cô giáo. Đồng thời phải biết nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức để đền đáp công ơn
của thầy cô,..
+ Mức tối đa (2,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên, biết sử dung hợp lí các yếu tố tự sự,
miêu tả, biểu cảm.
+ Mức chưa tối đa (0,25 ->1,75 điểm): Chưa đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trên. GV căn cứ
vào bài làm của HS cho điểm phù hợp.
+ Mức không đạt (0 điểm): Viết linh tinh hoặc không làm bài.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo yêu cầu nêu trên.

18
Trường THCS Minh Hòa


+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có kết
bài.


24.Lời dạy của Bác
Ko có việc gì khó...
a. Mở bài: Nêu vấn đề
- ý chí và nghị lực là phẩm chất đạo đức tốt đẹp và rất cần thiết của con người . ý chí giúp con
người thành công trong cuộc sống.
- Giới thiệu lời dạy của Bác Hồ.
b. Thân bài
+ Giải thích ý nghĩa lời dạy của Bác.
-“Lòng không bền” là không có lòng kiên trì nhẫn nại, hay thay đổi ý định, làm việc không
đến cùng, gặp khó khăn hay nản lòng, bỏ cuộc.
- “Núi”, “ biển” là biểu tượng cho sự vĩ đại, rộng lớn vô hạn. Đào núi, lấp biển là những
công việc vô cùng khó khăn.
→ Ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ: có ý chí quyết tâm, tinh thần bền bỉ, sẽ khắc phục được mọi
khó khăn, làm được nhiều việc vô cùng lớn lao.
+ Khẳng định lời dạy của Bác Hồ luôn đúng trong mọi thời điểm hoàn cảnh: Trong cuộc sống
từ việc nhỏ đến việc lớn, con người luôn phải đương đầu với những khó khăn thử thách, nếu
nản lòng, thoái chí sẽ thất bại cay đắng. Muốn học tập tốt, muốn thực hiện được mục đích,
ước mơ đều rất cần lòng kiên trì, nghị lực và quyết tâm cao
(HS lấy dẫn chứng trong học tập, chiến đấu, lao động sản xuất...)
+ Phê phán những người thiếu lòng kiên trì, yếu đuối, không có ý chí, nghị lực, sống dựa
dẫm, ỷ lại vào người khác.
+ Bài học cho bản thân: cần biết nỗ lực học tập, tu dưỡng bản thân bằng lòng kiên trì, nghị
lực, ý chí , quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để có hành trang vững vàng, làm chủ
cuộc sống...
b. Kết bài
- Có quan điểm , nhận thức và hành động đúng đắn trong việc học tập và rèn luyện ý chí của
bản thân.

25 Lòng tự trọng

19
Trường THCS Minh Hòa


a. Mở bài:
- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: lòng tự trọng trong cuộc sống.
b. Thân bài
* Giải thích :
- “Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá
trị bản thân.
- Cần phân biệt tự trọng với tự cao và tự ti: Tự cao là tự cho mình là nhất, là hơn người
mà coi thường người khác; tự ti: tự cho mình là thua kém mọi người.
* Đánh giá:
- Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của mỗi người
đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mỗi chúng ta (Đưa ra những
dẫn chứng về biểu hiện của lòng tự trọng để chứng minh)
- Lòng tự trọng là một đức tính cần thiết đối với mỗi người. Khi biết tôn trọng bản thân
thì sẽ biết tôn trọng người khác.
- Người có lòng tự trọng sẽ không làm những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, pháp
luật...Vì thế, người có lòng tự trọng luôn được mọi người yêu mến.
- Lòng tự trọng cũng giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân để cố gắng
vươn lên tự hoàn thiện mình.
- Trong xã hội, nếu ai cũng có lòng tự trọng thì sẽ tạo nên một xã hội tốt đẹp,...
- Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế, vị
thế và tầm vóc của dân tộc sẽ được nâng cao cùng thời gian.
- Dẫn chứng: trong thực tế, những người có lòng tự trọng thường là những người đạt được
những thành công trong công việc cũng như trong đời sống, được mọi người kính trọng
(Đưa ra dẫn chứng để chứng minh)
* Bàn bạc mở rộng
- Trong xã hội, bên cạnh những người có lòng tự trọng, luôn coi trọng, giữ gìn phẩm cách,

danh dự của mình, đánh giá đúng giá trị của bản thân thì thì cũng còn không ít những kẻ
thiếu lòng tự trọng, hoặc lòng tự trọng quá cao sinh ra tính tự ái, tự cao, tự đại, xem
thường người khác (câu chuyện “Rùa và Thỏ”...).
- Có những người lại có lòng tự trọng quá thấp dẫn đến không nhận thức đúng giá trị của
bản thân, không phân biệt được đúng sai, phải trái dẫn đến đánh mất nhân cách, phẩm
giá...
- Rèn luyện lòng tự trọng: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải
rèn luyện cho mình. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời
nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng...
+ Mỗi người cần rèn luyện nhân cách, phẩm giá ngay từ khi còn nhỏ để có lòng tự trọng.
Lòng tự trọng phải luôn đi kèm với tính khiêm nhường, biết người biết ta...
Liên hệ bản thân để rèn luyện lòng tự trọng
c. Kết bài
- Khẳng định tự trọng là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người
- nêu phương hướng hành động của bản thân.

26 Trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa “ của Nguyễn Thành Long anh thanh niên
đã tâm sự với ông họa sĩ:“ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm
việc?”
Từ lời tâm sự trên em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay?
a. Mở bài:

20
Trường THCS Minh Hòa


-Giới thiệu được vai trò của lí tưởng trong cuộc sống và thanh niên phải sống có lí tưởng
b. Thân bài
* Giải thích:
- Lý tưởng chính là mục đích sống cao đẹp. Sống đẹp là lối sống mình vì mọi người thể

hiện bằng sự cống hiến hết mình trong học tập, trong công việc để xây dựng quê hương,
đất nước….
- Lí tưởng của thanh niên Việt Nam hiện nay là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
* Đánh giá:
- Lý tưởng là mục đích sống, quyết định sự thành công
- Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống để đạt
được những điều tốt đẹp.
- Lý tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa, giúp con người hoàn
thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
-Suy nghĩ về những tấm gương sống có lý tưởng cao đẹp:
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Bác Hồ, chú bé Lượm, Kim
Đồng, Võ Thị Sáu….
+ Ngày nay: Những con người đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc
xây dựng đất nước: anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long,
những người chiến sĩ hải quân, Lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam….
- Từ những tấm gương trên tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp
và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.
- Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang
làm.
* Bàn bạc mở rộng:
- Trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có một số ít người sống không có lý tưởng , có lối
sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường hay dựa dẫm ỷ lại vào gia đình, người
thân.
- Học sinh không có lý tưởng thường mải chơi, lười học bài, dựa dẫm vào sách học tốt,
sách giải….
- Những người đó sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội bị mọi người lên án và
phê phán…
c. Kết bài
- Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân và khái quát được tầm quan trọng của lý tưởng

sống cao đẹp

27. Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng
xuất hiện ngày càng nhiều dòng sông chết ở nước ta.-

21
Trường THCS Minh Hòa


- Biết làm bài văn nghị luận xã hội bố cục 3 phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Đảm
bảo các ý cơ bản sau:
1.Giới thiệu được hiện tượng : ngày càng xuất hiện nhiều những dòng sông chết ở
nước ta
2. Giải thích:
- Những dòng sông chết là những dòng sông không thể hoạt động , lưu chảy hoặc
không còn phát huy được vai trò, tác dụng của nó.
- Những dòng sông chết xuất hiện ngày càng nhiều, đã trở thành hiện tượng báo động
về tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Những dòng sông chết ở nhiều trạng thái: bị bóp nghẹt hoặc bị xóa sổ. Dòng nước bị
cạn kiệt bị ô nhiễm nước sông đen ngòm, bốc mùi hôi thối không thể sử dụng được.
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề
- Những dòng sông chết xuất hiện ngày càng nhiều đều do ý thức con người gây ra :
san lấp ,bóp nghẹt để xây nhà cửa, do hóa chất độc hại của cá nhà máy xí nghiệp thải
ra mà chưa qua xử lí, tệ nạn vứt , xả rác thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp, thuốc trừ
sâu... gây ô nhiễm dòng chảy..
- Hậu quả: những dòng sông chết kéo theo sự hủy diệt , chết chóc của muôn loài thủy
tộc. Cây cối thiếu nước, đất đai ô nhiễm không sản xuất được. Ô nhiễm cả bầu không
khí, ảnh hưởng đến sự sống con người, làm mất mĩ quan môi trường, gây hậu quả
nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, sức khỏe con người và nhiều
yếu tố môi trường khác.( Dẫn chứng minh họa)

- Hãy nghe những dòng sông đang kêu cứu! Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền
cần tăng cường quản lí, có chính sách quy định phù hợp tuyên truyền vận động, xử
phạt nghiêm minh để cứu lấy những dòng sông “ những chiếc máy điều hòa” tuyệt
vời cho khí hậu của con người( Dẫn chứng )
- Cần lên án những hành vi thiếu ý thức hủy hoại các dòng sông vì lợi ích cá nhân, vì
lợi nhuận kinh tế...
4. Liên hệ bản thân
- Cần tránh xả rác thải xuống sông . Tuyên truyền vận động các cá nhân, tổ chức cùng
thực hiện.
- Tuổi trẻ cần có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ để những dòng sông xanh hiền hòa
chảy mãi đến vô cùng..

28. Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:
Con người sẽ phải đối mặt một số thảm họa khi nguồn nước sạch
đang ngày càng cạn kiệt.
A. Yêu cầu về hình thức:
- Bố cục đủ 3 phần.
- Lập luận chặt chẽ, biết kết hợp giải thích, chứng minh, bình luận.
- Câu văn có hình ảnh, biết sử dụng các thao tác lập luận.
- Hạn chế lỗi về câu, từ, chính tả.
B. Yêu cầu về nội dung:
I. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề: Tầm quan trọng của nước – thảm họa và ý thức bảo vệ
của con người.
II. Thân bài:
1.Vì sao con người phải đối mặt với những thảm họa khi nguồn nước sạch bị cạn
kiệt:
- Nước sạch có vai trò vô cùng quan trọng, rộng lớn đối với đời sống con người.

22
Trường THCS Minh Hòa



- Nước ngọt không chỉ cần cho đời sống con người mà vạn vật, muôn loài cũng cần nước
sạch.
- Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn có nước ngọt để dùng.
- Dự đoán đến năm 2025 dân số nhân loại tăng thêm gấp 1,5 lần nữa thì nguồn nước lấy
đâu ra để đủ?
- Vậy nước sạch là thứ tài sản quý hiếm, nó vô cùng quan trọng đối với sự sống. Thiếu
nước, con người chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thảm họa ghê gớm.
2. Nguyên nhân:
- Do con người sử dụng phung phí, tốc độ đô thị hóa nhanh.
- Do dân số tăng và các ngành công nghiệp ngày càng phát triển phải sử dụng nhiều nước.
- Nước thải công nghiệp không được xử lí làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm
lượng nước ăn, chăn nuôi, trồng trọt.
- Do nạn chặt phá rừng bừa bãi gây xói mòn.
- Nước biển dâng khiến rừng ngập mặn.
3. Khẳng định vấn đề và giải pháp:
- Nguyên nhân đều do ý thức con người gây ra.
- Biện pháp:
+ Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lí trong sinh hoạt và sản xuất.
+ Trồng rừng, khai thác khoáng sản hợp lí.
+ Hưởng ứng, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước và môi trường
sinh thái.
+ Có hiệp ước mang tính toàn cầu để bảo vệ nguồn nước sạch.
4. Liên hệ bản thân, gia đình, địa phương
III. Kết bài:
Đánh giá vấn đề và nêu bài bài học cho bản thân.

29.Trong lời kêu gọi tập thể dục Bác Hồ viết:
“Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”

Suy nghĩ của em về ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ, đồng thời nêu lên những việc em
đã và sẽ làm để rèn luyện theo lời của Bác.
Bài làm có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đạt được các ý sau:
+ Giải thích ý nghĩa lời kêu gọi của Bác Hồ:
• Luyện tập thể dục: là hoạt động tập luyện các môn thể thao vào thời điểm hợp lí
(buổi sáng và chiều tối): đá bóng, tập tạ, bơi lội... hoặc những giờ học môn thể dục
tại các trường học đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên.
• Bồi bổ sức khỏe: mang lại sức khỏe tốt, đầu óc minh mẫn, làm việc hiệu quả.
-> Lời kêu gọi của Bác Hồ có ý nghĩa: Với mỗi chúng ta, nếu chăm chỉ luyện tập thể dục
sẽ có một sức khỏe tốt, lao động hiệu quả, mang lại lợi ích cho đất nước. Như vậy chúng
ta đã thực hiện trách nhiệm của một người yêu nước.
+ Bàn luận, mở rộng vấn đề:
• Sức khỏe là vốn quý của con người: có sức khỏe con người sẽ có được tất cả tiền
tài, danh vọng...

23
Trường THCS Minh Hòa


• Luyện tập thể dục thể thao có tác dụng giúp tinh thần phấn chấn.
• Thể dục thể thao ích nước, lợi nhà: con người có thể lực tốt sẽ làm được nhiều
công việc lớn có ích cho xã hội, mang lại cuộc sống gia đình đầy đủ, no ấm, hạnh
phúc.
• Bác nâng việc luyện tập thể dục thể thao lên thành bổn phận với người dân yêu
nước là vừa động viên và vừa trao nhiệm vụ (thể hiện tinh thần yêu nước).
+ Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân
• Ý nghĩa của việc luyện tập thể dục với lứa tuổi học sinh
Nêu lên những thành tích và kế hoạch phấn đấu trong tương lai của bản thân

30. "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền."

Viết bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
1. Về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt
câu…
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
2. Về nội dung:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần trình bày được các ý sau:
- Mở bài:Nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nhận định" Một quyển sách tốt là người bạn
hiền”.
Trong cuộc sống xã hội từ xưa đến nay, sách luôn đóng vai trò quan trọng trong
việc thỏa mãn nhu cầu học tập hưởng thụ của con người. Vì thế có nhận định cho rằng
một quyển sách tốt là một người bạn hiền quả đúng không sai.
Thânbài
- Giải thích:
+ Sách tốt là loại sách bồi đắp cho ta những tình cảm tốt đẹp, giúp ta mở mang kiến thức
về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay….
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, giúp ta
vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
+ Tại sao ví sách tốt là người bạn hiền: Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví
von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể:
+ Sách tốt là người bạn hiền giúp ta mở mang kiến thức vươn lên trong học tập.
+ Sách tốt là người bạn hiền dạy cho ta biết yêu, biết trân trọng cái chân, thiện, mĩ; biết
ghét cái xấu, cái ác; biết hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở
những nơi xa xôi…
+ Sách tốt cũng như bạn hiền, biết chia sẻ, an ủi ta những lúc vui buồn: Truyện cười,
truyện cổ tích, thơ ca…
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề :
+ Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, sách có rất nhiều loại. Có những cuốn sách vô thưởng

vô phạt, có những cuốn sách nội dung chưa tốt, chưa lành mạnh thậm chí có những cuốn
sách kích động bạo lực, mê tín dị đoan…
- Liên hệ với thực tế, bản thân.: cách chọn sách đọc sách
- Đưa ra lời khuyên
Kết bài:

24
Trường THCS Minh Hòa


Rõ ràng sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người.Vì vậy ta phải biết
chọn sách mà đọc và hãy nâng niu trân trọng những cuốn sách như những người bạn hiền
của ta.

31 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết: "Sống trong đời sống cần có
một tấm lòng. Để làm gì em biết không?"
Bằng hiểu biết của mình, em hãy trả lời câu hỏi trên.
- Yêu cầu về hình thức:
+ Trình bày thành một bài văn ngắn về vấn đề đời sống tình cảm của con người, đủ bố cục
ba phần.
+ Văn viết giàu cảm xúc, lí giải vấn đề một cách khoa học, ngôn từ trong sáng, diễn đạt
mạch lạc.
-Yêu cầu về nội dung: đảm bảo các ý sau:
+Giải thích: Tấm lòng: tình yêu thương, sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau...
+Bàn luận vấn đề:
. Tình yêu thương là một khía cạnh quan trọng nói lên bản chất đời sống của con người.
. Sống trong tình yêu thương mỗi người sẽ thấu hiểu nét đẹp đẽ của gia đình, người thân,
đồng loại và của chính mình; được sống trong tình yêu thương cũng là động lực giúp mỗi
người sống đẹp hơn, có thêm niềm tin, nghị lực, sức mạnh khát khao vươn tới,...
+ Phê phán: những người sống thiếu tình thương.Vì như vậycon người sẽ trở nên đơn độc,

thiếu tự tin và mất phương hướng;thất bất hạnh nếu ai đó không được sống trong tình yêu
thương.(Đưa dẫn chứng)
+Mở rộng vấn đề: Trong cuộc sống ta luôn phải có tình yêu thương.Tình cảm ấy phải được
xuất phát từ trái tim của mình, không dối trá, không đòi hỏi sự đáp lại.(Đưa dẫn chứng)
+Liên hệ bản thân: Phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về mối quan hệ
giữa mình với những người xung quanh, phải tôn trọng và cảm thông với đồng loại…
->Sống trong đời sống cần phải có một tấm lòng .Có như vậy tâm hồn của ta mới vui vẻ,
thoải mái, mới có niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.Cuộc sống trở lên có ý nghĩa …

32. Từ lời trò chuyện sau của ông Hai với đứa con út, hãy viết một
bài văn với chủ đề “Niềm tin”.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ...
(Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một)
a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề
25
Trường THCS Minh Hòa


×