Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

So sánh điểm tương đồng và khác biệt trong Bộ Luật Dân sự của Pháp và Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.86 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua một thời gian dài, các nhà nước hình thành và phát triển kéo theo
sự ra đời của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Pháp luật là thước đo pháp lý,
là nền tảng của sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Một quốc gia phát
triển không thể không kể đến hệ thống pháp luật của quốc gia đó. Sự đa dạng
của các hệ thống pháp luật trên thế giới góp phần làm đa dạng hóa ngành khoa
học pháp lý nói riêng và nền văn minh nhân loại nói chung.
Khi nghiên cứu về các hệ thống pháp luật trên thế giới, không thể không


đề cập đến dòng họ pháp luật Civil Law. Dòng họ pháp luật Civil Law lấy Bộ
Luật Dân sự (Civil Code) làm nền tảng cho hệ thống pháp luật của quốc gia hay
của vùng lãnh thổ. Nổi trội nhất trong dòng họ pháp luật này là hai hệ thống
pháp luật của hai quốc gia Pháp và Đức, là gốc rễ của dòng họ pháp luật Civil
Law với trình độ của ngành lập pháp bậc nhất và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hệ thống pháp luật của các nước khác trên thế giới.
Để có thể hiểu sâu hơn về Dòng họ pháp luật Civil Law, nhóm chúng em
quyết định nghiên cứu đề tài so sánh “Bộ Luật Dân sự của Pháp và Bộ Luật Dân
sự của Đức dưới góc độ so sánh” để có thể có được những kiến thức tổng quan
và toàn diện hơn về dòng họ pháp luật Civil Law.
Với trình độ còn hạn chế và cái nhìn còn hạn hẹp, chúng em khó tránh
khỏi có những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Chúng em mong nhận được

những góp ý của cô đề chúng em có bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin
chân thành cảm ơn.

2


I. Những điểm tương đồng của Bộ Luật Dân sự Pháp và Bộ Luật Dân sự
Đức
1. Cùng thuộc hệ thống pháp luật của dòng họ Civil Law

Tuy hiện nay, Pháp và Đức là những quốc gia hoàn toàn khác nhau nhưng
thời xa xưa đều là những khu vực lãnh thổ dưới sự cai trị của Hoàng đế

Charlemagne vĩ đại. Bối cảnh lịch sử đó cho thấy pháp luật hai nước này đều
chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã cổ đại. Có thể nói, luật dân sự của
Pháp và luật dân sự của Đức được hình thành dựa trên cơ sở của sự kết hợp tập
quán địa phương và luật La Mã.
2. Tính ổn định, khả năng tồn tại lâu dài

Bộ luật dân sự Pháp được các luật gia thực hành nổi tiếng của Pháp như
Tronchet, Portalis, Bigot de Préameneu và Maleville soạn thảo dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của hoàng đế Napoleon, một người có hiểu biết sâu sắc về luật La Mã
cổ đại và được công bố bởi Đạo luật ngày 21 tháng 3 năm 1804.
Bộ Luật Dân sự Đức lại do các nhà biên tập đều là giáo sư đại học xây
dựng lên, còn được coi là sản phẩm của những trí tuệ bác học, nên còn được gọi

là “Professorenrecht” (Bộ Luật của các giáo sư). Bộ luật dân sự Đức được ban
hành năm 1896 và có hiệu lực ngày 1/1/1900.
Napoleon của Pháp và Bộ luật dân sự Đức được biên soạn từ lâu đời
nhưng tính ổn định, khả năng tồn tại có hiệu lực lâu dài của luật vẫn còn được
giữ nguyên giá trị. Ví dụ như bộ luật dân sự Pháp tính tới thời điểm hiện tại trải
qua hơn hai thập kỉ trong số 2283 điều của bộ luật vẫn còn giữ nguyên vẹn trên
1100 điều.
3. Bảo vệ và đề cao các quyền tự do của con người

Cả hai bộ luật dân sự Pháp và bộ luật dân sự của Đức đều được hình thành
biên soạn dựa trên chủ nghĩa tự do cá nhân, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và tự
3



do giao kết hợp đồng. Có thể nói đây là một điểm tiến bộ của hai bộ luật dân sự
Pháp và Đức.
Trong bộ luật các quyền tự do của con người được đề cao và quy định một
cách rất rõ ràng như trong điều 1123 của BLDS Pháp nêu rõ “mọi chủ thể đều có
quyền giao kết hợp đồng nếu không bị pháp luật coi là người không có năng lực
giao kết hợp đồng”. Về sở hữu, bộ luật đã khẳng định “quyền sở hữu là quyền
được hưởng thụ và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối, miễn là không sử dụng
tài sản vào những việc mà pháp luật cấm” (Điều 544); “Không ai có thể bị buộc
nhượng lại quyền sở hữu của mình, trừ phi vì lợi ích công cộng và với điều kiện
được bồi thường trước một cách thoả đáng” (Điều 545). Quyền tự do của cá

nhân được khẳng định trong các quy định về quyền của mỗi người được tôn
trọng đời tư của mình (Điều 9); quyền của cha, mẹ đối với con chấm dứt khi con
đạt 18 tuổi (khi mới ban hành bộ luật là 21 tuổi).
Bộ luật dân sự Đức liệt kê rất nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, ví dụ
như biện pháp bảo lưu quyền sở hữu cho người bán tài sản là động sản này được
quy định tại điều 455: “Một hàng hóa chỉ có thể trả lại trong thời hạn được quy
định bởi người mua cho người bán, nếu trước đó chưa có sự thỏa thuận giữa
người mua và người bán. Hàng hóa sau khi được kiểm tra hoặc đổi trả sẽ được
gửi đến người mua, nếu người mua không có ý kiến phản hồi gì thì coi như đã
chấp nhận giao dịch”.
4. Tầm ảnh hưởng lớn tới các nước trên thế giới:


Cả hai Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp và Bộ luật dân sự Đức đều có
những ảnh hưởng rộng lớn tới các nước trên thế giới, một số nước đã lấy hai Bộ
luật dân sự này làm khuôn mẫu để áp dụng học hỏi vào luật dân sự của nước
mình.
Một ví dụ cụ thể về sự tiếp nhận bộ luật dân sự Pháp có thể đề cập tới Hà
Lan. Cho đến trước năm 1806, pháp luật Hà Lan chịu ảnh hưởng nhiều bởi luật
La Mã cổ xưa và những luật lệ truyền thống của đất nước này. Tuy nhiên, điều
4


này đã chấm dứt sau khi Pháp xâm lược và Hà Lan nằm dưới dưới sự cai trị của
vua Louis Bonaparte, em trai thứ ba của Napoleon Bonaparte. Bởi lẽ đó, không

thể phủ nhận sự ảnh hưởng nhất định trong luật pháp mà Pháp để lại. Bộ luật
dân sự Pháp còn được áp dụng và học hỏi ở Bỉ, Ba Lan và Italia.
Bên cạnh đó, bộ luật dân sự Đức được các nước Brazil, Hy Lạp tiếp nhận
học hỏi, cụ thể luật pháp Brazil được xây dựng dựa trên luật La Mã – Germania
truyền thống.
III. Khác biệt trong Bộ Luật Dân sự Pháp và Bộ Luật Dân sự Đức
1. Thời gian ra đời

Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp ra đời đầu thế kỉ XIX, năm 1804 1. Chịu
ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử các nước châu Âu nói chung, nước Pháp nói
riêng, pháp luật Pháp đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã cổ đại và đều
có sự ảnh hưởng khác nhau do điều kiện địa lý và chính trị. Đây là công trình

pháp lý đồ sộ duy nhất ra đời trong triều đại Napoleon, giữ vị trí độc tôn cho tới
tận ngày hôm nay. Sự ra đời của bộ luật dân sự Napoleon của Pháp chính là sự
chuyển hóa thành hiện thực mong ước của người Pháp trong nhiều thế hệ và qua
nhiều thế kỉ.
Vào cuối thế kỉ XIX, các bộ luật cơ bản của Liên bang Đức đã được xây
dựng, trong đó có Bộ luật dân sự năm 1896. Ra đời sau gần 100 năm, bộ luật
dân sự Đức ban hành năm 1896 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1900 2. Mặc dù bộ
luật cùng được xây dựng chủ yếu dựa trên sự tiếp thu của Luật La Mã cổ đại,
nhưng thời gian lịch sử bộ luật dân sự Đức có sự phát triển một cách chuẩn mực
và hoàn thiện hơn so với bộ luật dân sự Napoleon của Pháp.

1 Giáo trình Luật học so sánh – Đại học Luật Hà Nội

2 Giáo trình Luật học so sánh – Đại học Luật Hà Nội

5


2. Người biên soạn

Bộ luật dân sự Pháp do các luật gia giàu kinh nghiệm thực tiễn biên soạn:
Bigot-Pre’ameneu, Maleville, Portalis và Tronchet. Họ có nhiều kinh nghiệm
trong cuộc sống thường nhật nên ngôn từ trong luật giản dị, súc tích, dễ hiểu đối
với tất cả mọi người. Như điều 955 bộ luật dân sự Pháp 3 có ghi:
“Article 955 En savoir plus sur cet article...

La donation entre vifs ne pourra être révoquée pour cause d'ingratitude
que dans les cas suivants :
(1) Si le donataire a attenté à la vie du donateur ;
(2) S'il s'est rendu coupable envers lui de sévices, délits ou injures graves ;
(3) S'il lui refuse des aliments.”
(Điều 955 đã nêu ra một cách chi tiết về: “Việc tặng cho chỉ bị hủy bỏ vì
lý do vô ơn trong những trường hợp sau:
(1) Người được tặng cho đã xâm hại tính mạng của người tặng cho.
(2) Người được tặng cho bị kết án về hành vi ngược đãi hoặc xúc phạm
người tặng cho.
(3) Người được tặng cho từ chối cấp dưỡng người tặng cho).
Khác với bộ luật dân sự Napoleon, bộ luật dân sự Đức do các nhà giáo sư

đại học biên soạn, nên được coi là bộ luật của các giáo sư (Professorenrecht). Đó
là lý do có sự cách biệt giữa ngôn ngữ pháp luật giữa hai bộ luật dân sự này.
Thuật ngữ được sử dụng trong bộ luật dân sự Đức tuy rất chính xác nhưng gây
khó hiểu, có phần trừu tượng cho những người không được đào tạo chuyên sâu
ngành luật. Các câu trong bộ luật thường dài, phức tạp và được diễn đạt theo lối
văn phong bác học. Ví dụ như điều 778 BLDS Đức có viết:

3 Trích />
6


“Credit Mandat: Eine Person, die einer anderen Person angewiesen zu

gewähren einen Dritten ein Darlehen oder Unterstützung bei der Finanzierung
im eigenen. Namen und auf eigene Rechnung haftet als Bürge der Mandatar für
die Verpflichtung des Dritten aus dem Darlehen oder die Unterstützung bei der
Finanzierung4.”
(Tín dụng ủy nhiệm: Một người chỉ thị cho người khác cấp cho bên thứ ba
là hỗ trợ vốn vay hoặc tài trợ của chính mình tên và cho tài khoản của mình chịu
trách nhiệm là người bảo lãnh để ủy quyền cho các nghĩa vụ của bên thứ ba phát
sinh từ các khoản vay hoặc hỗ trợ tài chính.)
3. Kỹ thuật lập pháp

Bộ luật dân sự Pháp được áp dụng kỹ thuật “pandectan”. Kết quả của kỹ
thuật lập pháp mới này làm luật pháp trở nên có hệ thống hơn nhưng trừu tượng

hơn (khó hiểu hơn). Các nguyên tắc chung được quy định rất cụ thể, nhưng vẫn
đảm bảo tính linh hoạt và mềm dẻo, tạo điều kiện cho các thẩm phán có thể giải
thích linh hoạt, phù hợp với thực tế. Ví dụ điều 13825:
« Article 1382 En savoir plus sur cet article...
Créé par Loi 1804-02-09 promulguée le 19 février 1804
Tout fait quelconque de l'homme, qui cause à autrui un dommage, oblige
celui par la faute duquel il est arrivé à le réparer. »
(Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì
người gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại.)
Một số nước tiếp cận kĩ thuật ngày như Brazil, Hy Lạp, Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc. Bên cạnh đấy, một số nước không ủng
hộ phương thức lập pháp này như Thụy Sĩ, Mexico, Italia, Hungary.

4 />5 />
7


Không giống với các nhà làm luật tại Pháp, các nhà làm luật tại Đức luôn
luôn dùng cách tham chiếu lẫn nhau giữa các điều luật nên làm cho bộ luật trở
thành ngắn gọn, và một thể thống nhất, hợp lý.
4. Cấu trúc

BLDS Pháp bao gồm 2283 điều, chia thành: Thiên mở đầu (Titre
Préliminaire) và 03 quyển (Livre).
Thiên mở đầu (Titre Préliminaire) từ Điều 1 tới Điều 6, được gọi là : « De

la publication, des effets et de l'application des lois en général » (Công bố luật,
hiệu lực của luật và áp dụng luật.) 6 điều luật này chứa những nguyên tắc cơ
bản, cơ sở nhất cho những điều luật về sau.
03 quyền luật được chia thành các thiên (Titre), các thiên chia thành các
chương (Chapitre), các chương được chia nhỏ thành các phần (Section), trong
mỗi phần bao gồm nhiều điều (Article):
- Quyển 1 (điều 7 đến điều 515): Về quyền con người (Des personnes).
- Quyển 2 (điều 516 đến điều 710): Về tài sản và những thay đổi về quyền
sở hữu (Des biens et différentes modifications de la propriété).
- Quyển 3 (điều 711 đến điều 2281): Về các phương thức xác lập quyền
sở hữu (Des différentes manières dont on acquiert la propriété).
So sánh với bộ luật dân sự Pháp, bộ luật dân sự Đức có cấu trúc chặt chẽ,

hợp lí và hiện đại hơn. Bộ luật dân sự Đức gồm 2400 đoạn, được sắp xếp thành
5 phần gọi là các quyển. Đi kèm với bộ luật dân sự Đức là đạo luật áp dụng quy
định chủ yếu về tư pháp quốc tế.
Bộ luật dân sự Đức được chia ra làm các phần chung và phần riêng. Phần
chung được chia riêng một quyển thứ nhất (General part) nhắm điều chỉnh
những vấn đề chung giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản làm tiền đề cho các
phần còn lại, tránh sự trùng lặp không cần thiết.
- Quyển 2: Luật nghĩa vụ (Law of obligations)
8


Chế định luật nghĩa vụ trong bộ luật dân sự Đức bao gồm hai phần: Luật

hợp đồng (Law of contract) và Trách nhiệm pháp lí ngoài hợp đồng (Tort). Luật
hợp đồng trong bộ luật dân sự Đức thể hiện tư tưởng dân chủ tư sản về quyền tự
do và bình đẳng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và nghĩa vụ tôn trọng
hợp đồng. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có thể chia thành 03 loại: Trách
nhiệm do hành vi của cá nhân; Trách nhiệm do có lỗi giả định; Trách nhiệm
trong trường hợp rủi ro.
- Quyển 3: Luật sở hữu tài sản.
Chế định sở hữu tài sản trong bộ luật dân sự Đức được xây dựng dựa trên
tinh thần coi quyền sở hữu tư nhân là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Nó được coi là một trong các quyền cơ bản nhất của công dân mà Nhà nước cần
phải bảo vệ.
- Quyển 4: Luật gia đình (Family law).

- Quyển 5: Luật thừa kế (Law of suscession).
Bộ luật dân sự Đức có cấu trúc hợp lí, chặt chẽ. Các thuật ngữ được sử
dụng một cách chính xác và thống nhất. Khác với bộ luật dân sự Pháp, bộ luật
dân sự Đức không có tham vọng là điều chỉnh toàn diện, đầy đủ mọi vấn đề,
những trường hợp mà luật không điều chỉnh thì lúc đó các nhà Thẩm phán tại
Đức sẽ có vai trò như một nhà làm luật và họ tạo ra quy định mới.
5. Nội dung cơ bản

Mặc dù cùng có xuất phát từ luật La Mã cổ đại, BLDS của Pháp và Đức
lại có một vài điểm khác biệt về mặt nội dung, ví dụ trong những quy định trong
Luật Sở hữu:
Trong Bộ luật dân sự Đức, chế độ đồng sở hữu đã được quy định tại điều

1008: “If the ownership of a thing is shared between more than one owner by
fractional shares, the provisions of sections 1009 to 1011 apply” ( Nếu có nhiều
9


người cùng sở hữu một tài sản, áp dụng điều luật từ 1009 đến 1011 dưới đây).
Bổ sung cho điều luật này là các điều luật:
- Điều 1009: Trách nhiệm đối với người đồng sở hữu:
(1) Người đồng sở hữu có trách nhiệm với tài sản đó.
(2) Trong thời điểm quyền đồng sở hữu mảnh đất còn hiệu lực, những
người cùng sở hữu mảnh đất ấy đều có trách nhiệm như nhau.
- Điều 1010: Quyền lợi của người thừa kế tài sản đồng sở hữu:

(1) Trong trường hợp quyền đồng sở hữu một lô đất đã sắp thỏa thuận
quyền quản lý và sử dụng hoặc loại trừ vĩnh viễn hay một khoảng thời gian khi
quyền yêu cầu các đồng sở hữu giải thể, hoặc trong thời gian thông báo, việc
cung cấp quyết đinh việc chống lại quyền lợi của người thừa kế chỉ khi nó được
đăng ký trong sổ đỏ như một trách nhiệm của các phần được chia.
(2) Những tuyên bố đặt ra trong phần 755 và 756 có thể được khẳng định
đối với người thừa kế đối với quyền lợi của các đồng chủ sở hữu chỉ khi chúng
được đăng ký trong Sổ đỏ.)
- Điều 1011: Quyền khiếu nại việc đồng sở hữu Mỗi đồng sở hữu có thể
quyết định khiếu nại phát sinh từ quyền sở hữu đối với các bên thứ ba đối với
những tài sản chung, nhưng yêu cầu bồi thường theo mục 432.)
Vấn đề này chưa được Bộ luật dân sự Pháp đề cập.

Bộ luật dân sự Đức liệt kê rất nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, sử
dụng nhiều là biện pháp bảo lưu quyền sở hữu cho người bán tài sản là động
sản. Điều này được quy định tại điều 455: “An object purchased on approval or
on examination may be approved only within the agreed period or, if no period
has been agreed, only before the end of a reasonable period specified by the
seller for the buyer. If the thing was delivered to the buyer for the purpose of
10


approval or examination, his silence is deemed to be approval.” ( Một hang hóa
chỉ có thể trả lại trong thời hạn được quy định bởi người mua cho người bán,
nếu trước đó chưa có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Hàng hóa sau

khi được kiểm tra hoặc đổi trả sẽ được gửi đến người mua, nếu người mua
không có ý kiến phản hồi gì thì coi như đã chấp nhận giao dịch). Trong trường
hợp hợp đồng mua bán bất động sản có điều khoản trên thì việc chuyển giao tài
sản cho người mua không kéo theo việc chuyển giao quyền sở hữu cho người đó
vì điêu kiện thỏa thuận chưa được thỏa mãn do nghĩa vụ của người mua chưa
được thực hiện xong. Đây là quan niệm đặc thù nhưng cũng rất tinh tế trong
pháp luật Đức về quyền sở hữu tài sản.
Trong Luật gia đình của Pháp6 và Đức cũng có vài sự khác biệt. Bộ luật
dân sự Pháp cho phép thuận tình li hôn khi có lỗi hoặc tình trạng mất trí của vợ
hoặc chồng. Bộ luật này thiết lập nguyên tắc bình đửng con trong giá thú và
ngoài giá thú. Bộ luật dân sự Đức thì con ngoài giá thú không có địa vị pháp lí
bình đẳng với con trong giá thú. Về mặt luật học nói chung người ta cho rằng Bộ

luật dân sự Napoleon có một số điểm nhất định chịu sự ảnh hưởng của một số
yếu tố ngẫu nhiên như mong muốn các nhân của Napoleon, về các vấn đề đơn
giản hóa thủ tục li hôn và nhận nuôi. Người ta cũng cho rằng bộ luật này chứa
đựng những quy định mang tính thành kiến phong kiến giới tính, chẳng hạn, vị
trí phụ thuộc của người vợ. Lí do của sự thành kiến này là những kinh nghiệm
tồi tệ của Napoleon về sự hoang phí và ngông cuồng của Josephine khi
Napoleon thường xuyên đi đánh giặc.
Ngoài ra, thẩm quyền của thẩm phán được quy định trong BLDS của
Pháp và Đức có một số điểm trái ngược nhau. Các tác giả khi biên soạn BLDS
Pháp mang trong mình tham vọng xây dựng các quy định hợp lý, bao quát toàn
diện để điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực luật tư. Người ta giả
định rằng có thể tìm thấy câu trả lời cho tất cả các vấn đề trong phạm vi Bộ luật,

miễn là nghiên cứu kĩ. Bởi lẽ đó, Điều 4 của Bộ luật này quy định, một thẩm
6 />
11


phán đưa ra một quyết định với lí do không có một quy định thành văn nào có
thể áp dụng được sẽ bị trừng phạt vì khước từ công lý. Bên cạnh đó, Điều 5 Bộ
luật dân sự Pháp 1804 đã quy định “Cấm các thẩm phán đặt ra những quy định
chung có tính chất quy chế để tuyên án đối với những vụ kiện được giao xét
xử”. Điều luật này đã gián tiếp cấm việc sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử
của các thẩm phán ở Pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các luật gia đều hiểu
rõ việc coi Bộ luật là tuyệt đối hoàn thiện chỉ là viễn tưởng. Vậy nên, các thẩm

phán Pháp không áp dụng Bộ luật một cách cứng nhắc mà áp dụng nó một cách
sáng tạo đồng thời sửa chữa những thiếu sót, bổ sung những điểm còn thiếu và
giải thích lời văn phù hợp với hoàn cảnh mới của xã hội, dù họ không công khai
thừa nhận những điều đó. Ví dụ, văn bản luật về bồi thường dân sự ngoài hợp
đồng đã được các tòa án xây dựng dựa trên 5 Điều khoản ngắn trong Bộ luật
Napoleon ( Điều khoản 1382 – 1386 ). Tòa án còn xây dựng một số công cụ
điều chỉnh có thể được áp dụng khi các quy định pháp luật đưa đến những kết
quả không mong muốn. Ví dụ như khái niệm lạm quyền, theo đó có thể ngăn
chặn những người chủ hoặc những bên sử dụng lao động thực hiện các quyền
của họ một cách sai trái, không hợp lí ở một chừng mực nhất định. Khác với Bộ
luật dân sự Pháp, Bộ luật dân sự Đức không có tham vọng thiếu thực tế là điều
chỉnh toàn diện, đầy đủ mọi vấn đề. Những vấn đề còn gây tranh cãi được giao

cho các đạo luật đặc biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp một số vấn đề thuộc luật
tư không được Bộ luật dân sự Đức và các đạo luật đặc biệt về luật tư điều chỉnh,
các thẩm phán Đức sẽ có vai trò, vị trí như các nhà làm luật và họ tạo ra một quy
định phù hợp, mặc dù theo hệ thống nguồn luật của Đức thì các quy định này
không được coi là bắt buộc đối với thẩm phán ở các vụ án sau.
III. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với việc so sánh Bộ Luật Dân sự Napoleon của Pháp với Bộ Luật Dân sự
Đức đã giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể và tổng quát nhất về hệ thống pháp luật

12



thuộc dòng họ Civil Law nói chung cũng như những điểm tiến bộ của Bộ Luật
Dân sự Pháp và Bộ Luật Dân sự Đức.
Là văn bản nền tảng cho cả hệ thống luật tư, việc xây dựng Bộ Luật Dân
sự phải đảm bảo thống nhất về tính rõ ràng, tính xác định và tính có thể dự báo
trước được. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự cũng phải hàm chứa trong nó sự mềm
dẻo, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu giải quyết các tình huống phát sinh trong đời
sống xã hội do đặc tính quan hệ dân sự – là những quan hệ luôn biến động cùng
sự vận hành, phát triển của xã hội dân sự và nền kinh tế hiện nay. Việc nghiên
cứu và so sánh Bộ Luật Dân sự của Pháp và Đức đã cho ta thấy được trình độ
lập pháp của những nước đi đầu trong dòng họ pháp luật Civil Law. Việc đảm
bảo về tính chặt chẽ, thống nhất và rõ ràng trong Bộ Luật Dân sự của hai nước
trên đã cho ra đời hai bộ luật có tính ổn định theo thời gian và tồn tại lâu dài qua

từng giai đoạn lịch sử.
Để đạt được điều này, cấu trúc của bộ luật phải được thiết kế theo một mô
hình chặt chẽ được tuân thủ từ đầu cho đến cuối của bộ luật với những quy định
chung được đặt trước các quy định chi tiết. Điều này sẽ tạo sự hài hòa trong từng
quy phạm của bộ luật và sự hài hòa về tổng thể của bộ luật. Mặt khác, kết cấu
này còn tạo ra khả năng chỉ dẫn cao, cho phép người sử dụng tiếp cận một cách
dễ dàng lĩnh vực mà người đó quan tâm cũng như cả bộ luật. Việc tạo ra một mô
hình có cấu trúc chặt chẽ, có tính thống nhất cao như Bộ Luật Dân sự Pháp là
cách hữu ích giúp chúng ta tránh được sự lặp lại không cần thiết nhiều điều
khoản như Bộ Luật Dân sự Việt Nam hiện hành.
Việc dự đoán trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội là một trong những
khâu rất quan trọng trong quá trình soạn thảo Bộ Luật Dân sự. Công việc này

như là kim chỉ nam, định hướng rõ ràng con đường phát triển của hệ thống pháp
luật quốc gia. Nó đem lại tính ổn định của bộ luật, giảm đi các khâu trung gian
không cần thiết. Song Bộ Luật Dân sự cần phải đảm bảo là bám sát tình hình
thực tế của hệ thống pháp luật của từng quốc gia khác nhau với hệ thống chính
13


trị khác nhau. Tránh việc ban hành, soạn thảo các bộ luật tràn lan, mông lung,
khó hiểu, xa rời thực tế, dẫn đến những thiệt hại về kinh tế, xã hội.

14



LỜI KẾT
Sau quá trình nghiên cứu đề tài: “Bộ Luật Dân sự của Pháp và Bộ Luật
Dân sự của Đức dưới góc độ so sánh”, nhóm chúng em có được một cái nhìn
tổng quan về những điểm chung, điểm riêng của hai bộ luật dân s ự đi ển
hình cho dòng họ pháp luật Civil Law này. Bên cạnh đó, ph ương pháp
nghiên cứu bộ môn luật so sánh được hình thành và th ực hành trên n ội
dung cụ thể.
Vì cùng thuộc dòng họ pháp luật Civil Law nên bộ luật dân s ự
Napoleon của Pháp năm 1804 và bộ luật dân sự Đức năm 1896 cùng mang
những đặc điểm điển hình. Thứ nhất, phải kể đến tính ổn định và kh ả
năng tồn tại lâu dài. Cho đến ngày hôm nay, một s ố đi ều lu ật c ủa hai b ộ

luật vẫn đảm bảo tính chính xác và phù hợp với hoàn cảnh xã h ội. Th ứ hai,
hai bộ luật điển hình của hệ thống pháp luật Civil Law đều bảo v ệ và đ ề
cao quyền tự do của con người. Thứ ba, tầm ảnh hưởng của hai bộ luật tới
các nước trên thế giới đều rất lớn. Một số nước đã lấy đây là khuôn m ẫu
để xây dựng hệ thống pháp luật của nước mình.
Dù chứa nhiều điểm tương đồng nhưng hai bộ luật v ẫn mang trong
mình những nét riêng phù hợp với mỗi quốc gia. Cách nhau gần m ột thế k ỉ,
đây là điểm lịch sử mấu chốt dẫn đến sự khác biệt về sau. Bên c ạnh đ ấy,
nhà biên soạn luật giữa hai bộ luật đã mang những h ơi h ướng khác nhau
về ngôn từ cũng như cách biểu đạt. Tổng hợp hai nguyên nhân trên, bộ
luật dân sự Napoleon Pháp 1804 và bộ luật dân sự Đức 1896 có nh ững
điểm khác nhau rõ rệt về kĩ thuật lập pháp, cấu trúc bộ luật và trong n ội

dung.
Công trình nghiên cứu so sánh giữa hai bộ luật dân sự Napoleon c ủa
Pháp năm 1804 và bộ luật dân sự Đức năm 1896 c ủa nhóm chúng em đã
cho ra một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả này còn ch ưa
15


đầy đủ nên chúng em rất mong có được sự nhận xét của cô để có th ể hoàn
thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã giành th ời gian đọc và nh ận
xét kết quả nghiên cứu này.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Luật so sánh trường Đại học Luật Hà Nội (NXB CÔNG AN
NHÂN DÂN)
2. Giáo trình Luật so sánh (Micheal Bogdan)
3. Những hệ thống pháp luật trên thế giới (Rene David)
4. Bàn về Tinh thân Pháp luật (Montesquieu)
5. Khế ước xã hội (Rousseau)
6. Bộ Luật Dân sự Đức: />7. Bộ Luật Dân sự Pháp: />8. />9. />10. />
16




×