Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích và bình luận về xu hướng ứng dụng Internet trong giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 11 trang )

Đề bài: “Phân tích và bình luận về xu hướng ứng dụng Internet trong giáo
dục hiện nay”.
Bài làm
A. Lời mở đầu
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, công nghệ thông tin và
Internet cũng càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, Internet ngày càng phát
triển và được ứng dụng trong cuộc sống rất nhiều vào các lĩnh vực kinh tế xã hội
nói chung và do đó đã góp phần góp vào sự phát triển của xã hội và con người.
Trong số những ứng dụng đó không thể không kể đến ứng dụng của Internet
trong đào tạo. Giờ đây, chỉ với một cú click chuột, cả thế giới đã ở trong tầm tay
bạn. Cũng như vậy, việc học không còn gói gọn theo mô hình lớp học truyền
thống – học trực tuyến đã và đang trở nên quen thuộc với mọi người. Giáo dục
trực tuyến là môi trường kết nối người học với người dạy và người học với
người học thông qua các thiết bị hiện đại. Cũng thông qua môi trường ấy mà ở
bất cứ mọi lúc mọi nơi người học cũng có thể chủ động với việc học của mình.
Chỉ cần chiêc máy tính kết nối mạng Internet là người học có thể học tập tại bất
kỳ đâu và khi nào. Vậy, xu hướng ứng dụng Internet trong giáo dục hiện nay hay
giáo dục trực tuyến có ưu điểm, nhược điểm và tương lai của nó ra sao?
B. Nội dung
1. Khái niệm giáo dục trực tuyến
Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là E-learning) là phương thức học ảo
thông qua một máy vi tính,điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ
ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể
hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải
hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây
(WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức
đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận
đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác.
Có rất nhiều website đào tạo trên mạng như: ,
www.moon.vn,
www.bwportal.com,


,
, ...
2. Đặc điểm của học trực tuyến
- Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là
Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng, người học có thể tiếp cận và học bất cứ
nơi đâu.
- Tính linh hoạt: Bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ học trực
tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng kí học đến lúc hoàn tất, người học có thể học
theo thời gian biểu mình định ra, không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp
học dù vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định
hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày dưới đây.
1


- Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến nên trong một số dịch vụ,
người học có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp
nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân, hoặc một công ti có thể
yêu cầu công ti cung cấp dịch vụ học trực tuyến thiết kế khóa học theo yêu cầu
của mình, theo định hướng hay theo nhu cầu kiến thức của nhân viên.
- Tự điều chỉnh: Người học có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho
mình, nghĩa là có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do
khả năng tiếp thu kiến thức của mình.
- Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến có tính
đồng bộ cao vì chương trình cùng các tài liệu được soạn thảo được đưa lên trang
trực tuyến từ ban đầu.
- Tương tác và hợp tác: người học có thể giao lưu và tương tác với nhiều
người cùng lúc, có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo
luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tương tác và hợp tác trên Internet là
phổ biến qua forum, blog, Facebook… người học có thể tận dụng Internet để
“vừa làm, vừa học, vừa chơi”.

Chính vì những đặc điểm trên, học trực truyến đang là một giải pháp tối
ưu nhất với sự thu hút động đảo học viên về nhiều trình độ và cấp học khác
nhau.

3. Thực trạng
Trong những năm vừa qua, ngành giáo dục trực tuyến đã đạt được những
bước tăng trưởng đáng chú ý.
Trong năm qua, ngành giáo dục trực tuyến đã tăng lên 10,9%. Theo số
liệu thống kê, 41,7% những người học trực tuyến đang tham gia các khóa học
đại học và sau đại học, và trong năm 2012, 31% sinh viên đã tham gia đầy đủ
một lớp học trực tuyến. Năm 2013, một nghiên cứu được tiến hành bởi The
Learning House cho biết 2/3 sinh viên học trực tuyến nói rằng chương trình giáo
dục trực tuyến của họ là “một sự đầu tư tuyệt vời về thời gian và tiền bạc”.
2


Ngày nay, sinh viên tốt nghiệp trường trung học phổ thông trung bình có
rất nhiều lựa chọn và có khả năng tiếp cận tốt hơn với chương trình giáo dục sau
trung học. Những người trẻ 8X, 9X sành công nghệ và các học viên trưởng
thành cũng nhận được nhiều lợi ích từ sự gia tăng của ngành giáo dục trực
tuyến, cho phép họ theo đuổi các nguyên ngành của mình. Với sự xuất hiện của
những công nghệ eLearning mới, các công ty cũng có thể tích hợp các khóa học
phát triển chuyên môn trực tuyến dành cho nhân viên của mình. Sự đầu tư trở lại
về cả thời gian và các nguồn lực đang làm thay đổi quan điểm của thế giới về
giáo dục trực tuyến và mở đường cho nhiều sự đổi mới hơn trong tương lai.
Vào năm 2015, có hơn 350 công ty đã làm việc với các nhà cung cấp
MOOC (khóa học đại trà trực tuyến mở) như là Coursera và Udacity để có được
những ứng cử viên tiềm năng cho các công việc cụ thể.
E-Learning đã mở đường cho ngành đào tạo trực tuyến của công ty. Trong
năm này đã có 77% các công ty ở Mỹ cung cấp các chương trình đào tạo trực

tuyến cho nhân viên của mình.
Ngành này được dự kiến sẽ tăng 13% mỗi năm cho đến năm 2017. Dự
đoán rằng, vào năm 2019, 50% các lớp học sẽ được chuyển thành lớp học trực
tuyến.
Theo nghiên cứu của Global Industry Analysts, thị trường giáo dục trực
tuyến toàn cầu đạt hơn 100 tỉ USD trong năm 2017. Còn theo The Economist, số
người đăng ký học trực tuyến trên thế giới năm 2016 đạt 60 triệu người và dự
báo đạt 70 triệu người trong năm 2017.

3


Theo khảo sát nghiên cứu, thị trường giáo dục đào tạo trực tuyến Việt
Nam đang đầy tiềm năng với quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởng doanh thu hơn
40% mỗi năm, ước tính quy mô thị trường không dưới 2 tỉ USD. Do đó, không
chỉ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn các nhà
đầu tư ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc hay Singapore.
Tính hết năm 2016, Việt Nam có 309 dự án đầu tư vào giáo dục và đào
tạo với tổng số vốn đăng ký hơn 767 triệu USD. Ông Nguyễn Trí Hiển, chuyên
gia nghiên cứu giáo dục trực tuyến đánh giá: con số 309 doanh nghiệp là quá
nhỏ so với quy mô của thị trường. Đào tạo trực tuyến tại Việt Nam vẫn là một
thị trường đầy tiềm năng chưa được khai thác hết, là cơ hội để những tổ chức
giáo dục tạo ra một cú “đại nhảy vọt” đầy ngoạn mục.
Hiện nay, số lượng học sinh, sinh viên học các khóa học online ngày càng
phổ biến. Thay vì đi học thêm trên lớp, nhà thầy cô, lớp học thêm offline tốn
nhiều chi phí thì nhiều học sinh THPT chọn hình thức học online nhằm tiết kiệm
chi phí, thời gian và tiếp cận những kiến thức mới, nâng cao hơn mà học trên
trường trên lớp đôi khi không có.

4



Học sinh THPT học online trên moon.vn
Bên cạnh đó, những sinh viên của các đại học khắp trên đất nước Việt
Nam chọn hình thức học các khóa kỹ năng, Tiếng Anh online nhằm tích lũy kỹ
năng cần thiết mà trên giảng đường đại học không dạy, bởi lẽ trên giảng đường
sinh viên chỉ được cung cấp những lý thuyết, nguyên lý. Nếu không được thực
hành thì sau khi ra trường sinh viên sẽ phải đi làm với mức lương thấp thậm chí
có thể thất nghiệp. Chính vì vậy, rất nhiều sinh viên bao gồm cả những sinh viên
gia đình có điều kiện hay gia đình có tài chính khó khăn đều chọn hình thức học
trực tuyến.

Sinh viên học Tiếng Anh online qua máy tính kết nối Internet
5


Sinh viên học marketing online tại nhà bằng máy tính hay điện thoại
4. Ưu điểm, nhược điểm của đào tạo trực tuyến
4.1. Ưu điểm
Đào tạo trực tuyến có rất nhiều lợi ích đa dạng và phong phú khi xét ở các
góc độ khác nhau: về phía người học, về phía cơ sở đào tạo, về xã hội... Sau đây
là một số lợi ích cơ bản:
1) Giúp người học vượt qua rào cản về không gian và thời gian. Với hình thức
học này, người học có thể đăng kí và theo học bất cứ thời gian nào mình muốn.
6


Học viên có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kì nơi đâu… Tận dụng được nguồn
giảng viên chất lượng cao từ nhiều nơi trên thế giới, nội dung truyền tải nhất
quán, phù hợp với yêu cầu của người học.

2) Giúp cho người học chủ động hơn: dễ dàng tự định hướng và tự điều chỉnh
việc học tập của bản thân. Việc đăng kí và chứng thực học viên đơn giản và
thuận tiện. Người học có khả năng tự kiểm soát cao thông qua việc tự đặt cho
mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua những phần hướng dẫn đơn giản không cần
thiết mà vẫn đáp ứng được tiến độ chung của khóa học. Đối với học viên, kèm
theo việc tăng khả năng tiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học,
học viên còn có thể học mọi lúc, mọi nơi, cho phép học viên có thể hoàn thành
chương trình đào tạo một cách thuận tiện ngoài giờ làm việc hay ở nhà.
3) Giúp cho người học rèn luyện và phát triển khả năng tự học. Trong suốt quá
trình học trực tuyến, học viên phải tự xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn môn
học, tài liệu cần thiết, tự thực hiện các yêu cầu của khóa học... nhờ thế mà khả
năng tự học mỗi ngày một tốt hơn.
4) Tăng lượng thông tin một cách rõ rệt, kiến thức thu được rất đa dạng và
phong phú. Nhờ tính tương tác và hợp tác cao, dễ tiếp cận và thuận tiện, đào tạo
trực tuyến tạo một môi trường giao tiếp thuận lợi giữa học viên với giáo viên,
giữa học viên với nhau... Khi mọi người được trao đổi với giáo viên và bạn bè
trong lớp, họ có thể tiếp thu nhiều thông tin hơn từ các nguồn khác nhau. Mặt
khác, kết quả đào tạo cũng được tự động hóa và được thông báo nhanh chóng,
chính xác, khách quan.
5) Rút ngắn thời gian đào tạo. Học viên tận dụng được mọi thời gian rảnh rỗi,
giảm thiểu thời gian rời khỏi văn phòng hoặc gia đình. Cơ sở đào tạo cũng dễ
dàng kiểm soát thời gian thực hiện khóa học. So với phương pháp đào tạo truyền
thống thì các khóa học qua mạng giúp học viên tiết kiệm khoảng từ 20 đến 40 %
thời gian đo giảm được thời gian đi lại và sự phân tán.
6) Chi phí cho việc học tập được giảm thiểu: chi phí cho người học, chi phí cho
tổ chức và quản lí đào tạo. Nội dung khóa học có thể sử dụng lại được với các
học viên khác nhau. Cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối tài liệu,
lương của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại, ăn ở cho học viên.
Tiết kiệm được một khoản tiền lớn do giảm được chi phí đi lại. Theo một số
thống kê : thông thường một học viên phải trả cho một khóa học khoảng 5 triệu

đồng, thì đối với một khóa học trực tuyến chi phí chỉ vào khoảng 500.000 đồng,
nghĩa là chỉ 1/10.
7) Tối ưu nội dung: Các cá nhân hay tổ chức đều có thể thiết kế làm web dạy
học qua mạng nhưng cấp độ đào tạo lại khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa
chọn. Đồng thời nội dung truyền đạt phải tối ưu và nhất quán.
8) Hệ thống hóa: Học trực tuyến cho phép học viên dễ dàng tham gia khóa học,
và có thể theo dõi kết quả cũng như tiến độ học tập. Với khả năng thiết kế
website quản lý học sinh sinh viên, giáo viên có thể biết được những học viên
7


nào tham gia khóa học, khi nào họ hoán tất quá trình học tập và đưa ra giải pháp
thực hiện giúp họ phát triển trong quá trình học.
9) Online Lerning là một mô hình dạy học có hiệu quả cao: Học trực tuyến giúp
học viên và các công ti có học viên không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng
đúng với nhu cầu của mình. Tỉ lệ học viên hoàn thành khóa học cao hơn. Với cơ
sở đào tạo: dễ dàng tạo các khóa học từ các tài nguyên có trước, thu được lợi
nhuận nhanh hơn từ các sản phẩm mới, khóa học được cập nhật và triển khai
nhanh chóng, liên tục ở nhiều nơi...
Nói chung, ưu điểm của đào tạo qua mạng mang lại sự tiện ích cho cả
người học và giảng viên.
+ Đối với giảng viên: có thể sử dụng hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt
nội dung học tập đến người học thêm hấp dẫn và sinh động hơn. Ngoài ra, còn
có thể quản lý học viên thông qua tính năng thiết kế website quản lý trường học.
+ Đối với học viên: Tiết kiệm được nhiều chi phí học tập cũng như chi phí đi lại
và địa điểm. Ngoài ra, hình thức trả học phí cũng đơn giản thông qua tính năng
thiết kế website thanh toán online.

4.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm tiện ích thì đào tạo qua mạng còn có những nhược điểm

như sau:
+ Học viên không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi trực tiếp thông tin với bạn bè.
+ Muốn học viên học tập tốt thì học online phải có đội ngũ giáo viên hướng dẫn
rõ ràng.
+ Học trực tuyến online không phù hợp với các thành phần học viên lớn tuổi
không thành thạo máy vi tính.
+ Các tổ chức đào tạo qua mạng thiết kế website cổng thanh toán điện tử không
có tính năng cho học viên vay tiền như các trường Đại Học đào tạo truyền
thống.
+ Môi trường học không kích thích được sự chủ động và sáng tạo của học viên.

8


+ Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê
nhiệt huyết của giáo sư đến học viên.
+ Một số giảng viên không quen với việc sự dụng mạng internet nên làm tăng
khối lượng công việc cũng như áp lực cho giảng viên.
+ Làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn đề
về sở hữu trí tuệ.
Nhược điểm quan trọng của hình thức học online đó chính là sự tương tác của
học viên với giảng viên một cách trực tiếp. Tuy một số trang web khóa học
online có cung cấp tính năng trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên thông
qua các phần mềm trò chuyện trực tuyến nhưng cũng không đầy đủ và sinh động
bằng việc trao đổi như hình thức đào tạo truyền thống.
5. Tương lai của đào tạo trực tuyến
E-learning ngày càng được thế giới đánh giá cao. Nhiều trường Đại học
được đánh giá chất lượng E-learning không thua kém đào tạo truyền thống. Theo
TS. Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và
Đào tạo), bên cạnh các phương pháp học tập truyền thống, học trực tuyến đang

được coi là mô hình giáo dục của tương lai, các lớp học trực tuyến sẽ giúp chấm
dứt tình trạng "thầy đọc, trò chép" như trước đây, đặc biệt, học sinh sẽ chủ động
hơn trong việc tìm kiếm nhiều nội dung tham khảo liên quan đến bài giảng trên
lớp học thực tế.
Có thể nói khi nhu cầu học tập ngày càng tăng trong xã hội trong khi thời
gian ngày càng trở nên eo hẹp và cùng với đó là sự phát triển và phổ biến của
công nghệ thông tin thì đào tạo trực tuyến đang rất phát triển ở các nước phát
triển và sẽ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong tương lai. Điều đó nói lên rằng
đào tạo trực tuyến nói chung sẽ đem lại cơ hội học tập cho số đông người trên
thế giới cũng như Việt Nam. Đồng thời, đào tạo trực tuyến là một thị trường
tiềm năng và hứa hẹn sự phát triển bùng nổ trong tương lai không xa.
6. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đào tạo trực tuyến trong
trường đại học ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, đổi mới cơ chế, chính sách đối với trường đại học. Tăng cường
tính tự chủ trong hoạt động đào tạo và quản trị nhà trường nhằm tạo sự linh hoạt
thích ứng với xu thế CMCN 4.0. Bộ GD&ĐT, các trường đại học cần xác định
E-learning là một chiến lược quan trọng trong giáo dục hướng tới xã hội học tập.
cần triển khai, tuyên truyền, nhân rộng E-learning không chỉ trong ngành giáo
dục mà còn với toàn xã hội.
Thứ hai, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về Elearning phù hợp với thực tiễn đối vởi đội ngũ giáo viên, sinh viên, trường đại
học, người lao động, doanh nghiệp tham gia đào tạo; hoàn thiện các cơ chế
chính sách về phân bổ và sử dụng tài chính trong lĩnh vực giáo dục.

9


Cần hoàn thiện văn bản quản lý, hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống Elearning; các buổi tập huấn cụ thể cho từng loại đối tượng: cán bộ quản lý giáo
dục, quản trị hệ thống, giảng viên, sinh viên để hiểu rõ về hệ thống E-learning.
Vai trò của giảng viên là rất quan trọng trong việc triển khai E-learning. Giảng
viên không chỉ cần nắm bắt được phương pháp học tập mới mà còn phải là

người chủ động tham gia soạn bài giảng điện tử, case study, bài tập phục vụ cho
giảng dạy, phục vụ cho tự học của người học.
Do đó phải có hình thức đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí, đào tạo, tập huấn,
trao đổi kinh nghiệm sử dụng công nghệ mới cho đội ngũ giảng viên đáp ứng
yêu cầu dạy học hiện đại nhất như có phương pháp, kỹ năng, khả năng ứng dụng
CNTT vào dạy học, thiết kế bài giảng điện tò đạt chất lượng tốt, có khả năng sử
dụng các phương tiện dạy học hiện đại và quan trọng hơn cả là có năng lực tự
học, tự nghiên cứu khoa học.
Cần tăng cường đội ngũ quản trị E-learning về số lượng và chất lượng, đặc biệt
cần bồi dưỡng trình độ cho quản trị viên để không những vận hành tốt, xử lý kịp
thời mỗi khi xảy ra sự cố mà còn phải có những chiến lược lâu dài nhằm phát
triển, mở rộng quy mô, phạm vi ứng dụng của hệ thống E-learning trong giảng
dạy, học tập và quản lý giáo dục.
Trong môi trường 4.0, phương pháp đào tạo cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở
lấy người học làm trung tâm, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong thiết kế
bài giảng và truyền đạt bài giảng. Cùng với đó là sự đổi mới căn bản hình thức
và phương pháp thi, kiểm tra theo hướng đáp ứng năng lực làm việc và tính sáng
tạo của sinh viên.
Thứ ba, về kỹ thuật, Nhà nước và các trường đại học cần đầu tư cơ sở kỹ
thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của CMCN 4.0 như: đường
truyền Internet tốc độ cao, điện toán đám mây, máy tính, mạng nội bộ, phần
mềm trí tuệ nhân tạo, phần mềm phục vụ E-learning, website, thư viện điện tử,
hệ thống đào tạo trực tuyến, phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hoá,
hệ thống thiết bị ảo mô phỏng, thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các
phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học thực tế.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phương
tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo.
Hướng dẫn Online hóa nhà trường học bao gồm cả Online về dạy học và Online
về quản lý, điều hành tác nghiệp và hỗ trợ giảng viên, sinh viên.
Thứ tư, về học liệu, các đơn vị giảng dạy cần tập trung dành nhiều thời

gian, tâm huyết xây dựng hệ thống bài giảng điện tử có chất lượng tốt bằng
những việc làm cụ thể như: tạo điều kiện tối ưu cho đội ngũ giảng viên biên
soạn học liệu, cung câp bài giàng mẫu chất lượng cao của các giáo sư, tiến sỹ,
báo cáo thực tế của các chuyên gia đầu ngành; tổ chức các cuộc thi thiết kế bài
giảng điện tử, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập sử dụng E-learning
tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước, lắng nghe phản hồi của
người học và kịp thời hoàn thiện bài giảng.
10


Thứ năm, giải pháp kết hợp là sử dụng E-learning (online) và giảng dạy
truyền thống trên giảng đường (offline) cần được phối hợp song song. Người
học có thể thực hiện mọi hoạt động học tập trên E-learning, tham gia như đang
học trên một khóa học thực sự.
Trừ giờ thực hành, thí nghiệm sẽ phải lên phòng thí nghiệm để tiếp cận thực sự
với công việc, ngoài ra có thể gặp giảng viên trong một số buổi để thảo luận,
trao đổi và giải quyết một số vấn đề nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng giao tiếp
xã hội.
Thứ sáu, xây dựng quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa trường đại học với
doanh nghiệp; đồng thời cần đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong
doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung: cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực,
quan trọng hơn là rủt ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực
tiễn cuộc sống.
Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lỷ và xã hội để các nhà đầu tư nước
ngoài mở trường đại học (truyền thống và trực tuyến) chất lượng cao tại Vỉệt
Nam.
Thứ bảy, các trường đại học không muốn hay không tự tổ chức vận hành
E-learning thì có thể hợp tác, thuê ngoài dịch vụ (outsourcing) với các đơn vị
công nghệ E-learning chuyên nghiệp (trong nước, ví dụ như TOPICA hay nước
ngoài) cũng là mô hình khả thành công hiện nay.

C. Kết luận
Đào tạo trực tuyến ( E-learning) ra đời đã đánh dấu bước ngoặt mới trong
việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục và đào
tạo. Đây là phương pháp đào tạo tiên tiến, toàn diện, có khả năng kết nối và chia
sẻ tri thức rất hiệu quả. E-learning đang trở thành xu thế tất yếu và thu hút được
sự quân đặc biệt của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam.

11



×