Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường trung tự, quận đống đa, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.41 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HỒ THỊ BÍCH HỒNG

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHƯỜNG TRUNG
TỰ, QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HỒ THỊ BÍCH HỒNG
KHÓA: 2015 - 2017

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHƯỜNG TRUNG
TỰ, QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Đống Đa là quận trung tâm của Hà Nội gồm 21 phường: Láng Thượng,
Láng Hạ, Thịnh Quang, Ngã Tư Sở, Quang Trung, Trung Liệt, Khương
Thượng, Kim Liên, Phương Liên, Phương Mai, Trung Tự, Ô Chợ Dừa, Cát
Linh, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Văn Chương, Trung Phụng, Thổ Quan,
Khâm Thiên, Nam Đồng và Văn Miếu. Phường Trung Tự l trong 21 phường
thuộc địa bàn quận Đống Đa và là 1 trong những trung tâm của Hà Nội được
biết đến với 1 bề dày lịch sử khá lâu đời. Trải qua một quá trình xây dựng và
phát triển đến nay phường Trung Tự đã trở thành 1 trong những phường có
tốc độ phát triển nhanh của quận Đống Đa nói riêng và thành phố Hà Nội nói
chung.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, những năm vừa qua
hệ thống HTKT của phường Trung Tự đã được các cấp chính quyền của quận
và thành phố quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay hệ thống HTKT của phường
đã được xây dựng cơ bản hoàn thiện theo quy hoạch. Hệ thống HTKT khá
hoàn chỉnh đã tạo động lực cho kinh tế của phường phát triển cũng như nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn phường.
Mặc dù vậy những vấn đề đang tồn tại của hệ thống HTKT, ảnh hưởng
tiêu cực đến đời sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội của phường nói chung như: Ngập úng do thoát nước, đường nội bộ
xuống cấp trầm trọng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, vỉa hè bị lấn

chiếm, lãng phí trong xây dựng hệ thống HTKT... đã bộc lộ những bất cập
trong quản lý hệ thống HTKT. Những vấn đề như xây dựng không theo quy
hoạch đã được duyệt, thiếu kế hoạch tổng thể trong việc duy tu sửa chữa,
chưa có những chính sách phù hợp trong việc tạo nguồn lực đầu tư xây dựng
vào hệ thống HTKT...


2

Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường
Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ” là cấp thiết và mang ý nghĩa
thực tiễn rất lớn. Việc nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đem lại hiệu quả cho phường Trung Tự làm tiền đề để từ đó có thể
nhân rộng mô hình này áp dụng cho các phường khác của quận Đống Đa và
thành phố Hà nội.
*Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên
địa bàn phường Trung Tự , quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Xây dựng cơ sở khoa học về công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật trên địa bàn phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật với
sự tham gia của cộng đồng trên địa bàn phường Trung Tự, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội.
- Phạm vị nghiên cứu: Phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội
*Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng ( chụp ảnh ...).

- Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa các kết quả nghiên cứu cũng
như kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ở trong nước
cũng như trên thế giới.
- Phương pháp điều tra xã hội học (phát phiếu điều tra, phỏng vấn
người dân, cán bộ chuyên môn, cán bộ chính quyền các cấp ...).
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, đề xuất giải pháp.


3

*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Dựa trên các luận cứ khoa học đề xuất các giải pháp quản lý hạ tầng kỹ
thuật, khắc phục được những bất cập hiện tại nhằm giúp cho công tác quản lý hạ
tầng kỹ thuật trên địa bàn phường đi vào trật tự theo hướng phát triển bền vững.
- Nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, lao động, nghỉ
ngơi tốt nhất cho người dân trong khu nhà ở.
- Nâng cao ý thức của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
*Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hạ tầng kỹ thuật Đô thị bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp
năng lượng, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát
nước, hệ thống quản lý chất thải, vệ sinh môi trường, hệ thống nghĩa trang, và các
công trình hạ tầng kỹ thuật khác
Quản lý hạ tầng kỹ thuật Đô thị
Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ
quy hoạch phát triển, kế hoạch hoá việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận
hành, duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống
kê, đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức
điều hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định...) nhằm kết

nối và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới quản lý cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu
chuẩn quy định trong khuôn khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng.
Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
bao gồm hai nhóm:


4

- Quản lý kinh tế và kỹ thuật: Sử dụng các định mức, đơn giá, quy
chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật.... để quản lý các hoạt
động trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý tổ chức: Thiết kế và vận hành bộ máy tổ chức và quản lý
nhân lực trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình là một quá trình mà cả
chính quyền và cộng đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động
để tạo ra dịch vụ cho tất cả mọi người. Mục tiêu của sự tham gia cộng đồng
nhằm xây dựng năng lực cho đông đảo người dân, để duy trì tốt việc quản lý,
khai thác sử dụng công trình sau khi bàn giao.
*Nội dung của luận văn.
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Chương I. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa
bàn phường Trung Tự,quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Chương II.Cơ sở khoa học và thực tiễn trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật trên địa bàn phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Chương III.Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Phần kết luận và kiến nghị.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


83

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, là một phường
trung tâm của Thủ đô Hà nội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn hiện này đã
xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu thiết thực sử dụng của
người dân trên địa bàn. Luận văn nghiên cứu các giải pháp, đề xuất các biện
pháp nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để nâng cao cơ sở HTKT cũng như nâng
cao mỹ quan đô thị nâng cao đời sống người dân trên địa bàn phường .
* Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan
đến công tác quản lý hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: Các chỉ tiêu kỹ
thuật, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ và địa phương và một
số kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở trong
nước cũng như ở nước ngoài, để vận dụng vào công tác quản lý tại phường
Trung Tự.

* Các giải pháp đề xuất về quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường
Trung Tự được đề xuất ở chương III:
- Hạ ngầm tất cả đường dây điện, cáp viễn thông, cáp truyền hình
xuống tuy-nel kỹ thuật, hào kỹ thuật.
-Đề xuất giải pháp nâng cấp tuyến đường Đặng Văn Ngữ, các tuyến
đườngnội bộ phường Trung Tự
- Đề xuất giải pháp quản lý mạng lưới đường qua công tác cắm mốc chỉ
giới đường và hành lang bảo vệ các công trinh hạ tầng kỹ thuật.
-Đề xuất xây dựng bãi xe tự động trên địa bàn phường Trung Tự.
Các đề xuất trên trên đều dựa trên nhu cầu sinh hoạt thiết thực của
người dân trên địa bàn phường Trung Tự.


84

2. Kiến nghị.
1. Những đề xuất, những giải pháp pháp về công tác quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật phường Trung Tự cần được cấp chính quyền nghiên cứu,
xem xét để đưa vào áp dụng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
2. UBND phường cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý HTKTtrên địa bàn phường
3. Tiếp tục nghiên cứu để hạ ngầm toàn bộ đường dây cáp nổi trên địa
bàn phường đảm bảo vận hành an toàn và trật tự, mỹ quan đô thị
4.Tăng cường kết hợp trong quá trình thực hiện xây dựng cơ sở HTKT
giữa Chủ đầu tư - Đơn vị thi công - Cán bộ quản lý đô thị - Người dân trên
địa bàn.


85


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá - Trần Trọng Hanh (1997), Quy hoạch phát triển đô
thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2012), Bài giảng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

4. Phạm Hữu Đức, Thiết kế đường đô thị. NXB Xây dựng, 2008.
5. Trần Trọng Hanh (2001), Luật và chính sách quản lý xây dựng đô
thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
6. Trần Thị Hường (2005), Quản lý môi trường đô thị, Bài giảng cho học
viên lớp Cao học Quản lý đô thị, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
7. Hoàng Huệ, Giáo trình cấp thoát nước, NXB Xây dựng, 1995.
8. Nguyễn Tố Lăng (2005), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
Trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
9. Phạm Trọng Mạnh (2002), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
10. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật,NXB Xây
dựng, Hà Nội.
11. Phạm Trọng Mạnh, (2000), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị, Bài giảng cho lớp cao học Quản lý đô thị, Trung tâm đào tạo Quốc tế,
Trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
12. Bùi Khắc Toàn, Kỹ thuật hạ tầng đô thị. NXB Xây dựng, 2009.
13. Vũ Thị Vinh (2001), Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phát triển đô thị bền
vững, Tạp chí Xây dựng số 12, Hà Nội, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
14. Bộ Xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị QCVN07:2010/BXD, Hà Nội.
15. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN
01:2008/BXD, Hà Nội.



86

16. Bộ Xây dựng (2008), Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế TCXDVN
104:2007, Hà Nội.
17. Bộ Xây dựng (2005), Hệ thống văn bản pháp quy về kiến trúc quy
hoạch phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng, NXB Xây dựng, Hà Nội.
18. Bộ Xây dựng (2001), Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường,
đường phố, quảng trường đô thị TCXDVN 259:2001, Hà Nội.
19. Bộ Xây dựng (1995), Các văn bản pháp luật về quản lý đô thị,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
20. Bộ Xây dựng (1987), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449:1987, Hà Nội.
21. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị, Hà Nội.
22. Chính phủ (2007), Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp, Hà Nội.
23. Chính phủ (2005), Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về
quy định hành lang bảo vệ an toàn đường cáp ngầm, Hà Nội.
24. Chính phủ (2005), Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về
ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, Hà Nội.
25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy
hoạch đô thị, Hà Nội.
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Giao
thông đường bộ, Hà Nội.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo
vệ môi trường, Hà Nội.
28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Điện
lực, Hà Nội.



87

29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây
dựng, Hà Nội.
30. UBND quận Đống Đa (2015, Chuyên đề tăng cường quản lý trật tự
lòng đường, vỉa hè và vệ sinh môi trường một số tuyến đường trọng điểm trên địa
bàn quận, giai đoạn 2015-2020.
31. UBND quận Đống Đa (2015), Quyết định số 825/QĐ-UBND ngày
29/4/2015 của UBND quận Đống Đa ban hành quy định phân cấp quản lý nhà
nước về một số lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, văn hóa xã hội quận Đống ĐA giai đoạn
2015-2020
32. UBND phường Trung Tự (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
kinh tế xã hội năm 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội năm
2015 - 2016.
Cổng thông tin điện tử
33.www.hanoi.gov.vn
34.www.btv.vn
35.



×